Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LẠC TIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÀNH, QUY TRÌNH THÂM CANH CÂY LẠC TIÊN VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.99 KB, 103 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC……………………………………………...……………………01
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT…………………………...07
DANH MỤC BẢNG BIỂU…………………………………………………07
MỞ ĐẦU…...……………………………………………………………….09
I. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………09
II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN………………………………….....10
III. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………….......11
1. Nguồn gốc và phân loại…………………………………………………11
2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và thị trường tiêu thụ lạc tiên trên thế giới
và trong nước………………………………………………………...............14
a) Trên thế giới………………………………………………………………14
b) Trong nước………………………………………………………………..16
IV. MỤC TIÊU………………………………………………………………18
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………..18
VI. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN………………………………………………18
VII. QUY MÔ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIỆN CỨU…………………………18
1. Quy mô……………………………………………………………………18
2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………..19
3. Sản phẩm tạo ra…………………………………………………………...19
Chương 1: CƠ SỞ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LẠC
TIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP ĐOẠN CÀNH……...…………20
1.1. Cơ sở nhân giống:……………………………………………………..20
1.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….20
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………..20
1.4. Mô tả quy trình nhân giống……………………………………………..20
1.5. Bố trí thí nghiệm..……………………………………………………….22
-1-


Chương 2: CƠ SỞ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THÂM CANH CÂY


LẠC TIÊN…………………………………………………………………..24
2.1.Phương pháp nghiên cứu…...……………………………………………24
2.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………..…….24
2.3. Bố trí thí nghiệm………………………………………………………..24
2.3.1. Chọn đất ……………………………………………………………...25
2.3.2. Làm dàn ………………………………………………………………25
2.3.2.1. Kiểu dàn ……………………………………………………………25
2.3.2.2. Bố trí thí nghiệm ……………………………………………………25
2.3.2.3. Lượng phân bón cho 2 kiểu dàn ……………………………………26
2.3.3. Tưới nước …………………………………………………………….26
2.3.4. Đánh nhánh, cắt tỉa …………………………………………………...27
2.3.4.1. Bố trí thí nghiệm ……………………………………………………27
2.3.4.2. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………27
2.3.4.3. Chỉ tiêu theo dõi ……………………………………………………27
2.3.5. Phòng trừ sâu bệnh …………………………………………………...28
2.3.5.1. Quan điểm nghiên cứu ……………………………………………..28
2.3.5.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………...28
2.3.5.3. Bố trí thí nghiệm ……………………………………………………28
2.3.5.4. Phương pháp điều tra ……………………………………………….29
2.3.6. Thu hái, bảo quản …………………………………………………….29
Chương 3: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CHẾ BIẾN SẢN PHẨM NƯỚC
LẠC TIÊN CÔ ĐẶC, PURÊ VÀ NƯỚC LẠC TIÊN GIẢI KHÁT …..31
3.1. TỔNG QUAN…………………………………………………………31
3.1.1. Mô tả quy trình công nghệ hiện có……………………………………31
3.1.2. Những vấn đề Dự án cần giải quyết…………………………………35
3.1.2.1. Ưu, nhược điểm của công nghệ chế biến đã có……………………35
3.1.2.2. Những vấn đề Dự án cần giải quyết………………………………36
-2-



3.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI………………………37
3.2.1. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………37
3.2.2. Phương án triển khai…………………………………………………37
3.2.2.1. Các bước tiến hành Dự án…………………………………………37
3.2.2.2. Năng lực triển khai…………………………………………………38
3.2.2.3. Địa điểm thực hiện…………………………………………………39
3.2.2.4. Trang thiết bị phục vụ Dự án………………………………………39
3.2.2.5. Nguyên vật liệu chính phục vụ Dự án……………………………40
3.2.2.6. Lao động phục vụ Dự án……………………………………………40
3.2.2.7. Đánh giá tác động môi trường………………………………………40
Chương 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC………………………………………42
4.1. HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LẠC TIÊN BẰNG
PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÀNH, QUY TRÌNH THÂM CANH CÂY LẠC
TIÊN VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN………………………………………42
4.1.1. Hoàn thiện quy trình nhân giống lạc tiên bằng P. pháp ghép cành…..42
4.1.1.1. Kết quả hoàn thiện………………………………………………….42
a) Chọn giống, gieo hạt, chăm sóc để vào bầu………………………………42
b) Làm đất và chuẩn bị đất vào bầu………………………………………….42
c) Chăm sóc cây giống sau khi vào bầu……………………………………43
d) Khả năng sống của cành ghép ở các thời gian ghép khác nhau…………..43
e) Chăm sóc cây giống sau ghép…………………………………………….45
4.1.1.2. Quy trình nhân giống lạc tiên bằng phương pháp ghép cành đã được
hoàn thiện ………………………………………………………………..…46
a) Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng ghép……………………46
b) Yêu cầu gốc ghép…………………………………………………………46
c) Chuẩn bị hạt giống ………………………………………………………46
d) Chuẩn bị đất và gieo hạt ………………………………………………….47
e) Chuẩn bị vào bầu và chăm sóc cây con ………………………………….47
-3-



f) Kỹ thuật cấy cây con vào túi bầu…………………………………………48
g) Chuẩn bị cành ghép ………………………………………………………48
h) Phương pháp ghép ………………………………………………………49
i) Chăm sóc cây ghép ………………………………………………………49
k) Vận chuyển cây ghép…………………………………………………….50
4.1.2. Hoàn thiện quy trình thâm canh cây lạc tiên…………………………50
4.1.2.1. Kết quả hoàn thiện…………………………………………………50
a) Chọn đất…………………………………………………………………51
b) Làm dàn…………………………………………………………………51
c) Mật độ , đào hố, bón lót, thời vụ trồng cây………………………………52
d) Tưới nước và thoát nước…………………………………………………53
e) Cắt tỉa tạo tán …..…………………………………………………………56
f) Phòng trừ sâu bệnh……………………………………………………….56
g) Thu hái và bảo quản………………………………………………………58
4.1.2.2. Quy trình thâm canh cây lạc tiên đã được hoàn thiện………………60
a)

Giống……………………………………………………………………60

b) Chuẩn bị đất, mật độ trồng và làm dàn…………………………………61
c) Kỹ thuật trồng……………………………………………………………62
e) Kĩ thuật chăm sóc…………………………………………………………63
f) Sâu bệnh hại lạc tiên………………………………………………………66
g) Thu hoạch…………………………………………………………………68
4.1.3. Kết quả mô hình phát triển cây lạc tiên………………………………68
4.1.3.1. Mô hình phát triển năm 2008………………………………………69
a) Địa điểm: Tại Tam Điệp – Ninh Bình……………………………………69
b) Diện tích khoảng cách…………………………………………………...69
c) Kích thước hố…………………………………..…………………………69

d) Phương pháp bón và lượng phân bón………………..…………………69
e) Làm dàn: Kiểu dàn mướp (dàn bằng như dàn trồng mướp)…………….69
-4-


f) Tưới nước…………………………………………………………………70
g) Cắt tỉa…………………………………………………………………...70
h) Sâu bệnh và biện pháp phòng trừ…………………………………………70
i) Kết quả mô hình phát triển năm 2008.........................................................71
j) Đánh giá…………………………………………………………………71
4.1.3.2. Mô hình phát triển năm 2009………………………………………72
a) Địa điểm…………………………………………………………………72
b) Giống………………………………………………...……………………72
c) Kết quả mô hình phát triển năm 2009……………………………………73
4.1.3.3. Kết luận……………………………………………………………73
4.1.4. Kết quả đào tạo kỹ thuật viên………………………………………..76
4.1.4.1. Số lượng và tiêu chuẩn học viên……………………………………76
4.1.4.2. Tổ chức lớp học…………………………………………………….76
4.1.4.3. Nội dung đào tạo……………………………………………………76
4.1.4.4. Kết quả đào tạo……………………………………………………..78
4.2. KÊT QUẢ HOÀN THIỆN CÁC QUY TRÌNH CHẾ BIẾN……………79
4.2.1. Hoàn thiện phương pháp bóc tách ruột quả và chà tách hạt lạc tiên
nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả cho sản xuất nước lạc tiên purê và nước
lạc tiên cô đặc………………………………………………………………79
4.2.1.1. Lựa chọn máy………………………………………………………79
4.2.1.2. Lắp đặt và vận hành thử……………………………………………79
4.2.2. Hoàn thiện quy trình chế biến và sản xuất nước lạc tiên cô đặc…..….81
4.2.2.1. Kết quả hoàn thiện…………………………………………………81
4.2.2.2. Quy trình sản xuất nước lạc tiên cô đặc đã được hoàn thiện………..86
4.2.3. Hoàn thiện quy trình chế biến và sản xuất nước lạc tiên purê………88

4.2.3.1. Kết quả hoàn thiện…………………………………………………88
4.2.3.2. Quy trình chế biến nước lạc tiên purê đã hoàn thiện………………89
4.2.4. Hoàn thiện quy trình chế biến và sản xuất nước giải khát lạc tiên……91
-5-


4.2.4.1. Kết quả hoàn thiện…………………………………………………91
4.2.4.2. Quy trình chế biến nước giải khát lạc tiên đã hoàn thiện…………..95
4.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG…………………96
4.4. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CỦA DỰ ÁN………………..99
4.5. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CỦA DỰ ÁN SAU KHI KẾT THÚC...101
4.5.1. Phương án phát triển tai Công ty………………………………….101
4.5.2. Phương án liên doanh liên kết……………………………………….101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…...………………………………………102
1. Kết luận………………………………………………………………….102
2. Kiến nghị ………………………………………………………………..103

-6-


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Công ty CPTPXK Đồng Giao: Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu
Đồng Giao.
2. DOVECO: Tên giao dịch quốc tế Công ty cổ phần thực phẩm xuất
khẩu Đồng Giao.
3. KCS:

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

4. Brix:


Hàm lượng chất khô hoà tan

5. IQF:

In diviual QuickFrozen

6. N:

Phân đạm

7. P:

Phân lân

8. K:

Phân Ca li

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định cây gốc ghép
Bảng 1.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời điểm ghép
Bảng 2.1. Lượng phân bón thúc cho 1 cây
Bảng 2.2. Bố trí thí nghiệm theo dõi chế độ tưới nước
Bảng 2.3. Bố trí thí nghiệm theo dõi chế độ cắt tỉa
Bảng 4.1. Tỷ lệ nẩy mầm và tỷ lệ cây sống
Bảng 4.2. Tỷ lệ cành ghép sống ở các thời gian ghép khác nhau
Bảng 4.3. Tỷ lệ sống của cây ghép trên các gốc ghép khác nhau
Bảng 4.4. Lượng phân bón thúc cho 1 cây
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng cây lạc tiên

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến năng suất cây lạc tiên
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến năng suất cây lạc tiên
Bảng 4.8. Kết quả điều tra sâu bệnh hại năm thứ nhất
-7-


Bảng 4.9. Kết quả điêu tra sâu bệnh hại năm thứ hai
Bảng 4.10. Kết quả trong quá trình thu hái và bảo quản
Bảng 4.11. Lượng phân bón thúc sau bón lót (cho 1 cây/năm)
Bảng 4.12. Kết quả phân tích đất
Bảng 4.13. Bố trí mô hình phát triển cây lạc tiên
Bảng 4.14. Lượng phân bón và số lần bón trong 1 năm
Bảng 4.15. Kết quả vườn mô hình phát triển lạc tiên năm 2008
Bảng 4.16. Kết quả phân tích đất
Bảng 4.17. Kết quả vường mô hình phát triển lạc tiên năm 2009
Bảng 4.18. So sánh hiệu quả của việc nhân giống của Dự án
Bảng 4.19. Năng suất sản lượng tổng Công ty tại 2 điểm
Bảng 4.20. Kết quả nghiệm thu chạy thử máy bóc tách ruột và chà tách hạt
Bảng 4.21. So sánh hiệu quả giữa sử dụng 01 máy bóc tách ruột quả và chà
tách hạt so với 100 lao động nạo ruột thủ công
Bảng 4.22. Kết quả sử dụng máy đồng hoá dịch quả trước khi cô đặc
Bảng 4.23. Kết quả mở rộng thêm 01 ngăn cô tấm bản tại hiệu ứng cô thứ 2
Bảng 4.24. Kết quả sản xuất thử nghiêm nước lạc tiên cô đặc của Dự án
Bảng 4.25. Bảng phân tích chất lượng sản phẩm nước lạc tiên cô đặc
Bảng 4.26. Kết quả sản xuất thử nghiêm nước lạc tiên purê của Dự án
Bảng 4.27. Bảng phân tích chất lượng sản phẩm nước lạc tiên purê
Bảng 4.28. Kết quả bổ xung chất nhũ hoá CMC vào dịch quả
Bảng 4.20. Kết quả sản xuất thử nghiêm nước giải khát lạc tiên của Dự án
Bảng 4.30. Bảng phân tích chất lượng sản phẩm nước giải khát lạc tiên
Bảng 4.31. Bảng chi phí và giá thành sản phẩm của dự án

Bảng 4.32. Tổng doanh thu cho thời gian thực hiện dự án
Bảng 4.33. Tổng doanh thu cho 1 năm đạt 100% công suất
Bảng 4.34. Tính hiệu quả kinh tế cho 1 năm đạt 100% công suất
Bảng 4.35. Đánh giá mức độ hoàn thành của dự án
-8-


MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Miên BắcViệt Nam khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, với bốn mùa xuân, hạ
thu, đông phân biệt rõ rệt, cộng với điều kiện thổ nhưỡng, đất đai phong phú
rất thuận lợi cho việc trồng các loại cây rau quả nhiệt đới với quy mô và sản
lượng lớn. Hoa quả không chỉ là một loại thức ăn thiết yêu trong khẩu phần
ăn của con người, nó cung cấp các vitamin, chất khoáng cho cơ thể, cung cấp
chất xơ giúp kích thích tiêu hoá… Ngoài ra, các loại hoa quả nhiệt đới còn
góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm đem lại lợi ích cao cho mọi người.
1. Về thiết bị phục vụ sản xuất chế biến rau quả
Xây dựng các quy trình công nghệ cao cho chế biến và đa dạng hoá sản
phẩm, phát triển mặt hàng mới nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và thị
trường thế giới. Công ty đã nhập khẩu các dây chuyền thiết bị đồng bộ sản
xuất sản phẩm với công nghệ cao từ các nước phát triển như: dây chuyền thiết
bị chế biến nước dứa cô đặc, dây chuyền thiết bị chế biến lạnh đông nhanh
rau quả IQF, dây chuyền thiết bị chế biến các sản phẩm đồ hộp rau quả.
2. Về phát triển giống rau quả theo mục tiêu sau :
- Phát triển các giống rau quả mới, ưu việt, thích hợp cho tiêu thụ trong nước,
cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu.
- Quản lý tốt các vườn cây ăn quả để giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả
kinh tế nhằm để cải tiến kỹ thuật trồng.
- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, tránh ảnh hưởng có hại cho người tiêu dùng,

người trồng, chỉ đạo thực hiện theo chương trình IPM.
- Dùng gốc ghép sạch bệnh để tăng tính sản xuất và vòng đời của cây
- Thực hiện có hiệu quả công nghệ sau thu hoạch để tránh tổn thất, kéo dài
thời gian bảo quản và giảm giá thành sản phẩm.
-9-


II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN
Theo nghiên cứu của Hiệp hội rau quả Việt Nam, hiện nay trên thế giới,
bốn loại trái cây nhiệt đới có nhu cầu thị trường cao nhất là xoài, lạc tiên, đu
đủ và dứa. Trong bốn loại quả nêu trên thì ở nước ta các loại quả xoài, đu đủ
và dứa đã được phát triển rộng rãi và ổn định, riêng lạc tiên những năm gần
đây cũng đã được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đăk
Nông… tuy nhiên vẫn còn với quy mô nhỏ lẻ, những bước đầu đã cho thấy
được năng suất và hiệu quả kinh tế ưu việt so với các cây trồng khác. Các sản
phẩm chế biến từ quả lạc tiên như lạc tiên purê, lạc tiên cô đặc và nước giải
khát từ quả lạc tiên hiện đang được rất nhiều khách hàng quan tâm. Sản phẩm
lạc tiên đã trở thành hàng hoá được nhiều nước ưa chuộng. Có nhiều quốc gia
như Braxin, Ecuador, Colombia… có sản lượng lạc tiên lớn, quả lạc tiên được
bán tươi như các loại hoa quả khác và được chế biến xuất khẩu mang lại thu
nhập cao.
- Căn cứ kết luận của Đề tài KC.06/06-24NN thực hiện tại Công ty CP
TPXK Đồng Giao là cần thiết phải nghiên cứu thể để có kết luận chính xác về
giống lạc tiên phù hợp với điều kiện sinh thái khu vực phía bắc cũng như
vùng nguyên liệu của Công ty CP TPXK Đồng Giao cho năng suất cao, chất
lượng tốt đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
Căn cứ vào nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế về quả lạc tiên và các
sản phẩm chế biên từ quả (Nước lạc tiên cô đặc, Purê Lạc tiên) sản phẩm chế
biến được nhiều nước ưa chuộng.
Căn cứ vào trang thiết bị, công nghệ chế biến hiện có của Công ty CP

TPXK Đồng Giao và các nhà máy chế biến các loại sản phẩm dứa, vải
thiều… mới đáp ứng 60% công suất, đặc biệt vào các tháng cuối năm nguyên
liệu dứa có rất ít không đủ cho chế biến, trong khi đó cây lạc tiên tại miên Bắc
lại cho năng suất cao vào các tháng này là điều kiện tốt cho nhà máy cân đối
nguồn nguyên liệu.
- 10 -


Đó là những căn cứ để chúng tôi tiến hành Dự án: “Hoàn thiện quy trình
kỹ thuật thâm canh cây và chế biến quả lạc tiên nhằm nâng cao năng suất
chất lượng quả tươi chế biến xuất khẩu”.
III. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Nguồn gốc và phân loại cây lạc tiên
- Nguồn gốc và phân loại
Tên khoa học:

Passilora edullis

Tên tiếng Anh:

Passionuit

Lạc tiên là cây ăn quả lâu năm thân leo, thuộc họ thực vật Passifloraceae,
gồm khoảng 350 loài, bao gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi, dây leo và phân
bố chủ yếu trong khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Gồm 2 giống
chính:
+ Giống lạc tiên quả vỏ vàng Passiflora edulis var. flavaricarpa
+ Giống lạc tiên vỏ tím Passiflora var. sins
Cây lạc tiên có nhiều tên gọi khác nhau tuỳ theo tập quán sử dụng của
từng quốc gia, từng địa phương như: Pasion Fruit, Grannadilla, Purple

granadilla (giống vỏ tím , Yellow Passion Fruit (giống vỏ vàng). Ở New
Zealand, Hawai (Hoa Kỳ) lạc tiên có tên tiếng anh là Banana Poca, một số
nước vùng châu mỹ la tinh gọi là Curuba, Curuba de castilla, hoặc Curuba
sabanera blanco (Colombia); Tacso, Tagso, Tauso (Ecuado); Parcha
(Venezuela); Tumbo hoặc Curba (Bolovia), Tacso tumbo, Tumbo del norte,
Trompos hoặc Tintin (Peru).
Nhà nghiên cứu nông học Chandler WH. (1967) cho biết: Loài Passiflora
chỉ có 1 loài duy nhất Passiflora edulis nguồn gốc từ Brazin là loài có giá trị
sử dụng trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và nước giải khát. Còn lại các loài
chỉ khác được trồng dưới dạng cây cảnh hoặc vườn thực vật ở một số nước

- 11 -


vùng Trung Mỹ. Quả của một số loài khác cũng được trồng với mục đích lấy
hương liệu hoặc làm cảnh như P. mollissima hoặc để ăn quả.
Trong sản xuất cũng như hoạt động nghiên cứu khoa học người ta chủ
yếu quan tâm đến 2 giống lạc tiên : vỏ vàng Passiflora edulis var.
flavaricarpa và giống lạc tiên vỏ tím Passiflora var. sins.
Theo Morton và Julia F (1987) thì giống lạc tiên vỏ tím có nguồn gốc
từ các vùng nam Brazin kéo dài tới Paraguay và bắc Argentiana, trong khi đó
giống vỏ vàng được phát hiện lần đầu tiên ở vùng Amazon của Brazin, sau đó
đượ đem trồng nhiều trong các vườn nhà, trang trại.
- Đặc điểm thực vật học:
+ Thân: Thân leo, thuộc cây ăn quả lâu năm, nửa gỗ, thân chính có thể bò
dài đến 15m, thân tròn cạnh, có màu xanh, có tay bám dài và khoẻ.
+ Lá: Lá có 3 khía màu xanh thẫm, cuống là dài 2 – 5cm, lá xẻ 3 thuỳ, kích
thước giữa 10 – 15 x 15 – 20 (cm) hai thuỳ biên 4 – 6 x 8 – 15 cm, có răng
cưa.
+ Hoa: Hoa mọc ở nách lá của các đầu cành mới mọc, từ khi nhú mầm hoa

đến nở khoảng 40 đến 50 ngày, thời gian nở đối với giống vỏ vàng từ 12 giờ
sáng đến 17 giờ trong ngày, đối với giống vỏ tím từ 9 giờ đến 17 giờ trong
ngày. Khi nở đường kính hoa 8 -10 cm, từ cuống hoa đến khớp hoa (3 lá bao)
dài 3 – 4cm, từ khớp 03 lá bao đến đài hoa 1 – 1,5cm. Hoa nở rất đẹp, mùi
thơm quyến rũ, khi nở có 5 cánh đài hoa dài cứng mặt dưới màu xanh, mặt
hoa màu trắng, đôi khi có chấm màu tím, 5 cánh hoa mỏng màu trắng, xen kẽ
5 cánh đài hoa, kích thước cánh đài hoa 3,5 – 4,5cm. Mỗi hoa mang 4 – 5 nhị
đực nằm úp xuống mặt hoa, các nhị đực mang bao phấn dính nhau thành ống,
dễ lay động khi có gió hoặc tác động bên ngoài làm tung phấn. Chính giữa
hoa là bầu nhuỵ cái đầu nhuỵ tách làm 03 vòi nhuỵ Khi hoa nở vòi nhuỵ cái
từ từ rũ xuống bao phấn, vòi nhuỵ cao hơn túi bao phấn nên rất khó thụ phấn
nếu không có tác động bên ngoài. Đối với giống quả vàng, khi đầu nhuỵ cái
- 12 -


rũ xuống, nó không dễ dàng chạm được bao phấn, nhuỵ hoa có đặc tính “ tự
giao mà không tiếp hợp” cho nên cần những côn trùng làm môi giới như ong.
Đối với giống quả tím vẫn có đặc tính “ tự giao mà không tiếp hợp” nhưng có
thể nhờ ong mật hoặc các côn trùng khác làm môi giới thụ phấn. Khi hoa nở
thụ phấn cho quả đến chín thu hoạch khoảng 70 – 90 ngày.
+ Quả: Quả hình cầu đến hình trứng, màu tím sẫm hay tím đỏ hoặc vàng,
tự rụng khi chín. Lớp ngoài cùng của vỏ trái mỏng, cứng, mặt trong màu trắng
xốp. Trái mang rất nhiều hạt, bao quanh hạt là dịch quả (phần sử dụng được)
có mùi rất thơm là nguyên liệu dùng để chế biến. Đối với giống lạc tiên vỏ
quả tím:
+ Khối lượng trung bình : 54,54 g/quả, quả lớn nhất: 90 g/quả, quả nhỏ
nhất: 40 g/quả.
+ Đường kính quả từ: 46 – 63mm
+ Màu sắc vỏ quả : màu tím nâu nhạt
+ Độ dày vỏ quả: 4 – 6mm

+ Tỷ lệ vỏ quả: 50 - 60%
+ Tỷ lệ hạt : 8 - 10%, hạt màu đen, nhỏ và nhiều hạt
+ Tỷ lệ dịch quả: 30 – 35%, dịch quả màu vàng, nhiều nước, vị chua, có
hương thơm đặc trưng của quả lạc tiên.
+ Độ khô : 14 – 16oBrix, Độ Axit : 3 - 4%
- Yêu cầu sinh thái:
Cây lạc tiên sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 18 –
300C, độ ẩm không khí trung bình 75 – 80%, trong đó tốt nhất là các vùng có
khí hậu ôn hoà, mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình 18 – 220C. Lạc tiên
đòi hỏi khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa trung bình từ 1.600 mm trở lên, phân bố
đều, đặc biệt trong thời kỳ ra hoa ít mưa bão. Lạc tiên sinh trưởng kém ở nhiệt
độ thấp dưới 120C và trên 380C, không chịu được những nơi có nhiều sương
muối, gió bão.
- 13 -


Cây lạc tiên ưa các loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất giàu mùn, tơi xốp, dễ
thoát nước. Lạc tiên không ưa các loại đất thấp, đất cát, đất dễ bị úng ngập,
đất bị chua phèn, khó thoát nước.
Trong điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết của nước ta lạc tiên có thể trồng
được nhiều nơi, trừ những vùng núi cao thường bị sương mù có mùa đông
lạnh ở các tỉnh miền núi phía bắc, các vùng đất cát ven biển miền trung có
nhiều gió bão.
2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và thị trường tiêu thụ lạc tiên trên
thế giới và trong nước
a) Trên thế giới
Người tiêu dùng đều thừa nhận giá trị của quả nhiệt đới, trong việc cung
cấp quan trọng và cần thiết cho chế độ ăn uống, bao gồm các vitamin, dưỡng
chất và các yếu tố khác đóng góp cho việc cải thiện và bảo vệ sức khoẻ.
Nhiều giống quả nhiệt đới được sản xuất và buôn bán thương mại trên toàn

cầu. Tổng giá trị xuất khẩu của thương mại quả nhiệt đới thế giới tăng trưởng
nhanh chóng trong hai thập kỷ qua.
Sản lượng các loại trái cây nhiệt đới của thế giới hàng năm ước tính đạt
khoảng 60 triệu tấn (năm 1997: 55,8 triệu tấn), phần lớn sản lượng này là
được sử dụng trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng ở các nước sản xuất dưới cả
dạng tươi và chế biến. Chính vì vậy mà kim ngạch ngoại thương quốc tế về
các loại trái cây tươi ước tính chỉ chiếm khoảng 5% sản lượng sản xuất. trong
số 55,8 triệu tấn các loại trái cây nhiệt đới thu hoạch được năm 1997 thì có
40% là xoài, 23% là dứa, 9% là đu đủ, 4% là lê và 24% còn lại là lạc tiên,
măng cụt, vải, chôm chôm, sầu riêng...
Ecuador nước cung cấp chủ yếu nước lạc tiên trên thế giới, năm 2000 chế
biến 98.280 tấn quả, năm 1999 là 45.580 tấn, năm 2003 là 198.280 tấn quả
tươi. Giá bán lạc tiên cô đặc 2.600 – 2.700 USD/tấn 50 Brix FCA EU.
- 14 -


Quả lạc tiên chủ yếu sử dụng phần thịt quả (dịch quả) để làm nguyên liệu
chế biến công nghiệp, gồm có những sản phẩm (lạc tiên purê, lạc tiên cô đặc,
nước giải khát) và sản xuất dược phẩm (xirô lạc tiên chữa bệnh an thần).
Ở Ecuado sản xuất lạc tiên purê và lạc tiên cô đặc theo nguyên lý quả lạc
tiên được ép (thiết bị ép dạng 2 trục bằng Inox quay ngược chiều nhau, trục
có rãnh xẻ dọc theo chiều dài thân trục) rơi xuống trống quay, sau đó được
xối nước chiết dịch, hạt và thịt quả rơi vào bồn chứa ở đây có vít tải quay với
tốc độ cao để làm rời hạt ra khỏi thịt quả vào máy tinh lọc (RIFINE) dạng li
tâm đứng cô đặc (lạc tiên có thể cô đặc đến 500 Brix), lạc tiên cô đặc có 2 loại
lưu trữ là lạc tiên cô đặc dạng thường (nhiệt độ bảo quản môi trường giá trung
bình 2.300 USD/tấn) và dạng lạc tiên cô đặc lạnh đông (nhiệt độ bảo quản
lạnh – 180C giá trung bình 3.100 USD/ tấn), sản phẩm loại này giai đoạn đầu
sản xuất như những dạng sản phẩm khác, sau khi cô đặc ra thanh trùng nhưng
không nâng nhiệt mà hạ nhiệt độ đến 2 – 30C rồi cho vào túi nilon chuyên

dụng, sau cho vào kho lạnh đông.
Ở Australia, New Zealand và Nam Phi, các giống lạc tiên được trồng
nhiều nhất và ra quả sai nhất là giống vỏ tím có hương vị thơm.
Ở Hawai lạc tiên sau khi thu hoạch được dùng cho chế biến công nghiệp,
đặc biệt là sản xuất nước quả. Các kết quả nghiên cứu của trường Đại học
California (Hoa Kỳ) cho thấy tại đây người ta ưa chuộng giống lạc tiên vỏ
vàng hơn bởi vì với điều kiện khí hậu ở Hawai cây lạc tiên sinh trưởng, phát
triển tốt hơn, cho năng suất cao hơn giống vỏ tím và các vùng khác. Mặt khác
độ chua của quả lạc tiên ở Hawai hình như rất thích hợp cho việc sản xuất các
loại nước giải khát được nhiều người ưa chuộng. Trong khi ở Queensland
(Australia) và Nam Phi người ta xuất khẩu lạc tiên vỏ tím dưới dạng quả tươi.
Theo GS. Wo Nang Chang (2004) những năm gần đây người Đài Loan
cũng đã trồng lạc tiên nhưng diện tích chưa nhiều, chỉ ở phạm vi phân tán
trong các vườn gia đình làm cây cảnh, cây trang trí và để giải khát dưới dạng
- 15 -


nước quả tươi. Các cố gắng nghiên cứu lai tạo giữa các giống lạc tiên vỏ vàng
và lạc tiên vỏ tím nhằm mục đích khắc phục hiện tượng nứt thân do bệnh vi
rút gây nên nhưng vẫn chưa thành công.
Cũng theo GS. Wo Nang Chang (2004) những cố gắng của các nhà nghiên
cứu Hoa Kỳ, Australia, Urganda, Đài Loan là sử dụng các giống quả vàng
làm gốc ghép cho giống lạc tiên vỏ tím nhằm hạn chế sự lây nhiễm và gây hại
của bệnh vi rút gây nứt và khô thân trên các cây lạc tiên vẫn đang còn tiếp
tục. tuy nhiên, thực tế sản xuất ở các nước trồng nhiều lạc tiên cho rằng
phương pháp nhân giống lạc tiên bằng hạt là tốt nhất cho giá thành cây giống
thấp, dễ làm và ít bị biến dị như các loại cây trồng khác.
Tình hình tiêu thụ lạc tiên trên thế giới chủ yếu bằng xuất khẩu quả tươi
(để làm nguyên liệu), sản xuất nước giải khát, sản xuất nước quả cô đặc..
Nhu cầu nước lạc tiên đang có xu hướng tăng dần và các nhà nhập khẩu

lạc tiên lớn nhất ở châu âu là ở Đức và Hà Lan. Việc tiêu thụ lạc tiên trên thị
trường Châu Á đang có sự biến đổi, nhiều chuyên gia dự đoán trong những
năm đến Nhật Bản, Đài Loan, Nam Triều Tiên sẽ là các thị trường chính về
tiêu thụ lạc tiên ở Châu Á.

b) Trong nước
Từ thời Pháp thuộc, cây lạc tiên đã được người Pháp đưa vào trồng thử
ở một số vườn gia đình hoặc vườn thực vật nhưng không phát triển thành diện
tích lớn được. Hiện tại không có tài liệu nào đề cập đến các giống được nhập
nội từ thời đó.
Năm 1999, tại xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi có
giống lạc tiên hoang dại thuộc loại quả vàng, ruột vàng, quả nhỏ, người dân
địa phương gọi là chanh leo. Đây là một giống lạc tiên địa phương, sống
khoẻ, khả năng chống chịu bệnh rất tốt, quả tuy nhỏ nhưng rất sai và có mùi
thơm rất đặc trưng. Đây là nguồn gen quý để làm nguồn vật liệu cho lai tạo
- 16 -


giống mới hoặc làm gốc ghép nhằm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và
điều kiện đất đai, khí hậu của từng vùng rất tốt.
Năm 1998, trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ (Viện nghiên cứu
Rau quả) đã nhập nội và trồng thử nghiệm 2 giống lạc tiên vỏ vàng và lạc tiên
vỏ tím có nguồn gốc từ Sirilanca, Urganda và Australia cho kết quả tốt: cây
sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa, đậu quả khá cao, chất lượng quả tốt.
Những năm gần đây việc phát triển cây lạc tiên, đặc biệt giống quả tím
đang phát triển nhanh khắp mọi niền của đất nước. Do điều kiện khí hậu của
các tỉnh miền trung thuận lợi hơn nên cây lạc tiên phát triển trên diện tích lớn,
tại Lâm Đồng diện tích lạc tiên 300-350 ha, Đắc Nông 500-550 ha, Tỉnh Đắc
Lắc 100-120 ha, Tại miên Bắc phát triển ở các tỉnh Ninh Bình , Hà Nam,
Nghệ An, Thanh hoá mỗi tỉnh có diện tích từ 50-100 ha.

Về chế biến ở các tỉnh miền Nam chủ yếu tách bóc lấy thịt qủa đóng
vào can nhựa đó bảo quản lạnh bán sang Đài Loan và tiệu thu quả tươi thị
trường trong nước.
Tại miền Bắc việc phát triển cây lạc tiên so với miền Nam chậm hơn về
diện tích, năng suất thấp hơn do bị ảnh hưởng của mùa đông. Nhưng việc chế
biến quả lạc tiên của miên Bắc được hiện đại trên cơ sở dây chuyền chế biến
nông sản hiện đại hiện tại đã có nhà máy chế biến Na Food Tại Nghệ An Và
nhà máy của Công ty CPTPXk Đồng giao đã chế biến nhiều năm nhưng còn
hạn chế về quy trình công nghệ chế biến. Đặc biệt nguyên liệu quả lạc tiên
còn thiếu còn phải mua từ miền Nam chế biến để đáp ứng yêu cầu khách
hàng.
Chính vì thế việc hoàn thiện quy trình thâm canh cây lạc tiên có năng
suất cao, chất lượng tốt cung cấp cho chế biến và hoàn thiện quy trình công
nghệ chế biến các sản phẩm lạc tiên là cần thiết.

- 17 -


III. MỤC TIÊU:
+ Hoàn thiện quy trình nhân giống bằng phương pháp ghép đoạn cành
+ Phát triển giống lạc tiên phù hợp với điều kiện sinh thái đất đai khu vực
Đồng Giao Ninh Bình.
+ Hoàn thiện quy trình kỹ thuật và thâm canh cây lạc tiên cho năng suất
đạt 25-30 tấn/ ha, quả đạt chất lượng phục vụ chế biến xuất khẩu.
+ Hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến nước cô đặc, Purê lạc tiên và
nước giải khát lạc tiên, nâng cao chất lướng sản phẩm, đảm bảo yêu cầu xuất
khẩu.
+ Xây dựng mô hình trồng lạc tiên tại Đồng Giao sau đó mở ra các vùng
đất trung du và đồng bằng tại Tam Điệp và huyện Nho Quan Tỉnh Ninh Bình.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Dự án nghiên cứu dựa trên các phương phát nghiên cứu cơ bản sau:
- Thừa kế kết quả nghiên cứu của dự án KC. 06/06 - 24.NN và các tài liệu
nghiên cứu, kỹ thuật trồng lạc tiên của các cơ sở đã trồng lạc tiên.
- Bố trí thí nghiệm,thực nghiệm tại đồng ruộng.
- Ứng dụng phương pháp thống kê xác định mối quan hệ năng suất chất
lượng quả lạc tiên.
V. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN:
Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao
Địa chỉ: Phường Trung Sơn - Thị xã Tam Điệp - Tỉnh Ninh Bình
VI . QUI MÔ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Qui mô nghiên cứu:
Vườn sản xuất cây giống cành ghép: 1.000 m2; vườn thí nghiệm 15.000
m2; Mô hình phát triển 140.000 m2; Nước lạc tiên purê: 60 tấn; Nước lạc
tiên cô đặc: 20 tấn; nước giải khát lạc tiên: 30 tấn.
- 18 -


2. Đối tượng nghiên cứu: Trên hai giống lạc tiên
Giống quả tím nhập khẩu từ Đài Loan
Gíông quả vàng đã trồng nhiều năm tại công ty cổ phần Thực phẩm xuất
khẩu Đồng giao tỉnh Ninh Bình

3. Sản phảm tạo ra:
- Giống lạc tiên ghép đoạn cành (gốc ghép lạc tiên quả vàng cành ghép lạc
tiên quả tím nhập khẩu Đài Loan)
- Xây dựng quy trình thâm canh cây lạc tiên
- Xây dựng quy trình nhân giống cây lạc tiên bằng phương pháp ghép đoạn
cành.
- Mô hình phát triển cây lạc tiên quả tím Đài Loan và lạc tiên ghép (Gốc
ghép quả vàng Mắt ghép đoạn cành ghép lấy trên giống lạc tiên qủa tím

Đài Loan.
- Xây dựng quy trình chế biến nước lạc tiên purê, nước lạc tiên cô đặc và
nước giải khát lạc tiên trên dây chuyền sản xuất nước dứa cô đặc.
- Sản xuất 60 tấn nước lạc tiên purê, 20 tấn nước lạc tiên cô đặc và 30 tấn
nước lạc tiên giải khát.

- 19 -


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LẠC TIÊN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÀNH.
1.1. Cơ sở nhân giống bằng phương pháp ghép:
- Giữ được toàn bộ những tính trạng ưu việt như cây bố mẹ.
- Sản xuất cây giống nhanh, chủ động thời vụ gieo trồng.
- Giá thành cây giống hạ.
1.2. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên khả năng phát triển của mô tế
bào đỉnh sinh trưởng và thượng tầng của gốc ghép xác định thời gian ghép
cho thích hợp xúc tiến nhanh khả năng tiếp hợp giữa gốc ghép và cành
ghép nhanh nhất.

1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Cây gốc ghép : Đối tượng nghiên cứu trên giống quả vàng trồng thuần tại
Ninh Bình
- Mắt ghép: Lấy mắt ghép trên giống lạc tiên qủa tím nhập Đài Loan.

1.4. Mô tả quy trình nhân giống
Tuỳ từng giống cây trồng, đặc tính kỹ thuật canh tác, tính di truyền của
cây giống con người chọn các phương pháp nhân giống khác nhau. Đối với
cây lạc tiên nếu dùng phương pháp nhân giống bằng hạt không giữ được

những đặc tính trạng ưu việt như bố mẹ, nếu chọn phương pháp chiết cành
hoặc dâm cành thì cây giống nhanh bị già cỗi và có thể không thích nghi tốt
với điều kiện khí hậu của địa phương cho các giống nhập nội. Do vậy trong
phạm vị dự án chúng tôi chỉ nghiên cứu nhân giống lạc tiên bằng phương
pháp ghép cành.
- 20 -


Quy trình nhân giống
Chọn hạt giống làm
gốc ghép

Tuyển chọn cây đầu
dòng

ơm hạt
Chăm sóc vờn cây
gốc ghép

Ghép cây

Chăm sóc cây giống

Xuất trồng

- Chn ht ging: Chn ht nhng qu to, chớn u, khụng d tt, sõu
bnh. Ht ly c tr sch tht qu, loi b tp cht, ht lng... phi khụ
trong nng nh.
- m ht: ht c x lý nc núng 60oC ngõm trong thi gian 24 gi, t
khi no ht nt nanh em gieo.

- Gieo ht: Khi ht nt nanh em gieo vo t sau khi gieo ph lp t bt,
nu gp ma che ph bng rm hoc lp tru hoc che bng ni lon.
- Chm súc vn gc ghộp: Sau 5-7 ngy nu nhit 20-25oC cõy mc,
khi cõy mc chỳ ý ma v trỏnh nc ngp (Lung gieo ỏnh cao trỏnh ngp
nc). Hng ngy ti nc m khi cõy mc 5-6 lỏ tht, tin hnh nh cõy,
m cõy vo bu. 10 ngy u khi vo bu che nng cho cõy, ti nc sau
khi vo bu 65-85 ngy thỡ cõy gc ghộp tiờu chun (ng kớnh thõn 3cm
cao 50-60 cm)

- 21 -


- Tuyển chọn cây đầu dòng: Trong vườn cây bố mẹ đã canh tác chọn cây
ổn định sinh trưởng nhiều quả, quả to, không sâu bệnh. Trên các cây này lấy
các đoạn cành (cành bánh tẻ, mỗi đoạn cành lấy 1 mắt).
- Ghép cành: Gốc ghép đã được chăm sóc sinh trưởng tốt (nên tưới nước
phân đạm trước khi ghép 15-20 ngày) và vệ sinh gốc ghép. Khi ghép cắt
ngang thân cách mặt bầu 10-15 cm, dùng dao mỏng sạch chẻ đôi thân gốc
ghép dài 1-1,5cm, cành ghép cắt vát hai bên đầu gốc một đoạn dài 1,5 - 2 cm
sao cho khi ghép thượng tầng của gốc ghép khít với cành ghép (cành ghép và
gốc ghép có đường kính tương đương nhau).
Sau khi ghép dùng dây nilon sạch quấn kín và chặt phần tiếp giáp giữa
cành ghép và gốc ghép (dây ni lon dài 20-25cm rộng 1,5cm, quấn từ gốc lên
ngọn tránh nước mưa và nước tưới thấm vào mắt ghép)
- Chăm sóc vườn cây giống sau ghép: sau khi ghép xong chú ý che nắng
đảm bảo râm mát, sau 10 ngày bỏ dần dàn che nắng để cây quen với ánh sáng.
Hàng ngày tưới đảm bảo đủ ẩm cho cây nhanh liền sẹo, sau 10 ngày nhẹ
nhàng tháo dây ni lon cho cây phát triển. Khi chồi trên đoạn cành ghép phát
triển 10-15 cm, lá ổn định, cây sinh trưởng tốt đảm bảo tỷ lệ sống khi xuất
trồng.

1.5. Bố trí thí nghiệm:
Xác định giống lạc tiên làm cây gốc ghép mỗi công thức thí nghiệm được
nhắc lại 3 lần. mỗi lần thí nghiệm 500 cây
Số cây thí nghiệm 500 cây cho một công thức, tổng số cây là 1500 cây.
Để xác định thời gian ghép có tỷ lệ sống cao nhất chúng tôi thí nghiệm
ghép ở ba thời gian khác nhau , mỗi lần tiến hành ghép trên 500 cây mỗi công
thức được nhắc lại nhắc lại 3 lần.

- 22 -


Bảng 1.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định cây gốc ghép.
Công thức 1: Sử dụng cây gốc ghép là Lạc tiên vàng địa phương
Công thức 2: Sử dụng cây gốc ghép là Lạc tiên vàng Trung Quốc
Công thức

Công thức

Công thức

Công thức

Công thức

Công thức

1

2


2

1

1

2

250 cây

250 cây

250 cây

250 cây

250 cây

250 cây

Lần 1

Nhắc lại Lần 2

Nhắc lại Lần 3

Bảng 1.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời điểm ghép:
Công thức 1: Ghép vào tháng 6
Công thức 2: Ghép vào tháng 8
Công thức 3: Ghép vào tháng 9

Công

Công

Công

Công

Công

Công

Công

Công

Công

thức 1

thức 2

thức 3

thức 1

thức 2

thức 3


thức 1

thức 2

thức 3

500

500

500

500

500

500

500

500

500

cây

cây

cây


cây

cây

cây

cây

cây

cây

Lần 1

Nhắc lại Lần 2

- 23 -

Nhắc lại Lần 3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THÂM CÂY LẠC TIÊN
Trên cơ sở nghiên cứu của Đề tài KC.06.06 -24NN và thực tiễn sản xuất
chúng tôi xây dựng quy trình thâm canh cây lạc tiên nhằm cho năng suất cao
và chất lượng tốt phục vụ chế biến. Để hoàn chỉnh quy trình chúng tôi xác
định các yếu tố quyết định đến năng suất chất lượng qủa lạc tiên. Trên cơ sở
để có kết luận chính xác hoàn chỉnh quy trình.
Trong phạm vị dự án chúng tôi nghiên cứu hoàn thiên các khâu kỹ thuật
sau:

1. Luân canh cải tạo đất ảnh hưởng dến năng suất, chất lượng quả lạc
tiên
2. Hoàn thiện kiểu dàn lạc tiên.
3. Mật độ trồng lạc tiên /ha.
4.Tưới nước ảnh hưởng đến năng suất chất lượng lạc tiên
5. Chế độ cắt tỉa, tạo tán lạc tiên.
6. 6.Hoàn thiện biện pháp phòng trừ toỏng hợp lạc tiên.
1.1.

Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai tại các điểm của

dự án.
Điều tra khảo sát bố trí các thí nghiệm phản ánh sự đồng nhất về đất
đai, thổ nhưỡng, chất lượng cây giống và các biện pháp kỹ thuật trên các công
thức thí nghiệm .
Thu thập số liệu, phân tích xử lý số liệu, nhận xét đánh giá trên cơ sở kết
quả thí nghiệm và mô hình phát triển cây lạc tiên, từ đó có nhận xét để hoàn
thiện quy trình thâm canh.
1.2. Đối tượng thí nghiệm:
Căn cứ kết luận của đề tài KC.06/06 -24NN và thực tế sản xuất, trong
phạm vi của dự án chúng tôi nghiện cứu các biện pháp thâm canh cây lạc tiên
trên giống quả tím nhập từ Đài Loan.
1.3.

Bố trí thí nghiệm:
Diện tích thí nghiệm là 5000m2 kích thước (16,7m x 30m).
- 24 -



2.3.1 Chọn đất
Vị trí đất bố trí tại vườn ươm công ty, diện tích mỗi thí nghiệm 5000
m2 khu thí nghiệm ó đủ cơ sở vật chất như cung cấp nước , phân bón… có đội
ngũ công nhan kỹ thuật và cán bộ kỹ thuật thuận lợi cho việc triển khai áp
dụng các biện pháp kỹ thuật, quan trắc thu thập số liệu.
Đất trồng : Khu thí nghiệm rộng 15.000 m2 kích thước (130 m x 115 m)
độ đốc 2-30 khu thí nghiệm tương đối bằng phẳng, là loại đất feralit đỏ vàng
đặc trưng cho vùng nghiên cứu, đất tơi xốp có độ pHì khá cao.
Trước khi trồng lạc tiên đất đã được trồng dứa và cải tạo trồng cây họ đậu 1
vụ.
2.3.2 Làm dàn:
2.3.2.1. Kiểu dàn:
Trên cơ sở kết luận của đề tài KC.06/06 - 24.NN có nhiều kiểu dàn trong
phạm vi đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu kiểu làm giàn bằng và dàn chữ T.
- Giàn bằng: Tận dụng được không gian cây có khả năng quang hợp tốt,
khả năng tự vệ sâu bệnh tốt, chăm sóc thu hái , kiểm tra thuân lợi, nhìn được
hầu hết số quả trên dàn (nếu cất tỉa tốt). Dàn làm bằng cột bê tông cột cách
cột 8-10m, dùng dây thép 3-4mm luồn dây hoặc quấy các đầu cột với nhau
đan thành ô vuông, sau đó dùng dây thép dan thành các ô vuông có khoảng
cách 50-50cm cho cây leo, khi cây có quả dùng cột tre hoặc cột gỗ chống bổ
xung vào giữa khoảng cách cột xi măng.
- Giàn chữ T: Cột bằng cột bê tông kích thước cột 8cm x 10cm, chiều cao
cột dài 2,4- 2,6m khi chôn xuống đất còn 1,6-1,8 m, đầu cột có xà ngang dài
60cm, để đỡ hai dây thép đường kính 5-6 mm.
2.3.2.2. Bố trí thí nghiệm:
Mỗi thí nghiệm có diện tích 5000 m2 trên khu đất vườn ươm công ty.

- 25 -



×