Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý môi trường khu công nghiêp song khê – nội hoàng tỉnh bắc giang”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 106 trang )

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế đất nước trong những năm gần đây đang có sự khởi sắc do tiến
trình hội nhập, phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại
hóa. Xây dựng các khu công nhiệp (KCN) đang là mục tiêu hướng tới của nhiều
tỉnh thành trong cả nước. Mỗi KCN ra đời sẽ là đầu mối quan trọng trong việc
thu hút nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo động lực lớn cho quá trình
tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động phù hợp với
xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Ngoài ra, phát triển KCN cũng thúc đẩy sự
hình thành và phát triển các khu đô thị mới, phát triển các ngành công nghiệp
phụ trợ và dịch vụ.
Tuy nhiên phát triển sản xuất tập trung tại KCN thường đi liền với vấn đề ô
nhiễm môi trường. Nếu không có sự điều chỉnh kịp thời, nguy cơ ô nhiễm môi
trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển bền vững và sức khỏe của
người dân trong tương lai không xa.
Nỗi lực quản lý môi trường của Nhà nước và Chính phủ là rất lớn. Với nhiều
công cụ quản lý khác nhau được đề xuất và sử dụng nhưng chất lượng môi
trường nhiều nơi vẫn chưa được cải thiện. Vì vậy việc đánh giá thực trạng
QLMT hiện nay là rất cần thiết, giúp các nhà thiết kế hoạch định chính sách có
những biện pháp đầy đủ, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLMT
tại địa phương.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi có nhiều khó khăn trong vấn đề phát triển
kinh tế. Thời gian gần đây, quá trình hội nhập sâu rộng đã từng bước đưa nền
kinh tế Bắc Giang phát triển. Trong đó các KCN đã và đang được thành lập tại
nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh đóng góp phần to lớn cải thiện cuộc sống của

1




nhân dân và tăng giá trị sản xuất kinh tế trong tỉnh. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm
do sản xuất tại các KCN đã bắt đầu xuất hiện và ảnh hưởng tới người dân.
Khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng tỉnh Bắc Giang là một trong hai
KCN lớn nhất của tỉnh và đang là địa điểm thu hút được nhiều nhà đầu tư. Với
diện tích 180 ha thuộc huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, hiện nay KCN tập
trung nhiều nghành sản xuất như: Cán thép, gia công cơ khí, vật liệu dân dụng,
sản xuất giấy, thiết bị điện, chế biến nông sản, cacbua silicon, linh kiện điện
tử…thì nguy cơ ô nhiễm môi trường khu vực là rất lớn. Vì vậy, công tác QLMT
tại các KCN trên địa bàn tỉnh nói chung và KCN Song Khê – Nội Hoàng nói
riêng là vấn đề mang tính cấp thiết và lâu dài.
Xuất phát từ những yêu cầu khoa học và thực tiễn, tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý môi trường khu công nghiêp Song
Khê – Nội Hoàng tỉnh Bắc Giang”
1.2.

Mục đích và yêu cầu

1.2.1. Mục đích nghiên cứu
 Tìm hiểu thực trạng môi trường khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng
tỉnh Bắc Giang bao gồm: Tình hình phát sinh chất thải, thực trạng hệ thống
thu gom và xử lý chất thải của KCN.
 Đánh giá tình hình quản lý môi trường tại khu công nghiệp.
 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường khu
công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng tỉnh Bắc Giang.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
 Nắm được tình hình phát sinh và xử lý chất thải của khu công nghiệp.
 Tìm hiểu mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng của khu công nghiệp tới môi trường.
 Đánh giá được những điểm mạnh và hạn chế của công tác quản lý môi

trường khu công nghiệp.
 Đưa ra một số giải pháp phù hợp với điều kiện khu vực, giảm thiểu tác động
tới môi trường.

Phần 2

2


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái niệm về môi trường
Môi trường gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại
và phát triển của con người và thiên nhiên. (Điều 1 Luật BVMT - 2003) [6].
2.2. Một số vấn đề chung về QLMT
2.2.1. Định nghĩa về QLMT
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về QLMT
Phân tích một số định nghĩa, có thể thấy QLMT là tổng hợp các biện pháp
thích hợp và điều chỉnh các hoạt động của con người, với mục đích chính là giữ hài
hòa quan hệ giữa môi trường và phát triển, giữa nhu cầu của con người và chất
lượng môi trường, giữa hiện tại và khả năng phát triển của trái đất.
Theo tác giả Nguyễn Thanh Lâm (2006): “Quản lý môi trường là sự tác
động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá
nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống
môi trường và các khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất
mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra,
phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành”.
Theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường gồm hai nội dung
chính: Quản lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu
vực dân cư về môi trường.

Quản lý Nhà nước về môi trường là một nội dung quản lý hành chính của
nhà nước. Là việc sử dụng các công cụ quản lý trên cơ sở khoa học, kinh tế, luật
pháp để tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo giữ cân bằng giữa phát triển kinh
tế - xã hội và BVMT.
Quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường có mục
tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả hệ thống sản xuất (hệ thống quản lý môi
3


trường theo tiêu chuẩn ISO 14000) và bảo vệ sức khỏe người lao động, dân cư
sống trong khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất [7].
Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm:
+ Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh
trong hoạt động sống của con người.
+ Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của
một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển
bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất luợng môi trường sống,
nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội.
+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương,
công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ về Môi trường
+ Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các
vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa
phương và cộng đồng dân cư [1].
2.2.2. Các công cụ sử dụng trong QLMT
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác
quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công
cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Phân loại theo chức năng gồm: Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành
động và công cụ hỗ trợ.

+ Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách.
+ Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động
kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt… Công cụ
hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công tác
bảo vệ môi trường.
+ Công cụ hỗ trợ kỹ thuật như GIS, mô hình hoá, đánh giá môi trường,
kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường.

4


Phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau:
+ Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật
quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường
quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.
+ Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền
của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả
trong nền kinh tế thị trường.
+ Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát
nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố
chất ô nhiễm trong môi trường như: Đánh giá môi trường, kiểm toán môi
trường, quan trắc (monitoring) môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử
dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công
trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào [11].
2.3. Các vấn đề về môi trường KCN
2.3.1. Các khái niệm liên quan tới môi trường KCN
Khu công nghiệp là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một
quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối
giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Khu công nghiệp thường
được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng.

Cụm công nghiệp là những KCN quy mô nhỏ.
Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản
xuất ở các nhà máy, xí nghiệp… và được chia thành hai loại: chất thải rắn
không nguy hại và chất thải rắn nguy hại. Trong đó, chất thải nguy hại là chất
thải chứa các yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy nổ, dễ ăn mòn, gây ngộ độc
hoặc có đặc tính gây hại khác.
Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất
công nghiệp: Các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất

5


như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của
công nhân viên.
Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra
môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến,
kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.
Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý chất thải và
không làm ảnh hưởng tới môi trường, tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã hội
nhằm phát huy hiệu quả kinh tế.
Mục tiêu của xử lý chất thải là làm giảm hoặc loại bỏ các thành phần
không mong muốn trong chất thải như: Các chất độc hại, không hợp vệ sinh,
tận dụng vật liệu và năng lượng trong chất thải.
Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
2.3.2. Phát triển công nghiệp và các vấn đề môi trường
2.3.2.1. Tình hình phát triển KCN tại VN
Sự ra đời của các KCN tại Việt Nam gắn liền với đường lối đổi mới,
chính sách mở cửa của Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Mỗi KCN
đều là đầu mối quan trọng trong thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước

ngoài. Việc hình thành các KCN đã tạo động lực lớn cho phát triển công
nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ở các địa phương, tạo công ăn việc làm
cho người lao động. KCN còn thúc đẩy hình thành khu đô thị mới, các ngành
công nghiệp phụ trợ và dịch vụ [3].
Từ ngày 24/9/1991, Thủ tướng chính phủ cấp giấy phép thành lập KCNKCX đầu tiên với quy mô 360 ha tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến hết tháng
2/2012 hệ thống các KCN, KCX đã được hình thành trên hầu hết các tỉnh, thành
phố. Cả nước có 267 KCN, KCX đã được thành lập với tổng diện tích đất tự
nhiên hơn 72.000 ha, diện tích có thể cho thuê đạt gần 46.000 ha, chiếm khoảng
65% tổng diện tích đất tự nhiên. Các KCN được quy hoạch và phân bố trên cơ

6


sở phát huy tối đa lợi thế địa lý kinh tế, tiềm năng của các địa phương, vùng
kinh tế, trong đó tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm. Gồm: Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam với 124 KCN, chiếm gần 48%; Vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc có 52 KCN, chiếm 20%; Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có
23 KCN, chiếm 10%.
Theo kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) và quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020, tổng diện tích đất KCN đến năm 2015 dự kiến là 130.000 ha và
đến năm 2020 dự kiến là 200.000 ha [3].
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung thêm 21 KCN vào
Quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020, với tổng diện tích tăng thêm là
3.696 ha, trong đó có 9 CCN được chuyển đổi sang mô hình KCN. Dự kiến đến
năm 2020, sẽ có thêm 250 KCN được thành lập mới với tổng diện tích 66.482
ha [10].
Tình hình phát triển KCN trên cả nước trong vài năm gần đây có nhiều
thành tựu đáng kể:
Trải qua 20 năm (1991-2011) xây dựng và phát triển, các khu công
nghiệp, khu chế xuất ở nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng, đóng

góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thành quả
đó đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây
dựng mô hình KCN ngay từ giai đoạn đầu đổi mới như là một giải pháp quan
trọng để thu hút đầu tư trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Bảng 1: So sánh một số chỉ tiêu phát triển KCN ở Việt Nam
(tính đến tháng 9/2011)

7


Tỷ suất đầu tư
TT

Vùng

hạ tầng/ha đất

Tỷ suất đầu tư 1 dự
án/ha đất CN đã cho
thuê

TN (tr.USD)

1
2
3
4
5
6


Tổng số lao
động/ha đất CN
đã cho thuê

Dự án

Dự án

FDI

DDI (tỷ
đồng)
22,72

59,65

Trung du miền

0,13

(tr.USD)
0,83

núi phía Bắc
Đồng bằng sông

0,17

3,29


16,97

82,81

Hồng
Duyên hải miền

0,11

0,89

15,76

62,00

Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông

0,06
0,10
0,13

0,29
3,22
0,91

22,05

13,82
20,28

35,48
87,28
48,88

Cửu Long
Bình quân cả nước
0,12
2,55
15,97
76,76
Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển
KCN, KKT 9 tháng đầu năm 2011
Nhìn chung hệ thống kết cấu hạ tầng các KCN ngày càng được hoàn
thiện, góp phần vào đổi mới hạ tầng công nghiệp và đô thị của địa phương. Các
KCN đã thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng. Đến nay, tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng của 267 KCN vào khoảng 9 tỷ
USD, trong đó có 31 KCN do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm chủ
đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 2 tỷ USD. Các KCN còn lại do doanh
nghiệp trong nước làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 7 tỷ USD. Trong số 267
KCN đã thành lập, có 180 KCN đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư kết
cấu hạ tầng đăng ký là 5 tỷ USD; còn lại 87 KCN đang trong giai đoạn đền bù
giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Một số KCN đã xây dựng mô hình

8


hiện đại gắn với phát triển khu đô thị, khu dịch vụ, giáo dục... như KCN Tân

Tạo (Long An), KCN Quế Võ (Bắc Ninh).
Bên cạnh đó, Nhà nước ta cũng có những chính sách quan tâm, hỗ trợ
một phần vốn để hoàn thiện kết cấu hạ tầng KCN tại các địa bàn có điều kiện
khó khăn, từ đó tạo mặt bằng thu hút đầu tư, nâng cao tỷ trọng công nghiệp
trong cơ cấu kinh tế và lao động công nghiệp của địa phương.
Đến cuối tháng 11/2011, các KCN trong cả nước đã thu hút được
khoảng 4.500 dự án đầu tư trong nước (DDI) với tổng vốn đăng ký hơn
360.000 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt khoảng 180.000 tỷ đồng và trên 4.000 dự
án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 60 tỷ
USD (chiếm gần 40% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam), vốn thực
hiện đạt gần 24 tỷ USD.
Tỷ suất đầu tư vốn các dự án DDI và FDI/1ha đất công nghiệp đã cho
thuê ở mức 15,97 tỷ đồng và 2,55 triệu USD. Trong đó, vùng Đồng bằng sông
Hồng và Đông Nam Bộ có tỷ suất đầu tư trung bình cao nhất cả nước lần lượt
là 16,97 và 22,05 tỷ đồng/1ha đất công nghiệp đối với dự án DDI; 3,29 và 3,22
triệu USD/1ha đất công nghiệp đối với dự án FDI.
Các doanh nghiệp trong KCN đóng góp ngày càng lớn vào phát triển
kinh tế, giải quyết việc làm của địa phương và cả nước: Chỉ tiêu sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp trong KCN không ngừng tăng lên. Những năm gần
đây, doanh thu của các doanh nghiệp KCN (kể cả trong và ngoài nước) đạt 3840 tỷ USD; giá trị xuất khẩu đạt khoảng 20 - 22 tỷ USD, giá trị nhập khẩu đạt
khoảng 18 - 20 tỷ USD; nộp ngân sách đạt khoảng 22.000 - 24.000 tỷ đồng,
đóng góp trên 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, 25% tổng giá trị
kim ngạch xuất khẩu [10].
KCN đã có những đóng góp quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm
cho hơn 1,6 triệu lao động trực tiếp [8]. Nếu tính cả số lao động gián tiếp thì số

9


lao động được thu hút vào hoạt động của các KCN còn lớn hơn nhiều. Tính

bình quân 1ha đất công nghiệp đã cho thuê thu hút trên 70 lao động trực tiếp
(trong khi 1ha đất nông nghiệp chỉ thu hút được 0-20 lao động). Thống kê cho
thấy phần lớn lao động làm việc trrong các KCN là lao động trẻ, có khả năng
nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại, phương thức tổ chức và
quản lý sản xuất tiên tiến. Hình thành được đội ngũ công nhân có tác phong
công nghiệp và ý thức kỷ luật lao động cao cũng như kỹ năng làm việc và trình
độ quản lý. Như vậy KCN thực sự đã có những đóng góp không nhỏ cho phát
triển kinh tế - xã hội [3].
Các KCN đã quan tâm nhiều hơn tới công tác bảo vệ môi trường, trong
tổng số KCN đã vận hành có 105 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung,
chiếm 60% tổng số KCN đã vận hành và hơn 30 KCN đang xây dựng công
trình xử lý nước thải tập trung. So với những năm đầu của kế hoạch 5 năm
2006-2010, tỷ lệ các KCN có công trình xử lý nước thải tập trung đi vào vận
hành đã tăng lên đáng kể - khoảng 25% so với năm 2006. Một số vùng, các
KCN có nhà máy xử lý nước thải cũng như các doanh nghiệp đấu nối vào nhà
máy xử lý nước thải tập trung đạt tỷ lệ cao như vùng Đồng bằng sông Hồng và
Đông Nam Bộ [8].
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, trong thời gian qua, hoạt
động của các KCN, KKT còn bộc lộ một số mặt hạn chế, khó khăn cụ thể là:
Chất lượng công tác quy hoạch KCN còn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát
triển, quy hoạch KCN còn chưa thực sự thống nhất với quy hoạch kinh tế - xã
hội, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, sử dụng đất, đô thị, kết cấu hạ
tầng và chưa tính toán toàn diện khả năng, điều kiện, tiềm năng, lợi thế riêng có
của địa phương và của vùng. Việc triển khai quy hoạch KCN đã được phê duyệt
của các địa phương còn hạn chế. Việc bổ sung quy hoạch, thành lập KCN của
một số địa phương đôi khi còn nóng vội, chưa hội tụ đủ các điều kiện quy
hoạch và còn mang tính cục bộ, địa phương.

10



Các địa phương và chủ đầu tư chưa thực sự chú trọng tới cơ cấu ngành
nghề, công nghệ của các dự án đầu tư vào KCN. Do đó, cơ cấu đầu tư trong các
KCN chưa thực sự hợp lý, hàm lượng công nghệ trong các KCN còn hạn chế,
tính liên kết ngành của các KCN chưa chặt chẽ.
Hệ thống kết cấu hạ tầng của một số KCN, kể cả những KCN đã đi vào
vận hành còn chưa được đầu tư, xây dựng một cách đồng bộ. Mặc dù số lượng
các nhà máy xử lý nước thải tập trung đã tăng lên nhưng theo báo cáo của các
Ban Quản lý các KCN, việc vận hành và kiểm tra vận hành nhà máy xử lý nước
thải chưa được triển khai một cách chặt chẽ, chưa có chế tài xử phạt có tính răn
đe cao. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp còn thấp [8].
Tình trạng ô nhiễm môi trường (khí thải, nước thải... ) tại các khu công
nghiệp (KCN) đang ở mức báo động. Cụ thể, cả nước có 172 KCN đã đi vào
hoạt động song chỉ có 60% doanh nghiệp vận hành hệ thống xử lý nước thải
trong khu công nghiệp; số còn lại hoặc đang xây dựng, hoặc đang hoạt động mà
chưa có công trình xử lý nước thải tập trung. Ngay trong số đã có hệ thống xử
lý tập trung cũng có tới hàng chục khu xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu. Các vi
phạm về xử lý chất thải rắn và khí thải còn tiếp diễn tại nhiều KCN.
Hầu hết doanh nghiệp đều phát sinh nước thải ô nhiễm như hóa chất,
phân bón, bia rượu, nước giải khát, giấy... Hiệu quả xử lý còn thấp, trong khi
tổng lượng nước thải từ các khu công nghiệp ước khoảng 1 triệu m3/ngày.đêm
(chiếm 35% tổng lượng nước thải của cả nước). Lượng chất thải rắn phát sinh
tại các KCN hiện lên tới 2,3 triệu tấn/năm, trong đó chất thải rắn nguy hại
chiếm khoảng 20%... Phần lớn các doanh nghiệp chưa quan tâm tới kiểm soát,
xử lý các khí độc hại; Hệ thống đo đạc, kiểm soát cũng không được đầu tư [12].
Công tác bảo vệ môi trường KCN còn bất cập: Vấn đề bảo vệ môi trường
KCN tuy đã được cải thiện, song vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp KCN chưa
tuân thủ nghiêm túc pháp luật về môi trường. Việc phối hợp kiểm tra, giám sát bảo
vệ môi trường KCN của các cơ quan nhà nước chưa thật chặt chẽ [8].


11


Định hướng phát triển KCN đến năm 2020
Ngày 21/8/2006, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số
1107/2006/QD - TTg phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Quy hoạch đã xác định sẽ hình thành
hệ thống các KCN chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc
gia, đồng thời hình thành các KCN có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển
công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương có tỷ trọng
công nghiệp trong GDP thấp.
Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các KCN hiện có, thành lập mới một cách
có chọn lọc các KCN với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20.000 – 25.000 ha;
nâng tổng diện tích các KCN đến năm 2015 khoảng 65.000 – 70.000 ha. Phấn
đấu đạt tỷ lệ lấp đầy các KCN khoảng 60%.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các
KCN, phấn đấu thu hút thêm khoảng 65.000 – 68.000 dự án với tổng vốn đầu
tư đăng ký khoảng trên 36 – 39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện
khoảng 50%.
Xây dựng các công trình xử lý nước thải tập trung quy mô lớn ở những
khu vực tập trung các KCN tại các vùng kinh tế trọng điểm.
Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho xây
dựng KCN.
Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các KCN đã được thành lập
theo hướng đồng bộ hóa [3].
2.3.2.2. Ảnh hưởng của khu công nghiệp tới môi trường
Các nhà máy trong khu công nghiệp là một trong những đối tượng gây ô
nhiễm môi trường chủ yếu. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô
nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô
nhiễm không khí và ô nhiễm nước là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt

nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.

12


Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và
KCN nói riêng đã gây tác động xấu tới các hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt nước
thải chưa qua xử lý xả thải trực tiếp vào môi trường gây ra những thiệt hại đáng
kể tới hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các khu vực
lân cận.
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2009 của Bộ tài nguyên và môi
trường, tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở hạ lưu các con sông mà lan lên
tới cả phần thượng lưu. Kết quả quan trắc chất lượng cả 3 lưu vực sông Đồng
Nai, Nhuệ - Đáy và sông Cầu đều cho thấy bên cạnh nguyên nhân do tiếp nhận
nước thải sinh hoạt, những khu vực chịu tác động của nước thải KCN có chất
lượng nước sông bị suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu cao hơn quy định nhiều lần.
Môi trường ô nhiễn gây tổn thất tới hệ sinh thái, năng suất nông nghiệp
và nuôi trồng thủy sản: Sông suối là nguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô
nhiễm trong nước thải từ các KCN và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nước thải
chứa chất hữu cơ vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng,
làm giảm lượng oxy trong nước, các loài thủy sinh bị thiếu oxy dẫn đến một số
loài chết hàng loạt. Sự xuất hiện các độc chất như dầu mỡ, kim loại nặng, các
loại hóa chất trong nước sẽ tác động đến các động thực vật thủy sinh và đi vào
chuỗi thức ăn trong hệ thống sinh tồn của các loài sinh vật, cuối cùng sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
Ô nhiễm môi trường nước sông Thị Vải là một trong những điển hình về
ô nhiễm môi trường công nghiệp gây tác động trực tiếp tới hệ sinh thái trong
nước sông. Gây những tổn hại đáng kể tới hoạt động sản xuất nông nghiệp và
thủy sản. Việc xả thải chất ô nhiễm có nồng độ cao và lưu lượng lớn vào nước
sông, tại các khu vực trung lưu và hạ lưu sông (nơi tập trung 10 KCN thuộc tỉnh

Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu) không kiểm soát được, đã gây ô nhiễm nặng
môi trường.
Trong khu vực trên các loài tôm, cá, thủy sản hầu như không thể tồn tại
và phát triển. Hệ sinh thái của khu vực này chỉ còn tồn tại một số ít loài động
thực vật phù du. Các loài tảo phát triển chủ yếu là những loài thích nghi với môi

13


trường dinh dưỡng cao và chính sự phát triển của chúng cũng làm tăng nguy cơ
gây độc cho môi trường nước.
Theo ước tính ban đầu, tổng diện tích đất nông nghiệp bị thiệt hại là
2.438,5 ha; Phần lớn là ao nuôi thủy sản, 29,5 ha là đất sản xuất nông nghiệp.
Ảnh hưởng bởi nước thải và khí thải nhà máy, hoa màu của các hộ dân khu vực
xung quanh cho năng suất, chất lượng rất kém (lúa bị lép hạt, hoa cảnh, cây trái
bị xém)…Trước khi Vedan chưa thành lập thì nông dân nuôi trồng thủy sản đạt
hiệu quả cao, các hộ nuôi quảng canh mỗi ha thu được khoảng 50 triệu đồng,
nay chỉ thu hoạch gần 20 triệu đồng. Thiệt hại với nông nghiệp và thủy sản là
rất lớn.
Bên cạnh đó, không khí ở các KCN, nhất là các KCN cũ, đang bị ô
nhiễm, do các nhà máy trong KCN sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc
chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Ô nhiễm môi
trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con
người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh
đồng. Cùng với khí thải giao thông thì ngành công nghiệp đóng góp lượng lớn
các lại khí thải gây hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ozone và hiện tượng khói
quang hóa. Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có
con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm
họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả
sinh vật, thực vật rất nhạy cảm đối với ô nhiễm không khí.

Mặt khác ô nhiễm môi trường đã gia tăng gánh nặng bệnh tật, gia tăng tỷ
lệ người mắc bệnh đang lao động tại chính KCN và cộng đồng dân cư sống gần
đó. Đáng báo động là tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây
và gây ra những tổn thất không nhỏ.
Người lao động là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp khi môi trường
trong các KCN bị ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí, tiếng ồn. Ngoài ra
người lao động còn phải chịu tác động của các yếu tố khác của điều kiện lao
động như nhiệt độ cao (hoặc thấp), ánh sáng kém, bức xạ, rung động, các loại
gánh nặng lao động, thể lực và thần kinh khác.

14


Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã cho thấy, điều kiện
lao động rủi ro, có hại đã góp phần gây ra sự hoành hành một số bệnh trên thế
giới. Cụ thể: 37% số người bị bệnh đau lưng, 16% số người bị tổn thương thính
lực, 11% số người bị bệnh hen xuyễn, 10% số người bị thương tật, 9% số người
bị ung thư và 2% số người bị bệnh bạch cầu; Ngoài ra, điều kiện lao động xấu
cũng tác động không nhỏ đến cộng đồng xã hội, làm mỗi năm có thêm khoảng
gần 310.000 người chết do bị những tổn thương liên quan đến lao động và
146.000 người chết vì bị bệnh ung thư liên quan đến lao động.
Tại Việt Nam theo số liệu năm 2004, trong số 5 nhóm bệnh nghề nghiệp
được giám định, nhóm bệnh bụi phổi và phế quản có tỉ lệ cao nhất (76,71%),
sau đó là nhóm bệnh do các yếu tố vật lý (16,94%), bệnh nhiễm độc nghề
nghiệp (4,08%), bệnh ngoài da nghề nghiệp (1,35%) và bệnh nhiễm khuẩn nghề
nghiệp (0.93%) [3].

Biểu đồ 1:Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp (cộng dồn 2004)
Nguồn: Cục Y tế Dự phòng và Môi trường, 2004[3].
Bệnh nghề nghiệp có xu hướng gia tăng cả về số người mắc bệnh và loại

bệnh. Tổng số người mắc bệnh nghề nghiệp đã qua giám định tính đến cuối
năm 2010 là 26.928 trường hợp, một số bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ cao là: Bụi
phổi – silic chiếm 75,1%, bệnh điếc do tiếng ồn 15,6%. Đáng chú ý là do số cơ

15


sở khám sức khoẻ ít và khả năng khám bệnh nghề nghiệp của Việt Nam cũng
rất hạn chế nên trên thực tế số người mắc bệnh nghề nghiệp có thể cao gấp
hàng chục lần số báo cáo. Qua khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho thấy, tỷ lệ
người lao động có sức khoẻ yếu (loại 4) và rất yếu (loại 5) đứng ở mức cao,
năm 2010 là 8,8%; Tỷ lệ nghỉ ốm trong công nhân ở mức cao, năm 2010 là
24,7% tổng số người lao động của các doanh nghiệp có báo cáo [2].

Biểu đồ 2: Tình hình giám định bệnh bụi phổi Silic trên
toàn quốc giai đoạn 1991-2007
Nguồn: Chương trình Quốc gia phòng chống bệnh bụi phổi Silic, Bộ Y tế, 2007
Bên cạnh bệnh phổi là sự gia tăng của các bệnh liên quan đến ô nhiễm
môi trường không khí như bênh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt, ngoài da và
một số hiện tượng ngộ độc như ngộ độc SO 2, CO, chì…của người lao động
trong các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Ô nhiễm môi trường KCN không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà
còn ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư sống khu vực lân cận các nhà máy, từ đó
gây ra tổn thất kinh tế cho khám chữa bệnh, gia tăng gánh nặng bệnh tật (bao
gồm tổng số năm sống mất đi vì mang bệnh, tai nạn thương tích và số năm mất
đi vì “chết non” so với tuổi kỳ vọng) và các thiệt hại thu nhập do trị bệnh.

16



Người dân sống ở gần các nhà máy, khu công nghiệp tập trung dễ bị trực
tiếp ảnh hưởng bởi ô nhiễm công nghiệp, mắc các bệnh như nhiễm độc các loại
hóa chất, các triệu chứng xấu về tim mạch và ung thư da, ung thư nội tạng [3].
Tại các lưu vực sông bị ô nhiễm, tỷ lệ người mắc bệnh đường ruột gia
tăng như ở xã Hoàng Tây (Hà Nam) có 21% trẻ mắc bệnh tiêu chảy, 86% trẻ
mắc bệnh giun đũa, 76% trẻ mắc bệnh giun tóc [13]. Các bệnh chủ yếu liên
quan đến chất lượng nước bị ô nhiễm là bệnh đường ruột, bệnh do kí sinh trùng,
vi khuẩn, virus, nấm mốc…, các bệnh do côn trùng trung gian và các bệnh do vi
yếu tố và các chất khác trong nước (bệnh bướu cổ địa phương, bệnh về răng do
thiếu hoặc thừa fluor, bệnh do Nitrat cao trong nước, bệnh do nhiễm độc bởi
các hợp chất hóa học có trong nước như bệnh Minamata ở Nhật Bản do nước bị
nhiễm dimethl thủy ngân, bệnh ltai-ltai ở Nhật Bản do trong nước có quá nhiều
Cadimi,…) [3].
Một số nghiên cứu đối chứng đã cho thấy các bệnh hô hấp cả cấp tính và
mãn tính ở các vùng gần KCN cao hơn rõ rệt ở các vùng nông thôn [3].
Tại các khu dân cư sống xung quanh nơi khai thác mỏ, khu công nghiệp,
chế xuất, chỉ số IQ của trẻ ở vùng này thấp hơn các vùng khác do nước sinh
hoạt, nước thải, không khí, bụi có hàm lượng kim loại nặng cao hơn nhiều lần
cho phép. Ngoài ra, người dân xã này còn mắc các bệnh về mắt, da liễu và phụ
khoa rất cao [14].
Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức và nguy cơ ngày càng
lớn về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Thông tin được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra tại hội thảo
Báo cáo kết quả Dự án “Hỗ trợ thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia về An
toàn vệ sinh lao động nhằm tăng cường an toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc ở
Việt Nam” cho thấy, tai nạn lao động tại Việt Nam có xu thế tăng nhanh từ
3.405 vụ năm 2000 lên 5.307 vụ năm 2010. Tử vong do tai nạn lao động cũng

17



tăng từ 406 trường hợp năm 2000 lên tới 601 trường hợp năm 2010. Ngoài ra,
tính đến cuối năm 2010, có 26.928 người mắc bệnh nghề nghiệp.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đưa ra dự báo giai đoạn 2010
- 2015, mỗi năm sẽ có khoảng 170 ngàn người bị tai nạn lao động với 1.700
người chết, số mắc mới bệnh nghề nghiệp hàng năm tăng trên 1.000 người, gây
thiệt hại trên 2 nghìn tỷ đồng [15].
Theo đánh giá của ngân hàng thế giới, Việt Nam có thể phải chịu tổn thất
do ONMT lên tới 5,5% GDP hàng năm. Như vậy, nền kinh tế mất khoảng 3,9 tỉ
USD trong khoảng 71 tỉ USD của GDP trong năm 2007 và khoảng 4,2 tỷ USD
trong ước tính 76 tỉ USD của GDP trong năm 2008. Cũng theo đánh giá của
ngân hàng Thế Giới, mỗi năm Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh
vực sức khỏe cộng đồng vì ONMT [3].
2.4. Kinh nghiệm quản lý môi trường ở một số nước trên thế giới
2.4.1. Kinh nghiệm QL nhà nước về BVMT của Trung Quốc
Là một quốc gia đông dân nhất thế giới (trên 1,3 tỉ người), tuy nhiên
Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về BVMT. Các nhà lãnh đạo
Trung Quốc cho rằng BVMT là một việc lớn, làm cho dân giàu, nước mạnh.
Thực chất của BVMT là bảo vệ sản xuất. Phải thiết lập và hoàn thiện cơ chế,
chính sách về môi trường và phát triển. Cán bộ địa phương phải đích thân chịu
trách nhiệm về vấn đề môi trường. Tăng cường quản lý và giám sát thống nhất
môi trường, tăng thêm vốn đầu tư cho BVMT. Phải kiên trì song song phòng
chống việc gây ô nhiễm và bảo vệ sinh thái.
Kinh nghiệm thực tế về kiểm soát ô nhiễm môi trường cho thấy: Chính
quyền Trung Quốc đã có những biện pháp cứng rắn, kiên quyết với những cơ sở
gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đóng cửa
và xóa sổ 84.000 doanh nghiệp nhỏ gây ô nhiễm nghiêm trọng, trên 90% trong
số 238.000 doanh nghiệp gây ô nhiễm đã đạt tiêu chuẩn chất thải chủ yếu. Đối

18



với các doanh nghiệp đăng ký mới, luật pháp Trung Quốc yêu cầu phải giải
trình về các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
Đối với hệ thống văn bản pháp luật về BVMT: hiện nay, Trung Quốc đã
ban hành 6 bộ luật về môi trường, 10 văn bản pháp luật về tài nguyên và hơn 30
đạo luật BVMT, công bố hơn 90 quy tắc BVMT, ấn định 430 tiêu chuẩn BVMT
quốc gia, 1020 văn bản pháp quy BVMT địa phương.
Với công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức môi trường: Giáo dục
BVMT ở Trung Quốc đã đưa vào nội dung giáo dục nghĩa vụ hằng năm, hoạt
động xây dựng nhà trường xanh và cộng đồng chung cư xanh đã mang lại ảnh
hưởng xã hội ngày càng to lớn. Trung Quốc khuyến khích cộng đồng tham gia
vào BVMT, đặt đường dây điện thoại tố giác những người có hành vi xâm
phạm môi trường mang số 12369. Tăng cường việc công bố thông tin về môi
trường, lần lượt dự báo và công bố chất lượng không khí mỗi ngày của 47 thành
phố quan trọng, mỗi tuần thông báo về chất lượng nước mặt sông, ra thông báo về
tình hình chất lượng môi trường cả nước nhân ngày môi trường thế giới 5/6 hàng
năm (Dẫn theo Nguyễn Văn Công, 2009) [5].
2.4.2. Kinh nghiệm sử dụng công cụ thuế của các nước trong nhóm G8
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong nhóm các nước phát
triển G8 (Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Nhật, Italia, canada và Nga) cho thấy họ phải sử
dụng tổng thể các chính sách, biện pháp và công cụ rất đa dạng để hực hiện xử
lý rác thải nhằm bảo vệ môi trường, nhưng nhìn chung được phân thành các
nhóm: Nhóm các biện pháp hành chính kết hợp với giáo dục và truyền thông
môi trường; Nhóm các biện pháp kinh tế, tài chính. Trong đó thuế và phí là hai
công cụ quan trọng.
Kinh nghiệm thực tiễn áp dụng các loại thuế và phí BVMT của các nước
G8 đã chỉ ra rằng: Không có riêng một loại thuế BVMT để áp dụng chung cho
tất cả các loại chất thải (rắn, lỏng, khí). Để xử lý từng loại chất thải cần sử dụng
các công cụ phù hợp, cụ thể như sau:


19


Đối với chất thải rắn và lỏng thường dễ xác định đối tượng phát thải, địa
điểm phát thải và thu gom. Bằng các quy định hành chính buộc các đối tượng
phải xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Vì thế đối với các chất thải rắn
và lỏng, hiện nay các nước G8 đều áp dụng thu phí nhằm bù đắp trực tiếp chi
phí BVMT.
Đối với nguồn thải khí, do nguồn thải di động hoặc khó xác định được
lượng khí thải, nồng độ các chất độc hại, vì thế việc xác định cụ thể các đối
tượng và căn cứ thu phí là rất khó. Hiện nay chưa hề tính toán, xác định được
chi phí cho việc xử lý, khắc phục các chất thải khí, đặc biệt là các vấn đề liên
quan đến khắc phục các tác hại của khí thải tới môi trường và sức khỏe con
người. Vì vậy không thể quy định mức thu phí để bù đắp chi phí xử lý đối với
khí thải, mà chỉ có thể áp dụng thu thuế nhằm tác động đến ý thức và hành vi
của đối tượng phát thải, từ đó ngăn ngừa và hạn chế lượng khí thải gây ô nhiễm
môi trường không khí. Từ lý do này các nước G8 đã áp dụng và thu phí BVMT
không khí đối với khí thải được gọi là “thuế cacbon”.
Thuế BVMT không khí “ thuế cacbon” được áp dụng để giảm thiểu
lượng khí CO2, các loại khí thải khi sử dụng các thiết bị lạnh (điều hòa, tủ
lạnh….) và các chất bụi không khí gây hiệu ứng nhà kính (Dẫn theo Nguyễn
Văn Công, 2009) [5].
2.5. Quản lý môi trường ở Việt Nam và hệ thống quản lý môi trường khu
công nghiệp
2.5.1. Tổ chức quản lý môi trường ở Việt Nam
Kể từ khi thành lập năm 2002, tổ chức bộ máy của hệ thống quản lý môi
trường từ Trung ương đến địa phương đã từng bước được tăng cường, củng cố
và kiện toàn.
Tổng cục môi trường được thành lập trực thuộc bộ TM-MT có chức năng

tham mưu, giúp bộ trưởng Bộ TN-MT quản lý nhà nước về môi trường và thực

20


hiện các dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Tổng cục môi trường có 10
đơn vị hành chính và 6 đơn vị sự nghiệp.
Các Bộ, ngành đã thành lập cơ quan chuyên môn cấp Cục/Vụ thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về BVMT theo ngành, lĩnh vực. Nhiều tập đoàn
kinh tế, tổng công ty, Ban quản lý KCN, cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn cũng đã
thành lập phòng, ban, bộ phận hoặc có cán bộ chuyên trách về môi trường.
Ngày 29/11/2006 đã thành lập cục cảnh sát môi trường (nay là Cục Cảnh
sát phòng chống tội phạm về Môi trường) thuộc bộ công an. Nhằm tăng cường,
phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về
môi trường.
Tại cấp địa phương các sở TN-MT cũng từng bước kiện toàn tổ chức bộ
máy theo các văn bản hướng dẫn. Đã thành lập chi cục BVMT trực thuộc sở
TN-NT có chức năng tham mưu giúp sở TN-MT thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về môi trường ở địa phương. Đã có 672/674 quận, huyện thành lập
Phòng Tài nguyên và Môi trường (trừ huyện đảo Bạch Long Vỹ và Trường Sa).
Một số tỉnh đã thành lập được phòng Cảnh Sát Môi trường trực thuộc Công an
tỉnh với số lượng 10-20 cán bộ, nhân viên/phòng [3].
Đến tháng 11/2010, tổng số cán bộ là công tác quản lý môi trường của
Việt Nam khoảng 10.000 người, với tỷ lệ 13 cán bộ/1 triệu dân, thấp hơn nhiều
so với các nước trong khu vực (Trung Quốc: 20; Thái Lan: 30; Campuchia: 50;
Malaysia: 100; Singapo: 330). Trong đó chỉ 25% được đào tạo đúng chuyên
môn, chưa có nhiều chuyên gia sâu trong lĩnh vực. Trình độ của một số cán bộ
công chức, viên chức còn chưa theo kịp yêu cầu của công tác quản lý nhà nước
về Môi trường [9].
Nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước cho hoạt động BVMT

còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế: Chi 1% tổng chi ngân sách từ năm 2006
và duy trì tỷ lệ này cho đến nay. Bên cạnh đó, qua giám sát cho thấy việc sử

21


dụng nguồn ngân sách này còn dàn trải, kém hiệu quả, có một số địa phương
còn sử dụng kinh phí này vào mục đích khác [4].

Hình 1: Biểu đồ chi cho Môi trường từ ngân sách nhà nước bình
quân đầu người của một số nước
Nguồn: Tổng cục Môi trường [3].
2.5.2. Quản lý môi trường KCN Việt Nam
Theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật,
liên quan đến quản lý môi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ Tài nguyên &
Môi trường (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô lớn); UBND
tỉnh (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô thuộc thẩm quyền
phê duyệt của tỉnh); UBND huyện (đối với một số dự án có quy mô nhỏ) và
một số Bộ, ngành khác (đối với một số dự án có tính đặc thù).
Bên cạnh đó, cũng theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị Định của Chính
phủ, liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý môi trường của các KCN còn có:

22


Ban quản lý (BQL) các KCN; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng
kỹ thuật KCN; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN.
Hệ thống quản lý môi trường KCN được thể hiện như sau:

CHÍNH PHỦ


UBND

Bộ TN &

Bộ,

cấp tỉnh

MT

ngành

Ban quản lý các
KCN
Khu công nghiệp

Khu công nghiệp

Chủ đầu tư XD &

C

Chủ đầu tư

C

KD kết cấu hạ

á


XD & KD kết

á

tầng KCN

c

cấu hạ tầng

c

Hình 2: Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý
Môi trường KCN
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2009
Thông tư 08/2009/TT-BTNMT của Bộ TN&MT đã quy định trách nhiệm
quyền hạn của các đơn vị và các vấn đề liên quan đến bảo vệ và quản lý môi
trường của các KCN trong đó đặc biệt nâng cao trách nhiệm của Ban quản lý
các KCN.
BQL các KCN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường KCN
theo ủy quyền như tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM; chủ
trì hoặc phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra các vi phạm về bảo vệ môi trường
đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KCN; phối hợp với Bộ

23


TN&MT, Sở TN&MT thực hiện việc thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi
trường trong KCN.

Sở TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường, chủ trì
công tác thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và các nội
dung của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM theo thẩm quyền; chủ trì hoặc
phối hợp với BQL các KCN tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường
trong KCN; phối hợp giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi
trường KCN.
Công ty phát triển hạ tầng KCN có chức năng xây dựng và quản lý cơ sở hạ
tầng KCN; quản lý và vận hành hệ thống xử ý nước thải tập trung, các công
trình thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn theo đúng kỹ thuật; theo dõi,
giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đổ vào
hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN; Quan trắc chất lượng môi trường
và định kỳ báo cáo chất lượng môi trường. [3].
Thực trạng thực thi các văn bản pháp luật về quản lý môi trường KCN
Rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành quy định nội dung
quản lý môi trường KCN. Đến thời điểm này, có ít nhất là 20 văn bản liên quan
đến quản lý môi trường các Khu công nghiệp đã được ban hành. Luật Bảo vệ
môi trường 2005 là Văn bản pháp luật cao nhất. Bên cạnh đó là các Nghị định
của Chính Phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, quy
hoạch, chiến lược Quốc gia liên quan đến quản lý môi trường KCN.
Nước thải là vấn đề nổi cộm nhất, nhưng chính chất thải rắn lại là lĩnh vực
có nhiều Văn bản pháp luật "riêng" nhất. Từ năm 1997 đã có Chỉ thị 199 của
Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở
các khu đô thị, KCN. Kế đó, năm 1999, có Quyết định 152 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại đô thị và các KCN đến
năm 2020. Năm 2007, có Nghị định 59 về quản lý chất thải rắn. Năm 2008 có
Quyết định 1440 của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất

24



thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm. Năm 2009 có Quyết định 2149 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải
rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050".
Nhưng đáng tiếc, hầu hết các Văn bản liên quan đến KCN đều tập trung vào
các vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, chưa quan tâm đúng mức tới hành lang
pháp lý về quản lý môi trường. Do đó, đến nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa
các Văn bản quy định về quản lý môi trường đối với KCN.
So với các nước phát triển, lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam còn khá
mới và chỉ được đặc biệt quan tâm trong khoảng 5 năm trở lại đây do yêu cầu
quản lý môi trường trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển nóng. Vì vậy, ý
thức chấp hành pháp luật môi trường trong các DN và người dân còn hạn chế.
Việc xử lý hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường còn chưa
kiên quyết và triệt để. Bộ máy điều tra, truy tố, xét xử đối với các hành vi gây ô
nhiễm ở mức là tội phạm hình sự hầu như chưa được khởi động trong thực tế.
Về thi hành pháp luật bảo vệ môi trường, công tác thanh tra đã giúp cơ quan
có thẩm quyền có căn cứ áp dụng các công cụ có tính cưỡng chế cao như xử
phạt bằng tiền hoặc phát hiện vi phạm và yêu cầu chấm dứt các vi phạm, đình
chỉ hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường, cấm hoạt động, buộc di dời các cơ
sở đến khu vực xa khu dân cư, phù hợp với sức chịu tải của môi trường. Điển
hình là vụ việc xử lý đối với Công ty Vedan Việt Nam tại Đồng Nai, Công ty
Miwon tại Phú Thọ, Công ty Huyndai Vinashin tại Khánh Hòa...
Tuy nhiên, việc triển khai Luật Bảo vệ môi trường hiện nay còn rất nhiều
khó khăn như lực lượng thanh tra chuyên ngành còn quá mỏng (1 thanh tra môi
trường quản lý 1.400 DN). Một số chủ DN chưa thấy được trách nhiệm bảo vệ
môi trường của cá nhân và DN mình đối với cộng đồng nên trốn tránh trách
nhiệm xử lý chất thải hoặc không nghiêm túc triển khai các biện pháp giảm
thiểu tác động môi trường trong quá trình hoạt động.

25



×