Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý môi trường tại công ty honda việt nam, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 76 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




HOÀNG NGỌC HÙNG



ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TẠI CÔNG TY HONDA VIỆT NAM, TỈNH VĨNH PHÚC






LUẬN VĂN THẠC SĨ









HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




HOÀNG NGỌC HÙNG



ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TẠI CÔNG TY HONDA VIỆT NAM, TỈNH VĨNH PHÚC





CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN




HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN



- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả


Hoàng Ngọc Hùng






















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn,
người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài và hoàn chỉnh luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Công ty Honda Việt Nam và
một số các đơn vị, cá nhân có liên quan khác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Để hoàn thành luận văn, tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ của bạn
bè và những người than trong gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những
tình cảm cao quý đó.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả


Hoàng Ngọc Hùng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Công tác quản lý môi trường công nghiệp ở Việt Nam 3
1.1.1. Thực trạng phát triển công nghiệp ở Việt Nam 3
1.1.2 Một số mô hình quản lý môi trường tại các công ty 10
1.2 . Công tác môi trường ở các nhà máy sản xuất xe máy 12
1.2.1. Thực trạng, triển vọng và công tác môi trường sản xuất xe máy tại Việt
Nam 12
1.2.2. Sản xuất xe máy và các tác động đến môi trường 15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 18
NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.2. Phạm vi nghiên cứu 18
2.3. Nội dung nghiên cứu 18

2.3.1. Khái quát về Công ty Honda Việt Nam 18
2.3.2. Công tác quản lý môi trường tại Công ty 18
2.3.3. Kết quả chất lượng các thành phần môi trường vật lý 18
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.3.4. Bài học về công tác quản lý môi trường của Công ty 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu 18
2.4.1. Thu thập tài liệu, số liệu 18
2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa 19
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm 19
2.4.4 Phương pháp xử lý và đánh giá số liệu 22
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1. Khái quát về công ty Honda Việt Nam 23
3.1.1. Vị trí địa lý 23
3.1.2. Quy mô sản xuất 24
3.2. Công tác quản lý môi trường tại Công ty 27
3.2.1. Việc tuân thủ các quy định của Pháp luật về môi trường 27
3.2.2. Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 14001:2004 28
3.3 . Kết quả chất lượng các thành phần môi trường vật lý 43
3.3.1. Môi trường không khí 43
3.3.2. Môi trường nước 48
3.3.3. Chất thải rắn 54
3.3.4. Bài học về công tác quản lý môi trường 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
1. Kết luận 56
2. Kiến nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v


DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

Bảng 3.1: Vai trò trách nhiệm của hệ thống quản lý môi trường 31
Bảng 3.2. Bảng phân loại chất thải Công ty Honda Việt Nam 34
Bảng 3.3: Phân loại rác thải, thùng đựng rác và vị trí đặt 35
Bảng 3.4: Phân loại chủng loại nước thải Công ty Honda Việt Nam 36
Bảng 3.5: Kinh phí cho các hoạt động môi trường tại công ty Honda

Việt Nam. 38
Bảng 3.6: Khái quát nội dung giao dục và đào tạo về môi trường 39
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát đối với nhân viên 40
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát đối với nhân viên thu gom rác 41
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát đối với nhân viên quản lý 42
Bảng 3.10: Chất lượng môi trường không khí trung bình năm tại các khu vực sản
xuất qua các năm 2012, 2013 và 2014* 44
Bảng 3.11: Chất lượng môi trường không khí trung bình khu vực lò đốt qua các
năm 2012, 2013 và 2014 45
Bảng 3.12: Chất lượng môi trường không khí xung quanh, cách 100m,

trung bình
các năm 2012, 2013, 2014* 46
Bảng 3.13: Kết quả đo tiếng ồn tại khu vực xưởng Đúc 47
Bảng 3.14: Kết quả đo tiếng ồn tại khu vực Xưởng gia công 47
Bảng 3.15: Kết quả đo tiếng ồn tại khu vực Xưởng hàn 48
Bảng 3.16: Chất lượng nước thải Công ty Honda Việt Nam sau khi xử lý 50
Bảng 3.17: Chất lượng nước thải sinh hoạt sau xử lý của Công ty 52

Bảng 3.18. Chất lượng nước tại nguồn tiếp nhận trung bình qua các năm 53
Bảng 3.19: Lượng phát sinh các loại chất thải trong 1 ngày tại Công ty 54



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT Tên sơ đồ Trang

Sơ đồ 1.1 Quy trình thu gom, xử lý rác thải của công ty Cổ phần sản xuất hàng
thể thao Maxport. 11
Sơ đồ 1.2 Quy trình thu gom, xử lý rác thải tại Công ty Pepsico Bắc Ninh 12
Sơ đồ 3.1 Quy trình sản xuất xe máy của Công ty Honda Việt Nam 25
Sơ đồ 3.2 Quy trình sản xuất ô tô của Công ty Honda Việt Nam 26
Sơ đồ 3.3 Sơ đồ triển khai hệ thống quản lý môi trường

Công ty Honda Việt Nam 30
Sơ đồ 3.4 Sơ đồ tổ chức Ủy ban ISO về môi trường tại Công ty Honda

Việt Nam 30
Sơ đồ 3.5 : Sơ đồ vận hành quản lý môi trường trong hệ thống 32
Sơ đồ 3.6. Sơ đồ xử lý và điểm quản lý chất thải 34
Sơ đồ 3.7. Sơ đồ xử lý và điểm quản lý nước thải 37

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang


Biểu đồ 1.1. Chỉ số BOD của các con sông chính ở Việt Nam 5
Biểu đồ 1.2. Chỉ số NH4 của các con sông chính ở Việt Nam 5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
COD Nhu cầu oxy hóa học
FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
GDP Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong
nước
QĐ - BYT Quyết định Bộ Y tế
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSS Tổng chất rắn lơ lửng trong nước
TTXVN Thông tấn xã Việt Nam
TTLT – BTC - BTNMT Thông tư liên tịch – Bộ Tài chính – Bộ Tài
nguyên Môi trường
UBND Ủy ban nhân dân






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi ra đời lần đầu tiên trên thế giới năm 1885 cho đến nay, xe máy
đã trở thành phương tiện giao thông tiện dụng và phổ biến nhất.
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới cũng như sự
vươn lên mạnh mẽ của nước ta, nhu cầu sử dụng các loại phương tiện ngày một
gia tăng mạnh mẽ. Năm 1998 tại Việt Nam, lần lượt thành lập hai công ty chuyên
sản xuất về xe máy là Công ty Honda Việt Nam và Công ty Yamaha Việt Nam.
Đến nay, hàng loạt những hãng sản xuất xe máy lớn được thành lập tại Việt Nam
như Suzuki, SYM, Piaggio Bên cạnh đó, hàng loạt những mẫu mã xe mới cũng
được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của người tiêu dùng. Quá
trình sản xuất ra các loại phương tiện ngoài việc thải ra nhiều loại chất thải (như
bụi, khói, các loại nước thải công nghiệp có chứa các dung môi, ) có thể gây ra
ô nhiễm môi trường, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao
động và người dân xung quanh nếu như những chất thải đó không được các công
ty quản lý và xử lý trước khi thải ra môi trường tự nhiên.
Honda Việt Nam là một trong những Công ty sản xuất xe máy và ô tô lớn
nhất tại Việt Nam, với năng suất sản xuất 2500 xe/ngày, kèm theo đó là sự xả
thải ra môi trường ngoài cũng rất lớn đặc biệt là nước thải và khí thải, do đó việc
quản lý và xử lý chất thải của Công ty sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi
trường xung quanh.
Honda Việt Nam là một Công ty đã làm rất tốt công tác về môi trường, là
đơn vị đạt được nhiều thành tích và có những đóng góp rất lớn trong công tác giữ
gìn, bảo vệ môi trường. Do đó, đánh giá công tác quản lý và xử lý môi trường
của Công ty Honda Việt Nam sẽ giúp có được những bài học tốt không chỉ cho
Honda mà còn cho các đơn vị khác học tập và áp dụng.

Chính vì thế, tôi tiến hành “Đánh giá thực trạng quản lý môi trường tại
Công ty Honda Việt Nam, tỉnh Vĩnh Phúc”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng quản lý và xử lý môi trường tại Công ty Honda
Việt Nam từ đó đề xuất phương pháp quản lý môi trường phù hợp.
3. Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu tình hình phát thải các chất thải tại Công ty Honda Việt Nam.
- Tìm hiểu và đánh giá công tác quản lý môi trường tại Công ty Honda
Việt Nam.
- Rút ra bài học về công tác quản lý môi trường của Công ty.























Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Công tác quản lý môi trường công nghiệp ở Việt Nam
1.1.1. Thực trạng phát triển công nghiệp ở Việt Nam
Trong gần 20 năm qua, nhờ những nỗ lực và quyết tâm của toàn Đảng và
toàn dân ta trong việc thực hiện các chủ trương và chính sách đúng đắn của Đảng,
nền kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu quan trọng và có tính
bước ngoặt trên con đường xây dựng và đổi mới đất nước. Việc thực hiện chính
sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới
đã làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đạt trên 7%/năm
trong nhiều năm, đặc biệt là giai đoạn 1991-1995 (đạt trên 8,2%/năm). GDP bình
quân đầu người giai đoạn 1996-2000 là 462 USD, ước thực hiện giai đoạn 2001-
2005 là 600 USD. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2001-
2005 cả cấp mới và bổ sung đạt 15-16 tỷ USD, tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn
1996-2000 (Tạp chí Thống kê kinh tế - Xã hội số 5, tháng 5/2005, trang 43).
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, sau 20 năm tiến hành đổi mới, Việt
Nam đã đạt được một số thành tựu về xã hội, có tác động thúc đẩy nền kinh tế
phát triển. Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu giảm một nửa số người
nghèo và một nửa số người dân bị đói theo chuẩn quốc tế so với những năm đầu
thập niên 90 chỉ trong khoảng 10 năm. Cụ thể: trong giai doạn 2002-2004, mức

sống - thể hiện qua chi tiêu của hộ gia đình, đã được cải thiện rõ rệt. Tính chung
cả nước, chi tiêu hộ gia đình theo giá so sánh thời kì 2003-2004 đạt 328000 đồng,
tăng bình quân 12,1%/năm (Tạp chí Thống kê kinh tế - Xã hội số 6, tháng
6/2005, trang 44).
Như vậy sự phát triển của nền kinh tế đã có ảnh hưởng trực tiếp tích cực
đến đời sống của người dân. Đời sống của người dân từng bước đựơc cải thiện và
nâng cao rõ rệt Cũng như những nhu cầu tự nhiên như ăn, mặc, ở thì một nhu
cầu khác cũng không thể thiếu được đối với con người trong cuộc sống hiện nay
đó là phương tiện đi lại hay còn gọi là phương tiện giao thông. Và để đáp ứng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

đựơc nhu cầu đó của người dân thì hàng loạt các phương tiện giao thông đã đựơc
nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng như ô tô, xe máy, xe đạp điện…
Sự phát triển của ngành công nghiệp làm cho nền kinh tế nước ta phát triển
mạnh mẽ, tuy nhiên, kèm theo đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do các công ty gây
ra cũng rất nghiêm trọng.
Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo
theo đô thị hoá. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường
cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm tới
tăng bình quân khoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp khoảng 8-9%/năm,
mức đô thị hoá từ 23% năm lên 33% năm 2000, thì đến năm 2010 lượng ô nhiễm
do công nghiệp có thể tăng lên gấp 2,4 lần so với bây giờ, lượng ô nhiễm do
nông nghiệp và sinh hoạt cũng có thể gấp đôi mức hiện nay.
Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn
như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày
càng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vận tải và sinh hoạt gây ra. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công
nghiệp tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất.
Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ

sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông
Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m3 nước thải công nghiệp, trong đó có
khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá),
1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và
kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các
con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng
lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện
quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông.




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5


Biểu đồ 1.1. Chỉ số BOD của các con sông chính ở Việt Nam
(Nguồn: Source: NEA, SOE reports 1997-2002)


Biểu đồ 1.2. Chỉ số NH4 của các con sông chính ở Việt Nam
(Nguồn: Source: NEA, SOE reports 1997-2002)
Về ô nhiễm không khí, ngoài tác động của sản xuất công nghiệp, hoạt
động giao thông vận tải cũng là nguồn thải rất quan trọng. Chỉ tính riêng ở thành
phố Hồ Chí Minh, hàng năm các phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố tiêu
thụ khoảng 210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu Dizel. Như vậy đã thải vào
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

không khí khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2, 116000

tấn CO, 1,2 triệu tấn CO2, 13200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn Aldehyt. Chính vì
thế, tại nhiều khu vực trong các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao.
Tại Hà Nội, vào những năm 1996-1997 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở
xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Thượng Đình với đường kính
khu vực ô nhiễm khoảng 1700 mét và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép
khoảng 2-4 lần; xung quanh các nhà máy thuộc khu công nghiệp Minh Khai –
Mai Động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi
cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần. Cũng tại khu công nghiệp Thượng
Đình, kết quả đo đạc các năm 1997-1998 cho thấy nồng độ SO2 trong không khí
vượt tiêu chuẩn cho phép 2-4 lần.
Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến
năm 2010, nếu tất cả 74 khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí
nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức làn
gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại
“Dự báo đến năm 2010 của Ngân hàng Thế giới về diễn biến môi trường
Việt Nam cũng cho thấy,khối lượng chất thải rắn sẽ là 4800000 tấn/năm, trong
đó chất thải nguy hại hơn 600 nghìn tấn/năm và khu vực được cho là trọng điểm
của tình trạng phát sinh chất thải nhiều nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh. Ông Ngô Anh Tuấn - Phó Trưởng ban Quản lý khu chế xuất - khu công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Trong năm 2008, 184 doanh nghiệp
trong tổng số 13 khu chế xuất - khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh vi
phạm môi trường, bị xử lý, với số tiền hơn 1,85 tỷ đồng.” (Tuan, Nguyen Dinh,
1996. Curent situation of air polulation in Ho Chi Minh City, Viet Nam.
Proceeding of the Asia – Pacific Conferenceon Sustaina on Sustainable Energy
an Environment Technology, held in Singapore, 19 – 21, June, pp. 242 – 248.).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Thông tin từ UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện còn tồn tại 54
cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Trong số này, có những đơn vị vi

phạm với hàm lượng gây ô nhiễm môi trường cao gấp hàng chục lần so với quy
định. Cụ thể, Bệnh viện Tai Mũi Họng (số 155B Trần Quốc Thảo, phường 9,
quận 3) không vận hành hệ thống xử lý nước thải, nước thải đo được có nồng độ
COD vượt gần 48 lần; BOD vượt gần 54 lần; TSS vượt hơn 25 lần… so với quy
định.
Công ty TNHH Nahal Vina (99 Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, quận
9) khí thải lò hơi CO vượt gần 13 lần; Công ty TNHH thực phẩm Việt Tường (tổ
12 ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi) nước thải có hàm lượng COD
vượt gần 5 lần; BOD vượt gần 8 lần; CO vượt 4,5 lần…; hay như cơ sở giết mổ
gia súc trung tâm quận 12 (khu phố 2A, phường Tân Thới Hiệp) nước thải có
hàm lượng COD vượt gần 6 lần; BOD vượt 9,5 lần…
Công ty Cổ phần giấy Xuân Đức (54B Nam Hòa, phường Phước Long A,
quận 9) chuyên sản xuất bao bì cao cấp các loại, tập học sinh, giấy in văn phòng
đã bị xử phạt 65 triệu đồng (tháng 9.2013) và cơ quan chức năng yêu cầu khắc
phục trong 30 ngày. Nhưng đến nay, nước thải sau khi xử lý của công ty này có
hàm lượng BOD
5
vượt gần 3 lần; COD vượt gần 1,5 lần; TSS vượt gần 1,5 lần;
khí thải lò hơi CO vượt 1,5 lần so với quy định… (Việt Khuê - Bạch Dương,
2014, Dantri.com.vn).
Công ty trách nhiệm hữu hạn Tuấn Cường Plastic đóng tại địa bàn xã
Minh Hải, huyện Văn Lâm vừa bị UBND tỉnh Hưng Yên ra Quyết định xử phạt
vi phạm hành chính về những sai phạm trong quy định bảo vệ môi trường. Đây là
lần thứ 2 doanh nghiệp này bị xử phạt vi phạm hành chính vì xả thải gây ô nhiễm
môi trường. Trong quá trình sản xuất, Công ty đã sử dụng nguyên liệu sai quy
định; thay vì nhập khẩu nguyên liệu là phế liệu sạch không có tạp chất nguy hại,
doanh nghiệp lại sử dụng các loại vỏ bao và nhựa chưa được làm sạch, chưa
được kiểm soát về chất lượng và chứa tạp chất gây ô nhiễm.
Mặt khác, Công ty đăng ký trong bản cam kết là công nghệ xử lý nước thải
đạt tiêu chuẩn với công nghệ lắng lọc, sục khí và tách dầu. Song dù đã nâng công

suất và lượng nước sử dụng để tẩy rửa nguyên liệu tăng gấp nhiều lần, công nghệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

xử lý nước thải vẫn chủ yếu là lắng lọc đơn giản, hệ thống xử lý nước thải vẫn
không được cải tạo.
Với nguồn nước thải không qua xử lý, Công ty Tuấn Cường đã ngang
nhiên xả trực tiếp ra môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước
sản xuất sinh hoạt của khu dân cư. Trong đó, hệ thống ao hồ kênh mương của
người dân xã Chỉ Đạo và Minh Hải (Văn Lâm) bị ô nhiễm dẫn đến cây trồng vật
nuôi thường xuyên bị chết, không khí bị nhiễm độc, gây nhiều bức xúc trong
nhân dân. (Mai Ngoan, 2014, TTXVN).
Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái có cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn
xã Cẩm Vân (huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa), với ngành nghề kinh doanh là
gia công, sang chai, đóng gói các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật cho công ty
mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, công ty đã gây ô nhiễm môi trường và
gây bức xúc cho người dân trên địa bàn thời gian qua.
Từ tháng 9-2013 đến đầu tháng 7-2014, dưới sự giám sát của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban nhân dân các huyện: Yên Định,
Cẩm Thủy và đại diện nhân dân các xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm (huyện Cẩm Thủy),
xã Yên Lâm (huyện Yên Định), Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái phối hợp
các đơn vị chuyên môn tập trung xử lý ô nhiễm môi trường theo phương án khắc
phục ô nhiễm môi trường được phê duyệt. Cụ thể, đơn vị chuyên môn đã tiến
hành khai quật, bốc xúc, đóng gói toàn bộ chất thải nguy hại, hóa chất bảo vệ
thực vật chôn lấp không đúng quy định và đất nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật
trong khuôn viên Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái có cơ sở sản xuất ở xã
Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy. Kết quả, hơn 239 tấn đất nhiễm nặng hóa chất bảo
vệ thực vật, chất thải nguy hại được đơn vị chuyên môn là Công ty cổ phần Phát
triển công nghệ Tài nguyên Môi trường vận chuyển, xử lý, tiêu hủy trong lò nung
của Nhà máy Xi-măng Thành Công - Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng

Thành Công III (xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Hơn 714 tấn
đất nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật nhẹ được xử lý tại chỗ bằng phương pháp hóa
học, bảo đảm an toàn, đúng quy trình, không để xảy ra sự cố ảnh hưởng đến môi
trường trong khu vực.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Toàn bộ 3054 kg chất thải nguy hại, gồm 1854 kg các loại bao bì nhựa
dính hóa chất bảo vệ thực vật, 1200 kg nguyên liệu để sản xuất thuốc chất bảo vệ
thực vật hết hạn sử dụng và các loại chất thải khác có dư lượng hóa chất bảo vệ
thực vật lưu giữ tại Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái đã được Công ty cổ
phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp 11, vận chuyển đến nhà máy đóng tại
tỉnh Hưng Yên để xử lý theo quy định. Tổ giám sát liên ngành phối hợp đơn vị
thi công, chủ đầu tư tổ chức lấy 16 mẫu đất sau xử lý gửi Trung tâm Công nghệ
xử lý môi trường (Bộ Tư lệnh Hóa học) để phân tích, đánh giá hiệu quả xử lý.
Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng các hóa chất bảo vệ thực vật có trong đất
sau khi xử lý thấp hơn quy chuẩn cho phép, đất sau xử lý không còn ô nhiễm hóa
chất bảo vệ thực vật (Mai Luận, 2014, Nhandan.com.vn).
Tại Công ty Vedan, Kết quả khảo sát của Viện Môi trường và Tài nguyên
TP HCM cho thấy, mức độ ô nhiễm sông Thị Vải do Công ty Vedan gây ra
chiếm 80-90%. Ngày 19 tháng 9, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả
điều tra 10 sai phạm của Vedan, bao gồm:
- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy
sản xuất tinh bột biến tính của công ty.
- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà
máy sản xuất bột ngọt và lysin của công ty.
- Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà
máy khác của công ty.
- Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu
liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định

của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo.
- Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa
công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng sản
xuất xút- axit từ 3116 tấn/tháng lên 6600 tấn/tháng.
- Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa
công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy bột
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

ngọt từ 5000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2000 tấn/tháng
lên 4000 tấn/tháng, lysin từ 1200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng, bột gia vị cao
cấp 20 tấn/tháng, phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng).
- Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết
bị hạn chế môi trường.
- Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
- Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong
giấy phép (vi.wikipedia.org).
Như vậy, có thể nhận thấy, tình hình vi phạm Luật về môi trường của
các doanh nghiệp đang diễn ra rất nhiều. Nếu các doanh nghiệp không có tuân
thủ Luật Môi trường và quản lý, thưc hiện tốt các công tác môi trường tại các
doanh nghiệp thì môi trường sẽ ngày càng bị ô nhiễm nặng nề hơn.
Do đó, việc quản lý môi trường tại các doanh nghiệp đang là vấn đề rất nóng
bỏng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có trách nhiệm cao với vấn đề môi trường.
1.1.2 Một số mô hình quản lý môi trường tại các công ty
a. Quy trình thu gom, xử lý rác thải tại Công ty Cổ phần sản xuất hàng thể thao
Maxport














Nguyên phụ liệu
(
Cúc, khóa, hit, …)

Nhà cắt
May/ghép các chi tiết
Đóng gói
Xuất kho
Bao bì, nilon, nguyên phụ liệu
hỏng, bụi
Nhãn mác, phấn vẽ,
ch

t t

y b

n


Trả lại nhà
cung cấp
Nilon, bao bì, phấn thừa, vỏ chai
hóa ch

t, ti
ế
ng

n

Nhãn mác sai h

ng

Thu gom, chuyển nhà
th

u x




Vải vụn/vải thừa
Nhà thầu phụ
Kho
Xả vải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11


Sơ đồ 1.1 Quy trình thu gom, xử lý rác thải của công ty Cổ phần sản xuất
hàng thể thao Maxport.
Vải được nhập về theo từng cuộn, được xả cuộn trước khi chuyển lên nhà
cắt, được cắt ra thành các chi tiết bán thành phẩm chuyển lên các dây chuyền.
Các loại rác thải (lõi cuộn vải, vải vụn, nilon đóng gói vải) được loại bỏ sau công
đoạn cắt được tách riêng ra 2 loại: vải vụn và nilon, giấy bìa.
Các bán thành phẩm được chắp ghép nhiều chi tiết qua các công đoạn
khác nhau & các phụ liệu khác được may thành các sản phẩm hoàn chỉnh.
Các loại chất thải từ các công đoạn được tập trung tại vị trí tập kết, sau đó được
phân loại: giấy, bao bìa, túi nilon, vải vụi, các loại nguyên phụ liệu sai hỏng, nhãn
mác. Các loại nguyên phụ liệu và nhãn mác sai hỏng sẽ được trả lại nhà cung cấp, còn
các loại giấy, bao bìa, vải vụn và túi được các nhà thầu phụ thu mua tái sử dụng.
Như vậy, các loại chất thải tại Công ty đã được quản lý và xỷ lý rất tốt,
không thải bỏ ra môi trường tự nhiên.
b. Quy trình thu gom, xử lý rác thải tại Công ty Pepsico Bắc Ninh
















Phát th

i

Thu gom

Phân lo

i

Chuyển xuống kho chất thải/
Khu vực quy định
Ki

m tra lo

i ch

t th

i

Ti
ế
p nh

n, phân lo

i l


n hai

Lưu kho

Chuyển giao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12



Sơ đồ 1.2 Quy trình thu gom, xử lý rác thải tại Công ty Pepsico Bắc Ninh
Tất cả các loại rác thải trước khi vứt bỏ vào thùng chứa phải được phân
loại và thải bỏ vào các khu vực/thùng chứa chất thải quy định. Sau đó được vận
chuyển xuống kho chất thải hoặc khu vực quy định. Tại đây, các loại chất thải
được kiểm tra:
- Nếu có rác thải thải bỏ không đúng nơi quy định, sẽ được phân loại lại
trước khi chuyển đến vị trí phân loại lần 2.
- Nếu phân loại đúng sẽ được chuyển đến vị trí phân loại lần 2 và tiến
hành lưu kho và chuyển đến đơn vị xử lý.
Như vậy, với việc kiểm tra và phân loại hai lần, các loại rác thải của
Công ty không có sự phân loại và thải bỏ sai quy định trước khi chuyển đến đơn
vị xử lý.
1.2 . Công tác môi trường ở các nhà máy sản xuất xe máy
1.2.1. Thực trạng, triển vọng và công tác môi trường sản xuất xe máy tại Việt
Nam
Xe gắn máy hai bánh (xe gắn máy, xe máy) đã và đang là phương tiện
giao thông phổ biến ở nhiều quốc gia. Cùng với nhu cầu sử dụng, các công ty sản
xuất xe gắn máy ở nhiều quốc gia đã không ngừng cạnh tranh sáng tạo, cải tiến
về kiếu dáng và đặc tính kỹ thuật để khẳng định thương hiệu. Có thể nói chiếc xe
gắn máy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn là tác phẩm nghệ thuật.

Người sở hữu chiếc xe gắn máy không chỉ để đi lại mà còn để thể hiện sở thích
của mình. Từ khi công ty đầu tiên sản xuất xe máy đầu tiên tại Việt Nam năm
1996, đến nay, có rất nhiều tập đoàn sản xuất xe máy đầu tư xây dựng tại Việt
Nam
a. Công ty Honda Việt Nam
Công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa Công ty Honda Motor Nhật
Bản, Công ty Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng Công ty máy động lực và
máy nông nghiệp Việt Nam, được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1521/GP
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

cấp ngày 22 tháng 3 năm 1996. Từ đó đến nay Honda Việt Nam luôn được người
tiêu dùng Việt Nam biết đến với uy tín và chất lượng của một tập đoàn sản xuất
xe máy lớn nhất trên thế giới…
Hiện tại, Công ty Honda Việt Nam có hai nhà máy xe máy hoạt động với
công suất khoảng 2,1 triệu chiếc/năm, nhà máy xe máy thứ 3 bắt đầu đi vào sản
xuất từ tháng 3 năm 2014 bắt đầu bằng việc sản xuất phụ tùng và dự kiến sẽ sản
xuất xe thành phẩm từ tháng 10 năm 2014. Mới đây nhất, Honda Việt Nam đã
mở rộng năng lực sản xuất của phân xưởng sản xuất bánh răng lên hơn 2,3 triệu
sản phẩm/năm, đồng thời xưởng sản xuất Piston cũng đã hoàn thành và đi vào
hoạt động từ tháng 4/2014. Sắp tới, trung tâm phụ tùng lớn của công ty cũng sẽ
đi vào hoạt động.
Hoạt động bảo vệ môi trường của Honda Việt Nam được tiến hành đồng
bộ và toàn diện trên 2 phương diện chính: môi trường trong nhà máy và môi
trường bên ngoài.
Với môi trường trong nhà máy, Honda Việt Nam chú trọng vào việc xây
dựng một nhà máy xanh và phấn đấu trở thành công ty dẫn đầu trong công tác
bảo vệ môi trường. Ngay từ năm 2001, Honda Việt Nam đã nhận chứng chỉ quản
lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001, Công ty đã áp dụng hệ thống
quản lý môi trường ISO 14001 một cách toàn diện vào quá trình sản xuất với các

hệ thống xử lý rác, nước thải hiện đại và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
Song song với các hoạt động bảo vệ môi trường trong nhà máy, Công ty
Honda Việt Nam cũng rất chú trọng đến việc bảo vệ môi trường ngoài nhà máy,
góp phần xây dựng môi trường xanh sạch đẹp. Công ty Honda Việt Nam đặc biệt
chú trọng đến công nghệ xử lý và tái chế rác thải. Những công nghệ tiên tiến nhất
được Honda Việt Nam tích cực áp dụng vào dự án này với quyết tâm hạn chế đến
mức tối đa chất thải ra môi trường đồng thời đảm bảo sự kinh tế, tiết kiệm trong
việc tái chế chất thải.
Bên cạnh các hoạt động bảo vệ môi trường, Honda Việt Nam còn luôn nỗ
lực sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Hiện tại Honda Việt
Nam đã hoàn toàn loại bỏ chì khỏi sơn sử dụng, thay thế toàn bộ Cr
VI+
bằng Cr
3+
.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Tại Honda Việt Nam, chất amiăng không được sử dụng để chế tạo má phanh vì
chất này là tác nhân gây ung thư phổi. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã đầu tư và
ứng dụng các công nghệ môi trường tiên tiến, tạo ra các sản phẩm thân thiện với
môi trường, ví dụ như ống xả xe máy do Công ty sản xuất được thiết kế theo tiêu
chuẩn Honda toàn cầu, đảm bảo qui chuẩn cho phép về lượng khí thải, đặc biệt
khí thải của xe máy không gây tác hại cho những người đi phía sau.
Không chỉ có những hoạt động nhằm bảo vệ môi trường hiện tại, Công ty
Honda Việt Nam còn rất tích cực trong công tác góp phần giữ gìn và bảo vệ môi
trường cho các thế hệ tương lai. Hàng năm Công ty Honda Việt Nam còn dành
ngân sách rất lớn cho các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng. Từ năm 2012 đến
nay, Công ty đã liên hệ với các tỉnh vùng cao như Bắc Kạn, Lào Cao để thực hiện
các chương trình trồng rừng và bảo vệ rừng

b. Công ty Cổ phần xích líp Đông Anh
Công ty Cổ phần xích líp Đông Anh được thành lập năm 2009, có tất cả
1553 cán bộ công nhân viên, trong đó 1300 công nhân sản xuất trực tiếp và 253
công nhân sản xuất gián tiếp. Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập
khẩu các loại: xích líp, đùi đĩa xe đạp, xích xe máy, xích công nghiệp, phụ tùng
xe máy, ô tô, khóa bi và sản phẩm cơ kim khí khác, mạ niken-crom, kẽm các loại
sản phẩm khác. Những khách hàng chính của công ty: Honda Việt Nam,
YAMAHA, Machino auto parts, VAP, VMEP, GOSHI Thang Long, Piaggio
Việt Nam…
Là một Công ty mới thành lập nhưng Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh
đã xây dựng được hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2008
về môi trường, qua đó đạt được nhiều lợi ích:
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất tại công ty
- Tiết kiệm chi phí đầu vào bao gồm nước, năng lượng, nguyên vật liệu,
hóa chất…đặc biệt là những nguyên vật liệu khan hiếm như điện năng, than, dầu.
- Tăng cường uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, nâng cao hình
ảnh của doanh nghiệp trên thị trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

- Giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp
chỉ áp dụng tiêu chuẩn iso 9001 :2008 mà không áp dụng iso 14001
- Nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp khi không phải mất chi phí giải
quyết các vấn đề gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật
(Nguyễn Trường Giang, 2011, “Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần Xích líp
Đông Anh”).
1.2.2. Sản xuất xe máy và các tác động đến môi trường
a. Tác động của nước thải sản xuất đến môi trường
Đặc trưng của nước thải ngành sản xuất xe máy là có chứa hàm lượng các

chất kim loại. Do đó, nước thải của các nhà máy sản xuất xe máy nếu không
được xử lý, xả trực tiếp ra nguồn nước tiếp nhận như ao hồ, sông, suối sẽ làm
cho các thủy vực này bị nhiễm bẩn, gây hậu quả xấu với nguồn nước như:
Nước thải của ngành sản xuất xe máy có chứa nhiều kim loại nặng như
Hg, Pb, As và nước thải có chứa benzen. nếu không được xử lý trước khi thải ra
ngoài môi trường, Các loại kim loại nặng này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
môi trường cũng như sức khỏe người dân xung quanh.
b. Tác động của khí thải đến môi trường
Khí thải của các nhà máy sản xuất xe máy, chủ yếu là khói thải của các lò
đốt chứa các loại khí độc hại như SO
2
, CO, CO
2
, NO
2
, hydrocacbon và tro bụi.
-
Khí SO
x
Khí SO
2
, SO
3
gọi chung là SO
x
là những khí độc hại không chỉ với sức
khỏe con người, động thực vật mà còn tác động lên các vật liệu xây dựng, các
công trình kiến trúc. SO
x
xâm nhập vào cơ thể người qua các cơ quan hô hấp

hoặc cơ quan tiêu hóa sau khi được hòa tan trong nước bọt và cuối cùng chúng có
thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn. Ở nồng độ nhất định có thể gây co giật cơ trơn
của khí quản, ở nồng độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường khí quản.
-
Khí NO
2
NO
2
là khí có kích thích mạnh đường hô hấp, tác động đến hệ thần kinh và
phá hủy mô tế bào phổi, làm chảy nước mũi, viêm họng. Khí NO
2
với nồng độ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

100ppm có thể gây ung thư tử vong cho người và động vật sau ít phút. Với nồng
độ 5ppm có thể gây ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp. Con người tiếp xúc lâu
với NO
2
khoảng 0.06 ppm có thể gây các bệnh trầm trọng về phổi.
- Bụi và bụi kim loại
Trong phổi người, bụi có thể là nguyên nhân gây kích thích cơ học gây khó
khăn cho các hoạt động của phổi, chúng có thể gây nên các bệnh về đường hô
hấp. Nói chung bụi tro và bụi kim ảnh hưởng đến sức khỏe con người như gây
bệnh hen suyễn, viêm cuống phổi, bệnh khí thủng, bệnh viêm cơ phổi và các bệnh
nghề nghiệp như bệnh bụi phổi silic.
- Khí CO
Khí CO là loại khí không màu, không mùi không vị, tạo ra do sự cháy
không hoàn toàn


của nguyên liệu chứa C. Con người đề kháng với CO rất khó
khăn, ở nồng độ khoảng

5ppm có thể gây đâu đầu chóng mặt, ở những nồng độ từ
10-250 ppm có thể gây tổn hại đến hệ thống tim mạch thậm chí gây tử vong.
c. Tác động của chất thải rắn đến môi trường
Chất thải rắn của ngành sản xuất xe máy chiếm tỷ lệ tương đối lớn, với
thành phần chính là các loại vỏ sơn, thùng phuy chứa dàu Đây là các loại rác
thải có tính chất nguy hại. Nếu không được thu gom, phân loại tốt sẽ gây ảnh
hưởng xấu đến chất lượng môi trường nói chung và chất lượng môi trường của
doanh nghiệp nói riêng.
d. Tác động đến sức khỏe của nhân viên
Đặc trưng của ngành sản xuất xe máy là sử dụng rất nhiều các loại hóa
chất như dầu cắt, dầu bôi trơn, sơn, dung môi sơn, và sử dụng với lưu lượng
lớn trong 1 ngày làm việc. Các loại hóa chất này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
của nhân viên.
Dung môi sơn: Dung môi sơn có chứa benzen, là chất độc hại cho con
người khi hít hoặc tiếp xúc trực tiếp, gây các bệnh gây kích thích mắt, mũi họng

×