Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã tào sơn – huyện anh sơn – tỉnh nghệ an”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.7 KB, 112 trang )

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Luận văn tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học lớn, thể hiện
kết quả đạt được sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thực tế những vấn đề của xã
hội. Đây cũng thể hiện phương pháp vận dụng kiến thức sách vở vào trong cuộc
sống diễn ra hàng ngày. Với tiến trình phát triển chung của đất nước thì nảy sinh
rất nhiều vấn đề phức tạp mà con người cần phải giải quyết. Qua thời gian thực
tập tại UBND xã Tào Sơn, nhận thấy được vấn đề di cư lao động xảy ra trên địa
bàn ảnh hưởng lớn tới kinh tế xã hội xã, tuy nhiên cũng chưa có hướng giải
quyết phù hợp. Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng di cư
lao động tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An”.
Mục tiêu của đề tài là góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sơ thực
tiễn liên quan đến đề tài, bao gồm các nội dung: Các khái niệm, các quan điểm
về di cư lao động, đi sâu nghiên cứu thực trạng tình hình di cư lao động trên địa
bàn xã, tìm hiểu nguyên nhân làm nảy sinh vấn đề di cư, những thuận lợi cũng
như khó khăn của những lao động di cư gặp phải và tác động của vấn đề này tới
đời sống gia đình và xã hội. Đồng thời, nghiên cứu đề tài này cũng là cơ sở để
em hoàn thành khóa học của bản thân.
Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế và xã hội xã Tào Sơn, sẽ là nền tảng
cho việc lựa chọn điểm nghiên cứu, đặc biệt là phản ánh lên được bức tranh về
kinh tế, xã hội xã Tào Sơn, để đi đến những nhận định về vấn đề di cư lao động
đối với nền kinh tế, đối với người dân
Để nghiên cứu vấn đề này, em đã thu thập nhiều số liệu liên quan từ nhiều
nguồn khác nhau như: Tổng cục thống kê, tổng điều tra dân số, bộ thương binh
xã hội, các công trình nghiên cứu, sách báo, trang web,... và các báo cáo, dữ liệu
của UBND xã Tào Sơn.
Phương pháp nghiên cứu đề tài này là căn cứ vào những cơ sở lý luận và
biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin đứng trên qua điểm hệ thống, phương

i



pháp thống kê, điều tra phỏng vấn bằng cách sử dụng bảng hỏi và phương pháp
so sánh.
Nghiên cứu này là cơ hội để em củng cố kiến thức, mở rộng tầm nhìn và
học hỏi những kinh nghiệm trong thực tế. Với những số liệu thu được giúp em
có thêm kiến thức, giải quyết được thắc mắc của mình về vấn đề di cư. Từ
những đánh giá một số bất cập hiện nay của vấn đề di cư lao động, trên cơ sở
nghiên cứu thực trạng điều kiện của địa phương và những nội dung quan trọng
trong phần cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn để đưa ra những giải pháp và kiến nghị
nhằm hạn chế tối đa những mặt bất cập trên, nhằm mục đích: phát huy mặt tích
cực, hạn chế tác động tiêu cực của quá trình di dân, góp phần quản lý di cư lao
động một cách hợp lý.

ii


MỤC LỤC
Bảng 2.2: Quy mô lao động Việt Nam phân theo vùng năm 2010.......................................................30
Bảng 2.3: Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, thành
thị/nông thôn và các vùng kinh tế-xã hội, 2009....................................................................................32
Bảng 2.4: Quy mô và cơ cấu lao động phân theo ngành của Việt Nam qua các năm (2007, 2008, 2009)
..............................................................................................................................................................32
Bảng 2.5: Tình hình di cư phân theo hướng di cư của Việt Nam năm 2007, 2008, 2009.....................33

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình nhập cư, xuất cư, di cư thuần giữa các vùng trên cả nước
trong 12 tháng trước 1/4/2008, 2010................Error: Reference source not found
Bảng 2.2: Quy mô lao động Việt Nam phân theo vùng năm 2010................Error:

Reference source not found
Bảng 2.3: Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo trình độ chuyên
môn kỹ thuật, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế-xã hội, 2009............Error:
Reference source not found
Bảng 2.4: Quy mô và cơ cấu lao động phân theo ngành của Việt Nam qua các
năm(2007, 2008, 2009).....................................Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Tình hình di cư phân theo hướng di cư của Việt Nam năm
2007, 2008, 2009..............................................Error: Reference source not found
Bảng 3.1: Biến động dân số lao động của xã Tào Sơn qua 3 năm(2009-2011)
..........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất đai của xã Tào Sơn qua 3 năm (2009-2011)
..........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.3 : Quy mô cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn xã Tào Sơn qua 3 năm
2009-2011.........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.1: Tình hình di cư lao động của xã Tào Sơn qua 3 năm (2009-2011)
..........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.2 Tỉ lệ phần trăm số hộ có lao động di cư có thuê lao động..............Error:
Reference source not found
Bảng 4.3: Một số thông tin chủ yếu của hộ điều tra...Error: Reference source not
found
Bảng 4.4: Phân loại hộ theo thu nhập và hình thức sản xuất kinh doanh......Error:
Reference source not found
Bảng 4.5: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo vùng đi và vùng đến của

iv


các lao động điều tra năm 2010........................Error: Reference source not found
Bảng 4.6: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo độ tuổi và giới tính của
các lao động điều tra năm 2011........................Error: Reference source not found

Bảng 4.7: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo trình độ học vấn và
trình độ chuyên môn của các lao động điều tra năm 2011Error: Reference source
not found
Bảng 4.8: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo tình trạng hôn nhân của
các lao động điều tra năm 2011........................Error: Reference source not found
Bảng 4.9: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo thời gian di cư của các
lao động điều tra năm 2011..............................Error: Reference source not found
Bảng 4.10: Hình thức tổ chức di cư của lao động.......Error: Reference source not
found
Bảng 4.11: Tính chất di cư của lao động..........Error: Reference source not found
Bảng 4.12: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo loại hình công việc
của các lao động điều tra năm 2011..................Error: Reference source not found
Bảng 4.13: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo thu nhập của các lao
động điều tra năm 2011....................................Error: Reference source not found
Bảng 4.14: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo khoản tiết kiệm của
các lao động điều tra năm 2011........................Error: Reference source not found
Bảng 4.15: Tình hình di cư lao động ở xã Tào Sơn điều tra năm 2011 phân theo
nguyên nhân di cư.............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.16: Nguồn thông tin của lao động di cư.........Error: Reference source not
found
Bảng 4.17: Số tiền gửi về gia đình của lao động di cư điều tra năm 2011....Error:
Reference source not found
Bảng 4.18: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo mức tài sản mua sắm
được của các lao động điều tra năm 2011........Error: Reference source not found
Bảng 4.19: Điều kiện nơi ở của lao động di cư Error: Reference source not found
Bảng 4.20:Tình trạng sức khỏe của người lao động di cư Error: Reference source

v



not found
Bảng 4.21: Cách thức chữa bệnh của người lao động di cư.........Error: Reference
source not found
Bảng 4.22: Ảnh hưởng tiêu cực của di cư lao động lên đời sống của gia đình của
các lao động điều tra năm 2011........................Error: Reference source not found
Bảng 4.23: Mức độ tham gia công việc của các thành viên còn lại trong hộ có
lao động di cư so với trước lúc lao động di cư. Error: Reference source not found
Bảng 4.24: Những khó khăn mà lao đông di cư gặp phải.Error: Reference source
not found

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chữ viết tắtÝ nghĩa
1. BTB & DH

Bắc Trung Bộ và Duyên hải

2. CC

Cơ cấu

3. CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

4. CN - XD


Công nghiệp - xây dựng

5. Dấu chấm “.”

Ngăn cách hàng nghìn

6. Dấu phẩy “,”

Ngăn cách hàng thập phân

7. DV

Dịch vụ

8. ĐB

Đồng bằng

9. ĐTH

Đô thị hóa

10. ĐVT

Đơn vị tính

11. GTSX

Giá trị sản xuất


12. KH - KT

Khoa học - kỹ thuật

13. KT – XH

Kinh tế - xã hội

14. LĐ

Lao động

15. LĐDC

Lao động di cư

16. N - L - T

Nông - lâm - thủy sản

17. SL

Số lượng

18. TD & MN

Trung du và miền núi

19. TP


Thành phố

20. T.S

Tỷ suất

21. TW

Trung ương

22. Trđ

Triệu đồng

23. UBND

Ủy ban nhân nhân

vii


PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra đồng hành với quá trình phát triển. Sự phát
triển mạnh mẽ của các đô thị đã dẫn đến sự tập trung với quy mô và tốc độ ngày
càng cao của dân cư đô thị, đặc biệt là dòng di cư của lao động nông thôn vào
các thành phố với hi vọng tìm được việc làm. Đó cũng là xu thế chủ yếu hiện
nay ở các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam di dân cũng
xuất hiện sớm nhưng diễn ra mạnh mẽ nhất là những năm sau thời kỳ đổi mới

khi nền kinh tế chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường
“Di cư vừa là hệ quả vừa là nguyên nhân của sự phát triển”. Chính dòng
di dân từ nông thôn ra thành thị này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển
của các đô thị, song bản thân nó cũng đã tạo ra nhiều hệ lụy mà đô thị phải gánh
chịu như: thất nghiệp, ách tắc giao thông, vấn đề nhà ở, vấn đề môi trường, an
ninh xã hội, mỹ quan đô thị,…và đặt ra bài toán hóc búa cho các nhà hoạch định
chính sách vĩ mô, các nhà quản lý đô thị
Di cư lao động làm thay đổi bộ mặt nông thôn nhưng cũng không thể
không nói tác động tiêu cực của nó đối với khu vực này. Những lao động có
trình độ, có sức khỏe đều muốn rời khỏi quê hương bởi sức hấp dẫn về mọi mặt
của đô thị. Việc thiếu nguồn nhân lực về số lượng lẫn chất lượng lại trở nên trầm
trọng hơn và nữ hóa trong nông nghiệp, già hóa trong nông thôn là điều đương
nhiên. Lúc này khoảng cách nông thôn – thành thị đã xa lại càng xa hơn, và vấn
đề đó vẫn là nỗi trăn trở của chính quyền địa phương bấy lâu nay.
Xã Tào Sơn - huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An vốn là một xã thuần nông có
mật độ dân số khá cao, thu nhập từ nông nghiệp thấp nên đời sống người dân
nông thôn gặp rất nhiều khó khăn. Đất đai manh mún, mỗi năm sản xuất được
hai vụ lúa mà không có vụ thứ ba.Yêu cầu nâng cao thu nhập, với tình trạng

1


năng suất thấp trong khi đó công tác đào tạo nghề chưa được chú trọng dẫn đến
tình trạng một bộ phận lao động không có khả năng tìm cho mình một công
việc. Hiện nay xã cũng chưa có nhiều nghề phụ nên vấn đề giải quyết việc làm
cho lao động dư thừa đang gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, hiện tượng di cư
lao động của người dân đến các nơi khác để tìm kiếm việc làm với hi vọng có
thu nhập khá hơn là khá phổ biến ở xã. Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng di cư lao động tại xã Tào Sơn –
huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng di cư lao động của xã Tào Sơn trên cơ sở đó đề xuất
một số kiến nghị nhằm giúp quá trình di cư lao động hợp lý hơn, ổn định KT –
XH trên địa bàn xã
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về di cư lao động
+ Phân tích thực trạng và nguyên nhân của hiện tượng di cư lao động của
người dân xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
+ Bước đầu đánh giá một số ảnh hưởng của di cư lao động tới đời sống
của người dân xã Tào Sơn
+ Đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế tác động tiêu cực của quá trình
di dân, góp phần quản lý di cư lao động một cách hợp lý.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là điều tra các hộ có lao động di cư,
chính quyền địa phương

2


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về mặt nội dung: Thông qua các hộ gia đình có lao động di cư, tôi tập trung
nghiên cứu những lao động của xã di cư ra khỏi địa bàn để sinh sống, làm việc
+ Về mặt không gian: Nghiên cứu trong phạm vi của xã Tào Sơn, huyện
Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
+ Về mặt thời gian:
- Nghiên cứu thực trạng di cư lao động của xã trong 3 năm 2009, 2010, 2011
- Điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu trong năm 2011


3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm lao động, việc làm, thu nhập
 Khái niệm về lao động
+ Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua các công
cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm biến chúng thành của cải vật
chất cần thiết cho nhu cầu của mình và xã hội
+ Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của mọi quá trình sản
xuất, là quá trình con người sử dụng sức lao động hay năng lực lao động gồm
toàn bộ thể lực và trí lực của mình để phát động và đưa vào các tư liệu hoạt
động lao động tạo ra sản phẩm. Do vậy trong quá trình lao động, sức lao động là
yếu tố tích cực và hoạt động nhiều nhất, bởi sức lao động là một trong những
nguồn lực khởi đầu của quá trình sản xuất (yếu tố đầu vào) để tạo ra sản phẩm
hàng hóa.
 Khái niệm về lực lượng lao động
+ Theo Tổng cục thống kê: “Lực lượng lao động hay dân số hoạt động
kinh tế, bao gồm tất cả những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm và những
người thất nghiệp trong thời gian quan sát”.
+ Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ những người từ 15
tuổi trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và không làm việc. Những người
này không hoạt động kinh tế vì các lý do: đang đi học, đang làm công việc nội
trợ cho bản thân hoặc gia đình, tàn tật không có khả năng lao động, các lý do về
sức khỏe hoặc tình trạng khác.
+ Lao động trong độ tuổi là những người trong độ tuổi lao động lao động
theo quy định của Luật lao động hiện hành có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao


4


động của mình ra làm việc.
+ Lao động ngoài độ tuổi là người chưa đến hoặc đã qua tuổi lao động
theo quy định của Luật lao động hiện hành nhưng thực tế vẫn tham gia lao động.
- Việc làm và thu nhập
 Việc làm
Theo điều 13, luật lao động thì: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu
nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) “Người có việc làm
là người làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc thanh toán bằng hiện
vật hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích
hay là thu nhập gia đình không nhận được tiền công hay hiện vật”.
Người có việc làm là những người đang làm việc trong thời gian quan sát
và những người trước đó có việc làm nhưng hiện đang nghỉ tạm thời vì các lý do
như ốm đau, đình công, nghỉ hè, nghỉ lễ tết, trong thời gian sắp xếp lại sản xuất,
do thời tiết xấu, máy hư hỏng,…
Thất nghiệp là những người trong thời gian quan sát có tuy không làm
việc nhưng đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc để tạo ra thu nhập bằng
tiền hay hiện vật, gồm cả những người chưa bao giờ làm việc. Thất nghiệp còn
bao gồm cả những người trong thời gian quan sát không có hoạt động tìm kiếm
việc làm vì họ đã được bố trí một việc làm mới sau thời gian quan sát, những
người đã buộc thôi việc không lương có hoặc không có thời hạn hoặc những
người không tích cực tìm kiếm việc làm vì họ quan niệm rằng không thể tìm
được việc làm.
 Thu nhập
Theo nghĩa rộng thu nhập gồm 2 bộ phận hợp thành: Thù lao cần thiết
(tiền lương, tiền công, các khoản thu nhập mang bản chất tiền lương,…) và phần

có được từ thặng dư sản xuất (lợi nhuận).
Theo từ điển kinh tế thị trường thì “Thu nhập cá nhân là tổng số thu nhập
đạt được từ các nguồn thu khác nhau của cá nhân trong thời gian nhất định. Thu
nhập cá nhân từ nhiều nguồn thu khác nhau đều từ thu nhập quốc dân. Thu nhập

5


là sự phân bố thu nhập quốc dân đến từng người, bất kể người lao động có việc
làm trong cơ quan và đơn vị để làm ra sản phẩm vật chất hay dịch vụ hay
không”.
Theo Robert.J.Gorden thì: “Thu nhập cá nhân là khoản thu nhập mà các
hộ gia đình nhận được từ mọi người bao gồm các khoản làm ra và các khoản
chuyển nhượng. Thu nhập cá nhân khả dụng là thu nhập cá nhân trừ đi các
khoản thu thuế cá nhân”. Thu nhập của người lao động là số tiền mà họ nhận
được từ các nguồn thu và họ được toàn quyền sử dụng cho bản thân và gia đình.
2.1.1.2 Nông thôn, thành thị
 Khái niệm nông thôn
+ Trong từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2002:
Nông thôn là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông.
+ Tác giả Lê Cao Đoàn (2001) cũng đưa ra khái niệm về nông thôn như
sau: Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một xã hội được tổ chức trên nền tảng
sản xuất nông nghiệp và dân cư của nó là những người làm ruộng.
+ Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, tác giả Vũ Đình Thắng và
Hoàng Văn Định (2002) đưa ra khái niệm: Nông thôn là vùng đất đai rộng lớn
với một cộng đồng dân cư chủ yếu làm nông nghiệp, có mật độ dân cư thấp, cơ
sở hạ tầng kém phát triển, có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ sản
xuất hàng hóa thấp và thu nhập của dân cư thấp hơn thành thị.
Các đặc trưng cơ bản của vùng nông thôn
+ Ở vùng nông thôn, các dân cư sống chủ yếu là nông dân và làm nghề

nông. Đây là địa bàn hoạt động chủ yếu các ngành sản xuất vật chất nông, lâm,
ngư nghiệp và các ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp.
+ Nông thôn thể hiện tính chất đa dạng về điều kiện tự nhiên và môi
trường sinh thái.
+ Dân cư nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ với
những quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình.
+ Nông thôn là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều di dản văn hóa của quốc gia

6


như các phong tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, các di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh,… Đây chính là nơi chứa đựng kho tàng văn hóa dân tộc đồng thời
là khu vực giải trí, du lịch sinh thái phong phú và hấp dẫn đối với con người.
+ So với đô thị, nông thôn có cơ sở hạ tầng, có trình độ tiếp cận thị
trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn. Nông thôn chịu sức hút của thành
thị về nhiều mặt, người nông thôn thường tìm cách di chuyển vào các đô thị.
 Khái niệm về thành thị
+ Theo từ điển bách khoa Xô viết của nhà xuất bản Xô Viết năm 1986 cho
rằng: Đô thị là khu vực dân cư làm các ngành nghề ngoài nông nghiệp.
+ Trong từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học xuất bản năm 2002
định nghĩa, đo thị là nơi dân cư đông đúc, là trung tâm thương nghiệp và có thể
cả công nghiệp, thành phố hoặc thị trấn.
+ Ở Việt Nam, theo nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của
Chính Phủ về phân loại đô thị và quản lý đô thị của Việt Nam tới 2020, Việt
Nam có 6 loại đô thị: Đô thị đặc biệt; đô thị loại I; đô thị loại II; đô thị loại III;
đô thị loại IV; đô thị loại V. Hiện nay đô thị Việt Nam mới có trên 27% trong
tổng dân số, còn lại gần 73% dân số cả nước sinh sống ở địa bàn nông nghiệp
nông thôn, nhìn chung đời sống và việc làm cũng như thu nhập còn bấp bênh do
đó ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng đang có xu

hướng di cư lao động từ nông thôn lên thành phố diễn ra khá phổ biến.
2.1.1.3 Di cư lao động
 Di cư
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề di cư lao động, dưới
đây là một số quan điểm về di cư:
Theo một số tác giả nước ngoài như Petersen (trong phân tích thực trạng di
dân tự do đến Đắc Lắk và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội, 2002),
di cư là sự di chuyển vĩnh viễn tương đối của một người trong một khoảng cách
đáng kể. Định nghĩa này về di cư còn thiếu cụ thể vì nghĩa “vĩnh viễn tương đối” là

7


bao nhiêu? khoảng cách đáng kể là bao xa? chưa được xác định rõ.
Còn theo Smith (trong Di dân tự do đến đô thị Hà Nội và ảnh hưởng kinh
tế - xã hội của nó, 2000) ông cho rằng thuật ngữ di cư thường được sử dụng để
đề cập đến mọi di chuyển lý học trong không gian với ngụ ý ít nhiều rõ rệt là sự
thay đổi nơi cư trú hay nơi ở.
Thomlinson (trong Di dân tự do nông thôn – thành thị ở thành phố Hồ Chí
Minh, 1998) nêu rõ không phải tất cả những sự thay đổi vị trí địa lý của mình đều
là những người di cư, họ cần thực hiện một cuộc di chuyển kéo theo những hậu quả
nhất định. Do vậy, các nhà dân số học xác định người di cư là người thay đổi nơi
sinh sống của mình trong khoảng thời gian đáng kể và đồng thời trong quá trình
thay đổi đáng kể đó phải vượt qua một ranh giới chính trị.
Năm 1958 Liên Hiệp Quốc đã đưa ra định nghĩa về di cư như sau: “Di cư
là một hình thức di chuyển trong không gian của con người từ một đơn vị lãnh
thổ này tới một đơn vị lãnh thổ khác, hoặc sự di chuyển với khoảng cách tối
thiểu quy định. Sự di chuyển này diễn ra trong khoảng thời gian di cư xác định
và đặc trưng bởi sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên”. Sự thay đổi nơi cư trú
được thể hiện ở hai đặc điểm sau:

+ Nơi xuất cư (hay nơi đi) là nơi người di cư chuyển đi.
+ Nơi nhập cư (hay nơi đến) là nơi người di cư chuyển đến.
Trong cuộc điều tra di cư Việt Nam năm 2004, người di cư được định nghĩa
là những người từ 15-59 tuổi di chuyển từ quận/huyện này sang quận/huyện khác
trong vòng 5 năm trước thời điểm điều tra, và đã cư trú trên địa bàn điều tra từ 1
tháng trở lên.
Một người di cư từ quận này sang quận khác trong nội thành phố trong
khoảng thời gian 5 năm trước điều tra được xem là người không di cư. Những
người từ 15-59 tuổi sống tại cùng quận/huyện trong ít nhất 5 năm trước điều tra
được xem là người không di cư.
Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Di cư là sự thay đổi nơi

8


cư trú của con người, từ đơn vị lãnh thổ này tới một lãnh thổ khác trong một
khoảng thời gian nhất định. Hay nói cách khác là thay đổi nơi cư trú trong một
khoảng thời gian nào đó.
Một người được coi là người di cư, nếu nơi thường trú hiện nay và nơi
thường trú 5 năm trước đó không cùng một đơn vị hành chính cấp xã. Tại thời
điểm điều tra một người vẫn thực tế thường trú trong phạm vi của một đơn vị
hành chính cấp xã, có thay đổi tên gọi (từ xã thành phường hoặc thị trấn, và
ngược lại) so với 5 năm trước, không được coi là người di cư.
Theo ngân hàng phát triển Châu Á thì người di cư đi được định nghĩa là
những người vắng mặt ở hộ gia đình ít nhất 2 tháng liên tục trong vòng 3 năm qua.
Theo trung tâm nghiên cứu phụ nữ khái niệm di cư lao động được hiểu
là: Sự di chuyển một cách tự phát về địa lí từ tỉnh này sang tỉnh khác, thường là
từ các vùng nông thôn ra thành phố của những người lao động giản đơn, nhằm
tìm kiếm cơ hội việc làm, tăng thu nhập, gửi tiền về quê trợ giúp gia đình. Sự di
chuyển này có thể kéo dài trong vòng nhiều năm, quanh năm, cũng có thể theo

thời vụ (vài tháng, vài tuần).
Trong thực tế tùy vào mục đích và nguyên nhân của vấn đề mà chúng ta
có thể có những quan điểm khác nhau. Ở đề tài này thì di cư được định nghĩa là
sự di chuyển của con người vì một lí do nào đó từ nơi này đến nơi khác với một
khoảng cách khá lớn. Sự di chuyển này có thể là theo thời vụ hoặc kéo dài
quanh năm hoặc trong nhiều năm. Theo Đặng Thu (1994) thì “đối với cá nhân
và gia đình, di cư là rời quê hương cũ đến quê hương mới, đối với dân tộc trong
lịch sử là việc phát triển vùng sinh sống, mở rộng lãnh thổ từ địa bàn sẵn có”.
Theo Uỷ ban kế hoạch Nhà nước 1992, 1994 đã định nghĩa: Di cư là sự di
chuyển của người dân từ chỗ này sang chỗ khác, nghĩa là từ một huyện, tỉnh, nước
này sang một huyện, tỉnh, nước khác trong một năm hoặc hơn.
Như vậy Di cư là một bộ phận hợp thành của biến động dân số và có quan
hệ chặt chẽ với nhiều vấn đề quan trọng của phát triển bền vững.

9


Phân loại di cư
- Theo độ dài thời gian cư trú
+ Di cư lâu dài: Thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc, với
mục đích định cư sinh sống lâu dài tại nơi mới. Phần lớn người di cư là tìm cơ
hội làm việc mới, mức sống cao hơn, thoát ly khỏi nông nghiệp ở nông thôn,…
Những đối tượng này thường không quay trở về sống tại quê hương cũ.
+ Di cư tạm thời: Khả năng quay về là chắc chắn. Những người này đi
làm ăn trong khoảng thời gian nào đó với hi vọng tích góp vốn trước khi về định
cư tại quê hương.
+Di dân mùa vụ, di chuyển con lắc: Di chuyển của cư dân nông thôn vào
thành phố trong thời kì những dịp nông nhàn như sau khi thu hoạch mùa màng
hoặc trong điều kiện thiếu việc làm thường xuyên, việc làm có thu nhập.
- Phân loại theo không gian:

+ Di cư nội địa: Là sự di cư giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị
trong phạm vi quốc gia. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009
gồm có di cư giữa các xã; di cư giữa các huyện; di cư giữa các tỉnh; di cư giữa
các vùng.
+ Di cư quốc tế: loại hình này rất đa dạng bao gồm: di cư hợp pháp như
xuất khẩu lao động; di cư bất hợp pháp; hiện tượng chảy máu chất xám đó là
những người có trình độ cao sau khi du học nước ngoài họ ở lại đất nước đó làm
việc; cũng có thể là do chạy nạn hoặc bị bán qua biên giới…
- Phân loại theo đặc trưng di cư:
+ Di cư có tổ chức: Hình thức di chuyển dân cư được thực hiện theo kế
hoạch và chương trình mục tiêu nhất định do Nhà nước, chính quyền các cấp
vạch ra, chỉ đạo thực hiện với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội.
• Ưu điểm
- Làm giảm sức ép dân số, việc làm ở một số tỉnh đồng bằng vốn thiếu
đất sản xuất, thiếu việc làm. Là một trong số những giải pháp phân bố lao động
- Tận dụng các nguồn lực đất đai, phát triển vùng kinh tế mới, thúc đẩy

10


tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Xây dựng vùng kinh tế mới, hình thành một hệ thống cơ sở hạ tầng
phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân như điện, đường, trường
học, thủy lợi, y tế.
- Xây dựng vùng kinh tế mới ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, tăng
cường khả năng an ninh quốc phòng cho đất nước.
• Nhược điểm:
- Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên đất,
tài nguyên rừng, tài nguyên nước,… suy giảm môi trường sinh thái.
- Vì đây là sự khuyến khích của Nhà nước nên đối tượng di cư còn ỉ lại

sự hỗ trợ từ nhà nước, tạo gánh nặng trong việc giải quyết chính sách.
+ Di cư tự phát: mang tính cá nhân do bản thân người người di cư họ gia
đình quyết định, không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của
nhà nước và các cấp chính quyền. Loại hình di dân này phản ánh tính năng động
và vai trò độc lập của cá nhân và gia đình trong việc giải quyết đời sống, tìm
công ăn việc làm.
Ưu điểm:
- Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động
di cư, giải quyết phần nào khó khăn trong kinh tế gia đình, từng bước đưa kinh
tế nông thôn đi lên. Giúp điều chỉnh sự chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và
thành thị, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chất lượng cuộc sống giữa nông thôn
và thành thị.
- Đáp ứng nhu cầu về lao động ở các khu công nghiêp, khu chế xuất đảm
bảo khu vực này hoạt động và phát triển được. Từ đó góp phần phân bố lại lao
động giữa vùng thiếu lao động và vùng dư thừa lao động.
- Di cư góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng
ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Ngoài ra, lao động di cư tiếp cận được dịch vụ tốt hơn, lối sống hiện đại,
văn minh cũng lan toả nhanh hơn.

11


Nhược điểm:
- Di dân làm tăng dân số cơ học, tạo nên áp lực làm bùng nổ dân số ở các
thành phố lớn, vốn đã chật hẹp do quá trình tăng dân số tự nhiên. Từ đó kéo theo
nhiều vấn đề phức tạp khác: Ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, dịch bệnh,
tệ nạn xã hội,…
- Tăng tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, gây khó khăn trong vấn đề
giải quyết việc làm ở khu vực này

- Làm thiết hụt số lượng và chất lượng lao động ở khu vực nông thôn; dẫn
đến hiện tượng già hóa trong nông thôn, nữ hóa trong nông nghiệp ngày càng
lan rộng.
- Di cư lao động dẫn đến sự thiếu thốn tình cảm, rạn nứt hạnh phúc gia
đình và vấn đề giáo dục con cái.
- Việc di cư tự phát trong những năm qua bên cạnh mặt tích cực thì nó
cũng gây ra không ít hệ tụy cho cả vùng di cư và vùng nhập cư. Chênh lệch về
mọi mặt giữa hai vùng nông thôn - thành thị ngày càng lớn.
 Di cư lao động
Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra khái niệm về di cư lao động: Là sự di
chuyển của người lao động theo lãnh thổ với chuẩn mực về không gian và thời
gian nhất định, kèm theo sự thay đổi nơi cư trú.
Di cư lao động thường là sự di cư của người di chuyển khỏi nơi cư trú cũ,
đến nơi cư trú mới với mục đích là tìm kiếm các cơ hội việc làm ở nơi mới.
Những lao động di cư này phần lớn là những người thất nghiệp, bán thất nghiệp;
hoặc những người có việc làm nhưng không ổn định, thu nhập thấp. Với mức
thu nhập như vậy thì họ không thể đáp ứng hoặc gặp khó khăn trong việc đáp
ứng nhu cầu tối thiểu hàng ngày của bản thân và gia đình. Với mục đích chính là
cải thiện được đời sống kinh tế gia đình cải thiện từng bước đời sống cho bản
thân và gia đình, họ đã quyết định di chuyển khỏi nơi mình sống để tìm kiếm
những cơ hội mới cho mình. Phần lớn những người tham gia vào dòng lao động

12


di cư là nhóm người sống ở vùng nông thôn – nơi mà còn lạc hậu về kinh tế, văn
hóa, xã hội so với thành thị. Những người này di cư lao động chủ yếu là những
người di cư tạm thời, di chuyển đến nơi các thành phố, thị trấn, thị xã và các địa
phương khác trong những lúc nông nhàn hoặc rỗi rãi và tìm kiếm việc tại đó. Họ
không có hoặc chưa có ý định thông thường là ở lại đó, họ vẫn quay về quê cũ

làm việc trong những lúc mùa vụ, có nhu cầu lao động ở quê. Tuy nhiên có một
số ít lao động di cư và đã ổn định cuộc sống tại nơi đó.
+ Các hình thức di cư của lao động
Đó là các hình thức của các dòng di chuyển lao động từ nơi ở đến nơi làm
việc thường xuyên của họ. Hiện nay có hai hình thức di cư lao động chủ yếu đó
là: Di cư nông thôn – thành thị và nông thôn – nông thôn
- Di cư nông thôn – thành thị là dòng di chuyển lao động từ khu vực
nông thôn ta các thành phố, thị xã, các khu đô thị mới. Đây là dòng di cư phổ
biến hiện nay, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Cùng với quá trình
đo thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Nhu cầu về lao động làm việc tại các khu đô
thị là ngày càng lớn, do đó quá trình di cư này có ý nghĩa rất quan trọng.
- Di cư nông thôn - nông thôn là dòng di chuyển lao động từ khu vực
nông thôn này tới một vùng nông thôn khác, có nhiều việc làm hơn.
- Một số lý thuyết nghiên cứu về di dân
Các công trình nghiên cứu về vấn đề này đã xuất hiện từ rất lâu. Trong đó
có lý thuyết của Ravestein là một trong những lý thuyết về di dân sớm nhất
trong trường phái cổ điển, được đưa ra vào cuối thế kỉ XIX.
Lý thyết của Lewis: Lý thuyết này ra đời vào những năm 50 của thế kỉ
XX. Lý thuyết của Lewis ra đời trong bối cảnh các nước trong thế giới thứ 3
bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, dẫn đến sự bùng nổ của làn sóng di cư từ
nông thôn ra các thành phố công nghiệp và các đô thị.
Sau đó là Lý thuyết di cư của Lee: Trong cuốn sách: “Một học thuyết
chung về di cư” (A general theory of migration, 1966), Lee đã tổng kết một số

13


các yếu tố quyết định đến việc di cư của người dân từ nông thôn ra thành thị.
Ông chia thành hai nhóm yếu tố: 1/ Nhóm yếu tố tiêu cực - nghèo đói, sự thiếu
thốn các cơ hội kinh tế, thiếu đất, mức sống thấp ở quê nhà; 2/ Nhóm yếu tố tích

cực - sự thịnh vượng, cơ hội, công việc làm ăn, mức sống cao ở nơi đến…Trong
hai nhóm yếu tố này, những yếu tố tiêu cực tác động mạnh hơn buộc người ta
phải rời nơi sinh sống của mình còn các yếu tố tích cực phản ánh sự hấp dẫn của
nơi đến.
Đặc biệt, Lý thuyết của Todaro: Lý thuyết của ông nghiên cứu dòng người
lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị trong các nước đang phát triển vào
thập kỉ 60-70.
Trong các công trình nghiên cứu của mình, ông chỉ ra giữa nông thôn và
thành thị luôn có những chênh lệch về tiền lương. Chính sự khác biệt này đóng
vai trò thúc đẩy sự di cư. Để có thể tham gia vào thị trường lao động ở đô thị,
người lao động chấp nhận tất cả các công việc có thể làm được dù là nặng nhọc,
ngắn hạn, không ổn định. Những người di cư tiềm năng sẽ tính toán và tiếp tục
di cư khi mà tiền lương của họ mong đợi ở thành thị vượt qua thu nhập cơ bản
của nông nghiệp.
- Nghiên cứu của A.G.frenk và S.Amin: Hai ông đã nghiên cứu về hiện
tượng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị vào thập kỷ 70, 80 của thế
kỉ XX , phân tích hiện tượng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị
trong sự vận động của quá trình phát triển lịch sử xã hội. Theo hai ông, hiện
tượng này không tồn tại một cách độc lập, không xuất hiện một cách ngẫu nhiên
mà sự tồn tại và xuất hiện của nó chịu sự tác động của các yếu tố có tính vĩ mô
như: môi trường sống, khả năng thu nhập, các lực lượng chính trị xã hội…
Ở Châu Á, làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị khá mạnh mẽ và phổ
biến. Hiện tượng này được một số nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt là các công
trình của các nhà khoa học Ấn Độ, Indonexia, Philipin như Mc Nicoll (1968),
M.Narin (1971), Riperfor(1979), Upelly (1983), L.Trager (1984) ), G.Standing

14


(1985) và A. Rodenburg (1994). Các nghiên cứu này đã xem việc di chuyển lao

động theo thời vụ từ nông thôn ra thành thị như một hiện tượng kinh tế - xã hội
của những xã hội riêng biệt và sự tác động của dịch chuyển xã hội đến sự thay
đổi của gia đình.
 Nguyên nhân của di cư lao động
Di dân đến thành phố thường chịu sự tác động của nhiều yếu tố KT – XH
phức tạp, nhưng chủ yếu là do bị ảnh hưởng mạnh bởi lực hút nơi đến và lực đẩy
nơi đi, sự điều tiết của thị trường lao động và sự điều tiết của Nhà nước thông
qua cơ chế, chính sách:
Thứ nhất: Do lực hút nơi đến là lực đẩy nơi đi
Bản chất việc di dân đến thành phố là sự dịch chuyển từ vùng, ngành ít cơ
hội phát triển đến vùng hoặc ngành có cơ hội phát triển tốt hơn, nhất là cơ hội
việc làm và thu nhập. Nơi nào có nhiều cơ hội phát triển, lực hút ở đó mạnh sẽ
tác động mạnh vào hành vi di chuyển của lao động. Nơi nào có cơ hội phát triển
ít, phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức thì lực đẩy tạo ra sức ép dịch
chuyển lao động càng lớn.
+ Lực hút nơi đến ngày càng mạnh: Ở khu vực thành thị và ngành nghề
phi nông nghiệp ngày càng phát triển, cơ hội việc làm với thu nhập cao và mức
sống khu vực thành thị cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Đối với Việt
Nam, đang trong giai đoạn đầu của CNH với xuất phát trình độ đô thị hóa thấp,
quá trình đô thị hóa, CNH diễn ra với quy mô và tốc độ nhanh, nhất là phát triển
các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhu cầu lao động công nghiệp và dịch vụ
tăng nhanh, trong khi lao động tại chỗ không đáp ứng kịp, tạo cơ hội và làm tăng
thêm sức hút lao động nông thôn. Hơn nữa, lao động thành thị có xu hướng
nhằm vào những công việc đòi hỏi lao động qua đào tạo ở trình độ cao, lao động
trí tuệ với thu nhập cao nên một số nghề, công việc đòi hỏi lao động ở trình độ
thấp, nghề nặng nhọc, không hấp dẫn, được chuyển giao cho lao động nông thôn
tạo thêm lực hút lao động nông thôn di chuyển đến thành thị tìm việc làm.

15



+ Lực đẩy nơi đi ngày càng tăng: Khu vực nông thôn và ngành nông
nghiệp do trình độ phát triển thấp, việc làm với năng suất và thu nhập thấp, tạo
nên động cơ và sức ép chuyển dịch lao động nông thôn – thành thị. Những năm
gần đây, lực đẩy ở nông thôn đối với lao động nông nghiệp vốn rất mạnh lại
càng mạnh thêm khi người nông dân bị mất đất do chuyển đổi mục đích sử dụng
cho phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng KT –
XH. Mà đất đai lại là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được trong
sản xuất nông nghiệp, khi đó sức ép về việc càng lớn, hàng triệu nông dân bị
mất việc làm trong nông nghiệp.
Thứ hai: Sự điều tiết của thị trường lao động
Thị trường lao động ở Việt Nam tuy con non trẻ nhưng phải tuân thủ các
quy luật khách quan của thị trường chung, thể hiện: Người lao động được tự do
lựa chọn việc làm, lựa chọn nơi làm việc, tự do di chuyển để tìm việc làm,
không bị rào cản về mặt hành chính và không gian lãnh thổ; Người sử dụng lao
động được tự chủ trong việc tuyển lao động theo nhu cầu của mình, quyền tự
quyết định, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các bên quan hệ lao động
trong thỏa thuận, thương lượng; Giá cả lao động (tiền lương, tiền công) do thị
trường lao động quyết định và tự điều tiết quan hệ cung cầu lao động. Với cơ
chế hoạt động như vậy, thị trường lao động có vai trò rất lớn trong điều tiết quan
hệ cung cầu lao động, phân bố hợp lý nguồn nhân lực, là yếu tố quan trong thúc
đẩy quá trình chuyển dịch lao động từ nơi thừa đến nơi thiếu lao động.
Đối với nước ta lao động dư thừa tiềm tàng chủ yếu vẫn ở khu vực nông
thôn, do đó khi đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, phát triển các doanh
nghiệp sản xuất và dịch vụ, thì theo quy luật của thị trường lao động, nguồn
cung lao động cho công nghiệp và dịch vụ chủ yếu là lao động từ nông thôn.
Lao động nông thôn sẽ chuyển dịch đến thành thị hoặc chuyển dịch sang làm
ngành nghề phi nông nông nghiệp tại chỗ ở nông thôn.
Thứ ba: Điều tiết của Nhà nước thông qua các cơ chế chính sách


16


Nhà nước ban hành hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô hướng vào thúc đẩy
phát triển kinh tế đất nước trên cơ sở đẩy mạnh CNH, HĐH và đô thị hóa. Qua
đó tạo ra nhu cầu rất lớn về lao động tạo sức hút hấp dẫn lao động di cư tới
thành phố. Các chính sách khác như:
Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài (FDI); chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, nhất là
doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh; tín dụng và thuế; chính sách
khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; chính sách phát triển nguồn
nhân lực thông qua giáo dục, đào tạo và dạy nghề là các chính sách vĩ mô tác
động vào tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm và tăng tổng cầu lao động phi
nông nghiệp để tạo nhu cầu thúc đẩy thu hút lao động tới đô thị.
Theo T.S Đặng Nguyên Anh, viện khoa học xã hội Việt Nam nhận định
tại hội thảo, nguyên nhân chính của di cư là sự khác biệt về mức sống giữa nông
thôn và thành thị. Cả nước có hơn 8000 xã thì có 1700 xã thuộc diện rất nghèo,
600 xã chưa có đường ra thị tứ và hàng nghìn thôn bản vẫn chưa biết ánh sáng
điện. Thu nhập tính trên đầu người ở nông thôn vẫn chỉ bằng 1/5 thành phố. Đại
bộ phận người dân nông thôn sống bằng nghề nông, nhưng hiệu quả sản xuất
nông nghiệp thấp, việc tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn như giá đầu ra thấp
trong khi giá đầu vào thì vẫn liên tục tăng. Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp lại
phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, giá bão. Từ
những yếu tố đó mà làm cho đời sống và thu nhập của người nông dân gặp nhiều
khó khăn.
2.1.2 Ảnh hưởng di cư lao động
Khi nhận định về vai trò di dân nông thôn – đô thị, tác giả Đặng Nguyên
Anh cho rằng di dân đang góp phần vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, nâng cao
mức sống, cải thiện thu nhập cho các gia đình ở nông thôn hiện nay. Người lao
động nông thôn từ thành phố trở về mang theo những tri thức gắn liền với nhịp


17


sống văn minh thành phố, các thang giá trị mới trong lối sống mà trước đó chưa
từng tồn tại ở làng quê. Tác giả cho rằng xu hướng di dân này càng gia tăng là
điều tất yếu ở Việt Nam cũng như đối với bất kỳ quốc gia nào đang trên đường
CNH – HĐH vì di dân là một trong những đặc trưng của quá trình phát triển.
(Đặng Nguyên Anh, Về vai trò của di dân nông thôn - đô thị…Tạp chí xã hội
học, số 1/1997). Như vậy di dân có vai trò sau:
- Di dân góp phần bù đắp vào phần thiếu hụt trong lực lượng lao động ở
thành phố.
- Đẩy nhanh quá trình phát triển công nghiệp dịch vụ
- Góp phần làm gia tăng lợi ích cho các thành phố
- Giao lưu văn hóa kinh tế xã hội giữa nông thôn và thành thị
Không thể phủ nhận được vai trò tích cực của quá trình di cư của lao động
đối với phát triển kinh tế - xã hội của bất cứ một quốc gia nào. Có ảnh hưởng
không nhỏ trong việc phân bố lại lực lượng sản xuất, nguồn lao động theo lãnh
thổ và khu vực kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình người lao động di cư luôn
mang theo các nét đặc trưng về văn hóa - tinh thần của chính quê hương họ. Sự
thích ứng và hòa nhập cần phải có thời gian, nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự
khác biệt về văn hóa, kinh tế, xã hội giữa nơi đi và nơi đến.
Các giá trị mới sẽ dần được hình thành trong sự giao thoa của cả hai hay
nhiều nền văn hóa tại nơi mà lao động di cư tới.
Các ảnh hưởng tích cực
- Đối với nơi xuất cư:
Di cư là một hệ quả tất yếu từ sự chênh lệch về mức sống, mức thu nhập
giữa nơi đi và nơi đến, bên cạnh sự khó khăn về việc làm, sự khan hiếm đất
đai…Từ đó dẫn đến một hiện tượng khá phổ biến là phần lớn lao động di cư vào
các thành phố đều sống rất tiết kiệm, chắt chiu tiền thu nhập của mình để gửi về

quê giúp gia đình và người thân còn lại ở quê.
Số tiền mà lao động kiếm được gởi về đã góp phần quan trọng trong việc
giải quyết cuộc sống cho những người thân còn lại ở quê, nó có thể chiếm một
phần đáng kể trong thu nhập của gia đình tại địa phương.
Ở khía cạnh xã hội thì số tiền gửi về quê của đối tượng di cư có ý nghĩa

18


×