TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
NGUYỄN THỊ NGỌC PHÚC
MSSV: 6086416
XÂY DỰNG E – PORTFOLIO
PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 - THPT
(PHẦN ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
MÃ SỐ: 16
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS. LÊ VĂN NHƯƠNG
Cần Thơ, tháng 5/2012
LỜI CẢM ƠN
Lại một chặng đường của cuộc đời tôi sắp bước qua – thời sinh viên với nhiều ước
mơ và khát vọng. Lại một lần nữa tôi phải nói lời chia tay với thầy cô, bè bạn để bước vào
cuộc sống xã hội với đầy đủ ý nghĩa của nó. Bốn năm trên giảng đường Đại học, một giấc
mơ có thật của cô học trò nghèo mong ước trở thành cô giáo. Gia đình, thầy cô, bè bạn đã
luôn bên cạnh tiếp thêm sức mạnh để tôi thực hiện ước mơ của mình.
Trên tay thầy cô và các bạn là quyển Luận văn tốt nghiệp, một công trình nghiên
cứu nhỏ xuất phát từ những suy nghĩ, trăn tr ở của bản thân kết hợp vận dụng những kiến
thức đã được trang bị trên giảng đường. Đây là kết quả của sự cố gắng không ngừng của
bản thân cùng sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, thầy cô, bè bạn,... Không thể nào quên
những giọt mồ hôi của mẹ cha tần tảo sớm hôm để nuôi con ăn học, của người thầy trên
bục giảng từng ngày, sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè mỗi khi gặp khó khăn,...
Đầu tiên, xin ghi ân cha mẹ và những người thân đã lo l ắng, động viên về vật
chất lẫn tinh thần trong suốt ngần ấy năm. Đây có lẽ là động lực tinh thần lớn nhất để
tôi vững bước bước đi trên con đường mà mình đã ch ọn.
Xin cảm ơn Trường Đại học Cần Thơ đã tạo môi trường thuận lợi để tôi học tập
và rèn luyện trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn quý th ầy cô giảng viên,
đặc biệt là quý thầy cô Bộ môn Sư phạm Địa lí – Khoa Sư phạm nhà trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Văn Nhương, người đã t ận tình
hướng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô giảng dạy môn Địa lí ở Trường THPT Trà Nóc,
THPT Châu Văn Liêm, THPT chuyên Lý Tự Trọng (Cần Thơ) và các em HS đã nhiệt
tình đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Qua
đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Ngọc Sện – giáo viên Trường THPT
Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre) - người đã nâng bước tôi bằng cả nhiệt tâm của một
người thầy.
Và xin cảm ơn rất nhiều, những thầy cô giáo trẻ của lớp Sư phạm Địa lí khóa 34
niên khóa 2008 – 2012, những người bạn đã cùng tôi trãi qua nhiều kỉ niệm vui buồn,
luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên, góp ý chân tình để tôi thực hiện luận văn này.
Không thể nào kể hết những tình cảm đã g ửi gấm vào đây! Một lần nữa, cho tôi
cảm ơn tất cả những tình cảm quý báu của gia đình, th ầy cô, bè bạn,… đã dành cho tôi
trong suốt thời gian qua. Và tôi rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý của
thầy cô, các bạn, quý đọc giả để luận văn có thể hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe!
Tác giả
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
TỪ VIẾT
TẮT
CNTT
E-portfolio
GV
HS
HTML
LB Nga
PPDH
PTDH
QTDH
SGK
SELP
12
13
14
15
16
SLTK
SV
THPT
TLBS
TTSP
17
UNESCO
TỪ ĐẦY ĐỦ
Công nghệ thông tin
Electronic portfolio (portfolio điện tử)
Giáo viên
Học sinh
HyperText Markup Language (Ngôn ngữ siêu văn bản)
Liên bang Nga
Phương pháp dạy học
Phương tiện dạy học
Quá trình dạy học
Sách giáo khoa
Student's electronic learning portfolios (Hồ sơ học tập
điện tử của sinh viên)
Số liệu thống kê
Sinh viên
Trung học phổ thông
Tư liệu bổ sung
Thực tập sư phạm
United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục
của Liên hợp quốc)
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Tam giác dạy học ... .............................................................................. 13
Hình 1.2 Ngũ giác sư ph ạm .. .............................................................................. 13
Hình 1.3 Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học ............... 13
Hình 1.4 Cấp độ 1- Portfolio as Storatge............................................................ 28
Hình 1.5 Cấp độ 2 - Portfolio as Workspace ........................................................ 28
Hình 1.6 Cấp độ 3 - Portfolio as Showcase......................................................... 29
Hình 2.1 Folder PORTFOLIO2 lưu trữ bộ sưu tập............................................. 50
Hình 2.2 Công cụ Layout...... .............................................................................. 54
Hình 2.3 Công cụ Style ......... .............................................................................. 55
Hình 2.4 Hộp thoại cập nhật dữ liệu ................................................................... 57
Hình 2.5 Sản phẩm trang web thiết kế................................................................. 58
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 3
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 4
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 6
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 7
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 7
6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................................... 8
6.1. Quan điểm hệ thống ........................................................................................... 8
6.2. Quan điểm tổng hợp ........................................................................................... 8
6.3. Quan điểm lãnh thổ ............................................................................................ 9
6.4. Quan điểm lịc sử - viễn cảnh ............................................................................. 9
6.5. Quan điểm thực tiễn ........................................................................................... 9
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 10
7.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu ........................................................ 10
7.2. Phương pháp phân loại ..................................................................................... 10
7.3. Phương pháp quan sát ...................................................................................... 10
7.4. Phương pháp điều tra giáo dục ......................................................................... 11
7.5. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................... 11
NỘI DUNG
Chương 1 – CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................... 12
1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 12
1.1.1. Bản chất quá trình dạy học ........................................................................ 12
1.1.2. Phương pháp dạy học địa lí ....................................................................... 17
1.1.3. Phương tiện dạy học địa lí ......................................................................... 19
1.1.4. Một số vấn đề về E-portfolio ...................................................................... 22
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 35
1.2.1. Chương trình Đ ịa lí 11 – THPT ................................................................. 35
1.2.2. Tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học địa lí ở trường THPT ............... 40
1.2.3. Sự phát triển của các mạng xã hội ............................................................. 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 42
Chương 2 – XÂY DỰNG E-PORTFOLIO PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11
– THPT (PHẦN ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA) ..................................... 43
2.1. Các bước xây dựng E-portfolio ........................................................................ 43
2.1.1. Xác định bối cảnh và mục tiêu của E-portfolio .......................................... 43
2.1.2. Thiết kế E-portfolio ..................................................................................... 44
1
2.1.3. Phản ánh portfolio ...................................................................................... 45
2.1.4. Liên kết trong portfolio ............................................................................... 45
2.1.5. Trình bày E-portfolio .................................................................................. 46
2.2. Xây dựng E-portfolio Địa lí khu vực và quốc gia lớp 11 – THPT ................... 48
2.2.1. Xác định bối cảnh và mục tiêu.................................................................... 48
2.2.2. Xác định nội dung và công cụ trình bày ..................................................... 49
2.2.3. Tìm kiếm tư liệu, lựa chọn và sắp xếp tư liệu (số hóa dữ liệu)................... 50
2.2.4. Hoàn thiện portfolio (liên kết tư liệu, thiết kế ứng dụng)........................... 53
2.2.5. Trình bày E-portfolio trên trang web miễn phí jimdo.com ......................... 53
2.3. Kết quả xây dựng E-portfolio Địa lí khu vực và quốc gia lớp 11..................... 57
2.3.1.Sản phẩm E-portfolio Địa lí khu vực và quốc gia lớp 11 ............................ 58
2.3.2.Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình xây dựng E-portfolio Địa lí
khu vực và quốc gia lớp 11................................................................................... 59
2.3.3. Những bài học kinh nghiệm ........................................................................ 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 61
Chương 3 – KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA E-PORTFOLIO
PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 ........................................................... 62
3.1. Mục đích, ý nghĩa của việc khảo sát, đánh giá ................................................. 62
3.2. Thời gian thực hiện khảo sát, đánh giá ............................................................. 62
3.3. Đối tượng và nội dung khảo sát, đánh giá ........................................................ 62
3.4. Tiến hành khảo sát, đánh giá............................................................................. 63
3.4.1. Sử dụng tư liệu sưu tập phục vụ giảng dạy TTSP....................................... 63
3.4.2. Khảo sát lấy ý kiến về E-portfolio đối với GV đang giảng dạy tại các
trường phổ thông và các giáo sinh chuyên ngành Địa lí .............................................. 64
3.5. Phân tích kết quả khảo sát, đánh giá ................................................................. 64
3.5.1. Những kết quả đạt được.............................................................................. 65
3.5.2. Những hạn chế và đề xuất đối với việc khảo sát, đánh giá đề tài .............. 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 72
KẾT LUẬN
1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 74
2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ................................................................................................... 75
3. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 77
PHỤ LỤC
2
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước vào đại học với biết bao điều bỡ ngỡ, tôi chưa thể nào hòa nhịp với các bạn
sinh viên (SV). Việc sử dụng máy tính, tiếp cận các nguồn thông tin đa dạng,… đối với
tôi còn rất khó khăn trong khi đa số bạn bè đều rất năng động và thành thạo. Tôi đã tự
hỏi tại sao như vậy? Các bạn đã có những điều kiện gì, đã ph ấn đấu như thế nào để đạt
được kết quả như thế? Thì ra là ở trường phổ thông các bạn đã được thầy cô hướng
dẫn, sử dụng thường xuyên trong các giờ học. Còn tôi và một số bạn, do điều kiện
trường lớp còn hạn chế, chúng tôi chỉ được học trên lí thuyết, không có điều kiện thực
hành, tiếp xúc với thực tế. Nhờ thầy cô, bạn bè nhiệt tình giúp đỡ cùng với sự cố gắng
của bản thân tự tìm tòi, học hỏi, tôi đã khám phá thêm rất nhiều điều mới lạ và bổ ích.
Không còn bao lâu nữa tôi sẽ trở thành một người giáo viên (GV), sẽ đứng trên
bục giảng và mang trên vai nhiệm vụ rất quan trọng - nhiệm vụ trồng người - trong
những điều kiện và hoàn cảnh mới. Học sinh (HS) cần được rèn luyện để trở thành
những người năng động, chủ động tiếp thu kiến thức và hoàn thiện các kĩ năng, đáp
ứng yêu cầu của xã hội. Tôi luôn nghĩ mình ph ải làm thế nào thông qua từng bài dạy
giúp cho HS có kiến thức vững vàng, có những kĩ năng cần thiết để các em tự tin bước
vào cuộc sống.
Suốt bốn năm trên giảng đường Đại học, mỗi bài báo cáo, thuyết trình tôi đều chuẩn
bị rất kĩ lưỡng. Nhưng có lẽ việc chuẩn bị một giáo án trước khi lên lớp là sự chuẩn bị
công phu và đòi hỏi sự nhiệt tình, tâm huyết rất nhiều. Môn tập giảng đã cho tôi cơ hội thử
sức mình với những trang giáo án. Để soạn được một giáo án hay, là tiền đề cho một tiết
học hiệu quả GV phải chuẩn bị rất nhiều. Từ nội dung kiến thức đáp ứng khung chương
trình đào tạo, nội dung tư tưởng phản ánh trong bài học, những kĩ năng HS cần nắm đến
phương pháp nào để truyền đạt kiến thức đó hiệu quả, làm thế nào để HS hiểu và có thể
vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống – mục đích cuối cùng của việc dạy học không phải chỉ trong một vài giờ mà cần có thời gian chuẩn bị chu đáo. Thông thường,
một giáo án có thể soạn trước từ 2 tuần nhưng GV vẫn thấy chưa hài lòng, mỗi lần suy
nghĩ l ại có thêm những ý kiến mới, hoàn chỉnh hơn. Nhất là đối với những giáo sinh,
những SV vừa mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, vốn kiến thức thì rộng lớn,
phương pháp thì rất nhiều nhưng không biết nên lựa chọn như thế nào cho phù hợp, đảm
bảo kiến thức và thời gian cho tiết dạy. Những điều này đã làm tôi trăn trở rất nhiều mới
có thể thiết kế được giáo án của mình.
Với những suy nghĩ đó, thôi thúc tôi tìm ra m ột phương pháp để có được những
tài liệu mà mình mong muốn, giúp cho việc soạn giáo án dễ dàng và truyền đạt kiến
3
thức hiệu quả cho HS. Không có gì tốt bằng mình chuẩn bị sẵn một kho lưu trữ, sắp
xếp cẩn thận, khi cần là có thể sử dụng ngay, nhất là đối với những vấn đề rộng, phong
phú, HS ít có điều kiện tiếp xúc thực tế.
Với sự phát triển của khoa học kĩ thu ật và công nghệ, các phương tiện dạy học
(PTDH) ngày càng hiện đại, sẽ là một điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện mong muốn
của mình. Những ứng dụng của công nghệ thông tin (CNTT) cho phép lưu trữ những
tài liệu tìm được một cách hiệu quả và rất thuận lợi trong việc tìm kiếm, sử dụng. Đây
còn là quá trình giúp GV nâng cao trình độ kiến thức lẫn kĩ năng đáp ứng yêu cầu đổi
mới phương tiện và phương pháp dạy học theo hướng hiện đại.
Ở mỗi khối lớp của chương trình đ ịa lí trung học phổ thông (THPT) đều có
những vấn đề riêng, có sức hấp dẫn riêng. Những kiến thức về Địa lí các khu vực,
quốc gia trong chương trình Địa lí 11 là một phần của sự mới mẻ mà các em chỉ được
học trên sách vở, chưa có điều kiện để được đến với những vùng đất này. Nội dung
này là một cuộc hành trình du lịch đến với những quốc gia trên thế giới thông qua quá
trình giáo dục. Thời gian trên lớp thì luôn là một giới hạn lớn trong khi kiến thức về
những quốc gia này vô cùng phong phú, có sức hấp dẫn rất lớn đối với các em. Chính
vì thế, tôi chọn đề tài “Xây dựng E-portfolio phục vụ dạy học Địa lí lớp 11 - THPT
(phần Địa lí khu vực và quốc gia)” để nghiên cứu và sưu tập những vấn đề liên quan
đến các khu vực và quốc gia trong chương trình Đ ịa lí lớp 11, góp phần phục vụ tốt
hơn quá trình d ạy học (QTDH) sau này. Đề tài là sự kết hợp giữa hiểu biết về kiến
thức tích luỹ trong suốt quá trình học tập với các phương pháp giáo dục và việc ứng
dụng các kĩ năng, trong đó có kĩ năng về sử dụng CNTT - một trong những kĩ năng r ất
cần thiết để giúp sử dụng những tư liệu ấy hiệu quả. Tôi luôn hi vọng rằng, tự mình có
thể tập hợp một số kiến thức căn bản cần thiết bước đầu làm tư liệu chuẩn bị cho công
tác biên soạn giáo án phục vụ cho việc giảng dạy ở trường phổ thông sau này. Đó
không chỉ là tài liệu của riêng tôi, mà còn góp phần vào kho kiến thức chung trong quá
trình đ ổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng hiện đại và tích cực.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nhiều nhà giáo dục khuyến khích việc sử dụng portfolio trong lĩnh v ực giáo dục
cho HS cũng như là GV. Những nghiên cứu của một số tác giả: Helen Barrett, Lori A.
Norton-Meier, Taru Jokinen,... cho thấy sử dụng portfolio mang lại nhiều kết quả trong
QTDH. Tác giả Helen C Barrett (Hoa Kì) cho rằng việc ứng dụng portfolio trong dạy
học thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển năng lực chuyên môn và khả năng học tập suốt
đời đối với người dạy và người học.[13] Kết quả nghiên cứu của Dorman, Caroll &
Parboosignh (2002) cho thấy sự phát triển năng lực cá nhân mang lại từ portfolio.
4
Người ta sử dụng nhiều chiến lược trong quá trình học tập, giải quyết những khó khăn,
thách thức để tìm hiểu đầy đủ về một vấn đề. Từ đó, portfolio giúp HS hiểu được
những vấn đề trong quá trình học tập của mình và làm phong phú hơn những tư liệu,
kiến thức trong suốt quá trình học tập. Những tài liệu này đã phát huy đư ợc những tác
dụng của nó khi được số hóa dưới dạng cơ sở dữ liệu điện tử (gọi là portfolio điện tử
hay E-portfolio). E-portfolio đã đư ợc nghiên cứu ứng dụng ở nhiều trường đại học ở
Hoa Kì, Canada, Phần Lan,... (trường Đại học của bang Kansas – Hoa Kì, GV đã tạo ra
hệ thống portfolio điện tử để giảng dạy cho SV (Norton-Meier, 516); nghiên cứu ở
trường Đại học Oulu - Phần Lan năm 1994,...).[19]
Ở Việt Nam, một số trường đại học cũng đã ti ến hành xây dựng những portfolio
điện tử để quản lí SV, sử dụng lưu trữ thông tin về các khóa học. Không chỉ giảng viên
mà những SV cũng được hướng dẫn để xây dựng những bộ hồ sơ tư liệu phục vụ cho
việc học tập của mình trên các trang web miễn phí. Trường Đại học Đà Lạt đã ti ến
hành xây dựng E-portfolio (hồ sơ điện tử SV - SELP) theo dạng trên và bước đầu áp
dụng cho SV ngành tiếng Anh của trường. Đây là bộ sưu tập cơ sở dữ liệu các công
việc do SV thực hiện một cách khoa học và có tính hệ thống để thể hiện được các khả
năng chuyên ngành, quá trình phát tri ển của SV trong học tập và rèn luyện chuyên
môn. Đây cũng là cơ s ở dữ liệu điện tử để lưu trữ và trình bày các công trình chuyên
môn của SV rất hiệu quả, phục vụ cho mục đích trao đổi, thảo luận, nâng cấp và đánh
giá cuối khóa. Nội dung của SELP bao gồm bài viết, phim ảnh, các bài giảng, câu hỏi
kiểm tra, đề thi về đề tài chuyên môn SV đang theo học.
Xây dựng E-portfolio không chỉ được ứng dụng ở môi trường Đại học mà cần
mở rộng ở các bậc học phổ thông. E-portfolio là một hình thức để GV và cả HS tập
hợp và lưu trữ những nội dung cần thiết phục vụ dạy và học. Trong hoạt động giáo
dục, chúng ta vẫn có quá trình sưu tập tư liệu, lưu giữ theo từng chủ đề, đó là những
bộ sưu tập tư liệu. Tùy tính chất môn học mà bộ sưu tập có những nội dung khác nhau.
Đặc biệt là đối với môn Địa lí, nhiều GV, giáo sinh đã r ất quan tâm xây dựng những bộ
tư liệu dạy học các khối lớp. Việc sưu tập tư liệu phục vụ giảng dạy không phải là vấn
đề mới mẻ. Từ rất sớm, GV đã có những cách sưu tập những tài liệu, hiện vật để phục
vụ dạy học (các mẫu vật, tranh ảnh, bản đồ,...). Tuy nhiên, việc đảm bảo lưu giữ những
mẫu vật, tư liệu này gặp không ít khó khăn (dễ bị hư hỏng, thất lạc). Khi PTDH hiện
đại hơn, máy tính xuất hiện, người ta có những tư liệu lưu trữ trên máy, với các dạng
tài liệu đa dạng hơn, phục vụ việc dạy học tốt hơn. Việc xây dựng bộ hồ sơ điện tử ra
đời khi CNTT phát triển, với mạng máy tính kết nối internet, khi các hình thức truyền
thông đa phương tiện trở nên phổ biến. Tác giả Vưu Nguyễn Thanh Tuyền, SV ngành
Sư phạm Địa lí khóa 30 trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện đề tài “Xây dựng bộ tư
5
liệu phục vụ thiết kế bài giảng điện tử - chương trình Đ ịa lí lớp 10 cải cách - phần Địa
lí kinh tế xã hội (chương VII, VIII, IX)”. Đề tài đã tiến hành xây dựng bộ tư liệu bao
gồm thông tin, hình ảnh, biểu đồ, bản đồ lưu trữ trên đĩa CD chuẩn bị cho thiết kế bài
giảng điện tử (kể cả giáo án thường) trong chương trình lớp 10 giúp GV rút ngắn thời
gian tìm tòi, sưu tập tài liệu cho nội dung bài học, việc giảng dạy hiệu quả và tạo được
sự lôi cuốn đối với HS. Ngoài ra còn có những đề tài thực hiện xây dựng những bộ sưu
tập chuyên đề về bản đồ, hệ thống câu hỏi,... trong chương trình Địa lí THPT. Những
đề tài này đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu, sưu tập trong đề tài của tôi.
Chúng ta dễ dàng tìm thấy trên mạng internet những trang web về nội dung giáo
dục (giáo án, đề kiểm tra, trao đổi kiến thức,...). Đó cũng là hình th ức của những bộ
sưu tập điện tử nhưng còn ở mức độ bao quát, phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau,
nhiều môn học khác nhau. Những tài liệu chuyên môn để giảng dạy thì còn nằm rải rác
ở nhiều nơi, đôi khi không có nguồn gốc rõ ràng, cơ s ở khoa học vững chắc. Ths. Lê
Văn Nhương (bộ môn Sư phạm Địa lí – Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ)
cũng xu ất phát từ thực tế này, đã th ực hiện đề tài: “Xây dựng và sử dụng hồ sơ điện tử
dạy học địa lí 11 – THPT (tháng 12/2011)”. Đề tài thực hiện xây dựng bộ tư liệu cho
chương trình Đ ịa lí lớp 11, có thể sử dụng trên đĩa CD và nh ất là tham khảo ngay trên
trang web . Đề tài đã được thực nghiệm ở một số trường
phổ thông với kết quả bước đầu đã mang lại nhiều thuận lợi cho GV trong việc chuẩn
bị bài giảng cũng như k ết quả học tập của HS được nâng lên.
Tôi tiến hành xây dựng E-portfolio phục vụ dạy học Địa lí 11 – THPT không
phải là một sự lặp lại trùng lấp với những gì đã nghiên c ứu. Ở phạm vi hẹp hơn (địa lí
khu vực và quốc gia), tôi đã tiếp cận ở góc nhìn cụ thể hơn trong việc xây dựng hồ sơ
điện tử phục vụ dạy học. Dựa trên những nền tảng sẵn có, những kiến thức đã được
tích lũy, nghiên cứu những vấn đề cụ thể hơn để tạo ra sản phẩm cho riêng mình, gắn
liền với thực tiễn ở trường phổ thông, có thể phục vụ việc giảng dạy sau này.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Với những kinh nghiệm ban đầu về việc soạn giáo án, những kinh nghiệm tích
lũy t ừ bạn bè, thầy cô, quá trình thực tập sư phạm (TTSP) để có thể thực hiện luận văn
này, tôi mong muốn kết quả cuối cùng sẽ là bộ sưu tập trên máy tính sau đó sẽ chuyển
lên web về địa lí khu vực và quốc gia, chương trình Đ ịa lí lớp 11.
- Đây sẽ là tư liệu tham khảo trong quá trình soạn giáo án, nhất là những GV mới
ra trường. Nguồn tư liệu này giúp GV có nhiều cơ hội lựa chọn và sử dụng phương
pháp giảng dạy phù hợp, sinh động và hiệu quả hơn.
6
- Với những tư liệu sẵn có và tương đối đầy đủ các nội dung kiến thức trong
chương trình sẽ rút ngắn được thời gian tìm kiếm, giúp GV có điều kiện đầu tư tìm
hiểu, nghiên cứu sâu hơn, tạo ra nhiều sáng kiến kinh nghiệm góp phần đổi mới
phương tiện và PPDH.
- Trong quá trình sưu tập, bản thân có thể tự nhìn nhận đánh giá lại vốn kiến thức
của mình. Từ đó có định hướng bổ sung, trau dồi những kiến thức, kĩ năng c ần thiết để
phục vụ cho việc giảng dạy sau này.
- Đối với các em HS, những tư liệu này sẽ là kho kiến thức kích thích các em học
tập, khám phá nhiều hơn nữa những thông tin mà GV không có điều kiện truyền tải
trên lớp. Thông qua việc gợi mở, nêu vấn đề, GV sẽ giúp các em chủ động, tích cực
tiếp nhận không chỉ những kiến thức trên lớp mà còn tự bổ sung và hoàn thiện tri thức
thông qua các nguồn tư liệu.
- Khi đã trở thành nội dung trên trang web, bộ sưu tập không còn là kiến thức của
một cá nhân mà đối tượng tiếp cận rất đa dạng (GV, HS, công nhân, nhà kinh
doanh,...). Đây là một trong những phương tiện giúp cho mọi người ở mọi lúc, mọi nơi
có thể tiếp cận vấn đề mình quan tâm.
Tôi tin rằng thực hiện thành công đề tài này sẽ là quá trình tích lũy ki ến thức cho
chính bản thân mình phục vụ việc giảng dạy sau này, là cơ hội để vận dụng những
PTDH hiện đại góp phần đổi mới PPDH cũng như là kênh chia s ẻ thông tin với các
bạn đồng nghiệp với cả những độc giả quan tâm tìm hiểu địa lí các khu vực, quốc gia.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Việc xác định đối tượng của đề tài cũng là v ấn đề rất cần thiết. Trong đề tài này,
tôi tập trung nghiên cứu làm thế nào để tạo ra một E-portfolio dễ sử dụng và có ý
nghĩa thi ết thực trong dạy học Địa lí. Portfolio điện tử này sẽ được nghiên cứu thông
qua quá trình điều tra, khảo sát đối với GV Địa lí ở các trường phổ thông và SV sư
phạm chuyên ngành Địa lí ở trường đại học.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Việc sưu tập, sắp xếp tài liệu phục vụ việc giảng dạy là hết sức cần thiết, hỗ trợ
rất nhiều cho GV, đặc biệt là những GV mới ra trường. Tuy nhiên, do thời gian có hạn
nên đề tài chỉ sưu tập tài liệu địa lí phần B (Địa lí khu vực và quốc gia) thuộc chương
trình địa lí lớp 11 – THPT gồm các bài về Hoa Kì, Liên minh Châu Âu (EU), Liên
bang Nga (LB Nga), Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á và Ô-xtrây-li-a. Nghiên cứu
7
thực nghiệm việc sử dụng E-portfolio chủ yếu tại các trường trong Thành phố Cần Thơ
mà tôi đang TTSP (THPT Trà Nóc - Quận Bình Thủy) và có điều kiện dự giờ các bạn
giáo sinh (THPT Châu Văn Liêm, THPT Chuyên Lý Tự Trọng - Quận Ninh Kiều).
6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Quan điểm là cách thức nhìn nhận, đánh giá về sự vật hiện tượng. Đề tài là một
định hướng về phương pháp trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH. Khi thực hiện đề
tài này, tôi dựa trên nhóm quan điểm về phương pháp luận, trong đó chủ yếu là quan
điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp lãnh thổ, quan điểm lịch sử, viễn cảnh để nghiên
cứu lí luận của đề tài đồng thời sử dụng quan điểm thực tiễn để có thể đánh giá một
cách chính xác, thuyết phục khả năng thực tế, sự phù hợp, hiệu quả của những vấn đề
được đề cập đến trong đề tài.
6.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống là cách tiếp cận đối tượng bằng phương pháp hệ thống để
tìm ra hệ thống cấu trúc của đối tượng. Khi nghiên cứu đề tài cần nghiên cứu các hiện
tượng giáo dục và các đối tượng địa lí một cách toàn diện để thấy được mối quan hệ
hữu cơ giữa các yếu tố. Nghiên cứu dựa trên quan điểm hệ thống cho phép nhìn nhận
một cách sâu sắc, toàn diện các hiện tượng, thấy được mối quan hệ giữa các đối tượng
trong hệ thống, với hệ thống lớn hơn. Từ đó, xác định được con đường tổng hợp, khai
thác, phát triển hợp lí.
Khi nghiên cứu đề tài cần đảm bảo hình thành một hệ thống chặt chẽ các yếu tố địa lí tự
nhiên, kinh tế – xã hội từng khu vực và quốc gia, sắp xếp theo một hệ thống hợp lí, vừa đảm
bảo hệ thống kiến thức vừa đảm bảo tính khoa học, dễ dàng tìm kiếm. Người sưu tập cần xác
định yêu cầu nội dung kiến thức, kĩ năng c ủa chương trình Đ ịa lí khu vực và quốc gia trong
toàn bộ hệ thống chương trình Địa lí THPT làm cơ sở cho quá trình tìm kiếm, chọn lọc, biên
soạn tư liệu, giáo án giảng dạy phù hợp, tránh lập lại các nội dung chồng chéo lên nhau.
6.2. Quan điểm tổng hợp
Các đối tượng địa lí quốc gia dù có những đặc điểm riêng nhưng chúng không
tồn tại riêng biệt, tách rời nhau mà có sự tác động qua lại với nhau, chịu sự chi phối
của hoàn cảnh thực tế. Đối với mỗi vấn đề, khi xem xét, chúng ta cần nhìn một cách
tổng thể, xem xét tất cả những yếu tố tác động, ảnh hưởng để có những nhận định,
đánh giá hoặc đưa ra những ý kiến, giải pháp mang tính chính xác cao hơn. Quan điểm
này cũng rất cần thiết trong quá trình sưu tập tài liệu. Chúng ta cần có sự tổng hợp dựa
trên những nguồn tư liệu tin cậy kết hợp với khả năng, kinh nghiệm tổng hợp của bản
8
thân để lựa chọn, hoàn thiện nội dung kiến thức. Khi phân tích đặc điểm địa lí khu vực
và quốc gia, chúng ta cần xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố tự
nhiên, kinh tế - xã hội để đánh giá vấn đề một cách khách quan, chính xác và khoa
học. Và khi chọn PPDH, PTDH thì cần xem xét cẩn thận, cần có sự phối hợp hợp lí để
nâng cao hiệu quả dạy và học.
6.3. Quan điểm lãnh thổ
Sự vận động phát triển của thế giới là xu hướng chung, ứng dụng CNTT trong
giáo dục là một ví dụ. Tuy nhiên, mỗi khu vực, quốc gia có những đặc điểm về tự
nhiên, kinh tế xã hội riêng, trình độ phát triển không đồng đều, nên việc ứng dụng
cũng có nh ững mức độ khác nhau. Ngay trên một quốc gia, các vùng miền cũng có sự
khác nhau về các điều kiện phục vụ giáo dục, nhất là giữa thành thị và nông thôn có sự
chênh lệch khá rõ. Khi thực hiện sưu tập, khảo sát, đánh giá đề tài cũng cần quan tâm
đến những điều kiện này, có những định hướng giải quyết để có thể sử dụng tài liệu
một cách hiệu quả, có khả năng thích ứng với các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.
6.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Quan điểm lịch sử – viễn cảnh giúp ta hiểu được quy luật tất yếu của giáo dục, từ
đó có những định hướng phù hợp đối với các thành tố của QTDH. Trên cơ sở nhận
định đúng đắn về những vấn đề của giáo dục trong thời gian tới, bản thân mỗi GV phải
không ngừng thay đổi để đáp ứng những yêu cầu mà xã hội đặt ra (đổi mới phương
pháp, ứng dụng CNTT, đa dạng các hình thức đào tạo,...).
6.5. Quan điểm thực tiễn
Lời nói đi đôi với việc làm thì ngư ời nghe mới tin tưởng, lí thuyết phải gắn liền
với thực tiễn mới đánh giá được giá trị, khả năng vận dụng của vấn đề nghiên cứu.
Nếu không đó chỉ là những lí thuyết suông mà thôi. Trong quá trình nghiên cứu, chúng
ta dựa trên những cơ sở lí thuyết dự kiến những kết quả có thể xảy ra, đề ra các
phương hướng, giải pháp cho nội dung nghiên cứu. Điều đó cần được vận dụng vào
thực tế để kiểm nghiệm mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp. Kết quả thực nghiệm
trong thực tế, vận dụng thực tiễn cho phép chúng ta đánh giá, khẳng định khả năng vận
dụng của vấn đề được nghiên cứu, đồng thời có những định hướng, giải pháp cho phù
hợp với tình hình thực tế (về việc xây dựng và sử dụng E-portfolio).
9
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
Tư liệu về địa lí các khu vực, quốc gia rất phong phú, đa dạng, từ nhiều nguồn
khác nhau (sách, báo chí, đĩa Encarta, internet,...). Để xây dựng E-portfolio về Địa lí
khu vực và quốc gia, trước hết, cần nắm vững mục đích, định hướng những nội dung
của bộ sưu tập. Sau đó, chúng ta mới tiến hành tìm kiếm những tư liệu liên quan đến
nội dung (để tránh việc tìm kiếm lan man,...). Dựa trên những yêu cầu về nội dung
chương trình, yêu c ầu kiến thức cần cung cấp, người sưu tập chọn lọc những tư liệu có
nội dung phù hợp, sau đó tổng hợp, sắp xếp những tư liệu đó thành hệ thống hợp lí để
dễ dàng tham khảo hoặc sử dụng. Trong quá trình biên tập tài liệu, biên soạn giáo án,
GV không chỉ dựa trên những phân tích về nội dung chương trình, yêu cầu của bài
học, PPDH dự định áp dụng mà chọn lọc những tư liệu phù hợp từ bộ sưu tập. Từ đó,
GV có sự phân tích, đánh giá kết quả của việc biên soạn để rút kinh nghiệm, định
hướng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
7.2. Phương pháp phân loại
Phương pháp phân loại là sự phân chia đối tượng theo những tiêu chí nhất định.
Phương pháp phân loại cần vận dụng để thuận tiện trong việc tìm kiếm, sử dụng tài
liệu. Tài liệu thu thập rất đa dạng (dạng văn bản, phim, video, hình ảnh, mô hình,...),
chúng ta tiến hành phân loại và sắp xếp tư liệu theo những phân loại gắn với từng chủ
đề, đảm bảo tính khoa học, để khi cần có thể tìm kiếm dễ dàng.
7.3. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo dục
trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm cho ta những tài liệu sống về thực
tiễn giáo dục để có thể khái quát những quy luật nhằm chỉ đạo tổ chức quá trình giáo
dục được tốt hơn. Tôi sẽ sử dụng phương pháp này trong thời gian TTSP tại trường
phổ thông:
- Tiến hành quan sát hoạt động giáo dục ở trường phổ thông để thu thập thông tin
về đặc điểm, hiện trạng của việc dạy học bộ môn.
- Quan sát QTDH (việc sử dụng tư liệu để dạy học, không khí lớp học, thái độ
học tập, tiếp thu kiến thức của HS) làm cơ sở đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bộ tư
liệu trong dạy học.
10
7.4. Phương pháp điều tra giáo dục
Quan sát cho ta kết quả ban đầu về đối tượng nghiên cứu, nhiều khi mang tính
chủ quan. Phương pháp điều tra thể hiện qua việc người nghiên cứu tác động trực tiếp
vào đối tượng nghiên cứu thông qua hệ thống câu hỏi để có những thông tin cần thiết
về vấn đề cần nghiên cứu (số liệu, sự suy nghĩ, quan đi ểm). Từ đó, có thể phán đoán,
tìm ra nguyên nhân, tính phổ biến hoặc biện pháp giải quyết.
Đề tài tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi và thực hiện khảo sát GV, SV thực
tập để thu thập những ý kiến về thực trạng dạy học môn Địa lí, sự cần thiết, khả năng
ứng dụng và những giải pháp, góp ý để xây dựng và khai thác hiệu quả portfolio.
7.5. Phương pháp thực nghiệm
Để đánh giá bước đầu về việc áp dụng thực tiễn của đề tài, tôi tiến hành thực
nghiệm trong thời gian thực tập tại trường phổ thông. Những tư liệu sưu tập sẽ được sử
dụng trong quá trình biên soạn giáo án, giảng dạy của bản thân và các bạn giáo sinh
cùng chuyên môn. Qua đó, sẽ đánh giá cụ thể hơn về tính khoa học và khả năng vận
dụng của đề tài, cũng như có nh ững điều chỉnh để hoàn thiện hơn bộ sưu tập.
11
NỘI DUNG
Chương 1 - CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. 1. Cơ sở lí luận
1. 1.1. Bản chất của quá trình dạy học
1.1.1.1. Quá trình dạy học
Nhà giáo dục học vĩ đại người Xlavơ Jan Amôt Cômenxki (1592 – 1670) đã hình
dung toàn bộ QTDH như một con đường thống nhất của sự nhận thức, của sự phát
triển dần dần những kiến thức khác nhau “từ một gốc rễ chung thống nhất” như một
quá trình mở rộng và hoàn thiện cái đã bắt đầu. Mỗi kiến thức mới là sự mở rộng vốn
kiến thức đã có trong ý thức HS một cách hữu cơ và độc đáo.[4 tr21]
QTDH là một tổ hợp rất phức tạp và năng động những hành động của người dạy
và người học, gồm 2 hoạt động chủ yếu:
- Hoạt động dạy: là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS của người GV
nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học.
- Hoạt động học: là quá trình tự giác, tích cực của HS nhằm lĩnh hội tri thức, kĩ
năng, kĩ x ảo, phát triển trí tuệ, thể chất và hình thành nhân cách của bản thân cho phù
hợp với những yêu cầu của xã hội.[3 tr26]
Có thể hình dung dạy học là quá trình ngư ời dạy hướng dẫn, tổ chức, điều khiển
các hoạt động nhận thức giúp người học lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm, những
thông tin khoa học một cách có hệ thống, có phương pháp nhằm mục đích nâng cao
trình độ văn hóa, năng lực trí tuệ và khả năng thực hành trong đời sống thực tế cho
người học.[6 tr42]
1.1.1.2. Bản chất quá trình dạy học
Bản chất của QTDH cần được hiểu một cách sâu sắc vì nó có liên quan mật thiết
đến nhận thức của người dạy, người học cũng như việc nghiên cứu và cải tiến QTDH
nhằm đạt kết quả tốt hơn. Để hiểu rõ bản chất của QTDH, chúng ta cần hiểu rõ những
nội dung bên trong của nó bao gồm cấu trúc, tính chất, mối quan hệ quy luật của các
yếu tố cấu thành.
12
a. Cấu trúc quá trình dạy học
Cấu trúc QTDH bao gồm cấu trúc về mặt nội dung và cấu trúc về mặt quá trình.
Trong cấu trúc về mặt nội dung, QTDH bao gồm 3 thành tố cơ bản: khái niệm khoa
học (nội dung của bài học), hoạt động dạy (truyền đạt và điều khiển) và hoạt động học
(lĩnh hội và tự điều khiển) được hiểu thông qua “Tam giác dạy học” gồm 3 thành tố
Thầy – Trò – Đối tượng ((gồm mục tiêu (MT), nội dung (ND) và phương pháp (PP)).
“Tam giác dạy học” được mở rộng đầy đủ mối quan hệ giữa các thành tố thông qua
“Ngũ giác sư ph ạm” hay “Hệ thống sư phạm”:
MT
Đối tượng
PP
ND
Trò
Thầy
Thầy
Trò
Hình 1.2. Ngũ giác sư phạm
Hình 1.1. Tam giác dạy học
Mối quan hệ giữa các thành tố của QTDH được biểu hiện đầy đủ qua sơ đồ:
MT
ND
PP
PT
Môi trường giáo
dục của nhà trường
MT: Mục tiêu
ND: Nội dung
PP: Phương pháp
PT: Phương tiện
TC: Tổ chức
ĐG: Đánh giá
TC
ĐG
Môi trường kinh tế
xã hội của cộng đồng
Quá trình dạy học
Hình 1.3. Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học
13
Cấu trúc về mặt quá trình trong dạy học (tương tác Thầy – Trò) bao gồm các
bước: sử dụng các phương tiện dạy học (PT) để kích thích động cơ, tổ chức hoạt động
dạy học (TC), kiểm tra và đánh giá (ĐG) kết quả so với mục đích đặt ra trong điều
kiện kinh tế - xã hội cụ thể (môi trường giáo dục của nhà trường và môi trường kinh tế
xã hội của cộng đồng).
Mặt nội dung và mặt quá trình của dạy học có liên hệ với nhau rất chặt chẽ, nội
dung tồn tại trong QTDH. Cho nên, việc đảm bảo tính thống nhất giữa mặt nội dung
và quá trình sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
b. Tính chất của quá trình dạy học
QTDH có những tính chất cơ bản:
- QTDH trước tiên là một quá trình nhận thức mà động lực chính là việc giải quyết
những mâu thuẫn giữa các nhiệm vụ cao về lí thuyết và thực hành mà GV đặt ra và trình
độ kiến thức, kĩ năng, kĩ x ảo có hạn của HS. Theo Đanilốp, nhà lí luận nổi tiếng của
Liên Xô (1960), đây là mâu thuẫn cơ bản, nội tại và đặc biệt chỉ có trong QTDH.
- Đây còn là một quá trình tâm lí. Đ ể quá trình nhận thức của HS đạt hiệu quả,
QTDH phải đảm bảo tính logic trong chương trình: nội dung dạy học phù hợp với quá
trình nhận thức của HS, nhất là đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. Trong QTDH cần theo
trình tự hợp lí: đi từ việc đề xuất các nhiệm vụ học tập của HS và gây hứng thú về nhu
cầu nhận thức vấn đề đó (làm cho HS thấy được mâu thuẫn cần phải giải quyết,
phương tiện và phương pháp để các em có thể giải quyết vấn đề đó), đến việc tổ chức
các hoạt động giải quyết, củng cố, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cũng như ki ểm tra,
đánh giá việc lĩnh hội tri thức của HS.
- QTDH là một quá trình xã hội. Dạy học là sự tương tác giữa người với người,
PTDH chính là những kinh nghiệm loài người đã tích lũy nh ằm những mục đích do xã
hội đặt ra mà người thầy – đại diện cho xã hội – được phân công thực hiện. Người thầy
cần quan tâm đến môi trường sống cũng như điều kiện học tập thực tế của HS để xây
dựng kế hoạch dạy học thích hợp, tạo mối liên hệ giữa học tập với đời sống và sản
xuất để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
c. Quy luật của quá trình dạy học
Quy luật là mối liên hệ cơ bản, lặp đi lặp lại và tồn tại khách quan của các hiện
tượng và quá trình. Các quy luật dạy học là kết quả của quá trình nghiên cứu lí luận và
tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Một số quy luật cơ bản nhất của QTDH hiện nay là:[3 tr31]
14
- Quy luật về tính quy định của xã hội đối với hoạt động giáo dục và đào tạo.
QTDH phải thỏa mãn các yêu cầu xã hội, đặc biệt là yêu cầu đào tạo nhân cách phát
triển toàn diện, có khả năng tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, khoa học xã hội
và văn hóa. Dạy học đạt kết quả cao khi phối hợp một cách hài hòa, cân đ ối giữa các
yếu tố của QTDH với các điều kiện và môi trường bên ngoài.
- Quy luật về sự thống nhất giữa các thành tố của QTDH. QTDH có sự tương hỗ
với nhau trong một QTDH hoàn chỉnh. Các hình thức tổ chức dạy học phụ thuộc vào
nhiệm vụ, nội dung và PPDH. Mối liên hệ tương hỗ giữa các thành tố trong QTDH
trong những điều kiện thích hợp sẽ cho kết quả dạy học bền vững, tự giác và hiệu quả.
- Quy luật về sự thống nhất giữa dạy học, giáo dục và phát triển. Nội dung dạy
học phụ thuộc vào nhiệm vụ dạy học, phản ánh nhu cầu xã hội, mức độ lôgíc phát triển
của khoa học.
- QTDH phụ thuộc một cách có quy luật vào khả năng học tập của HS, vào
những điều kiện bên ngoài mà nó tồn tại,...
Khi vận dụng các quy luật để giải quyết các vấn đề nhất định, cần đặt trong mối
liên hệ với môi trường, trong sự phối hợp và tác động tương hỗ lẫn nhau. Vận dụng
phối hợp các quy luật của QTDH một cách phù hợp, đúng mục đích sẽ góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
1.1.1.3. Đặc điểm cơ bản của quá trình dạy học hiện nay
Cùng với sự phát triển đất nước, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, sự phát triển
không ngừng của xã hội, nền giáo dục nước ta cũng đang từng bước được đổi mới.
QTDH hiện nay cũng có s ự thay đổi và mang những đặc điểm cơ bản sau:
- Hoạt động của HS được tích cực hóa trên cơ sở nội dung dạy học ngày càng
hiện đại hóa. Trước đây, vai trò của người thầy hết sức quan trọng. Người thầy giữ vai
trò chủ đạo, truyền đạt tất cả kiến thức cho HS, HS tiếp nhận một cách thụ động.
QTDH truyền thống chưa phát huy được tư duy của người học, làm cho QTDH chỉ
xảy ra tác động một chiều. Giáo dục hiện nay nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động
lĩnh hội tri thức của người học, lấy HS làm trung tâm của việc dạy học. GV chỉ là
người hướng dẫn thông qua các hoạt động, HS chủ động nắm bắt tri thức, biến nó
thành kiến thức của chính mình. Nội dung giáo dục hiện nay cũng không ngừng đổi
mới để phù hợp với sự tiến bộ của khoa học kĩ thu ật, đáp ứng nhu cầu thực tế của xã
hội ngày càng hiện đại. Vì khối lượng tri thức không ngừng tăng lên trong khi thời
gian học tập của các em không thể nào tăng hơn nữa, cho nên bên cạnh những kiến
15
thức trên lớp, HS cần phải có khả năng tư duy, năng lực tự nhận thức để tiếp nhận
nguồn kiến thức vô tận trong xã hội. Người GV cũng phải luôn tìm tòi kiến thức và đổi
mới phương pháp để giúp cho HS của mình tích cực hóa tốt hơn.
- Trong QTDH hiện nay, HS có vốn sống và năng lực nhận thức phát triển hơn so
với trẻ cùng độ tuổi. Chất lượng cuộc sống xã hội không ngừng được nâng lên, vì vậy
trẻ em ngày nay được gia đình, xã hội chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện để học tập
đầy đủ hơn. Các em sớm có điều kiện tiếp xúc với những tiến bộ của xã hội, các nguồn
thông tin phong phú (ti vi, sách báo, nhất là mạng internet), được rèn luyện trong môi
trường giáo dục tích cực góp phần làm tăng khả năng nhận thức của các em.
- Trong quá trình học tập, HS có xu hướng vượt ra khỏi nội dung tri thức, kĩ năng
do chương trình quy định. Các em có xu hướng khám phá những điều mới mẻ hơn,
xảy ra ngay trong thực tế cuộc sống của các em. Do đó, đòi hỏi QTDH phải đổi mới,
giúp các em có khả năng tự nhận thức tốt hơn, biết tiếp thu và chọn lọc thông tin một
cách hiệu quả, có thể phát huy, khai thác hết những tiềm năng của từng cá nhân.
- QTDH được tiến hành trong điều kiện cơ sở vật chất và PTDH ngày càng hiện
đại. Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu, đựợc Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học đầy đủ và ngày càng hiện đại. Các PTDH cũng
không ngừng cải tiến, đáp ứng nhu cầu dạy học theo phương pháp mới, mang tính trực
quan cao hơn. GV cần có phương pháp thích hợp để khai thác hết khả năng của các
PTDH, sử dụng phương tiện, thiết bị một cách hợp lí để phát huy cao nhất chất lượng
và hiệu quả dạy học.
QTDH là quá trình tương tác qua l ại giữa thầy và trò thông qua hoạt động dạy và
hoạt động học để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Người GV đóng vai trò là ngư ời tổ
chức, điều khiển quá trình nhận thức của HS, giúp các em tích cực, chủ động, có khả
năng sáng tạo trong hoạt động nhận thức của mình nhằm thực hiện các mục tiêu giáo
dục. QTDH có mối liên hệ mật thiết với các đặc điểm của môi trường kinh tế – xã hội
xung quanh và tuân theo những quy luật nhất định. Với mỗi điều kiện, hoàn cảnh thực
tế khác khau thì QTDH sẽ có những đặc điểm tương ứng phù hợp mới thực hiện được
các mục tiêu giáo dục do xã hội đặt ra. Đặc điểm của QTDH ngày nay đã có nhiều
thay đổi theo hướng hiện đại (cả về nội dung kiến thức, kĩ năng phương pháp và
phương tiện). Vì vậy, người dạy và người học cần thấy được những đặc điểm thay đổi
để có những định hướng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong tình hình mới.
16
1.1.2. Phương pháp dạy học địa lí
1.1.2.1. Phương pháp dạy học địa lí
PPDH là tổng hợp các cách thức phối hợp thống nhất giữa thầy và trò (trong đó
thầy đóng vai trò ch ủ đạo, trò đóng vai trò tích c ực, chủ động) nhằm thực hiện các
nhiệm vụ dạy học. PPDH bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học.
- Phương pháp dạy là cách thức GV trình bày tri thức, tổ chức và kiểm tra hoạt
động nhận thức và thực tiễn của HS nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học. Theo quan
điểm công nghệ dạy học, PPDH là là phương pháp thiết kế và góp phần thi công
QTDH của người GV.
- Phương pháp học là cách thức tiếp thu, tự tổ chức và kiểm tra hoạt động nhận
thức và thực tiễn của HS nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học. Cũng có thể nói
phương pháp học là cách thức tự thiết kế và thi công quá trình học tập của người HS
nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học.[2 tr24]
Mỗi môn học, do có nội dung và PTDH riêng nên cũng có những PPDH riêng
(PPDH bộ môn). Đối với môn Địa lí, do có nhiều nội dung khác nhau về tự nhiên và
kinh tế – xã hội nên hình thành các PPDH đặc thù cho từng nội dung. Đặc điểm của
nội dung môn Địa lí luôn phải gắn với bản đồ, với việc quan sát trên thực địa nên
PPDH môn Địa lí thường bao gồm: phương pháp bản đồ, phương pháp phân tích các
số liệu thống kê (SLTK) kinh tế theo lãnh thổ, phương pháp thực địa,... [1 tr160, 3 tr100]
1.1.2.2. Phân loại
Đối với môn Địa lí, các đối tượng được phân bố cố định trong một không gian
rộng lớn, HS không phải lúc nào cũng có th ể tiếp xúc trực tiếp với chúng một cách dễ
dàng. Cho nên, trong dạy học Địa lí người ta đã tích lũy và phân lo ại theo 3 nhóm
phương pháp, chủ yếu dựa vào nguồn tri thức:
- Nhóm phương pháp dùng lời (diễn giảng, giảng thuật, giảng giải, đàm thoại,
nêu vấn đề,...) với mục đích mô tả, kể hoặc ghi chép lại những sự vật hiện tựơng, quá
trình đ ịa lí xảy ra trên các lãnh thổ khác nhau ở khắp nơi trên Trái Đất.
- Nhóm phương pháp sử dụng phương tiện trực quan (phương pháp sử dụng
tranh ảnh, bản đồ, phương pháp sử dụng quả cầu địa lí,...) với mục đích sử dụng các
tranh, ảnh, bản đồ, mô hình,... tái tạo lại hình ảnh của các sự vật, hiện tượng địa lí mà
HS không có điều kiện quan sát trực tiếp và khai thác chúng với vai trò là nguồn cung
cấp tri thức.
17
- Nhóm phương pháp thực tiễn: dựa vào việc quan sát trực tiếp các đối tựơng
ngoài thực địa. [1 tr164, 3 tr102]
Trong 3 nhóm phương pháp trên, có những phương pháp hoàn toàn lấy GV làm
trung tâm (diễn giảng, giảng thuật, giảng giải); nhưng cũng có những phương pháp lấy
HS làm trung tâm (quan sát ngoài thực địa, phương pháp bản đồ - nếu GV xác định
đúng chức năng của bản đồ là nguồn tri thức). Ba nhóm phương pháp này được sử
dụng từ lâu trong QTDH bộ môn Địa lí và đã trở thành những phương pháp truyền
thống, được sử dụng phổ biến trong nhà trường.
Hiện nay, người ta cũng sử dụng khá phổ biến cách phân loại PPDH theo 2
nhóm: nhóm các phương pháp lấy GV làm trung tâm và nhóm các phương pháp lấy
HS làm trung tâm.
1.1.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đòi h ỏi nhà trường phải đào tạo
ra những con người mới, thông minh, sáng tạo, thích ứng được với yêu cầu mới của
thời đại, có tri thức khoa học – công nghệ tiên tiến, có kĩ năng, kĩ x ảo vững chắc, có ý
thức nghề nghiệp để giải quyết “trúng, nhanh, sáng tạo” các nhiệm vụ thực tiễn đặt ra.
Mục tiêu đặt ra là QTDH phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng
tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học của người học, lòng say mê học tập và ý
chí vươn lên để các em có thể tự tin, vững bước bước vào cuộc sống.[10] Do đó, đổi
mới PPDH là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
NQTW4 khóa VII đã ghi rõ “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả cấp học,
bậc học (...) Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS
năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. NQTW2 khóa VIII tiếp tục
khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học...”. Đây là những điều
kiện thuận lợi để chúng ta tiến hành đổi mới PPDH.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo cho phù hợp với những yêu cầu mới
của thời đại, PPDH địa lí đang được đổi mới theo hướng tích cực hóa QTDH và đẩy
mạnh việc ứng dụng CNTT vào QTDH.
- Những năm gần đây, việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực, giáo dục lấy HS
làm trung tâm đã mang l ại cho HS những cơ hội học tập tốt hơn. PPDH tích cực được
rèn luyện thông qua QTDH (chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường học
tập cá thể, phối hợp học tập với hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy với sự tự đánh giá
18
của trò) giúp HS chủ động tiếp cận và lĩnh hội tri thức. Một số PPDH tích cực được
vận dụng trong dạy học Địa lí hiện nay: PPDH nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp
hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ; phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức
qua các SLTK kinh tế và các biểu đồ; phương pháp thảo luận trong dạy học địa lí; PPDH
hợp tác theo nhóm; phương pháp khảo sát, điều tra trong dạy học...
Những PPDH truyền thống cũng có nhiều thay đổi (phương pháp diễn giảng
được thay thế bằng phương pháp nêu vấn đề, các phương tiện trực quan được dùng với
mục đích làm phương tiện để HS khai thác tri thức, tìm ra tri thức mới,...) Những thay
đổi về mặt PPDH địa lí trên, phần nào đã có tác dụng đối với việc phát triển tư duy của
HS và phù hợp với xu thế phát triển của lí luận dạy học hiện đại.
- Đổi mới PPDH theo nghĩa của CNTT là phương pháp làm tăng giá trị lượng tin,
trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn. Đổi mới phương pháp giảng
dạy bằng CNTT là một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình
trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI với mục tiêu học ở mọi nơi, mọi lúc, học suốt đời và dạy
cho mọi người. Những mục tiêu này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ
trợ của những công nghệ mới (phần mềm biên soạn bài giảng, kiểm tra trắc nghiệm,
máy chiếu overhead, máy chiếu đa chức năng, internet,...). Hai công nghệ hiện đại và
ứng dụng có hiệu quả nhất cho giáo dục - đào tạo là công nghệ truyền thông đa phương
tiện Muldimedia và công nghệ mạng Networking, đặc biệt là mạng Internet.
Chân lí bất hủ của nhà giáo dục Đức Distecvec: “Người giáo viên tồi là người
cung cấp cho học sinh chân lí, còn người giáo viên giỏi là người dạy cho học sinh đi
tìm chân lí” đã kh ẳng định vai trò, trách nhiệm của người GV trong QTDH ngày nay.
GV là người hướng dẫn cho HS đi tìm chân lí chứ không cung cấp ngay cho các em
những chân lí đó như trước đây. Tích cực nghiên cứu đổi mới, vận dụng các PPDH
tiến bộ để có thể phát huy tính tích cực, chủ động của HS, giúp các em phát hiện chân
lí, lĩnh hội tri thức của nhân loại một cách hiệu quả, rèn luyện khả năng tự học, tự
nghiên cứu sau này là một trong những yêu cầu đặt ra đối với PPDH các môn học nói
chung, trong đó có môn Địa lí trong nhà trường phổ thông.
1.1.3. Phương tiện dạy học địa lí
1.1.3.1. Phương tiện dạy học địa lí
PTDH là những dụng cụ, máy móc, thiết bị, vật dụng (đối tượng vật chất) được
người dạy sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động
nhận thức của người học, là phương tiện nhận thức của người học, thông qua đó mà
19
thực hiện những nhiệm vụ dạy học. [5 tr7]
Các PTDH địa lí hiện nay bao gồm: [8 tr5]
- Các cơ sở vật chất tạo điều kiện cho việc giảng dạy bộ môn: phòng địa lí, vườn
địa lí, tủ sách địa lí;
- Toàn bộ các đồ dùng trực quan (tranh ảnh, mô hình, hình vẽ,...);
- Các tài liệu để cung cấp những tri thức cơ bản cho GV và HS (Sách giáo khoa
(SGK) Địa lí, sách báo tham khảo,...);
- PTDH địa lí được hiểu theo nghĩa r ộng bao gồm PTDH và thiết bị kĩ thu ật dạy
học. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các thiết bị kĩ thuật hiện đại cũng đã đư ợc
thừa nhận là những PTDH (máy tính điện tử, video, vô tuyến truyền hình, máy chiếu
phim,...).
1.1.3.2. Phân loại phương tiện dạy học địa lí
Có nhiều cách phân loại PTDH địa lí, trong đó, sự phân chia các PTDH địa lí
thành 2 loại: các PTDH truyền thống và các PTDH hiện đại được đề cập đến trong thời
gian gần đây với ưu điểm là đơn giản và nêu được sự phát triển của PTDH qua thời
gian.
- Các PTDH truyền thống:
+ PTDH phản ánh trực tiếp đối tượng địa lí (các mẫu vật, bộ sưu tập);
+ PTDH nhằm tái tạo lại đối tượng địa lí bằng hình ảnh (các mô hình, tranh ảnh,
hình vẽ);
+ PTDH phản ánh đối tượng địa lí bằng ngôn ngữ (bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, SGK,
tài liệu tham khảo,...);
+ PTDH nghiên cứu và học tập địa lí (các dụng cụ quan trắc, đo vẽ).
- Các PTDH hiện đại:
+ Các phương tiện nhìn (các loại phim không âm thanh);
+ Các phương tiện nghe nhìn (phim ảnh, phim video, máy tính điện tử, đĩa CD,
phần mềm dạy học,...);
20
+ Truyền thông đa phương tiện (mạng máy tính, truyền hình).
1.1.3.3. Vai trò ý nghĩa của phương tiện dạy học địa lí
Việc khai thác nhằm đưa những PTDH trên vào QTDH là cần thiết và phù hợp
với quá trình nhận thức của con người. Các PTDH có vai trò rất quan trọng trong
QTDH đối với cả GV và HS.
a. Đối với HS
- PTDH là công cụ mà nhờ đó HS nhận thức được thế giới xung quanh. Các
PTDH giúp HS thu nhận thông tin về sự vật, hiện tượng một cách sinh động, cung cấp
cho HS những kiến thức bền vững, chính xác, có khả năng kiểm tra tính đúng đắn của
các lí thuyết, tạo điều kiện hình thành biểu tượng địa lí cho HS. Biểu tượng càng sáng
tỏ, càng đầy đủ thì việc nhận thức càng tốt hơn. Qua đó, PTDH còn giúp làm thỏa mãn
và phát triển hứng thú học tập của HS.
- Theo quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm của QTDH, PTDH là một đối
tượng để HS chủ động tự lực khai thác tri thức địa lí dưới sự hướng dẫn của GV. Qua
đó, HS có thể phát triển năng lực tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp,...), có khả năng
nắm tri thức và phát hiện ra những tri thức mới.
- Khi làm việc với các PTDH sẽ giúp HS rèn luyện các kĩ năng, kĩ x ảo địa lí;
hình thành những đức tính cần thiết khi bước vào cuộc sống (kiên trì, tự giác, tích cực,
óc thẩm mỹ,...), khả năng khai thác triệt để các thông tin từ nhiều nguồn và tiếp nhận
tri thức, kĩ năng có hi ệu quả, từ đó hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu.
b. Đối với GV
- PTDH được GV sử dụng làm phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của
HS. Nếu không có tài liệu khoa học dùng để dạy học thì các phương tiện đó chỉ là
phương tiện kĩ thuật thuần túy. Nhưng phương tiện dù có hiện đại đến đâu thì chúng
cũng không thể thay thế người GV trong quá trình giáo dục.
- PTDH khi được vận dụng đúng đắn sẽ đóng vai trò như là ngu ồn thông tin và
giải phóng người GV khỏi nhiều công việc có tính chất kĩ thu ật thuần túy trong tiết học.
PTDH giúp cho GV có thêm những điều kiện thuận lợi để trình bày bài giảng một cách
tinh giản, đầy đủ, sâu sắc,... nhờ đó rút ngắn thời gian thuyết trình, mô tả và đơn giản
hóa bớt những thao tác rườm rà không cần thiết. GV còn có thể điều khiển hoạt động
nhận thức của HS, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được thuận lợi, có hiệu quả hơn.
21