Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Giải chi tiết các bài toán trong đề đh 2009 2015 sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.15 KB, 28 trang )

Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
ĐẠI HỌC 2009
BT 1) Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da
bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch
tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là
Hướng dẫn giải
Cứ 100 người da bình thường (A-) thì có một người mang gen bạch tạng (Aa) => Aa = 0,01.
Để sinh con bạch tạng (aa) thì cả bố và mẹ đều phải có KG Aa x Aa với xác suất: 0,01 x 0,01 x 1/4 = 0,000025
= 0,0025%.
BT 2) Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể
bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là
Hướng dẫn giải
Thể bốn (2n+2+2) = 22.
Kì sau nguyên phân: NST đã nhân đôi (ở kì trung gian) và đang phân li về 2 cực của tế bào (kì sau) nhưng vẫn
chưa tách ra thành 2 tế bào nên số NST là 44.
BT 3) Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X
lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một
đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải
cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là
Hướng dẫn giải
- Tổng số Nu của mARN: 1200
mARN:
A = 20% = 240 U = 40% = 480 G = 15% = 180 X = 25% = 300
ADN:
Mạch gốc:
T1
A1
X1
G1
Mạch BS:
A2


T2
G2
X2
Cả 2 mạch:
A = T = 720
G = X = 480
Phân tử ADN được tổng hợp nhân tạo có ½ nguyên liệu từ mạch mARN ban đầu nên môi trường cung cấp 1/2
số nu  A = T = 360; G = X = 240.
BT 4) Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định
cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc
thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt
AB D d AB D
X X ×
X Y cho F1 có
nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai:
ab
ab
kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 15%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân
đen, cánh cụt, mắt đỏ là
Hướng dẫn giải
ab D D ab D d ab D
X X , X X , X Y chiếm 15% => con đực thân đen, cánh
F1: thân đen, cánh cụt, mắt đỏ có 3 KG:
ab
ab
ab
cụt, mắt đỏ chiếm 1/3 trong tổng số 15%  5%.
BT 5) Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt
không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem
gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ

hạt có kiểu gen đồng hợp tính theo lí thuyết là
Hướng dẫn giải
10000 hạt có 6400 hạt nảy mầm (A-) => số hạt không nảy mầm (aa) = 3600  aa = 0,36
=> a = 0,6; A = 0,4.
=> Hạt nảy mầm đồng hợp (AA)/tổng số hạt nảy mầm (A-) = 0,16/0,64 = 0,25 = 25%.
BT 6) Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A,a và B,b) phân li độc lập. Gen A
và gen B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ:
gen A
gen B


enzim A
enzim B


Chất không màu 1
Chất không màu 2
Sắc tố đỏ.
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
Các alen a và b không có chức năng trên. Lai hai cây hoa trắng (không có sắc tố đỏ) thuần chủng thu được F1
gồm toàn cây có hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là
Hướng dẫn giải
Ptc: Trắng x Trắng
F1: 100% đỏ (A-B-) => Ptc: AAbb x aaBB => F1: AaBb; F1 x F1 => F2: 9 đỏ: 7 trắng.
BT 7) Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ,
alen b quy định quả màu vàng; gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Biết rằng các gen trội là trội
hoàn toàn. Cho giao phấn cây thân cao, quả màu đỏ, tròn với cây thân thấp, quả màu vàng, dài thu được F1 gồm

81 cây thân cao, quả màu đỏ, dài; 80 cây thân cao, quả màu vàng, dài; 79 cây thân thấp, quả màu đỏ, tròn; 80
cây thân thấp, quả màu vàng, tròn. Trong trường hợp không xảy ra hoán vị gen, sơ đồ lai nào dưới đây cho kết
quả phù hợp với phép lai trên?
Hướng dẫn giải
- Xét riêng từng tính trạng:
Cao/Thấp = 1/1 => Aa x aa
Đỏ/Vàng = 1/1 => Bb x bb
Tròn/Dài = 1/1 => Dd x dd
- Tính trạng chiều cao và màu sắc PLĐL, tính trạng màu sắc và hình dạng quả cũng PLĐL.
- Nhưng ở F1: cao (A) chỉ đi với dài (d), thấp (a) chỉ đi với tròn (D) => 2 gen này cùng nằm trên một NST và dị hợp
Ad
ad
Bb × bb .
chéo => Đáp án
aD
ad
BT 8) Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao
giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ
cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở F1 là
A. 1/2.
B. 2/3.
C. 1/4.
D. 3/4.
Hướng dẫn giải
F1: 3 cao : 1 thấp => P: Aa x Aa
F1: 1AA:2Aa:1aa => F1 tự thụ cho F2 100% cao (A-) phải có KG AA chiếm 1/4.
BT 9) Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp tương đồng số 3
và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ
loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là A. 1/16. B. 1/2. C. 1/4. D. 1/8.
Hướng dẫn giải

- Cặp NST số 3 : kí hiệu NST bình thường là A, NST bị đột biến là a
- Cặp NST số 5 : kí hiệu NST bình thường là B, NST bị đột biến là b
=> Số giao tử tối đa: AB, Ab, aB, ab => giao tử không đột biến là AB chiếm 1/4.
BT 10) Một loài thực vật có bộ NST 2n = 14. Hãy tính số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài này.
Hướng dẫn giải:
7!
2
= 21
Dùng công thức tổ hợp không lặp: C7 =
2!( 7 − 2 ) !
BT 11) Ở người, gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định bệnh mù màu; gen B quy định
máu đông bình thường, alen b quy định bệnh máu khó đông. Các gen này nằm trên NST giới tính X, không có
alen tương ứng trên Y. Gen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên NST thường. Số
kiểu gen tối đa về 3 locut trên trong cơ thể người là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải :
- Vì gen quy định khả năng nhìn màu của mắt và gen quy định khả năng đông máu cùng nằm trên NST giới tính
X nên số alen của cả 2 gen này là: 2 x 2 = 4 alen.
+ Ở nam giới là giới dị giao tử nên số kiểu gen = số alen = 4.
4(4 + 1)
+ Ở nữ giới là giới đồng giao tử nên giống như gen nằm trên NST thường =
= 10
2
=> Tổng số kiểu gen 4 + 10 = 14.
- Gen quy định thuận tay phải/trái có 2 alen  có 3 kiểu gen.
=> Số kiểu gen của cả 3 gen trên là: 14 x 3 = 42.
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
BT 12) Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E.

coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu
phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?
Hướng dẫn giải
25 – 2 = 30
BT 13) Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có
sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng
với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2

Hướng dẫn giải
P: ♂không sừng hh x ♀có sừng HH
F1 : 100% Hh (1♂có sừng : 1♀không sừng)
F1xF1  F2 : 1HH (có sừng) : 2 Hh (1♂có sừng : 1♀không sừng) : 1hh (không sừng)
 1 sừng : 1 không sừng.
BT 14) Cho sơ đồ phả hệ sau:
I
: nữ bình thường
: nam bình thường
II
: nữ bệnh P
: nam bệnh P
III
: nam bệnh Q
?
Bệnh P được quy định bởi gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh Q được quy định bởi gen lặn nằm
trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Xác
suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con trai và mắc cả hai bệnh P,
Q là
Hướng dẫn giải
Q
Q Q

- Bố (III) có KG : PpX Y; Mẹ (III) có KG: ppX X (1/2) hoặc ppXQXq (1/2)
- Xác suất sinh con trai mắc cả 2 bệnh có KG:
P-XqY chiếm tỉ lệ: 1/2 (con trai) x 1/2 (mắc bệnh P) x 1/2 (mẹ mang Xq) x 1/2 (con bệnh Q) = 1/16 = 6,25%.
BT 15) Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là
trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình 3 tính trạng trội và 1
tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải :
4!
3
= 4 kiểu.
- Số kiểu tổ hợp với 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn trên tổng số 4 tính trạng là C4 =
3!1!
3
27
3 3 3 1 3 1
- Xác suất xuất hiện 1 tổ hợp với 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn là × × × =  ÷ × =
.
256
4 4 4 4 4 4
- Xác suất để phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con
27
27
là: 4 x
=
.
256 64
ĐẠI HỌC 2010
BT 1) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy
định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương
đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp

nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen
trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ
4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau.
Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 chiếm tỉ lệ
Hướng dẫn giải
F2: A-B-D- = ?
F2: aabbdd = 0,04. Mà dd = 0,25 => aabb = 0,04/0,25 = 0,16 => (A-B-) = 0,5 + 0,16 = 0,66 (1)
D- = 0,75 (2)
Từ (1) và (2) => A-B-D- = 0,66 x 0,75 = 0,495 = 49,5%.
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
BT 2)
Cho sơ đồ phả hệ sau:
I
II

: nữ bình thường
: nam bình thường
: nữ bệnh
: nam bệnh

III

?
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết
rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ
này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là
Hướng dẫn giải

- Bố mẹ bình thường nhưng con bị bệnh => bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định (Nếu gen/Y thì con trai
nhận gen bệnh từ bố - nhánh phải => loại. Nếu gen/X thì con gái bệnh nhận gen bệnh từ bố - nhánh trái => loại).
- Bố (III) có 2 KG: AA (1/3) hoặc Aa (2/3). Mẹ (III) có KG: aa
=> Xác suất sinh con gái bị bệnh = 1/2 (xs con gái) x 2/3 (xs bố Aa) x 1/2 (con bệnh) = 1/6.
BT 3) Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có (T + X)/(A + G) = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo
một chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các
loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
A. A + G = 25%; T + X = 75%.
B. A + G = 80%; T + X = 20%.
C. A + G = 75%; T + X = 25%.
D. A + G = 20%; T + X = 80%.
Hướng dẫn giải
Mạch khuôn: (A+G) = 4 (T+X) => Trên mạch bổ sung (mtcc) là ngược lại : (T+X) = 4(A+G) => ĐA: D.
BT 4) Lai hai cá thể đều dị hợp về 2 cặp gen (Aa và Bb). Trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể
có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp
nhiễm sắc thể thường và không có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây về kết quả của phép lai trên là không
đúng?
A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%.
B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.
C. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 16%.
D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40%.
Hướng dẫn giải
Ở đời con, KH lặn aabb = 0,04 => 0,2ab (mẹ Ab/aB) . 0,2ab (bố Ab/aB) => f =40%, cả 2 bên (D).
Hoặc 0,4ab (mẹ AB/ab) . 0,1ab (bố Ab/aB) => f = 20%, cả 2 bên (B).
Hoặc 0,5ab (mẹ AB/ab) . 0,08ab (bố Ab/aB) => f = 16%, HV 1 bên (C).
=> ĐA: A
BT 5) Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần
thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi,
môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy
ra với gen A là

A. mất một cặp A - T.
B. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
C. mất một cặp G - X.
D. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
Hướng dẫn giải
Gen A: N = 900 = 2A + 2G
H = 1169 = 2A + 3G
=> A = T = 181; G = X = 269.
Gen A nhân đôi 2 lần => mtcc: A=T=181 x (23-1) = 181 x 3 = 543
G=X=269 x (23-1) = 269 x 3 = 807.
Gen đột biến a nhân đôi 2 lần => mtcc : A=T=1083-543 = 540 (ít hơn 3 => giảm 1 cặp)
G=X=1617-807 = 810 (nhiều hơn 3 => tăng 1 cặp)
=> ĐA : B
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
BT 6) Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm
phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường.
Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. ABb và A hoặc aBb và a.
B. ABB và abb hoặc AAB và aab.
C. ABb và a hoặc aBb và A.
D. Abb và B hoặc ABB và b.
Hướng dẫn giải
- Cặp Aa -> 2 loại giao tử: A và a
- Cặp Bb -> 2 loại giao tử: Bb và O
=> ĐA: C
BT 7) Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen ABab đã xảy ra hoán vị giữa
alen A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được

tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
B. 2 loại với tỉ lệ 1 : 1.
C. 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
D. 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
Hướng dẫn giải
- Vì có HVG nên quá trình giảm phân sẽ tạo ra 4 loại giao tử.
- Vì 1 tế bào sinh tinh giảm phân cho 4 tinh trùng nên tỉ lệ là 1:1:1:1, không phụ thuộc tần số hoán vị (ĐA: A)
BT 8) Cho một cây lưỡng bội (I) lần lượt giao phấn với 2 cây lưỡng bội khác cùng loài, thu được kết quả sau:
- Với cây thứ nhất, đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 150 cây thân
cao, quả bầu dục; 30 cây thân thấp, quả tròn.
- Với cây thứ hai, đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 30 cây thân cao,
quả bầu dục; 150 cây thân thấp, quả tròn.
Cho biết: Tính trạng chiều cao cây được quy định bởi một gen có hai alen (A và a), tính trạng hình dạng quả
được quy định bởi một gen có hai alen (B và b), các cặp gen này đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và không
có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây lưỡng bội (I) là
A. Ab/aB.
B. aB/ab.
C. AB/ab.
D. Ab/ab.
Hướng dẫn giải
Xét phép lai: Cây (I) x cây thứ nhất : - Cao/Thấp = 3/1 => Aa x Aa (1)
- Tròn/Bầu dục = 1/1 => Bb x bb (2)
Xét phép lai: Cây (I) x cây thứ hai : - Cao/Thấp = 1/1 => Aa x aa (3)
- Tròn/Bầu dục = 3/1 => Bb x Bb (4)
Từ (1) và (3) => Cây (I) có KG Aa
Từ (2) và (4) => Cây (I) có KG Bb
Cây thứ nhất có KG: Ab/ab; Cây thứ hai có KG: aB/ab
Cả 2 phép lai đều cho cây aabb (thấp, bầu dục) = 90/480 = 0,1785. Mà ab nhận từ cây thứ nhất và cây thứ hai đều
chiếm 0,5 => ab nhận từ cây (I) là 0,1785/0,5 = 0,375 (giao tử liên kết) => Cây (I) dị hợp đều: AB/ab (ĐA: C)

BT 9) Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy
ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là
A. 90.
B. 15.
C. 45.
D. 135.
Hướng dẫn giải
Gen 1 nằm trên X có 3 alen => Giới XX có 3(3+1)/2 = 6 KG; Giới XY có 3 KG => Tổng: 9 KG
Gen 2 nằm trên NST thường có 5 alen => 5(5+1)/2 = 15KG
2 cặp NST này PLĐL => Số KG tối đa: 9 x 15 = 135 (ĐA: D)
BT 10) Giao phấn giữa 2 cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây có hoa màu đỏ.
Cho F1 tự thụ phấn, thu được F 2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Chọn ngẫu nhiên
2 cây hoa đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để
xuất hiện cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Pt/c: Trắng x Trắng
F1:
100% đỏ
F2:
9 đỏ : 7 trắng
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
- Từ kết quả F2 có 16 tổ hợp => tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen phân li độc lập quy định. Trong đó, 9 hoa
đỏ (A-B-) gồm: 1AABB, 2AABb, 2AaBB, 4AaBb.
7 hoa trắng gồm: 3(A-bb), 3(aaB-), 1(aabb).
- Để hai cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với nhau làm xuất hiện cây hoa trắng đồng hợp lặn (aabb) ở F 3 thì hai cây
hoa đỏ này phải có kiểu gen AaBb x AaBb.

- Xác suất để hai cây hoa đỏ ở F2 có kiểu gen AaBb là: 4/9 x 4/9.
- Xác suất để phép lai AaBb x AaBb xuất hiện cây hoa trắng (aabb) là 1/16.
=> Xác suất chung: 4/9 x 4/9 x 1/16 = 1/81.
BT 11) Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính
theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng
lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải :
4!
2
= 6 kiểu.
- Số kiểu tổ hợp với 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn trên tổng số 4 tính trạng là C4 =
2!2!
3 3 1 1
9
- Xác suất xuất hiện 1 tổ hợp với 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là × × × =
4 4 4 4 256
- Xác suất để phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe sẽ cho kiểu hình 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con
9
54
27
×6 =
=

256
256 128
ĐẠI HỌC 2011
BT 1) Cho sơ đổ phả hệ sau:

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở ngừoi do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng
không xảy ra đột biến ở tất cá các cá thể trong phả hệ. Trong những người thuộc phả hệ trên, những người chưa

thể xác định được chính xác kiểu gen do chưa có đủ thông tin là:
A. 8 và 13
B. 1 và 4
C. 17 và 20
D. 15 và 16
Hướng dẫn giải
- Tính trạng di truyền liên tục qua các thế hệ, bố mẹ (12 và 13) bị bệnh nhưng con (18 và 19) không bị bệnh =>
bệnh do gen trội quy định.
- Bệnh do gen nằm trên NST thường (Vì nếu gen/Y thì bố bệnh sẽ di truyền cho tất cả con trai => loại. Nếu gen/X
thì mẹ (1) không thể sinh con trai (5) bị bệnh => loại).
- Trong phả hệ những người bình thường đều có kiểu gen aa (1,3,7,8,9,11,14,15,16,18,19)
- Những người bị bệnh (2,4,5,6,10,12,13) đều có kiểu gen Aa
- Riêng những người 17,20 có thể có kiểu gen AA hoặc Aa do được sinh ra từ cặp bố mẹ 12 và 13 đều có kiểu
gen Aa.
=> §¸p ¸n: C.
BT 2) Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit. Alen
B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đều có kiểu gen Bb
giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các
alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là:
A. Bbbb
B. BBbb
C.Bbb
D. BBb
Hướng dẫn giải
Ta cã ở Alen B : A = 301 => G = 299
ở Alen b : A = T = G = X = 300
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015

mà 1199 = 300x3+299 =>Kiểu gen của loại hợp tử này là: Bbbb
BT 3) Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau thu được F 1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F 1 tự
thụ phấn, thu được F 2 gồm 89 cây hoa đỏ và 69 cây hoa trắng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết. tỉ lệ
phân li kiểu gen ở F2 là:
A.1: 2 :1 :2 :4 :2 :1 :1 :1
B. 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 :1 :2 :1
C. 4 :2 : 2: 2:2 :1 :1 : 1 :1
D. 3 : 3 : 1 :1 : 3 : 3: 1: 1 : 1
Hướng dẫn giải
- F2 có tỉ lệ KH: 89 : 69 ≈ 9 : 7 = 16 tổ hợp giao tử = 4 x 4 => F1 : AaBb. Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là ( 1: 2 : 1)2 =
1:2:1:2:4:2:1:2:1 (ĐA: C)
- Trong khi A: 15 tổ hợp; B: 12 tổ hợp; D: 17 tổ hợp.
BT 4) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy
định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen d
quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính theo lí thuyết,
AB DE
AB DE
phép lai (P)
x
trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và
ab de
ab de
giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e có tần số 40%, cho
F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ:
A.38,94%
B.18,75%
C. 56,25 %
D. 30,25%
Hướng dẫn giải
Xét riêng từng cặp NST tương đồng:

AB
AB
- P:
x
ab
ab
G:
AB = ab = 0,4
Ab = aB = 0,1
F1: ab/ab = 0,4 x 0,4 = 0,16 => A-B- = 0,5 + 0,16 = 0,66
DE
DE
- P:
x
de
de
G:
DE = de = 0,3
De = dE = 0,2
F1: de/de = 0,3 x 0,3 = 0,09 => D-E- = 0,5 + 0,09 = 0,59
=> Cao, tím, đỏ, tròn ở F1 = 0,66. 0,59 = 0,3894 = 38,94%
BT 5) Trong quần thể của một loài thú, xét 2 locut: locut một có 3 alen là A1, A2, A3; locut hai có 2 alen là B
và b. Cả hai locut đều nằm trên đoạn không tương đồng trên NST giới tính X và các alen của hai locut này liên
kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí truyết, số kiểu gen tối đa về hai locut trên
trong quần thể này là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải :
Vì hai gen này cùng nằm trên 1 NST giới tính nên số alen của cả hai gen này là: 3 x 2 = 6 alen.
+ Ở nam giới là giới dị giao tử nên số kiểu gen = số alen = 6.
+ Ở nữ giới là giới đồng giao tử nên giống như gen nằm trên NST thường = 6(6+1)/2 = 15.
=> Tổng số kiểu gen: 6 + 6 + 15 = 27.

BT 6) Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidrô và có 900 nuclêôit loại guanin. Mạch 1 của gen có
số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số
nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:
A. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150
B. A = 750; T = 150; G = 150 X = 150
C. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150
D. A = 450; T = 150; G = 150 X = 750
Hướng dẫn giải :
Ta cã: H = 3900, G = 900 => A = 600 => N = 3000 mà A 1 = 30.1500/100 = 450 => T1 = 600 – 450 = 150,
tương tự G1 = 150 => X1 = 900 - 150 = 750.
BT 7) Ở một loài thực vật, tình trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi
trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen cho quả tròn
và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen D quy
định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được
F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa đỏ : 3 cây quả dẹt, hoa trắng :1 cây
quả tròn, hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ.
Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên?
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
A.

Ad
Bb
aD

B.

BD

Aa
bd

C.

Ad
BB
AD

D.

AD
Bb
ad

Hướng dẫn giải :
- Xét riêng từng tính trạng ta có tỉ lệ:
- Dẹt : tròn : dài = 9: 6: 1 => Kiểu gen ở P là AaBb (PLĐL)
- Đỏ : trắng = 3 : 1 => Kiểu gen ở P là Dd
=> P có kiểu gen là (AaBb, Dd) . Tuy nhiên F1 chỉ có 16 tổ hợp = 4 x4 => P cho 4 loại giao tử => có hiện tượng
liên kết gen.
Ad
Bb (ĐA: A)
F1 không có kiểu hình dài, trắng (aabbdd) nên bố mẹ không cho giao tử (abd) => P:
aD
BT 8) Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng
cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F 1. Chọn ngẫu nhiên
hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây quả vàng. Cho biết quá trình
giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ
lệ kiểu gen của F2 là:

A. 5 AAA : 1AAa : 5 Aaa : 1 aaa
B. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa
C. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa
D. 1 AAA : 5 AAa : 1Aaa : 5 aaa
Hướng dẫn giải
F2 có tỉ lệ KH: 1190 : 108 ≈ 11 : 1 => P: AAaa x Aa => F2: AAA = aaa = 1/12
=> §A: 1AAA: 5AAa : 5Aaa : 1aaa (B).
BT 9) Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn
so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ
ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%.
Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là:
A. 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa
B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa
C. 0,30AA : 0,45Aa : 0,25aa
D. 0,10AA : 0,65Aa : 0,25aa
Hướng dẫn giải
- Qua 1 thÕ hÖ ngÉu phèi => quần thể CB : aa = 0,16 => a = 0,4, A = 0,6
- TÇn sè alen kh«ng thay ®æi => thế hệ ban đầu (P) tần số alen giống như ở F1.
a = 0,4 = aa + Aa/2 = 0,25 + Aa/2 => Aa = 0,3 => AA = 0,45
=> Thµnh phÇn KG cña P: 0,45AA: 0,3Aa: 0,25aa
BT 10) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B
quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với
alen d quy định quả dài. Cho cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn, thu được F 1 gồm 301 cây thân cao,
hoa đỏ, quả dài ; 99 cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 600 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 199 cây thân cao, hoa
trắng , quả tròn; 301 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn; 100 cây thân thấp,hoa trắng, quả tròn. Biết rằng không xảy
ra đột biến, kiểu gen của (P) là:
AB
Ad
AD
Bd

Dd
Bb
Bb
Aa
A.
B.
C.
D.
ab
aD
ad
bD
Hướng dẫn giải
- Xét riêng từng tính trạng đều có tỉ lệ 3 : 1 => Kiểu gen P: (Aa,Bb,Dd).
- Tỉ lệ F1 là 3:1:6:2:3:1 => có 16 tổ hợp kết luận có 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST và F 1 liªn kÕt hoµn
toµn.
- F1 không có kiểu hình thấp, dài (aadd) nên bố mẹ không thể cho giao tử (ad) => a và d cùng nằm trên 1 cặp
NST và dị hợp chéo. (ĐA: B)
BT 11) Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định
cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm
trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm
trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ
với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F 1, ruồi có kiểu hình thân đen,
cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám,
cánh dài, mắt đỏ ở F1 là:
Hướng dẫn giải
- Tính trạng màu mắt: P: Mẹ đỏ có KG: XDX-; Bố đỏ có KG: XDY
Mà F1 thu được ruồi mắt trắng => Mẹ mắt đỏ có KG XDXd
- Ruồi mắt trắng F1 là ruồi đực (XdY) chiếm tỉ lệ 2,5%, ruồi mắt đỏ F1 có tỉ lệ 0,75.
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.



Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
ab
X d Y = 0,025 => ab/ab = 0,025/0,25 = 0,1 => A-B- = 0,5 + 0,1 = 0,6
ab
Mà ruồi mắt đỏ F1 có tỉ lệ 0,75. => A-B-XD- = 0,6 x 0,75 = 0,45 = 45% (ĐA: B).
BT 12) Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí truyết, xác suất sinh một người con có 2 gen trội của một
cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải :
3
3
- Số tổ hợp ở đời con là: 2 × 2 = 64 .
6!
2
= 15 .
- Số tổ hợp có 2 alen trội trên tổng số 6 alen là: C6 =
2!4!
15
=> Xác suất sinh một người con có 2 gen trội của một cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd là:
.
64
BT 12) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B
quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây
thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F 1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ
1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử
về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là:
A.1%
B. 66%
C. 59%

D. 51%
Hướng dẫn giải
P: Cao, đỏ
x
Cao, đỏ
XÐt F1: Thấp, vàng (aabb) = 1% = 0,01 => 0,1ab x 0,1ab (lµ giao tö HV) => AB = ab = 0,1 => Cây cao, đỏ
đồng hợp tử có kiểu gen AB/AB = 0,1.0,1 = 1%
BT 13) Ở ngô, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt, mỗi gen đều có
2 alen (A, a; B, b; R, r). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, R cho hạt có màu; các kiểu gen
còn lại đều cho hạt không màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu (P) thụ phấn cho 2 cây:
- Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây cho hạt có màu.
- Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu.
Kiểu gen của cây (P) là
A. AaBBRr.
B. AABbRr.
C. AaBbRr.
D. AaBbRR.
Hướng dẫn giải
- Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR chỉ cho 1 loại gtử abR mà thu được các cây lai có 50% số cây hạt có màu
nên P phải cho giao tử (AB-) = 1/2. (1)
- Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr chỉ cho 1 loại giao tử aBr mà cây lai có 25% số cây hạt có màu (A-B-R-)vậy
P phải cho giao tử (A-R) = 1/4 và dị hợp 2 cặp gen (2)
- Từ (1) và (2) => P có KG AaBBRr.
ĐẠI HỌC 2012
BT 1) Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định
hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; các gen phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn
với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao hoa
trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở
F1 là:
A. 3:3:1:1

B. 1:1:1:1:1:1:1:1.
C. 3:1:1:1:1:1
D. 2:2:1:1:1:1
Hướng dẫn giải
- Xét từng tính trạng:
+ cao/thấp = 1/1 => P: Aa x aa => F1: 1Aa : 1aa
+ đỏ/trắng = 3/1 => P: Bb x Bb => F1: 1BB : 2Bb : 1bb
=> KG P: AaBb x aaBb.
- Ví 2 cặp gen PLĐL nên: Tỷ lệ KG chung = (1:1)(1:2:1) = 1:1:2:2:1:1. Chọn D
BT 2) Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp;
alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân
cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau:
- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1.
- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình.
Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất
và cây thứ hai lần lượt là:
Hướng dẫn giải
- P: cao, đỏ (A-B-)
- F1 thu được 4 loại KH (số loại KH tối đa), trong đó chắc chắn có aabb => P dị hợp tử về 2 cặp gen AaBb
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.
=> Ruồi đen, cụt ở F1:


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
- Xét phép lai 1: tỷ lệ phân ly KH 1:1:1:1 => đây là tỷ lệ lai phân tích => KG của cây 1 là aabb
- Xét phép lai 2: đời con chỉ thu được 1 loại KH => cây 2 chỉ cho 1 loại giao tử và phải trội về 2 tính trạng =>
cây 2 có KG AABB => ĐA: B
Hướng dẫn giải
BT 3) Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy
định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây

tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb
tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Phép lai: P: AAaaBbbb x AaaaBbbb.
- Xét riêng từng tính trạng:
+ Tính trạng màu sắc hoa: AAaa x AAaa => 35 đỏ (A---) : 1 vàng (aaaa)
+ Tính trạng vị quả: Bbbb x Bbbb => 3 ngọt (B---) : 1 chua (bbbb)
- Xét cả 2 tính trạng: áp dụng quy luật nhân xác suất
Tỉ lệ kiểu hình chung = (35 đỏ: 1 vàng)(3 ngọt : 1 chua)
= 105 đỏ, ngọt : 35 đỏ, chua : 3 vàng, ngọt : 1 vàng, chua.
BT 4) Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen di hợp, trên
cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính
X. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể
tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
Hướng dẫn giải:
- 2n = 8 => có 4 cặp nhiễm sắc thể, trong đó có 3 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp NST giới tính, ở con đực
là cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY.
- Xét 3 cặp NST thường: một cặp NST thường xét 2 cặp gen dị hợp => số loại giao tử tối đa là 4 (ruồi giấm đực
không có hoán vị gen, nhưng do trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường có thể có 2 kiểu gen AB/ab hoặc Ab/aB vì vậy
nếu tính trong quần thể khi giảm phân cho 4 loại giao tử là AB, ab, Ab, aB) => 3 cặp nhiễm sắc thể thường cho
tối đa 4 x 4 x 4 = 43 = 64 loại giao tử.
- Xét cặp NST giới tính có 1 gen với 2 alen nằm ở vùng không tương đồng của X => số loại giao tử tối đa được
tạo ra = 3 (XA, Xa, Y)
=> Số loại giao tử tối đa được tạo ra ở cả 4 cặp NST là: 64 x 3 = 192.
BT 5) Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen
trội là trội hoàn toàn.
: Nữ bình thường

I


: Nam bình thường

II

: Nữ bị bệnh

III

: Nam bị bệnh

?

Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang alen gây bệnh. Xác suất
người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị bệnh là
Hướng dẫn giải:
- Bệnh do gen lặn quy định vì bố mẹ bình thường nhưng sinh con bị bệnh.
- Bệnh do gen quy định nằm trên NST thường, vì
+ Nếu gen nằm trên Y thì con trai (II) bị bệnh thì bố (I) phải bị bệnh nhưng ở đây bố bình thường (loại)
+ Nếu gen nằm trên X thì con gái bị bệnh (III) thì bố (II) phải bị bệnh, mẹ dị hợp tử. điều này trái với phả hệ
(loại)
=> Bệnh do gen nằm trên NST thường.
Ta có thể suy luận như sau:
- Thế hệ I: Aa x Aa => thế hệ II: con gái (A-) có thể có là AA (1/3) hoặc Aa (2/3).
- Để con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ III bị bệnh (aa) thì cả 2 vợ chồng đều có kiểu gen Aa, vì bố của
người đàn ông có kiểu gen AA nên mẹ phải có kiểu gen Aa (2/3) => II: AA x Aa => F: 1/2AA : 1/2Aa.
=> Xác suất để người đàn ông ở thế hệ thứ III có kiểu gen Aa là 2/3 x 1/2 = 1/3 (*).
- Người phụ nữ ở thế hệ III (A-) có thể là AA (1/3) hoặc Aa (2/3) (**)
=> III. Aa x Aa => F: 1/4AA: 1/2Aa: 1/4aa (***)
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.



Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
- Từ (*), (**), (***) => Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị bệnh là 1/3 x 2/3 x
1/4 = 1/18.
BT 6) Ở người, một gen trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so
với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người
thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể
này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
- Số người thuận tay phải (A-) = 0,64 => số người thuận tay trái (aa) = 1 – 0,64 = 0,36 => a = 0,6 => A= 0,4 =>
P: 0,16 AA + 0,48 Aa + 0,36 aa = 1
- Người phụ nữ thuận tay trái có (aa) kết hôn với người đàn ông thuận tay phải (AA hoặc Aa).
Cách 1: Muốn tính xác suất con đầu lòng thuận tay phải ta tính XS con thuận tay trái sau đó lấy 1 trừ đi thì ra
XS thuận tay phải.
- Để xuất hiện con thuận tay trái thì KG của bố là Aa => P:
Aa x aa
F1: 0,5Aa (phải): 0,5 aa (trái)
0, 48
- Xác suất để người bố có KG Aa =
= 0,75
0, 64
- Xác suất sinh con thuận tay trái = 0,75 x 0,5 = 0,375
=> Xác suất sinh con thuận tay phải = 1 – 0,375 = 0,625 = 62,5%.
Cách 2: Xác suất sinh con thuận tay phải
- Nếu P: AA x aa  F1: 100% A- (tay phải)
0,16
Xác suất để bố có KG AA =
= 0,25 => XS con thuận tay phải = 0,25 = 25%
0, 64
- Nếu P: Aa x aa  F1: 0,5Aa (phải): 0,5 aa (trái)

0, 48
Xác suất để bố có KG Aa =
= 0,75 => XS con thuận tay phải = 0,75 x 0,5 = 0,375
0, 64
=> XS chung là: 0,25 + 0,375 = 0,625 = 62,5%
BT 7) Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một lôcut có ba alen nằm trên vùng tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa về lôcut
trên trong quần thể là bao nhiêu ?
Hướng dẫn giải :
Gọi 3 alen lần lượt là a1, a2, a3
- Trên cặp nhiễm sắc thể XX (đồng giao tử) có 3 loại giao tử là Xa1, Xa2, Xa3 => Số kiểu gen nằm trên cặp nhiễm
3(3 + 1)
sắc thể XX =
=6
2
- Trên cặp nhiễm sắc thể XY: + Số giao tử nằm trên X là 3 (Xa1, Xa2,Xa3)
+ Số giao tử nằm trên Y là 3 (Ya1, Ya2, Ya3)
=> Số kiểu gen = 3 x 3 = 9
=> Tổng số kiểu gen tối đa trong quần thể = 6 + 9 = 15.
BT 8) Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định
cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy
AB
AB
X DX d ×
định mắt trắng. Thực hiện phép lai P:
X DY thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi
ab
ab
thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ là 52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F 1 tỉ lệ ruồi
đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là

A. 3,75%
B. 1,25%
C. 2,5%
D. 7,5%
Hướng dẫn giải
- Tỷ lệ Kh A-B-XD- = 0,525 trong đó tỷ lệ XD- = 0,75 => A-B- = 0,525/0,75 = 0,7.
=> A-bb = 0,75 – 0,7 = 0,05 => F1 : đực A-bbXDY = 0,05 x 0,25 = 0,0125 = 1,25%. (ĐA: B)
BT 9) Ở ruồi giấm, xét hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho hai cá thể ruồi giấm giao
phối với nhau thu được F1. Trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội và số cá
thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen trên đều chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo
lí thuyết, ở F1 số cá thể có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ
A. 4%
B. 8%
C. 2%
D. 26%
Hướng dẫn giải
- F1 thu được số cá thể có KG AABB = aabb = 0,04 => 2 KG này đều được tạo thành do giao tử HV ab của ruồi
giấm cái kết hợp với giao tử LK ab của ruồi giấm đực => KG của ruồi cái là Ab/aB, ruồi đực là AB/ab.
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
- Ta có ab/ab = 0,04 => tỷ lệ giao tử ab (cái) = 0,04/0,5 = 0,08 => f = 16%.
=> AaBb = 0,08 x 0,5 + 0,08 x 0,5 = 0,08 = 8%. ĐA: B
BT 10) Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của
2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự
kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong
tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
A. 0,5%
B. 0,25%

C. 1%
D. 2%
Hướng dẫn giải
- 2000 TB sinh tinh giảm phân tạo 2000 x 4 = 8000 tinh trùng
- 20 TB có cặp NST số 1 không phân li, mỗi tế bào tạo 2 loại tinh trùng: tinh trùng (n+1) và tinh trùng (n-1) =>
20 TB tạo ra 80 tinh trùng, trong đó 40 tinh trùng (n+1) và 40 tinh trùng (n-1)
- 2n = 12 => n = 6. Giao tử chứa 5 NST là giao tử (n-1) chiếm tỷ lệ là: 40/8000 = 0,005 = 0,5%. ĐA: A
BT 11) Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu
gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho
hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phối với cây
hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí
thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?
(1) AAbb × AaBb
(3) AAbb × AaBB
(5) aaBb × AaBB
(2) aaBB × AaBb
(4) AAbb × AABb
(6) Aabb × AABb
Đáp án đúng là:
A. (3), (4), (6).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (2), (3), (5).
D. (2), (4), (5), (6).
Hướng dẫn giải
- A-B- : hoa đỏ; A-bb, aaB-: hồng , aabb: hoa trắng => tương tác bổ sung theo tỷ lệ 9 : 6 : 1
- Cây hoa hồng thuần chủng có thể có KG AAbb hoặc aaBB lai với cây hoa đỏ (A-B-) => loại (5), (6)
- F1 thu được 50% A-B- : 50% (A-bb, aaB-) => loại (3) vì cho 100% đỏ => ĐA: B
BT 12) Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: alen A quy
định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di
truyền có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 4%. Cho toàn bộ các cây hoa đỏ trong quần thể đó giao phấn ngẫu nhiên

với nhau, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là:
A. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
B. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
C. 24 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
Hướng dẫn giải
- Cây hoa trắng có KG aa = 0,04 => qa = 0,2 => pA= 0,8
=> QT có thành phần KG là: 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1
- Cho toàn bộ cây hoa đỏ ở QT giao phối ngẫu nhiên, ta phải tính lại tần số KG hoa đỏ có KG AA và Aa trong
QT:
+ Tần số KG AA = 0,64/ (0,64 + 0,32) = 2/3
+ Tần số KG Aa = 0,32/ (0,64 + 0,32) = 1/3 => khi Aa x Aa => aa = 1/4 => tỷ lệ hoa trắng = 1/3 x 1/3 x 1/4 =
1/36 => hoa đỏ = 1 – 1/36 = 35/36. ĐA: B
BT 13) Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các
trường hợp sau:
(1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng
sinh sản bình thường.
(2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng
sinh sản bình thường.
(3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng
sinh sản bình thường.
(4) Các cá thể lông tráng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các
cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn lọc tự
nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp:
A. (1), (3)
B. (3), (4)
C. (2), (4)
D. (1), (2).

Hướng dẫn giải
- TPKG của QT đầu: 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1 => A = 1/2, a = 1/2
- Xét TH1, khi đó tần số KG Aa = 2/3, aa = 1/3 => A = 2/6 ; a = 4/6
- Xét TH 2, Khi đó tần số KG AA = 1/2, aa = 1/2 => A = 1/4 ; a = 1/4 (loại)
- Xét TH 3, khi đó tần số KG AA = 1/3, Aa = 2/3 => A = 4/6 ; a = 2/6
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
- Xét TH 4, khi đó tần số KG Aa = 1/4 => A = 1/4 ; a = 1/4 (loại)
=> Chọn (1) và (3). ĐA: A
BT 14) Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit
loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số
nuclêôtit loại A của gen là
A. 448.
B. 224.
C. 112.
D. 336
Hướng dẫn giải
- A1 = T1, G1= 2 A1, X1 = 3 T1 mà A = A1 + T1 ; G = G1 + X1
- H = 2128 => 2A + 3G = 2128 => 2(A1 + T1) + 3(G1 + X1) = 2128, thay vào ta được:
- 2( A1 + A1) + 3( 2A1 + 3A1) = 2128 => 4A1 + 6A1 + 9A1 = 2128 => A1 = 112 => A = 112 x 2 = 224. ĐA: B
BT 15) Ở gà, gen qui định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiểm sắc thể giới tính X có hai
alen: alen A qui định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a qui định lông đen. Cho gà trống lông vằn thuần
chủng giao phối với gà mái lông đen thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Khi nói về kiểu hình ở
F2, theo lý thuyết, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông đen.
B. Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông vằn.
C. Tất cả các gà lông đen đều là gà mái.
D. Gà lông vằn và gà lông đen có tỉ lệ bằng nhau.

Hướng dẫn giải
- Ở gà: gà mái là XY, gà trống là XX. Từ dữ kiện đầu bài ta có:
- P: XAXA x XaY => F1: XAXa x XAY => F2: XAXA (vằn) : XAY (vằn) : XAXa (vằn): XaY (đen) => đáp án sai là
D. Chọn D
BT 16) Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 1/4 thì tỉ lệ
nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là
A. 10%
B. 40%
C. 20%
D. 25%
Hướng dẫn giải
(A + T)/(G + X) = 1/4 => A/G = 1/4 => G = 4A mà A + G = 0,5 => 5A = 0,5 => A = 0,5/5 = 0,1 = 10% => G =
40%. ĐA: B
ĐẠI HỌC 2013
BT 1) Ở một loài động vật, gen quy định độ dài cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định
cánh dài trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh ngắn. Cho các con đực cánh dài giao phối ngẫu nhiên với
các con cái cánh ngắn (P), thu được F 1 gồm 75% số con cánh dài, 25% số con cánh ngắn. Tiếp tục cho F 1 giao
phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 số con cánh ngắn chiếm tỉ lệ
A. 39/64
B. 1/4
C. 3/8
D. 25/64
Hướng dẫn giải:
- Vì con cái P cánh ngắn (aa) => Tất cả các con cánh dài ở F1 đều có KG Aa
=> F1: 0,75Aa: 0,25aa
- Tần số các alen ở F1: A = 0,75/2 = 0,375; a = 0,625
- F1 ngấu phối => F2: cánh ngắn (aa) = 0,625 x 0,625 = 25/64
BT 2) Ở một loài sinh vật, hai cặp gen A,a và B,b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và cách nhau 20cM.
AB De
Hai cặp gen D,d và E, e cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác và cách nhau 10cM. Cho phép lai:

ab de

AB de . Biết rằng không phát sinh đột biến mới và hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số bằng nhau.
ab de
Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về tất cả các gen trên
chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
ab
AB AB
- Xét cặp NST
x
, với f = 20% => ab = 0,4 x 0,4 = 0,16
ab
ab
×

De

de

de
= 0,5 x 1 = 0,5
de
de
de
=> Số cá thể có KG đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ: 0,16 x 0,5 = 0,08 = 8%.
- Xét cặp NST

x


, với f = 10% =>

Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
BT 3) Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen
đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5%. Trong tổng số giao
tử cái, giao tử mang alen a chiếm 10%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể
đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
- Giao tử đực (0,95A : 0,05a) x giao tử cái (0,9A : 0,1a)
- Thể đột biến: aa = 0,05 x 0,1 = 0,005
- Cơ thể dị hợp: Aa = 0,95 x 0,1 + 0,9 x 0,05 = 0,14
- Cơ thể mang gen đột biến (Aa và aa): 0,005 + 0,14 = 0,145
=> Tỷ lệ: 0,005/ 0,145= 3,45%
BT 4) Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb × ♀ AaBb . Giả sử trong quá trình giảm phân của
cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện
khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại
giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử
lệch bội?
Hướng dẫn giải:
* Xét cặp Aa:
- Ở cơ thể đực: Cặp Aa giảm phân bình thường sẽ cho 2 loại giao tử là A và a. Tế bào đột biến cho thêm 2 loại
giao tử đột biến là Aa và 0.
- Ở cơ thể cái: Cặp Aa giảm phân bình thường sẽ cho 2 loại giao tử là A và a.
=> Số loại tổ hợp lưỡng bội: 3 loại (AA, Aa, aa)
Số loại tổ hợp lệch bội: 2 x 2 = 4 (AAa, Aaa, A, a)
* Xét cặp Bb: Ở cơ thể đực và cơ thể cái cặp Bb giảm phân bình cho 2 loại giao tử là B và b.
=> Số loại tổ hợp: 3

=> Tích xác suất: Số hợp tử lưỡng bội: 3 x 3 = 9
Số hợp tử lệch bội: 4 x 3 = 12
BT 5) Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B
quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so
Ab
AB
với alen d quy định mắt đen. Phép lai P: ♀
X D Xd × ♂
Xd Y thu đđược F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá
ab
aB
thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng
xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt
nâu ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
ab
d d
- ♀ F1 lông hung, thân thấp, mắt đen ab/ab.X X = 0,01 => ab = 0,01/0,25 = 0,04 => 0,4 ab nhận từ mẹ và 0,1
ab nhận từ bố với f = 20%.
- F1 lông xám dị hợp (Aa), thân thấp (bb), mắt nâu (XDXd và XDY): [(0,4)2 + (0,1)2] x 0,5 = 8,5%.
BT 6) Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây
(1) AAaaBBbb × AAAABBBb . (2) AaaaBBBB × AaaaBBbb . (3) AaaaBBbb × AAAaBbbb
(4) AAAaBbbb × AAAABBBb . (5) AAAaBBbb × Aaaabbbb . (6) AAaaBBbb × AAaabbbb
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí
thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là
A. (2) và (4).
B. (3) và (6)
C. (1) và (5)
D. (2) và (5)
Hướng dẫn giải:

Tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1  24 tổ hợp.
(1) AAaaBBbb × AAAABBBb = 6 x 2 = 12 tổ hợp.
(2) AaaaBBBB× AaaaBBbb = 4 x 6 = 24 tổ hợp.
(3) AaaaBBbb × AAAaBbbb = 4 x 12 = 48 tổ hợp.
(4) AAAaBbbb × AAAABBBb = 2 x 4 = 8 tổ hợp.
(5) AAAaBBbb × Aaaabbbb = 4 x 6 = 24 tổ hợp.
(6) AAaaBBbb × AAaabbbb = 36 x 6 = 216 tổ hợp.
=> Đáp án D: (2) và (5).
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
BT 7) Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội
hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không
tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ
phả hệ sau
Quy ước
I
2
1
: Nam tóc quăn và không bị mù màu
II
: Nữ tóc quăn và không bị mù màu
5
7
6
8
3
4
: Nam tóc thẳng và bị mù màu

III

9

10

?

11

12

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III10 − III11 trong phả
hệ này sinh con, xác suất đứa còn đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
- Xét cặp gen thứ nhất (A, a): Bố (10) và mẹ (11) đều có tóc quăn với xác suất: 1/3 AA : 2/3 Aa => Tần số A =
2/3 => Xác suất sinh con không mang gen bệnh về tính trạng này là AA = (2/3)2 = 4/9.
- Xét cặp gen thứ hai (B, b): Bố (10) không mang gen bệnh (X BY) với xác suất 100%, mẹ (11) nhìn màu bình
thường với xác suất: 1/2 XBXB : 1/2 XBXb => Tần số XB = 3/4.
=> Xác suất đứa còn đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là: 4/9 x 3/4 = 1/3.
BT 8) Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một số gen có 2 alen quy định, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn
toàn so với alen a quy định hoa trắng; Chiều cao cây, do hai cặp gen B,b và D,d cùng quy định. Cho cây thân
cao, hoa đỏ dị hợp về cả ba cặp gen (ký hiệu là cây M) lai với cây đồng hợp lặn về cả ba cặp gen trên, thu được
đời con gồm: 140 cây thân cao, hoa đỏ; 360 cây thân cao, hoa trắng; 640 cây thân thấp, hoa trắng; 860 cây thân
thấp, hoa đỏ. Kiểu gen của cây M có thể là :
AB
Bd
Ab
A. AaBbDd
B. Aa

C.
Dd
D.
Dd
ab
bD
aB
Hướng dẫn giải:
- Xét tính trạng chiều cao cây: cao/thấp = 1/3 => hai cặp gen Bb, Dd phân li độc lập và cao (A-B-), thấp (A-bb,
aaB-, aabb) => loại phương án B.
- Xét tính trạng màu sắc hoa: đỏ/trắng = 1/1.
- Tích cả hai tính trạng: (3 thấp : 1 cao)(1 đỏ : 1 trắng)
= 3 thấp, đỏ : 3 thấp, trắng : 1 cao, đỏ : 1 cao, trắng. => Số loại KH giống PLĐL nhưng tỉ
lệ KH khác PLĐL => 2 tính trạng này di truyền liên kết không hoàn toàn (có hoán vị gen). => loại phương án
A.
- Ở F1, KH cao, đỏ (A-B-D-) chiếm tỉ lệ thấp nhất => AB là giao tử mang gen hoán vị (P dị hợp chéo)
=> Phương án C đúng.
BT 9) Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy
De
× aaBb
ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số 24%. Theo lí thuyết, phép lai AaBb
dE

De

cho đời con có tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử về cả bốn cặp gen và tỉ lệ kiểu hình trội về cả bốn tính trạng trên là
dE
bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
* Xét riêng 2 cặp AaBb × aaBb

- Tỉ lệ KG dị hợp về cả 2 cặp gen: AaBb = 1/2 x 1/2 = 1/4
- Tỉ lệ KH trội về cả 2 tính trạng: A-B- = 1/2 x 3/4 = 3/8
De
De
* Xét riêng cặp
x
, với f = 24%
dE
dE
G: De = dE = 0,38
De = dE = 0,38
DE = de = 0,12
DE = de = 0,12
- Tỉ lệ KG dị hợp về cả 2 cặp gen: DdEe = [(0,38)2 x 2] + [(0,12)2 x 2] = 0,3176
- Tỉ lệ KH trội về cả 2 tính trạng:
D-E- = [(0,38)2 x 2] + [(0,12)2 x 3] + [(0,38 x 0,12) x 4] = 0,5144
* Xét chung cả 4 tính trạng: AaBbDdEe = 1/4 x 0,3176 = 0,0794
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
A-B-D-E- = 3/8 x 0,5144 = 0,1929
BT 10) Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không
AB
AB
Dd ×
xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai P:
ab
ab
Dd , trong tổng số cá thể thu được ở F 1, số cá thể có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 50,73%.

Theo lí thuyết, số cá thể F1 có kiểu hình lặn về một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
- Xét cặp Dd x Dd  F1: 0,75 (D-) : 0,25 dd
- F1: KH trội về cả 3 tính trạng (A-B-D-) = 0,5073 => (A-B-) = 0,5073/0,75 = 0,6764
Mà (A-B-) + (A-bb) = 75% => (A-bb) = (aaB-) = 0,75 – 0,6764 = 0,0736
- KH lặn về một trong 3 tính trạng có 3 trường hợp:
aaB-D- = 0,0736 x 0,75 = 0,0552
AabbD- = 0,0736 x 0,75 = 0,0552
A-B-dd = 0,6764 x 0,25 = 0,1691
=> Tổng xác suất: 0,0552 + 0,0552 + 0,1691 = 0,2795 = 27,95%
BT 11) Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có
2 alen, alen A quy định mắt đỏ hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt
trắng (P) thu được F1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng. Cho F 1 giao phối tự do với nhau thu được F 2.
Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
- P: XAXa x XaY  F1: XAXa: XaXa: XAY: XaY
- F1 x F1 có 4 trường hợp: XAXa x XAY  F2: XAX- = 0,5 x 0,25 = 0,125
XAXa x XaY  F2: XAX- = 0,25 x 0,25 = 0,0625
XaXa x XAY  F2: XAX- = 0,5 x 0,25 = 0,125
XaXa x XaY  F2: XAX- = 0
=> Tổng xác suất: 0,125 + 0,0625 + 0,125 = 0,3125 = 31,25%.
BT 12) Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, phép lai
AaBbDD × aaBbDd thu được ở đời con có số cá thể mang kiểu gen dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ bao
nhiêu ?
Hướng dẫn giải :
- Trường hợp 1 (dị hợp cặp Aa) : 1/2(Aa) x 1/2(BB+bb) x 1/2(DD) = 1/8.
- Trường hợp 2 (dị hợp cặp Bb) : 1/2(aa) x 1/2(Bb) x 1/2(DD) = 1/8.
- Trường hợp 3 (dị hợp cặp Dd) : 1/2(aa) x 1/2(BB+bb) x 1/2(Dd) = 1/8.
=> Xác suất chung : 1/8 x 3 = 3/8 = 0,375 = 37,5%.
BT 13) Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A,a; B,b và D,d cùng quy

định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm.
Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × AaBbDd cho đời con
có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải :
AaBbDd
×
AaBbDd
- Phép lai
cho đời sau có 23 x 23 = 64 tổ hợp gen.
- Cây thấp nhất có KG aabbdd cao 150cm, cứ có thêm 1 gen trội sẽ làm cây cao thêm 5cm => Cây có chiều cao
170cm phải có 4 gen trội trong KG.
=> Số tổ hợp có 4 gen trội là C46 = 15 => Tỉ lệ : 15/64.
BT 14) Ở một loài động vật, xét hai lôcut gen trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, lôcut I
có 2 alen, lôcut II có 3 alen. Trên nhiễm sắc thể thường, xét lôcut III có 4 alen. Quá trình ngẫu phối có thể tạo
ra trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về ba lôcut trên?
Hướng dẫn giải:
- Locut I và II cùng nằm ở vùng tương đồng trên NST giới tính X và Y nên có số alen là 2 x 3 = 6.
+ Ở giới XX (tương đồng) nên giống NST thường, số KG = (6+1)6/2 = 21.
+ Ở giới XY (không tương đồng) : số KG (chưa có trao đổi chéo) = (6+1)6/2 = 21
số KG có trao đổi chéo = số KG dị hợp = C26 = 15
- Locut III có 4 alen trên NST thường nên có (4+1)4/2 = 10KG
=> Số KG của cả 3 locut là : (21 + 21 + 15) x 10 = 570
BT 15) Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa
trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền
của quần thể này ở thế hệ P là
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015

Hướng dẫn giải:
Gọi x là tỉ lệ Aa ở thế hệ P. Qua 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3: Aa = x.1/2 3 = 0,075 => x = 0,075 x 2 3 = 0,6 Aa =>
AA = 0,3, aa = 0,1
BT 16) Ở một loài thực vật, lôcut gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn
so với alen a quy định quả vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F 1. Biết rằng không
phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dự đoán nào
sau đây là đúng khi nói về kiểu hình ở F1?
A. Các cây F1 có ba loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây quả vàng, 25% số cây quả đỏ và 50% số cây có
cả quả đỏ và quả vàng.
B. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 75% số quả đỏ và 25% số quả vàng.
C. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 50% số quả đỏ và 50% số quả vàng.
D. Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả, quả đỏ hoặc quả vàng.
Hướng dẫn giải:
Tổng số 75% và 25% là tổng cộng các loại quả ở F1, do đó trên mỗi cây F1 chỉ có 1 loại quả là đỏ hoặc là vàng.
ĐẠI HỌC 2014
BT 1) Ở một loài động vật, xét một lôcut nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen, alen A quy định thực quản
bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định thực quản hẹp. Những con thực quản hẹp sau khi sinh ra bị
chết yểu. Một quần thể ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới đực và giới cái như nhau, qua ngẫu
phối thu được F1 gồm 2800 con, trong đó có 28 con thực quản hẹp. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí
thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ (P) là
A. 0,6 AA : 0,4 Aa
B. 0,9 AA : 0,1 Aa
C. 0,7 AA : 0,3 Aa
D. 0,8 AA : 0,2 Aa
Hướng dẫn giải:
- P ngẫu phối  F1: aa = 0,01 => a = 0,1; A = 0,9  F1: 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa.
- P: chỉ có những cá thể (A-) mới tham gia sinh sản, những cá thể aa đã chết yểu, nên cấu trúc di truyền của P
(trưởng thành) như sau: Gọi x là tần số KG AA, y là tần số KG Aa, ta có P: xAA + yAa = 1.
- Qua các thế hệ ngẫu phối tần số alen không đổi nên ở P tần số a = 0,1 = yAa/2 => y = 0,2; x = 0,8. ĐA: D
BT 2) Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy

định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá
nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 30%. Biết
rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ
A. 50%
B. 20%
C. 10%
D. 5%
Hướng dẫn giải:
A : Nguyên; a : Xẻ. B: Đỏ; b : trắng
- P: Nguyên, đỏ (A-B-)
x Nguyên, trắng (A-bb)
=> F1 có 4 loại KH => P: AaBb x Aabb Vì (Aa x Aa = 2 KH , Bb x bb = 2 KH )
Nếu PLĐL thì (1AA:2Aa:1aa)(1Bb:1bb) = 1AABb:2AaBb:1AAbb:2Aabb:1aaBb:1aabb => (A-B-) = 3/8 =
=,375 ≠ 0,3 => 2 cặp gen này nằm trên 1 cặp NST và có HVG.
Ta viết như sau:
P: (Aa, Bb)
x
(Aa, bb)
G: AB = ab = x
Ab = ab = 0,5
Ab = aB = 0,5 – x
=> F1: Tỉ lệ lá nguyên, đỏ (A-B-) = xAB .0,5Ab + xAB . 0,5ab + (0,5 – x)aB . 0,5Ab = 0,3 => x = 0,1 < 0,25 => đây là
giao tử hoán vị => P: Ab/aB x Ab/ab, f = 20%
=> Tỉ lệ lá nguyên, trắng thuần chủng Ab/Ab = 0,4 Ab . 0,5 Ab = 0,2 (20%). ĐA: C
BT 3) Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai
thế hệ, ở F2, cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở (P), cây thuần chủng
chiếm tỉ lệ
A. 12,5%
B. 5%

C. 25%
D. 20%
Hướng dẫn giải:
P: 0,25 (A-) + 0,75aa
F2: aa = 1 – 0,175 = 0,825
Gọi y là tần số KG Aa ở thế hệ P, áp dụng công thức ở quần thể tự thụ phấn
1
(1 − 2 ) y
Ta viết: aa = 0,75 +
= 0,825 => y = 0,2 => P: 0,05AA : 0,2Aa : 0,75aa
2
2
=> Tỉ lệ cây thân cao thuần chủng AA = 0,05/0,25 = 0,2 (20%). ĐA: D
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
BT 4) Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa
đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép
lai đều cho đời con có số cây thân cao chiếm tỉ lệ 50% và số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 100%
(1) AaBB × aaBB
(2) AaBB × aaBb
(3) AaBb × aaBb
(4) AaBb × aaBB
Ab aB
AB
AB aB
AB aB
ab
AB aB

×
×
×
×
×
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
ab ab
aB
aB ab
ab
aB aB
ab
ab
A. 8
B. 7
C. 5
D. 6
Hướng dẫn giải:
(1) AaBB x aaBB => F1: (1C : 1Th) 100%Đ
(2) AaBB x aaBb => F1: (1C : 1Th) 100%Đ
(3) AaBb x aaBb => F1: (1C : 1Th) (3Đ : 1Tr) (loại)
(4) AaBb x aaBB => F1: (1C : 1Th) 100%Đ
(5) AB/aB x ab/ab => F1: (1C : 1Th) 100%Đ
(6) AB/aB x aB/ab => F1: (1C : 1Th) 100%Đ
(7) AB/ab x aB/aB => F1: (1C : 1Th) 100%Đ
(8) AB/ab x aB/ab => (1C : 1Th) (3Đ : 1Tr) (loại)

(9) Ab/aB x aB/aB => F1: (1C : 1Th) 100%Đ
=> ĐA: B
BT 5) Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí
thuyết, các phép lai nào sau đây đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1?
AB ab
× , tần số hoán vị gen bằng 25%
A. AaBbDd × aaBbDD và
ab ab
Ab
ab
×
B. aaBbDd × AaBbDd và
, tần số hoán vị gen bằng 25%
aB
ab
Ab ab
×
C. AabbDd × AABbDd và
, tần số hoán vị gen bằng 12,5%
aB ab
AB Ab
×
D. aaBbdd × AaBbdd và
, tần số hoán vị gen bằng 12,5%
ab
ab
Hướng dẫn giải:
- Đầu tiên ta xét các trường hợp PLĐL trước:
A. AaBbDd × aaBbDD => KH F1: (1 : 1)(3 : 1) = 1 : 1 : 3 : 3 (chọn)
B. aaBbDd × AaBbDd => KH F1: (1 : 1)(3 : 1)(3 : 1) = 9 : 9 : 3 : 3 : 3 : 3 : 1 : 1 (loại B)

C. AabbDd × AABbDd => KH F1: (1 : 1)(3 : 1) = 1 : 1 : 3 : 3 (chọn)
D. aaBbdd × AaBbdd => KH F1: (3 : 1)(1 : 1) = 1 : 1 : 3 : 3 (chọn)
- Xét các trường hợp di truyền liên kết:
Kết quả F1: 3 : 3 : 1 : 1 giống kết quả phép lai phân tích (loại D)
Tỉ lệ kiểu hình hoán vị = f = 2/8 = 1/4 = 25% => ĐA: A
BT 6) Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một
cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần
chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu
hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao
tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép
lai trên?
(1) F2 có 9 loại kiểu gen
(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn
(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Hướng dẫn giải:
A (đỏ) trội hoàn toàn so với a (vàng); B (tròn) trội hoàn toàn so với b (bầu dục)
F1 x F1:
AaBb x
AaBb
- F2: A-bb = 0,09 => aabb = 0,25 – 0,09 = 0,16  0,4ab . 0,4ab => ab là giao tử liên kết => F 1 dị hợp đều
AB/ab với f = 20% => Chọn (4).
- Trong PLĐL, (AaBb x AaBb) đã cho 9 KG, trong di truyền liên kết (AB/ab x AB/ab) cho 10 KG (vì AaBb có
2 KG: dị hợp đều AB/ab và dị hợp chéo Ab/aB) => Loại (1).
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.



Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
- Trong PLĐL, (AaBb x AaBb) cho kiểu hình hoa đỏ, quả tròn (A-B-) có 4 KG (AABB, AABb, AaBB, AaBB).
Trong di truyền liên kết (AB/ab x AB/ab) cho kiểu hình hoa đỏ, quả tròn (A-B-) có 5 KG (vì AaBb có 2 KG: dị
hợp đều và dị hợp chéo) => Chọn (2).
- F1: KG giống KG của P là AB/ab = 0,4 . 0,4 + 0,4 . 0,4 = 0,32 ≠ 0,5 => Loại (3)
=> ĐA: D
BT 7) Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham vào
một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:
Gen K

Gen L

Gen M

Enzim K

Enzim L

Enzim M

`

Chất không màu 1
Chất không màu 2
Sắc tố vàng
Sắc tố đỏ
Các alen lặn đột biến k, l, m đều không tạo ra được các enzim K, L và M tương ứng. Khi các sắc tố không được
hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng
đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không

xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong tổng hợp số cây thu được ở F2 , số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ
A. 37/64
B. 7/16
C. 9/16
D. 9/64
Hướng dẫn giải:
Dựa vào sơ đồ, ta biết được: hoa đỏ (K-L-M-) ; hoa vàng (K-L-mm); hoa trắng (các KG còn lại)
Ptc : KKLLMM (đỏ) x kkllmm (trắng)
F1: KkLlMm (100% đỏ)
F1 x F1: KkLlMm x KkLlMm
F2 : Tỉ lệ hoa Đỏ (K-L-M-) = 3/4. 3/4 . 3/4 =27/64
Tỉ lệ hoa Vàng: (K-L-mm) = 3/4. 3/4. 1/4 = 9/64
=> Tỉ lệ hoa trắng = 1 – (27/64 + 9/64) = 28/64 = 7/16 => ĐA : B
BT 8) Cho phép lai P: ♀ AaBbDd × ♂ AaBbdd . Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế
bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường.
Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra F 1 có tối đa
bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 56
B. 42
C. 18
D. 24
Hướng dẫn giải:
P: ♀AaBbDd x ♂AaBbdd.
Phạm vi cơ thể, đột biến xảy ra ở 1 số tế bào => có 2 trường hợp xảy ra:
- TH1: Nhóm tế bào giảm phân bình thường: ♀AaBbDd x ♂AaBbdd -> F1: 3 x 3 x 2 = 18 loại KG.
- TH2: Nhóm tế bào rối loạn giảm phân I, cặp Aa, ở ♂ -> tạo ra các giao tử Aa và O
=> ♀Aa ♂Aa -> 4 KG: AAa, Aaa, AO, aO => ♀AaBbDd x ♂AaBbdd -> F1: 4 x 3 x 2 = 24 loại KG.
=> Số KG tổi đa là 18 + 24 = 42. ĐA: B
BT 9) Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen. Từ một tế bào chứa cặp gen
Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen

này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
A. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.
B. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X
C. mất một cặp A-T
D. mất một cặp G-X
Hướng dẫn giải:
- Xét gen B: N = 1300
N = 2A + 2G = 1300
H = 2A + 3G = 1669
=> G = X = 369 ; A= T= 281
Gen B tự nhân đôi 2 lần, số Nu mtcc  A = T = 281 (22 – 1) = 281 . 3 = 843
G = X = 369 (22 – 1) = 369 . 3 = 1107
- Xét gen b: A = T = (1689 – 843)/3 = 282 (tăng 1)
G = X = (2211 – 1107)/3 = 368 (giảm 1)
=> ĐA: A
BT 10) Ở người, bệnh Q do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định
không bị bệnh. Một người phụ nữ có em trai bị bệnh Q lấy một người chồng có ông nội và bà ngoại đều bị bệnh
Q. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và trong cả hai gia đình trên không còn ai khác bị bệnh này. Xác suất
sinh con đầu lòng không bị bệnh Q của cặp vợ chồng này là
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
A. 3/4

B. 8/9

C. 1/3
Hướng dẫn giải:


D. 1/9

Sơ đồ phả hệ:

?
PP: Xs con (bình thường) = 1 – Xs (con bệnh aa)
- Từ phả hệ ta xác định được KG của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ hai đều là Aa => Cặp vợ chồng ở thế hệ thứ ba
có KG AA (1/3) hoặc Aa (2/3).
- Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con bị bệnh là: 2/3 x 2/3 x 1/4 = 1/9
=> Xác xuất sinh con không bị bệnh là: 1 – 1/9 = 8/9. ĐA: B
BT 11) Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy
định

I

1

2

4

3

II
5

6

9


8

7

11

10

Quy ước
: Nữ không bị bệnh
: Nữ bị bệnh
: Nam không bị bệnh
: Nam bị bệnh

III
12

13

14

?

15

16

Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng không
mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 - III.15 là
A. 4/9

B. 29/30
C. 7/15
D. 3/5
Hướng dẫn giải:
Tính trạng bệnh do gen lặn trên NST thường quy định
- Xét cặp vợ chồng sô 7 và 8:
Vợ (1/3AA : 2/3Aa) x chồng Aa
Tần số:
(2/3A:1/3a)
(1/2A: 1/2a)
Con :(2/6AA : 3/6Aa : 1/6aa)
Con 14 bình thường: (2/5AA : 3/5Aa)
- Chồng 15: 1/3AA : 2/3Aa
- Xét cặp vợ chồng 14 và 15: (2/5 AA : 3/5 Aa ) x (1/3 AA : 2/3 Aa)
(7/10 A : 3/10 a)
(2/3 A : 1/3 a)
=> Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen lặn (AA) = 7/10. 2/3 = 7/15. ĐA: C
BT 12) Cho cây (P) thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F 1 gồm : 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây
thân cao, hoa trắng; 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ; 6,25% cây thân thấp, hoa trắng. Biết tính trạng chiều cao
cây do một cặp gen quy định, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen khác quy định, không có hoán vị gen và
không xảy ra đột biến. Nếu cho cây (P) giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về ba cặp gen trên thì tỉ
lệ phân li kiểu hình ở đời con là
A. 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng : 1 cây thân cao, hoa đỏ : 1 cây thân cao, hoa trắng
B. 3 cây thân cao, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng
C. 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 2 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng
D. 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân cao, hoa trắng: 2 cây thân thấp, hoa trắng
Hướng dẫn giải:
- Xét tính trạng chiều cao cây (do 1 cặp gen qui định)
F1: Cao : Thấp = 3 : 1 => P: Aa x Aa
- Xét tính trạng màu hoa (do 2 cặp gen quy định)

F1: Đỏ : Trắng = 9 : 7 => (B-D-): Đỏ; (A-bb, aaB-, aabb): trắng => P: BbDd x BbDd (2 cặp gen này PLĐL)
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(3C:1Th)(9Đ:7tr) = 27CĐ : 21Ctr : 9TĐ : 7THtr ≠ 6CĐ : 6Ctr : 3TĐ : 1THtr => 2 tính trạng này di truyền liên
kết.
- Ở F1 có kiểu hình thấp, đỏ (aa, B-D-) => KG của (P) phải tạo giao tử aBD
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
Ab
Dd
aB
Ab
ab
Dd x
dd
- Xét phép lai
aB
ab
Ab aB
G: (1
:
)(1Dd : 1dd)
ab ab
=> KH: 1 thấp, đỏ : 2 cao, trắng : 1 thấp, trắng. ĐA: C
BT 13) Một quần thể động vật , ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1 AA : 0,2 Aa : 0,7
aa; ở giới đực là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.
Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế hệ F1
A. đạt trạng thái cân bằng di truyền
B. có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%

C. có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%
D. có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28%
Hướng dẫn giải:
P : Giới đực x Giới cái
(0,6A:0,4a)(0,2A:0,8a)
F1 : 0,12AA : 0,56Aa : 0,32aa => ĐA: B
BT 14) Ở gà, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn, cặp gen này nằm
ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho gà trống lông không vằn giao phối với gà mái
lông vằn, thu được F1; Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, kết luận nào
sau đây đúng?
A. F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 con lông vằn : 1 con lông không vằn.
B. F1 toàn gà lông vằn.
C. Nếu cho gà mái lông vằn (P) giao phối với gà trống lông vằn F 1 thì thu được đời con gồm 25% gà trống
lông vằn, 25% gà trống lông không vằn và 50% gà mái lông vằn
D. F2 có 5 loại kiểu gen.
Hướng dẫn giải:
P: ♂XaXa x ♀XAY
F1: ♀XAXa x ♂XaY
F2: XAXa; XaXa; XAY; XaY => ĐA: A
BT 15) Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho hai
cây có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau, thu được F 1. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F 2
gồm 56,25% cây hoa trắng và 43,75% cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, trong tổng số cây thu được
ở F2, số cây hoa đỏ dị hợp tử chiếm tỉ lệ
A. 12,5%.
B. 37,5%
C. 18,55%
D. 25%
Hướng dẫn giải:
F2: 0,4375 (AA + Aa) : 0,5625aa
Quần thể ngẫu phối đến thế hệ F2 => F2 đạt trạng thái cân bằng di truyền.

=> Tần số alen a = 0,5725 = 0,75, A = 0,25
=> Tỉ lệ hoa đỏ dị hợp (Aa) = 2. p(A). q(a) = 2. 0,75. 0,25 = 0,375 (37,5%). ĐA: B
BT 16) Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính
X; alen A quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định vảy trắng. Cho con cái vảy trắng lai với con
đực vảy đỏ thuần chủng (P), thu được F1 toàn con vảy đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình
phân li theo tỉ lệ 3 con vảy đỏ : 1 con vảy trắng, tất cả các con vảy trắng đều là con cái. Biết rằng không xảy ra
đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dựa vào các kết quả trên, dự đoán
nào sau đây đúng?
A. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 2 : 1.
B. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy trắng chiếm tỉ lệ 25%.
C. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiêu thì ở F3 các con đực vảy đỏ chiếm tỉ lệ 43,75%.
D. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy đỏ chiếm tỉ lệ 12,5%.
Hướng dẫn giải:
a
P: ♀ trắng x ♂ đỏ -> F1: 100% đỏ => P: ♀ X Y x ♂ XAXA
=> F1: XAXa x XAY => F2: ♂ XAXA; ♂ XAXa;
♀ XAY; ♀ XaY (tỉ lệ KG: 1:1:1:1) => Loại A.
F2 x F2 (ngẫu nhiên): ♂(0,75A:0,25a) x ♀(0,25A:0,25a:0,5Y)
=> P dị hợp chéo

Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
F3: ♀trắng (XaY) = 0,25a . 0,5Y = 0,125 => Loại B
♀đỏ (XAY) = 0,75A . 0,5Y = 0,375 => Loại D => Chọn C
Hoặc ♂đỏ (XAX-) = (0,75A . 0,25A) + (0,75A . 0,25a) + (0,25A . 0,25a) = 0,4375 => ĐA: C
BT 17) Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do
đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba
này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?

A. 108.
B. 36.
C. 64.
D. 144.
Hướng dẫn giải:
2n = 6 => có 3 cặp NST. Kí hiệu 3 cặp: Aa, Bb, Cc.
1
Thể ba (2n+1) xảy ra lần lượt ở mỗi cặp => có C3 = 3 dạng thể ba.
- TH1: đột biến ở cặp Aa (AAA, AAa, Aaa, aaa); cặp Bb (BB, Bb, bb); cặp Cc (CC, Cc, cc)
4
3
3
- TH2: đột biến ở cặp Bb (BBB, BBb, Bbb, bbb); cặp Aa (AA, Aa, aa); cặp Cc (CC, Cc, cc)
4
3
3
- TH3: đột biến ở cặp Cc (CCC, CCc, Ccc, ccc); cặp Aa (AA, Aa, aa); cặp Bb (BB, Bb, bb)
4
3
3
1
=> Số KG tối đa về các gen đang xét = C3 . 4 . 3 . 3 = 108. ĐA: A

THPT QUỐC GIA 2015
BT1) Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:

Biết rằng bệnh này do một trong hai alen của một gen quy định và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những
người trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Có 23 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen.
(2) Có ít nhất 16 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.

(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử.
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Hướng dẫn giải:
- Bố mẹ 11 và 12 bị bệnh -> sinh con 18 không bị bệnh => gen bệnh là gen trội. (1)
- Bệnh có cả ở nam và nữ => gen không nằm trên Y. (2)
- Con gái 18 bình thường chắc chắn nhận 1 a từ bố nhưng bố bị bệnh => gen không nằm trên X. (3)
Từ (1), (2), (3) => Bệnh do gen trội nằm trên NST thường quy định.
Từ đó chuyển sơ đồ phả hệ thành sơ đồ kiểu gen của phả hệ như sau:

=> Ý (3) sai. ĐA: A.
BT 2) Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần
chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được
F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu
hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao
nhiêu kết luận đúng?
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
(1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.
(2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị
hợp tử.
(3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây
hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
(4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng một gen.
A. 1.

B. 4.
C. 3.
D. 2.
Hướng dẫn giải:
Quy ước: AA: Đỏ; Aa: Hồng; aa: Trắng
P: AA (Đỏ) x aa (Trắng) --> F1: Aa (Hồng) --> F2: 1AA (Đỏ) : 2 Aa (Hồng) : 1 aa (Trắng)
- Ý (1) đúng vì trong trường trội không hoàn toàn thì tỉ lệ KH = tỉ lệ KH.
- Ý (2) đúng.
- Ý (3) sai vì nếu cho cây hoa đỏ ở F2 (AA) giao phấn với cây hoa trắng (aa), thì phải thu được đời con 100%
hồng (Aa).
- Ý (4) đúng. => ĐA: C.
BT 3) Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội
hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh
giao tử đực và giao tử cái. Giao phấn cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả 2 tính trạng với cây có kiểu hình
lặn về cả 2 tính trạng trên (P), thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra
đột biến. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây về F2 sai?
A. Có 10 loại kiểu gen.
B. Kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.
C. Kiểu hình lặn về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất.
D. Có 2 loại kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.
Hướng dẫn giải:
4(4 + 1)
- P: AB//AB x ab//ab --> F1: AB//ab; Cho F1 x F1 => F2 có 10 loại kiểu gen (
), trong đó có 2 loại
2
kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen (AB/ab và Ab/aB).
- KH trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất. Vì: (A-B-) + (A-bb) = 75%; (A-bb) = (aaB-)
aabb + (A-bb) = 25%;
=> (A-B-) luôn ≥ 50%.
=> ĐA: C

BT 4) Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát
(P) của một quần thể gồm toàn cây hoa tím, trong đó tỉ lệ cây hoa tím có kiểu gen dị hợp tử là Y (0≤Y≤1). Quần
thể tự thụ phấn liên tiếp qua các thế hệ. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác.
Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F3 của quần thể là:

Hướng dẫn giải:
- P: (1-Y)AA : YAa
1
Y 7Y
- Sau 3 thế thệ tự thụ phấn; F3 có tỉ lệ cây hóa trắng (aa) =
=> ĐA: D
23 =
16
2
BT 5) Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo ra các
hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân
thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 336 crômatit. Cho biết quá trình nguyên
phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa
A. giao tử n với giao tử 2n.
B. giao tử (n - 1) với giao tử n.
C. giao tử n với giao tử n.
D. giao tử (n + 1) với giao tử n.
Hướng dẫn giải:
- Hợp tử H đang nguyên phân lần 4 (chứ chưa kết thức lần nguyên phân 4) nên lúc này, số lượng TB ở kì giữa
của lần nguyên phân thứ 4 nên số tế bào là 23 = 8.
- Gọi số NST kép trong mỗi TB là x, mỗi NST kép có 2 crômatit, ta có 8.x.2 = 336 => x = 21
=> Bộ NST của hợp tử có dạng 2n + 1, được tạo ra do giao tử là n và n+1 kết hợp với nhau. => ĐA: D
BT 6) Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào.
Y−


Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015

Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết,
phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân.
B. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo ra
hai tế bào đơn bội.
C. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8.
D. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.
Hướng dẫn giải:
- Ở TB 1, các NST kép vừa tách thành các NST đơn nhưng ta thấy trong mỗi nhóm có 4 NST khác nhau tương
ứng với 4 nhóm liên kết tương ứng với bộ NST đơn bội (n đơn) nên đây là kì sau của lần giảm phân 2.
- Ở TB 2, các NST kép vừa tách thành các NST đơn (như TB 1) nhưng ta thấy tồn tại các cặp tương đồng (A và
a hay B và b) và 2 nhóm giống hệt nhau nên đây là kì sau của nguyên phân.
=> ĐA: D
AB D d Ab d
X X ×
X Y thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể không mang alen
BT 7) Cho phép lai
ab
aB
trội của các gen trên chiếm 3%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở 2 giới với tần số
bằng nhau. Theo lí thuyết, ở F1 số cá thể mang alen trội của cả 3 gen trên chiếm tỉ lệ
A. 22%.
B. 28%.
C. 32%.
D. 46%.

Hướng dẫn giải:
- Xét cặp XDXd x XdY => F1: (XD_) = 1/2; (Xd_) = 1/2
- Xét cặp AB//ab x Ab//aB => F1: aabb = 0,03/0,5 = 0,06=> (A-B-) = 0,5 + 0,06 = 0,56
--> F1 số cá thể mang alen trội của cả 3 gen trên (A-B-XD-) = 0,56 x 0,5 = 0,28 = 28%
BT 8) Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen A trội
hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn
toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,6AA : 0,4Aa. Cho
rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, thế hệ F3 của quần thể này có tần số alen
a là
A. 1/5.
B. 1/9.
C. 1/8.
D. 1/7.
Hướng dẫn giải:
P: 0,6AA : 0,4Aa => a = 0,2.
q0
0,2
Áp dụng công thức: qn =
, ta sẽ có ở thế hệ F3, tần số alen a =
= 1/8 => ĐA: C
1 + nq0
1 + 3.0,2
BT 9) Giả sử trong một hồ tự nhiên, tảo là thức ăn của giáp xác; cá mương sử dụng giáp xác làm thức ăn đồng
thời lại làm mồi cho cá quả. Cá quả tích lũy được 1152.10 3 kcal, tương đương 10% năng lượng tích lũy ở bậc
dinh dưỡng thấp liền kề với nó. Cá mương tích lũy được một lượng năng lượng tương đương với 8% năng
lượng tích lũy ở giáp xác. Tảo tích lũy được 12.10 8 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc
dinh dưỡng cấp 1 là
A. 6%.
B. 12%.
C. 10%.

D. 15%.
Hướng dẫn giải:
Chuỗi thức ăn: Tảo
-->
Giáp xác
-->
Cá mương
-->
Cá quả.
4
3
1152.10 .100
1152.10 .100
12.108 kcal
kcal
kcal
1152.103kcal
8
10
1152.104.100
Hiệu suất cần tính: Giáp xác/Tảo =
= 12% => ĐA : B
8
8
12.10
BT 10) Ở một quần thể người, bệnh M do một trong hai alen của một gen quy định. Một cặp vợ chồng: Hùng bị
bệnh M còn Hương không bị bệnh M, sinh được con gái là Hoa không bị bệnh M. Hoa kết hôn với Hà, Hà
không bị bệnh M và đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh M là
1/10, sinh được con gái là Hiền không bị bệnh M. Một cặp vợ chồng khác là Thành và Thủy đều không bị bệnh
M, sinh được con gái là Thương bị bệnh M và con trai là Thắng không bị bệnh M. Thắng và Hiền kết hôn với

Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


Hướng dẫn giải chi tiết đề thi đại học các năm: 2009-2015
nhau, sinh con gái đầu lòng là Huyền không bị bệnh M. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những
người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán
đúng?
(1) XS để Huyền mang alen gây bệnh M là 53/115.
(2) XS sinh con thứ hai là trai không bị bệnh M của Thắng và Hiền là 115/252.
(3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.
(4) Xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 5/11.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Hướng dẫn giải:
Ta sẽ mô tả đề bài bằng sơ đồ phả hệ sau:

- Từ phả hệ ta xác định được bệnh do gen lặn nằm trên NST thường. Quy ước: A (bình thường); a (bệnh M).
- Ta biết: Hùng aa; Hương (A-); Hoa Aa sẽ tạo ra hai loại giao tử là A = a = 1/2
- Hà đến từ QT có cấu trúc DT là 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa
0,81
0,18
9
2
Hà bình thường có KG (
AA :
Aa) hay ( AA ;
Aa) => Hà sinh giao tử A = 10/11; giao tử a =
0,99

0,99
11
11
1/11
10
1
1
1
10
11
- Hiền bình thường được sinh ra từ phép lai ( A :
a)( A : a) => Hiền có KG ( AA :
Aa)
11
11
2
2
21
21
=> Hiền sinh ra giao tử A = 31/42; giao tử a = 11/42
2
1
Mặt khác, Thương có KG aa, => Thành và Thủy đều có KG Aa => Thắng có KG ( AA ; Aa) --> Thắng
3
3
sinh ra giao tử A = 2/3; a = 1/3
31
11
2
1

- Huyền được sinh ra từ phép lai giữa Hiền và Thắng: (
A:
a)( A : a)
42
42
3
3
62
53
Huyền bình thường có KG (
AA ;
Aa)
115
115
So sánh với các ý ở đề bài: =>
- Ý (1) đúng.
- Ý (2) đúng vì xác suất sinh con thứ hai là trai không bị bệnh M của Thắng và Hiền là
11 1 1
(1- xác suất sinh con bị bệnh aa).1/2 = (1 − × ) × = 115/252
42 3 2
- Ý (3) đúng vì có thể biết chính xác KG của 5 người là Hùng, Hoa, Thành, Thủy, Thương.
- Ý (4) sai vì xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 2/11 chứ không phải là 5/11.
=> ĐA: B
BT 11) Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa.
Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình
hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại
kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí
thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên?
(1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.

(3) F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.
(4) Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 25%.
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Hướng dẫn giải:
Từ giả thuyết, ta có: A-B-: đỏ; A-bb: vàng; (aaB-, aabb): trắng
P: đỏ x đỏ => F1: 3 loại KH => cây đỏ P có KG AaBb
F1 sẽ có tỉ lệ KG: 1AABB:2AaBB:2AABb:4AaBb:1AAbb:2Aabb:1aaBB:2aaBb:1aabb
2
- Ý (1) đúng vì số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 là
aaBb = 12,5%.
16
Nguyễn Thị Thanh Hằng-Trường THPT Ngô Mây – Kon Tum.


×