Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

báo cáo quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 181 trang )

Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
i
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH ẢNH
CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ DỰ ÁN ----------------------------------- 1

I.1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN ---------------------------------------------------------- 1
I.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ----------------------------------- 1
I.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU --------------------------------- 4
I.4. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG DỰ ÁN --------------------------------------------------------- 4
I.5. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM DỰ ÁN ------------------------------------------- 6
I.5.1. Mục tiêu dự án ---------------------------------------------------------------------------------- 6

I.5.2. Nội dung dự án --------------------------------------------------------------------------------- 6

I.5.3. Sản phẩm của dự án ---------------------------------------------------------------------------- 6

I.6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN ----------------------------------------------------------------- 7
I.6.1. Cơ quan chủ quản ------------------------------------------------------------------------------ 7

I.6.2. Cơ quan thực hiện dự án ---------------------------------------------------------------------- 7

I.6.3. Các cơ quan phối hợp chính ------------------------------------------------------------------ 7

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐỨC HÒA ------------------------------------------------------ 8



II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN --------------------------------------------------------------------------- 8
II.1.1. Vị trí địa lý -------------------------------------------------------------------------------------- 8

II.1.2. Địa chất - Địa hình ---------------------------------------------------------------------------- 9

II.1.3. Đặc điểm khí hậu ----------------------------------------------------------------------------- 10

II.1.4. Chế độ thủy văn ------------------------------------------------------------------------------ 11

II.1.5. Tài nguyên thiên nhiên ---------------------------------------------------------------------- 12

II.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ------------------------------------------- 17
II.2.1. Về phát triển kinh tế ------------------------------------------------------------------------- 17

II.2.2. Phát triển xã hội------------------------------------------------------------------------------- 23

II.2.3. Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn ------------------------------------------ 25

II.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ------------------------------------------ 27
II.3.1. Lĩnh vực kinh tế ------------------------------------------------------------------------------ 28

II.3.2. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật --------------------------------------------------------- 32

II.3.3. Lĩnh vực xã hội ------------------------------------------------------------------------------- 33

Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
ii

II.3.4. Phát triển đô thị ------------------------------------------------------------------------------- 33

CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐỨC HÒA ---------------- 34

III.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ----------------------------------------------------------------- 34
III.1.1 Hiện trạng môi trường vùng nông nghiệp và nông thôn ------------------------------ 34

III.1.2. Hiện trạng môi trường đô thị -------------------------------------------------------------- 40

III.1.3. Hiện trạng môi trường công nghiệp ------------------------------------------------------ 46

III.1.4. Hiện trạng môi trường vùng khai thác khoáng sản, khai thác đất ------------------- 55

III.1.5. Hiện trạng nghĩa trang, nghĩa địa --------------------------------------------------------- 57

III.1.6. Môi trường liên vùng giữa huyện Đức Hòa với tỉnh Tây Ninh và TP. Hồ Chí
Minh ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 57

III.1.7. Tình hình thiên tai --------------------------------------------------------------------------- 66

III.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐỨC HÒA -- 68
III.2.1. Hiện trạng quản lý môi trường huyện Đức Hòa --------------------------------------- 68

III.2.2. Hiện trạng quản lý các dạng tài nguyên thiên nhiên ----------------------------------- 70

III.3. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐỨC HÒA
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KTXH ---------------------------------- 75
III.3.1. Nguyên nhân phát sinh các vấn đề môi trường trên địa bàn huyện Đức Hòa ----- 75

III.3.2. Những tồn tại và yếu kém trong công tác quản lý môi trường ---------------------- 75


III.3.3. Vấn đề tài nguyên môi trường huyện Đức Hòa trong hiện tại ----------------------- 76

CHƯƠNG IV: DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN
ĐỨC HÒA ---------------------------------------------------------------------------------------- 78

IV.1. DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ------------------------------------ 78
IV.1.1. Phương hướng bố trí sử dụng tài nguyên đất đến năm 2010, 2015, 2020 --------- 78

IV.1.2. Dự báo môi trường nông nghiệp và nông thôn ---------------------------------------- 79

IV.1.3. Diễn biến môi trường đô thị --------------------------------------------------------------- 83

IV.1.4. Dự báo môi trường khu vực hoạt động công nghiệp, khu/cụm công nghiệp ----- 88

IV.1.5. Diễn biến môi trường tại khu vực khai thác đất --------------------------------------- 92

IV.1.6. Diễn biến môi trường tại khu vực liên vùng giữa huyện Đức Hòa, huyện Bến
Lức, tỉnh Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh --------------------------------------------------------- 92

IV.1.7. Dự báo tình hình thiên tai ------------------------------------------------------------------ 94

IV.2. DỰ ĐOÁN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG BỨC XÚC, NHỮNG VÙNG SUY
THOÁI MÔI TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM HUYỆN ĐỨC HÒA ĐẾN NĂM 2020 ------------- 95
IV.2.1. Dự báo những vấn đề bức xúc ------------------------------------------------------------ 95

IV.2.2. Dự báo những khu vực suy thoái trọng điểm ------------------------------------------ 95

CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ
KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN HUYỆN ĐỨC HÒA ĐẾN NĂM

2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 ------------------------------------------------- 98

Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
iii
V.1. QUAN ĐIỂM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ------------------------------------------------------- 98
V.2. MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG --------------------------------------------------------- 99
V.2.1. Mục tiêu tổng quát --------------------------------------------------------------------------- 99

V.2.2. Mục tiêu cụ thể ------------------------------------------------------------------------------- 99

CHƯƠNG VI: XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
HUYỆN ĐỨC HÒA ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 ------ 102

VI.1. ĐÁNH GIÁ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ----------------------------------------------- 102
VI.2. SẮP ĐẶT ƯU TIÊN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ------------------------------------ 106
VI.3. CÁC CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG NHẰM GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG TRƯỚC MẮT----------------------------------------------------------------------------- 107
VI.4. XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐỨC HÒA
ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 ---------------------------------------- 111
VI.4.1. Chương trình nâng cao năng lực quản lý và giáo dục cộng đồng ----------------- 111

VI.4.2. Chương trình hợp tác giữa tỉnh Long An và các vùng lân cận trong việc bảo vệ
môi trường ------------------------------------------------------------------------------------------- 112

VI.4.3. Chương trình cải tạo, bảo vệ môi trường nước -------------------------------------- 113

VI.4.4. Chương trình quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn ------------------------------ 115


VI.4.5. Chương trình cấp nước, vệ sinh môi trường nông thôn và kiểm soát tình hình
khai thác nước ngầm ------------------------------------------------------------------------------- 116

VI.4.6. Kiểm soát môi trường không khí do hoạt động giao thông và sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ---------------------------------------------------------------------- 117

VI.4.7. Chương trình cải thiện tài nguyên – môi trường đất -------------------------------- 118

VI.5. LỰA CHỌN THỨ TỰ ƯU TIÊN CÁC DỰ ÁN GIAI ĐOẠN NĂM 2008 ĐẾN NĂM
2020 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 119
VI.6. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHO TỪNG ĐỊA PHƯƠNG --------------- 123
VI.7. CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ --------------------------------------------------------------- 129
CHƯƠNG VII: XÂY DỰNG DỰ ÁN ƯU TIÊN NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
HUYỆN ĐỨC HÒA ĐẾN NĂM 2020 ------------------------------------------------------ 131

VII.1. QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO
HUYỆN ĐỨC HÒA ----------------------------------------------------------------------------------- 131
VII.2. XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI THỊ TRẤN HẬU NGHĨA HUYỆN
ĐỨC HÒA ---------------------------------------------------------------------------------------------- 136
VII.3. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, NÂNG CAO NHẬN
THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CỘNG ĐỒNG ----------------------------------------- 141
CHƯƠNG VIII: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN QUY
HOẠCH MÔI TRƯỜNG CÁC KHU VỰC CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN KINH
TẾ HUYỆN ĐỨC HÒA ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 - 149

VIII.1. HOÀN THI
ỆN CƠ CHẾ, TỔ CHỨC, VĂN BẢN PHÁP LÝ ------------------------- 149
VIII.2. XÃ HỘI HÓA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ -------------------------------------------------- 149
Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
iv
VIII.3. ÁP D
ỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ----------------------------------------------------------- 151
VIII.4. TĂNG CƯỜNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ - 152
VIII.5. TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC TRONG KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ -------------------- 153
VIII.6. TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ----------------------------------------------------------------------------- 153
CHƯƠNG IX: PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
HUYỆN ĐỨC HÒA ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 ------ 155

IX.1. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG ----------------------------------------------------------------------------------------------- 155
IX.2. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG ----------------------------------------------------------------------------------------------- 156
IX.3. CÁC TỔ CHỨC, CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN ------------------------------------------- 157
CHƯƠNG X: LẬP BẢN ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
HUYỆN ĐỨC HÒA ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 ------ 158

X.1. CƠ SỞ DỮ LIỆU -------------------------------------------------------------------------------- 158
X.2. PHẦN MỀM SỬ DỤNG ----------------------------------------------------------------------- 158
X.3. CÁC BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ ----------------------------------------------------------------- 158
X.4. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG ----------------------------------------------------------------------------------------------- 159
X.5. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG -------------------- 160
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ------------------------------------------------------------------- 162

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ QUAN TRẮC, PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG HUYỆN ĐỨC HÒA – TỈNH LONG AN

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ PHỤC VỤ QUY HOẠCH MÔI
TRƯỜNG HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN

Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
DANH MỤC BẢNG

Bảng I.1: Tóm tắt một số dự án QHMT vùng tại Châu Á ----------------------------------- 2


Bảng II.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Đức Hòa năm 2006 ---------------------------- 13

Bảng II.2: Phân phối lượng mưa hàng năm tại huyện Đức Hòa -------------------------- 14

Bảng II.3: Phân phối lưu lượng nước trong năm ------------------------------------------- 14

Bảng II.4: Tình hình sản xuất một số giống cây trồng ------------------------------------- 17

Bảng II.5: Số lượng và sản lượng thịt gia súc, gia cầm ------------------------------------ 18

Bảng II.6: Sản lượng thủy sản qua các năm ------------------------------------------------- 19

Bảng II.7: Thống kê các đơn vị khai thác đất trên địa bàn huyện Đức Hòa do UBND
tỉnh cấp phép ------------------------------------------------------------------------------------- 21

Bảng II.8: Thống kê các đơn vị khai thác đất trên địa bàn huyện Đức Hòa, đang trình
UBND tỉnh cho chủ trương khai thác -------------------------------------------------------- 22


Bảng II.9: Dự kiến các chỉ tiêu vật chất ngành trồng trọt năm 2010, 2015, 2020 ------ 29

Bảng II.10: Dự kiến các chỉ tiêu vật chất ngành chăn nuôi năm 2010, 2015, 2020 ---- 30

Bảng II.11: Dự kiến các chỉ tiêu vật chất ngành thủy sản năm 2010, 2015, 2020 ----- 31

Bảng II.12: Dự kiến các chỉ tiêu vật chất ngành lâm nghiệp năm 2010, 2015, 2020 -- 31


Bảng III.1: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất huyện Đức Hòa-------------- 35

Bảng III.2: Kết quả phân tích chất lượng nước --------------------------------------------- 37

Bảng III.3: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm thải vào môi trường ------------------- 42

Bảng III.4: Mô tả vị trí lấy mẫu --------------------------------------------------------------- 61

Bảng III.5: Trang thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn -------- 73


Bảng IV.1: Dự kiến sử dụng đất đai năm 2010, 2015, 2020 ------------------------------ 78

Bảng IV.2: Dự kiến các sản phẩm chính một số ngành TTCN năm 2010, 2015,
2020---------------------------------------------------------------------------------------- 79

Bảng IV.3: Ước đoán tải lượng nước thải từ các lò giết mổ gia súc --------------------- 80

Bảng IV.4: Dự đoán tải lượng các chất trong nước thải tại các lò giết mổ gia súc ---- 80

Bảng IV.5: Ước tính tải lượng phân gia cầm, gia súc năm 2010, 2015, 2020 ---------- 81


Bảng IV.6: Nhu cầu dùng nước sinh hoạt tại vùng nông thôn năm 2010, 2015,
2020----------------------------------------------------------------------------------------------- 82

Bảng IV.7: Ước tính nhu cầu cấp nước sinh hoạt đô thị năm 2015, 2020 -------------- 83

Bảng IV.8: So sánh nhu cầu cấp nước sinh hoạt năm 2015, 2020 so với năm 2006 --- 84

Bảng IV.9: Hệ số phát thải các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại các nước
phát triển ----------------------------------------------------------------------------------------- 84

Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
Bảng IV.10: Dự đoán tải lượng ô nhiễm tại các thị trấn huyện Đức Hòa năm 2015,
2020 ----------------------------------------------------------------------------------------------- 85

Bảng IV.11: Ước tính lưu lượng nước thải y tế tại các đơn vị y tế lớn cả huyện ------ 85

Bảng IV.12: Ước tính tải lượng chất thải rắn tại các khu đô thị năm 2010, 2015,
2020 ----------------------------------------------------------------------------------------------- 86

Bảng IV.13: Dự đoán tải lượng rác thải y tế năm 2010, 2015, 2020 --------------------- 86

Bảng IV.14: Dự báo khối lượng vận chuyển hàng hóa, khách hàng và phương tiện vận
tải bằng đường bộ huyện Đức Hòa ----------------------------------------------------------- 87

Bảng IV.15: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông
đường bộ huyện Đức Hòa ---------------------------------------------------------------------- 88


Bảng IV.16: Dự đoán tải lượng phát thải tại các khu công nghiệp năm 2020 ---------- 88

Bàng IV.17: Dự đoán tải lượng phát thải tại các cụm công nghiệp năm 2020 --------- 89

Bảng IV.18: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các KCN năm 2020 -------------- 90

Bảng IV.19: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các KCN năm 2020 -------------- 91

Bảng IV.20: Ước tính lượng chất thải rắn tại các K/CCN năm 2020 -------------------- 92


Bảng VI.1: Chỉ số C của các vấn đề môi trường ------------------------------------------- 104

Bảng VI.2: Xếp hạng các vấn đề môi trường ---------------------------------------------- 105

Bảng VI.3: Chỉ số ưu tiên của các vấn đề môi trường ------------------------------------ 106

Bảng VI.4: Khung đánh giá đối với tiêu chí 1 --------------------------------------------- 120

Bảng VI.5: Khung đánh giá đối với tiêu chí 2 --------------------------------------------- 120

Bảng VI.6: Khung đánh giá đối với tiêu chí 3 --------------------------------------------- 120

Bảng VI.7: Khung đánh giá đối với tiêu chí 4 --------------------------------------------- 120

Bảng VI.8: Khung đánh giá đối với tiêu chí 5 --------------------------------------------- 120

Bảng VI.9: Ma trận xác định các dự án ưu tiên bảo vệ môi trường huyện Đức Hòa --- 121


Bảng VI.10: Thứ tự thực hiện các dự án ---------------------------------------------------- 122

Bảng VI.11: Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Đức Hòa ---- 123

Bảng VI.12: Phân kỳ đầu tư cho sự nghiệp bảo vệ môi trường huyện Đức Hòa ------ 129



Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ III.1: Biểu diễn nồng độ bụi trong môi trường không khí vùng nông thôn ----- 38

Biểu đồ III.2: Biểu diễn độ ồn trong không khí vùng nông thôn --------------------------- 38

Biểu đồ III.3: Biểu diễn độ pH, SS trong nước thải đô thị ---------------------------------- 41

Biểu đồ III.4: Biểu diễn nồng độ BOD, COD trong nước thải ----------------------------- 41

Biểu đồ III.5: Biểu diễn nồng độ Nitơ tổng, tổng Coliform trong nước thải ------------- 42

Biểu đồ III.6: Biểu diễn nồng độ bụi trong không khí khu vực đô thị --------------------- 44

Biểu đồ III.7: Biễu diễn nồng độ SO
2
, NO
x

trong không khí khu vực đô thị ------------- 44

Biểu đồ III.8: Biễu diễn độ ồn xung quanh khu vực đô thị ---------------------------------- 45

Biểu đồ III.9: Biểu diễn độ pH, nồng độ SS trong nước thải công nghiệp ---------------- 46

Biểu đồ III.10: Biểu diễn nồng độ BOD có trong nước thải -------------------------------- 46

Biểu đồ III.11: Biểu diễn nồng độ COD có trong nước thải -------------------------------- 47

Biểu đồ III.12: Biểu diễn nồng độ Nitơ tổng trong nước thải ------------------------------- 47

Biểu đồ III.13: Diễn biến nồng độ SS, BOD, COD tại nhánh sông Vàm Cỏ Đông------ 48

Biểu đồ III.13: Biểu diễn pH trong môi trường nước thải tại các khu/cụm CN ---------- 50

Biểu đồ III.14: Biểu diễn nồng độ SS trong môi trường nước thải tại các K/CCN ------ 50

Biểu đồ III.15: Biểu diễn nồng độ BOD trong môi trường nước thải tại các K/CCN --- 50

Biểu đồ III.16: Biểu diễn nồng độ COD trong môi trường nước thải tại các K/CCN --- 51

Biểu đồ III.17: Biểu diễn nồng độ Nitơ tổng trong môi trường nước thải tại các K/CCN - 51

Biểu đồ III.18: Biểu diễn nồng độ Photpho tổng trong môi trường nước thải tại các
khu/cụm CN --------------------------------------------------------------------------------------- 51

Biểu đồ III.19: Biểu diễn Tổng Coliform trong môi trường nước thải tại các K/CCN --- 52

Biểu đồ III.20: Biểu diễn nồng độ SS trong không khí tại khu/cụm CN ------------------ 53


Biểu đồ III.21: Biểu diễn độ ồn trong không khí tại khu/cụm CN ------------------------- 54

Biểu đồ III.22: Diễn biến nồng độ SS trong môi trường sông Vàm Cỏ Đông ------------ 58

Biểu đồ III.23: Diễn biến nồng độ BOD trong môi trường sông Vàm Cỏ Đông --------- 58

Biểu đồ III.24: Diễn biến nồng độ COD trong môi trường sông Vàm Cỏ Đông --------- 58

Biểu đồ III.25: Biểu diễn nồng độ COD trong môi trường sông Vàm Cỏ Đông năm
2006 -------------------------------------------------------------------------------------------- 59

Biểu đồ III.26: Biểu diễn nồng độ Amoniac trong môi trường sông Vàm Cỏ Đông năm
2006 ------------------------------------------------------------------------------------------------- 59

Biểu đồ III.27: Diễn biến độ pH, nồng độ DO trong môi trường nước kênh Thầy Cai ---- 62

Biểu đồ III.28: Diễn biến nồng độ BOD, COD trong môi trường nước kênh Thầy Cai --- 63

Biểu đồ III.29: Diễn biến Tổng Coliform, nồng độ sắt trong môi trường nước kênh Thầy
Cai --------------------------------------------------------------------------------------------------- 63

Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
Biểu đồ III.30: Biểu diễn độ pH, nồng độ Fe có trong môi trường kênh Thầy Cai ------ 64

Biểu đồ III.31: Biểu diễn nồng độ COD có trong môi trường kênh Thầy Cai ------------ 64


Biểu đồ III.32: Biểu diễn nồng độ Amoni, Nitrat có trong môi trường kênh Thầy Cai ---- 65






DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình II.1: Khu vực ngã tư Đức Hòa ---------------------------------------------------------- 16


Hình III.1: Lấy mẫu nước thải tại KCN huyện Đức Hòa ---------------------------------- 49

Hình III.2: Quan trắc chất lượng không khí tại các KCN --------------------------------- 53

Hình III.3: Lấy mẫu rác thải tại các cơ sở sản xuất thép huyện Đức Hòa --------------- 54

Hình III.4: Hiện trạng môi trường tại cơ sở sản xuất thép -------------------------------- 54

Hình III.5: Hiện trạng khu vực sau khi khai thác đất của DNTN Bảo Giang ----------- 55

Hình III.6: Cắm biển báo, trồng cây xanh khu vực sau khi khai thác -------------------- 55

Hình III.7: Lập hàng rào khu vực sau khi khai thác đất ----------------------------------- 55

Hình III.8: Hậu quả của việc xẻ thịt đất nông nghiệp -------------------------------------- 56

Hình III.9: Hệ thống xử lý nước thải KCN Hạnh Phúc ------------------------------------ 73


Hình III.10: Công tác thu gom chất thải rắn trên địa bàn huyện Đức Hòa -------------- 74






Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á
2. AEQM : Phương pháp quản lý môi trường trên diện rộng
(Areawide Environmental Quality Management)
3. BVMT : Bảo vệ môi trường
4. BVTV : Bảo vệ thực vật
5. CCN : Cụm công nghiệp
6. CENTEMA : Trung tâm công nghệ & Quản lý Môi trường
7. CN : Công nghiệp
8. CNH : Công nghiệp hóa
9. CP ĐTXD : Cổ phần đầu tư xây dựng
10. CTNH : Chất thải nguy hại
11. Cty : Công ty
12. ĐBSH : Đồng bằng Sông Hồng
13. ĐNB : Đông Nam Bộ
14. DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
15. ĐTH : Đô thị hóa
16. ENTEC : Trung tâm Công nghệ Môi trường

17. GEF : Quỹ môi trường toàn cầu
18. GEOIFORMATICS : Hướng nghiên cứu ứng dụng tổng hợp công nghệ thông
tin, hệ thông tin địa lí và viễn thám phục vụ trong công
tác khai thác tài nguyên và quản lý môi trường theo vùng
và theo lãnh thổ.
19. JICA : Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản
20. KCN : Khu công nghiệp
21. Khu/cụm CN : Khu/cụm công nghiệp
22. KTTĐ : Kinh tế trọng điểm
23. KTTĐMT : Kinh tế trọng điểm Miền Trung
24. KTTV : Khí tượng thủy văn
25. KTXH : Kinh tế xã hội
26. nđ : Ngày đêm
27. NN & PTNT : Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
28. NPK : Phân bón NPK
29. ODA : Vốn viện trợ phát triển chính thức
30.
PTBV : Phát triển bền vững
31. QHMT : Quy hoạch môi trường
Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
32. QLMT : Quản lý môi trường
33. RTSH : Rác thải sinh hoạt
34. Sở TN&MT : Sở Tài nguyên và Môi trường
35. SXSH : Sản xuất sạch hơn
36. T : Tấn
37. TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam.
38. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

39. TNMT : Tài nguyên môi trường
40. TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
41. TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
42. UBND : Ủy ban nhân dân
43. UNDP : Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
44. VSMT : Vệ sinh môi trường
45. WB : Ngân hàng Thế giới
46. WHO : Tổ chức Y tế Thế giới

Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
1
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ DỰ ÁN

I.1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN
Đức Hòa là một huyện của tỉnh Long An, nằm trong vành đai giãn nở công nghiệp
của vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thành phố
Hồ Chí Minh – trung tâm công nghiệp, kinh tế thương mại và dịch vụ của cả nước. Do đó,
Đức Hòa có nhiều tiềm năng và lợi thế trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và
chuyển đổi nền kinh tế từ thuần nông sang công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp.
Theo định hướng, Đức Hòa sẽ trở thành huyện công nghiệp trọng điểm của tỉnh
Long An và là vệ tinh của thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến nay, huyện Đức Hòa đã
quy hoạch tổng số 5 khu công nghiệp và 5 cụm công nghiệp, thu hút 50 dự án với tổng
diện tích là 4.126,47 ha và 11.440 lao động.
Bên cạnh việc đầu tư phát triển công nghiệp mạnh mẽ thì các ngành kinh tế
quan trọng khác cũng có những bước phát triển khá đồng đều với tốc độ tăng trưởng
tương đối cao, góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp và dịch vụ, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.

Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa và đô thị hóa của
huyện Đức Hòa đang diễn ra liên tục với mức độ và nhịp độ cao sẽ tạo nên những áp
lực ngày càng lớn đối với tài nguyên và môi trường, tạo nên các nguy cơ gây ô nhiễm
và suy thoái môi trường, làm phát sinh các vấn đề môi trường cấp bách như:
- Vấn đề bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, khu đô thị hóa.
- Vấn đề quản lý và khống chế ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông, sản
xuất và quá trình đô thị hóa.
- Vấn đề quản lý chất thải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải nguy hại.
- Vấn đề thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất.
- Vấn đề bảo vệ môi trường liên vùng giữa huyện Đức Hòa, tỉnh Tây Ninh và
thành phố Hồ Chí Minh.
- Vấn đề nâng cao năng lực quản lý, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Vì vậy, để việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường diễn ra một cách
hài hòa, tiến tới mục tiêu phát triển bền vững thì dự án “Quy hoạch môi trường huyện
Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” là rất cần thiết, phải được
triển khai cấp bách nhằm đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế biến đổi môi trường và đề
xuất các phương án ưu tiên nhằm bảo vệ môi trường và khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên huyện Đức Hòa từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
I.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
I.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Từ những năm cuối thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, Quy hoạch Môi trường
(QHMT) đã là mối quan tâm của quốc tế bởi vì suy thoái môi trường ngày càng gia
tăng trên thế giới. QHMT đã phát triển rất sớm tại các nước có nền khoa học phát triển
như Pháp, Mỹ, Nga … và sau đó là các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và
Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
2
Trung Quốc … Ngoài ra, lĩnh vực QHMT cũng được các tổ chức tài chính lớn như
Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) quan tâm trong

việc ra quyết định hỗ trợ tài chính cho các nước trong quá trình phát triển kinh tế.
Tại Châu Mỹ La Tinh: Báo cáo quy hoạch tổng hợp phát triển vùng được thực
hiện bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (năm 1984). Báo cáo này chỉ rõ sự cần thiết
phải kết hợp quản lý môi trường (QLMT) vào trong phát triển bền vững (PTBV) kinh
tế vùng ngay từ đầu.
Tại Châu Á: Trong khoảng thời gian trùng với các dự án QHMT tại Châu Mỹ
La Tinh, cũng nổi lên mối quan tâm về việc kết hợp các khía cạnh kinh tế và môi
trường. Các dự án tương đối khác nhau về mức độ kết hợp kinh tế – môi trường đã
diễn ra tại Indonesia, Hàn Quốc, Philipin, Malaysia và Thái Lan.
Bảng I.1: Tóm tắt một số dự án QHMT vùng tại Châu Á
Dự án
Đặc tính
vùng quy
hoạch
Năm
hoàn
thành
Loại hình
quy hoạch
Diện
tích
(km
2
)
Dân số
(1.000
người)
Chú ý
Quy hoạch tổng thể
quản lý chất lượng nước

hồ Laguna (Philipin)
Lưu vực
hồ
1984
Quy hoạch
cải thiện
chất lượng
nước vùng
3.820 1.840
Trình bày tốt
bước chuẩn bị
cho QHMT
vùng
Dự án phát triển tổng
hợp vùng Palawan
(Philipin)
Vùng đảo 1985
QHMT
vùng
12.00
0
318
Ít chú ý môi
trường đô thị,
công nghiệp
Nghiên cứu quy hoạch
lưu vực hồ Songkhla
(Thái Lan)
Lưu vực
hồ

1985
QHMT và
kinh tế
vùng
9.119 1.250
Dự án có chất
lượng tốt
Nghiên cứu quy hoạch
lưu vực hồ Songkhla
(Thái Lan)
Lưu vực
hồ
1985
QHMT và
kinh tế
vùng
9.119 1.250
Dự án có chất
lượng tốt
QHTTMT lưu vực sông
Hàn (Hàn Quốc)
Lưu vực
sông
1986
QHMT
vùng
24.00
0
14.000
Hạn chế về

kiểm soát môi
trường đô thị
Dự án PTBV vùng ven
biển phía Đông (Thái
Lan)
Vùng ven
biển
1986
QHMT
vùng
13.00
0
1.200
Thiếu kết nối
với các nhà ra
quyết định về
kinh tế
QH sử dụng đất tối ưu
và QHMT vùng Segara
Anakan (Indonesia)
Vùng
đầm lầy
1986
QHMT và
kinh tế
vùng
200 7,6
Dự án tốt về
bảo tồn tài
nguyên sinh

thái
Dự án cải thiện môi
trường thung lũng Klang
(Malaysia)
Thung
lũng
1987
QHMT
vùng
2.842 2.465
Thiếu sự tham
gia của các tổ
chức chính phủ

Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
3
Dự án quản lý và kiểm
soát ô nhiễm công nghiệp
vùng Samatprakarn (Thái
Lan)
Vùng
công
nghiệp
hóa
1987
QHMT
vùng
890 700

Thiếu về kiểm
soát ô nhiễm
môi trường
nước
(Nguồn: ADB, Guidelines for Intergrated Regional Economic-cum-Environmental
Development Planning- A Review of Regional Environmental Development Planning
Studies in Asia,1991)
Tại thời điểm thập niên 80, có 8 dự án QHMT tại Châu Á thì đã có 5 dự án
QHMT vùng; 2 dự án QHMT lồng ghép trong phát triển kinh tế và 01 dự án quy hoạch
cải thiện chất lượng môi trường vùng. Nhìn chung mỗi nghiên cứu đều có một số thiếu
sót nhất định; nhất là chưa đề cập một cách đầy đủ các khía cạnh môi trường, thể chế
và kinh tế của vùng quy hoạch.
I.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
QHMT hiện nay tại Việt Nam nói chung còn tương đối mới mặc dù vấn đề này
đã được quan tâm từ lâu. Kể từ năm 1998, 1999, Cục Môi trường (nay là Cục Bảo vệ
Môi trường) đã tổ chức thực hiện những nghiên cứu đầu tiên về QHMT:
- Phương pháp luận QHMT.
- 2 hướng dẫn về QHMT và QHMT vùng.
- Quy hoạch sơ bộ môi trường đồng bằng sông Hồng.
Tất cả các báo cáo này do Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường kết hợp
với các chuyên gia của Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện.
Tiếp theo các nghiên cứu này, hàng loạt các đề tài, dự án liên quan đến QHMT
đã và đang được triển khai thực hiện, bao gồm:
- QHMT tỉnh Quảng Ninh do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và các
chuyên gia Việt Nam thực hiện.
- QHMT Tp. Huế (1998); QHMT Tp. Thái Nguyên (1999) do Trung tâm Quy
hoạch Đô thị và Phát triển Nông thôn – Bộ Xây dựng thực hiện.
- Nghiên cứu xây dựng QHMT đồng bằng Sông Cửu Long do Viện Kỹ thuật
Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường thực hiện năm 1999.
- Nghiên cứu điều tra đánh giá tình hình ô nhiễm và suy thoái môi trường vùng

đồng bằng Sông Cửu Long do quá trình công nghiệp hóa (CNH) và đô thị hóa (ĐTH)
làm cơ sở xây dựng QHMT phục vụ PTBV kinh tế xã hội (KTXH) do Trung tâm Công
nghệ Môi trường – ENTEC thực hiện năm 2000.
- QHMT vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) (giai đoạn I) do Cục Môi trường phối hợp
với Viện Môi trường & Tài nguyên, Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC,
Trung tâm Công nghệ & Quản lý Môi trường – CENTEMA thực hiện trong giai đoạn
2000 - 2001.
- Nghiên cứu QHMT phục vụ cho phát triển KTXH bền vững tỉnh Quảng Ngãi
giai đoạn 2001 – 2010 do Trung tâm ENTEC thực hiện năm 2001.
- Và nhiều các nghiên cứu khác về QHMT.
Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
4
Nhìn chung các nghiên cứu trên chỉ chú trọng nghiên cứu về mặt môi trường tự
nhiên mà còn yếu về phân tích kinh tế, chưa làm rõ mối quan hệ giữa chính sách kinh
tế và bảo vệ môi trường (BVMT).
Đặc biệt là mới đây có 02 đề tài thuộc chương trình "Bảo vệ Môi trường và
Phòng tránh Thiên tai" (KC-08) và 01 nhiệm vụ trọng điểm cấp Nhà nước đã được
nghiệm thu cấp cơ sở và cấp Nhà nước là:
- Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ phát triển KTXH vùng đồng
bằng sông Hồng (ĐBSH) (KC.08.02) do cố GS.TS Lê Quý An làm chủ nhiệm đề tài.
- Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
(KTTĐMT) (TP. Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi)
(KC.08.03) do PGS.TS. Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm đề tài.
- Nhiệm vụ trọng điểm: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ PTBV vùng
Đông Nam Bộ do GS.TS Lâm Minh Triết làm chủ nhiệm đề tài.
Đây là ba đề tài lớn và toàn diện về nghiên cứu QHMT. Trong đó, mỗi đề tài
tiếp cận theo mỗi hướng tương đối khác nhau nhưng về cơ bản đã thống nhất về khái
niệm, mục tiêu, nội dung và các kỹ thuật, công cụ sử dụng để xây dựng QHMT.

I.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến huyện Đức Hòa và các vùng
phụ cận.
- Thu thập, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa
học, các dự án trong nước và quốc tế có liên quan tại huyện Đức Hòa và các vùng phụ cận.
- Nghiên cứu các tài liệu về pháp luật, các chính sách, các quy định và các
chương trình hành động ưu tiên bảo vệ môi trường Quốc gia để áp dụng cho huyện
Đức Hòa và các vùng phụ cận.
- Phương pháp chuyên gia phân tích và thảo luận.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế
giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động kinh tế xã hội.
- Phương pháp quản lý môi trường trên diện rộng (AEQM – Areawide
Environmental Quality Management).
- Phương pháp lấy mẫu, phân tích thực địa.
- Phương pháp ứng dụng công nghệ GIS trong việc thành lập các bản đồ hiện
trạng và quy hoạch môi trường.
I.4. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG DỰ ÁN
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005
và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 về các vấn đề quy hoạch môi trường trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Quyết định số 01/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05 tháng
01 năm 1998 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng
Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn từ nay tới năm 2010.
Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
5
- Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng
8 năm 2000 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi

trường nông thôn đến năm 2020.
- Quyết định số 256/2003/QĐ –TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 năm 2003. Kèm
theo Quyết định này là Danh mục 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên
cấp quốc gia về bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).
- Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến
năm 2010 với mục tiêu hoàn thành việc điều tra, thống kê và hiện trạng hệ thống xử lý
chất thải tại các khu đô thị, khu cụm công nghiệp và các doanh nghiệp đang hoạt động
trên địa bàn các tỉnh.
- Quyết định số 2049/QĐ-UB ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Long An về việc ban hành chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh
Long An thực hiện Chỉ thị số 34 – CT/TW ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Tỉnh ủy về
bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Long An ngày 06 tháng 7
năm 2007 về việc ban hành quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi
trên địa bàn tỉnh Long An
- Chỉ thị số 36/CT.TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị và trong
những Chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường
nhằm thực hiện Chỉ thị số 36/CT.TW của Bộ Chính trị.
- Chỉ thị số 34 – CT/TW ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy tỉnh Long An về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị
về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
- Nghị quyết số 41 – NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về
Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

trong đó có đề ra quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
- Công văn số 1304/UBND-CN ngày 28 tháng 3 năm 2006 của UBND tỉnh
Long An về việc đồng ý cho việc lập quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa theo đề
nghị của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Long An.
- Công văn số 1423/STNMT-MT của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Long An
về việc điều chỉnh nội dung Kế hoạch bảo vệ môi trường các huyện đến năm 2020.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Đức Hòa - tỉnh Long An
đến năm 2020.
Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
6
I.5. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM DỰ ÁN
I.5.1. Mục tiêu dự án
Trên cơ sở Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Đức Hòa, quy hoạch các
ngành trên địa bàn huyện đến năm 2020 và hiện trạng tài nguyên môi trường huyện,
dự án sẽ xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường phục vụ cho sự phát triển bền vững
kinh tế xã hội huyện Đức Hòa đến năm 2020.
Dự án còn cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn với mục tiêu tăng cường năng
lực quản lý, giám sát đầu tư và đề xuất các chương trình, dự án, giải pháp cải thiện
cũng như bảo vệ tài nguyên môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020.
Dự án sẽ tạo điều kiện giúp lồng ghép các vấn đề môi trường vào kế hoạch hóa
đầu tư phát triển kinh tế xã hội huyện theo phương châm phát triển bền vững.
I.5.2. Nội dung dự án
- Đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường dưới tác động của sự phát triển
kinh tế xã hội huyện Đức Hòa.
- Dự báo xu thế biến đổi tài nguyên, môi trường dưới tác động của quá trình
phát triển KTXH huyện Đức Hòa đến năm 2020.
- Đề xuất quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường và khai thác, sử dụng hợp

lý tài nguyên môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Đề xuất các chương trình, dự án bảo vệ môi trường và khai thác sử dụng hợp
lý tài nguyên huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi trường các khu vực chú
trọng phát triển kinh tế huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Xây dựng dự án ưu tiên nhằm bảo vệ môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2020.
- Xây dựng bản đồ định hướng quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020.
- Phân công thực hiện quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020.
I.5.3. Sản phẩm của dự án
TT Tên sản phẩm Số lượng
Quy cách, chất
lượng
1
- Tập báo cáo “
Quy hoạch môi trường
huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020

Theo yêu cầu
Theo các nội dung
nêu trong đề cương.
2 - Tập báo cáo các chuyên đề 01 bộ
Theo các nội dung
nêu trong đề cương.
3
- Bản đồ định hướng quy hoạch môi
trường (tỷ lệ 1 : 25.000)
01 bộ

Theo các nội dung
nêu trong đề cương.
4 - Đĩa CD ghi báo cáo và bản đồ Theo yêu cầu Đĩa CD
Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
7
I.6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
I.6.1. Cơ quan chủ quản
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An.
I.6.2. Cơ quan thực hiện dự án
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình –
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Địa chỉ: số 30, đường số 3, Khu phố 4, Phường Bình An, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08.2960412 Fax: 08.2960412
Email:
I.6.3. Các cơ quan phối hợp chính
- Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
- Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Long An.
- Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Long An.
- Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Long An.
- Sở Công thương tỉnh Long An.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An.
- Sở Y tế tỉnh Long An.
- Sở Xây dựng tỉnh Long An.
- Sở Giao thông Vận tải tỉnh Long An.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An.
- Ban quản lý các KCN tỉnh Long An.
- Ủy ban nhân dân huyện Đức Hòa.
- Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đức Hòa.


Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
8
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐỨC HÒA

II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
II.1.1. Vị trí địa lý
Theo thống kê năm 2006, huyện Đức Hòa có diện tích tự nhiên là 427,7006 km
2

(chiếm 9,52% diện tích toàn tỉnh). Huyện có 20 đơn vị hành chính trong đó có 3 thị
trấn (Hiệp Hòa, Hậu Nghĩa, Đức Hòa) và 17 xã, gồm: Lộc Giang, An Ninh Đông, An
Ninh Tây, Hiệp Hòa, Tân Mỹ, Tân Phú, Đức Lập Thượng, Đức Lập Hạ, Mỹ Hạnh Bắc,
Mỹ Hạnh Nam, Hựu Thạnh, Đức Hòa Thượng, Đức Hòa Đông, Đức Hòa Hạ, Hòa
Khánh Đông, Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Tây.
Đức Hòa là huyện vùng cao nằm ở phía Tây Bắc và là vùng kinh tế trọng điểm
của tỉnh Long An. Huyện có ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp với tỉnh Tây Ninh.
- Phía Đông giáp với thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía Nam giáp huyện Bến Lức.
- Phía Tây giáp huyện Đức Huệ.
Đức Hòa có hệ thống đường bộ nối liền với Tp. Hồ Chí Minh và đường thủy
liên vùng là sông Vàm Cỏ Đông, giao thông thủy vành đai: kênh Thầy Cai, kênh An
Hạ, kênh Xáng. Huyện nằm trong vành đai giãn nở công nghiệp của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và chịu ảnh hưởng trực tiếp của thành phố Hồ Chí Minh – thị trường
tiêu thụ lớn nhất nước, trung tâm công nghiệp, kinh tế thương mại và dịch vụ, cực tăng

trưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, do vậy huyện Đức Hòa có nhiều lợi
thế trong quá trình công nghiệp hóa và chuyển đổi nhanh nền kinh tế thuần nông sang
công nghiệp – dịch vụ và nông nghiệp.
Với vị trí là vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long,
Đức Hòa có nhiều cơ hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập với kinh
tế trong vùng, nhất là đối với Tp. Hồ Chí Minh. Tận dụng lợi thế kề cận Tp. Hồ Chí Minh,
huyện Đức Hòa có những thuận lợi trong phát triển nông - lâm - ngư nghiệp như sau:
- Tp. Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất Việt Nam.
- Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm khoa học công nghệ và những thành quả nghiên
cứu được áp dụng vào sản xuất như chăn nuôi bò sữa, trồng cỏ thâm canh, rau an toàn,
hoa cây cảnh, nuôi thủy sản … hoàn toàn có thể được thừa kế, tiếp nhận, chuyển giao
hoặc liên kết sản xuất tại huyện Đức Hòa, cũng như giúp huyện đào tạo nguồn lực
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Đức Hòa đang có chính sách thu hút nguồn vốn và tri thức từ các doanh
nghiệp, nhà đầu tư.
- Những hệ thống canh tác tối ưu đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao cũng như
các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mà thành phố đang tập trung xây
dựng, khi thành công cũng là bài học quý báu cho nông nghiệp của huyện.
Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
9
II.1.2. Địa chất - Địa hình
II.1.2.1. Địa chất
Huyện Đức Hòa thuộc tỉnh Long An, nằm ở rìa Đông Nam của đới Đà Lạt. Đây
là đới kiến tạo - sinh khoáng tương đối độc lập, có móng là vỏ lục địa tiền Cambri, bị
sụt lún trong Jura sớm - giữa và trải qua chế độ rìa lục địa vào Mesozoi muộn. Vào
cuối Mesozoi và trong Kainozoi, đới Đà Lạt bị hoạt hóa mạnh mẽ. Trong Neogen - Đệ
tứ phần lãnh thổ này tham gia vào bồn trũng MêKông bị sụt lún mạnh và lấp đầy bởi
trầm tích lục nguyên.

Các thành tạo trầm tích sông gồm cuội, sỏi, sạn, cát, sét, kaolin hệ tầng Củ Chi
(aQ
2
3
cc) phân bố chủ yếu trên diện tích các xã Lộc Giang, Đức Lập Thượng, Mỹ Hạnh
Bắc, Hòa Khánh Đông, An Ninh Tây.
Ngoài ra, các thành tạo trầm tích Holocen trung - thượng (aQ
2
2
-3) gồm các trầm
tích sông (cát, bột, sét), sông - đầm lầy (bột, sét, di tích thực vật, than bùn), chúng là
các trầm tích thềm, bãi bồi và tích tụ lòng sông cũng được phân bố trên địa bàn huyện.
Chính điều kiện địa chất như trên đã tạo nên tính chất đất ở huyện Đức Hòa thuộc
nhóm đất phù sa cổ.
II.1.2.2. Địa hình
Đức Hòa đặc trưng cho vùng rìa chuyển tiếp giữa giồng phù sa cổ với đồng
bằng ven sông Vàm Cỏ Đông và bưng phèn, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Nơi có đỉnh cao nhất là Lộc Giang. Đức Hòa có địa hình dạng bậc thang phù sa cổ, địa
hình biến đổi khá liên tục phức tạp nên đồng ruộng có kích thước nhỏ, gây khó khăn
cho cơ giới hóa bằng máy kéo lớn.
Do địa hình thấp ven sông và bưng phèn bị chia cắt mạnh bởi mật độ sông rạch
tự nhiên nên vào mùa mưa dễ bị dòng chảy mạnh gây xói mòn rửa trôi làm đất bị bạc
màu. Hiện nay, vùng này bị ảnh hưởng của ngập lũ, úng do mưa vào triều cường, việc
đầu tư vào hệ thống đê, cống kiểm soát lũ rất tốn kém, dẫn đến sản xuất nông lâm sản
tại khu vực vùng ven sông và bưng phèn gặp rất nhiều khó khăn.
Theo độ cao, lãnh thổ huyện được phân thành 4 tiểu vùng:
- Tiểu vùng 1: Địa hình cao (8 - 4 m) gồm các xã Lộc Giang, An Ninh Đông,
An Ninh Tây, Tân Mỹ.
- Tiểu vùng 2: Địa hình hơi cao (4 - 3 m), độ dốc nhỏ và bằng phẳng, gồm các
xã: Mỹ Hạnh Nam, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Lập Hạ, Đức Lập Thượng, Hiệp Hòa và một

phần Tân Phú.
- Tiểu vùng 3: Địa hình hơi cao (3 - 1,5 m), độ dốc không đáng kể, gồm khu
vực thị trấn Hậu Nghĩa và các xã Hựu Thạnh, Đức Hòa Hạ, Hòa Khánh Tây, Hòa
Khánh Nam, Hòa Khánh Đông.
- Tiểu vùng 4: Địa hình thấp trũng dưới 1,5 m, gồm các khu vực ven sông Vàm
Cỏ Đông như Tân Phú, Hòa Khánh Tây, Hòa Khánh Nam, Hựu Thạnh ... và một phần
khu vực ven kênh mới như Tân Mỹ, Đức Lập Hạ, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa Đông.
Do địa hình khá bằng phẳng, nền đất tương đối ổn định nên việc xây dựng các
công trình hạ tầng cơ sở tại huyện Đức Hòa ít gặp khó khăn hơn các huyện khác trong tỉnh.
Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
10
II.1.3. Đặc điểm khí hậu
Đức Hòa thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc tính chuyển tiếp
Đông và Tây Nam Bộ. Do đó, nhiệt độ tại đây cao đều trong năm, lượng mưa lớn và
phân hóa theo mùa, ít gió bão và không có mùa đông lạnh.
Thời tiết Đức Hòa rất thích hợp cho cây trồng ưa sáng, cho phép tăng vụ cây
ngắn ngày (2 – 3 vụ/năm, trên đất không có độc tố có thể trồng từ 6 – 7 vụ rau trong
nhà lưới/năm) và áp dụng kỹ thuật thâm canh trong điều kiện chủ động được tưới tiêu,
có giống tốt, đủ phân bón và công lao động. Trên đất xám có thể luân canh, xen canh
để đạt năng suất sinh học và năng suất kinh tế tối ưu. Vụ Đông Xuân là vụ canh tác có
nhiều thuận lợi nhất. Mùa khô rất thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nếu chủ động
được nguồn và chất lượng nước.
Tuy nhiên, khí hậu Đức Hòa cũng mang lại rất nhiều khó khăn cho hoạt động
nông – lâm – ngư nghiệp như: gây rửa trôi, xói mòn, bạc màu đất ở địa hình cao và
ngập úng ở vùng thấp. Vào mùa khô, các độc tố tại các vùng đất phèn gia tăng, gây
độc hại cho cây trồng.
Để hạn chế và phòng tránh các tác hại do sự biến đổi của khí hậu thời tiết gây ra
cần: hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đã có, xây dựng mới các công trình tưới tiêu thoát lũ,

tổ chức vận hành khoa học, đồng thời theo dõi sát các dự báo của ngành khí tượng
thủy văn, bố trí cây trồng và thời vụ gieo trồng thích hợp.
II.1.3.1. Mưa
Lượng mưa hàng năm của huyện là 1.625 mm nhưng phân bố không đều trong
năm. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 85%
tổng lượng mưa cả năm. Những tháng còn lại là mùa khô, mưa ít, lượng mưa chỉ
chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa hàng năm.
Những tháng có số ngày mưa cao nhất là tháng 8, 9, 10; khoảng 19 ngày/tháng. Mưa
nhiều và tập trung với cường độ lớn gây tràn bề mặt, làm rửa trôi, xói mòn đất ở các vùng
đất cao, kết hợp với lũ và đỉnh triều cao gây úng ngập các vùng đất ven sông Vàm Cỏ Đông.
Vào mùa khô, do lượng mưa quá ít nên không thể canh tác nếu thiếu hệ thống
thủy lợi để đảm bảo nước tưới.
II.1.3.2. Gió
Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa 2 vùng khí hậu Đông Nam Bộ và Tây
Nam Bộ nên hướng gió trên địa bàn huyện thay đổi liên tục trong năm, tuy nhiên cũng
hình thành 2 mùa gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông
Bắc thường thổi trong mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, còn gió mùa Tây
Nam thổi trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Chuyển tiếp giữa 2 mùa gió có gió
Đông và gió Tây. Vào mùa mưa tốc độ gió trung bình lớn hơn mùa khô nhưng chênh
lệch các tháng trong năm không nhiều.
Khu vực huyện Đức Hòa tuy không có bão nhưng thường hay có dông. Mỗi
năm dông xuất hiện từ 110 đến 140 ngày, nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 11, đặc biệt
vào tháng 5 có 20 - 22 ngày có dông. Dông thường xảy ra vào buổi trưa và chiều, có
thể kèm theo sấm sét rất nguy hiểm. Tốc độ gió mạnh nhất trong cơn dông lên tới 30 –
40 m/s có khả năng bẻ gãy hoặc làm đổ cây cối.
Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
11
II.1.3.3. Nắng

Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.660 giờ, trung bình mỗi ngày có 7,3
giờ nắng. Nếu so với Hà Nội có 4,5 giờ nắng/ngày thì huyện Đức Hòa rất giàu ánh sáng.
Tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 2 và tháng 3 khoảng 267 giờ, tháng có
số giờ nắng ít nhất là tháng 8 khoảng 189 giờ.
II.1.3.4. Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình huyện là 27,7
0
C.
- Nhiệt độ trung bình tối cao năm là 39
0
C.
- Nhiệt độ trung bình tối thấp nhất là 17
0
C.
II.1.3.5. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình năm là 82,79%. Trong mùa khô độ ẩm không khí
trung bình là 79,80%, còn trong mùa mưa là 86,08%. Tháng khô nhất là tháng 1 và
tháng ẩm nhất là tháng 10.
II.1.3.6. Bốc hơi
Lượng nước bốc hơi trung bình năm là 1.054 mm. Những tháng mùa khô cũng là
những tháng có lượng bốc hơi cao nhất chiếm tới 57,12% tổng lượng bốc hơi cả năm.
Nhiệt độ cao, bốc hơi mạnh trong các tháng mùa khô làm cho quá trình phá hủy các chất
hữu cơ trong đất diễn ra nhanh, đất dễ bị rửa trôi và bạc màu trong mùa mưa. Đồng thời
nhiệt độ cao, bốc hơi mạnh còn làm cho đất bị nứt nẻ, không khí lọt sâu xuống tầng sinh
phèn và đây là nguyên nhân chính làm cho đất bị chua khi ngập nước trở lại.
Tóm lại, với nhiệt độ cao đều trong năm, giàu ánh sáng, điều kiện khí hậu
huyện Đừc Hòa rất thuận lợi cho việc thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng.
Nếu có đủ nước, vật tư có thể làm 2 - 3 vụ cây ngắn ngày/năm.
II.1.4. Chế độ thủy văn
Sông Vàm Cỏ Đông là sông lớn chạy dọc theo ranh giới giữa huyện Đức Hòa

và huyện Đức Huệ. Sông bắt nguồn từ Campuchia chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Long
An, đổ ra biển qua cửa Soài Rạp. Phần qua huyện Đức Hòa dài hơn 40 km, rộng trung
bình 17 m, độ dốc lòng sông 0,21%. Sông Vàm Cỏ Đông không chỉ là tuyến đường
thủy quan trọng của huyện Đức Hòa và tỉnh Long An mà còn là tuyến đường thủy
vành đai của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Sông Vàm Cỏ Đông là một trong
những nguồn nước chính cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất cho khu vực phía Tây của
Huyện. Các kênh rạch khác của Huyện phần lớn bắt đầu từ sông Vàm Cỏ Đông và ăn
sâu vào các xã trong địa bàn Huyện, trừ kênh An Hạ chảy qua huyện Đức Hòa nối
sông Vàm Cỏ Đông với hệ thống kênh rạch thành phố Hồ Chí Minh, còn lại đều là
kênh rạch nội huyện như:
- Tuyến kênh Nhà Thờ bắt đầu từ sông Vàm Cỏ Đông, chạy song song với
đường tỉnh 7 (đường tỉnh 822), dài 3,5 km, rộng trung bình 12 m, sâu trung bình 2 m.
- Kênh rạch Nhum bắt đầu từ sông Vàm Cỏ Đông và kết thúc tại nơi giao nhau
với đường đất Tân Phú.
- Kênh Cầu Duyên - Hốc Thơm bắt đầu từ sông Vàm Cỏ Đông và kết thúc tại
đường tỉnh 10 (đường tỉnh 825), dài 5 km, rộng trung bình 12 m, sâu trung bình 3 m.
Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
12
- Kênh số 2 bắt đầu từ sông Vàm Cỏ Đông và kết thúc tại đường tỉnh 9 (đường
tỉnh 824), dài 5,8 km, rộng trung bình 12 m, sâu trung bình 3 m.
- Kênh sông Tra bắt đầu từ sông Vàm Cỏ Đông và kết thúc tại ngã ba Láng
Pha, dài 2 km, rộng trung bình 32 m, sâu trung bình 4 m.
- Kênh chợ Đức Hòa bắt đầu từ ngã ba Láng Pha và kết thúc tại chợ Đức Hòa,
dài 3 km, rộng trung bình 32 m, sâu trung bình 4 m.
- Kênh Láng Pha bắt đầu từ ngã ba Láng Pha và kết thúc tại đường tỉnh 10, dài
4,8 km, rộng trung bình 20 m, sâu trung bình 3,5 m.
- Kênh Láng Ven - Bảy Quang bắt đầu từ ngã ba Láng Ven và kết thúc tại
đường Đức Lập – Tua 1, dài 3 km, rộng trung bình 12 m, sâu trung bình 2 m …

Các kênh, rạch trên không chỉ có tác dụng dẫn nước ngọt từ sông Vàm Cỏ
Đông vào sâu trong nội đồng mà còn tạo thành một hệ thống giao thông thủy cho phép
các tàu thuyền có trọng tải từ 5 đến 30 tấn ra vào an toàn.
Đức Hòa là một trong những vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh
hưởng của ngập lũ thường xuyên. Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11. Độ
sâu và thời gian ngập lũ phụ thuộc vào lũ sông Mêkông, cao trình đất, diễn biến của
thủy triều biến động và mưa tại chỗ.
Những năm gần đây, tần suất xảy ra lũ lớn có xu hướng rút ngắn dần. Hiện nay,
do việc xây dựng các đê bao, đường giao thông … làm cản trở dòng chảy nên độ sâu
ngập lũ tăng và phạm vi ảnh hưởng của lũ cũng rộng hơn so với trước năm 2000. Lũ
gây ngập úng được xem là thiên tai luôn rình rập gây hại cho sản xuất nông nghiệp nói
riêng và kinh tế - xã hội nói chung của huyện.
Sông rạch Đức Hòa chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của
biển Đông (qua sông Vàm Cỏ Đông và Sài Gòn). Biên độ triều biến đổi lớn theo
không gian và theo chu kỳ ngày, tháng, mùa trong năm nhưng biến đổi không lớn.
Tháng có biên độ triều lớn nhất là tháng 4. Tuy nhiên đỉnh triều cường vào các tháng
10, 11, thời gian ngập liên tục từ 20 - 30 ngày với mức ngập sâu 0,3 - 0,5 m gây ngập
úng ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
II.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
II.1.5.1. Thổ nhưỡng – Tài nguyên đất
a. Thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện theo thống kê năm 2006 là 42.770,06 ha.
Huyện Đức Hòa đặc trưng cho vùng rìa chuyển tiếp giữa giồng phù sa cổ với
đồng bằng ven sông Vàm Cỏ Đông và bưng phèn, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông
Nam. Địa hình thấp ven sông và bưng phèn bị chia cắt mạnh bởi mật độ sông rạch tự
nhiên. Vào mùa mưa dễ bị dòng chảy mạnh gây xói mòn, rửa trôi làm đất bị bạc màu.
Hiện nay, vùng này bị ảnh hưởng của ngập lũ, úng do mưa và triều cường. Việc đầu tư
vào hệ thống đê, cống kiểm soát lũ rất tốn kém, dẫn đến sản xuất nông lâm sản tại khu
vực vùng ven sông và bưng phèn gặp rất nhiều khó khăn.
Tài nguyên đất huyện Đức Hòa được chia thành 3 nhóm chính:

- Nhóm đất phèn (Sn): Phân bố dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và kênh Thái Mỹ,
tổng diện tích chiếm 29% trong tổng diện tích đất huyện. Đất tại những vị trí này có
Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
13
thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét, nồng độ độc tố Cl
-
, SO
2
-
, Al
3+
, Fe
3+
trong đất
cao, làm mất cân đối nghiêm trọng NPK. Đất tại đây thường bị ngập úng vào mùa mưa.
Đất chỉ thích hợp cho việc trồng lúa, mía.
- Nhóm đất xám (X): Nằm ở vùng trung tâm huyện, dọc theo tỉnh lộ 10, kéo dài
từ Lộc Giang đến thị trấn Đức Hòa, diện tích chiếm khoảng 48% trong tổng diện tích
đất huyện.
- Nhóm đất phù sa bồi (P/s): Tổng diện tích chiếm khoảng 23% trong tổng diện
tích đất huyện. Đất tại những khu vực này có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt
nhẹ, kết cấu rời rạc, khả năng giữ nước, giữ phân kém, phản ứng chua, hàm lượng
dưỡng chất thấp do rửa trôi mạnh. Đất ít thích hợp với cây lúa nhưng rất thích hợp với
các loại hoa màu như cây họ đậu, cây thuốc lá ... Phần lớn diện tích đất phù sa cổ hiện
còn thiếu nguồn nước tưới trong mùa khô nên khó thâm canh, tăng vụ.
Phần lớn diện tích đất của huyện Đức Hòa được xếp vào loại đất xấu (nghèo
chất dinh dưỡng và nồng độ độc tố cao, trừ đất phèn thủy phân) nên sản xuất nông
nghiệp đang cần sự đầu tư lớn. Song, kết hợp giữa yêu cầu hoạt động sinh lý của một

số cây con và tính chất đất, thấy rằng cây đậu phộng, thuốc lá và rau là thích hợp. Nhìn
chung, canh tác ở đây chủ yếu là dựa vào nguồn nước mưa. Trong điều kiện diễn biến
khí hậu phức tạp, năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất của hầu hết cây trồng đạt
thấp (đặc biệt rất thấp đối với lúa và mía) là điều tất yếu. Muốn thâm canh, tăng vụ
trên loại đất này trước hết phải thoát được tình trạng ngập úng, hệ thống tưới tiêu riêng
biệt kết hợp với các biện pháp ém phèn.
b. Hiện trạng sử dụng đất
Bảng II.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Đức Hòa năm 2006
Loại đất Diện tích (ha)
TỔNG DIỆN TÍCH
42.770,06
I. Đất nông nghiệp 33.554,78
1. Đất trồng cây hàng năm 30.447,33
1.1. Đất trồng lúa, rau màu 23.754,62
1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 6.692,71
2. Đất vườn tạp
3. Đất trồng cây lâu năm 2.780,24
4. Đất sử dụng vào chăn nuôi 36,64
5. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 290,57
II. Đất lâm nghiệp có rừng 597,40
1. Rừng tự nhiên
2. Rừng trồng 597,40
III. Đất chuyên dùng 5.516,16
IV. Đất ở 2.454,60
1. Đất ở thành thị 336,61
2. Đất ở nông thôn 2.117,99
Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
14

V. Đất chưa sử dụng 647,12
1. Đất bằng chưa sử dụng 199,22
2. Đất có mặt nước chưa sử dụng -
3. Sông, ngòi 447,90
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đức Hòa năm 2006
Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện là 33.554,78 ha chiếm 78,45%
diện tích đất tự nhiên của huyện. Diện tích này ngày càng có xu hướng giảm dần, đất
được chuyển sang mục đích chuyên dùng, đất ở và phát triển công nghiệp. Theo thống
kê diện tích đất chưa sử dụng hiện còn 647,12 ha chiếm 1,51% diện tích tự nhiên của
huyện (trong đó diện tích đất bằng chiếm 199,22 ha). Điều này chứng tỏ diện tích đất
chưa sử dụng, nhất là diện tích đất bằng còn ít, do đó huyện cần có kế hoạch quy
hoạch và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này.
II.1.5.2. Tài nguyên nước
a. Nước mưa
Nguồn nước của huyện chủ yếu dựa vào nước mưa và nước sông Vàm Cỏ Đông
cung cấp. Lượng mưa hàng năm tuy lớn nhưng phân bố không đều trong năm, lượng
nước thường tập trung vào mùa mưa, cường độ mưa lớn làm nước trở nên dư thừa gây
chảy tràn bề mặt đất gò dẫn đến hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất. Còn tại những vùng
thấp, lượng nước lớn kết hợp với lũ và đỉnh triều cao nên gây ngập úng đồng ruộng.
Ngược lại, mùa khô chỉ chiếm 15% lượng mưa hàng năm nên không thể canh tác nhờ
nước mưa được. Mùa mưa ở đây bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm
khoảng 85% lượng mưa cả năm, trong đó tập trung nhiều vào tháng 8, 9 và tháng 10.
Bảng II.2: Phân phối lượng mưa hàng năm tại huyện Đức Hòa
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm
Lượng mưa
trung bình (mm)
16 7 18 82 225 277 259 205 318 353 148 62 1970
Nguồn: Phân viện Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ
b. Nước mặt
Dòng sông chính dài: 260 km, phần sông Vàm Cỏ Đông là ranh giới phía Tây

Nam của huyện Đức Hòa. Đây là đoạn trung lưu, chảy qua thị trấn Hiệp Hòa, sông
rộng khoảng 200 m, sâu 17 m với lưu lượng bình quân qua các tháng đo tại trạm Hiệp
Hòa như sau:
Bảng II.3: Phân phối lưu lượng nước trong năm
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lưu lượng (m
3
/s) 22,9 19,6 10,1 9,1 15,5 66 95 59 133 304 180 41,2
Nguồn: Phân viện Khảo sát Quy hoạch thủy lợi Nam Bộ
Nguồn : mtx.vn
Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE
15
Sông Vàm Cỏ Đông trước năm 1987 là “dòng sông chết” về mùa khô, độ mặn
4g/l qua cửa sông Rạch Tràm hàng chục km, khi đó hầu như người dân không thể sử
dụng nguồn nước này vào mục đích sản xuất cũng như sinh hoạt. Nhưng từ khi có
nước bổ sung từ hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng thì tình hình nhiễm mặn của nước sông
đã được cải thiện. Hồ Dầu Tiếng xả nước qua kênh Tây xuống rạch Bến Đá đổ vào
sông Vàm Cỏ Đông nên vùng nhiễm mặn đã bị đẩy lùi xuống Xuân Khánh. Hiện nay,
vùng nước sông Vàm Cỏ Đông chảy qua thị trấn Hiệp Hòa đã được xem là ngọt hóa.
c. Nước ngầm
Theo tài liệu nghiên cứu của Liên đoàn Địa chất Thủy văn lập cho vùng đồng
bằng sông Cửu Long tỷ lệ 1/500.000 và các kết quả khoan khai thác của chương trình
nước sạch nông thôn trước năm 2003 cho thấy: nguồn nước ngầm của huyện có cả ở
độ sâu nhỏ hơn 100 m và độ sâu trên 200 m. Trữ lượng nước ngầm chưa được đánh
giá chính xác nhưng chất lượng nước tương đối tốt. Hiện nay, hầu như mới chỉ có
nước ngầm tầng mặt (độ sâu nhỏ hơn 100 m) đang được khai thác.
II.1.5.3. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng huyện Đức Hòa giảm liên tục về quy mô, theo thống kê đến năm
2005 chỉ còn 902,03 ha đến năm 2006 chỉ còn 597,4 ha, trong đó chủ yếu là rừng trồng.

Cây rừng chủ yếu là tràm và cây bạch đàn. Rừng trồng tập trung chủ yếu tại các vùng
phía Đông huyện với mục tiêu cải tạo đất trũng, phèn là chính. Do ít được chăm sóc và
bảo vệ nên rừng trồng ngày càng nghèo và cạn kiệt, trữ lượng gỗ không đáng kể.
- Rừng cây có tuổi từ 3 – 7 tuổi, đường kính thân cây trung bình 4 – 8 cm.
- Loại cây phổ biến là: tràm, bạch đàn, keo lá tràm, xà cừ, tre, trúc, tầm vông …
- Động vật dưới tán rừng hầu như không còn các loài thú hoang dã mà chỉ còn
một số loài thủy sinh, chim, cò … thuộc loài không quý hiếm và cũng đang đứng trước
nguy cơ cạn kiệt do môi trường thay đổi và việc khai thác không chú ý đến tái sinh và
phục hồi.
II.1.5.4. Tài nguyên khoáng sản
- Than bùn: Được phát hiện dưới dạng thấu kính, bề dày mỏng trong các lỗ
khoan, bờ kênh mương qua các trầm tích sông - đầm lầy Holoxen trung - thượng
(abQe
IV
2-3
) có vài vỉa than bùn bề dày 1 - 2 m.
- Latesít: Được nhân dân khai thác trong các trầm tích Pleistoxen thượng Q
III
để
làm mộ bia, bề dày 0,5 – 1 m.
- Sét làm gạch ngói: Sét Kaolinit thường gặp ở dạng thấu kính trong các trầm
tích sét Pleistoxen thượng Q
III
với bề dày 2 – 3 m.
- Sét Bentonít: Cũng được thấy trong các trầm tích sét tuổi Pleistoxen thượng
Q
III
và cả trầm tích nguồn gốc sông - biển tuổi Holoxen trung thượng (am Q
IV
2 - 3

) với
bề dày từ 1 – 2 m.
- Cát san lấp: Cát ở trong trầm tích Aluvi sông hiện đại (aQ
IV
3
) trên sông Vàm
Cỏ Đông, trong các trầm tích hạt thô Pleistoxen thượng Q
III
.
Các dạng khoáng sản trên đều chưa được thăm dò, đánh giá đầy đủ về chất
lượng, trữ lượng và diện phân bố của chúng.
Nguồn : mtx.vn

×