Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.75 KB, 50 trang )

Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

Danh sách sinh viên nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

STT
1

Họ và tên
Nguyễn Thị Dên

Mã sinh viên
08102006

2
3
4

Phạm Thị Hà
Đặng Thị Hiền
Phan Thị Thanh Hoài

08102010
08102014
08102019

5

Trần Thị Hương


08102021

6

Bùi Thị Hải Yến

08102058

Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

1


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

MỤC LỤC
Danh sách sinh viên nhóm 5 – Lớp SPVL K2008.............................................................1
Mục lục...............................................................................................................................2
1. Viết mục tiêu, xác định hoạt động dạy học bài Sự rơi tự do (VL 10 – C)....................3
2. Soạn bộ câu hỏi mở, đóng theo các cấp độ nhận thức để dạy bài Lực ma sát..............4
3. Soạn tiến trình dạy học bài “Quá trình đẳng tích.Định luật Bôi lơ - Ma ri ốt” bằng
phương pháp thực nghiệm..................................................................................................6
4. Soạn thảo nội dung và tiến trình dạy một tiết bài tập Vật lý.......................................15
5. Soạn thảo một bài kiểm tra...........................................................................................20
5.1. Soạn thảo một bài kiểm tra một tiết..........................................................................20
5.2. Soạn thảo một bài kiểm tra 15 phút...........................................................................26
6. Thiết kế kế hoạch bài học bài 9 “Định luật Ohm cho toàn mạch” VL 11 – CB theo
phương pháp góc...............................................................................................................28

7. Áp dụng phương pháp dạy học Giải quyết vấn đề khi dạy bài Thế năng (VL 10C) và
bài Định luật bảo toàn cơ năng (VL 10NC).....................................................................31
7.1. Áp dụng phương pháp dạy học Giải quyết vấn đề khi dạy bài Thế năng ...............31
7.2. Áp dụng phương pháp dạy học Giải quyết vấn đề khi dạy bài Định luật bảo toàn cơ
năng (VL 10NC)...............................................................................................................37
8. Soạn phiếu học tập .......................................................................................................42
8.1. Soạn phiếu học tập để tìm xây dựng đoạn bài Định luật Ohm cho toàn mạch........42
8.2. Soạn phiếu học tập củng cố bài chuyển động cơ......................................................43
9. Thiết kế 1 hoạt động dạy học ở một đoạn bài học sử dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn” 45
10. Trình bày phương pháp góc sử dụng bản đồ tư duy..................................................46
11. Sử dụng bản đồ tư duy để củng cố chương “Mắt. Các dụng cụ quang học”.............47

Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

2


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

1. Viết mục tiêu, xác định hoạt động dạy học bài Sự rơi tự do (VL 10 – C)
Bài 4: SỰ RƠI TỰ DO
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
− Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do.
− Nêu đặc điểm, viết được công thức tính các đại lượng của chuyển động rơi tự do.
− Hiểu được sự phụ thuộc của gia tốc rơi (g) vào vị trí địa lý.
2. Kỹ năng
− Giải được một số bài tập cơ bản về sự rơi tự do.

− Tìm được ví dụ về chuyển động rơi tự do trong thực tế.
− Tham gia xây dựng thí nghiệm, phương án thí nghiệm kkhaor sát chuyển động rơi
của vật.
− Chứng minh được chuyển động rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều.
II.Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 2: Đặt vấn đề vào bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự rơi trong không khí.
Hoạt động 4:

Tìm hiểu sự rơi trong chân không

Hoạt động 5:

Nghiên cứu đặc điểm của sự rơi tự do.

Hoạt động 6:

Tìm hiểu các công thức tính vận tốc, đường đi và gia tốc rơi tự do.

Hoạt động 7:

Củng cố. Vận dụng. Giao nhiệm vụ.

2. Soạn bộ câu hỏi mở, đóng theo các cấp độ nhận thức để dạy bài Lực ma sát
Bài 13: LỰC MA SÁT
A. Câu hỏi đóng
Câu hỏi

Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008


Cấp độ nhận thức

3


Bài tiểu luận

-

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

Độ lớn của ma sát trượt như thế nào với độ lớn

Biết

của áp lực?
-

Độ lớn của Fmst không phụ thuộc vào vật liệu,

Hiểu

tình trạng của mặt tiếp xúc đúng hay sai?
-

-

Công thức của Fmst nào sau đây đúng?
A. Fmst = µt ⋅ N


B. Fmst = µt ⋅ N

C. Fmst = µt ⋅ N

D. Fmst = µt ⋅ N

Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang có

phụ thuộc Fmst hay không?
- Độ lớn của Fmst có phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc
và tốc độ của vật hay không?

Áp dụng

Áp dụng
Đánh giá

B. Câu hỏi mở
-

Câu hỏi
Khi nào xuất hiện Fmst, Fmsn, Fmsl?

Cấp độ nhận thức
Biết

-

Nêu ý kiến của em về đặc điểm của Fmsn?


-

Điều gì sẽ xảy ra nếu không có Fms?

Đánh giá

-

Làm thế nào để xác định sự phụ thuộc của F ms

Áp dụng

Biết

vào áp lực?
-

Làm thế nào để giảm Fms?

Sáng tạo

-

Cảm giác của em như thế nào khi đi xe đạp đã

Biết

kiểm tra dầu nhớt?
Áp dụng

-

Từ hình vẽ em hãy xác định các lực tác dụng
lên vật.
vk

Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

Fk

4


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

- Từ thí nghiệm, em hãy cho biết mối quan hệ giữa

Phân tích

Fms và tình trạng của hai mặt tiếp xúc?

Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

5


Bài tiểu luận


Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

3. Soạn tiến trình dạy học bài “Quá trình đẳng tích. Định luật Bôi lơ - Ma ri ốt”
bằng phương pháp thực nghiệm
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Bài 29 : QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ-MA-RI-ỐT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt.
- Học sinh tham gia xây dựng định luật Bôi lơ-Ma ri ốt.
- Phát biểu và nêu được biểu thức của định luật Bôi lơ-Ma ri ốt.
- Giải thích được sự thay đổi của áp suất theo thể tích của một khối lượng khí trong
quá trình đẳng nhiệt bằng thuyết động học phân tử.
- Nhận biết được dạng của đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ p-V.
2. Kĩ năng:
- Đề xuất phương án thí nghiệm.
- Đọc giá trị P, V chính xác.
- Xử lý các số liệu thí nghiệm.
- Vẽ được đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ P-V.
- Vận dụng định luật Bôi lơ-Ma ri ốt để giải bài tập trong sách giáo khoa.
3. Tình cảm thái độ
- Tích cực tham gia hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị 5 cái xi lanh
- Chuẩn bị thí nghiệm như hình 29.2 sách giáo khoa.
2. Học sinh
- Học bài cũ, chuẩn bị trước bài mới
IV. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5 phut)

Câu hỏi: Nêu nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử? Định nghĩa khí lí tưởng?
Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

6


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

Trả lời:
 Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử là:
- Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ với khoảng cách giữa
chúng
- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng
nhanh khi nhiệt độ chất khí càng cao
- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình gây áp suất
lên thành bình
 Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va
chạm được gọi là khí lí tưởng
Câu hỏi phụ : Nếu ta tăng nhiệt độ của lượng khí đựng trong 1 bình kín thì áp suất của
lượng khí trong bình sẽ thay đổi như thế nào? Vì sao?
Câu trả lời: Áp suất của lượng khí sẽ tăng vì khi tăng nhiệt độ của lượng khí thì vận
tốc chuyển động hỗn độn của các phân tử khí tăng dẫn đến va chạm vào thành bình
nhiều hơn.
2. Dạy bài mới
Nội dung ghi bảng
Bài 43:
QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ-MA-RI-ỐT
I.


Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái

- Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng các thông số trạng thái:

Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

7


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

- Đẳng quá trình là quá trình có 2 thông số biến đổi và 1 thông số không đổi
II.

Quá trình đẳng nhiệt

- Là quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ nguyên không đổi: T =
const
III.

Định luật Bôi-Lơ- Ma-Ri-Ốt

1. Thí nghiệm
a, Tiến hành thí nhiệm
b, Kết quả: pV = const
2. Định luật Bôi-Lơ- Ma-Ri-Ốt
a, Nội dung: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ

nghịch với thể tích
b, Biểu thức: p ~

1
hay pV= const
V

Nếu xét 2 trạng thái khí 1 và 2 thì biểu thức của định luật Bôi-Lơ- Ma-Ri-Ốt là:
p1V1= p2V2
IV.

Đường đẳng nhiệt

- Trong hệ toạ độ (p, V) đường đẳng nhiệt là đường hypebol

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
T/g

Hoạt động của giáo viên
- Bây giờ cô có 1 thí nghiệm nhỏ. Chia lớp

Hoạt động của học sinh
- Học sinh tiến hành thí nghiệm

thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 cái xi

theo chỉ dẫn của giáo viên

lanh rồi yêu cầu học sinh làm theo mình:


Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

8


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

+ Khi chưa bịt lỗ hở của xi lanh, ấn pittong
3p

xuống.
+ Lấy 1 ngón tay bịt lỗ hở của xi lanh, sau đó
ấn pittong xuống 1 cách từ từ để thể tích khí

- Thể tích càng giảm thì càng khó

trong xi lanh giảm.

ấn pittông

- Trong quá trình ấn pittông các em có nhận

- Vì khi thể tích của 1 lượng khí

xét gì?

giảm thì áp suất tăng


- Vì sao có hiện tượng này?
- Khi thể tích của 1 lượng khí giảm thì áp

- Học sinh lắng nghe

suất tăng, nhưng ta vẫn chưa biết được mối
quan hệ định lượng giữa áp suất và thể tích
của 1 lượng khí. Để tìm ra mối quan hệ này
chúng ta đi vào nghiên cứu bài học hôm nay:
Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-Lơ-MaRi-Ốt
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái
T/g Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phần I: Trạng thái và quá trình biến
đổi trạng thái

- Học sinh thảo luận, sau đó trả lời các câu

- Các em hãy nghiên cứu SGK và hỏi theo yêu cầu của giáo viên
cho biết:
+ Nhiệt độ tuyết đối là gì? Nó có + Nhiệt độ tuyệt đối là nhiệt độ theo nhiệt
quan hệ như thế nào với nhiệt giai giai Ken-vin, có đơn vị là K. T= t + 273
Celssus (0C): T= t+ ?
+ Trạng thái của 1 lượng khí được + Trạng thái của 1 lượng khí được xác
xác định bằng những đại lượng nào? định bằng thể tích V, áp suất p và nhiệt độ
Những đại lượng đó được gọi là gì?

tuyệt đối T. Những đại lượng này được
gọi là thông số trạng thái của một lượng
khí


Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

9


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

10p + Thế nào là quá trình biến đổi trạng + Quá trình biến đổi trạng thái là quá trình
thái?

biến đổi lượng khí từ trạng thái này sang
trạng thái khác

+ Thế nào là đẳng quá trình? Có thể + Quá trình có 2 thông số biến đổi, còn
có các đẳng quá trình nào?

một thông số không đổi gọi là đẳng quá
trình. Có quá trình đẳng nhiệt, đẳng áp,
đẳng tích

- Trong quá trình biến đổi lượng khí
từ trạng thái này sang trạng thái khác
các thông số trạng thái có mối liên
hệ với nhau và mối liên hệ này khá
phức tạp. Để đơn giản ta tìm mối
liên hệ của 2 trong 3 thông số trạng
thái đó, còn 1 thông số ta giữ không

đổi ⇒ Đó chính là các đẳng quá
trình. Vậy quá trình đẳng nhiệt là
quá trình như thế nào ta đi vào
nghiên cứu mục II. Quá trình đẳng
nhiệt
Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình đẳng nhiệt
T/g Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Dựa vào khái niệm đẳng quá trình - Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi
em nào có thể cho cô biết thế nào là trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ
quá trình đẳng nhiệt?

nguyên không đổi

- Nhận xét câu trả lời của học sinh
- Trong điều kiện nhiệt độ giữ
3p

nguyên không đổi, nếu ta thay đổi
thể tích của 1 lượng khí thì áp suất
tác dụng lên nó thay đổi như thế nào.

Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

10


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”


Để trả lời câu hỏi này ta đi vào
nghiên cứu phần III. Định luật BôiLơ- Ma-Ri-Ốt
Hoạt động 4: Tiến hành thí nghiệm thành lập định luật Bôi-Lơ- Ma-Ri-Ốt
T/g Hoạt động của giáo viên
-Yêu cầu mỗi nhóm tìm phương án thí
nghiệm xác định mối quan hệ giữa P và V

Hoạt động của học sinh
- Học sinh làm theo yêu cầu của giáo
viên

khi giữ nhiệt độ không đổi(chỉ dừng lại ở
việc tìm ra dụng cụ thí nghiệm).
- Giới thiệu về dụng cụ thí nghiệm: 1 xi

- Học sinh lắng nghe

lanh có pittông để thay đổi thể tích của
khí, 1 áp kế để đo áp suất, vạch đo thể
tích
8p

- Ở thí nghiệm đầu bài ta đã rút ra kết
luận với nhiệt độ không đổi nếu thể tích
của 1 lượng khí giảm thì áp suất của nó
tăng. Để tìm mối quan hệ giữa p và V ta
tiến hành thí nghiệm sau.

- Học sinh quan sát


- Các em hãy quan sát cô làm thí nghiệm
và ghi lại giá trị của áp suất khi cô thay
đổi giá trị của thể tích theo số liệu ở trên
bảng ( kẻ bảng số liệu trên bảng)

- Học sinh lên đọc và điền kết quả

- Mời 1 hs lên đọc và ghi lại kết quả thí

vào bảng số liệu

nghiệm vào bảng số liệu

- Học sinh tính toán và trả lời : Tích

- Yêu cầu học sinh nhận xét bảng số liệu

số pV là 1 số không đổi ⇒ p tỉ lệ

từ đó đưa ra mối quan hệ giữa P và V?

nghịch với thể tích V

- Nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Có phải trong điều kiện tiến hành TN
nào tích pV cũng là 1 hằng số không?
Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

- Không, nó chỉ đúng khi nhiệt độ

không đổi

11


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

- Như vậy chỉ trong quá trình đẳng nhiệt
của 1 lượng khí không đổi, áp suất tỉ lệ
nghịch với thể tích. Đó chính là nội dung
của định luật Bôi-Lơ- Ma-Ri-Ốt. Đây
chính là định luật được khám phá vào thế
kỷ 17 bới hai nhà bác học đó là: Bôi-Lơ
và Ma-Ri-Ốt. tìm ra một cách độc lập sau
nhiều lần làm thí nghiệm. Để ghi nhớ
công ơn của 2 ông người ta đặt tên cho
định luật này là định luật Bôi-Lơ-Ma-RiỐt. Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu nội
dung và biểu thức cuả định luật
Hoạt động 5: Tìm hiểu định luật Bôi-Lơ- Ma-Ri-Ốt
T/g Hoạt động của giáo viên
- Một em hãy phát biểu lại cho cô nội

Hoạt động của học sinh
- Trong quá trình đẳng nhiệt của 1

dung định luật.

lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ


- Chúng ta còn có 1 cách phát biểu khác:

nghịch với thể tích.

Ở nhiệt độ không đổi, tích pV là 1 hằng
5p

số
- Từ nội dung định luật em nào cho cô
biết biểu thức của định luật?

- Biểu thức: p ~

1
hay pV= const
V

- Nếu gọi p1, V1 là áp suất và thể tích của
lượng khí ở trạng thái 1; p2, V2 là áp suất
và thể tích của lượng khí ở trạng thái, theo - Ta có: p1V1 = p2V2
định luật Bôi-lơ-Ma-Ri-Ốt ta có điều gì?
Hoạt động 6: Tìm hiểu đường đẳng nhiệt
T/g Hoạt động của giáo viên
- Yêu cầu học sinh làm câu C2?
- Yêu cầu học sinh nhận xét về đường

Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

Hoạt động của học sinh

- Học sinh làm câu C2
- Đường biểu diễn thu được là một

12


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

biểu diễn thu được?

đường hypebol

- Đường biểu diễn ta thu được ở trên

- Đường biểu diễn sự biến thiên của

chính là đường đẳng nhiệt. Vậy em nào có áp suất theo thể tích khi nhiệt độ

5p

thể cho cô biết đường đẳng nhiệt là gì và

không đổi gọi là đường đẳng nhiệt.

trong hệ tọa độ (p, V) thì nó có dạng như

Trong hệ tọa độ (p, V) nó là 1 đường


thế nào?

hypebol

- Xét 2 trạng thái 1 và 2 có V2 = V1 và p2 > - T2 > T1 ⇒ Hai đường đẳng nhiệt
p1 ⇒ T1 và T2 có quan hệ như thế nào?

ứng với 2 nhiệt độ khác nhau thì khác

Có nhận xét gì về 2 đường đẳng nhiệt ứng nhau. Đường đẳng nhiệt ở trên ứng
với nhiệt độ cao hơn đường đẳng
với 2 nhiệt độ khác nhau của cùng một
lượng khí (nhìn vào đồ thị vẽ trên bảng )?

nhiệt ở dưới

Hoạt động 7: Củng cố, vận dụng định luật Bôi-lơ-Ma-Ri-Ốt.
T/g Hoạt động của giáo viên
- Cho học sinh làm các câu trắc nghiệm
6p

Hoạt động của học sinh
- Học sinh làm các câu trắc nghiệm

5,6,7 sách giáo khoa trang 159 để củng
cố kiến thức chính của bài
- Yêu vầu học sinh làm bài tập 8 trang

- Tóm tắt:


159 sách giao khoa

p1=2.105, V1= 150cm3

- Hướng dẫn: xác định áp suất và thể tích

V2= 100cm3 ⇒ p2=?

của khí ở mỗi trạng thái và áp dụng định

- Theo định luật Bôi-Lơ- Ma-Ri-Ốt

luật Bôi-Lơ- Ma-Ri-Ốt

ta có:

- Gọi 1 em đứng lên tóm tắt và làm tại chỗ p1V1 = p2V2
- Yêu cầu học sinh khác nhận xét bài làm
của bạn
- Nhắc nhở học sinh học bài cũ, làm bài
tập sách giáo khoa và chuẩn bị bài mới

Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

⇒ V2 =

p1V1 2.10 5.150
=
= 3.10 5 pa
p2

100

- Học sinh lắng nghe và ghi chép

13


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

4. Soạn thảo nội dung và tiến trình dạy một tiết bài tập Vật lý
Tiết 49:

BÀI TẬP

I. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
− Nắm được nội dung và viết biểu thức suất điện động cảm ứng, mối quan hệ giữa
suất điện động cảm ứng và định luật Len-xơ.

Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

14


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”


− Nêu được khái niệm hiện tượng tự cảm, biểu thức tính SĐĐ tự cảm và năng lượng
từ trường của ống dây tự cảm.
1.2. Kỹ năng
− Vận dụng được kiến thức đã học để làm bài tập về SĐĐ cảm ứng và tự cảm.
− Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm.
II. Chuẩn bị
2.1. Giáo viên
− Xem, giải các bài tập SGK.
− Phiếu học tập
2.2. Học sinh
− Giải các câu hỏi và bài tập giáo viên giao về nhà.
− Chuẩn bi sẵn các vấn đề vướng mắc cần giải quyết.
III.Tiến trình dạy học cụ thể
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và tóm tắt những kiến thức chính
liên quan đến bài tập cần giải
* Suất điện động cảm ứng: eC = -

∆Φ
.
∆t

* Từ thông riêng của một mạch kín: Φ = Li.
* Độ tự cảm của ống dây: L = 4π.10-7.µ.
* Suất điện động tự cảm: etc = - L

∆i
.
∆t

N2

.S.
l

* Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm: W =

1 2
Li .
2

Hoạt động 2: Giải các câu hỏi trắc nghiệm SGK
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
Yêu cầu HS đọc bài tập,
chọn đáp án, giải thích sự

Đọc bài tập SGK
Lựa chọn đáp án, giải thích

Câu 3/ 152: C
Câu 4/ 152: B
Câu 5/ 157: C

lựa chọn trên
Nhận xét câu rả lời của
HS
Hoạt động 3: Giải một số bài tập tự luận trong SGK
Hoạt động của giáo viên
Yêu cầu HS đọc đề và tóm
tắt.

Yêu cầu HS lên bảng viết

Hoạt động của học sinh
Đọc bài, tóm tắt đề bài
Tính đại lượng cần tìm

Nội dung cơ bản
Bài 5/ 152:
Suất điện động cảm ứng
trong khung:

biểu thức tính SĐĐCU rồi
Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

15


Bài tiểu luận

thay các giá trị để tính.
Yêu cầu HS giải thích ý

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

Giải thích dấu (-) trong
kết quả

nghĩa dấu (-) trong kết quả.

∆Φ

Φ − Φ1
=- 2
∆t
∆t

eC = =-

B2 .S − B1S
∆t

=Cá nhân lên bảng giải bài
Gọi HS bất kỳ lên bảng

B.a 2
0,5.0,12
=−
∆t
0,05

= - 0,1(V)
Dấu (-) cho biết từ trường

tập

tóm tắt và giải bài tập

cảm ứng ngược chiều với từ

6/157SGK
Nhận xét kết quả


trường ngoài.
Bài 6/ 157:
Độ từ cảm cửa ống dây:
N2
L = 4π.10 .µ.
.S
l
-7

(10 3 ) 2
= 4π.10 .
.π.0,12
0,5
-7

= 0,079(H).
Hoạt động 4: Giải bài tập ngoài
Hoạt động của giáo viên
Chia lớp thành các nhóm
Phát phiếu học tập
Hướng dẫn HS thảo luận nhóm, giải bài

Hoạt động của học sinh
Chia thành 6-8 nhóm nhỏ
Thảo luận cùng nhau giải bài tập, cử đại
diện viết lại kết quả, báo cáo.

tập trong phiếu học tập
Hoạt động 5: Củng cố. Giao nhiệm vu

Hoạt động của giáo viên
Yêu cầu HS về nhà hoàn thành các bài tập

Hoạt động của học sinh
Ghi nhận nhiệm vụ

còn lại
Yêu cầu HS về nhà ôn lại kiến thức
chương IV, V chuẩn bị cho bài kiểm tra 1
tiết sắp tới
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

16


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

1. Năng lượng từ trường trong cuộn dây khi có dòng điện chạy qua được xác định theo
công thức:
1
2

2
A. W = CU

1
2


2
B. W = LI .

C. W =

εE 2
9.10 9.8π

D. W=

∆Φ
.
∆t

D. eC =

1
.10 7 B 2 V


2. Công thức tính suất điện động cảm ứng:
A. eC = -

∆Φ
.
∆t

B. eC = -


∆t
.
∆φ

C. eC =

∆t
.
∆φ

3. Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 (H), cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều
đặn từ 2 (A) về 0 trong khoảng thời gian là 4 (s). Suất điện động tự cảm xuất hiện trong
ống trong khoảng thời gian đó là:
A. 0,03 (V)

B. 0,04 (V)

C. 0,05 (V).

D. 0,06 (V)

4. Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,01 (H), có dòng điện I = 5 (A) chạy ống dây. Năng
lượng từ trường trong ống dây là:
A. 0,250 (J)

B. 0,125 (J).

C. 0,050 (J)

D. 0,025 (J)


5. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện
trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm
B. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm
C. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ
D. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.
6. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện, thì trong mạch xuất
hiện suất điện động cảm ứng. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
B. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện
cảm ứng
C. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều
với chiều của từ trường đã sinh ra nó.

Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

17


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

D. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại
nguyên nhân đã sinh ra nó
7. Từ thông trễ qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1 (s) từ thông tăng
từ 0,6 (Wb) đến 1,6 (Wb). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng:
A. 6 (V)


B. 10 (V).

C. 16 (V)

D. 22 (V)

8. Dòng điện qua ống dây tăng dần theo thời gian từ I 1 = 0,2 (A) đến I2 = 1,8 (A) trong
khoảng thời gian 0,01 (s). Ống dây có hệ số tự cảm L = 0,5 (H). Suất điện động tự cảm
trong ống dây là:
A. 10 (V)

B. 80 (V).

C. 90 (V)

D. 100 (V)

9. ∆I là độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch điện kín. Kết luận nào sau đây đúng:
A. Nếu ∆I >0 dòng điện tự cảm cùng chiều với dòng điện ban đầu.
B. Nếu ∆I <0 dòng điện tự cảm cùng chiều với dòng điện ban đầu.
C. Nếu ∆I <0 dòng điện tự cảm ngược chiều với dòng điện ban đầu.
D. A và C đúng.
10. Một vòng dây có bán kính R = 10cm, đặt trong từ trường B = 10 -2T. Mặt phẳng của
vòng dây vuông góc với các cảm ứng từ. sau thời gian ∆t = 10−2 s từ thông giảm đến 0.
Tìm suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây?
A. 3,14.10-2 (V)
Câu
Đáp án

1

B

2
A

B. 4.10-2 (V)
3
C

Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

4
B

C. 6,28. 10-2 (V)
5
D

6
C

7
B

D. 10-2 (V)
8
B

9
D


10
A

18


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

5. Soạn thảo một bài kiểm tra một tiết, 15 phút
5.1. Soạn thảo một bài kiểm tra một tiết
I. MỤC TIÊU
Đánh giá kiến thức, kỹ năng mà học sinh tiếp thu được khi học xong chương 2
“Dòng điện không đổi”.
II. NỘI DUNG
1. Dòng điện không đổi. Nguồn điện.
2. Điện năng và công suất điện. Định luật Jun – Lenxo
3. Định luật Om đối với toàn mạch
4. Pin và acquy.
5. Định luật Om đối với các loại mạch điện
III. SOẠN THẢO NỘI DUNG CÂU HỎI
3.1 Ma trận câu hỏi
Mức độ

Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

NHỚ


HIỂU

ÁP
DỤNG

PHÂN
TÍCH,

TỔNG

19


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

Nội dung

ĐÁNH
GIÁ

Dòng điện không đổi. Nguồn
điện.

1

1

Điện năng và công suất điện.

Định luật Jun – Lenxo

1

2

Định luật Om đối với toàn
mạch

4

Pin và acquy
Định luật Om đối với các loại
mạch điện

1

3
3

1

5

1

1

3


TỔNG SỐ

3
15

3.2. Nội dung câu hỏi
3.2.1.Phần trắc nghiệm
Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai?
Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là:
A. Công của lực điện làm di chuyển các điện tích tựdo.
B. Điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ.
C. Bằng tích hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch và điện lượng di chuyển trong
mạch
D. Công của lực điện và công của lực lạ.
Câu 2: Hiện tượng đỏan mạch xảy ra khi :
A. Không mắc cầu chì cho một mạch điện kín
B. Dùng pin hay acqui để mắc một mạch điện kín
C. Nối 2 cực của nguồn bằng dây dẫn điện trở nhỏ
D. Sử dụng dây dẫn ngắn để mắc mạch điện
Câu 3: Chọn câu trả lời SAI.
A. Cường độ dòng điện qua một đọan mạch tỉ lệ thuận với hiệu thế hai đầu đoạn mạch
Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

20


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”


B. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở dây dẫn cũng tăng
C. Cường độ dòng điện qua một đọan mạch tỉ lệ nghịch với điện trở của mạch
D. Cường độ dòng điện là điện lượng đi qua một đơn vị tiết diện thẳng của dây
dẫn trong 1 đơn vị thời gian
Câu 4: Dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện là :
A. Tác dụng hóa
B. Tác dụng từ
C. Tác dụng nhiệt
D. Tác dụng sinh lý
Câu 5:Trong mạch điện kín gồm có nguồn điện có suấ điện động ξ, điện trở trong r và
mạch ngoài có điện trở R. Khi có hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện trong
mạch I có giá trị
a. I = ∞
b. I = ξ/r
c. I = r/ξ
d. I = ξ.r
Câu 6: Một nguồn điện có suất điện động ξ =6V, điện trở trong r mắc nối tiếp với một
biến trở R thành mạch kín. Khi biến trở có giá trị R = 2 Ω thì thấy công suất của mạch
ngoài có gía trị cực đại. Điện trở trong và giá trị của công suất cực đại là:
A. r = 2 Ω ; Pmax = 9W
B. r = 2 Ω ; Pmax = 4,5W
C. r = 4 Ω ; Pmax = 4,5W
D. r = 4 Ω ; Pmax = 9W
Câu 7: Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở thuần
100 Ω là:
A. 48 kJ.

B. 24 J.

D. 24000 kJ.


D. 400 J.

Câu 8: Cấu tạo pin điện hóa là
A. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong dung dịch điện phân.
Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

21


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

B. gồm hai cực có bản chất khác nhau ngâm trong dung dịch điện phân.
C. gồm 2 cực có bản chất khác nhau ngâm trong điện môi.
D. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong điện môi.
Câu 9:Trong mạch kín hiệu điện thế mạch ngoài Un phụ thuộc như thế nào vào điện trở
Rn của mạch ngoài:
A.Un tăng khi Rn tăng.

B.Un giảm khi Rn tăng.

C.Un giảm khi Rn giảm.

D.Un tăng khi Rn giảm

Câu 10:Chọn câu sai:
Hiệu suất của nguồn điện được tính bằng công thức nao:
A.H=


Acoich
A

B.H=

U
ξ

C.H=

Rn
Rn + r

D.H=1-

R
I
ξ

Câu 11: Cho một đoạn mạch như hình vẽ
A

B
E1, r1

E2, r2

R


Biết E1 = 3V, r1 = 1Ω ; E2 = 6V, r2 = 1Ω ; R = 3Ω ; UAB = 7V. Cường độ dòng điện chạy
trong đoạn mạch AB là:
A. 2A.

B. 3,2A.

C. 0,8A.

D. Một đáp số khác.

Câu 12: Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch trong trường hợp mạch ngoài chứa máy
thu là
A. I =

E - EP
R + r + r'

B. I =

U
R

C. I =

E
R+r

D. I =

U AB + E

R AB

Câu 13: Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng là bộ nguồn:
A.n dãy ghép song song với nhau,m nguồn điện giống nhau ghep song song.
B. n dãy ghép song song với nhau,m nguồn điện giống nhau ghép nối tiếp.
C. n dãy ghép nối tiếp với nhau,m nguồn điện giống nhau ghep nối tiếp.
D. n dãy ghép nối tiếp với nhau,m nguồn điện giống nhau ghep song song.
Câu 14.Theo định luật Jun-LenXo nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn:
A.Tỉ lệ với cương độ dong đienj qua dây dân.
Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

22


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

B.Tỉ lệ với bình phương cương độ dong điện.
C.Tỉ lệ nghịch với bình phương cương độ dòng điện.
D.Tỉ lệ với thời gian dong điện chạy qua vật.
Câu 15. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 Ω được mắc vào điện trở 4,8 Ω thành mạch
kín.Khi đó hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn la 12V.Suất điện động và cương độ dòng
điện của mạch:
A.12,5V_2,5A

B.12,25V_0,25A

C.12,5V_0,25A


D.12,25V_2,5A

3.2.2.Phần tự luận
Cho mạch điện gồm:2 nguồn điện ξ1 = 20 V, r1=6 Ω ; ξ 2 = 10V , r 2 = 4Ω mắc nối tiếp
với nhau.Sau đó mắc nối tiếp với điện trở ngoài R=50 Ω .Tính:
a.Cường độ dòng điện của toàn mạch,nguồn 1,nguồn 2 và qua R.
b.Hiệu điện thế của toàn mạch,nguồn1 và nguồn 2.
c.Công suất tiêu thụ của toàn mạch.
IV. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
A. Trắc nghiệm 6 điểm.
Mỗi câu trả lới đúng: 0,4 điểm
Câu
Đáp

1
C

2
B

3
C

4
C

5
D

6

B

7
C

8
D

9
B

10
C

11
D

12
A

13
B

14
B

15
D

án

B. Tự luận 4 điểm.
Bài giải

Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

23


Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

Hình(0.25đ)
ξ 1 , r1

ξ 2 ,r2

R

Tóm tắt:(0.25đ) ξ 1 =20V,r 1 =6 Ω
ξ

2

=10V,r 2 =4 Ω

R=50
Tính:

a.I,I 1 ,I 2 ,I R

b.U,U 1 ,U 2
c.P

GIẢI
Vì nguồn mắc nồi tiếp nên:
ξ b = ξ1 + ξ 2 =20+10=30V

(0.5đ)

r b =r 1 +r 2 =6+4=10 Ω
a. Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch ta được:
I=

(0.5đ)

ξb
30
=
=0.5A
R + rb 50 + 10

Vì nguồn 1,nguồn 2 va điện trở R mắc nối tiếp nên

(0.5đ)

I=I 1 =I 2 =I R =0.5A
Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

24



Bài tiểu luận

Học phần: “Phương pháp giảng dạy Vật lý THPT”

B. Hiệu điện thế của toàn mạch:
U=I(R+r b )=0.5(50+10)=30V

(0.5đ)

U 1 =Ir 1 =0.5x6=3V(0.25đ)
U 2 =Ir 2 =0.5x4=2V (0.25đ)
c. Công suất toàn mạch là:
P=U.I = 30x0.5 = 15 W

(0.25đ)

5.2 Soạn 1 bài kiểm tra 15 phút
I. MỤC TIÊU
Đánh giá kiến thức mà học sinh tiếp thu được khi học xong các bài 1; 2; 4;
II. NỘI DUNG
1. Chuyển động cơ
2. Vận tốc trong chuyển động thẳng. Chuyển động thẳng đều
3. Chuyển động thẳng biến đổi đều
III. SOẠN THẢO NỘI DUNG CÂU HỎI
Nội dung:
Câu 1:Vật nào sau đây chuyển động chậm dần đều? v0, a là vận tốc đầu và gia tốc
a. a>0, v0 >0

b. a<0, v0 >0


c. a<0, v0 =0

c. a=0, v0 <0

Câu 2: Cùng một lúc hai xe chuyển động thẳng đều ngược chiều từ A và B cách nhau
60km. Xe đi từ A có vận tốc 40km/h, xe đi từ B có vận tốc 20km/h. Chọn gốc tọa độ
trùng với vị trí A chiều dương hướng từA đến B, gốc thời gian lúc xe 1 chuyển động từ A.
Viết phương trình chuyển động của hai xe?
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Câu 3: Một chất điểm chuyển động trên trục Ox, gia tốc không đổi và có giá trị là a=4m/s2 với vận tốc đầu +15m/s. Sau bao lâu chất điểm có vận tốc 10m/s?
...............................................................................................................................................
Câu 4: Để xác định được thời gian người ta phải làm gì?
a. Chỉ cần một đồng hồ đo thời gian
Nhóm 5 – Lớp SPVL K2008

25


×