Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Biện pháp quản lý dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.46 KB, 20 trang )

Biện pháp quản lý dạy học môn Vật lý ở
Trường Trung học phổ thông Nguyễn Viết
Xuân tỉnh Vĩnh phúc

Tô Thế Long

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý Giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: TS. Đặng Văn Cúc
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí hoạt độngdạy học (HĐDH) ở trường
Trung học phổ thông (THPT). Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về quản lí
HĐDH Vật lí ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc. Đề xuất biện pháp
nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lí HĐDH Vật lí trường THPT

Keywords: Vật lý; Quản lý giáo dục; Vĩnh Phúc; Hoạt động dạy học

Content
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại của cách mạng khoa học - công nghệ, trí tụê đang trở thành động lực
chính của sự tăng tốc phát triển. Hầu hết các quốc gia đều khẳng định nguồn lực con người là
quan trọng nhất và giáo dục là con đường cơ bản nhất để phát huy nguồn lực con người, phục
vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường, đội ngũ GV là lực lượng quyết định
chất lượng dạy học. Nhiệm vụ của người giáo viên là giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu,
nguyên lí, chương trình giáo dục để giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo,
vận dụng kiến thức vào thực tiễn và hình thành những tình cảm đạo đức tốt đẹp. Thời đại
ngày nay, thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức thì sứ mạng của người giáo viên càng
nặng nề hơn. Người thầy không chỉ chuyển tải thông tin cho HS mà còn phải tổ chức, điều


khiển, hướng dẫn HS chủ động chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng giảng
dạy của đội ngũ GV hết sức quan trọng,
Vật lí là một môn học liên quan mật thiết với thực tế, là một môn học khó đối với học
sinh, để cho học sinh hiểu bài và thích học môn học này, không những giáo viên phải có kiến
thức chuyên môn vững vàng mà còn có năng lực sư phạm tốt.
2
Lối truyền thụ một chiều từ thầy đến trò vẫn được duy trì ở nhiều nơi và ở các cấp
học. Các hoạt động tự học của học sinh như: tự tìm hiểu kiến thức, tự thao tác thực hành, tự
phát hiện và giải quyết vấn đề không được giáo viên chú trọng. Do đó tính tích cực, chủ động
và sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức không được phát huy.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lí hoạt động dạy học Vật lí tại
trường THPT Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc” có ý nghĩa thiết thực và đáp ứng yêu
cầu ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đúng thực trạng quản lí HĐDH Vật lí ở các trường THPT Nguyễn Viết Xuân
- tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số Biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
quản lí HĐDH Vật lí của trường THPT Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí Hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân -
tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Giả thuyết khoa học
Thực trạng về công tác quản lí HĐDH môn Vật lí ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân -
tỉnh Vĩnh Phúc, tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn có nhiều bất cập, chưa
đáp ứng đuợc yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lí ở trường THPT. Nếu đánh giá đúng
thực trạng công tác quản lí HĐDH môn Vật lí ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh
Phúc,
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí HĐDH ở trường THPT
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về quản lí HĐDH Vật lí ở trường THPT
Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc
5.3. Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lí HĐDH Vật lí trường THPT
6. Giới hạn đề tài
Nghiên cứu các biện pháp quản lí hoạt động dạy học Vật lí ở THPT Nguyễn Viết
Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
- Tiếp cận hệ thống - cấu trúc:
3
- Tiếp cận quan điểm lịch sử:
- Tiếp cận quan điểm thực tiễn:
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát sư phạm
+ Phương pháp chuyên gia
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
8. Đóng góp của luận văn và khả năng ứng dụng
Luận văn cung cấp một số thực trạng về công tác quản lý hoạt động giảng dạy Vật lí,
rút ra những kết quả đạt được và phân tích những hạn chế của công tác quản lý hoạt động
giảng dạy ở các trường tiểu học trong tình hình hiện nay. Luận văn đề xuất một số biện pháp
nhằm ứng dụng vào công tác quản lý hoạt động giảng dạy, từng bước nâng cao hiệu quả quản
lý hoạt động giảng dạy Vật lí ở THPT Nguyễn Viết Xuân - tỉnh Vĩnh Phúc.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, nội dung của luận văn dự kiến gồm 3
chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy Vật lí ở THPT Nguyễn Viết Xuân
- tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy Vật lí ở THPT Nguyễn Viết Xuân -
tỉnh Vĩnh Phúc.



4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường là những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước hét sức quan tâm. Việc chú trọng tới các biện pháp quản lý nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng.
Những nghiên cứu của tác giả nước ngoài đã đề cập đến vấn đề cốt lõi của quản lý và
quản lý giáo dục như: F.W.Taylor (1911), G.Mayor, P.Druckev…
Nhiều nhà sư phạm trong nước như: Hà Thế Ngữ (1991), Hồ Ngọc Đại, Đặng Vũ
Hoạt (1988), Trần Kiều (1997), Thái Duy Tuyên (1998), Nguyễn Văn Lê (1996)… đã tiến
hành nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề về vị trí, vai trò của việc tổ chức quá trình dạy
học, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dạy học; Những ưu điểm và nhược điểm của hình
thức dạy học trên lớp, bản chất và mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, vai trò
của người dạy và người học; việc đổi mới nội dung cũng như cách thức tổ chức dạy học.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Quản lý
Quản lý là một hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Quản lý
đúng tức là con người đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được
những thành công to lớn. Nghiên cứu về quản lý sẽ giúp cho con người có được những kiến
thức cơ bản nhất, chung nhất đối với hoạt động quản lý
F.W Taylor cho rằng: Quản lý là biết chính xác điều muốn người khác làm và sau đó thấy họ
đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. [16;12]
Như vậy, bản chất của quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể

quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của quản lý.
Quản lý có 4 chức năng cơ bản sau:
-Chức năng kế hoạch hoá:
- Chức năng tổ chức:.
- Chức năng chỉ đạo:
- Chức năng kiểm tra, đánh giá:
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là quản lý một lĩnh vực xã hội. Lĩnh vực này ngày càng thâm nhập
vào mọi mặt của đời sống. Giáo dục đồng nghĩa với sự phát triển. Nó là cái hiện hữu vô hình
trong mọi sản phẩm vật chất và tinh thần. Quản lý giáo dục là điển hình nhất về quản lý con
5
người, quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách. Sự hình thành và phát triển nhân cách là
cái gốc để có dân trí, nhân lực và nhân tài.
Quản lý giáo dục là quá trình vận dụng nguyên lý, khái niệm, phương pháp chung
nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục. Quản lý giáo dục là sự tác động có chủ đích
của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong lĩnh vực giáo dục nhằm đạt mục tiêu xác
định.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Trường học là tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác giáo dục, là tế bào của
bất cứ hệ thống giáo dục nào (từ cơ sở đến trung ương). Chất lượng của giáo dục là do thành
tích đích thực của nhà trường (cùng với hệ thống quản lý giáo dục).
Quản lý nhà trường là việc người hiệu trưởng xây dựng mục tiêu, kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá các kết quả đạt được so với yêu cầu và chuẩn mực đề
ra trong chương trình giáo dục và nhiệm vụ năm học về chất lượng phát triển toàn diện nhân
cách của học sinh.
1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học
1.2.4.1. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học là quá trình truyền thụ và lĩnh hội những kỹ năng, kỹ xảo và
phương pháp nhận thức của con người. Dạy học là quá trình hoạt động hai mặt do thầy giáo
(dạy) và người học (học) nhằm thực hiện các mục đích dạy học… Nhiệm vụ dạy trong nhà

trường không chỉ đảm bảo cho người học có một trình độ học vấn nhất định mà còn góp phần
hình thành và phát triển nhân cách của họ
Trong quá trình dạy học không thể thiếu một trong hai quá trình bộ phận này, nếu
không thì quá trình đó không diễn ra.
Hoạt động dạy học là hoạt động mà trong đó dưới sự tổ chức, điều khiển, lãnh đạo
của người giáo viên làm cho người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức tự điều khiển
hoạt động nhận thức – học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
1.2.4.2. Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý HĐDH chính là các biện pháp tác động của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên,
học sinh, …khác nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực đẩy
mạnh quá trình dạy học của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường theo
yêu cầu trong năm học.
1.2.4.3. Mục tiêu quản lí hoạt động dạy học
- Đảm bảo thực hiện đầy đủ các mục tiêu, kế hoạch đào tạo và nội dung, chương trình
giảng dạy theo đúng tiến độ, thời gian quy định.
6
- Đảm bảo hoạt động dạy học đạt chất lượng cao.
1.2.4.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học
- Quản lý mục tiêu, nội dung dạy học. Đó là quản lý việc xây dựng, quản lý việc thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, thái độ và phát triển trí tuệ cho học sinh, việc chấp hành nội
quy, quy chế về đào tạo, như: điều lệ, nội quy, chế độ…
- Quản lý chất lượng dạy học. Đó là việc phát hiện kịp thời các nguyên nhân dẫn đến
tình trạng yếu kém, đề ra và tổ chức thực hiên các biện pháp khắc phục những yếu kém nhằm
đảm bảo được chất lượng dạy học và đạt được yêu cầu của xã hội đối với dạy học.
Bên cạnh đó, các nhà trường cần chú trọng đến các nội dung quản lý như:
- Quản lý kiểm tra, đánh giá, xác nhận trình độ văn bằng, chứng chỉ.
- Quản lý hoạt động ngoài lớp, ngoài nhà trường và quản lý điều phối các hoạt động của
các tổ chức sư phạm trong nhà trường.
1.2.5. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học
1.2.5.1.Biện pháp

Theo từ điển Tiếng việt do nhóm biên soạn Nguyễn Ngọc Bích, Trần Thu Hằng, Chu
Anh Tuấn, Quang Uý, Quang Minh - Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa - Hà Nội – 2005; Biện
pháp: Cách hành động lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích. Biện pháp tích cực là phòng
bệnh, bất đắc dĩ mới chữa bệnh; Hành động có cơ sở pháp lý hay dựa trên một quyền lực.
Biện pháp thi hành kỷ luật.
1.2.5.2. Biện pháp quản lý
Biện pháp quản lý: là tổ hợp các cách thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm tác động
đến đối tượng quản lý để đạt mục tiêu quản lý.
1.2.5.3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học
- Biện pháp quản lý HĐDH là những cách thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm tác
động vào đối tượng quản lý nhằm giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý hoạt động
dạy học, làm cho việc quản lý HĐDH được vận hành đạt mục tiêu dạy học và giáo dục mà
cấp học đề ra
1.2.6. Quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông
Trường THPT có mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy mang tính phổ thông,
cơ bản toàn diện với những đặc thù riêng nhằm thực hiện nhiệm vụ của cấp cuối cùng trong
hệ thống giáo dục trung học phổ thông. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THPT được qui
định tại Điều 3, Điều lệ trường Trung học:
Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THPT hiện nay
* Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
7
Dạy học là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo nhằm làm cho chương trình phù hợp với
thực tiễn. Thực tiễn dạy học rát phong phú và quá trình dạy học diễn ra trong những điều kiện
khác nhau. Để chương trình, SGK phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh theo xu hướng
đổi mới, đòi hỏi sự tham gia của đội ngũ những người làm công tác giáo dục một cách có
trách nhiệm và có trình độ chuyên môn vững vàng.
* Quản lý hoạt động học của học sinh
Quản lý hoạt động học của học sinh là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác
quản lý quá trình dạy học nhằm rèn luyện ý thức trong học tập, giúp học sinh lĩnh hội kiến
thức, hình thành kỹ năng, phương pháp học tập đúng đắn nhằm phát huy vai trò chủ động,

tích cực và sáng tạo của học sinh.
1.2.7. Nhiệm vụ dạy học vật lí ở nhà trường phổ thông
1.2.7.1. Đặc điểm của môn vật lí nhà trường phổ thông
a – Vật lí học nghiên cứu các hình thức vận động cơ bản nhất của vật chất, cho nên
những kiến thức vật lí là cơ sở của nhiều ngành khoa học tự nhiên,
b – Vật lí học ở nhà trường phổ thông chủ yếu là vật lí thực nghiệm. Phương pháp của
nó chủ yếu là phương pháp thực nghiệm.
c – Vật lí học nghiên cứu các dạng vận động cơ bản nhất của vật chất nên nhiều kiến
thức vật lí có liên quan chặt chẽ với các vấn đề cơ bản của triết học, tạo điều kiện phát triển
thế giới quan khoa học ở học sinh.
d – Vật lí học là cơ sở lý thuyết của việc chế tạo máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất
và đời sống.
e – Vật lí học là một môn khoa học chính xác,
1.2.7.2. Các nhiệm vụ của việc dạy vật lí ở nhà trường phổ thông
a – Trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có hệ thống,
bao gồm:
Các khái niệm vật lí, Các định luật vật lí cơ bản, Nội dung chính của các thuyết vật lí,
Các ứng dụng quan trọng nhất của vật lí trong đời sống và trong sản xuất, Các phương pháp
nhận thức phổ biến dùng trong vật lí;
b – Phát triển tư duy khoa học ở học sinh:
c – Trên cơ sở kiến thức vật lí vững chắc, có hệ thống, bồi dưỡng cho học sinh thế giới
quan duy vật biện chứng, giáo dục lòng yêu nước, thái độ đối với lao động, đối với cộng đồng
và những đức tính khác của người lao động.
d – Góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh,
1.2.8. Những đặc trưng về trình độ chuyên môn của giáo viên vật lý THPT
8
Chính những nhiệm vụ của việc dạy học vật lí ở nhà trường phổ thông đã đòi hỏi
người giáo viên phải nắm được những chuyên môn đặc thù của môn học. Nếu giáo viên
không có chuyên môn vật lí thì nghiệp vụ sư phạm dù có giỏi đến đâu cũng không thể tiến
hành dạy học được.

a – Thứ nhất, phải nắm được một cách vững vàng và có hệ thống những kiến thức về
vật lí học nói chung và kiến thức vật lí phổ thông nói riêng, cơ bản hiện đại.
b – Thứ hai, phải nắm được những kiến thức về triết học, đặc biệt là chủ nghĩa Mác –
Lênin để hình thành thế giới quan duy vật, biện chứng.
c – Thứ ba, phải nắm được con đường hình thành những kiến thức vật lí cơ bản.
Những kiến thức vật lí trong chương trình phổ thông bao gồm các loại sau:
- Những khái niệm vật lí, đặc biệt là những KN về đại lượng vật lí;
- Những định luật vật lí;
- Những ứng dụng của vật lý trong kĩ thuật;
- Những phương pháp nhận thức vật lí;
- Với mỗi loại kiến thức, sẽ có một con đường tối ưu để hình thành kiến thức cho học
sinh.
1.2.9. Những đặc trưng về nghiệp vụ sư phạm của giáo viên vật lí
Nghiệp vụ sư phạm của giáo viên vật lí vẫn mang những đặc điểm chung so với
nghiệp vụ sư phạm của những giáo viên khác, Nó bao gồm:
- Chẩn đoán nhu cầu về đặc điểm đối tượng;
- Phân tích và hiểu chương trình mên học;
- Thiết kế dạy học và giáo dục;
- Triển khai kế hoạch dạy học và giáo dục;
- Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học và giáo dục;
- Phối hợp với các hoạt động khác;
1.3. Ngƣời hiệu trƣởng đối với công tác quản lý bồi dƣỡng chuyên môn và nghiệp vụ sƣ
phạm
1.3.1. Chức năng quản lý của hiệu trưởng THPT
* Kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm
* Tổ chức nhân sự phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên
* Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên vật lý
* Kiểm tra hoạt động bồi dưỡng giáo viên vật lý
1.3.2. Phương tiện quản lý của hiệu trưởng

×