Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

PHƯƠNG PHÁP xử lý CHẤT THẢI KHÍ NHÀ máy NHIỆT điện PHẢ lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.03 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
1.1. Vị trí địa lí
1.2. Quy mô nhà máy
1.3. Nhiên liệu
1.4. Các giai đoạn phát triển.
1.5. Hiện trạng ô nhiễm tại nhà máy
1.5.1. Ô nhiễm không khí
1.5.2. Ô nhiễm tiếng ồn
1.5.3. Ô nhiễm nước
1.5.4. Chất thải rắn
CHƯƠNG 2 : PHÂN LOẠI NGUỒN GỐC CHẤT THẢI
2.1 Chất thải khí, bụi từ nhà máy.
2.2 Chất thải rắn
2.2.1 Chất thải rắn công nghiệp
2.2.2 Chất thải rắn nguy hại
2.2.3 Chất thải rắn sinh hoạt
CHƯƠNG 3 : CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI NHÀ MÁY
3.1 Quy trình công nghệ xử lý khí lẫn tro bay của nhà máy
3.2 Công nghệ xử lý chất thải rắn
3.2.1 Công nghệ xử lý chất thải rắn công nghiệp
a/ Xử lí xỉ than
b/ Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải
c/ Bao bì hóa chất, giẻ nhiễm dầu mỡ


3.2.2 Công nghệ xử lý chất thải rắn nguy hại
a/ Cặn dầu FO
b/ Bụi lò hơi và tro bay có chứa dầu


3.2.3 Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
3.3 Công nghệ xử lí nước thải
CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP
4.1 Tiết kiệm điện
4.2 Giảm thiểu phát thải tại nguồn
4.3 Làm sạch than trước khi vào lò:
4.3 Tăng cường mức độ phát tán bụi
III. KẾT LUẬN
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta, bao gồm tất cả những yế tố vô
sinh ( nhiệt độ, độ ẩm, ánh sang), hữu sinh (động vât, thực vật, vi sinh vật) và tác động
tương hỗ qua lại giữu chúng.
Phát triển là tất cả hoạt động của con người với mục đích ngày càng nâng cao
chất lượng cuôc sống, phục vụ nhu cầu của con người. Trong đó đáng chú ý là hoạt
động phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và cải tiến công nghệ.
Tuy nhiên không hoạt động phát triển nào là không gây ô nhiễm hay suy thoái
môi trường. Nó có thể là ô nhiễm đất, nước, không khí, suy giảm tài nguyên hay ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân.
Điện năng cần phải đi trước một bước.Với đất nước ta hiện nay, năng lượng điện được
sản xuất bằng hai nguồn chính là thuỷ điện và nhiệt điện. Trong đó nhiệt điện có ưu
điểm là chi phí đầu tư xây dựng thấp, thời gian xây dựng ngắn, khi vận hành không
phụ thuộc nhiều về điều kiện của thiên nhiên. Nhiệt điện nước ta hiện nay chủ yếu
được sản xuất từ than và khí.
Hiện tại, Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện chạy than có
công suất lớn nhất cả nước.Tuy nhiên các vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình
sản suất điện năng là rất lớn. Vì vậy,em đã tìm hiểu và nêu ra phương pháp xử lí của

công ty khi vận hành.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
1.1 Vị trí địa lí
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại(nay là Cty CP nhiệt điện Phả Lại) thuộc địa phận
Chí Linh, tỉnh Hải Dương, bên bờ sông Thái Bình, chỗ tiếp giáp của 6 con sông lớn.
Cách Thủ đô Hà Nội 56km về phía Đông Bắc, đường 18 và Tả Ngạn sông Thái Bình.
1.2 Quy mô nhà máy
Tổng diện tích chiếm khoảng 322 ha.Trong đó, diện tích phần đất công nghiệp
nhà máy 128 ha, còn 194 ha là mặt bằng xây dựng.
1.3 Nhiên liệu
Than: Cty sử dụng là hỗn hợp than của mỏ than Vàng Danh,Yên Tử , Cẩm Phả,
Mạo Khê, Hồng Gai có thành phần chủ yếu như sau:
+ Độ tro trung bình: 28%.
+ Lưu Huỳnh : 0,5-0,6%.
+ Khả năng tỏa nhiệt của than:5.000-5.500Kcal/Kg.
+ Nitơ: 0.04%
+Oxy: 0.4%
+ Cacbon: 56.65%
Than được trở bằng đường thủy (70% nhu cầu nhiên liệu & đường sắt 30%)..
Sản lượng than Công ty tiếp nhận khoảng 3.1 đến 3.2 triệu tấn than/năm, trong
đó khoảng 2/3 được vận chuyển bằng đường thuỷ và 1/3 được vận chuyển bằng đường
sắt.
Dầu FO nhà máy sử dụng dầu nặng FO để khởi động lò hơi và để đốt kèm khi lò
hơi bị sự cố.
1.4 Các giai đoạn phát triển.
Giai đoạn 1(dây chuyền 1):
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại được xây dựng ngày 17/05/1980 và đi vào hoạt động

năm 1983 do Liên Xô thiết kế lắp đặt,có công suất thiết kế 440MW. Dây chuyền 1


gồm 4 tổ máy, 1 tổ máy gồm : 2 lò hơi cao áp, 1 tua bin, 1 máy phát điện, 1 máy biến
áp, công suất mỗi tổ máy 110MW. Tám lò hơi đều được lắp đặt thiết bị tĩnh điện. Khí
thải sau khi đi qua lọc bụi tĩnh điện được tập trung và thải qua một ống khói cao 200m,
với đường kính miệng thải 7,2m.
Thiết bị dây chuyền 1 thuộc thế hệ những thập niên 70-80 nên năng suất nhiên liệu
chưa cao. Từ khi đưa vào vận hành đến hết năm 2005, dây chuyền 1 đã phát được 3,95
tỷ kWh phục vụ đắc lực cho việc phát triển công nghiệp và dân dụng của cả nước.
Công việc đại tu,sửa chữa các thiết bị được đảm bảo đúng chu kỳ quy định, đặc biệt là
hệ thống lò máy và hệ thống lọc bụi tĩnh điện nhằm đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế-kĩ
thuật và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Giai đoạn 2(dây chuyền 2) :
Nhà máy đi vào hoạt động năm 2002 gồm 2 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất
300MW: có 1 lò hơi, 1 tua bin, 1 máy biến áp, 1 máy phát điện. Hai lò hơi được lắp đặt
thiết bị lọc bụi tĩnh điện và thiết bị khử. Khí thải sau khi đi qua thiết bị khử lưu huỳnh
được tập trung và thải ra ống thải riêng biệt, ống khói cao 200m, đường kính miệng
thải 4,2m.
Năm 2005, dây chuyền 2 đã vận hành và phát lên lưới 4,5 tỷ Kw.
( Nguồn : )
1.5 Hiện trạng ô nhiễm tại nhà máy
Đầu vào ( than,
dầu, hóa
chất,làm mềm
nước).

Lò đốt

Năng lượng

( nhiệt )

Dạng khí : S02, NOx,
hơi kim loại nặng

Chất
thải

Dạng lỏng : dòng thải
nhiệt, dòng thải chứa xỉ,
dòng thải chứa rắn
Dạng rắn : tro, xỉ, cặn.

Sơ đồ hoạt động

Hơi

Điện


1.5.1 Ô nhiễm không khí
Khu vực sản xuất : không khí bị ô nhiễm bởi các khí có hại SO2,NOx, hơi kim
loại nặng và hóa chất hữu cơ… Không khí còn bị ô nhiễm bởi bụi, tuy nhiêm trong
thực tế sản xuất trong những năm qua cho thấy nhiều sự cố đã xảy ra do sự hoạt động
kém hiệu quả của bộ phận lọc bụi tĩnh điện, gây nên tình trạng ô nhiễm bụi ở khu vực
sản xuất. Mặt khác việc lấy xỉ ở khu vực sản xuất đã dẫn đến tình trạng xuất hiện các
nguồn phát tán bụi thứ cấp, vệ sinh môi trường lao động bị giảm sút.
Khu vực lân cận nhà máy: Ở khu vực nhà máy trong phạm vi cách ống khói
2000m không bị ô nhiễm bởi các khí có hại SO2, NOx, hơi kim loại nặng… Đối với
bụi, hku vực xung quanh nhà máy bị ô nhiễm, ở nhiều vị trí đo được giá trị bụi vượt

tiểu chuẩn cho phép 2 – 8 lần.
Khu vực xa nhà máy: Khu vực cuối hướng gió từ chân ống khói trong khoảng
cách từ 4km đến 20 – 30 km vẫn bị ảnh hưởng của bụi. Hai hướng gió chính với tần
suất xuất hiện cao là Đông Bắc và Đông Nam, do đó vùng chịu ảnh hưởng lớn nhất là
vùng phía Tây Nam và Tây Bắc của nhà máy nhiệt điện Phả Lại. Các huyện Quế Võ,
Gia Lương thuộc tỉnh Bắc Ninh, Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang đều chịu tác động
của bụi than.
1.5.2 Ô nhiễm tiếng ồn

Hoạt động sản xuất của nhà máy nhiệt điện Phả Lại gây ô nhiêm tiếng ồn với các
loại nguồn khác nhau: quạt gió, máy nghiền than cám, giảm áp suất nồi hơi, máy
nén… Trong qua trình thiết kế các chuyên gia đã áp dụng giải pháp cấu trúc và che
chắn nhằm làm giảm tác động của tiếng ồn tới người lao động và khu vực xung quanh.
1.5.3 Ô nhiễm nước

Lượng nước cấp : Tổng lượng nước cấp cho cá hoạt động của nhà máy khoảng
2,64 triệu m3 / ngày đêm. Lượng nước cấp sử dụng chủ yếu cho mục đích sản xuất,
bao gồm:
+ Nước làm mát: Nước sông Thái Bình cấp làm mát hệ thống tuabin và các loại
máy khác hoạt động. Lượng nước cấp cho hoạt động này khoảng 1,8 triệu
m/năm.
+ Nước thải tro xỉ : Tro, xỉ được trôn với nươc song Thái Bình theo tỷ lệ 1 : 9 tạo
thành bùn bơm về chứa xỉ cách nhà máy 2km. Lượng nước cấp cho hoạt động
bơm xỉ từ 0,5 – 2,3 m3/s.
+ Nước cấp cho hoạt động nồi hơi : hiện tại nhà máy có 8 nồi hơi, mỗi nồi hơi có
thể tích 100m3. Nước cấp cho nồi hơi cần được xử lý rất kỹ trước khi sử dụng.


Nước thải : nước thải sản xuất là một trong các yếu tố gay ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh nhà máy nhiệt điện Phả Lại thải ra môi trường 1 lượng thải lớn,

được ước tính như sau :
+ 65 – 70 % tổng lượng nước thải từ bộ phận làm mát tuabin và động cơ.
+ 25 – 30 % tổng lượng nước từ bộ phận bơm tro xỉ.
+ 3 – 5 % tổng lượng nước thải do các bộ phận hoạt động sản xuất khác và thất
thoát do bay hơi.
Nước thải tro xỉ với khối lượng lớn chứa nhiều các kim loại nặng, có độ cứng
cao. Nước thải tro xỉ không thể sử dụng được vào mục đích sinh hoạt, khi đổ xuống
song Kinh Thầy sẽ làm ô nhiễm nước.
Nước thải làm mát có nhiệt độ cao, nước đầu kênh có thể lên tới 38,5 độ C, cuối
kênh dẫn nước thải là 28 độ C.
1.5.4

Chất thải rắn :

+ Rác thải sinh hoạt và văn phòng của nhà máy tính trung bình trong 1 năm hoảng 450
tấn.
+ Rác thải sản xuất bao gồm : than rơi vải , xỉ than
( Nguồn : o/luan-van/bao-cao-thuc-te-chuyen-tham-quankhao-sat-nha-may-cap-nuoc-hai-duong-cam-thuong-va-viet-hoa-nha-may-nhiet-dienpha-lai-36679/ ).

Loại chất thải
Khí lẫn Bụi Tro bay thu từ quá
trình lọc bụi tĩnh
điện
Bụi lò hơi và tro
bay có chứa dầu.
Chất thải
rắn công
nghiệp.

Xỉ than + tro đáy lò

(tro nặng)

Bùn thải từ quá
trình xử lý nước

Thu gom, xử lý
Lọc bụi tĩnh điện

Chưa phân loại, thu cùng
với tro bay bằng phương
pháp lọc tĩnh điện.
-Xỉ don được tận thu
ngay tại trạm thải xỉ của
nhà máy.-Xỉ than và tro
đáy lò trộn với nước theo
tỷ lệ 1:9 sau đó bơm lên
hồ thải Bình Giang.
Bùn lắng ở bể nước trong
được hút sang bể tích

Ghi chú
Bán cho các công ty
về làm phụ gia sản
xuất xi măng, vật
liệu xây dựng

-Chính quyền địa
phương quản lý,
bán cho các công ty
sản xuất vật liệu xây

dựng.-Người dân
quanh vùng khai
thác tự do về đóng
gạch.


Bao bì hóa chất,
giẻ nhiễm dầu mỡ
Cặn dầu FO ở bể tách
dầu
Cặn lò hơi
Chất thải rắn sinh hoạt

bùn, từ đó bơm sang hệ
thống thải xỉ, bơm lên hồ
thải Bình Giang.
Thu gom, tập trung một
nơi chờ xử lý.
-Dầu nhẹ thu bằng
cần gạt.
-Dầu nặng thu bằng
phương pháp tỷ trọng.
Có đội thu gom và đem
chôn lấp.

Hàng tháng, công
ty TNHH Môi
trường xanh đến thu
gom và đem xử lý
Dầu thu được xử

lý bằng phương
pháp thiêu kết hoặc
đem chôn
Chưa có biện pháp
xử lý, chôn lấp hợp
vệ sinh.

Bảng 1 : Hiện trạng xử lý chất thải của nhà máy
( Nguồn : )

CHƯƠNG 2 : PHÂN LOẠI NGUỒN GỐC CHẤT THẢI
2.1

Chất thải khí, bụi từ nhà máy.

Tro bay và khí thu từ hệ thống lọc bụi tĩnh điện:
Trong nhà máy nhiệt điện, than nguyên (3mm) được nghiền nhỏ thành bột cỡ 90
micron để phun vào đốt trong lò hơi bằng vòi đốt. Khi đốt than, các thành phần hữu cơ
và các bon cháy chuyển thành thể khí (CO2, CO, hơi nước), hạt than bột giảm dần khối
lượng và kích thước, phần chất trơ không cháy được nóng chảy tạo thành tro.
Khoảng 20% tro hình thành rơi xuống đáy lò hơi thành tro đáy lò, còn lại khoảng
80% bay theo khói lò - tro bay.Tro bay nói chung là các hạt hình cầu, kích thước rất
mịn (chủ yếu là các hạt dưới 45 micron). Ngoài các chất khoáng (trơ) như SiO2,
Al2O3, Fe2O3, CaO, MgO, Na2O, SO3, trong tro bay vẫn còn một lượng các bon
chưa cháy hết.
Tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại: độ tro trong than tính đươc là 28.85%. Hiệu
suất khử tro (lọc bụi tĩnh điện) 99,4% như vậy có 0,6% tro ra ngoài theo đường ống


khói, đó là lý do mà khí đi ra có màu tro. Các bon không cháy hết một mặt làm giảm

hiệu quả sử dụng nhiên liệu, mặt khác chính là trở ngại cho việc sử dụng tro bay làm
phụ gia bê tông hoặc cho các mục đích khác.
2.2

Chất thải rắn

2.2.1 Chất thải rắn công nghiệp
Xỉ than:
Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại sử dụng ~10.000 tấn than cám/ngày làm nhiên liệu
đốt chính. Lượng xỉ than của nhà máy thải ra tương đương 30% lượng than sử dụng.
Do đặc điểm của nhà máy Nhiệt điện sử dụng than đốt sinh nhiệt năng nên chất thải
rắn chủ yếu là tro và xỉ than. Xỉ thải ra theo hai con đường khô và ướt:
+ Xả khô: xỉ theo ống dẫn đưa tập trung ra bãi xỉ thải ngay tại nhà máy. Xỉ khô
được đem bán cho các công ty sản xuất ximăng lấy làm phụ gia trộn vật liệu.
+ Xả ướt: xỉ theo ống dẫn đưa ra hồ thải tại đây các công ty có thể khai thác xỉ ướt
tại hồ để phục vụ sản xuất gạch, phụ trộn sản xuất ximăng, phần thu được sau
khi lấy xỉ khô còn lại theo đường ống quay vòng.
Xỉ than là những chất vô cơ không cháy được và các tạp chất khác trong than .
Các kết quả thí nghiệm cho thấy, trong tro xỉ than của nhà máy Phả Lại đều chứa các
nguyên tố gây ô nhiễm môi trường như các nguyên tố kim loại nặng As, Zn, Cr và Pb.
Các nguyên tố này tồn trữ nhiều trong tro xỉ, dễ tách chiết và có mức giải phóng
nhanh. Bên cạnh đó còn có thêm các chất khác như Cd, Hg, Co và Ni. Chính vì vậy,
xung quanh các hồ chứa xỉ than, chất lượng nước ngầm, hoạt động sản xuất nông
nghiệp, cảnh quan của khu vực lân cận bị ảnh hưởng không nhỏ
Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải: Cặn lò hơi có trong nước thải lò hơi, khi xử
lý nước, cặn sẽ lắng tại bể nước trong thành bùn.
Bao bì hóa chất; giẻ nhiễm dầu mỡ
2.2.2 Chất thải rắn nguy hại
Cặn dầu FO ở bể tách dầu: cặn dầu FO từ quá trình đốt dầu có trong nước thải
được đưa về bể tách dầu để tách dầu ra khỏi nước.

Bụi lò hơi và tro bay có chứa dầu: trong quá trình hoạt động của lò hơi, khi phun
dầu FO vào để cháy kèm than khi chế độ cháy của lò không ổn định, khi khởi động,
lúc ngưng lò, làm cho bụi và tro bay bị nhiễm dầu.


2.2.3 Chất thải rắn sinh hoạt
Tính đến đầu năm 2006 tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty có 2.222
người. Tính trung bình trong một năm lượng chất thải sinh hoạt của nhà máy khoảng
450 tấn.
( Nguồn : ).

CHƯƠNG 3 : CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI NHÀ MÁY

Cảng

Kho

Turbin

Dây
chuyền
Lò hơi

Bụi, than
rơi vãi

Máy
nghiền
sấy


Bụi,
tiếng
ồn

Nước làm
mát, tiếng ồn
Khí, bụi xỉ,
nhiệt, hơi,
xỉ lò

Quy trình công nghệ

Điện


3.1 Quy trình công nghệ xử lý khí lẫn tro bay của nhà máy

Khí+ bụi

Lọc bụi tĩnh
điện

Khí

Bụi thu
được phun
nước

Tháp hấp
thụ CaCO3


Dòng thải
chứ bùn, xỉ

Ống khói

Sơ đồ công nghệ xử lí khí thải
Dùng phương pháp lọc tĩnh điện ta thu được bụi và khí riêng. Bụi sau khi thu
được phun nước chuyển thành dòng thải chứa bụi xỉ . Còn khí sau khi lọc tĩnh điện là
khí sạch bụi sẽ được đưa vào tháp hấp thu () rồi chuyển ra ống khói.

Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải từ lò hơi đốt than


Khí sinh ra từ lò hơi có nhiệt độ rất cao được sục vào trong bể tản nhiệt kín chứa
nước lạnh để giảm nhiệt độ. Dòng khí mang theo nhiệt độ cao làm cho nước trong bể
nóng lên. Nước nóng trong bể trong bể tản nhiệt đi theo ống dẫn được lưu thông vào
bể làm mát. Máy thổ khí cung cấp khí tươi cho hệ thống đường ống sục khí dưới đáy
của bể làm mát. Kết quả nước trong bể này được làm mát và tuần hoàn trở lại bể tản
nhiệt theo dòng đối lưu.
Nhiệt độ dòng khí thải tại bể tản nhiệt được giảm xuống đáng kể, dòng khí này đi
lên từ đáy bể sẽ theo đường ống dẫn khí đi lên tháp tản nhiệt tại đay được bố tri hệ
thống dàn phun mưa cùng 2 lớp vật liệu lọc với các vách ngăn tràn. Dung dịch hấp thụ
được bơm từ bể chứa dung dịch theo ống dẫn đén dàn phun mưa. Nhờ sự phân bố đều
dung dịch dung dịch trên toàn bộ thiết tiết diện ngang của 2 lớp vật liệu lọc làm cho
khả năng tiếp xúc giữa dòng khí và dung dịch tăng cao.
Các chất rắn được lắng nhờ hệ thống ly tâm được đặt trong bể chứa dung dịch.
Cặn lắng được bơm vào bể chứa bùn và đem đi xử lý, dung dịch hấp thụ được bơm
tuần hoàn trở lại tháp.
Nhà máy sử dụng hệ thống lọc bụi tĩnh điện dạng tấm . Thiết bị lắng tĩnh điện

này sử dụng một hiệu điện thế cực cao để tách bụi, tro bay ra khỏi dòng khí. Có 4 bước
cơ bản thực hiện là:
- Dòng điện làm các hạt bụi bị ion hóa, tích điện âm
- Chuyển các ion bụi từ các bề mặt thu bụi bằng lực điện trường
-Trung hòa điện tích của các ion bụi lắng trên bề mặt thu
-Tách bụi lắng ra khỏi bề mặt thu. Các hạt bụi có thể được tách ra bởi một áp
lực hay nhờ rửa sạch

Sơ đồ hệ thống lọc bụi tĩnh điện


Nhà máy nhiệt điện Phả Lại có 6 tổ máy phát điện và cả 6 tổ máy đều sử dụng
thiết bị lọc bụi kiểu tĩnh điện.
Tro bay thu tại phễu gom của hệ thống lọc bụi tĩnh điện. Mỗi một tổ máy 300
MW được trang bị một silô chứa tro bay thể tích 2.500m3 tương đương với 2000 tấn.
Theo dõi vận hành các tổ máy 300 MW cho thấy phần lớn tro bay lắng đọng ở trường
đầu tiên và trường thứ hai của thiết bị lọc bụi tĩnh điện, ngược lại, càng về các trường
phía sau thì hàm lượng cácbon không cháy hết càng lớn.
Tro bay được các công ty đăng ký thu mua ngay tại nhà máy theo từng ngày để
về làm phụ gia sản xuất xi măng.
3.2 Công nghệ xử lý chất thải rắn
3.2.1 Công nghệ xử lý chất thải rắn công nghiệp
a/ Xử lí xỉ than
Tro từ các bộ lọc và xỉ từ các lò được trộn với nước theo tỉ lệ 1:9, tạo hỗn hợp
bùn, sau đó được các bơm thải xỉ đẩy ra hồ chứa - hồ thải Bình Giang. Công suất bơm
thải xỉ 1700kw.
Nước tống, tưới cùng với tro xỉ từ các lò vận hành theo mương xỉ vào bể thu
nhận xỉ, đi vào hố thu kim loại, sau đó qua các bơm thải cấp 1, cấp 2 rồi được đẩy lên
hồ chứa xỉ. Có 4 hệ thống cửa xả dẫn bùn từ nhà máy tới hồ chứa.
Hồ Bình Giang: Hồ chứa xỉ Bình Giang được đưa vào sử dụng khi hồ chứa xỉ

Khe Lăng ngừng hoạt động. Dung tích bãi xỉ Bình Giang có thể lên tới 3.72 triệu m3.
Tro xỉ sau khi đưa lên hồ Bình Giang do chính quyền nơi đây quản lý. Họ bán
cho 4 công ty cùng khai thác về làm vật liệu xây dựng. Tro xỉ được tuyển nổi, sấy khô,
đóng bao sử dụng làm phụ gia cho vật liệu chống thấm. Ngoài ra còn có các hộ gia
đình trong khu vực đến khai thác tự do, trái phép. Họ tuyển tro xỉ làm nhiên liệu nung
vôi (trộn xỉ than với đất đỏ dùng để nung vôi với tỷ lệ 5:2, hoặc đun nấu (trộn xỉ than
với bùn để đun nấu).
b/ Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải:
Bùn tại bể nước trong, sau khi bùn được lắng sẽ hút sang bể tích bùn, từ đó bơm
sang hệ thống thải xỉ cùng với bùn xỉ than bơm lên hồ thải Bình Giang.
c/ Bao bì hóa chất, giẻ nhiễm dầu mỡ:
Hàng tháng, công ty TNHH Môi trường xanh đến công ty thu gom rồi đem đi xử
lý theo quy định


3.2.2 Công nghệ xử lý chất thải rắn nguy hại
a. Cặn dầu FO
Cặn dầu sau khi thu gom bằng cần gạt dạng máng (với dầu nhẹ) và bằng phương
pháp tỷ trọng (với dầu nặng) được đem đi thiêu kết hoặc chôn.
b/ Bụi lò hơi và tro bay có chứa dầu
Chưa được phân loại, hiện vẫn thu gom bằng hệ thống lọc bụi tĩnh điện sau đó
đem bán cho các công ty về làm phụ gia sản xuất xi măng.
3.2.3 Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Công ty chưa có bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt. Chất thải sinh hoạt của công ty
được đội vệ sinh thu gom 2 lần một tuần rồi đưa đến bãi chôn lấp chất thải chung.
3.3 Công nghệ xử lí nước thải
Có một số vấn đề như:Dòng nước thải có chứa dầu thì ta phải làm lắng dòng
nước thải này lại rồi vớt váng dầu.Đây là biện pháp rẻ tiền mà lại nhanh nhất cũng như
có hiệu quả tốt.
Nước lắng trong hồ xỉ Bình Giang được thu hồi vào bể chứa và bơm ngược về

công ty sử dụng cho việc vạn tải tro xỉ.
Nước làm mát cho các bình ngưng được lấy từ 2 trạm bơm tuần hoàn cạnh bờ
sông gần công ty được thải ra 2 bên kênh hở chảy ra thượng và hạ lưu sông Thái
Bình,1 phần nước được tuần hoàn quay trở lại,phần còn lại tưới cho các cánh đồng lúa
phía Nam của huyện Chí Linh bằng kênh Phao Tân-An Bài.
( Nguồn :
-

/> /> ).


CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP
4.1

Tiết kiệm điện

Thực tế việc phát thải bụi hay các khí ô nhiễm do sản xuất điện năng để đáp ứng
nhu cầu tiêu dung điện ngày càng cao của chúng ta, do đó việc thực hành tiết kiệm
điện năng trong sản xuất và sinh hoạt chính là một biện pháp hữu hiệu góp phần giảm
gây ô nhiễm không khí
4.2

Giảm thiểu phát thải tại nguồn

Thay thế nhiên liệu từ than dầu hay khí sẽ làm giảm đáng kể lượng bụi phát thải
nhưng cách này có thể chỉ khả thi đối với nhà máy nhiệt điện than cũ đang có điều kiện
tài chính chuyển đổi công nghệ.
Tuần hoàn tái sử dụng bụi nhiệt điện bằng công nghệ tiên tiến lò hơi tầng sôi tuần
hoàn ( kết hợp với kỹ thuật chán than sạch). Nguyên tắc ở đây là hiệu suất đốt nhiệt
điện than khởi công xây dựng trong vài năm gần đây đều áp dụng công nghệ lò hơi

tầng sôi tuần hoàn, ví dụ nhà máy nhiệt điện than Mông Dương I khởi công năm 2008.
4.3 Làm sạch than trước khi vào lò:
Hiệu suất các nhà máy nhiệt điện dùng than ở các nước đang phát triển khoảng
30%, các nước phát triển khoảng 36%. Hiện nay trên thế giới đang ứng dụng công
nghệ làm sạch than trước khi vào lò (giảm lượng xỉ 50%), giảm phát thải SO2, cải
thiện hiệu suất nhiệt và giảm lượng CO2.
4.3

Tăng cường mức độ phát tán bụi
Phương án tăng cường mức độ phát tán bụi thể hiện ở 2 điểm :
+ Quy hoạch vị trí xây dựng thích hợp
+ Tính toán ống khói cho phù hợp

Về quy hoạch vị trí xây dựng nhà máy nhiệt điện thường gần nguồn nhiên liệu và
xa trung tâm phụ tải vì chi phí vận tải nhiên liệu đến thường lớn hơn nhiều chi phí
truyền tải điện năng đi, phải xa khu dân cư để tránh tác hại của ô nhiễm môi trường và
càng gần nguồn nước làm mát. Ngoài ra còn phải chú ý đến điều kiện địa hình, khí hậu
để xây dựng hợp lý nhất.
Chiều cao ống khói phù hợp sẽ phát huy tác dụng rất lớn tăng cường phát tán chất
ô nhiễm (bụi và khí độc hại). Để tính chiều cao ống khói cần biết mức phát thải, nhiệt
độ khói, tốc độ khói, hàm lượng và thành phần chất ô nhiễm, các giá trị cho phép theo
tiêu chuẩn môi trường và đặc tính vùng đang xét.


III. Kết luận
Vai trò của nhà máy nhiệt điện Phả Lại là vô cùng quan trọng đối với hệ thống
lưới điện quốc gia. Nhà máy đóng vai trò quan trọng đối trong nền kinh tế quốc dân.
Nhiệt điện Phả Lại tuy trải qua thời gian làm việc và mức độ tăng mức sử dụng năng
lượng tăng nhanh chóng do việc phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng nó vẫn
đáp ứng nhu cầu điện năng cho miền Bắc.

Qua bài tiểu luận này sẽ giúp cho chúng em hiểu thêm về dây chuyền sản xuất
của nhà máy, chế độ làm việc, đặc tính kĩ thuật và quy trình vận hành của nhà máy.
Đồng thời giúp cho chúng em hiểu được sơ đồ tổ chức sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế
kĩ thuật của nhà máy, cũng như các biện pháp xử lí các chất thải khi vận hành nhà
máy.


IV. Tài liệu tham khảo :
-

/>
-

/>
-

).

-

/>
-

/>
-

Báo cáo thuyết minh quá trình xây dựng và phát triển của Công ty cổ phần
nhiệt điện Phả Lại.




×