MỞ ĐẦU
Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế phát triển
trang trại là bước đi tất yếu. Kinh tế trang trại góp phần khai thác có hiệu quả các
nguồn lực, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng nhiều, thu hút nhiều lao
động, tạo ra khả năng to lớn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật…
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông
nghiệp và thuỷ sản Trung ương, năm 2011, cả nước có 20.065 trang trại (tính theo tiêu
chí mới). Trong đó, riêng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ có 11.697 trang
trại, chiếm 58,3% tổng số trang trại trong cả nước.
Tại Đồng Tháp, việc phát triển kinh tế đang được đẩy mạnh với nhiều loại hình
trang trại: trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại trồng trọt…
Riêng ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp thì sản xuất lúa giống theo quy mô trang
trại đã xuất hiện ở nhiều địa phương. Mô hình đã đem lại nhiều lợi nhuận và hiệu quả
kinh tế cao. Đồng thời mô hình này góp phần đảm bảo đủ lúa giống cho việc canh tác.
Bên cạnh những mặt thuật lợi khi sản xuất lúa giống theo quy mô trang trại như:
điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất đai, khí hậu, sông ngòi chính sách ưu đãi của nhà
nước… thì mô hình còn gặp phải nhiều khó khăn. Trình độ quản lý của chủ trang trại
chưa cao, kinh tế trang trại mang tính tự phát, thị trường giá cả chưa ổn định, thiếu vốn
đầu tư, sự hợp tác lỏng lẻo giữa các khâu sản xuất – chế biến – tiêu thụ, chất lượng sản
phẩm chưa đồng đều, chưa chú ý đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động…
Trước thực trạng đó, nhóm chúng tôi tiến hành “Điều tra, đánh giá các mặt
sản xuất, kinh doanh và quản lý rủi ro trong sản xuất, kinh doanh của trang trại
sản xuất lúa giống Ngô Khuê tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp” nhằm hiểu
rõ hơn về sản xuất lúa giống theo quy mô trang trại và cách quản lý một trang trại,
đồng thời đánh giá được các mặt rủi ro và đề ra hướng khắc phục để tăng năng suất,
chất lượng sản phẩm, và hiệu quả kinh doanh.
1
Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp
1.1.1 Vị trí địa lý
Thanh Bình là một huyện vùng sâu, thuộc vùng trọng điểm sản xuất lương thực
của tỉnh Đồng Tháp, phía tây bắc giáp Hồng Ngự, phía tây và tây nam giáp An Giang,
phía đông và đông bắc giáp Tam Nông, phía đông nam giáp Cao Lãnh. Được thành lập
trên cơ sở chia tách huyện Tam Nông cũ ngày 23/02/1983. Huyện có diện tích 341 km2
và dân số là 163.130 người. Huyện Thanh Bình được chia làm 13 đơn vị hành chính
bao gồm: 01 thị trấn và 12 xã, trung tâm hành chính đặt tại thị trấn Thanh Bình (số liệu
năm 2012).
1.1.2 Địa hình
Thanh Bình là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, diện tích mặt nước
khá lớn, đất đai phì nhiêu màu mỡ, Thanh Bình được phân định gồm 3 vùng: vùng cù
lao, vùng ven và vùng sâu. Do vậy, việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
đặc biệt là các loại cây con phục vụ cho công nghiệp chế biến rất thích hợp. Đặc biệt
vùng bãi bồi ven sông được tận dụng để nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao.
1.1.3 Khí hậu
Huyện Thanh Bình cũng như các địa phương khác của tỉnh Đồng Tháp, có khí
hậu mang đặc tính nhiệt đới gió mùa quanh năm, với 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt,
mùa mưa thường từ tháng 5-11 và mùa khô từ tháng 12-4 của năm sau. Nhiệt độ trung
bình năm trên 27,3oC, cao nhất vào tháng 4 với 29,5 oC, thấp nhất vào tháng 1 với
25,1oC. Số giờ nắng trung bình là 6 – 8 giờ/ngày, 2522,4 giờ/năm, cao nhất vào tháng 4
với 275 giờ, thấp nhất vào tháng 9 với 143 giờ.
Lượng mưa trung bình năm là 1,739 mm, phân bố không đều, 99% lượng mưa
trong năm tập trung từ tháng 5 – 11. Độ ẩm trung bình năm 83%, cao nhất vào tháng 9,
tháng 10 với khoảng 88%, thấp nhất vào tháng 12 với 81%. Lốc xoáy, mưa giông, sấm
2
sét ảnh hưởng ngày càng ngiêm trọng, thường xuyên hơn. Mùa mưa có xu hướng thất
thường.
Thường xảy ra các đợt hạn hán cục bộ. Nhiệt độ có xu hướng tăng, nhiều đợt
nắng nóng kéo dài, nhiệt độ giữa trưa rất cao, có hiện tượng khô hạn thiếu nước cho
sản xuất.
1.1.4 Thủy văn
Chế độ thủy văn theo 2 mùa: mùa lũ và mùa khô với 2 đỉnh thủy triều trong ngày.
Mùa lũ thường từ tháng 7-11 và mùa kiệt từ tháng 12-6 năm sau.
Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Sông chính là sông Tiền chạy qua
tỉnh với chiều dài 132 km. Dọc theo 2 bên bờ sông Tiền là hệ thống sông ngang dọc.
Nước ngọt quanh năm, không bị nhiễm mặn. Sông Tiền là nguồn cung cấp chủ
yếu với lưu lượng bình quân 11.500 m3/giây, lưu lượng lớn nhất vào mùa lũ đạt 41.504
m3/ giây, lưu lượng nhỏ nhất vào mùa cạn 2.000 m3/giây.
1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp
Với tinh thần tích cực, khẩn trương và quyết tâm cao của các ngành, các cấp nên
tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện tiếp tục tăng trưởng tích cực. Kinh tế tiếp
tục duy trì nhịp độ tăng trưởng cao, ước đạt 14,75% vượt kế hoạch đề ra; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của từng khu vực, từng ngành; sản
xuất nông nghiệp đạt kết quả nổi bật, sản lượng lúa đạt 275.878 tấn; sản lượng nuôi
trồng thủy sản đạt 104.414 tấn (số liệu năm 2011).
Hoạt động giáo dục - đào tạo phát triển; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân,
xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách an sinh xã hội được
quan tâm thực hiện tốt; các phong trào: xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân
cư, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao... tiếp tục được đẩy mạnh. Quốc phòng, an
ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định
Huyện đã đẩy mạnh việc cơ giới hóa trong sản xuất, tiếp tục triển khai đề án máy
gặt đâp liên hợp và xây dựng đề án phát triển trạm bơm điện,… phấn đấu đến năm
2015 toàn huyện có trên 150 máy gặt đập liên hợp, diện tích thu hoạch bằng máy gặt
3
đập liên hợp chiếm trên 75% diện tích sản xuất trở lên và sản lượng lúa được sấy đạt
45%. Đồng thời, huyện cũng đã kiên cố hóa đê bao chống lũ triệt để, chủ động nước
tưới tiêu, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ khâu chọn giống, làm
đất, chăm sóc.
1.3 Vai trò của cây lúa đối với nền kinh tế của huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp
Thanh Bình là một trong những huyện có sản lượng lúa nhiều nhất tỉnh. Đặc biệt,
cây lúa vẫn là cây mang tính chủ lực suốt trong 2 vụ mùa chính, được bố trí đều khắp
các xã, thị trấn, lúa chất lượng cao- lúa đặc sản chiếm 95% diện tích, sản lượng lúa
luôn ổn định 240.000 tấn/năm. Vì vậy, cây lúa gắn liền với đời sống người dân huyện
Thanh Bình.
1.4 Khái quát về trang trại
1.4.1 Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại
Theo Lê Trọng (2000) trang trại là cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp
của một hoặc một nhóm nhà kinh doanh.
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là doanh nghiệp trực tiếp sản
xuất ra nông sản, hàng hóa dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, được
chủ trang trại đầu tư vốn , thuê mướn phần lớn và hầu hết sức lao động và trang thiết
bị, tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường và
được nhà nước bảo hộ theo luật định (Lê Trọng, 2006).
Tiêu chuẩn xác định trang trại:
- Trồng cây hàng năm: >1 ha đối với miền Bắc và miền Trung, >3 ha đối với các tỉnh
Nam Bộ.
- Trồng cây lâu năm: 3-5 ha.
- Trồng cây rừng: >10 ha.
4
1.4.2 Lịch sử hình thành và tình hình phát triển trang trại trên thế giới và ở Việt
Nam
1.4.2.1 Lịch sử hình thành và tình hình phát triển trang trại trên thế giới
Kinh tế trang trại có lịch sử phát triển lâu đời, các chuyên gia về sử học và kinh tế
học thế giới đã chứng minh từ thời đế quốc La Mã, các trang trại đã hình thành trong
đó lực lượng sản xuất chủ yếu là các nô lệ. Ở Trung Quốc trang trại có từ đời nhà
Đường. Trang trại trên thế giới bắt đầu phát triển mạnh khi chế độ tư bản chủ nghĩa ra
đời. Năm 1802 ở Pháp có 5.672.000 trang trại, năm 1882 ở Tây Đức có 5.278.000, năm
1990 ở Mỹ có 5.737.000, năm 1963 Thái Lan có 3.214.000 và Ấn Độ có hơn 44 triệu
trang trại.
Quá trình phát triển công nghiệp, số lượng các trang trại giảm, nhưng quy
mô về diện tích và quy mô về doanh thu tăng lên. Hiện nay ở Mỹ có 2,2 triệu trang trại,
ở Pháp có 0,98 triệu trang trại và ở Hà Lan là 1.500 trang trại. Như vậy, trang trại là
một mô hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nông nghiệp, xu thế tất yếu của sản xuất
nông nghiệp hàng hoá.
1.4.2.2 Lịch sử hình thành và tình hình phát triển trang trại ở Việt Nam
Trang trại nước ta được hình thành từ thời nhà Trần với hình thức điền trang. Đến
thời Hậu Lê, nhà nước chủ trương mở rộng khẩn hoang lập đồn điền. Đồn điền cũng
đồng nghĩa với trang trại. Đến đời nhà Nguyễn, nhà nước ban hành 25 quyết định về
khẩn hoang với hình thức chủ yếu là chiêu mộ dân phiêu tán để khai hoang lập ấp trại
hoặc xã. Đến thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, nhằm mục đích khai thác thuộc địa, làm
giàu cho chính quốc. Năm 1888, toàn quyền Đông Dương ra nghị định cho bọn địa chủ
thực dân được quyền lập các đồn điền – trang trại.Từ Cách mạng Tháng Tám năm
1945 đến năm 1975. Ở miền Nam, vẫn duy trì và phát triển hình thức đồn điền tư bản
thực dân ở những vùng địch chiếm đóng. Ở miền Bắc, nhà nước tịch thu các đồn điền
của thực dân Pháp và địa chủ phản động chia cho nông dân, một số chuyển thành cơ sở
sản xuất nông nghiệp của Nhà nước. Từ năm 1975 đến năm 1986: miền Nam được giải
5
phóng các đồn điền – trang trại kiểu tư bản cũng đã được nhà nước tịch thu chuyển
thành nông trường quốc doanh. Từ năm 1986 đến nay: với tinh thần đổi mới, xây dựng
nền kinh tế với cơ cấu nhiền thành phần, cùng với việc tăng cường hợp tác quốc tế, ứng
dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, các trang trại đã xuất
hiện và phát triển ở nhiều nơi (năm 1989 cả nước có 5.125 trang trại với khoảng 22.946
ha đến năm 1999 tăng lên 90.167 trang trại với tổng diện tích khoảng 396.282 ha).
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông
nghiệp và thuỷ sản Trung ương, năm 2011, cả nước có 20.065 trang trại (tính theo tiêu
chí mới). Trong đó, riêng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ có tới 11.697
trang trại, chiếm 58,3% tổng số trang trại trong cả nước. Trung du và miền núi phía
Bắc có số trang trại ít nhất với 587 trang trại, chiếm tỷ lệ 2,9%. Ở khu vực này, trang
trại chăn nuôi chiếm đa số với 506 trang trại.
Tính đến năm 2011, cả nước có 8.642 trang trại trồng trọt, chiếm 43% tổng số
trang trại; 6.202 trang trại chăn nuôi, chiếm 30,9%; 4.443 trang trại nuôi trồng thuỷ hải
sản, chiếm 22,1%; 737 trang trại tổng hợp, chiếm 3,7% và 51 trang trại lâm nghiệp,
chiếm 0,3%. Qua số liệu trên cho thấy, số lượng trang trại trồng trọt chủ yếu tập trung
ở vùng Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, với 7.089 trang trại,
chiếm tới 90,4% số trang trại trồng trọt trong cả nước. Số trang trại nuôi trồng thuỷ hải
sản chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, với
4.090 trang trại, chiếm 92,3% tổng số trang trại thuỷ sản. Số trang trại chăn nuôi chủ
yếu tập trung ở vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng, với 4.240 trang trại,
chiếm 68,3% tổng số trang trại chăn nuôi.
1.4.3 Vai trò và lợi ích của trang trại
1.4.3.1 Vai trò của trang trại
Theo Lê Trọng (2006) thì trang trại là “tế bào” của nền nông nghiệp hàng hóa, là
bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống nông nghiệp, là bộ phận để tổ chức lại nền
6
nông nghiệp, đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển nền nông nghiệp hàng hóa thích
ứng với sự hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường, nó đa và đang “đánh thức
dậy” nhiều vùng đất hoang hóa, đồi trọc, sử dụng một phần sức lao động dư thừa tại
chỗ để sản xuất ra nông sản hàng hóa. Nó có vai trò quan trọng trong việc khôi phục,
bảo vệ, phát triển môi trường, xây dựng và phát triển nông thôn mới.
1.4.3.2 Lợi ích của trang trại
Theo Trần Kiên và Phúc Kỳ (2000) thì việc hình thành các trang trại đã mang lại
nhiều lợi ích. Đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, sử dụng có hiệu quả đất đai, tích tụ vốn,
nâng cao trình độ thâm canh, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, sử
dụng công nhân có hiệu quả, thu hút vốn nhàn rỗi trong các hộ gia đình để mở rộng sản
xuất, làm giàu cho mỗi gia đình và đất nước, tạo điiều kiện cho các nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, góp phần tạo ra sức mạnh bền vững cho nền
kinh tế.
Đồng thời, việc hình thành trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động
ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi
nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa trong nông nghiệp và nông thôn.
1.4.4 Đặc trưng chủ yếu của trang trại và kinh tế trang trại
1.4.4.1 Đặc trưng chủ yếu của trang trại
Theo tổng cục thuế, mỗi trang trại đều hội tụ 4 đặc trung cơ bản sau: Có quy mô
sản xuất tương đối lớn so với mức trung bình của kinh tế hộ tại địa phương, tương ứng
với từng ngành sản xuất cụ thể như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản; có dử dụng lao động thường xuyên; chủ trang trại phải là người có kiến thức, kinh
nghiệm về nông, lâm, ngư nghiệp và trực tiếp điều hành sản xuất tại trang trại; lấy sản
xuất hàng hóa làm hướng chính và có thu nhập vượt trội so với mức trung bình của
kinh tế hộ tại địa phương.
7
1.4.4.2 Đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại
Theo Lê Trọng (2000), kinh tế trang trại bao gồm 5 đặc trưng sau:
Một là chuyên môn hóa, tập trung sản xuất hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu thị
trường, có lợi nhuận cao. Đây là đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại so với kinh tế
nông hộ. Trong đó giá trị sản phẩm vá sản phẩm hàng hóa là chỉ tiêu trự tiếp đánh giá
về quy mô trang trại nhỏ, vừa và lớn. Quy mô trang trại thường lớn hơn nhiều so với
quy mô nông hộ và có tỷ suất nông sản hàng hóa trên 85%.
Hai là về thị trường, đã sản xuất hàng hóa thì hàng hóa luôn gắn liền với thị
trường, do đó thị trường bán sản phẩm và mua vật tư là nhân tố có tính quyết định
chiến lược phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa cả về chất lượng, số lượng và hiệu
quả kinh doanh của trang trại. Vì vậy, trong quản lý trang trại, vấn đề tiếp cận thị
trường, tổ chức thông tin của thị trường đối với kinh doanh của trang trại là nhân tố
quyết định nhất.
Ba là có nhiều khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật hơn, tốt hơn kinh tế nông hộ
vì trang trại có nguồn vốn, có lãi nhiều hơn.
Bốn là về lao động, các trang trại có sử dụng nguồn lao động vốn có của gia đình,
nhưng hầu hết chủ yếu là thuê mướn lao động làm thường xuyên và quanh năm và
trong các thời vụ với số lượng nhiều ít khác nhau theo quy mô trang trại.
Năm là các chủ trang trại có ý chí làm giàu, có phương pháp nghệ thuật làm giàu
và có những điều kiện nhất định để tạo lập trang trại.
1.4.5 Những vấn đề cơ bản trong quản lý trang trại
1.4.5.1 Xác định phương hướng, mục tiêu kinh doanh
Phương hướng sản xuất gắn liền với quy mô sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Dựa vào sự phân tích khoa học về cung cầu ở thị trường. Đánh giá các điểm
mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường. Từ đó xác định
8
phương hướng và quy mô sản xuất hàng hóa, dịch vụ nông, lâm, ngư nghiệp của trang
trại.
1.4.5.2 Lập kế hoạch hành động
Từ những phân tích về phương hướng, mục tiêu kinh doanh mà người quản lý
trang trại cần lập ra những kế hoạch hành động chi tiết để phát triển trang trại. Kế
hoạch hành động có thể là kế hoạch dài hạn (phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế của cây
trồng và vật nuôi), kế hoạch trung hạn (khoảng 5 năm), kế hoạch hằng năm (cụ thể hóa
kế hoạch trung hạn).
1.4.6 Bốn điều cần ưu tiên trong quản lý kinh doanh
1.4.6.1 Thị trường
Phải nắm được nội dung và đặc trưng của từng loại thị trường và các quy luật vận
động sản xuất hàng hóa. Nắm chắc thông tin thị trường như: tình hình cung cầu về số
lượng, chất lượng hình thức mẫu mã, chủng loại sản phẩm.
Dự đoán xu hướng phát triển và thay đổi của thị trường trên cơ sở xây dựng chiến
lược kinh doanh để mang lại hiệu quả nhất cho trang trại.
1.4.6.2 Sản phẩm
Sau khi nắm được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, trang trại quyết định chiến
lược sản phẩm trên cơ sở xác định chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất sản phẩm
hàng hóa ở một quy mô hợp lý, đồng thời xác định các ngành phối hợp phù hợp với tài
nguyên, với những yếu tố kinh doanh của trang trại, đảm bảo doanh thu được lợi nhận
cao.
1.4.6.3 Vốn
Vốn là một trong những điều kiện quan trọng nhất để tiến hành sản xuất kinh
doanh trang trại. Vì vậy việc đảm bảo nguồn vốn kinh doanh sẽ là yếu tố quyết định
việc thành bại của một trang trại và nó cũng là yếu ảnh hưởng đến việc thúc đẩy và
9
phát triển trang trại trong tương lai. Vốn có thể được hình thành từ hai nguồn: Vốn tự
có và vốn vay.
Vốn trong sản xuất kinh doanh một trang trại được chia làm hai nguồn chính là
vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là nguồn vốn dùng trong việc kinh doanh
như: tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất dịch vụ, giá trị của chúng được chuyển vào
sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất qua khấu hao. Vốn lưu động thường xuyên vận động
và thay đổi hình thái qua 3 giai đoạn: vốn trong quá trình dự trữ dưới dạng nguyên liệu,
vật tư cho sản xuất; vốn từ sản phẩm được tạo ra; vốn trong quá trình lưu thông phân
phối.
1.4.6.4 Kỹ thuật
Trang trại cần ưu tiên phát triển kỹ thuật theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, luôn cải tiến kỹ thuật đê nâng cao năng suất và chất lượng. Đổi mới
quy trình công nghệ nhằm tăng năng suất lao động. Tăng khả năng trạnh canh của
trang. Tránh gặp khuôn, máy móc làm giảm hiệu quả kinh tế. Qui trình công nghệ có
ảnh hưởng quyết định đói với chất lượng sản phẩm vì vậy việc cãi tiếng công nghệ
phải tiến hành từng bước phù hợp vơi diều kiện và khả năng của từng trang trại ở từng
vùng, từng thời gian cụ thể.
1.4.7 Quản lý con người và lao động
Trang trại phát triển đã thu hút một lượng lớn lao động để vào làm việc, nhất là ở
các vùng nông thôn, vùng núi, tạo nhiều công ăn việc làm cho nhũng người thất
nghiệp.
Nguyên tắc quản lý: việc quản lý lao động có vị trí quan trọng, làm sao phải tạo
dược quyền tự chủ trong công việc của mỗi người để đạt dược hiệu quả công tác và sản
xuất tốt, phải gắn lợi ích thành quả lao động để tạo ra động lực cá nhân, có kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực lao động.
Nội dung quản lý: phải quản lý được nguồn lực lao động cả về số lượng và chất
lượng. Phải biết sử dụng nguồn lao động như thế nào để tăng năng suất lao động. Tăng
10
động lực cho nguồn lao động về kinh tế và tinh thần để lực lượng lao động gắn bó lâu
dài với trang trại.
1.4.8 Quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là áp dụng một cách có hệ thống của chính sách quản lý, thủ tục,
thực hiện việc xác định, phân tích, đánh giá, xử lý và kiểm soát các rủi ro. Những rủi ro
trong sản xuất trang trại quy mô nông nghiệp: Rủi ro trong sản xuất, rủi ro về thị
trường, rủi ro về tài chính, rủi ro về pháp luật, rủi ro về nhân lực.
1.4.8.1 Rủi ro trong sản xuất
Bất lợi do thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, côn trùng, di truyền, yếu tố chất lượng
đầu vào,… ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, thiên tai ngày một nhiều có nguy cơ
làm giảm chất lượng nông sản. Cây giống chất lượng không đảm bảo làm giảm chất
lượng sản phẩm đầu ra.
1.4.8.2 Rủi ro về thị trường
Trong sản xuất nông nghiệp thời tiết là yếu tố cực kỳ quan trọng tác động trực
tiếp đến toàn bộ quá trình. Việc thay đổi cung cầu của thị trường và thị hiếu của người
tiêu dùng sẽ dẫn đến giá cả và đầu ra của sản phẩm gặp nhiều khó khăn, đồng thời việc
cạnh tranh với nước ngoài cũng hết sức gay gắt do người tiêu dùng sẽ có sự lựa chọn
về giá cả cũng như chất lượng và hình thưcs sản phẩm.
1.4.8.3 Rủi ro về tài chính
Tiền là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong sản xuất kinh
doanh. Nhưng hầu hết các chủ trang trại đều thiếu tiền mặt, như vậy không thể duy trì
hoạt động của trang trại một cách tốt nhất được. hiện nay có rất nhiều trang trại có nhu
cầu vay vốn nhưng thức tế mới chỉ có rất ít trong số đó được vay vốn từ ngân hàng.
1.4.8.4 Rủi ro về pháp lý
Có sự không thích hợp về mặt quản lý trong cấu trúc doanh nghiệp. Chủ trang
11
trại không nắm vững kế hoạch thuế và chuyển giao tài sản, về hợp đồng, luật lao
động….
1.4.8.5 Rủi ro về nhân lực
Rủi ro về nhân lực có thể là lao động kém, thiếu lao động có chất lượng, hầu hết
lao động thuê mướn đều chưa qua đào tạo và làm những công việc đơn giản theo thời
vụ.
1.4.8.6 Quản lý rủi ro
Muốn trang trại phát triển tốt và có hiệu quả cần thiết phải hạn chế các rủi ro trên.
Các chủ trang trại phải nắm rõ và lựa chọn hình thức sản xuất phù hợp với mình thông
qua việc định hướng thông tin của cơ quan nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các bên
với nhau để hạn chế rủi ro.
Thứ nhất là phải am hiểu kỹ thuật. Thứ hai, là phải có tiềm lực về vốn. Lãi suất
trong sản xuất nông nghiệp không cao, những năm đầu tiên đầu tư trong sản xuất nông
nghiệp gần như sẽ không có lợi nhuận, bởi vậy khi không có tiềm lực về vốn sẽ ít trụ
lâu được. Làm trang trại phải có nguồn vốn lớn, vay lãi suất bên ngoài để trang trải
100% đều thất bại. Thứ 3, chủ trang trại phải có trình độ quản lý, có khiếu kinh doanh
nếu đơn thuần chỉ có kỹ thuật thôi là chưa đủ. Kinh tế trang trại phải đẩy nhanh việc
cấp giấy chứng nhận trang trại.
Phương pháp làm giảm hoặc giảm nhẹ rủi ro: làm giảm sự biến thiên của biến cố,
trả chi phí để ấn định thu nhập tối thiểu, áp dụng các biện pháp linh động khi có sự
thay đổi về thời tiết và các điều kiện sản xuất, phát triển trang trại để làm giảm sự tác
động của các biến cố có thể xảy ra. Một phương pháp hữu hiệu trong việc giảm nhẹ rủi
ro là mua bảo hiểm. Tùy theo đặc điểm của trang trại mà ta có thể áp dụng một số
chương trình bảo hiểm như: IP (bảo hiểm cho sản xuất mùa vụ), LRP ( bảo vệ vật nuôi
và rủi ro), LGM (bảo hiểm chương trình bò sữa, gia súc và chăn nuôi khác của doanh
nghiệp)…(Sarah A. Drollette, 2009).
12
1.4.9 Hạch toán kinh doanh
Việc hạch toán kinh doanh phải tuân theo những nguyên tắc: Tự bù đắp chi phí và
có lãi, có quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính và nghiệp vụ kinh doanh, thực hiện giám
đốc bằng tiền đối với các hoạt động kinh doanh của trang trại, thực hiện khuyến lợi ích
vật chất và trách nhiệm vật chất.
1.5 Cây lúa và trang trại lúa giống
1.5.1 Sơ lược về cây lúa
Cây lúa (Oryza sativa) thuộc họ hòa bản (Gramineae), tộc Oryzae, loài Sativa,
glaberrima. Lúa là một trong các cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới và vùng
nhiệt đới, vì nó cung cấp lương thực cho khoảng 1/2 dân số trên trái đất (Nguyễn
Thành Hối, 2011).
Tùy theo giống và môi trường trồng, cây lúa thường cần 3-6 tháng từ nảy mầm
đến trưởng thành. Và sự sinh trưởng của cây lúa chia làm ba giai đoạn chính: giai đoạn
tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng), giai đoạn sinh sản (sinh dục), giai đoạn chín
(Yoshida,1981).
1.4.2 Yêu cầu điều kiện sinh thái của cây lúa
1.4.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa nhanh hay
chậm. Trong phạm vi giới hạn (20-30oC), nhiệt độ càng tăng cây lúa càng phát triển
mạnh. Nhiệt độ trên 40oC hoặc dưới 17oC thì cây lúa phát triển chậm lại (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008).
1.4.2.2 Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và phát dục của cây lúa
trên hai phương diện: cường độ ánh sáng và độ dài chiếu sáng trong ngày (quang kỳ).
Cường độ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự quang hợp, cây lúa chỉ sử dụng 65%
13
năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu tới ruộng lúa. Trong điều kiện bình thường lúc bức
xạ trung bình 250-300 cal/cm/ngày thì cây lúa sinh trưởng tốt (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008).
1.4.2.3 Nhu cầu nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển và hình
thành năng suất lúa. Lượng nước cần thiết cho cây lúa trung bình trong khoảng 6 đến
10 mm/ngày (Yoshida,1981). Lượng mưa trong năm là nguồn cung cấp nước chủ yếu
cho cây lúa.
1.4.2.4 Đất
Cây lúa được trồng rộng rãi ở nhiều vùng đất. Đất trồng lúa cần giàu dinh dưỡng,
nhiều hữu cơ, tầng canh tác dày, khả năng giữ nước và giữ phân tốt. Loại đất thịt hay
đất thịt pha sét, ít chua hoặc trung tính (pH = 5.5-7.5) là thích hợp đối với cây lúa.
Nhóm đất phù sa ở Đồng bằng song Cửu Long rất thích hợp cho lúa phát triển.
1.5.3 Giống lúa và thời vụ trồng
Hiện nay có rất nhiều loại giống lúa như nhóm OM, Jasmine, IR50404, MTL, lúa
mùa…..
Ở Đồng bằng sông Cửu Long thường sạ lúa vào 3 vụ trong năm:
Vụ Đông Xuân: tháng 11-12 đến tháng 2-3 dương lịch.
Vụ Hè Thu: tháng 3-4 đến tháng 6-7 dương lịch.
Vụ Thu Đông: tháng 7-8 đến tháng 10-11 dương lịch.
1.5.4 Sâu và bệnh hại lúa
Do môi trường thâm canh nên hiện nay cây lúa gặp phải nhiều loại sâu bệnh hại
tấn công. Sâu gây hại chính trên lúa thường là: rầy nâu, bù lạch, sâu ăn lá, sâu phao,
sâu keo, sâu cuốn lá, ốc bươu vàng…. Và bệnh thường xuất hiện trên lúa là: đốm vằn,
14
đạo ôn, lúa von, vàng lá chín sớm, thối cổ bông….
1.5.5 Trang trại lúa giống và tình hình phát triển trang trại lúa giống ở Đồng
Tháp
Tỉnh Đồng Tháp hiện đang phát triển mạnh loại hình xã hội hóa sản xuất lúa
giống theo như Trung tâm nhân giống của tỉnh, trạm, trại, cơ sở sản xuất giống và Hệ
thống sản xuất giống nông hộ của các tổ sản xuất, câu lạc bộ, hợp tác xã đã tập trung
sản xuất lúa siêu nguyên chủng, nguyên chủng và giống xác nhận. Toàn tỉnh có 6 đơn
vị sản xuất lúa giống đạt tiêu chuẩn “Địa chỉ xanh” và 1 đơn vị sản xuất giống lúa được
công nhận danh hiệu “Bạn nhà nông Việt Nam” và giải thưởng “Bông lúa vàng Việt
Nam”. Hàng năm các hệ thống sản xuất và cung ứng trong tỉnh đáp ứng cho nông dân
hơn 35% (19.800/55.000 tấn) giống lúa các loại.
Việc xã hội hóa sản xuất và cung ứng giống lúa tại Đồng Tháp chia thành 3 hệ
thống: Trung tâm giống Nông nghiệp và các trại giống huyện, Doanh nghiệp và các cơ
sở tư nhân nhân giống lúa và hệ thống Hợp tác xã (HTX), câu lạc bộ (CLB) và nông hộ
sản xuất giống.
Đối với hệ thống các doanh nghiệp và các cơ sở tư nhân, toàn tỉnh có 5 đơn vị
tham gia sản xuất, cung ứng khoảng 800 tấn giống nguyên chủng và xác nhận các loại
cho bà con. Ngoài ra, tỉnh còn có 23 HTX, 16 CLB và 1.881 nông hộ tham gia sản xuất
giống với diện tích 2.000ha, sản lượng giống đạt trên 15.000 tấn/năm..
1.5.6 Những khó khăn về sản xuất lúa giống
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động sản xuất lúa giống hiện còn gặp
nhiều khó khăn do yêu cầu thực hiện quy trình sản xuất khá nghiêm ngặt từ chăm sóc
đến thu hoạch, phải thường xuyên khử lẫn và đảm bảo độ khô của hạt lúa để lưu trữ lâu
dài. Trong khi đó, nông dân thường sử dụng lúa thịt để làm giống gây ảnh hưởng
không nhỏ đến năng suất lúa. Ngoài ra công tác hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ, bảo
15
quản giống của các cấp ngành vẫn chưa thực hiện hiệu quả. Các đơn vị sản xuất lúa
giống cũng gặp nhiều rủi ro do thiếu thông tin thị trường, không nắm bắt nhu cầu của
mùa vụ.Tình trạng thiếu quỹ đất sản xuất theo quy chuẩn cũng tác động không nhỏ đến
chất lượng sản phẩm. Nhiều bờ thửa chia cắt nhỏ lẻ, manh mún nên lúa giống dễ bị lẫn
tạp dẫn đến chất lượng suy giảm”. Ngoài ra, tại nhiều địa phương, việc xếp lịch thời vụ
chưa hợp lý nên các loại giống mới chưa phát huy được chất lượng như mong muốn.
Một số HTX chuyên sản xuất lúa giống nhưng chưa chuẩn bị tốt cơ sở vật chất như nhà
kho, sân phơi và thiếu chú trọng đến bao bì, nhãn hiệu hàng hóa. Do đó, sản phẩm làm
ra dù đạt chất lượng tốt nhưng lại ít có cơ hội giới thiệu ra thị trường nên gặp nhiều
khó khăn trong việc cạnh tranh với các cơ sở sản xuất khác.
``
16
Chương 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian, địa điểm
Thời gian điều tra: ngày 08 tháng 10 năm 2012
Địa điểm điều tra: Ấp Tân Phú, xã Tân Bình, Huyện Thanh Bình,tỉnh Đồng Tháp.
Đối tượng điều tra: Trang trại lúa giống Ngô Khuê.
2.1.2 Phương tiện điều tra
Phiếu điều tra thông tin đã chuẩn bị sẵn.
Dụng cụ điều tra: máy ảnh, thước, giấy, viết.
Phương tiên đi lại: xe máy, phà.
2.2 Phương pháp
2.2.1 Chọn địa điểm
Chọn trang trại lúa giống Ngô Khuê tại ấp Tân Phú, xã Tân Bình, huyện Thanh
Bình,tỉnh Đồng Tháp.
2.2.2 Xây dựng phiếu điều tra
Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở dựa vào phiếu điều tra của CBHD trước
đó, có sửa chữa và bổ xung, được giáo viên hướng dẫn thông qua.
2.2.3 Hình thức điều tra
Điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp chủ trang trại theo như phiếu điều tra đã
làm sẵn, trao đổi, ghi nhận cụ thể. Tham quan thực tế tình hình sản xuất của trang trại.
17
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Điều kiện tự nhiên
Qua kết quả điều tra, điều kiện tự nhiên ở Thanh Bình nói chung và trang trại
nói riêng rất thuận lợi cho cây lúa phát triển. Đất ở đây là phù sa màu mỡ, không nhiễm
phèn, không nhiễm mặn. Tuy nhiên, tại vùng điều tra có ngập úng nhưng nhờ có hệ
thống đê bao nên không ảnh hưởng đến sản xuất. Nguồn nước chính sử dụng là từ sông
Tiền. Đây là nguồn nước ngọt quanh năm dồi dào nên rất thuận lợi cho việc tưới tiêu.
3.2 Thông tin trang trại
3.2.1 Thông tin về chủ trang trại
Ngô Khuê hay còn gọi là ông Tư Khuê, là một nông dân cố cựu, sinh ra và lớn lên tại
huyên Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp. Ông Tư Khuê bắt đầu làm lúa giống từ năm 1995
thông qua Hội Nông dân huyện Thanh Bình phát động phong trào làm lúa giống, huyện
bao tiêu để cung cấp cho bà con trong vùng.
Năm 2002 ông hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh sản xuất giống cây trồng,
nông dân Tư Khuê lúc này bước vào thương trường với cái tên mới: doanh nghiệp Ngô
Khuê.
Qua nhiều lần học hỏi, hợp tác và mở rộng sản xuất, lúa giống Ngô Khuê tăng
dần sản lựơng từ 100 tấn/năm 2002 lên 400 tấn năm 2004. Năm 2005 tăng lên 800 tấn.
Đầu năm 2005, nông dân 52 tuổi này đã nộp hồ sơ đến Sở Khoa học - công nghệ Đồng
Tháp và Cục Sở hữu công nghiệp (Bộ KH-CN) để đăng ký thương hiệu “lúa giống Ngô
Khuê”.
Hiện nay ông có hệ thống đại lý cung cấp giống ở năm tỉnh Đồng Tháp, An
Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng.
18
3.2.2 Diện tích
Trang trại lúa giống Ngô Khuê có tổng diện tích 35 ha, trong đó đất thuộc quyền
sở hữu của ông Tư Khuê là 6,5 ha và đất thuê là 28,5 ha với giá 4.000.000 đồng/năm
trong thời hạn 5 năm.
3.2.3 Vốn
Trang trại có hai nguồn vốn là vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định gồm:
đất sản xuất của gia đình, máy bơm nước, máy gặt đập liên hợp, lò sấy, máy sàng lọc
hạt giống, máy cân định lượng……Vốn lưu động là nguồn vốn của gia đình.
3.2.4 Lao động
Trang trại có 3 người quản lý với trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cùng với 6
lao động làm việc theo hợp đồng với độ tuổi tử 25-50, ngoài ra ông còn thuê lao động
thời vụ khoảng 10 người/vụ.
3.2.5 Mô hình canh tác
Theo kết quả điều tra, trang trại lúa giống Ngô Khuê chỉ sản xuất độc canh
giống lúa thuần, để cải tiến thành giống lúa xác nhận, giống nguyên chủng và siêu
nguyên chủng. Mặc dù có đê bao ngăn lũ, nhưng mỗi năm chỉ canh tác hai vụ chính là
Hè Thu và Đông Xuân, vụ ba thì bỏ đất trống nhằm cải tạo và cung câp thêm dưỡng
chất cho đất.
3.3.1 Hệ thống giao thông
Trang trại có hệ thống đường chính là đường nhựa gần bờ sông Tiền rộng
khoảng 3.5 m, xe tải có thể thể vào được để vận chuyển sản phẩm, vật tư nông nghiệp.
Ngoài ra còn có hệ thống đường phụ rộng khoảng 2,5 - 3 m (đường nông thôn), đảm
bảo kích thước đủ lớn để những loại xe tải nhỏ, máy xới, máy thu hoạch.... có thể đi tới
ruộng phục vụ cho việc sản xuất. Bên cạnh giao thông đường bộ còn có giao thông
đường thủy (sông Tiền) thuận lợi cho việc vận chuyển máy móc lớn, sản phẩm.
19
3.3.2 Cây chắn gió
Qua kết quả điều tra thì trang trại không co trồng cây chắn gió, xung quanh
ruộng canh tác của trang trại là các ruộng khác và đê bao. Theo Nguyễn Ngọc Đệ
(2008), gió có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển, làm đòng, thụ phấn, thụ tinh
của bông lúa làm tăng tỉ lệ hạt lép lửng. Tuy nhiên, gió nhẹ giúp cho quá trình trao đổi
khí trong ruộng được tốt hơn, tạo điều kiện cho quan hợp và hô hấp của ruộng lúa góp
phần tăng năng suất.
3.3.3 Đê bao, cống bọng
Có một bờ bao chung cho toàn vùng 5 xã thuộc huyện Thanh Bình, cao khoảng 7-9
m và rộng khoảng 4-5 m. Nhờ có hệ thống đê bao việc canh tác không bị ảnh hưởng
bởi ngập lũ.
Trang trại có hệ thống cống riêng, gồm hai cống hở rộng khoảng 2,5m để bơm tưới
và dẫn nước phù sa vào ruộng, có một cống thoát nước có đường kính 1 m, vì vậy mà
trang trại chủ động được nước tưới, ít phụ thuộc và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác
(tự nhiên, các hộ xung quanh...)
3.3.4 Nhà kho, nhà xưởng
Trang trại có kho thuốc trừ sâu, phân bón đặt gần nhà ở, với diện tích là 40 m 2 , còn
có kho dụng cụ dùng để chứa các vật tư nông nghiệp và các vật dụng cần thiết cho việc
sản xuất với diện tích 200 m2, nhà đóng gói sản phẩm để đảm bảo thương hiệu riêng
của trang trại , nằm liền kề với kho dự trữ, tổng diện tích khoảng của nhà đóng gói và
kho dự trữ khoảng 360 m 2. Trong sản xuất trang trại viêc đầu tư cho kho chứa là hết
sức quan trọng, nó sẽ giúp thuận lợi hơn trong các khẩu quản lý và giúp nông sản một
cách tốt nhất. Việc sản xuất một loại cây trồng nào đó theo quy mô lớn cũng cần có
một hệ thống kho chứa phân, thuốc, đóng gói và bảo quản. Kho phân thuốc phải được
chứa trong một khu riêng, tách biệt với khu đóng gói và bảo quản.
3.3.5 Hệ thống tưới tiêu
Tưới tiêu chủ yếu làm bằng thủ công, sử dụng máy bơm để tưới nước (2 máy bơm)
20
được lắp đăt cặp bờ sông Tiền dẫn nước từ sông Tiền vào ruộng, khi tiêu nước thì chỉ
cần dẫn nước theo đường tiêu đến cống thoát nước ra ngoài. Tuy làm bằng thủ công
nhưng luôn đảm bảo đủ lượng nước tưới khi cần.
3.3.6 Công trình phụ
Trang trại có thiết kế khu đất riêng trồng mạ với diện tích 2000 m 2 để gieo mạ
trước 10 ngày. Khu vực trồng mạ này có thể cấy đủ cho 30 ha. Do trang trại canh tác
lúa nên không cần nhà ủ phân chuồng và hồ chứa nước như các loại cây trồng khác mà
chủ yếu là trang bị khu vực trồng mạ. Ngoài ra, trang trại còn trang bị hai trạm bơm
được bố trí cặp bờ sông Tiền với công suất 40 HP đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất cho
trang trại được tốt.
3.3.7 Cơ giới hóa
Trang trại được trang bị nhiều loại máy cơ giới phục vụ cho việc sản xuất như:
hai máy cày làm đất, nên việc làm đất rất thuận lợi. Ba máy phun thuốc với công suất
1,2 HP, vì vậy việc phun thuốc được thực hiện nhanh chống và dễ dàng. Ngoài ra trang
trại còn có một máy gặt đặp liên hợp hiệu Kubota DC 60 phục vụ cho việc thu hoạch
rất nhanh chống và giảm rất nhiều chi phí so với việc sủ dụng các loại máy khác nhau
cho từng công đoạn khi thu hoạch. Đặc biệt, trang trại còn bố trí hai lò sấy lúa, sấy
được 36 tấn cho một lần sấy, nên việc bảo quản lúa khá tốt không phụ thuộc nhiều vào
thời tiết và giảm thất thoát sau thu hoạch. Bên cạnh đó, trang trại cũng đã đầu tư máy
cân định lượng (1 máy) để đảm bảo trong lượng lúa vô bao là chính xác và như nhau.
Và một máy sàng lọc hạt giống để loại bỏ hạt lép, hạt lửng.
Nhìn chung hệ thống cơ giới hóa trong trang trại được trang bị và hoạt động tốt
đảm bảo cho việc sản xuất được thuận lợi, giảm chi phí và ít phụ thuộc vào nguồn lao
động.
21
Hình 3.1 Máy làm sạch hạt giống
22
Tên giống
Chiều cao Rầy
TGST (ngày)
(cm)
nâu
Đạo
ôn
Năng suất
(T/ha)
Đặc tính
ĐX
HT
JASMINE
95 – 105
VD20
95 – 105
(Thơm nút)
IR
50404
85 – 90
(Lá xanh)
OM
95 – 105
6976
95 – 100
N
N
7-8
5-6
Lá cờ đứng, nở bụi tốt, nhiễm lúa von. Thích hợp vụ ĐX
100 – 105
N
N
6-8
4-5
Góc than màu tím, hạt có nút, thích hợp vụ ĐX
90 – 95
HK
TB
6-9
5-6
Chịu pheennf khá, thích hợp cả 3 vụ
95 – 100
TB
TB
7-9
6-7
Bông to, đùm. Năng suất rất cao
OM 576
100 – 105
95 – 100
TB
TB
6-8
5-6
Bông to, đùm. Chịu phền mặn, thích hợp cả 3 vụ
OM 1490
85 – 90
90 – 95
TB
TB
6-8
5-6
Bông to, đùm. Chịu phền mặn, thích hợp cả 3 vụ
OM 2517
85 – 90
95 – 100
TB
TB
6-8
5-6
Bông to, đùm. Chịu phèn mặn
OM 4218
90 – 95
90 – 95
TB
TB
6-8
5-6
Thích nghi rộng. Chịu phèn nhẹ
OM 4900
95 – 100
95 – 100
TB
HN
6-8
5-6
Nảy chồi khá. Dạng hình đẹp, ít vàng lùn. Thích nghi cả
3 vụ
OM 5451
90 – 95
95 – 100
TB
TB
6-8
5-6
Bông to, đùm. Chịu phèn nhẹ
OM 6162
95 – 100
95 – 100
TB
TB
6-8
5-6
Bông to, đùm. Chịu phèn nhẹ
95 – 100
HK
TB
6-8
5-6
Bông to, đùm, Năng suất cao. Thích nghi 3 vụ
OM 7347
95 – 100
3.4 Kỹ thuật canh tác
3.4.1 Giống
Bảng 3 Đặc tính một số giống lúa trang trại Ngô Khuê sản xuất
23
Mục đích của trang trại là sản xuất lúa giống chất lượng để phân phối ở địa
phương và các vùng lân cận nên chất lượng cây trồng để canh tác là rất quan trọng. Vì
vậy, chủ trang trại mua nguồn giống của Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long và Viện
Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam với khối lượng là 40 kg/ha. Trang trại sản xuất
nhiều loại lúa giống với diện tích khác nhau. Tên một số giống và đặc tính của giống
lúa mà trang trại sản xuất được thể hiện trong bảng 3.1.
3.4.2 Kỹ thuật trồng
Trang trại chủ yếu canh tác vào 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Chủ trang trại cho
biết có xử lý hạt giống trước khi trồng. Loại thuố trang trai dùng để xử lý hạt giống là
Folicur, Gaucho với liều lượng 40 ml cho 100 kg hạt giống. Sau khi hạt giống được
ngâm ủ bình thường vừa nhú mầm, nhú rễ tiến hành pha 40 ml thuốc cho bình 5 lít
nước và tưới đều vào hạt giống. Vừa tưới vừa trộn thật đều để tất cả hạt giống được áo
một lớp thuốc, tiếp tục ủ lại 6-12h trước khi gieo sạ. Lúa được trồng bằng mạ chứ
không gieo hay sạ hàng. Vì theo ông cho rằng việc xạ hàng hoặc gieo sẽ làm cho ruộng
lúa không đều, tỷ lệ nở bụi và đẻ nhánh không cao, hơn nữa sạ lúa sẽ tạo điều kiện cho
sâu bệnh phát triển mạnh và mật đọ dày hơn so với phương pháp cấy. Mật độ cấy 40
kg/ha.
3.4.3 Chăm sóc
3.4.3.1 Bón phân
Trang trại sản xuất lúa giống Ngô Khuê là trang trại chuyên canh về cây lúa, số
lần canh tá trên một năm là 2 vụ. Cách chăm sóc ở mõi vụ tương đối giống nhau.
Trước khi xuống giống thì có một giai đoạn là sửa soạn đất cày ảy phơi khoảng 15
ngày, sau đó trục đất kết hợp với sang bằng mặt ruộng 1 – 2 lượt, đánh rãnh thoát nước
xong thì tiến hành cấy và bón phân:
- Lần 1: Giai đoạn mạ bón 5 kg Urea trên 1000 m2.
- Lần 2: Từ 7 - 10 ngày sau khi cấy bón 10 kg (DAP + Urea) trên 1000 m2.
- Lần 3: 22 ngày sau khi cấy thì bắt đầu bón 20 kg (DAP + Urea + NPK 20-20-15 +
Kali) trên 1000 m2.
24
- Lần 4: Từ 35 – 40 ngày sau khi cấy bón 25 kg (Urea + NPK 16-16-8) trên 1000 m2
Ở giai đoạn trổ bông có bón thêm một số loại thuốc để giúp cho cây lúa có
nhiều hạt chắc.
3.4.3.2 Quản lý nước
Trang trại đầu tư hai máy bơm nhằm điều tiết được nước tưới trong ruộng lúa
cũng như chủ động được việc rút nước ra ngoài khi cần. Tùy từng giai đoạn sinh
trưởng của lúa mà trang trại quản lý việc bơm nước vào và rút nước ra phù hợp. Giai
đoạn mạ (từ lúc gieo đến 10 ngày sau khi gieo) tưới nước đủ ẩm. Giai đoạn từ lúc cấy
đến 32 ngày sau khi cấy (NSKC) cho nước vào cách mặt ruộng 7-10 cm (lưu ý từ 2530 NSKC thì phải rút nước). Tiếp theo giai đoạn từ 32-55 NSKC trang trại tiến hành
giữ nước cách mặt ruộng 3-5 cm và sau đó giữ mực nước từ 2-3 cm cho đến 85 NSKC.
Cuối cùng giai đoạn 7-10 ngày trước khi thu hoạch tiến hành rút cạn nước. Theo chú
Khuê thì việc rút nước giai đoạn này giúp thuận lợi cho việc cơ giới hóa và hạn chế đỗ
ngã.
3.5 Thu hoạch và bảo quản
3.5.1 Thu hoạch
Tùy theo giống lúa, mùa vụ trồng và điều kiện chăm sóc mà khâu thu hoạch của
trang trại được tiến hành khi bông lúa đã chín vàng khoảng 90-95% số hạt chín trên
bông, do trang trại thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp nên thu hoạch rất nhanh. Năng
suất thu hoạch trung bình 5-6 tấn/ha vụ Hè Thu và 6-8 tấn/ha vụ Đông Xuân. Theo
nghiên cứu của các nhà khoa học thì có một số điểm cần chú ý khi thu hoạch lúa: bông
lúa phải đủ độ chín vàng từ 85-90%, thu hoạch ngay và chuyển vào nơi ra hạt, không
phơi mớ ngoài đồng (lúa dễ rụng gây thất thoát sản lượng), làm khô hạt ngay sau khi ra
hạt theo quy trình, thường là 48 giờ sau khi thu hoạch đặc biệt là lúa giống.
3.5.2 Bảo quản
Hai nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc bảo quản lúa là nhiệt độ và ẩm độ. Hạt
lúa sẽ thay đổi ẩm độ trong quá trình bảo quản để đạt được cân bằng với nhiệt độ và
25