Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VỚI NHÂN LOẠI VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.61 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
TÊN ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
VỚI NHÂN LOẠI VÀ BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Tiến Đạt MSSV:09248301
2. Đỗ Hoàng Nhân MSSV:09242291
3. Nguyễn T.H.Thúy MSSV:09273531
4. Nguyễn Văn Hạnh MSSV:09263021
5. Cao Khải Hoàn MSSV:09271481
6. Hồ Duy Khâm MSSV:09254831
7. Ngô Thành Luân MSSV:09242521
8. Lê Văn Tiến MSSV:09273241
9. Hồ Đình Nguyên MSSV:09252881
10. Trần Đức Toàn MSSV:09238331
Lớp: ĐHĐT3TLT
Khoa: Công nghệ Điện Tử
GV hướng dẫn: Ts.Nguyễn Minh Tiến
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 3 năm 2010
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cuộc sống đang diễn ra ngày càng phức tạp, kéo theo đó là con
người luôn phải đối mặt với những vấn đề mang tính chất toàn cầu để bắt
kịp nhịp sống thế giới. Vấn đề rắc rối nhất, mang tính sống còn nhất đó
chính là vấn đề ô nhiễm môi trường. Đây là vấn đề cấp bách không chỉ
riêng một quốc gia nào mà nó có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới. Bởi lẽ
chúng ta đang chung sống trong một hành tinh có sự sống duy nhất trong


hệ mặt trời, nhưng chính con người đã hủy hoại nó, gây ra ô nhiễm. Nhận
thấy đây là một vấn đề vô cùng cấp thiết, với hy vọng kêu gọi mọi người
cùng chung tay bảo vệ môi trường, và đây cũng chính là lý do nhóm chúng
tôi chọn đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu:
Bài tiểu luận sẽ cung cấp một cái nhìn đầy đủ về vấn đề ô nhiễm môi
trường với tư cách là một vấn đề toàn cầu. Nguyên nhân nào làm môi
trường sinh thái bị ô nhiễm và tàn phá. Thực trạng của vấn đề ra sao trên
phạm vi toàn cầu. Tác động của vấn đề đến quan hệ quốc tế và chính trị
quốc tế là tích cực hay tiêu cực. Cuối cùng, giải pháp nào là hiệu quả cho
vấn đề sinh thái toàn cầu này. Câu trả lời sẽ có trong nội dung chi tiết của
bài tiểu luận.
3. Nội dung nghiên cứu:
Toàn bộ bài tiểu luận của chúng tôi chia làm 3 phần và 4 chương, nói
về vấn đề ô nhiễm môi trường trên phạm vi toàn cầu và các phương hướng
giảm thiểu ô nhiễm.
2
Sau đây là nội dung của từng chương :
Chương 1 : Thực trạng ô nhiễm môi trường
1.1: Khái niệm ô nhiễm môi trường
1.2: Các dạng ô nhiễm môi trường
1.3: Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
1.4: Hậu quả của ô nhiễm môi trường
Chương 2: Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường
2.1: Nguyên nhân con người
2.2: Nguyên nhân xã hội
2.2.1: Sự chưa hoàn thiện về kinh tế - công nghệ của sản xuất
xã hội
2.2.2: Bùng nổ dân số
2.2.3: Chiến tranh

Chương 3: Tác động của ô nhiễm môi trường đối với quan hệ quốc tế
3.1: Ô nhiễm môi trường gay ra xung đột trong quan hệ quốc tế và
bất ổn cho nền chính trị quốc tế
3.1.1: Trong phạm vi một quốc gia
3.1.2: Trong quan hệ giữa các quốc gia
3.1.3:Trong đời sống chính trị quốc tế, ô nhiễm môi trường gây
ra nhiều bất ổn
3.2: Đặt ra thách thức mới cho hệ thống pháp luật quốc tế và cơ chế
an ninh sinh thái
3.3: Ô nhiễm môi trường góp phần thúc đẩy tư duy toàn cầu và tăng
cường cơ chế hợp tác quốc tế
Chương 4 : Giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường
4.1: Các biện pháp cá nhân
4.1.1: Thay đổi quan điểm phát triển tư duy kinh tế
3
4.1.2: Thay quan điểm duy nhân loại và chinh phục tự nhiên
4.1.3: Thay quan điểm phát triển cục bộ theo vùng lãnh thổ
4.2: Các biện pháp quốc tế
4.2.1: Tăng cường vai trò chính trị và khả năng hành động độc
lập của các tổ chức khu vực và quốc tế
4.2.2: Nâng cao trách nhiệm và bổn phận của các công ty
xuyên quốc gia trong các hoạt động đầu tư quốc tế
4.2.3: Tăng cường đối thoại giữa các nước công nghiệp phát
triển và các nước đang phát triển
4.3: Các biện pháp đối với mỗi chính phủ
4.3.1: Tiến hành sinh thái hóa nền kinh tế
4.3.2: Trong lĩnh vực xã hội-nhân văn
4.3.3: Trong lĩnh vực văn hóa-tinh thần
4. Kết quả nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu vấn đề, chúng ta hiểu thêm về tình trạng ô

nhiễm môi trường hiện nay. Là những chủ nhân tương lai của đất nước,
chúng ta cần phải biết về thực trạng môi trường hiện nay để đưa ra những
biện xử lý kịp thời nhằm tránh những hậu quả đang tiếc do ô nhiễm môi
trường gây ra.
5. Kết luận-đề xuất
Kết luận:
• Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm do thải các
chất độc vào bầu khí quyển, ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và hoá
chất độc, ô nhiễm do các chấ phóng xạ, ô nhiễm do các chất thải lỏng và
rắn, ô nhiễm do các tác nhân sinh học…
• Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra như:
việc đốt cháy nhiên liệu (Củi, than, dầu mỏ, khí đốt…) trong công
nghiệp, giao thông vận tải và đun nấu...và do một số hoạt động của tự
nhiên như : Núi lửa, lũ lụt …
4
• Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm.. Dùng không đúng cách
và dùng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và
ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người.
• Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho
con người và động vật phát triển. Mỗi người cần phải tích cực chống ô
nhiễm môi trường để phòng bệnh.
Khi môi trường bị tàn phá, mọi khu vực, mọi quốc gia đều phải chịu
thiệt hại nặng nề. Nghiêm trọng hơn, vấn nạn sinh thái này còn tác động
tiêu cực đến các lĩnh vực khác của đời sống quốc tế. Nền kinh tế thế giới
phải đương đầu với sự thiếu hụt về tài nguyên và năng lượng. Chính trị
quốc tế luôn tiềm ẩn những bất ổn cùng với sự rạn nứt trong quan hệ giữa
các nước. Do vậy, mọi người, mọi nhà, mọi quốc gia đều phải ngăn chặn sự
ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
Đề xuất:
-Cần tăng cường tuyên truyền giáo dục mọi người có ý thức bảo vệ

môi trường, hạn chế xả rác thải từ sinh hoạt vào môi trường.
-Tăng cường kiểm soát đánh giá tác hại của các chất độc hại gây ô
nhiễm bầu không khí.
-Ngăn chặn nạn đốt rừng, khai thác bừa bãi, xây dựng vành đai rừng,
vành đai xanh nhằm tránh cát tránh bụi…
-Tiếp tục hoàn thiện các văn bản nhằm bảo vệ môi trường,xây dựng
các công viên cây xanh, sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng
mặt trời, năng lượng gió….
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1.Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự có mặt của các chất lạ, độc hại gây nên
những biến đổi nghiêm trọng về chất lượng của các yếu tố của môi trường
như đất, nước, không khí…vượt qua ngưỡng chịu đựng tự nhiên của sinh
thể( dẫn đến biến dạng hoặc chết hàng loạt) và con người( ốm đau, bệnh
tật,suy giảm sức khoẻ, thậm chí cả chết người )
Ngưỡng chịu đựng tự nhiên của các loài sinh vật khác nhau không
giống nhau. Đối với con người, ngưỡng chịu đựng được xác định bằng
những tiêu chuẩn môi trường – là những quy định về chuẩn mực, giới hạn
cho phép đối với các yếu tố của môi trường như đất, nước, không khí…
làm căn cứ để quản lí môi trường, nhằm đảm bảo sức sống của sinh thể,
bảo vệ sức khoẻ, sự sống và khả năng lao động của con người.
1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới các dạng ô nhiễm nước, ô
nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ, các tia
vũ trụ,v.v..
Ô nhiễm nước là dạng ô nhiễm nguy hiểm nhất, bởi vì toàn bộ sự
sống trên trái đất gắn liền với nước. Ô nhiễm nước là sự biến đổi của chất

lượng nước bởi các chất lạ, độc hại đến nước, gây nguy hiểm đến sự sống
của các sinh vật, đến sự sống và sinh hoạt của con người, tác động tiêu cực
đến sản xuất nông nghiệp , công nghiệp, ngư nghiệp và các hoạt động
thương mại, nghỉ ngơi, giải trí…Nếu xét theo các tác nhân gây ô nhiễm thì
6
ô nhiễm nước có các loại như ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá
chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lí..
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ độc hại trong khí
quyển, làm biến đổi thành phần và chất lượng của không khí theo chiều
hướng xấu đối với sự sống. Ô nhiễm không khí cũng có hai nguồn: nguồn
gốc tự nhiên ( do núi lửa, cháy rừng, gió bụi, các quá trình phân huỷ các
chất hữu cơ trong tự nhiên,v.v..) và nguồn gốc nhân tạo do các hoạt động
sản xuất và tiêu dùng của con người gây nên.
Ô nhiễm đất là sự biến đổi thành phần chất lượng của lớp đất ngoài
cùng của thạch quyển, dưới tác động tổng hợp nước, không khí đã bị ô
nhiễm, rác thải độc hại, các sinh vật và vi sinh vật..theo chiều hướng tiêu
cực đối với sự sống của sinh vật và con người
Sa mạc hoá là một trong những biểu hiện nguy hiểm nhất của sự suy
thoái và ô nhiễm đất. Hiện tượng sa mạc hoá diễn ra đặc biệt mạnh ở các
vùng thường xuyên bị khô hạn. Hiện nay trên thế giới có tới 3,6 tỉ ha đất
đang chịu ảnh hưởng của sự suy thoái đất.
1.3. Thực trạng của ô nhiễm môi trường hiện nay
Ô nhiễm môi trường đang là một thách thức lớn đối với tất cả chúng
ta.Chỉ mất vài phút để đốn đổ một cái cây nhưng lại phải mất rất nhiều
năm, thậm chí cả trăm năm để trồng lại được một cái cây như thế. Chính
những hành động của con người đã và đang tàn phá nghiêm trọng đến môi
trường sinh thái . Dưới đây là một vài con số thống kê giật mình, trên thực
tế những con số này có lẽ còn cao hơn nữa.
Khoảng 50% dân số trên hành tinh không có nước sạch, 80% diện
tích rừng đang bị tàn phá hoặc suy thoái, 6 triệu ha đất trồng đã bị biến

thành hoang mạc, ¼ các loài động vật có vú và hàng loạt những loài động
thực vật quý hiếm khác đang có nguy cơ tuyệt chủng. Nếu tốc độ khai thác
rừng tiếp tục như hiện nay thì chỉ khoảng trong 170 năm nữa, rừng trên
toàn cầu sẽ hoàn toàn biến mất.
7
1.4. Hậu quả chung của ô nhiễm môi trường
1.4.1. Đến sức khoẻ con người
Sự suy thoái của chất lượng nước, không khí và những nguy hiểm
khác về môi trường đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sức khỏe con
người, dẫn đến sự suy giảm sức khỏe và các bệnh tật liên quan, bao gồm cả
các căn bệnh gây ra bởi vi trùng và côn trùng do sự thay đổi của khí hậu
như sốt rét, vàng da..
Theo tổ chức y tế thể giới hàng năm có khoảng hơn 2 triệu người
chết vì các căn bệnh liên quan đến môi trường.
Ngày 5/12/1952 tại Luân Đôn, Anh đã xảy ra hiện tượng “ làn khói
giết người”. Người ta đo được hàm lượng khí Sunfua trong không khí đã
cao tới 3,8mg/m3 - gấp 6 lần so với bình thường. Nồng độ bụi khói lên tới
4,5mg/m3 cao gấp 10 lần so với thường ngày. Dân trong thành phố đều
cảm thấy tức ngực, khó thở và ho liên tục. Chỉ trong vòng có 4,5 ngày đã
có hơn 4000 người bỏ mạng, trong đó phần lớn là trẻ con và người già, hai
tháng sau lại có 8000 người nữa tiếp tục chết.
Không chỉ có tác động trực tiếp, ô nhiễm môi trường còn để lại
những hậu quả lâu dài có khi đến vài thế hệ. Điển hình như sự bùng nổ làng
ung thư ở Việt Nam. Sau một làng ung thư đầu tiên ở Thạch Sơn – Phú
Thọ, liên tiếp một loạt các làng ung thư khác được nhắc tới ở Hà Nam, Hà
Tây, Nghệ An, Quảng Nam và mới đây nhất là làng ung thư ở Thuỷ
Nguyên - Hải Phòng. Có nơi số người chết lên tới hơn 1/3 dân số của làng,
bao gồm cà người già và trẻ em – tất cả đểu liên quan đến tình trạng ô
nhiễm môi trường trầm trọng.
1.42. Đến kinh tế.

Ô nhiễm môi trường làm suy yếu sức khoẻ con người, từ đó dẫn đến
giảm năng suất lao động, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, sự
suy thoái của chất lượng môi trường sẽ làm giảm hiệu năng các nguồn tài
8
nguyên cho sản xuất như sụ tổn thất trong nghề cá( do ô nhiễm nước), giảm
sự phát triển của rừng do đất bị xói mòn..
Mặt khác, chi phí dành cho y tế cũng như chi phí để khắc phục hậu
quả của ô nhiễm môi trường không ngừng tăng lên. Ở Nhật Bản, thiệt hại
về kinh tế do ô nhiễm môi trường 1955 là 132 triệu USD, đến năm 1970
(15 năm sau) con số này đã lên tới 13 tỷ USD, tức là tăng 174 lần. Ước tính
thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra ở các nước Tây Âu tương
ứng với 6% tổng thu nhập quốc dân.
Ngoài ra ô nhiễm môi trường còn tác động trỏ lại môi trường tự
nhiên. Sự ô nhiễm môi trường nước, không khí dẫn đến sự ô nhiễm môi
trường sống. Sự ô nhiễm môi trường sống mang tính toàn cầu được chỉ báo
bằng các hiện tượng chủ yếu như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng Ozon,
mưa axit, sa mạc hoá, sự đa dạng sinh học bị giảm sút, v.v ..đó chính là
những vấn đề bức xúc nhất đang đặt ra cho toàn nhân loại. Một sự biến đổi
nguy hiểm nhất do tác động ngược của ô nhiễm môi trường chính la sự
biến đổi khí hậu trên trái đất. Có thể coi sự biến đổi của khí hậu trên trái đất
là hậu quả tổng hợp tất yếu của các hiện tượng do ô nhiễm môi trường gây
nên. G.H Bronteman nguyên chủ tịch uỷ ban môi trường và phát triển thế
giới đã nói rằng trừ chiến tranh hạt nhân ra thì sự biến đổi của khí hậu là
mối đe doạ lớn nhất đối với con người. Nó không những đe doạ sự tồn
vong của con người mà còn uy hiếp cả tương lai của trái đất.
9
CHƯƠNG II
NGUYÊN NHÂN CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1. Nguyên nhân con người
Quan điểm duy nhân loại lấy con người làm trung tâm từ xa xưa, đặc

biệt là trong thế kỉ XVII- XVIII đã trở thành một quan niệm ăn vào tiềm
thức của con người . Con người là tâm điểm của mọi sự chú ý, có quyền uy
tối thượng, còn giới tự nhiên chỉ là một bộ máy vô tri vô giác. Con người
thống trị tự nhiên nên có thể tuỳ ý tác động lên nó, lấy đi của tự nhiên tất cả
những gì cần thiết cho cuộc sống của mình, và thực tế đã diễn ra đúng như
vậy, nhất là từ khi nổ ra cuộc cách mạng công nghiệp.
Để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người đã khai
thác, vơ vét tất cả những nguồn tài nguyên thiên nhiên để đưa vào sản xuất,
bất chấp các quy luật tồn tại và phát triển của chúng, miễn là thu được lợi
nhuận một cách cao nhất, nhanh nhất, khi mà lợi ích kinh tế trở thành mục
tiêu duy nhất và cao nhất của sự phát triển xã hội, một tiêu chí quan trọng
nhất để đánh giá sự phát triển. Nhưng thực chất thì lợi ích kinh tế do đâu
mà có? Phải chăng con người đã cướp bóc từ thiên nhiên và vay mượn các
thế hệ tương lai. Những khối tài nguyên khổng lồ mà con người đem vào
trong sản xuất lẽ ra phải được coi là cái vốn của sản xuất, thế nhưng trong
thực tế, chúng lại được xem như là thu nhập xã hội, là lợi ích kinh tế mà
con người được hưởng thụ. Điều đó cũng có nghĩa là các thế hệ mai sau
khó có cơ hội để thoả mãn các nhu cầu của mình từ các nguồn tài nguyên
thiên nhiên trên trái đất.
2.2. Nguyên nhân xã hội
2.2.1. Sự chưa hoàn thiện về kĩ thuật công nghệ của nền sản xuất
xã hội.
Sự chưa hoàn thiện của kĩ thuật và công nghệ của nền sản xuất xã
hội dưới nền văn minh nông nghiệp và công nghiệp là một trong những
nguyên nhân gây nên và thúc đẩy ô nhiễm môi trường. Để thoả mãn nhu
10
cầu ngày càng tăng của con người, nền sản xuất xã hội đã phải sử dụng một
khối lượng tài nguyên thiên nhiên rất lớn và ngày càng nhiều hơn. Trong
điều kiện nền kĩ thuật và công nghệ chưa hoàn thiện và còn nhiều hạn chế,
xã hội buộc phải sử dụng phương thức khai thác tài nguyên thiên nhiên

theo bề rộng, nghĩa là đối với một loại tài nguyên nào đó chỉ dùng một vài
tính năng chủ yếu, rồi thải bỏ, chẳng hạn như than đá, dầu mỏ chỉ dùng làm
nhiên liệu. Chính vì điều đó mà tài nguyên thiên nhiên càng được khai thác
nhiều thì các chất thải bỏ độc hại ra môi trường ngày càng lớn. Hậu quả tất
yếu của phương thức sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo bề
rộng là tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường sống ngày càng ô nhiễm
nặng nề hơn.
2.2.2. Bùng nổ dân số.
Tác động đến môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả
bằng công thức tổng quát: I=C.P.E
Trong đó:
I: Tác động môi trường của sự gia tăng dân số và các yếu tố liên
quan đến dân số.
C: Sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người.
P: Sự gia tăng tuyệt đối dân số thế giới
E: Sự gia tăng tác động đến môi trường của một đơn vị tài nguyên
mà con người khai thác.
Các tác động tiêu cự của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế
giới nói chung và sự bùng nổ dân số ở một số quốc gia và khu vực nói
riêng biểu hiện ở các khía cạnh:
Sức ép lớn tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác
quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở,sản xuất
lương thực, thực phẩm,sản xuất công nghiệp..
11
Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của
môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp.
Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn – siêu
đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm
trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho

sự phát triển dân cư, kéo theo ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng
lên.
2.2.3. Chiến tranh.
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, tổng cộng đế quốc Mĩ đã rải
72 triệu lít chất diệt cỏ trong đó có 44 triệu lít chất độc màu da cam lên 1,7
triệu ha đất trồng và rừng ở miền nam Việt Nam. Hậu quả để lại cho con
người cũng như môi trường sống cho đến nay vấn chưa tình toán được hết
vì sự tàn phá khủng khiếp của nó. Ngay khi bị rải thuôc diệt cỏ lần thứ
nhất, 30% cây rừng bị chết ngay sau đó. Cây rừng bị trụi lá, nước bị ô
nhiễm, động vật chết vì nhiễm độc, nhiều thảm rừng đến nay vấn không có
loại cây nào có thể mọc được …minh chứng tiêu biểu cho sức tàn phá của
chiến tranh lên môi trường tự nhiên.
Thế giới của chúng ta đã phải chứng kiến biết bao cuộc chiến tranh
có sức huỷ diệt lớn, và từng ngày từng giờ vẫn xảy ra những cuộc chiến
tranh xung đột sắc tộc, tôn giáo…Bên cạnh những thiệt hạỉ khủng khiếp về
người và của thì hậu quả tác động đến ô nhiễm môi trường đang là một lời
cảnh bảo.
12
CHƯƠNG III
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ
Sau khi đã hiểu được những nguyên nhân nào gây ra tình trạng ô
nhiễm môi trường (ÔNMT) cùng những thực trạng đáng báo động của vấn
nạn này, chắc hẳn chúng ta cũng đoán được phần nào những tác hại khôn
lường mà ô nhiễm môi trường gây ra cho các lĩnh vực khác trong cuộc sống
con người. Môi trường là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người, là một
“nhà kho khổng lồ” dự trữ và cung cấp cho con người nguyên nhiên liệu để
sản xuất và phát triển kinh tế. Do đó, khi mà mái nhà chung ấy bị tàn phá
sẽ gây ra ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của đời sống. Trong từng cá thể là
một quốc gia, môi trường suy thoái sẽ gây tổn thất cho quốc gia đó. Nhưng

đồng thời các ca thể khác của mái nhà Trái đất cũng không đứng ngoài
vòng ảnh hưởng. Từ đó, giữa các cá thể sẽ nảy sinh những vấn đề. Đó có
thể là hợp tác hoặc mâu thuẫn hay xung đột. Quan hệ giữa các quốc gia hay
quan hệ quốc tế nói chung sẽ thay đổi ra sao khi môi trường sinh thái trên
toàn Trái đất bị tàn phá. Liệu có mối liên quan nào giữa vấn nạn sinh thái
này với sự ổn định của nên chính trị quốc tế ? Câu trả lời là có!
3.1.Ô nhiễm môi trường gây ra xung đột trong quan hệ quốc tế
và bất ổn cho nền chính trị quốc tế
Như đã đề cập ở trên, ô nhiễm môi trường có tác động rất mạnh mẽ
tới chính trị quốc tế nói riêng và quan hệ quốc tế nói chung. Có thể coi đây
là vấn đề an ninh sinh thái. An ninh sinh thái sẽ gây ra những bất ổn cho
quan hệ quốc tế trên ba cấp độ: trong phạm vi một quốc gia, mối quan hệ
giữa các quốc gia và trên bình diện quốc tế hay tức là ở phạm vi toàn cầu.
Bắt đầu từ việc gây ra những khó khăn cho một quốc gia, suy thoái môi
trường sẽ tạo ra căng thẳng trong quan hệ quốc tế và cuối cùng là cả thế
giới đặt trong những nguy hiểm về an ninh sinh thái.
13
3.1.1. Trong phạm vi một quốc gia:
3.1.1.1. Kìm hãm phát triển kinh tế xã hội
Như chúng ta đã biết, môi trường sinh thái là cơ sơ sản xuất và sinh
sống của loài người, là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Môi
trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống
con người, tạo ra cơ sở vật chất để phát triển ktế, vhoá, xã hội; tạo cho con
người phương tiện sinh sống và phát triển bền vững. Nói như vậy có nghĩa
là môi trường có tác động trực tiếp đến sự phát triển của một quốc gia. Khi
mà môi trường bị tàn phá, nó sẽ gây ra những thiệt hại nặng nề và kìm hãm
sự phát triển của cả một đất nước.
Các thảm hoạ tự nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán, sa mạc hoá một phần
là do tất yếu trong quá trình vận động của thiên nhiên. Nhưng mặt khác
cũng do hoạt động sản xuất và khai thác tự nhiên bừa bãi của con người

gây ra. Trong tác phẩm kinh điển “Collapse”, tác giả Jared Diamond đã chỉ
ra rằng: “khi xét tính bền vững, điều quan trọng không phải là bao nhiêu
người đang sống trên hành tinh này, mà là những ảnh hưởng của họ gây
nên đối với môi trường”
1
. Và con người đã phải trả giá cho hành động của
mình. Thiên tai gây ra những thiệt hại to lớn về người và của cho mọi quốc
gia, bất kể là siêu cường như Mĩ hay đang phát triển như Indonesia. Một
trận bão Katrina có thể khiến toàn bộ nền kinh tế Mĩ trì trệ và thiệt hại lên
đến hơn 100 tỷ Đô la, tàn phá trung tâm sản xuất dầu khí quan trọng của
Mĩ. Cơn bão đi qua làm ngưng trệ sản xuất của các nhà máy lọc dầu và
khai thác dầu dẫn tới việc giá xăng dầu không ngừng tăng lên. Ngành sản
xuất ngũ cốc lương thực cũng bị thiệt hại do khu vực cơn bão tàn phá là nơi
chung chuyển ngũ cốc lớn nhất của Mĩ. Còn trận sóng thần tấn công vào
Indonesia và một số quốc gia Đông Nam Á làm hơn 50 người thiệt mạng
và hàng trăm người bị cuốn phăng ra biển. Ngành du lịch không chỉ của
1
14
Thái Lan, Indonesia mà còn của hầu hết các nước châu Á đều bị tổn thất.
Thiệt hại kinh tế cùng nỗi kinh hoàng của người dân phải mất rất nhiều thời
gian mới khắc phục được. Rõ ràng, kinh tế xã hội của một quốc gia sẽ bị
kìm hãm nếu các thảm hoạ tự nhiên cứ liên tục xảy ra với mức độ tấn công
ngày một tăng; và “rất có thể chỉ những người đương đại khi bị những tổn
thất về kinh tế di môi trường bị phá hoại gây ra mới ý thức được phần nào
hành động sai trái của mình, nhưng đến lúc đó mọi sự đã rồi, có ân hận
cũng đã quá muộn”.
2
3.1.1.2. Đe doạ sự phát triển nguồn nhân lực
Về khía cạnh con người, môi trường sinh thái bị tàn phá cùng lúc
tàn phá luôn sức khoẻ của con người. Khi bầu không khí tràn ngập khói

bụi, khí thải công nghiệp độc hại; nguồn nước cũng chứa các chất hoá học;
đất đai chứa hàm lượng chì hay lưu huỳnh thì chắc chắn con người sẽ bị
mắc các loại bệnh nguy hiểm mà đáng sợ nhất là bệnh ung thư. Sức khoẻ
suy giảm còn chất lượng cuộc sống thì bị giảm sút. Chính tại các thành phố
lớn, nơi mà công nghệ hiện đại với đời sống cao song môi trưòng lại bị ô
nhiễm nặng. Phương tiện giao thông đông đúc cùng với mật độ đi lại dày
đặc, một ngày lượng khí thải gây ô nhiễm khó có thể tính được. Còn khi
bão lũ, hạn hán hoành hành thì người nông dân phải gánh chịu hậu quả đầu
tiên. Đời sống sản xuất bị trì trệ cùng với phương tiện sản xuất là đất đai thì
ngày càng cằn cỗi. Vậy hãy nhìn vào vấn đề nhân lực ở đây: con người là
lực lượng sản xuất, là linh hồn của công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước. Nhưng khi chính linh hồn đó đang ở trong tình trạng nguy cấp như
vậy thì làm sao có thể phát triển đất nước, nói chi là phát triển bền vững.
3.1.1.3.Thách thức chủ quyền quốc gia
Vấn đề phát triển kinh tế xã hội và nguồn nhân lực của một đất nước
đã được đề cập ở trên. Nghiêm trọng hơn, ngay cả chủ quyền quốc gia dân
tộc cũng bị đe doạ khi mà xảy ra ô nhiễm môi trường. Do biên giới quốc
2
15
gia luôn gắn liền với biên giới sinh thái, tất cả các quốc gia đều cùng chung
sự sở hữu bầu khí quyển, nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên đất và tài
nguyên nước …Tuy nhiên, có những quốc gia đã lợi dụng sự sở hữu chung
này để xâm phạm chủ quyền quốc gia khác. Họ giương cao ngọn cờ bảo vệ
môi trường, ngăn chặn sự suy thoái của sinh thái trên Trái đất hòng can
thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Xin được đưa ví dụ về vấn
đề tranh chấp rừng Amazone làm dẫn chứng. “Các quốc gia phát triển lấy
cớ phải bảo vệ rừng và khí quyển nên đã đề ra những yêu cầu về chủ quyền
đối với rừng Amazone của Brazil”
3
. Phó tổng thống Mĩ đã từng nói: “Vùng

Amazone không phải là của họ mà thuộc về tất cả chúng ta”. Cựu tổng
thống Pháp Mitteran cũng tuyên bố: “Brazil chỉ có chủ quyền tương đối với
khu vực rừng Amazone”. Các nước này giương cao ngọn cờ bảo vệ môi
trường sinh tồn của loài người, ra sức tuyên truyền rằng tài nguyên rừng
trên Trái đất này là thuộc về cả loài người, nó không có biên giới nên
không thuộc về riêng một quốc gia nào cả. Họ ra sức gây dư luận “quốc tế
hoá” khu vực Amazone, có ý đồ can thiệp chủ quyền của Brazil. Thậm chí
Mĩ còn đòi thành lập hẳn lực lượng “quân đội xanh” để bảo vệ rừng
Amazone. Như vậy, môi trường sinh thái là cái cớ xem ra có vẻ rất có lý để
nước này đặt ra yêu sách với nước kia. Giả thiết rằng nếu Brazil chấp nhận
lực lược quân đội xanh vào bảo vệ rừng Amazone, ai dám chắc rằng lực
lượng này sẽ chỉ ở trong rừng Amazone mà không can thiệp vào bất cứ
chuyện gì của Brazil. Chủ quyền lãnh thổ sẽ bị thách thức khi mà môi
trường sinh thái là không biên giới. Nếu chủ quyền quốc gia bị đe doạ,
chính phủ của quốc gia đó trước hết sẽ phải tập trung giải quyết vấn đề này.
Vậy thì mối quan tâm giành cho phát triển kinh tế xã hội sẽ phải tạm ngưng
lại. Còn nếu chủ quyền quốc gia không giữ được, nước đó sẽ phải phụ
thuộc vào nước khác hay nói cách khác là “mất nước”. Lúc ấy thì việc có
3
16

×