Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ tại huyện châu phú tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.87 KB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CANH TÁC
LÚA 3 VỤ TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ
TỈNH AN GIANG

Giáo viên hướng dẫn
Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Hương
MSSV:4085017
Lớp: QTKD- Thương Mại
Khóa: 34

Cần Thơ, 2012


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

LỜI CẢM TẠ

Qua 4 năm học tập tại Trường Đại học Cần Thơ, tôi đã tiếp thu được
nhiều kiến thức quý báu do được sự truyền đạt, không chỉ về lý thuyết mà còn về
kinh nghiệm thực tiễn, từ Quý Thầy Cô của trường và nhất là từ Quý Thầy Cô
của Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả Quý Thầy Cô đã nhiệt tình hướng dẫn


sinh viên trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm
ơn Cô Nguyễn Thị Ngọc Hoa cùng các Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình tôi
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị Phòng Nông nghiệp
phát triển nông thôn huyện Châu Phú đã nhiệt tình cung cấp số liệu, giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu.
Thay lời cảm tạ, kính chúc Quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe.

Cần Thơ, ngày 16 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Hương

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- i-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 16 tháng 5 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Hương

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- ii-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng năm

Giáo viên hướng dẫn

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- iii-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm
Giáo viên phản biện

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- iv-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương



Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .........................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH ............ 2
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................2
1.3.2. Các giả thuyết cần kiểm định .......................................................................... 2
1.4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU....................................................................................2
1.4.1. Giới hạn về không gian ...................................................................................2
1.4.3. Giới hạn về nội dung....................................................................................... 3
1.4.4. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................................3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ....................................................................................... 5
2.1.1. Những khái niệm cơ bản .................................................................................5
2.1.2. Một số khái niệm trong nông nghiệp ..............................................................6
2.1.3. Khái niệm khác ...............................................................................................7
2.1.4. Một số thuật ngữ kinh tế .................................................................................8
2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả ................................................................. 8
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................... 9
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu...............................................................9
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu................................................................9
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................ 10
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................10
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG ....................13
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ....................................................................................13

3.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ....................................................................................................14
3.3. CÁC CÓ QUAN HÀNH CHÍNH ........................................................................ 15
3.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN......................................................................................15
3.5. KINH TẾ..............................................................................................................15
3.6. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP .............................................................................15
3.7. CÔNG NGHIỆP...................................................................................................18
3.8. THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ ...............................................................................18
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- v-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang
3.9. VĂN HÓA XÃ HỘI ............................................................................................19
3.10. GIÁO DỤC ........................................................................................................ 19
3.11. PHÚC LỢI XÃ HỘI...........................................................................................20
Chương 4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH CANH TÁC LÚA 3 VỤ TẠI
HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG .....................................................................21
4.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CỦA NÔNG HỘ QUA MẪU KHẢO SÁT...................21
4.1.1. Đặc điểm của chủ hộ ..................................................................................... 21
4.1.2. Các nguồn lực của nông hộ...........................................................................23
4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NÔNG HỘ................................. 28
4.2.1. Phân tích hiệu quả sản xuất của các mùa vụ .................................................28
4.2.2. So sánh hiệu quả giữa 3 vụ mùa sản xuất ..................................................... 39
4.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA MÔ
HÌNH LÚA 3 VỤ........................................................................................................ 43
4.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của vụ lúa Đông Xuân......................43
4.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của vụ lúa Hè Thu ............................48

4.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bình quân của vụ lúa Thu
Đông

.................................................................................................................51

4.3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của toàn mô hình...............56
Chương 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA............................60
5.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...........................................................................60
5.1.1. Hoạt động sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên ................................. 60
5.1.2. Diện tích đất canh tác còn khá manh mún, nhỏ lẻ ........................................ 60
5.1.3. Kỹ thuật canh tác dựa quá nhiều vào kinh nghiệm .......................................61
5.1.4. Cơ giới hóa chưa phổ biến ............................................................................ 62
5.1.5. Sản xuất đơn lập không có sự liên kết ..........................................................62
5.1.6. Hạn chế về tín dụng....................................................................................... 62
5.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA NGƯỜI
DÂN ............................................................................................................................64
5.2.1. Chủ động ứng phó với những thay đổi có thể xảy ra của tự nhiên ...............64
5.2.2. Tập trung sản xuất theo quy mô “ cánh đồng mẫu lớn”................................ 65
5.2.3. Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất......................65
5.2.4. Cơ giới hóa hoạt động sản xuất.....................................................................66
5.2.5. Hình thành các mối liên kết trong sản xuất...................................................67
5.2.6. Hỗ trợ tín dụng cho khu vực nông thôn ........................................................68
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 69
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- vi-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương



Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang
6.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................... 69
6.2. KIẾN NGHỊ .........................................................................................................70
6.2.1. Đối với nông hộ ............................................................................................70
6.2.2. Đối với các cơ quan có chức năng ................................................................ 70
6.2.3. Đối với các tổ chức tín dụng .........................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................71
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 72

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- vii-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1: Thông tin về chủ hộ phân theo nhóm
Bảng 2: Thông tin về chủ hộ theo giá trị trung bình
Bảng 3: Các số liệu về nguồn nhân lực trong nông hộ
Bảng 4: Diện tích sử dụng các loại đất của nông hộ
Bảng 5: Tỷ lệ tham gia các hội, nhóm tại địa phương
Bảng 6: Các chỉ tiêu kinh tế vụ lúa Đông xuân
Bảng 7: Các chỉ tiêu hiệu quả vụ lúa Đông xuân
Bảng 8: Các chỉ tiêu kinh tế vụ lúa Hè thu
Bảng 9: Các chỉ tiêu hiệu quả vụ lúa Hè thu
Bảng 10: Các chỉ tiêu kinh tế vụ lúa Thu Đông

Bảng 11: Các chỉ tiêu hiệu quả vụ lúa Thu Đông
Bảng 12: So sánh các chỉ tiêu kinh tế giữu 3 vụ lúa
Bảng 13: So sánh các chỉ tiêu hiệu quả giữa 3 vụ lúa
Bảng 14: Bảng kết quả phân tích ANOVA ĐX
Bảng 15: Kết quả phân tích hồi quy tương quan ĐX
Bảng 16: Bảng thống kê của hệ số tương quan bội ĐX
Bảng 17: Bảng kết quả phân tích ANOVA HT
Bảng 18: Kết quả phân tích hồi quy tương quan HT
Bảng 19 : Bảng thống kê của hệ số tương quan bội HT
Bảng 20 : Bảng phân tích ANOVA TĐ
Bảng 21 : Kết quả phân tích hổi quy tương quan TĐ
Bảng 22 : Bảng thống kê của hệ số tương quan bội TĐ
Bảng 23 : Bảng kết quả phân tích ANOVA
Bảng 24 : Kết quả phân tích hổi quy tương quan
Bảng 25 : Bảng thống kê của hệ số tương quan bội

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- viii-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Bản đồ các đơn vị hành chính huyện Châu Phú
Hình 2: Tỷ lệ tiếp cận các nguồn cung cấp thông tin cho sản xuất


GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- ix-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
THCS: Trung học cơ sở
ĐX : Đông Xuân
HT : Hè Thu
TĐ : Thu Đông
HQTT : Hồi quy tuyến tính
BVTV: Bảo vệ thực vật

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- x-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vùng sinh thái nông nghiệp trọng
điểm của cả nước, với diện tích gần 3 triệu ha được canh tác lúa, ĐBSCL được
mệnh danh là vựa lúa lớn nhất cả nước và góp phần rất lớn trong tỷ trọng sản
xuất và xuất khẩu nông sản. Vì thế, nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho
nông dân cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng để phát triển nông nghiệp và
nông thôn nhằm thực hiện đường lối phát triển Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
nông thôn.
Dù ĐBSCL có nhiều tiềm năng, nhưng thách thức cũng rất lớn. Hiện nay
khu vực này vẫn là vùng có chỉ số năng lực cạnh tranh thấp, sản xuất nông
nghiệp quy mô nhỏ, manh mún, chất lượng thấp, công nghệ sau thu hoạch yếu
kém, hàng nông nghiệp xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô chưa có những thương hiệu
mạnh. Đời sống của nông dân luôn bị đe dọa bởi điệp khúc “được mùa rớt giá”,
“được giá, hết hàng”. Sản lượng nông nghiệp và xuất khẩu tăng nhanh, thu nhập
hộ nông dân không tăng theo tương xứng, thậm chí còn bị giảm ở những vùng
sản xuất khó khăn vì nhiễm phèn và ngập mặn.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 của Đảng ta đã chỉ rõ:
“Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững”…
“Trên cơ sở quy hoạch vùng, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và giống
phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh”.
Tại An Giang, thực hiện theo chiến lược trên, những cánh đồng mẫu lớn
hàng chục héc-ta đã được đưa vào sản xuất kết hợp với việc cơ giới hóa nông
nghiệp đã mang lại sự đổi mới nhanh chóng bộ mặt nông thôn. Trong xu hướng
cạnh tác lúa hiện tại ở các địa phương của tỉnh An Giang, việc thâm canh lúa 3
vụ đang được phát triển mạnh mẽ bởi điều kiện tự nhiên và kỹ thuật thuận lợi.
Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng đồng tình cũng có những nhà khoa học cho rằng
không nên phát triển lúa lúa 3 vụ. Chính vì thế để tìm hiểu cụ thể những lợi ích
và những trở ngại của mô hình lúa 3 vụ đề tài “Đánh giá hiệu quả của mô hình
canh tác lúa 3 vụ tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” được thực hiện.


GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- 1-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả của mô hình canh tác lúa 3 vụ tại huyện Châu Phú, tỉnh
An Giang nhằm tìm hiểu thực trạng, tính hiệu quả của việc canh tác lúa 3 vụ và
đề xuất giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả mô hình canh tác này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiện trạng sản xuất 3 vụ lúa: Đông Xuân, Hè-Thu và Thu-Đông
- So sánh hiệu quả giữa 3 vụ lúa: Đông Xuân, Hè-Thu và Thu-Đông
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình lúa 3 vụ
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của mô hình lúa 3 vụ
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng sản xuất 3 vụ lúa Đông Xuân, Hè-Thu và Thu-Đông trên địa
bàn huyện Châu Phú như thế nào?
- Vụ lúa nào có hiệu quả hơn trong 3 vụ lúa Đông Xuân, Hè-Thu và ThuĐông?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của chủ mô hình lúa 3 vụ?
- Có nên tiếp tục phát triển mô hình lúa 3 vụ hay không?
- Các giải pháp nào có thể nâng cao hiệu quả sản xuất mô hình lúa 3 vụ?
1.3.2. Các giả thuyết cần kiểm định
- Tuổi, trình độ, kinh nghiệm trồng lúa, năng suất, giá bán và diện tích canh
tác của chủ hộ ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận của mô hình

- Tổng chi phí sản xuất ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình
- Tham gia hợp tác xã sản xuất ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình
1.4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
1.4.1. Giới hạn về không gian
Do điều kiện về kinh phí, thời gian nên nghiên cứu chỉ thực hiện trong
không gian huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
1.4.2. Giới hạn về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 05 năm 2012
Do các số liệu thống kê năm 2011 của huyện Châu Phú chưa phát hành
nên đề tài sử dụng các số liệu thống kê thứ cấp năm 2010. Các số liệu thống kê

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- 2-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 04
năm 2012.
1.4.3. Giới hạn về nội dung
Do hạn chế về thời gian, kinh phí và sự hiểu biết của nhà nghiên cứu nên
đề tài chỉ xoay quanh phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác
lúa 3 vụ bao gồm: vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông đồng thời phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình canh tác trong năm 2011.
1.4.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những nông hộ có trồng lúa 3 vụ
trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Võ Hoàng Khải (2011); “Đánh giá hiệu quả sản xuất của 3 mô hình canh
tác tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
thống kê mô tả, phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) để đánh giá hiệu
quả sản xuất của 3 mô hình. Kết quả cho thấy mô hình canh tác lúa 3 vụ có hiệu
quả đồng vốn là (2,01), lúa – màu có hiệu quả đồng vốn là 2,35 và nuôi tôm
quảng canh là 2,69. Kết quả nổi bật trong nghiên cứu này là ở khu vực Giang
Thành, tỉnh Kiên Giang thì mô hình sản xuất lúa 3 vụ là có hiệu quả đồng vốn
thấp nhất và lúa vụ 3 không được khuyến khích mở rộng diện tích.
Đặng Thị Kim Phượng (2007); “Đánh giá hiệu quả sản xuất giữa mô hình
độc canh lúa 3 vụ và luân canh lúa với màu ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phân tích chi phí
lợi ích (CBA) để đánh giá hiệu quả sản xuất giữa các mô hình sản xuất. Kết quả
cho thấy mô hình luân canh lúa với cây màu mang lại hiệu quả đồng vốn (2,96)
cao hơn mô hình 3 vụ lúa (2,24). Mô hình luân canh lúa với màu mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn mô hình 3 lúa là vì vụ Hè - Thu thiếu nước nên không thích
hợp cho cây lúa, nếu thay thế cây lúa bằng cây màu thì sẽ mang lại lợi nhuận cao
hơn. Ngoài ra, khi trồng màu thì nhu cầu lao động cao hơn, sẽ mang lại công ăn
việc làm cho những thành viên trong gia đình và người dân trong vùng.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- 3-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

Nguyễn Thị Thúy Nga (2009); “so sánh hiệu quả kinh tế mô hình độc

canh 3 vụ lúa và mô hình luân canh lúa – bắp – lúa ở huyện Châu Thành A, tỉnh
Hậu Giang”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phân
tích chi phí lợi ích để đánh giá hiệu quả sản xuất giữa các mô hình sản xuất. Kết
quả cho thấy mô hình luân canh lúa với cây màu mang lại hiệu quả đồng vốn
(2,96) cao hơn mô hình 3 vụ lúa (2,24). Từ đó cho thấy mô hình lúa – bắp – lúa
có hiệu quả tài chính cao hơn mô hình độc canh lúa.
Nguyễn Thị Ngọc Thấm (2007); “Phân tích hiệu quả kinh tế hai mô hình
sản xuất lúa đơn và tôm - lúa của nông hộ ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre”.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để khảo sát thực trạng sản xuất,
phân tích chi phí lợi ích (CBA) để phân tích các chỉ tiêu tài chính và hiệu quả
kinh tế, hồi quy tuyến tính để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của
các mô hình. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả đồng vốn của mô hình độc
canh lúa là (1,75), mô hình tôm lúa là (3,06). Các yếu tố diện tích, năng suất, giá
bán ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của mô hình.
Qua các tài liệu tham khảo trên, đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô
hình canh tác lúa 3 vụ tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” được thực hiện trên
cơ sở tương đồng với các phương pháp phân tích của các tài liêu được liệt kê bên
trên là sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích chi phí lợi
ích (CBA) để phân tích hiện trạng và kết hợp với các chỉ số tài chính liên quan
đến sản xuất nông nghiệp để phản ánh hiệu quả sản xuất của mô hình lúa 3 vụ.
Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng mô hình hồi quy tương quan để phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của mô hình canh tác, để từ đó làm cơ
sở để kết luận và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- 4-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương



Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Những khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm hộ gia đình
Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm,
ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng quan hệ huyết tộc hoặc không
cùng huyết tộc, sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập,
cùng tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.1.2. Khái niệm kinh tế hộ
Kinh tế hộ là một loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ gia đình.
Hộ nông dân được quan niệm như một đơn vị kinh tế độc lập. Quá trình phát
triển của kinh tế hộ gắn liền với quá trình phát triển của hộ đang hoạt động.
2.1.1.3. Đặc điểm của kinh tế hộ
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, nhưng nó không thuộc thành
phần kinh tế nào mà được coi là một đơn vị kinh tế xã hội đặc biệt do những đặc
trưng cơ bản sau:
- Có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố
sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và
sử dụng tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế.
- Hộ nông dân có sự thống nhất của một đơn vị kinh tế và một đơn vị xã
hội, do đó ở hộ có thể thực hiện cùng một chức năng mà các đơn vị kinh tế
khác không thực hiện được.
- Quyền sở hữu của hộ nông dân là quyền sở hữu chung, do đó các thành
viên có tính tự giác cao trong lao động.
- Sản xuất nhỏ lẻ, công cụ sản xuất thủ công, trình độ canh tác lạc hậu,
trình độ khai thác tự nhiên thấp.

- Khả năng huy động vốn sản xuất thấp.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- 5-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

2.1.2. Một số khái niệm trong nông nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm về đa dạng hoá cây trồng trong nông nghiệp
Đa dạng hoá cây trồng là hệ thống cây trồng được bố trí một cách tối ưu
trong một diện tích canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của
từng vùng nhằm tránh rủi ro trong sản xuất, thị trường nhằm góp phần tăng thu
nhập cho nông hộ, đồng thời bảo vệ môi trường tiến đến bảo vệ nền nông nghiệp
bền vững.
2.1.2.2. Khái niệm độc canh
Độc canh là chỉ trồng một loài hoặc rất ít loài cây trên một khu đất trong
nhiều năm nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt.
2.1.2.3. Khái niệm luân canh
Hệ thống canh tác này gồm việc trồng luân phiên các loại cây trồng khác
nhau theo vòng tròn trên cùng một mảnh đất.
2.1.2.4. Khái niệm canh tác kết hợp
Hệ thống canh tác kết hợp là một biến dạng của kiểu canh tác nhiều loài
gồm nhiều loài cây khác nhau trên cùng một lô đất.
2.1.2.5. Tài nguyên của nông hộ
Tài nguyên nông hộ là những nguồn lực nông hộ có thể sử dụng vào việc
sản xuất như: đất đai, lao động, tài chính kỹ thuật sản xuất...chúng có mối quan

hệ lẫn nhau giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa thuỷ sản và chăn nuôi, giữa sản
xuất và dịch vụ. Nông hộ khi sử dụng các nguồn lực này một cách triệt để sẽ tạo
nên một chu kỳ khép kín trong sản xuất và sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng
nguồn lực của mình, làm tăng thu nhập.
2.1.2.6. Lúa 3 vụ
Là một cụm từ để chỉ văn tắt 3 vụ lúa được canh tác trong 1 năm của
người dân bao gồm:
 Vụ lúa Đông – Xuân
Là vụ lúa được gieo trồng vào cuối mùa Đông và kéo dài đến mùa Xuân
kế tiếp. Thời gian bắt đầu thông thường từ đầu tháng 12 đến tháng 2 âm lịch.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- 6-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

 Vụ lúa Hè – Thu
Là vụ lúa ở cuối mùa Hè và kéo dài đến mùa thu tiếp theo, thời gian kéo
dài khoảng 4 tháng. Ở mỗi địa phương, vụ lúa này thường khác nhau nhưng
chênh lệch thời gian là không quá lớn. Thông thường bắt đầu từ tháng 3 đến
tháng 7 âm lịch.
 Vụ lúa Thu – Đông (vụ 3)
Là vụ lúa ở cuối mùa Thu và kéo dài đến mùa Đông tiếp theo, thời gian
kéo dài khoảng 4 tháng. Vụ lúa Thu – Đông chỉ có thể phát triển được ở một số
vùng đất cao không bị nước lũ gây ngập úng và những vùng có hệ thống thủy lợi
nội đồng tốt. Vụ lúa này thông thường bắt đầu từ giữa tháng 7 âm lịch kéo dài
đến tháng 11.

2.1.3. Khái niệm khác
- Tổng doanh thu là toàn bộ giá trị tài sản của sản phẩm cho một đơn vị
diện tích bằng năng suất nhân với đơn giá của sản phẩm cho một đơn vị diện tích.
[4, tr.11]

- Tổng chi phí bằng tiền là toàn bộ chi phí đầu tư gồm chi phí lao động
thuê, chi phí vật chất và chi phí khác (không tính chi phí lao động gia đình). [4,
tr.11]

- Tổng thu nhập là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí bỏ ra
để sản xuất sản phẩm đó. [4, tr.11]

- Tổng lợi nhuận là phần còn lại sau khi lấy tổng thu nhập trừ chi phí lao
động gia đình và chi phí khác của gia đình. [4, tr.11]

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- 7-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

- Diện tích đất canh tác là diện tích đất nông nghiệp thật sự của vùng.
- Diện tích gieo trồng là diện tích đất nông nghiệp được gieo trồng trong
một năm của vùng.
2.1.4. Một số thuật ngữ kinh tế
- Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao
cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực

lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con
người. [2, tr.77]
- Hiệu quả sản xuất: bao gồm :
+ Hiệu quả kinh tế: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Nghĩa là
khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì
không có hiệu quả. [2, tr.78]
+ Hiệu quả kỹ thuật: là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ
việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của
hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt
được hiệu quả kỹ thuật. [2, tr.78]
+ Hiệu quả phân phối: thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người
tiêu dùng nghĩa là các nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của người sử
dụng nó đạt được cao nhất. [2, tr.79]
2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả
Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) được phát triển bao gồm
các chỉ tiêu phân tích sau với mục đích phản ảnh tính hiệu quả của mô hình canh
tác nói chung:
- Chi phí bao gồm các chi phí sau: chi phí lao động nhà, chi phí lao động
thuê, chi phí sử dụng máy móc, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc trừ
sâu.
- Lợi nhuận bằng tổng thu nhập trừ tất cả các chi phí.
- Chi phí sản xuất bình quân trên một ha của mô hình.
- Doanh thu bình quân trên một ha của mô hình.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- 8-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương



Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

- Thu nhập bình quân trên một ha của mô hình.
- Lợi nhuận bình quân trên một ha của mô hình.
- Chi phí sản xuất bình quân trên mô hình sản xuất của hộ.
- Doanh thu bình quân trên mô hình sản xuất của hộ.
- Thu nhập bình quân trên mô hình sản xuất của hộ.
- Lợi nhuận bình quân trên mô hình sản xuất của hộ.
- Tỷ số doanh thu/chi phí
- Tỷ số lợi nhuận (hiệu quả đồng vốn)/ chi phí.
- Tỷ số thu nhập /chi phí
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Theo thống kê năm 2010 của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Châu Phú thì huyện Châu phú có diện tích đất canh tác lúa 3 vụ là 8.943
ha với 9.024 hộ sản xuất lúa 3 vụ. Đây là diện tích trồng lúa 3 vụ lớn thứ 3 trong
toàn tỉnh An Giang. Với mục tiêu lựa chọn vùng nghiên cứu mang tính đại diện
cho tổng thể nên với diện tích khá lớn về lúa 3 vụ như vậy là tiêu chí thứ nhất để
chọn lựa làm địa bàn nghiên cứu.
Tiêu chí thứ hai là do tính chất và nguồn kinh phí có hạn nên Châu Phú
được lựa chọn vốn là địa bàn sinh sống của nhà nghiên cứu nhằm mục đích thuận
tiện hóa và tối thiểu hóa chi phí trong quá trình thu thập số liệu.
Dựa vào hai tiêu chí trên : Bình Mỹ, Bình Long và Bình Chánh được chọn
làm vùng nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
2.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu
Quan sát mẫu được chọn để phỏng vấn dựa vào phương pháp chọn mẫu thuận
tiện với khung chọn mẫu là danh sách nông hộ trên địa bàn 3 xã Bình Mỹ, Bình Chánh
và Bình Long của huyện Châu Phú thuộc tỉnh An Giang, để quá trình thu thập số liệu
được đơn giản và nhanh chóng hơn.


GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- 9-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang
Đây là phương pháp chọn dựa vào cơ hội thuận tiện dễ dàng trong quá trình
chọn mẫu. Việc chọn đối tượng để phỏng vấn được giao phó cho phỏng vấn viên. Dựa
trên tính dễ tiếp xúc, cơ hội thuận tiện nhất để họ tiếp cận với đáp viên.

2.2.2.2 Phương pháp xác định cỡ mẫu
Theo thống kê năm 2010, toàn huyện Châu Phú có 9024 hộ sản xuất lúa 3
vụ. Số quan sát mẫu được xác định theo công thức Slovin (1984) với sai số e
=10%.

Vậy số quan sát của mẫu cần lấy là 98 nông hộ trên địa bàn 3 xã Bình Mỹ,
Bình Chánh và Bình Long.
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ gia
đình trên địa bàn 3 xã Bình Mỹ, Bình Chánh và Bình Long của huyện Châu Phú
thuộc tỉnh An Giang.
2.2.1.2 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp trong đề tài nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo của
phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế Tài nguyên và Môi
trường huyện Châu Phú và niên giám thống kê huyện Châu Phú năm 2010.
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.4.1. Đối với mục tiêu 1
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích hiện trạng sản xuất
của 3 vụ lúa Đông Xuân, Hè-Thu và Thu-Đông.
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày
số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những
kết luận dựa trên số liệu.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- 10-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

2.2.4.2. Đối với mục tiêu 2
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) để phân tích
và so sánh hiệu quả kinh tế giữa 3 vụ lúa, Đông Xuân, Hè-Thu và Thu-Đông
2.2.4.3. Đối với mục tiêu 3
Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tương quan đa biến để phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình canh tác lúa 3 vụ
Mô hình hồi quy tương quan hay hồi quy tuyến tính (HQTT) là phân tích
một biến độc lập (đơn biến) ảnh hưởng đến viến phụ thuộc ( HQTT 1 chiều) với
Y = α + bx +εi (Trong đó Y là biến ngẫu nhiên, X là biến cố định hoặc không
ngẫu nhiên và εi là sai số ngẫu nhiên mà các giá trị được giả định tuân theo một
phân phối xác xuất) hoặc nhiều biến độc lập ( đa biến) ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc (HQTT nhiều chiều) với Y = α + b1X1 + b2X2 + b3X3 + ………+ bkXk + εi .
Trong nghiên cứu này đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính nhiều chiều. Tuy
nhiên sai số ngẫu nhiên được lược bỏ thay vào đó là mức ý nghĩa alpha 5%

Mô hình hồi quy được sử dụng có dạng:
Y = a + b1X1 + b2X2 + b3X3 + ………+ bkXk
Trong đó:
Y: Lợi nhuận
X1, X2,….,XK: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận mô hình cụ thể như
sau:
X1: Tuổi của chủ hộ. Tuổi của chủ hộ phản ánh kinh nghiệm và sự hiểu
biết của chủ hộ, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Những người có độ tuổi cao
thường có sự hiểu biết và kinh nghiệm khá nhiều về các hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Chính vì thế kỳ vọng mang dấu dương trong mô hình hồi quy.
X2: Trình độ học vấn của chủ hộ, thể hiện số năm đi học của chủ hộ.
Những hộ có trình độ học vấn cao thường có kế hoạch sản xuất, kinh doanh hiệu
quả; và có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên
những hộ có trình độ học vấn cao thì sẽ canh tác có hiệu quả và lọi nhuận cao.
Biến này kỳ vọng mang dấu dương trong mô hình hồi quy

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- 11-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

X3: Kinh nghiệm trồng lúa (năm). Những người có kinh nghiệm trồng lúa
lâu năm sẽ có nhiều hiểu biết và khả năng ứng phó với những biến cố bất ngờ có
thể xảy ra về thời tiết, dịch bệnh để có những biện pháp ứng phó kịp thời, chính
vì thế kỳ vọng mang dấu dương đối với biến lợi nhuận
X4: Diện tích đất canh tác (m2). Nông hộ có diện tích đất canh tác càng lớn

thì sẽ có điều kiện áp dụng cơ giới hóa và các biện pháp khoa học kỹ thuật đồng
loạt, giảm chi phí, tăng năng suất. Chính vì thế có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn
nên diện tích đất càng lớn thì hiệu quả càng cao. Kỳ vọng mang dấu dương.
X5: Chi phí sử dụng phân bón thuốc bảo vệ thực vật (ngàn đồng). Đây là
những vật tư nông nghiệp không thể thiếu trong hoạt động trồng trọt nói chung.
Đặc biệt đối với hoạt động trồng lúa, có nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu
lượng chi phí này tăng đến một mức độ nào đó sẽ làm giảm năng suất tương ứng
với giảm lợi nhuận. Kỳ vọng mang dấu âm
X6: Năng suất lúa (tấn). Khi năng suất lúa cao sẽ đem lại sản lượng lớn.
Điều này sẽ mang lại lợi nhuận cao cho nông hộ nếu gặp giá có lợi. Biến này
được kỳ vọng mang dấu dương.
X7: Giá bán (ngàn đồng/ kg). Giá bán phản ánh thực tế thu nhập của nguời
nông dân thông qua một chỉ tiêu nữa là sản lượng. Khi sản xuất nông dân luôn kỳ
vọng giá bán sẽ luôn cao có lợi. Chính vì thế kỳ vọng mang dấu dương.
X8: Tham gia hợp tác xã sản xuất. Hiện tại các tổ nhóm sản xuất ở nông
thôn đang được nhân rộng để giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, hậu cần cũng như
đầu ra của sản phẩm. Chính vì thế việc có tham gia vào tổ nhóm sản xuất hay hợp
tác xã sản xuất 1 và ngược lại 0 có thể sẽ ảnh hưởng tích cự đến lợi nhuận. Kỳ
vọng mang dấu dương.
Trên thực tế có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi mô hình, trong đó có một
số nhân tố vì lý do khách quan không thể lượng hóa được nên không đưa vào
phân tích trong mô hình hồi quy.
2.2.4.4. Đối với mục tiêu 4
Dựa trên kết quả đạt được ở các phân tích trên làm cơ sở để đề xuất giải
pháp giúp nâng cao hiệu quả canh tác lúa của nông hộ.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- 12-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương



Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Năm 1832, địa bàn huyện Châu Phú ngày nay thuộc huyện Tây Xuyên,
phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, bao gồm các thôn: Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế Sơn
thuộc tổng Châu Phú và các thôn Bình Mỹ, Vĩnh Thạnh Trung thuộc tổng Định
Thành.
Từ năm 1867 đến 1873, Quản có Trần Văn Thành tập hợp nghĩa binh tại
Láng Linh - Bảy Thưa để chống Pháp. Hiện đền thờ ông tọa lạc tại xã Thạnh Mỹ
Tây, bên bờ kênh xáng Vịnh Tre.
Năm 1899, Pháp bỏ hạt lập tỉnh, vùng đất này thuộc quận Châu Thành,
tỉnh Châu Đốc. Năm 1917, huyện Châu Phú ngày nay tương ứng với các xã Bình
Long, Bình Mỹ, Khánh Hoà, Thạnh Mỹ Tây, Vĩnh Thạnh Trung của tổng An
Lương và các xã Mỹ Đức, Châu Phú của tổng Châu Phú, quận Châu Thành, tỉnh
Châu Đốc, bao gồm cả phần đất của thị xã Châu Đốc bây giờ.
Năm 1919, quận Châu Thành đổi thành quận Châu Phú, thuộc tỉnh Châu
Đốc. Ngày 24-04-1957, quận Châu Phú thuộc tỉnh An Giang, gồm 3 tổng với 27
xã. Ngày 06-08-1957, tách một phần phía Bắc quận Châu Phú để thành lập quận
An Phú, bao gồm tổng An Phú với 9 xã và 4 xã của tổng Châu Phú là Đa Phước,
Vĩnh Hậu, Vĩnh Phong, Vĩnh Trường. Quận Châu Phú còn lại 2 tổng với 14 xã là:
Châu Giang, Châu Phú, Mỹ Đức, Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế thuộc tổng Châu Phú;
Bình Long, Bình Mỹ, Bình Thạnh Đông, Hoà Lạc, Hiệp Xương, Hưng Nhơn,
Khánh Hoà, Thạnh Mỹ Tây, Vĩnh Thạnh Trung.
Ngày 01-10-1964, quận Châu Phú thuộc tỉnh Châu Đốc. Năm 1970, quận
Châu Phú có 2 tổng là Châu Phú và An Lương với tất cả 15 xã, bao gồm cả thị xã
Châu Đốc và một phần huyện Phú Tân ngày nay. Ngày 22-04-1972, quận lỵ

Châu Phú được dời về xã Mỹ Đức
Về phía Cách mạng, sau tháng 08-1945, Châu Phú thuộc tỉnh Châu Đốc.
Ngày 06-03-1948, huyện Châu Phú được đổi tên thành Châu Phú A, thuộc tỉnh
Long Châu Hậu. Cuối năm 1950, huyện Châu Phú A thuộc tỉnh Long Châu Hà.
Cuối năm 1954, huyện Châu Phú A đổi lại thành huyện Châu Phú, thuộc tỉnh
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- 13-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


Đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa 3 vụ huyện Châu Phú tỉnh An Giang

Châu Đốc. Giữa năm 1957, huyện Châu Phú thuộc tỉnh An Giang, giống như sự
phân chia của chính quyền Sài Gòn. Giữa năm 1966, tách một phần huyện Châu
Phú thành lập thị xã Châu Đốc. Tháng 12-1968, Châu Phú cắt 4 xã Hưng Nhơn,
Hiệp Xương, Bình Thạnh Đông và Hoà Lạc nhập với 4 xã Long Sơn, Phú Lâm,
Phú An, Hoà Hảo của Tân Châu thành lập huyện Phú Tân. Tháng 10-1971,
huyện Châu Phú thuộc về tỉnh An Giang. Tháng 05-1974, huyện Châu Phú thuộc
tỉnh Long Châu Hà.
Sau năm 1975, huyện Châu Phú thuộc tỉnh An Giang, gồm 8 xã là: Vĩnh
Ngươn, Vĩnh Tế, Mỹ Đức, Khánh Hoà, Vĩnh Thạnh Trung, Thạnh Mỹ Tây, Bình
Long và Bình Mỹ. Ngày 27-01-1977, giao xã Vĩnh Ngươn về thị xã Châu Đốc.
Ngày 25-04-1979, thành lập thị trấn Cái Dầu và 4 xã: Mỹ Phú, Ô Long Vĩ, Bình
Phú và Bình Chánh. Ngày 23-08-1979, giao xã Vĩnh Tế về thị xã Châu Đốc và
nhận xã Bình Thủy từ huyện Châu Thành. Ngày 12-01-1984, thành lập xã Đào
Hữu Cảnh, huyện Châu Phú chính thức bao gồm 12 xã và 1 thị trấn như ngày nay.
3.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ


Hình 1: Bản đồ các đơn vị hành chính huyện Châu Phú
Huyện nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh An Giang, Bắc giáp thị xã Châu
Đốc, đường ranh giới dài 14,570 km; Đông giáp sông Hậu ngăn cách với huyện

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa

- 14-

SVTH: Nguyễn Thanh Hương


×