Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

bài văn mẫu phân tích về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.78 KB, 16 trang )

Thế kỷ XIX là thời ký lịch sử “đau thương nhưng vĩ đại” của dân tộc ta . Ở Thế kỷ ấy , có một nhà thơ
mù nhưng trịng lịng sáng như gương ,người đã thấy kết những gì mà bao nhiêu người mắt sáng
khơng nhận ra .Người đó là nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu .Và, trong văn họ Việt Nam ,cho đến
Nguyễn Đình Chiểu ,chưa có một hình tượng nhân dân nào chân thực và cảm động hơn người nghĩa
sĩ tử trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ơng.
Nói đúng ra ,trước Nguyễn Đình Chiểu ,con người bình thường cũng xuất hiện trong văn chương Việt
Nam .Tuy nhiên , đó hoặc là những ngư phủ ,tiều phu hình bóng thấp thống ,khi xa khi gần trong thơ bà
Huyện Thanh Quan ,hoặc là đám đông lố nhố ,hằng ngày là cục đất củ khoai ,khi có dịp trở nên những
“kiêu binh” lỗ mãng trong Hoàng Lê nhất thống chí.
Ngưịi nơng dân xuất hiện trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn khác hẳn .Họl thật sự là những
người bình thường ,là “dân áp , dân lân” , “ngồi cật có một manh áo vải” .Bản tính lại hiền lành ,chất
phác ,quanh năm duốt tháng “côi cút làm ăn ,toan lo nghèo khó” .Bên trong luỹ tre làng, họ “chỉ biết
ruộng trâu, ở trong làng bộ”,thành thục với nghề nông trang: Việc cuốc cầy ,việc bừa ,việc cấy , tay vốn
làm quen.Nói như nhà thơ Thanh Thảo sau này ,họ lấm láp sình lầy ấy đã bước vào thơ Đồ Chiểu. Đành
rằng nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã có tấm lòng sáng để phát hiện ra họ ,nhưng trước hết bởi dù không
áo mão cân đai phẩm hàm văn võ / họ để lại những vệt bùn làm vinh dự cho thơ. Đó chính là tấm lịng
u nước ,trương nghĩa của người nông dân .
Khi nghe tin quân giặc đến ,dù là dân thường nhưng những người nông dân lòng đầy sốt ruột. Trong xã
hội xưa ,những chuyện quốc gia đại sự trước hết là việc của quan .Dân nghe theo quan mà làm dân .Dân
nhìn thấy quan mà theo. Vì thế ,họ trơng chờ tin quan như trời hạn trơng mưa. Mắt cịn trơng đợi nhưng
lịng thì đã rõ:
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp ,muốn tới ăn gan;ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Lịng u nước khơng độc quyền của ai .Huống chi ,với những người nông dân chân chất ,khi “mùi tinh
chiến vấy vá đã ba năm” thì họ “ghét thói mọi như nhà nơng ghét cỏ” .vì thế ,dù là dân ấp ,dân lân ,trong
tay chỉ cịn một tầm vơng ,họ đã sẵn sàng xả thân vì nghĩa cả:
Hoả mai đánh bằng rơm con cúi , cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;gươm đeo dùng bằng lưỡi dao
phay,cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc nhằn quan quản gióng trống kỳ ,trống giục , đạp rào lướt tới ,coi giặc như không;nào sợ thằng
Tây bắn đạn nhỏ , đạn to ,xô cửa xơng vào ,liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang ,người chém ngựơc ,làm cho mã tà ,ma ní hồn kinh;bọn hè trước ,lũ ó sau ,trối kệ tàu
thiếc ,tàu đồng đung nổ.


Cuộc đối đầu một mất một còn giữa những người nông dân yêu nước với kẻ thù là cuộc đối đầu không
cân sức .Họ thất thế ngay từ ban đầu khi tựgiác đúng lên ,khơng có ai tổ chức ( ai địi ,ai bắt ) ,chẳng có
binh thư ,binh pháp .cịn qn giặc thì chuẩn bị bài bản ,có quy mơ , quy củ.Họ thất thế khi xing trận mà
ngồi cật có một manh áo vải ,trong tay cầm ngon tầm vơng ,cịn kẻ thù lại có tàu sắt tàu đồng , đạn nhỏ ,
đạn to.Song chí căm thù ,lịng u nước đã khiến những người nơng dân trối kệ tàu thiếc,tàu đồng súng
nổ ,liều mình như chẳng có ai.Ai cũng biết cái giá cuối cùng của hành động ấy. Nhưng nghĩa sĩ nông dân
càng biết rõ điều đó:
Một giấc sa trường rằng chữ hạnh ,nào hay da ngựa bọc thây;trăm năm âm phủ ấy chữ quy,nào đợi gươm
hùm trao mộ.
Những nghĩa sĩ nông dân trở thành “những anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang” ( Phạm Văn
Đồng ) .Hình tượng người nghĩa sĩ chân đất lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam đã mang hình
dáng đầy bi tráng.Nó như một tượng đài sừng sững tạc vào không gian lẫn với thời gian để nói với mn
đời rằng:Thác mà trả nước non rồi nợ ,danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để
thờ ,tiếng ngay trải mn đời ai cũng mộ.


Sự gắn bó ,lịng u thương và cảm phục đã khiến Nguyễn Đình Chiểu ghi tạc vào thơ văn mình hình
tượng ngưịi nghĩa sĩ Cần Giuộc thật bi tráng .Hình tượng ấy sức nặng của một thời đại “nước mắt anh
hùng lau chẳng ráo”và tấm lòng yêu thương bi thiết của nhà thơ mù đất Đồng Nai – Gia Định .Những
người anh hùng “sống đánh giặc , thác cũng đánh giặc”.Còn nhà thơ của họ đã dựng lại tượng đài ấy
“nghìn năm” trong ký ức tâm hồn của người đời bằng văn chương.
-------Trong văn học, phải đến thế kỉ XIX khi Nguyễn Đình Chiểu – một nhà nho yêu nước dùng con mắt yêu
thương và kính phục để viết nên “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” thì hình ảnh người nơng dân mới thực
sự xuất hiện. Đó là hình tượng đẹp, rất đỗi chân thực và đầy chất bi tráng, vừa hào hùng, vừa đau
thương trong cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do của đất nước.
Những người nông dân ấy, họ sinh ra đâu phải để làm chàng Gióng Phù Đổng, Lê Lợi, Quang Trung…
Họ chỉ là những con người quanh năm khốc trên mình màu áo nâu của đất, bình dị và lam lũ. Nhưng họ
xuất hiện trong khung cảnh bão táp của thời đại:
Hỡi ôi!
Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ

Họ đâu đã quen nghi tiếng súng. Âm thanh ấy đã phá tan cuộc sống bình lặng của họ. Một cuộc sống từ
sáng đến tối bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một cuộc sống chật vật với những lo toan nghèo khó. Cái
nghèo đã làm họ thật nhỏ bé suốt ngày “cui cút làm ăn”.. Chỉ một câu văn, cụ Đồ Chiểu đã vẽ nên vịng
đời luẩn quẩn khơng lối thốt của người dân Việt, người “dân ấp dân lân” Nam Bộ, bắt đầu với cui cút,
vật lộn làm ăn để cuối cùng vẫn kết thúc trong nghèo khó. Đằng sau luỹ tre làng ấy, họ biết sao được
những “cung ngựa”, “trường nhung”.. trong cái nhìn của họ chỉ có “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đến việc
cuốc, việc cày, bừa, khiên đã quá quen thuộc thì giờ tập khiên, tập súng.. thật lạ lẫm.
Những tưởng họ mãi cam chịu như thế. Nhưng không, khi quân xâm lược đã xâm chiếm đất nước, chúng
đang giày xéo lên từng mảnh ruống, từng đám đất quê hương ruột thịt của họ. Giờ đây, trong những “lo
toan” khơng chỉ có đói nghèo mà cịn là những thấp thỏm, lo âu:
“Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa…”
Thấy “mùi tinh chiên vấy vá” khơng thể chống mắt đứng nhìn, khơng thể ngồi yên mà đợi. Triều đình đã
“bỏ rơi” họ, nhưng làm sao ngăn được tình yêu đất nước nồng nàn ở họ. Bọn xâm lăng kia đã cướp đi
những gì máu thịt của họ, chúng phá vỡ giấc bình yêu nơi thôn quê, làm sao không căm cho được. Nỗi
uất hận đển tột cùng ấy đã biến những con người nhỏ bé tầm thường thành chàng Gióng khổng lồ trong
cổ tích. Khi Tổ quốc lầm than, họ khơng ngần ngại chung vai góp sức. Lịng u nước đã biến thành lịng
căm thù giặc đến sơi sục:
“Bữa thấy bịng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan.
Ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắng đuổi hươu
Hai vầng nhật nguyệt chói lồ, đâu dung lũ treo dê bán chó”
Lịng u Tổ quốc tha thiết xuất phát từ trái tim đã khiên họ trở nên đẹp đẽ, lấp lánh… Dòng máu Lạc
Hồng cuộn chảy trong người cùng với cơn giận của lòng yêu nước mạnh hơn yếu hèn, mạnh hơn cái chết.
Khát vọng đánh giặc, khát vọng chiến đấu, khát vọng bảo vệ mảnh đất quê hương đã thôi thúc họ, mặc
việc “đợi tập rèn”, “ban võ nghệ”, “bày bố binh thư”, khơng màng tới trên mình chỉ có “một manh áo
vải”. Các chàng Gióng của thế kỉ XIX đã đến, “đạp rào lướt tới”, coi giặc cũng như không.
Hỡi ôi, “một manh áo vải”, “một ngọn tầm vông”, chỉ có “lưỡi dao phay”, “rơm con cúi”, liệu có thể
thắng được “tàu chiến tàu đồng”,” đạn nhỏ đạn to”. Đó là bi kịch của nghĩa sĩ Cần Giuộc hay chăng là tấn
bi kịch của thời kì nghiệt ngã ấy. Họ là nông dân nhưng lại làm kinh ngạc cả chiến trường. Phải chăng
cũng vì lẽ đó mà bản hùng ca đã cất lên trong tiếng nấc lịng. Có thể trận mạc đã vĩnh viễn cướp đi cuộc

sống của họ, nhưng tinh thần xả thân vì nghĩa đã bù đắp cho sự thiếu hụt về lực lường, chênh lệch với kẻ


thù
“Chi nhọc quan quản Gióng trống kì trống giục…. súng nổ”
Hình tượng của người nghĩa sĩ áo vải được khắc nổi trên cảnh u ám khói bom ấy: những âm thanh vang
động (hè trước, ó sau…) những động tác quyết liệt (đốt, chém…). Những người nghĩa sĩ áo vải đã trở
thành đấng anh hùng của một thời kì đáng nhớ. Trong tư thế quật cường ấy , lấp lánh chân dung của
những con người gánh trên vai vận mệnh của non sơng. Họ biết rằng mình chỉ là vơ danh trong dân tộc
anh hùng nhưng điều cao cả nhất họ để lại là triết lí sống phù hợp đến mn đời:
“Thà thác mà đặng câu định khái, về theo tổ phụ cũng vinh, hơn còn mà c chịu chữ đầu Tây ở với man di
rất khổ”
Tinh thần ấy, ý chí ấy vẫn chói lịa trong mỗi người dân Cần Giuộc. Sống để chịu nơ lệ, tay sai của Tây
thì thà một lần chiến đấu hết mình mà đem vinh quang cho dân tộc.
“Ơi thơi thơi!”
Một tiếng khóc đầy ai ốn, tiếng khóc đến quặn lịng, tiếng khóc để tiễn biệt những người con Cần Giuộc
mãi mãi nằm lại trên mảnh đất quê hương. Họ ngã xuống nới chiến trường khói lửa. Vẫn cịn đó nghiệp
nước chưa thành, thấp thống nơi đây bóng mẹ già với ngọn đèn le lói trong đêm
“Đau đơn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều! Vợ yếu chạy tìm chống, cơn bóng
xế dật dờ trứơc ngõ”
Người tử sĩ đã về chốn thiên cổ để lại giữa trần gian mẹ già, vợ yếu, con thơ… Mai đây họ sẽ ra sao khi
cái nghèo vẫn còn đeo đuổi, khi mà nợ nước trả chưa xong..
“Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo thương vì hai chữ thiên dân, cây hương nghĩa sĩ thắp đèn thêm thơm,
cám bởi một câu vương thổ”
Nguyễn Đình Chiểu đã bằng tấm lịng đồng cảm để nhìn thấy, nghe thấy và dựng nên một tượng đài
hoành tráng mà mộc mạc, yêu thương. Xuyên suốt trong nền văn học nước nhà hình ảnh người nơng dân
đã được đề cập khá nhiều lần. Nhưng trước Đồ Chiều thì chưa một ai cơng khai vẽ lên và ngợi ca hình
ảnh người anh hùng “chẳng qua là dân ấp dân lân mến nghĩa làm quân chiêu mộ”. Hơn thế nữa, việc thổi
vào văn chương chất dân gian đã khiến “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của cụ trở thành áng văn vừa hào
hùng, bi tráng mà cũng rất gần gũi, giản dị.

Cụ Đồ Chiểu chỉ là nhà thơ mù – “người hát rong của nhân dân”. Nhưng hình ảnh người nơng dân khởi
nghĩa trong bài văn tế đã cho ta cái nhìn về cả một thời đại. Tự hào thay những con người nhỏ bé nhưng
vẫn hiên ngang trước thế lực bạo tàn. Tự hào thay những người dân, người lính, nghĩa sĩ vô danh trùng
trùng điệp điệp ngã xuống để bảo vệ sự toàn vẹn cho non sống. Họ là bức tượng đài bất tử, lưu mãi tới
mn đời
------------Đồng chí Phạm Văn Đồng cho rằng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là ‘‘khúc ca của
những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang”. Hãy phân tích và chứng minh ý kiến trên.
Khẳng định vị trí đặc biệt của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong lịch sử văn học dân tộc: lần đầu tiên
dựng lên một tượng đài nghệ thuật đầy tính chất bi tráng về những người nơng dân đánh giặc cứu
nước.
Đề bài u cầu phân tích và chứng minh một nhận định về giá trị của bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc,
về đặc sắc của hình tượng nghệ thuật mà Nguyễn Đình Chiểu tạo dựng nên trong tác phẩm đó.
Nhận định của đồng chí Phạm Văn Đồng được chia làm hai vế: “những người thất thế” và “vẫn hiên
ngang”, cần thấy mối liên hệ qua lại giữa hai vế này. Đây là sự hiên ngang của những người thất thế.
Trong sự thất thế càng nổi bật lên vẻ hiên ngang. Vì thế, bài làm phải tái hiện được tình huống éo le của
người nghĩa sĩ cần Giuộc để tô đậm lên vẻ hiên ngang, dũng cảm nơi họ.


- Trong lúc phân tích, chứng minh các ý trên cần làm sáng tỏ màu sắc bi tráng của hình tượng người
nghĩa sĩ cần Giuộc. Đây là tác phẩm thuộc thể văn tế. Vẻ đẹp hình tượng nghệ thuật, vì thế, không tách
rời cảm hứng bi thương, tự hào của người viết (chú ý chữ “khúc ca” trong nhận định). Chỉ ra tính chất bi
tráng của hình tượng người nghĩa sĩ cần Giuộc cũng là tìm đến cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Đình
Chiểu khi viết bài Văn tế này.
DÀN BÀI
I-MỞ BÀI
- VỊ trí bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong cuộc đời và trong sự nghiệp văn học của Nguyền Đình
Chiểu.
- Giới thiệu ý kiến của đồng chí Phạm Văn Đồng.
II-THÂN BÀI
1. Thân phận, tình huống éo le của người nghĩa quân cần Giuộc.

- Những người nông dân hết sức bình thường, “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”.
- Sơ sài về tri thức quân sự, rất ít được huấn luyện, tập tành.
- Sơ sài về vũ khí, trang bị.
- Đảm đương sứ mệnh đánh giặc, cứu nước giữa lúc triều đình bạc nhược, làm ngơ trước sự hung hãn,
lấn lướt của kẻ thù.
2. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Khúc ca hùng tráng về những con người hiên ngang, dũng cảm.
- Vào trận và xả thân với lịng hồn tồn tự nguyện, với những trang bị sẵn có hết sức thơ sơ.
Khí thế xung trận dũng mãnh khác thường được dựng tả trong cảm hứng tự hào, phấn chấn Nguyễn
Đình Chiểu.
- Nguồn sức mạnh lớn lao để người nghĩa sĩ xả thân cao cả như thế là lòng căm thù giặc sâu sắc, là
nhận thức đúng đắn về lẽ sống, chết ở đời.
3. Cảm hứng bi hùng của Nguyễn Đình Chiểu trong lúc viết Văn tề nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Đau xót, bi thương trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ.
- Cảm phục, tự hào trước tấm gương "nghìn năm tiết rỡ”.
III-KẾT BÀI
Khẳng định vị trí đặc biệt của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong lịch sử văn học dân tộc: lần đầu tiên
dựng lên một tượng đài nghệ thuật đầy tính chất bi tráng về những người nơng dân đánh giặc cứu nước.
---------------Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một tượng đài nghệ thuật về người anh hùng nông dân.
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được xem là một áng văn chương xuất sắc cho văn học thời trung đại.
Nguyễn Đinh Chiểu là nhà thơ mang một tấm lòng yêu nước sâu nặng. Trong cuộc đời cầm bút của mình,
nhà thơ ln lấy quan niệm đạo đức, tấm lịng vì dân vì nước làm tâm điểm trong sự nghiệp sáng tác của
mình. Viết về nhiều đề tài khác nhau, nhưng có lẽ ln sát cánh và cập nhật nhất vẫn là những vần thơ
chống giặc, cổ động tinh thần yêu nước cùng nhân dân. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm tiêu
biểu cho những áng văn yêu nước của tác giả, thể hiện một quan niệm, một cách nhìn mới về người anh
hùng của nhà thơ trong văn học.
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết theo thể phú luật Đường, bố cục gồm bốn phần đúng như quy
định của thề văn tế. Tác phẩm ra đời đã khẳng định sự thành cơng trong ngịi bút viết vận tế cùa Nguyễn
Đình Chiểu. Bài văn được ra đời để tưởng nhớ đến các chiến sĩ cần Giuộc đã anh dũng hi sinh trong cuộc



chiến đấu chống xâm lược, cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân. Với bài văn
tế này, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông
dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngồi đời của họ. Ở đây là người nông dân nghĩa quân chống giặc,
cứu nước.
Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là một tượng đài nghệ thuật hiếm có. Bi tráng là tầm vóc và tính chất của tượng
đài nghệ thuật ấy: Vừa hồnh tráng, hùng tráng vừa thơng thiết, bi ai. Thể hiện một quan niệm về người
anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu một cách mới lạ mà người đọc chưa từng thấy trong văn học yêu nước
giai đoạn trước đó.
Quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu có gì khác so với các nhà Nho yêu nước xưa?
Trước kia, khi xây dựng hình tượng người anh hùng, nhiều nhà văn thường tập trung thể hiện những bậc
hào kiệt, những con người kiệt xuất lãnh đạo các phong trào đấu tranh của nhân dân. Còn đến với văn thơ
Nguyễn Đình Chiểu hình ảnh về người anh hùng khơng có gì xa lạ mà ngay trong bản thản nông dân hiền
lành, suốt ngày chỉ biết cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó. Có thể nói về người anh hùng, tác giả của
chúng ta không phải đi tim kiếm những hình tượng ở đâu xa xơi cả mà đó là những người nơng dân chân
chất, thật thà có tấm lịng u nước sâu nặng. Cái tài của Nguyễn Đình Chiểu là đã phát hiện và xây dựng
được hình tượng người anh hùng nơng dân áo vải. Đây khơng phải là một cá nhân cụ thê mà đó là cả tập
thể những người anh hùng, họ là những nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Hình ảnh trung tâm của tác phẩm là những chiến sĩ nghĩa quân. Nguồn gốc của họ là nông dân nghèo,
suốt cuộc đời cui cút sau lũy tre xanh, chất phác, cần cù chịu khó làm ăn chưa quen cung ngựa, đâu tới
trường nhung, chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Họ là lớp người chân lấm tay bùn chì biết: Việc cuốc,
việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Thế nhưng khi đất nước, quê hương bị giặc xâm lược những người dân ấp dân lăn ấy đã anh dũng đứng
lên mến nghĩa làm quân chiêu mộ. Đánh giặc để cứu nước nhà, để bảo vệ Bát cơm manh áo ở đời là cái
nghĩa lớn mà họ mến và đeo đuối. Nguyễn Đình Chiểu đã viết nên những câu văn giản dị mà thấm đượm
một tinh thần yêu nước cao đẹp.
”Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.”
Nhà văn đã tái hiện lại một cuộc chiến đấu với sức mạnh quật cường và khí thế chiến đấu anh dũng của
các chiến sĩ Cần Giuộc. Quân trang chỉ là một manh áo vải, vũ khí chỉ có một ngọn tẩm vông, hoặc một
lưỡi dao phay, một súng hỏa mai bằng rơm con cúi. Thế mà họ vẫn lập được chiến công chém rớt đầu
quan hai nọ và đốt xong nhà dạy đạo kia. Quả thực, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng nên một tượng đài nghệ

thuật về những người anh hùng chiến đấu bất khuất, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
“Chi nhọc quan quản gióng trơng kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng
Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xơng vào, liều mình như chẳng có.”
Đây là những câu văn tuyệt bút. Khơng khí chiến trận thật sơi sục trống kỉ, trống giục, đạp rào lướt tới, xô
cửa xơng vào, liều mình như chẳng có. Các chiến sĩ coi cái chết như không tấn công như vũ bão vào đồn
của giặc. Với giọng văn hào hùng, phép đối tài tình, các động tứ mạnh được chọn lọc và đặt đúng chỗ...
đã tô đậm tinh thần chiến đấu quả cảm vô song của các nghĩa sĩ Cần Giuộc. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
đà dành cho các chiến sĩ nghĩa quân những tình cảm đẹp nhất, ngợi ca, khâm phục tự hào. Qua đó, ta thấy
được lần đầu tiên hình tượng người nông dân đi vào thơ văn với tầm đứng của các anh hùng dân tộc,
những anh hùng xuất thân từ tầng lớp nóng dân, quanh năm chân lấm tay bùn dường như chỉ biết có việc
cày, việc cuốc, vậy mà khi có giặc xâm lược, họ đã anh dũng đứng lên một cách tự nguyện và hăng hái
nhất, chiến đấu quên mình cho nền độc lập dân tộc.
Cái độc đáo ở Nguyễn Đình Chiểu là nhìn thấy được những con người anh hùng ngay bên cạnh mình, đó
khơng phải là các bậc hào kiệt anh tài mà chỉ là những người nông dân sống hiền lành, chăm chỉ làm ăn.
Hàng ngày, họ vẫn luôn luôn gần gũi với chúng ta. Xuất phát từ cái nhìn của Nguyễn Đình Chiểu - về
người anh hùng nông dân, làm cho người đọc nhận ra rằng những anh hùng, những con người cao cả
không phải ở đâu xa mà họ luôn ngay cạnh bên mình. Có thể nói, quan niệm tiến bộ về hình ảnh người


nơng dân làm cách mạng khơng phải ai cũng có được mà ta thấy rằng Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đi đầu
về quan niệm này.
Các nghĩa sĩ đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Tấm lòng chiến đấu và hi sinh của họ là tấm lịng son gửi lại
bóng trăng rằm đời đời bất diệt, sáng rực mãi, trường tồn cùng sông núi. Bài học lớn nhất của người chiến
sĩ để lại cho đất nước và nhân dân là bài học về sống và chết. Sống hiên ngang, chết bất khuất. Tâm thế
ấy đã tô đậm chất bi tráng “Tượng đài nghệ thuật về người nông dân đánh giặc”. Bài văn tế được đúc kết
thành một triết lí, một quan niệm sống của nhân dân ta.
Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp được trả thù kia...
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được xem là một áng văn chương xuất sắc cho văn học thời trung đại.
Bằng một bút pháp trữ tình kết hợp nhuần nhuyễn với bút pháp hiện thực, bằng ngơn ngữ bình dị, mà tinh
tế, bài văn đã tái hiện chân thực và đầy xúc động cả một thời đại đau thương nhưng anh dũng của dân tộc.

Tác phẩm là một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người anh hùng nông dân khởi nghĩa, thể hiện sức
mạnh bất diệt của dân tộc ta trong chống giặc xâm lược. Bài văn tế là lời ca ngợi, biết ơn của Nguyễn
Đình Chiểu về những con người hùng dùng hiên ngang, hình ảnh của họ mãi mãi đi vào tâm trí nhân dân
với sự biết ơn và ngưỡng mộ, tự hào.
---------Phân tích về văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Năm 1859, giặc Pháp tấn cơng thành Gia Định, Nguyến Đình Chiểu viết bài thơ “Chạy giặc”, hai câu kết
nói lên mong ước thiết tha:
“Hỏi trang dẹp loạn này đâu vắng / Nỡ để dân đen mắc nạn này?”
Và mấy năm sau, Nhà thơ viết bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” – đình cao nghệ thuật và tư tưởng trong
sự nghiệp thơ văn của ơng. Có thể coi bài văn tế là tấm lòng trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đối với
những nghĩa sĩ anh hùng của nhân dân ta trong buổi đầu chống Pháp xâm lược. Nhà thơ mù đất Đồng Nai
đã dựng lên một “tượng đài nghệ thuật” mang tính chất bi tráng về người nơng dân u nước chống ngoại
xâm.
Sau khi chiếm đóng 3 tỉnh miền Đông, giặc Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền tây Nam Bộ. Năm 1861, vào
đêm 14/12, nghĩa quân đã tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc, thuộc tỉnh Long An ngày nay.Trận đánh diễn
ra vô cùng ác liệt “làm cho mã tà, ma ní hồn kinh”, Gần 30 chiến sĩ nghĩa quân đã anh dũng hi sinh.
Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế này – bài ca về người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một “tượng đài nghệ thuật” hiếm có. “Bi tráng” là tầm vóc và tính chất
của tượng đài nghệ thuật ấy: vừa hoành tráng, hùng tráng vừa thống thiết, bi ai. Hùng tráng ở nội dung
chiến đấu vì nghĩa lớn. Hùng tráng ở phẩm chất anh hùng, ở đức hi sinh quyết tử. Hùng tráng ở chỗ nó
dựng lên 1 thời đại sóng gió dữ dội, quyết liệt của đất nước và dân tộc. Hoành tráng về quy mơ, nó khơng
chỉ khắc hoạ về 1 nghĩa quân, 1 anh hùng mà đông đảo những người “dân ấp dân lân mến nghĩa quân làm
quân chiêu mộ” dưới ngọn cờ “bình tây” của Trương Cơng Định. Tính chất, quy mơ hùng tráng, hồnh
tráng ấy lại gắn liền với bi ai đau thương thống thiết. “Cái tượng đài nghệ thuật” về người nông dân đánh
Pháp giữa thế kỉ XIX đã được dựng lên trong nước mắt, trong tiếng khóc của nhà thơ, của nhân dân và cả
của đất nước. Trong tồn bài văn tế đặc biệt trong phân thích thực và ai vãn , ta cảm nhận sâu sắc tính
chất bi tráng này.
Mở đầu bài văn tế là 1 lời than qua 2 câu tứ tự song hành. Hai tiếng “Hỡi ơi!” vang lên thống thiết, đó là
tiếng khóc của nhà thơ đối với nghĩa sĩ, là tiếng nấc đau thương cho thế nước hiểm nghèo:
“Súng giặc, đất rền; lòng dân trời tỏ”

Tổ quốc lâm nguy. Súng giặc nổ vang rền trời đất và quê hương sứ sở.
“Tan chợ vưà nghe tiếng súng Tây…” (“Chạy giặc”). Trong cảnh nước mất nhà tan, chỉ có nhân dân đứng
lên gánh vác sứ mệnh lịch sử, đánh giặc cứu nước cứu nhà. Tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của nhân
dân, của những người áo vải mới tỏ cùng trời đất và ság ngời chính nghĩa. Có thể nói cặp câu tứ tự này là
tư tưởng chủ đạo của bài văn tế, nó được khắc trên đá hoa cương đặt ở phía trước, chính diện của “tượng


đài nghệ thuật” ấy.
Hình ảnh trung tâm của “tượng đài nghệ thuật” “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là những chiến sĩ nghĩa
quân. Nguồn gốc của họ là nông dân nghèo sống cuộc đời “côi cút” sau luỹ tre làng. Chất phác và hiền
lành, cần cù là chịu khó trong làm ăn, quanh quẩn trong xóm làng, làm bạn với con trâu, đường cày, sá
bừa, rất xa lạ với “cung ngựa trường nhung”:
“Nhớ linh xưa:
Côi cút làm ăn; toan lo nghèo khó
Chưa quen cung ngựa đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.
Họ là lớp người đông đảo, sống gần fũi quanh ta. Quanh năm chân lấm tay bùn với nghề nơng, “chưa hề
ngó tới” việc binh và vũ khí đánh giặc:
“Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa
từng ngó”.
Thế nhưng khi đất nước quê hương bị giặc Pháp xâm lược, những “dân ấp, dân lân” ấy đã đứng lên “mến
nghĩa làm quân chiêu mộ”. Đánh giặc cứu nước cứu nhà, bảo vệ “bát cơm manh áo ở đời” là cái nghĩa lớn
mà họ “mến” là đeo đuổi. Nguyễn Đình Chiểu đã viết nên những câu cách cú hay nhất (giản dị mà chắc
nịch) ca ngợi long yêu nước, căm thù giặc của người nghĩa sĩ:
“Bữa thấy bong bong che trắng lốp, muốn tới an gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”.
Đối với giặc Pháp và lũ tay sai bán nước, họ chỉ có 1 thái độ: “ăn gan” và “cắn cổ”, chỉ có 1 chí hướng:
“phen này xin ra sức đoạn kình…, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”.
Hình ảnh người chiến sĩ nghĩa quân ra trận là những nét vẽ, nét khắc hùng tráng nhất, hoành tráng nhất
trong “tượng đài nghệ thuật” bài văn tế. Bức tượng đài có 2 nét vẽ tương phản đối lập: đoàn dũng sĩ của
quê hương và giặc Pháp xâm lược. Giặc cướp được trang bị tối tân, có “tàu thiếc, tàu đồng”, “bắn đạn
nhỏ, đạn to”, có bọn lính đánh thuê “mã tà, ma ní” thiện chiến. Trái lại, trang bị của nghĩa quân lại hết sức

thô sơ. Quân trang chỉ là “1 manh áo vải” . Vũ khí chỉ có “một ngọn tầm vơng”, hoặc “một lưỡi dao
phay”, một súng hoả mai khai hoả “bằng rơm con cúi”. Thế mà họ vẫn lập được chiến công: “đốt xong
nhà dạy đạo kia” và “chém rớt đầu quan hai nọ”.
“Tượng đài nghệ thuật” đã tái hiện lại những giờ phút giao tranh ác liệt của các chiến sĩ nghĩa quân với
giặc Pháp:
“Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng
Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho ma ní, mã tà hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu
thiếc, tàu đồng súng nổ”.
Đây là những câu gối hạc tuyệt bút. Không khí chiến trận có tiếng trống thúc qn giục giã, “có bọn hè
trước, lũ ó sau” vang dậy đất trời cùng tiếng súng nổ. Các nghĩa sĩ của ta coi cái chết như khơng, tấn cơng
như vũ bão, tung hồnh giữa đồn giặc: “đạp rào lướt tới”, “xô cửa xông vào”, “đâm ngang chém ngược”,
“hè trước, ó sau”… Giọng văn hùng tráng, phép đối tài tình, các động từ mạnh được chọn lọc và đặt đúng
chỗ… đã tô đậm tinh thần quả cảm, vô song của các nghĩa sĩ Cần Giuộc. Nguyễn Đình Chiểu đã dành cho
các chiến sĩ nghĩa quân những tình cảm đẹp nhất: ngợi ca, khâm phục, tự hào. Qua đó, ta thấy, trước
Nguyễn Đình Chiểu chưa có nhà thơ nào văn nào viết về người nơng dân đánh giặc hay và sâu sắc như
thế.
Trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” cịn có những giọt lệ, lời than khóc, một âm điệu thơng thiết, bi ai
được thể hiện ở phần ai vãn. Nhiều nghĩa sĩ đã ngã xuống trên chiến trường trong tư thế người anh hùng:
“Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ” Đất nước, quê hương vô cùng thương tiếc.
Một khơng gian rơng lớn bùi ngùi, đau đớn:
“Đối sơng Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ 2 hàng kuỵ nhỏ”.
Tiếng khóc của người mẹ già, nỗi đau đớn của người vợ trẻ được nói đến vơ cùng xúc động. “Hàng trăm
năm sau, chúng ta đọc Nguyễn Đình Chiểu có lúc như vẫn cịn thấy ngòi bút của nhà thơ nức nở trên từng
trang giấy” (Hồi Thanh):
“Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay vợ yếu chạy tìm
chồng, cơn bịn xế dật dờ trước ngõ”.
Các nghĩa sĩ đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Tấm gương chiến đấu và hi sinh của họ là “tấm lịng son gửi
lại bóng trăng rằm”, đời đời bất diệt, sáng rực mãi, trường tồn cùng sông núi. Rất đáng tự hào:
“Ơi! Một trận khói tan; nghìn năm tiết rỡ”

Bài học lớn nhất của người nghĩa sĩ để lại cho đất nước và nhân dân là bài học về sống và chết. Sống hiên


ngang. Chết bất khuất. Tâm thế ấy đã tô đậm chất bi tráng cho “tượng đài nghệ thuật” về người nông dân
đánh giặc:
“Sống đánh giặc, thác cũng đánh giăc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia;
…”.
Dám xả thân vì nghĩa lớn, “cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm”, các chiến sĩ nghĩa quân trong “Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc” là niềm tự hào và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta.
Tóm lại, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” khẳng định văn chương lỗi lạc, tấm lòng yêu thương dân mãnh liệt,
thiết tha của Nguyễn Đình Chiểu. Đúng là “người thư sinh dùng bút đánh giặc” (Miên Thẩm). Một giọng
văn vừa hùng tráng, vừa thống thiết, bi ai. Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên một “tượng đài nghệ thuật”
mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống giặc ngoại xâm. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
là một kiệt tác trong văn tế cổ kim của dân tộc. Nhà văn Hoài Thanh có viết: “Nhà nho nghèo ấy đã sống
cuộc sống của quần chúng, và đã đi cùng quần chúng phấn đấu gian nan. Chính quần chúng cũng cần cù,
dũng cảm đã tiếp sức cho Nguyễn Đình Chiểu, cho trí tuệ , cho tình cảm, cho lịng tin và cả cho nghệ
thuật của Ngun Đình Chiểu
-------------Phân tích Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để làm nổi bật tượng đài nghệ thuật bi tráng.
Có thể coi bài văn tế là tấm lịng trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu trang trải đối với những nghĩa sĩ
anh hùng của nhân dân ta trong buổi đầu chống Pháp xâm lược. Nhà thơ lỗi lạc đất Đồng Nai đã
dựng nên một “tượng đài nghệ thuật’’ mang tính chất bi tráng về người nơng dân yêu nước chống
ngoại xâm.
Năm 1859, giặc Pháp tấn công thành Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ "Chạy giặc”, hai câu
kết nói lên niềm mong ước thiết tha:
"Hỏi trong dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này ”
Và mấy năm sau, nhà thơ viết bài “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" - đỉnh điểm nghệ thuật và tư tưởng trong
sự nghiệp thơ văn của ơng. Có thể coi bài văn tế là tấm lịng trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu trang
trải đối với những nghĩa sĩ anh hùng của nhân dân ta trong buổi đầu chống Pháp xâm lược. Nhà thơ lỗi
lạc đất Đồng Nai đã dựng nên một “tượng đài nghệ thuật’’ mang tính chất bi tráng về người nơng dân u

nước chống ngoại xâm.
Sau khi chiếm đóng ba tỉnh miền Đơng, giặc Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Bộ. Năm 1861, vào
đêm 14-12 nghĩa quân đã tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc, thuộc tỉnh Long An ngày nay. Trận đánh diễn
ra vô cùng ác liệt “làm cho mã tà, ma ní hồn kinh”. Gần 30 chiến sĩ nghĩa quân đã anh dũng hi sinh.
Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn này - bài ca về người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
“Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc" là một “tượng đài nghệ thuật’’ hiếm có. “Bi tráng” là tầm vóc và tính chất
của tượng đài nghệ thuật ấy: vừa hoành tráng, hùng tráng vừa thống thiết, bi ai. Hùng tráng ở nội dung
chiến đấu vì nghĩa lớn. Hùng tráng ở phẩm chất anh hùng, ở đức hi sinh quyết tử. Hùng tráng ở chỗ tượng
đài được dựng lên giữa một bối cảnh thời đại sóng gió dữ dội, quyết liệt của đất nước và dân tộc. Hoành
tráng về quy mơ, nó khơng chỉ khắc họa một nghĩa quân, một anh hùng mà là đông đảo những "Dân ấp,
dân lân mến nghĩa làm quân chiêu mộ" dưới ngọn cờ "Bình Tây” của Trương Cơng Định. Tính chất, quy
mơ hùng tráng, hoành tráng ấy lại gắn liền với bi ai, đau thương, thống thiết. Cái “ tượng đài nghệ thuật”
về người nông dân đánh giặc Pháp giữa thế kỉ XIX đã được dựng lên trong nước mắt. Trong toàn bài văn
tế, đặc biệt trong phần thích thực và ai vãn, ta cảm nhận sâu sắc tính chất bí tráng này.
Mở đầu bài văn tế là một lời than qua cặp câu tứ tự song hành. Hai tiếng “Hởi ơi!” vang lên thống thiết,
đó là tiếng khóc của nhà thơ đối với nghĩa sĩ, là tiếng nấc đau thương cho thế nước hiểm nghèo:
“Súng giặc, đất rền; lòng dân trời tỏ ”
Tổ quốc lâm nguy. Súng giặc nổ vang rền trời đất và quê hương xứ sở. “Tan chợ vừa nghe tiếng súng


Tây...” (“Chạy giặc”). Trong cảnh nước mất nhà tan, chỉ có nhân dân đứng lên gánh vác sứ mệnh lịch sử,
đánh giặc để cứu nước cứu nhà. Tâm lòng yêu nước, căm thù giặc của nhân dân, của những người áo vải
mới tỏ cùng trời đất và sáng ngời chính nghĩa. Có thể nói cặp câu tứ tự này là tư tưởng chủ đạo của bài
văn tế, nó được khắc trên đá hoa cương, đặt ở phía trước, chính diện của tượng đài nghệ thuật.
Hình ảnh trung tâm của tượng đài nghệ thuật “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là những chiến sĩ nghĩa quân.
Nguồn gốc của họ là nông dân nghèo, sống cuộc đời “cui cút” sau lũy tre xanh. Chất phác và hiền lành,
cần cù và chịu khó làm ăn, quanh quẩn trong xóm làng, làm bạn với con trâu, đường cày, sá bừa, rất xa lạ
với "cung ngựa trường nhung”:
“Nhớ linh xưa
Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ”
Họ là lớp người đông đảo, sống gần gũi quanh ta. Quanh năm chân lấm tay bùn với nghề nơng "chưa hề
ngó tới’’ việc binh và vũ khí đánh giặc:
“Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa
từng ngó.”
Thế nhưng khi đất nước bị giặc Pháp xâm lăng, những “dân ấp dân lân” ấy đã anh dũng đứng lên “Mến
nghĩa làm quân chiêu mộ". Đánh giặc để cứu nước cứu nhà, để bảo vệ “bát cơm manh áo ở đời" là cái
nghĩa lớn mà họ “mến" và đeo đuổi. Nguyễn Đình Chiểu đã viết nên những câu cách cú hay nhất (giản dị
mà chắc nịch) ca ngợi lòng yêu nước căm thù giặc của người nghĩa sĩ:
“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, mn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”.
Đối với giặc Pháp và lũ tay sai bán nước, họ chỉ có một thái độ “ăn gan” và “cắn cổ”, chỉ có một chí khí:
“Phen này xin ra sức đoạn kình... chuyến này dốc ra tay bộ hổ”.
Hình ảnh người chiến sĩ nghĩa quân ra trận là những nét vẽ, nét khắc, hùng tráng nhất, hoành tráng nhất
trong "tượng đài nghệ thuật" bài văn tế. Bức tượng đài có hai nét vẽ tương phản đối lập: đoàn dũng sĩ của
quê hương với giặc Pháp xâm lược. Giặc cướp được trang bị tối tân, có “tàu thiếc, tàu đồng”, “bắn đạn
nhỏ, đạn to”, có bọn lính đánh thuê “mã tù, mã ní" thiện chiến. Trái lại, trang bị của nghĩa quân hết sức
thô sơ. Quân trang chỉ là “một manh áo vải”. Vũ khí chỉ có "một ngọn tầm vơng" hoặc “một lưỡi dao
phay", một súng hoả mai khai hoả “bằng rơm con cúi”. Thế mà họ vẫn lập được chiến công: “đốt xong
nhà dạy đạo kia" và “chém rớt đầu quan hai họ”.
“Tượng đài nghệ thuật” đã tái hiện những giờ phút giao tranh ác liệt của các chiến sĩ nghĩa quân với giặc
Pháp:
“Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục,đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không;Nào sợ thằng
Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xơ cửa xơng vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà,ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc
tàu đồng súng nổ".
Đây là những câu gối hạc tuyệt bút. Khơng khí chiến trận có tiếng trống thúc quân giục giã, có “bọn hè
trước, lũ ó sau” vang dậy đất trời cùng với tiếng súng nổ. Các chiến sĩ của ta coi cái chết nhẹ tựa lơng
hồng, tấn cơng như vũ bão, tung hồnh giữa đồn giặc: "đạp rào lướt tới”, “xô cửa xông vào", "đâm ngang
chém ngược”, “hè trước, ó sau”... Giọng văn hùng tráng, phép đối tài tình, các động từ mạnh được chọn
lọc và đặt đúng chỗ... đã tô đậm tinh thần chiến đấu quả cảm vô song của các chiến sĩ Cần Giuộc. Nguyễn

Đình Chiểu đã dành cho các chiến sĩ nghĩa quân những tình cảm đẹp nhất: ngợi ca, khâm phục, tự hào.
Qua đó ta thấy, trước Nguyễn Đình Chiểu chưa có nhà văn nào viết về người nơng dân đánh giặc hay và
sâu sắc như thế.
Trong bài “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” cịn có những giọt lệ, lời than khóc, một âm điệu thống thiết, bi ai
được thể hiện ở phần ai vãn. Nhiều nghĩa sĩ đã ngã xuống trên chiến trường trong tư thế người anh hùng:
“Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ”. Đất nước vô cùng tiếc thương. Một không
gian rộng lớn bùi ngùi, đau đớn:
“Đối sơng Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ “
Tiếng khóc của người mẹ già, nỗi đau đớn của người vợ trẻ được nói đến vô cùng xúc động. “Hàng trăm


năm sau chúng ta đọc Nguyễn Đình Chiểu có lúc như vẫn còn thấy ngòi bút nhà thơ nức nở trên từng
trang giấy” (Hoài Thanh): “Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều;
"Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ".
Các nghĩa sĩ đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Tấm gương chiến đấu và hi sinh của họ là “Tấm lịng son
gửi lại bóng trăng rằm" đời đời bất diệt, sáng rực mãi, trường tồn cùng sơng núi. Rất đáng tự hào:
“Ơi! Một trận khói tan; nghìn năm tiết rỡ”.
Bài học lớn nhất của người chiến sĩ để lại cho đất nước và nhân dân là bài học về sống và chết, sống hiên
ngang, chết bất khuất. Tâm thế ấy đã tô đậm chất bi tráng tượng đài nghệ thuật về người nông dân đánh
giặc:
"Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh,muôn kiếp nguyện được trả thù kia... ”
Dám xả thân vì nghĩa lớn "cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm”, các nghĩa sĩ nghĩa quân trong “Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc” là niềm tự hào và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta.
Tóm lại, "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” khẳng định văn chương lỗi lạc, tấm lòng yêu nước thương dân
mãnh liệt, thiết tha của Nguyễn Đình Chiểu. Đúng là “Người thư sinh dùng bút đánh giặc” (Miền Thẩm).
Một giọng văn vừa hùng tráng vừa thống thiết bi ai. Nguyễn Đình Chiểu đã dựng nên một “tượng đài
nghệ thuật” mang tính chất bi tráng về người nơng dân yêu nước chống ngoại xâm. "Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc” là một kiệt tác trong văn tế cổ kim của dân tộc. Nhà văn Hồi Thanh có viết: “Nhà văn nghèo ấy
đã sống cuộc sống của quần chúng, thông cảm sâu sắc với quần chúng, và đã cùng quần chúng phấn đấu
gian nan. Chính quần chúng cần cù, dũng cảm đã tiếp sức cho Nguyễn Đình Chiểu, cho trí tuệ, cho tình

cảm, cho lịng tin và cho nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu”
----------------Phân tích hình ảnh người nghĩa sĩ cần Giuộc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đinh
Chiểu.
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lại tượng đài người nghĩa sĩ Cần Giuộc “nghìn năm” trong kí ức
tâm hồn của người đời bằng văn chương.
Trong văn học Việt Nam, cho đến Nguvễn Đình Chiểu, chưa có một hình tượng nhân dân nào chân thực
và cảm động hơn người nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ơng.
Nói đúng ra, trước Nguyễn Đình Chiểu, con người bình thường cũng xuất hiện trong văn chương Việt
Nam. Tuy nhiên, đó hoặc là những ngư phủ, tiều phu hình bóng thấp thống, khi xa khi gần trong thơ Bà
Huyện Thanh Quan, hoặc là đám đông lố nhố, hằng ngày là cục đất củ khoai, khi cỏ dịp trở nên những
“kiêu binh” lỗ mãng trong Hoàng Lê nhất thống chí.
Người nơng dân xuất hiện trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn khác hẳn. Họ thật sự là những
người bình thường, là dân ấp, dân lân, ngồi cật có một manh áo vải. Bản tính lại hiền lành, chất phác,
quanh năm suốt tháng côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó. Bên trong lũy tre làng, họ chỉ biết ruộng trâu, ở
trong làng bộ, thành thục với nghề nông trang: Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm.
Nói như nhà thơ Thanh Thảo sau này, “họ lấm láp sình lầy ấy đã bước vào thơ Đồ Chiểu. Đành rằng nhà
thơ Nguyễn Đỉnh Chiểu đã có tấm lòng sáng để phát hiện ra họ, nhưng trước hết bởi dù không áo mão
cân đai phàm hàm văn võ, họ vẫn để lại những vệt bùn làm vinh dự cho thơ”. Đó chính là tấm lịng u
nước, trọng nghĩa của người nông dân.
Khi nghe tin quân giặc đến, dù là dân thường nhưng những người nông dân vẫn lòng đầy sốt ruột. Trong
xã hội xưa, những chuyện quốc gia đại sự trước hết là việc của quan. Dân nghe theo quan mà làm dân.
Dân nhìn thấy quan mà theo. Vì thế, họ trơng chờ tin quan như trời hạn trơng mưa. Mắt cịn trơng đợi


nhưng lịng thì đã rõ:
”Bữa thấy bịng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.”
Lịng u nước khơng độc quyền của ai. Huống chi, với những người nông dân chân chất, khi mùi tinh
khiết vấy vá đã ba năm thì họ ghét thói mọi như nhà nơng ghét cỏ. Vì thế, dù là dân ấp, dân lân, trong tay
chỉ cịn một tầm vơng, họ đã sẵn sàng xả thân vì nghĩa cả:
”Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay,

cũng chém rớt đầu quan hai nọ.”
Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng
Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xơ cửa xơng vào, liều mình như chẳng có.
”Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ni hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt,
tàu đồng súng nổ.”
Cuộc đối đầu một mất một cịn giữa những người nơng dân yêu nước với kẻ thù là cuộc đối đầu không
cân sức. Họ thất thế ngay từ ban đầu khi tự giác đứng lên, khơng có ai tổ chức (ai địi, ai bắt), chẳng có
binh thư, binh pháp. Cịn qn giặc thì chuẩn bị bài bản, có quy mơ, quy củ. Họ thất thế khi xung trận mà
ngồi cật có một manh áo vải, trong tay cầm ngọn tầm vơng, cịn kẻ thù lại có tàu sắt, tàu đồng, đạn nhỏ,
đạn to. Song chí căm thù, lịng u nước đã khiến những người nông dân trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ,
liều mình như chẳng có ai. Ai cũng biêt cái giá cuối cùng của hành động ấy. Nhưng nghĩa sĩ nơng dân
càng biềt rõ điều đó:
”Một giấc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi
gươm hùm trao mộ.”
Những nghĩa sĩ nông dân trở thành “những anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang’’ (Phạm Văn Đồng).
Hình tượng người nghĩa sĩ chân đất lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam đã mang hình dáng
đầy bi tráng. Nó như một tượng đài sừng sững tạc vào khơng gian lẫn với thời gian để nói với mn đời
rằng: Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để
thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.
Sự gắn bó, lịng u thương và cảm phục đã khiến Nguyễn Đình Chiếu ghi tạc vào thơ văn mình hình
tượng người nghĩa sĩ cần Giuộc thật bi tráng. Hình tượng ấy mang sức nặng của một thời đại “nước mắt
anh hùng lau chẳng ráo” và tấm lòng yêu thương bi thiết của nhà thơ mù đất Đồng Nai - Gia Định. Những
người anh hùng “sống đánh giặc - thác cũng đánh giặc”. Còn nhà thơ của họ đã dựng lại tượng đài ấy
“nghìn năm” trong kí ức tâm hồn cùa người đời bằng văn chương.
--------------Phân tích giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đinh Chiểu.
Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng thành công được bức tượng đài về những người nông dân yêu nước,
những người anh hùng vô danh “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”.
Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc - bức tượng đài hào hùng và khúc ai ca bi tráng.
Giá trị nghệ thuật hết sức đặc sắc, làm cho bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trở thành bất tử là lần đầu tiên
trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng được bức tượng đài về

những người nông dân yêu nước, những người anh hùng vô danh “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”.
Bức tượng được đắp xây băng nghệ thuật ngơn từ này có những đường nét về ngoại hình rất nổi, rất đặc
thù của người nông dân nghèo mà đầy nghĩa khí khơng trộn lẫn vào ai khác được: Ngồi cật một manh áo
vải. Vũ khí họ mang theo khi ra trận cũng là những công cụ thô sơ, lạc hậu: Hỏa mai đánh bằng rơm con
cúi, gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, có khi chỉ là một đoạn gậy gộc: trong tay cầm một ngọn tầm
vông. Thế nhưng tinh thần chiến đấu của họ đã tỏa sáng lên bức tượng đài: Đạp rào lướt tới coi giặc cũng


như khơng. Xơ cửa xơng vào liều mình như chẳng có. Những đường nét ghi lại hành động chiến đấu của
họ thật đẹp, thật khỏe, thật hào hừng.
Nét độc đáo tạo nên tinh thần ngoan cường hiếm có kể trên bắt nguồn từ phẩm chất cao cả của người
nông dân mặc áo nghĩa quân. Trước khi trở thành nghĩa sĩ, dũng sĩ, họ chỉ là người dân cày chất phác, cần
cù, giản dị. Họ có “đơi bàn tay vàng” trong nghề nông: Việc cuốc, việc cày, việc cấy tay vốn quen làm.
Họ có đơi mắt hiền lành, ánh lên vẻ đẹp hịa bình của đời sống thường nhật: Tập khiên, tập súng, tập mác,
tập cờ mắt chưa từng ngó. Nhưng đối với quân xâm lược lòng căm thù của họ thật sâu sắc: Mùi tinh chiến
vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nơng ghét cỏ. Tinh thần và lòng quyết tâm chiến đấu của họ rực
rỡ hào quang của chân lí, chính nghĩa: Hai vầng nhật nguyệt chói lịa đâu dung lũ treo dê bán chó.
Những người nông dân anh hùng đã hi sinh trong trận đánh ngày 16-12- 1861 ờ Cần Giuộc sẽ mãi mãi là
vô danh như hàng trăm, hàng ngàn người nông dân anh hùng khác đã hi sinh trong các cuộc khởi nghĩa
kháng Pháp cuối thế ki XIX. Nhưng với bức tượng đài hào hùng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình
Chiểu đã làm cho họ trở thành bất tử. Họ sống mãi trong lâu đài văn chương, văn hóa của nhân dân.
Một giá trị nghệ thuật đặc sắc khác của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là nó thực sự trở thành khúc ai ca
bi tráng biểu hiện tấm lòng ngưỡng mộ và tiếc thương của cả một dân tộc đốì với những người nơng dân
u nước, những nghĩa sĩ, những anh hùng vơ danh này. Nguyễn Đình Chiểu đã viết những câu văn thật
xúc động khi khóc thương họ.
Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo.
Ngữ điệu câu văn đọc lên nghe như có tiếng khóc nức nở, tắc nghẹn. Lời khóc tắc nghẹn nên nó mất mát
các từ, các tiếng. Đáng ra đầy đủ là phải: Nước mắt khóc người anh hùng lau chẳng hết được có nghĩa là
khóc và nước mắt chảy mãi, chảy hoài...
Tiếc thương và ngưỡng mộ, Nguyễn Đình Chiểu muốn các nghĩa sĩ khơng chết. Ông vận dụng cả tiềm

thức và tâm linh thể để sáng tạo nên những hình tượng có tính siêu hình, đặng nói cái lẽ vĩnh hằng, bất tử
của những người nghĩa sĩ: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh.
Tiếng lịng của Nguyễn Đình Chiểu trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng là tiếng lòng của cả một thời
đại. Vua Tự Đức đã từng rung động với bài văn tế và cho in phổ biến nó trong các tỉnh ở đồng bào Nam
Bộ. Miên Thẩm Tùng Thiện Vương và công chúa Mai Am, những người thuộc hồng tộc triều Nguyễn
cũng có câu thơ biểu hiện sự cộng hưởng, đồng sáng tạo với Nguyên Đình Chiểu:
Bồi hồi đọc mãi bản văn ai
Phách cứng văn hùng cảm động thay...
... Quốc ngữ một thiên truyền mãi mãi
Còn hơn xây cất mộ khô hài.
(Thơ của Mai Am công chúa)
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm bất hủ sẽ trường tồn với lịch sử Việt Nam, nhân dân Việt Nam
---------------------Hình ảnh người nơng dân đánh giặc trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được xem là một áng văn chương xuất sắc không phải chỉ của riêng
Nguyễn Đình Chiểu mà cịn là của văn học Việt Nam thời Trung đại.
Sống trong cuộc đời tránh sao được cái quy luật sống và chết. Người ta vẫn thường nói chết là hết. Nhưng
có những cái chết khơng một tiếng vang, lại có những cái chết để tiếng thơm mn thuở. Những người
nghĩa sĩ cần Giuộc năm xưa đứng dậy chống Pháp đã lựa chọn cái chết thật: Thác mà trả nước non rồi nợ,
danh thơm đến sáu tỉnh chúng đều khen. Thác mà ưng đỉnh miếu để mà thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai


cũng mộ. Có thể nói tồn bộ bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của những người thất thế nhưng
vẫn hiên ngang (Phạm Văn Đồng).
Đó là vào năm 1859, sau khi đánh chiếm Gia Định, thực dân Pháp mở rộng xâm lược ra ba tỉnh miền
Đông Nam Bộ. Đến tháng 12/1861, Pháp đánh úp ba xứ Cần Giuộc, Tân An, Gị Cóng. Hai ngày sau,
nghĩa qn ba xứ nhất tề nổi dậy, tập kích đồn quân Pháp, đốt nhà Dịng, nơi chúng đóng qn, giết chết
một tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa. Nghĩa quân hi sinh khoảng 15 người. Trận thắng không
lớn nhưng nó làm nức lịng những người dân u nước Việt Nam đang sơi sục ý chí báo vệ Tổ quốc. Bởi
vậy, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế để khóc thương và biểu dương tinh thần hi sinh vì nước của
nghĩa quân Cần Giuộc. Áng văn làm rung động sâu sắc tám hồn những người dân yêu nước Việt Nam.

Nhà thơ Mai Am từng có thơ đề cảm:
Điếu văn tam phục trụng đê hồi
Nghị phách từ phong tận khả ai.
Nghĩa là, đọc bài văn điếu ba lần trong dạ bồi hồi khơn xiết, nghĩa khí mạnh lời văn hùng thật đáng xót
thương.
Có thể thấy hình ảnh người nơng dân Cần Giuộc là hình ảnh nổi cộm lên giữa những suy tư, suy ngẫm về
cuộc chiến đấu của người nghĩa sĩ cần Giuộc. Đây cũng là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Nó đánh
dấu vào lịch sử văn học dân tộc về một tượng đài bất hủ về hình ảnh người anh hùng áo vải giết giặc cứu
nước.
Theo bố cục bài văn tế, chúng ta đi vào tìm hiểu và làm sáng tỏ những nét đẹp của người nghĩa sĩ Cần
Giuộc trong cuộc chiến đấu chống Pháp.
Ở những câu đầu, Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện lại lịch sử khốc liệt, hào hùng: một bên là cuộc xâm
lược của thực dân Pháp với tất cả sức mạnh áp đảo về vũ khí (súng giặc đất rền), một bên là cuộc chiến
đấu chống quân xâm lược của nhân dân ta với khí thế ngút trời (lịng dân trời tỏ). Người nghĩa sĩ Cần
Giuộc vốn chỉ là những nông dân hiền lành, quanh năm: Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó, chưa quen
cung ngựa, đâu tới trường nhung. Ấy vậy mà khi giặc đến, họ liền trở thành những dũng sĩ, Nguyễn Đình
Chiểu đã khéo léo nhấn mạnh đến tinh thần tự giác:
”Nào dại ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc
ra tay bộ hổ.”
Ở đây bút pháp hiện thực kết hợp nhuần nhuyễn với bút pháp trữ tình. Vừa tái hiện chân thực cuộc sống
con người trong một thời điểm quan trọng nhất, lại vừa bộc lộ sâu sắc niềm trân trọng tự hào lẫn sự cảm
phục của tác giả đối với người nghĩa sĩ cần Giuộc.
Hành động tự giác xung vào đội quân chiến đấu chống Pháp cho thấy thái độ vô tư trong suy nghĩ, trách
nhiệm lớn lao đối với vận mệnh đất nước của người nghĩa sĩ Cần Giuộc. Nhớ lại những câu ca dao Lính
thú đời xưa. Họ cũng là những nơng dân nhưng bị bắt buộc phải phục vụ cho những cuộc chiến tranh
phong kiên phi nghĩa, nên thái độ của họ thật khác xa:
”Thùng thùng trống đánh ngủ liên
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.
Còn ở đây, mặc dù đội nghĩa binh cần Giuộc mới được tập hợp trong vòng hai ngày trước trận tập kích
đồn quan Pháp. Chỉ có hai ngày, trong hoàn cảnh phải hoàn toàn tự lực, khơng có sự giúp đỡ của quan

qn triều đình nên họ thiếu thốn đủ thứ, vậy mà họ hăm hở biết bao:
“Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn, chín chục trận binh thư, khơng chờ bày bố.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ni hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt,
tàu đồng súng nổ.
Sức mạnh của những người nghĩa qn khơng gì khác ngồi sức mạnh tinh thần. Họ đã lấy gan vàng đọ
với đạn sắt, lấy lòng căm hờn chống lại tàu sắt, tàu đồng. Chính lịng căm hờn đã đem đến cho họ sự dũng
mãnh và sức mạnh phi thường kẻ đâm ngang người chém ngược họ tả xung hữu đột, tung hoành ngang


dọc như chỗ không người: Đạp rào Lướt tới, coi giặc cũng như khơng, xơ cửa xơng vào liều mình như
chẳng có. Hai từ cũng được lặp lại ở câu mười ba (cũng đốt xong nhà dạy đạo kia, cùng chém rớt đầu
quan hai nọ) vừa làm nổi bật thế tương phản của trận đánh, vừa vang lên như một tiếng reo vui đầy tự hào
của những con người đầy lịng tự tin vào sức mạnh chính nghĩa của mình.
Nguyễn Đình Chiểu đã ca ngợi những nghĩa sĩ nơng dân bằng những hình tượng thật chói lọi và những
lời văn thật trang trọng đẹp đẽ, nhưng ông không che giấu sự thật đau lòng. Bài văn còn là lời ai điếu, là
tiếng khóc của Đồ Chiểu trước sự thất thế và cái chết của người nghĩa quân Cần Giuộc. Cái chết của họ
khiến cho đất trời, cỏ cây, con người đều động lịng.
Ơi thơi thơi!
Chùa Tơng Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lịng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khác
dặng trả hờn, tủi phận bạc trơi theo dịng nước đổ. Đau đớn bấy Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo
lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
Cái bi tráng bao trùm lên cả đoạn thơ. Nhưng cái bi ở đây không phải là cái thảm mà là bi tráng. Đây là
nỗi đau đớn vì Tổ quốc, vì nhân dân. Đau mà khơng khiến người ta nản lịng, thối chí, khi mà giục giã
mọi người đứng dậy hiên ngang. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại. Nhiều nghĩa quân đã phải ngã xuống,
nhưng chết vinh còn hơn sống nhục: Thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh, hơn còn chịu
chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ. Chết như thế là để lại tấm gương chói lọi, có sức động viên lớn đối với
cuộc chiến đấu sẽ cịn tiếp tục.
Có thể nói, dù đã ngã xuống, nhưng hình ảnh người nơng dân giết giặc vẫn mãi ngời sáng. Đó chính là
những trái tim ngời sáng trong cát, đế lại tiếng thơm mn đời.
Cất lên những tiếng khóc này, Nguyễn Đình Chiểu muốn khẳng định đây là cái tang chung của mọi

người, của dân tộc. Vì vậy có bi mà khơng có lụy. Cái bi thì thăm thẳm, nỗi đau đầy cảm hứng trữ tình
lên đến tột đinh, tạo nên những câu văn vật vã: mẹ già ngồi khóc trẻ, vợ yếu chạy tìm chồng. Đây khơng
cịn là văn mà là lệ. Phải có tài, có tình và một tinh thần dân tộc, một nhận thức đúng đắn xem mũi tên
lịch sử đang đi về đâu. Điều này Nguyễn Đình Chiểu hiểu rõ và rất tâm huyết.
Như vậy, viết về hình ảnh người nơng dân đánh giặc, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa họ ở ba nét chủ
yếu. Thứ nhất, hình ảnh người nông dân chân chất, hiền lành quanh năm chỉ biết sống và làm việc với cày
cuốc, ruộng đồng. Thứ hai, đó là tinh thần yêu nước căm giặc sâu sắc đã thôi thúc họ trở thành những
chiến binh dũng cảm, vơ tận sẵn sàng xả thân vì nghĩa. Thứ ba, mặc dù đã ngã xuống nhưng họ vẫn là
những biểu tượng đẹp về hình ảnh những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, sống đánh giặc, thác cũng
đánh giặc...
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được xem là một áng văn chương xuất sắc không phải chỉ của riêng
Nguyễn Đình Chiểu mà cịn là của văn học Việt Nam thời Trung đại. Bằng một bút pháp trữ tình kết hợp
nhuần nhuyễn với bút pháp hiện thực, bằng ngơn ngữ bình dị mà gợi cảm, bài văn đã tái hiện chân thực
sâu sắc và đầy xúc động cả một thời đau thương nhưng anh dũng của dân tộc, đồng thời xây dựng nên
một tượng đài có một khơng hai trong lịch sử văn học thời trung đại về người nơng dân nghĩa qn chống
giặc ngoại xâm.
-------------Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng những người nghĩa sĩ nơng
dân yêu nước.
Bài văn tế như bức tượng đài bằng ngôn từ, tạc khác nên hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân hào
hùng mà bi tráng, tượng trưng cho tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của cha ông ta


Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) một nhà nho yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Cuộc đời ông
phải trải qua nhiều bi kịch đau khổ và bất hạnh. Có lẽ vì vậy mà hơn ai hết ơng càng cảm nhận được nỗi
đau mất nước khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta. Năm 1859 giặc Pháp tràn vào sông Bến Nghé
chiếm thành Gia Định, ông phải vào quê vợ ở Thanh Ba, Cần Giuộc lánh tạm. Về phía thực dân Pháp sau
khi chiếm được thành Gia Định chúng bắt đầu thực hiện quá trình mớ rộng cuộc tấn công ra các vùng lân
cận. Cần Giuộc chẳng mấy chốc đã bị giặc Pháp tràn đến. Những người nông dân áo vải, chân lấm, tay
bùn đã đứng dậy đấu tranh. Họ gia nhập nghĩa binh, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Trong số họ nhiều
nghĩa sĩ đã hi sinh oanh liệt. Những tấm gương hi sinh đó đã gây nên niềm cảm kích lớn trong nhân dân.

Đỗ Quang, tuần phủ Gia Định giao cho Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn tế đọc tại buổi truy điệu hơn hai
mươi nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đêm ngày 16-12-1861. Với lịng cảm phục và tình cảm xót thương vơ
hạn, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài văn tế khơng những thể hiện được
tình cảm xót thương vơ hạn của tác giả và của nhân dân đối với các nghĩa sĩ cần Giuộc mà còn khắc họa
lên vẻ đẹp chân thực, bi tráng mà rất đỗi hào hùng của những người nông dân yêu nước đánh Tây.
Hỡi ơi!
Súng giặc đất rền; lịng dân trời tỏ...
Khi Tổ quốc lâm nguy, khắp đất nước đều rền vang tiếng súng. Chính từ sự gian nguy, đau thương đó,
tình u đất nước của những người nơng dân bình thường mới được thể hiện, vẻ dẹp thực sự của tâm hồn
trong họ mới được bày tỏ cùng trời đất.
Tấm lòng, tình u giang sơn, tổ quốc của những người nơng dân bình dị càng được thể hiện một cách rõ
rệt và sâu sắc hơn khi tác giả đã liên tục dùng biện pháp so sánh đối lập trong các câu văn tiếp sau.
Nhớ lính xưa:
Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó,
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;
Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó...
Trước đây họ vẫn sống, vẫn tồn tại nhưng chỉ là “cui cút làm ăn”. Họ vẫn sống, vẫn tồn tại nhưng chỉ
trong thầm lặng. Trong cuộc sống, họ có nỗi lo toan “miếng cơm manh áo” giản dị đời thường; họ chỉ
quen làm lụng việc nhà nông: cày, bừa, cấy, hái, làm bạn với con trâu, với ruộng đồng. Họ chưa biết đến
“cung ngựa”, “trường nhung”, chưa quen với “tập mác, tập cờ”. Những người nghĩa sĩ ở đây chỉ là những
nông dân áo vải, chưa quen chiến trận, chưa được luyện rèn, chỉ vì lịng u chính ghét tà mà đứng lên
đánh giặc.
Khi mà “tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng”, họ ngóng trơng mệnh lệnh của triều đình: "trơng
tin quan như trời hạn trơng mưa”.
Thì ra cái bi kịch xót xa là ở chỗ này: triều đinh nhu nhược, khơng hiểu được lịng dân u nước. Lịng
căm thù giặc của những người nơng dân thì khơng thể kiềm chế:
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nơng ghét cỏ.
... Bữa thấy bịng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ.

Hình tượng người nơng dân, những người nghĩa sĩ yêu nước hiện lên thật quả cảm hào hùng. Lòng yêu
đất nước tha thiết xuất phát từ chính trái tim của họ đã khiến cho họ trở nên đẹp đẽ, lấp lánh.
Vẻ đẹp của những người nghĩa sĩ nơng dân u nước được tốt ra chính từ lịng căm thù giặc sục sơi.
Chính lịng căm thù giặc đã biến thành hành động vùng lên quật khởi rất hào hùng.
Nào đợi ai đòi, ai bất, phen này xin ra sức đoạn kinh:
Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.


Trong những tác phẩm phản đối chiến tranh phong kiến phi nghĩa trước đây, người nông dân khi phải đi
làm lính biên thú phương xa để bảo vệ cương thổ của nhà vua, họ ra đi với tâm trạng và thái độ “bước
chân xuống thuyền, nước mắt như mưa” thì ở đây, người nơng dân của Nguyễn Đình Chiểu lại hoàn toàn
khác. Họ tự giác, tự nguyện đứng lên chiến đấu để bảo vệ giang sơn, tổ quốc, ấy là nét đẹp bản chất nhất
trong hành động của người nông dân - nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đến đây không chỉ vẻ đẹp trong tâm hồn mà
ngay cả vẻ đẹp trong hành động của những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước cũng đã được Nguyễn Đình
Chiểu khắc họa lên một cách rõ rệt. Từ cái động lực tinh thần tự nguyện gánh vác trách nhiệm lịch sử mà
đã tạo ra cho họ sức mạnh vô cùng lớn. Họ đã hành động, đứng lên chông giặc ngoại xâm. Không chờ
bày bố mà chỉ “ngồi cật có một manh áo vải nào dại mang bao tấu, bầu ngòi, trong tay cầm một ngọn
tầm vơng, chi nài sắm dao tu, nón gõ”. Hình ảnh người nông dân được hiện lên trong tác phẩm khiến cho
chúng ta vừa cảm thấy tự hào và xen lẫn niềm xót xa. Những người nghĩa sĩ dường như đóng vai trị là
hiện thân của cả một sức mạnh dân tộc. Đối mặt với kẻ thù lớn mạnh với “đạn nhỏ, đạn to”, “tàu thiếc,
tàu đồng” với đội quán xâm lược nhà nghề, vậy mà vũ khí để họ dùng chống lại chỉ là “một manh áo vải",
“một ngọn tầm vơng”, chỉ có “lưỡi dao phay” và chỉ là nhừng “hỏa mai đánh bằng rơm con cúi”. Thử hòi
rằng đem những thứ đó ra đối chọi với súng đạn của thực dân khác nào bước chân vào chỗ chết. Cái sự
thật phũ phàng đó như phơ bày ra trước mắt ta thật xót đau biết mấy. Đó là tấn bi kịch của những người
nghĩa sĩ Cần Giuộc, cũng là tấn bi kịch của cuộc sống nước ta vào thời kì nghiệt ngã ấy. Tấn bi kịch này
đã đưa đến cái họa mất nước kéo dái cả thế kỉ.
Nhưng cũng chính từ cái tấn bi kịch này mà đà làm sáng ngời lên vẻ đẹp hình tượng của những người
nghĩa sĩ nơng dân u nước. Bằng sự ngoan cường, lịng yêu nước nồng nàn, họ đã làm nên được những
điều phi thường, chính họ đã cất lên dược bản anh hùng ca chiến tranh của dân tộc. Bất chấp sự hiểm
nguy, bất chấp sự chênh lệch, sự đối lập của hoàn cảnh chiến đấu, họ vẫn quyết chiến và quyết thắng, lấy

tinh thần xả thân vì nghĩa để bù đắp lại sự thiếu hụt, chênh lệch của mình với kẻ thù. Hồn cảnh chiến đấu
chênh lệch là vậy nhưng vì những người nghĩa sĩ chiến đâu bằng chinh tinh thần sự quyết chiến không sợ
hi sinh nên hiệu quả chiến đấu lại vơ cùng lớn.
Chỉ với những vũ khí thơ sơ như:
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia,
Gươm đeo dùng bằng lười dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ni hồn kinh..
Chỉ với những vũ khí thơ sơ, nhưng lịng u nước, tinh thần dân tộc đã tạo nên được những điều kì diệu.
Hình ảnh người nghĩa sĩ nơng dân hiện lên với một vẻ đẹp rực rỡ hào quang của chủ nghĩa yêu nước,
dường như đã làm lu mờ đi cái thời kì đen tốì của lịch sử mất nước hồi nửa cuối thế kỉ XIX.
Bài văn tế như bức tượng đài bằng ngơn từ, tạc khác nên hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân hào
hùng mà bi tráng, tượng trưng cho tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của cha ông ta. Bức tượng
đài ấy là dấu mốc thể hiện cả một bi kịch lớn của dân tộc – bi kịch mất nước, và báo hiệu một thời kì lịch
sử đen tơi của dân tộc ta – thời kì một trăm năm Pháp thuộc. Nhưng thật hào hùng, trong cái bi kịch lớn
ấy, tinh thần bất khuất của nhân dân Nam Bộ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung vẫn ngời sáng
bởi cái lí tưởng cao đẹp của nghĩa sĩ cần Giuộc — họ sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn, vì dân tộc.
----------------



×