Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở trung tâm hòa an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 97 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

THẠCH ĐE

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ RỪNG Ở TRUNG TÂM HÒA AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG

Cần Thơ, 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

THẠCH ĐE
3083915

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ RỪNG Ở TRUNG TÂM HÒA AN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
THS. TRẦN THỊ KIM HỒNG

Cần Thơ, 2012




Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trường
LỜI CẢM TẠ
---    --Trong quá trình làm luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự động viên và khích lệ của gia
đình, nhất là sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy Cô và Bạn bè để cho tôi hoàn thành tốt
đề tài.
Kính dâng: Cha mẹ lòng biết ơn sâu sắc nhất, đã hết lòng nuôi dạy và chăm sóc
con trong suốt quá trình học tập.
Thành kính biết ơn:
 Cô Trần Thị Kim Hồng, giảng viên của Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên
thiên nhiên đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận
văn tốt nghiệp.
 Thầy Ngô Thanh Bình, Chánh văn phòng Khoa Phát triển Nông thôn,
Trƣờng Đại Học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn và cung cấp rất nhiều thông tin
bổ ích cho em trong suốt quá trình em thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn:
 Tất cả các Giảng viên của Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên thiên nhiên nói
riêng, Trƣờng Đại học Cần thơ nói chung đã giảng dạy em trong suốt quá trình học tập
tại trƣờng.
 Các Bạn lớp Quản lý Môi trƣờng Khóa 34, đã đóng góp một phần công sức
để giúp đỡ tôi hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, xin chúc tất cả quý Thầy, Cô, các Bạn trong Khoa Môi trƣờng và Tài
nguyên thiên nhiên luôn thành công trong cuộc sống.

Thạch Đe

Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An

i



Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trường
MỤC LỤC
---    --Trang
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................................. i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................2
1.2.1. MỤC TIÊU CHUNG ...................................................................................2
1.2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ ...................................................................................2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .....................................................................3
2.1. TỔNG QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ NGÀNH LÂM NGHIỆP........3
2.1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.................................................................................3
2.1.2. ĐẶC TÍNH CÂY TRÀM .............................................................................5
2.1.3. HIỆN TRẠNG .............................................................................................5
2.1.4. DIỄN BIẾN RỪNG Ở VIỆT NAM ...........................................................14
2.1.5. PHÂN LOẠI RỪNG ..................................................................................18
2.1.6. ĐẶC TRƢNG CỦA RỪNG ......................................................................22
2.1.7. CẤU TRÚC RỪNG ...................................................................................22
2.1.8. TẦM QUAN TRỌNG CỦA RỪNG .........................................................24
2.1.9. CÁC LỢI ÍCH CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP .........................................27
2.1.10.MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP ..................32
2.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỪNG ............................................................34
2.2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ RỪNG .........................................35

2.2.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................35
2.2.3. CÁC BAN HÀNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH
TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG HIỆN NAY ...........................45
Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An

ii


Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trường
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................47
3.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ........................47
3.2. PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ....................................................................47
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................47
3.3.1. KHẢO SÁT CỘNG ĐỒNG .......................................................................47
3.3.2. ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA .............................................................................47
3.3.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU .......................................................................................49
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................51
4.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM HÒA AN .....................................51
4.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ ...........................................................................................51
4.1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ..........................................................................52
4.1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC ..................................................................................53
4.1.4. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CHÍNH CỦA KHOA PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN ........................................................................................55
4.1.5. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN............................................................................55
4.1.6. CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ..............................55
4.1.7. PHÂN KHU CHỨC NĂNG ......................................................................56
4.2. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG RỪNG Ở TRUNG TÂM HÒA AN ..................58
4.2.1. DIỆN TÍCH ................................................................................................58
4.2.2. ĐA DẠNG SINH HỌC..............................................................................58
4.2.3. KẾT QUẢ ĐO ĐẾM Ô TIÊU CHUẨN ....................................................60

4.3. KHẢO SÁT CỘNG ĐỒNG ............................................................................65
4.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG ....................................................67
4.4.1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG Ở TRUNG TÂM HÒA AN ...................67
4.4.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG Ở TRUNG TÂM HÒA AN .70
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................73
5.1. KẾT LUẬN .....................................................................................................73
5.2. KIẾN NGHỊ .....................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................
PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................................1
PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................................3
iii
Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An


Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trường
PHỤ LỤC 3 ....................................................................................................................4
PHỤ LỤC 4 ....................................................................................................................5
PHỤ LỤC 5 ....................................................................................................................6
PHỤ LỤC 6 ....................................................................................................................7
PHỤ LỤC 7 ....................................................................................................................8
PHỤ LỤC 8 ....................................................................................................................9
PHỤ LỤC 9 ..................................................................................................................11

Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An

iv


Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trường
DANH SÁCH BẢNG

---    --Trang
Bảng 2.1: Tổng diện tích đất có rừng và độ che phủ rừng phân theo Tỉnh, Thành phố,
tính đến ngày 31/12/2010. ...............................................................................................9
Bảng 2.2: Diện tích đất có rừng toàn quốc phân theo loại rừng tính đến ngày
31/12/2010. ....................................................................................................................11
Bảng 2.3: Diện tích rừng năm 1945. .............................................................................14
Bảng 2.4: Diện tích rừng bị rải chất độc hóa học ..........................................................14
Bảng 2.5: Số liệu biến động tài nguyên rừng Việt Nam qua các giai đoạn. .................17
Bảng 2.6: Phân cấp độ tuổi rừng. ..................................................................................24
Bảng 4.1: Kết quả đo GPS của 3 lô. ..............................................................................61
Bảng 4.2: Kết quả tính toán ô tiêu chuẩn của 3 lô.........................................................61
Bảng 4.3: Kết quả thông tin chung. ...............................................................................65
Bảng 4.4: Kết quả thông tin về công tác quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An. ..............66

Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An

v


Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trường
DANH SÁCH HÌNH
---    --Trang
Hình 2.1: Tình trạng phá rừng trên toàn cầu vẫn ở mức báo động. Ảnh minh họa ........7
Hình 2.2: Tổng diện tích đất có rừng phân theo vùng năm 2010. .................................10
Hình 2.3: Diện tích rừng phân theo loại rừng năm 2010. ..............................................11
Hình 2.4: Tỉ lệ rừng trồng với rừng tự nhiên năm 2010. ...............................................12
Hình 2.5: Biến động tài nguyên rừng Việt Nam qua các giai đoạn...............................17
Hình 2.6: Củi vẫn còn là một nguồn thu nhập của ngƣời dân vùng cao. ......................30
Hình 3.1: Các vị trí đo đƣờng kính (D1,3) thân cây. ......................................................48
Hình 3.2: Đo chiều cao cây bằng thƣớc cây thẳng có khắc vạch. .................................49

Hình 4.1: Cổng vàoTrung tâm Hòa An .........................................................................51
Hình 4.2: Vị trí Trung tâm Hòa An. ..............................................................................51
Hình 4.3: Sơ đồ quy hoạch Trung tâm Hòa An. ............................................................57
Hình 4.4: Sơ đồ thể hiện diện tích rừng ở Trung tâm Hòa An. .....................................58
Hình 4.5: Hệ thực vật ở Trung tâm Hòa An. .................................................................59
Hình 4.6: Vị trí đo đếm ô tiêu chuẩn (lô 1, lô 2, lô 3). ..................................................60
Hình 4.7: Mật độ cây tràm tại Trung tâm Hòa An. .......................................................62
Hình 4.8: Chiều cao trung bình cây tràm tại Trung tâm Hòa An. .................................62
Hình 4.9: Đƣờng kính trung bình cây tràm tại Trung tâm Hòa An. ..............................63
Hình 4.10: Tiết diện ngang thân cây tràm tại Trung tâm Hòa An. ................................63
Hình 4.11: Trữ lƣợng cây tràm tại Trung tâm Hòa An. ................................................64
Hình 4.12: Tỉ lệ phẩm chất cây tràm của 3 lô ở Trung tâm Hòa An. ............................64
Hình 4.13: Phẩm chất cây tràm tại Trung tâm Hòa An. ................................................65
Hình 4.14: Mức độ quan tâm đến việc quản lý rừng của ngƣời dân. ............................66
Hình 4.15: Đối tƣợng tham gia quản lý rừng. ...............................................................67
Hình 4.16: Ngƣời dân tham gia dọn vệ sinh khu rừng tràm. .........................................68
Hình 4.17: Khai thác tràm tại Trung tâm. .....................................................................69
Hình 4.18: Hệ thống PCCC. ..........................................................................................69
Hình 4.19: Áp phích tuyên truyền ở Trung tâm Hoà An...............................................70
Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An

vi


Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trường
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
---    --Tiếng Việt
CCR

Chứng chỉ rừng.


CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

CNQSDĐ

Chứng nhận quyền sử dụng đất.

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long.

KHLN

Khoa học lâm nghiệp.

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ.

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

PTNT

Phát triển Nông thôn.

QLRBV


Quản lý rừng bền vững.

QLRBV

Quản lý rừng bền vững.

UBTVQH

Uỷ Ban Thƣờng Vụ Quốc Hội.

TTHA

Trung tâm Hòa An.

Tiếng Anh
CITES

Convention on International Trade in Endangered Species of wild
fauna and flora – Công ƣớc về buôn bán quốc tế các loài động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

CoC

Chain of Costudy – Tiêu chuẩn về chuỗi hành trình sản xuất.

FAO

Food and Agriculture Organization – Tổ Chức Lƣơng Nông Liên
Hiệp Quốc.


FSC

Forest Stewardship Council – Hội đồng quản trị rừng quốc tế.

GDP

Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm Quốc nội.

GTF

Global Tiger Forum – Diễn đàn Hổ toàn cầu.

IUCN

The International Union for Conservation of Nature – Liên minh
quốc tế bảo vệ thiên nhiên.

IUFRO

International Union of Forest Research Organizations – Liên
minh quốc tế các tổ chức nghiên cứu rừng.

ODA

Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức.

WWF

World Wide Fund for Nature – Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên

nhiên.

Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An

vii


Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trƣờng
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Năm 2010, độ
che phủ rừng của Việt Nam là 39,5% diện tích toàn quốc. Là một ngành kinh tế kỹ
thuật đặc thù, lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông
thôn và phát triển kinh tế - xã hội. Rừng không những tạo ra các sản phẩm lâm sản
hàng hóa và dịch vụ đóng góp cho nền kinh tế quốc dân; mà còn có vai trò quan trọng
trong bảo vệ môi trường như phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa khí hậu,
chống sa mạc hóa..., góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đặc biệt đối với bảo vệ biên
giới hải đảo; góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo
cho người dân nông thôn và miền núi…
Theo Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005, ngành lâm nghiệp đóng góp khoảng 1%
cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tuy nhiên, theo ý kiến của một số nhà khoa học,
nếu tính cả giá trị kinh tế và giá trị môi trường thì đóng góp thực tế của ngành lâm
nghiệp vào GDP sẽ là khoảng 3-4%. Trong những năm gần đây diện tích rừng đã
không ngừng tăng trở lại (năm 2010 có độ che phủ rừng 39,5%, trong khi đầu những
năm 90 chỉ còn khoảng 27-28%), giá trị xuất khẩu của ngành lâm nghiệp đã tăng
nhanh đáng kể, đạt khoảng 1,5 tỷ USD vào năm 2005.
Trong những thập niên 40-80, do nhiều nguyên nhân khác nhau, diện tích rừng ở

Việt Nam bị suy giảm nhanh chóng. Cùng với sự mất diện tích rừng tự nhiên, môi
trường sống của các loài động, thực vật rừng cũng biến mất hoặc bị thoái hóa nghiêm
trọng. Đây là nguyên nhân chính làm cho nhiều loài sinh vật rừng có nguy cơ bị tuyệt
chủng, đa dạng sinh học bị suy giảm và đặc biệt là các hậu quả về điều kiện tự nhiên
như lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất…
Trong suốt mấy thập kỷ qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực không ngừng nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý rừng, đất rừng và của ngành lâm nghiệp nói chung. Vào
những năm 90, Chính phủ đã có những biện pháp mạnh mẽ để hạn chế tỷ lệ mất rừng,
tăng độ che phủ rừng thông qua việc thực hiện các chương trình, đề án về bảo vệ và
phát triển rừng, như: Chương trình 327 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, Dự án trồng
mới 5 triệu ha rừng cho giai đoạn 1998-2010. Cùng với mục đích này, Quốc hội Việt
Nam đã sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
Một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực quản lý của ngành đó là
cải thiện hệ thống thông tin và số liệu sao cho có hệ thống, cập nhật và có độ chính xác
cao. Qua đó giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách lập quy hoạch, kế
hoạch khả thi hơn và xây dựng chính sách tốt hơn.
Thực tế cho thấy, mặc dù con người đã có nhiều biện pháp quản lý nhưng vẫn
không thể bảo vệ được diện tích rừng vốn có của nhân loại, nhất là các khu rừng tự
nhiên. Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay được cả cộng đồng quốc tế
cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm, đó là “Quản lý rừng bền vững”. Việt Nam
cũng đã và đang thực hiện biện pháp này bước đầu khá thành công. Trong quá trình
phát triển lâm nghiệp, quan niệm quản lý rừng bền vững ở Việt Nam mới được hình
thành từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20. Từ đó đến nay, vấn đề quản lý
rừng bền vững luôn là một yếu tố chủ chốt trong các chính sách, chiến lược và kế
hoạch hành động của Việt Nam.
1
Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An



Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trƣờng
Nhưng lại có hàng loạt câu hỏi đang đặt ra, như: Phương thức trong quản lý rừng
bền vững như thế nào cho phù hợp nhất? Có nên áp dụng phương thức này cho tất cả
các loại rừng hay không? Những vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý rừng bền
vững là gì? Khuôn khổ pháp lý nhằm quản lý rừng theo biện pháp này cần được xác
lập như thế nào?...
Khảo sát hiện trạng rừng là công tác mở đường trong việc quản lý rừng để xây
dựng và phát triển ngành lâm nghiệp. Mục tiêu chủ yếu của khảo sát hiện trạng rừng là
để đánh giá tài nguyên rừng, điều tra nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, biến động của
diện tích và trữ lượng rừng... Ngoài ra, cung cấp cơ sở dữ liệu để xây dựng phương án
quy hoạch phát triển rừng.
Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản
lý rừng ở Trung tâm Hòa An” góp phần làm rõ hiện trạng, giải pháp quản lý, tiềm
năng, xu thế và những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển và quản lý rừng ở
Trung tâm Hòa An, phù hợp với nhu cầu kinh tế, xã hội và những cấp bách trong việc
quản lý tài nguyên rừng như hiện nay.
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. MỤC TIÊU CHUNG
 Quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An nhằm duy trì và tăng cường các giá trị về môi
trường, kinh tế, xã hội của rừng để phục vụ lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai.
 Duy trì đa dạng sinh học, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nạn
phá rừng, ngăn chặn suy thoái rừng.
 Cải thiện sinh kế bền vững góp phần làm giảm đói nghèo cho người dân sống lân
cận.
1.2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ
 Khảo sát, đánh giá hiện trạng rừng tại Trung tâm Hòa An nhằm cung cấp dữ liệu
đầy đủ, chính xác cho định hướng nghiên cứu.

 Phân tích các vấn đề còn tồn tại trong quản lý rừng tại Trung tâm Hòa An. Nhằm
đưa ra biện pháp khắc phục sao cho phù hợp.
 Đề xuất giải pháp quản lý rừng tại Trung tâm Hòa An, để phát triển thêm rừng cả
về số lượng và chất lượng phù hợp với nhu cầu phát triển rừng hiện nay.
1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Khu vực nghiên cứu là Trung tâm Hòa An. Địa chỉ: Số 554 - Quốc lộ 61 - ấp Hòa
Đức - xã Hòa An - huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang.
Đối tượng khảo sát chủ yếu là cây tràm trong độ tuổi khoảng 10 tuổi tại Trung
tâm Hòa An.
Điều tra thông tin người dân thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 34 hộ gia đình
sống xung quanh khu vực này.

Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An

2


Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trƣờng
CHƢƠNG 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1.

TỔNG QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ NGÀNH LÂM NGHIỆP

2.1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
a) Rừng
Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt nam có nhiều định nghĩa khác nhau
về rừng nhưng đều dễ thống nhất rừng là một hệ sinh thái với những đặc trưng chủ

yếu: Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong
quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn
cảnh trong hệ thống đó; Rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều
hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số
lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài
và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng; Rừng có khả năng
tự phục hồi và trao đổi cao; Rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và
vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng,
đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ
các hệ sinh thái khác; Sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ
phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng. Tuy vậy cần có một định
nghĩa thống nhất và thực tế về rừng và ngành lâm nghiệp Việt nam.
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 có đưa ra định nghĩa về rừng như sau:
“Rừng là một hệ sinh thái gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng,
đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc
trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng
trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.”
Tuy nhiên, định nghĩa này khó sử dụng vì nó không đưa ra các tiêu chí rõ ràng về
rừng, chiều cao của cây rừng ở mức tối thiểu là 2-5 m. Hơn nữa, với việc xác định diện
tích đất có độ che phủ rừng từ 10% trở lên được coi là rừng thì các diện tích đất trống
đồi núi trọc cây trồng phân tán hoặc không có rừng có thể được gọi là rừng. Với cách
phân loại như vậy thì sẽ rất khó quản lý và bảo vệ rừng.
Tiêu chuẩn quốc tế không yêu cầu các quốc gia phải sử dụng các tiêu chí xác
định rừng mở mức thấp nhất về độ che phủ rừng 10% và chiều cao cây rừng từ 2 m trở
lên mà mỗi nước có thể áp dụng các tiêu chí phù hợp nhất với quốc gia đó. Do vậy,
Việt Nam đưa ra định nghĩa về rừng – là diện tích có độ che phủ rừng tối thiểu 30% và
chiều cao cây rừng thấp nhất 5 m là phù hợp với đại đa số diện tích rừng tự nhiên
nghèo kiệt của Việt Nam. Định nghĩa này đã được Viện Điều tra Quy hoạch rừng sử
dụng trước đây khi tiến hành đánh giá tài nguyên rừng.
b) Ngành Lâm nghiệp

Theo định nghĩa của FAO được quốc tế công nhận như sau: “Lâm nghiệp là một
ngành kinh tế, gồm các hoạt động kinh tế chính liên quan đến sản xuất hàng hoá từ gỗ
(gỗ tròn phục vụ công nghiệp, gỗ trụ mỏ, gỗ xẻ, gỗ ván, bột giấy, giấy và đồ gỗ nội
thất), sản xuất các sản phẩm phi gỗ và dịch vụ liên quan đến rừng”.
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 vận dụng định
nghĩa này trong điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam như sau: “Lâm nghiệp là một
ngành kỹ thuật đặc thù, gồm toàn bộ các hoạt động liên quan đến sản xuất hàng hoá và
3
Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An


Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trƣờng
dịch vụ từ rừng như trồng rừng/trồng lại rừng, khai thác, vận chuyển, sản xuất và chế
biến lâm sản và các dịch vụ môi trường liên quan đến rừng. Ngành lâm nghiệp đóng
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói
giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, đồng thời góp phần làm ổn định xã hội
và bảo vệ an ninh quốc phòng”.
c) Một số khái niệm khác
 Độ che phủ rừng: là số đo tỷ lệ phần trăm diện tích có rừng so với diện tích tự
nhiên của một vùng lãnh thổ. Độ che phủ rừng hàng năm là số đo đánh giá diện tích
rừng tăng hay giảm trong một vùng lãnh thổ.
Công thức để tính độ che phủ rừng:
Độ che phủ rừng (%) = 100 

( Scr  Smt)
Stn

Trong đó:
- Scr là diện tích có rừng
- Smt là diện tích rừng trồng dưới 3 tuổi

- Stn là tổng diện tích tự nhiên
 Độ tàn che (tán che): Là mức độ che phủ của tán cây rừng. Người ta thường phân
chia theo các mức từ: 0,1; 0,2;… đến 1. Tán che của rừng là hình chiếu thẳng góc của
tán lá cây rừng xuống mặt đất rừng (cây gỗ tầng trên). Nếu toàn bộ mặt đất rừng được
tán cây tầng trên che phủ thì tán che là 1.
 Rừng ngập mặn là một loại rừng đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển của các nước
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển tốt trên các bãi
bùn lầy ngập nước biển, nước lợ có thủy triều lên xuống hằng ngày.
 Rừng đặc dụng: Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên,
mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa
học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch,
kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.
 Rừng phòng hộ: Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước,
bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp
phần bảo vệ môi trường.
 Rừng sản xuất: Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ,
lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.
 Hệ sinh thái rừng: “Hệ sinh thái rừng là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên
cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật và vi
sinh vật rừng) và môi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất). Nội dung nghiên cứu hệ
sinh thái rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái, về mối quan hệ
ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng và giữa chúng với các sinh vật khác trong quần
xã đó, cũng như mối quan hệ lẫn nhau giữa những sinh vật này với hoàn cảnh xung
quanh tại nơi mọc của chúng.” (E.P. Odum 1986, G. Stephan 1980).

Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An

4



Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trƣờng
2.1.2. ĐẶC TÍNH CÂY TRÀM
Cây tràm có tên khoa học là Melaleuca cajuputi thuộc họ Sim (Myrtaceae). Cây
gỗ cao 20-25 m. Thân không thẳng. Vỏ màu trắng xám, có thể bóc thành nhiều lớp
mỏng, xốp, có mùi thơm.
Lá đơn mọc cách, dày, cứng bong, màu lục sẫm, dài 4-8 cm, rộng 12 cm hình
mác hoặc hình trái xoan hẹp, nhọn dần về cả hai đầu, có 3-7 gân hình cung.
Hoa nhỏ, màu trắng vàng nhạt, hợp thành bông, dài 5-15 cm ở đầu cành. Hoa
không cuống. Cánh đài hình trụ hoặc hình trứng, đầu chia 5 thùy ngắn. Cánh tràng 5.
Nhị đực nhiều hợp thành 5 bó, chỉ nhị hình sợi, bao phấn gần như vuông, thò ra ngoài
bao hoa. Đĩa mật chia thùy có lông. Bầu dính gắn hết với ống dài, đỉnh có lông, 3 ô,
nhiều noãn, vòi nhụy hình sợi, hình đĩa.
Quả nang hình bán cầu hoặc gần tròn, đường kính 3-4 mm, mở 3 lỗ. Hạt tròn hay
có mũi nhọn.
Đặc điểm sinh trưởng của cây tràm: Cây ưa sáng hoàn toàn, tán lá thưa, sinh
trưởng nhanh, tái sinh hạt tốt, khả năng đâm chồi mạnh. Qua số liệu điều tra giải tích
thân cây (1980-1987) cho thấy: tăng trưởng bình quân: D (đường kính) = 0,48-0,65
cm/năm; H (chiều cao) = 0,72-0,8 m/năm. Khi tràm được 10-25 tuổi, bắt đầu giảm
sinh trưởng cả 2 yếu tố D và H. Sau 25 tuổi, tăng trưởng về chiều cao ổn định và tràm
đạt đến tuổi thành thục (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004).
Đặc điểm tái sinh tự nhiên của rừng tràm: tràm có khả năng tái sinh hạt tốt và tái
sinh chồi rất mạnh. Qua điều tra cho thấy tái sinh hạt đạt kết quả như sau: mật độ cây
trên đất than bùn ở 1 tuổi chiều cao thấp hơn 1 m là: 122 x 104 cây/ha; ở 2 tuổi, chiều
cao 1-3 m là: 15,5 x 104 cây/ha (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004).
Tràm là cây trồng cạn, chịu được điều kiện ngập úng. Tràm thường sinh trưởng
trên đất phèn chua nặng, ẩm ướt, hay nơi bị ngập trên 10 cm đến vài mét vào tháng 7
và tháng 8. Thêm vào đó, tràm sinh trưởng tốt ngay khi độ a xit đất tăng trong mùa
nắng hay khi đất bị ngập lũ.
Tràm được trồng trên lớp bã mùn, không cắm rễ vào trong đất như trồng những
loài cây khác. Trong điều kiện ngập nước liên tục tràm sinh trưởng yếu, khi nước rút

tràm mới ra lá non và phát triển nhanh. Cây tràm tăng trưởng nhanh vào các tháng khô
và có khả năng chịu ngập từ 5-6 tháng/năm. Tràm thích hợp ở đất chua ẩm ướt và
không cần đầu tư để cải tạo đất.
Tràm là có khả năng cung cấp chất hữu cơ cho đất. Lá rụng và vỏ rơi xuống mỗi
năm làm thành những lớp hữu cơ dày trên đất mặt và tích tụ làm đất càng phì nhiêu.
Những lớp này chứa nhiều chất hữu cơ hơn các lớp đất phèn hoạt động nằm kế bên
dưới. Kết quả, là các lớp đất này tác động đến phẩm chất nước trong rừng tràm.
2.1.3. HIỆN TRẠNG
2.1.3.1. THẾ GIỚI
a) Trữ lƣợng
Năm 1958, diện tích rừng trên thế giới khoảng 44,05 triệu km2 (chiếm khoảng
33% diện tích đất liền), vào năm 1973 thì giảm xuống còn 37,37 triệu km2 (Lê Văn
Khoa, 2007).
Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An

5


Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trƣờng
Theo số liệu FAO (1982), năm 1978 diện tích rừng trên thế giới là 3.727 tỷ ha.
Hàng năm, thế giới đã phá hủy tới 17 triệu ha rừng so với thập niên 80 là 11,3 triệu ha.
Trong đó, khu vực châu Á – Thái Bình Dương với tổng diện tích rừng chỉ có 300 triệu
ha nhưng lại có mức độ tàn phá lên tới 3,7 triệu ha/năm. Trung bình mỗi năm rừng già
trên toàn thế giới bị phá hủy từ 1-2% (Lê Huy Bá, 2006).
Năm 1995, diện tích rừng che phủ lục địa còn 27% (với diện tích là 3.727 triệu
ha); trong số này, có 1.280 triệu ha rừng cây lá kim (chiếm 33% tổng diện tích rừng tự
nhiên) tập trung ở vùng ôn đới, còn lại 2.557 triệu ha rừng cây lá rộng (chiếm 67%)
tập trung ở vùng Á nhiệt đới, nhiệt đới và xích đạo (Lê Huy Bá, 2006).
Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Tamnhin.net, đăng ngày 06/2/2011 với chủ đề
“Trồng rừng và phá rừng” cho thấy máy năm gần đây diện tích rừng đang có xưu

hướng tăng lên ở một số quốc gia:
“Tốc độ rừng biến mất trên toàn thế giới đã chậm lại, phần lớn là nhờ sự thay
đổi từ việc chặt phá sang việc trồng rừng ở châu Á.
Tại Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Ấn Độ, diện tích rừng đã đƣợc tăng
lên. Diện tích rừng cũng tăng lên ở châu Âu và Bắc Mỹ, nhƣng lại đang bị thu hẹp lại
ở châu Phi và Mỹ Latinh, do nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm và gỗ củi.
Các kết quả đƣợc đƣa ra trong bản phúc trình của Tổ chức Lƣơng Nông của
Liên hợp quốc (FAO) về tình trạng rừng trên toàn thế giới.
Các nhóm vận động bảo vệ môi trƣờng cảnh báo cần đặt ƣu tiên hàng đầu cho các
khu rừng già và cho sự đa dạng sinh học ở những nơi này, nhằm đối phó với tình
trạng biến đổi khí hậu và nhu cầu khai thác tài nguyên ngày càng tăng.”
b) Các nguyên nhân làm suy giảm diện tích và suy thoái rừng trên thế giới
Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) hôm 14-11-2005 cho biết tình trạng
phá rừng trên toàn cầu đang dần giảm đi nhưng rừng vẫn đang biến mất ở mức báo
động.
FAO cho biết trong bản đánh giá nguồn tài nguyên rừng toàn cầu rằng mỗi năm
thế giới mất 7,3 triệu ha rừng, chiếm 0,18% diện tích rừng toàn cầu trong thời gian từ
2000 đến 2005.
Tổ chức này cũng cho biết tỷ lệ này giảm so với thời gian từ năm 1990 đến năm
2000, với 8,9 triệu ha rừng bị biến mất hàng năm.
Nam Mỹ là khu vực có tình trạng phá rừng diễn ra tồi tệ nhất do các hoạt động
phá rừng trong 5 năm qua, làm mất 4,3 triệu ha rừng mỗi năm, theo sau là châu Phi với
4 triệu ha rừng biến mất hàng năm.

Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An

6


Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trƣờng


Hình 2.1: Tình trạng phá rừng trên toàn cầu
vẫn ở mức báo động. Ảnh minh họa
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu vào
các nhóm nguyên nhân chính sau đây:
 Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực,
trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất. Rowe
(1992) cho rằng, có đến 60% rừng nhiệt đới bị chặt phá hàng năm là do nguyên nhân
này.
 Nhu cầu lấy củi: Lượng gỗ sử dụng làm chất đốt trên thế giới đã tăng từ 600
triệu m3 năm 1963 lên 1.300 triệu m3 vào năm 1983. Hiện nay, vẫn còn khoảng 1,5 tỷ
người chủ yếu dựa vào nguồn gỗ củi cho nấu ăn và sưởi ấm. Riêng ở châu Phi đã có
180 triệu người thiếu củi đun.
 Chăn thả gia súc: Ở châu Mỹ Latinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá cho
những người sản xuất nông nghiệp nhỏ. Phần còn lại là chủ yếu do chăn thả gia súc.
Riêng ở Nam Mỹ, việc mở rộng diện tích các đồng cỏ cho chăn nuôi với tốc độ 20.000
km2/năm trong giai đoạn 1950-1980.
 Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Hiện nay việc mua bán gỗ xảy ra mạnh
mẽ ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ buôn bán trên thế giới. Ở
Malaysia, rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất nước vào năm 1900, nhưng
đến năm 1960 đã có trên một nửa diện tích rừng bị khai thác gỗ cho mục đích xuất
khẩu.
 Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản: Ở Peru nhân dân phá rừng
để trồng coca, diện tích trồng coca ước tính chiếm 1/10 diện tích rừng của Peru.
 Cháy rừng: Năm 1997, đã xảy ra cháy rừng ở nhiều nước thuộc châu Âu, châu
Á và châu Mỹ. Chỉ tính riêng ở Indonexia trong một đợt cháy rừng (1997) đã thiêu hủy
gần 1 triệu ha rừng. Còn ở Mỹ, trong năm 2000 đã có 2,16 triệu ha rừng bị cháy.

Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An


7


Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trƣờng
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng
nhanh quá trình phá rừng trên thế giới. Đó là chính sách quản lý rừng, chính sách đất
đai, các dự án phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
2.1.3.2. VIỆT NAM
a) Số lƣợng
Hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà cả các nước trên thế giới, tài nguyên rừng
đang bị thu hẹp về diện tích và tàn phá nặng nề. Điều này đã tác động đến môi trường
đến mức báo động, hướng biến động rừng cơ bản vẫn ở tình trạng suy thoái, còn xa
mức ổn định và mức cần thiết để bảo vệ môi trường. Vấn đề khắc phục và bảo vệ rừng
là đang được đặt ra nhằm giảm đến mức tối thiểu các ảnh hưởng của các vấn đề về môi
trường như trái đất nóng lên toàn cầu…
Nguyên nhân chủ yếu là nạn phá rừng làm nương rẫy, thai thác rừng bừa bãi, khai
thác gỗ vượt chỉ tiêu cho phép, do sự vô y thức của một số người làm cháy rừng và
một phần do lũ lụt tàn phá nặng nề. Do sự phát triển quá “nóng” của kinh tế, cuộc sống
khó khăn của người dân, sự tha hóa, buông lỏng trách nhiệm của những người có chức
năng bảo vệ rừng… Thì quan niệm của nhiều người về những tác dụng của các lâm
sản là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng phá rừng, tận diệt các lâm sản
đặc biệt.
Tuy một số diện tích rừng thứ sinh tự nhiên được phục hồi, nhưng nhiều diện tích
rừng già và rừng trồng chưa đến tuổi thành thục đã bị xâm hại, đốn chặt, khai hoan.
Cháy rừng đã được hạn chế mạnh mẽ và việc khai thác gỗ trái phép đã kiểm soát được
một phần, nhưng tình trạng mất rừng vẫn ở mức độ nghiêm trọng. Rừng phòng hộ đầu
nguồn trên lưu vực những con sông lớn ở nước ta vẫn đang bị phá hoại. Tuy diện tích
rừng trồng có tăng lên hàng năm, nhưng với số lượng rất khiêm tốn và phần lớn rừng
được trồng lại với mục đích kinh tế, sản xuất cây lấy gỗ ngắn ngày, cây mọc nhanh mà
chưa ưu tiên trồng rừng tại các khu vực đầu nguồn. Nói đến tài nguyên rừng ta không

chỉ chú đến vấn đề chúng bị tàn phá mà còn chú những tác động đến môi trường và
cuộc sống của chúng ta.
Có lẽ vì vậy mà vấn đề tài nguyên rừng đang được người dân và các cấp chính
quyền địa phương quan tâm. Điều quan trọng là phải đưa ra được các biện pháp nhằm
hạn chế sự tàn phá rừng đến mức thấp nhất nhằm bảo vệ rừng, bảo vệ lá phổi xanh của
thế giới.
Sau đây là bảng các số liệu về hiện trạng rừng của Việt Nam tính đến ngày 31
tháng 12 năm 2010:

Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An

8


Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trƣờng
Bảng 2.1: Tổng diện tích đất có rừng và độ che phủ rừng phân theo Tỉnh,
Thành phố, tính đến ngày 31/12/2010.
Đơn vị tính: ha
Vùng

Diện tích có rừng
Tên tỉnh, TP

Duyên Hải

Bắc Trung Bộ

Sông Hồng

Đông Bắc


Tây Bắc

Toàn quốc
Lai Châu
Điện Biên
Sơn La
Hoà Bình
Lào Cai
Yên Bái
Hà Giang
Tuyên Quang
Phú Thọ
Vĩnh Phúc
Cao Bằng
Bắc Kạn
Thái Nguyên
Quảng Ninh
Lạng Sơn
Bắc Giang
Bắc Ninh
TP Hải Phòng
Hải Dương
Hưng Yên
TP Hà Nội
Hà Nam
Nam Định
Thái Bình
Ninh Bình
Thanh Hoá

Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Quảng Trị
T.Thiên Huế
TP Đà nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Khánh Hoà
Ninh Thuận

Tổng số

Rừng tự
nhiên

13.388.075

10.304.816 3.083.259

383.591
347.225
625.786
224.963
327.755
410.702
444.861
390.148

183.149
28.548
336.813
288.149
175.071
310.359
409.427
127.338
591
17.989
10.212
24.277
4.773
3.623
7.330
27.237
545.026
874.510
318.205
548.344
226.468
294.651
51.315
512.543
250.119
287.505
178.535
204.487
148.665


358.321
330.900
602.100
137.914
258.450
234.743
367.678
270.642
64.065
9.367
319.672
229.039
97.007
147.329
251.392
62.734
10.773
2.335
6.918
3.138
23.603
386.046
733.321
210.083
457.079
138.104
202.699
38.781
394.617
109.837

199.372
125.679
166.383
140.845

Diện tích
Độ che
rừng để tính phủ rừng
(%)
Cấp tuổi 1 độ che phủ

Rừng trồng
Tổng
25.269
16.325
23.685
87.049
69.305
175.959
77.183
119.506
119.085
19.181
17.141
59.110
78.064
163.030
158.035
64.604
591

7.216
7.877
17.359
1.635
3.623
7.330
3.635
158.981
141.190
108.122
91.265
88.364
91.952
12.534
117.926
140.282
88.133
52.856
38.104
7.821

357.136

13.030.939

39,5

9.544
1.033
1.066

14.175
8.056
12.846
20.922
13.026
8.754
978
506
8.881
11.405
26.800
21.334
13.410
23
820
1.055
255
513
11.338
14.312
8.947
5.356
8.855
2.580
7.722
21.378
9.069
4.550
665
2.186


374.047
346.192
624.719
210.789
319.699
397.856
423.939
377.123
174.396
27.570
336.308
279.267
163.666
283.559
388.093
113.928
567
17.169
10.212
23.222
4.519
3.623
7.330
26.725
545.026
863.172
303.893
539.397
221.113

285.796
48.735
504.821
228.741
278.436
173.985
203.822
146.480

41,2
36,2
44,1
46
50,1
57,7
53,3
64,1
49,4
22,4
50
57,5
46
46,2
46,4
29,4
0,7
11,3
6,2
7
5,3

2,2
4,8
19,3
49
52,3
50,2
66,9
46,7
56,5
38,8
48,2
43,9
45,8
34,4
43,2
43,6

Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An

9


Tây Nam Bộ

Đông Nam Bộ

Tây Nguyên

Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trƣờng
Bình Thuận

Kon Tum
Gia Lai
Lâm Đồng
Đăc Lăc
Đăk Nông
Đồng Nai
Bà Rịa V.Tàu
TP HCM
Bình Dương
Bình Phước
Tây Ninh
Long An
Đồng Tháp
Tiền Giang
Bến Tre
Vĩnh Long
Trà Vinh
TP Cần Thơ
Hậu Giang
Sóc Trăng
Bạc Liêu
An Giang
Kiên Giang
Cà Mau

286.566
654.063
719.812
601.207
610.489

288.813
167.881
26.690
39.315
9.254
116.710
48.098
38.170
7.593
7.690
3.896
7.482
2.607
10.668
4.018
13.759
72.616
100.387

252.721
612.225
673.541
538.557
567.854
261.713
111.634
14.430
12.498
1.148
70.884

35.516
800
998
1.741
1.456
2.036
583
44.632
8.883

33.845
41.838
46.272
62.651
42.635
27.100
56.247
12.260
26.817
8.107
45.826
12.583
37.370
7.593
7.690
2.899
5.741
2.607
9.212
1.982

13.176
27.984
91.503

8.574
7.940
10.035
6.712
13.109
506
971
20.006
2.116
853
317
95
168
250
103
589
332
627
11.476

277.992
646.123
709.777
594.496
597.380
288.308

167.881
25.719
39.315
9.254
96.704
45.982
37.316
7.276
7.595
3.728
7.232
2.504
10.080
4.018
13.427
71.989
88.911

35,5
66,8
45,5
60,8
45,5
44,2
28,4
12,9
18,8
3,4
13,5
11,4

8,3
2,2
3,1
1,6
3,2
1,6
3
1,6
3,8
11,3
16,7

(Theo Viện điều tra quy hoạch rừng, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam)
4.000.000
3.500.000
3.000.000
ha

2.500.000
2.000.000
1.500.000
1.000.000
500.000
0
Tây
Bắc

Đông
Bắc


Sông
Hồng

Bắc
Trung
Bộ

Duyên Tây Đông
Hải Nguyên Nam
Bộ

Tây
Nam
Bộ

Hình 2.2: Tổng diện tích đất có rừng phân theo vùng năm 2010.

Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An

10


Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trƣờng
Theo hình 2.2 cho thấy diện tích đất có rừng chiếm phần lớn thuộc các vùng miền
núi như vùng Đông Bắc, Tây Nguyên còn ở các vùng đồng bằng thì diện tích đất có
rừng rất nhỏ như vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
Bảng 2.2: Diện tích đất có rừng toàn quốc phân theo loại rừng tính đến ngày
31/12/2010.
Đơn vị tính: ha
Loại đất loại rừng


Cả nƣớc

Đất có rừng

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

Khác

13.388.075

2.002.276

4.846.196

6.373.491

166.112

10.304.816

1.922.465

4.231.931

4.097.041


53.378

8.226.752

1.480.841

3.373.283

3.338.212

34.417

2. Rừng tre nứa

571.883

56.017

156.338

355.409

4.118

3. Rừng hỗn giao

713.825

129.528


257.426

317.953

8.917

4. Rừng ngập mặn

60.023

14.440

37.939

6.243

1.401

732.332

241.639

406.945

79.224

4524

3.083.259


79.810

614.265

2.276.450

112.734

1. RT có trữ lượng

1.659.897

56.980

366.244

1.193.880

42.792

2. RT chưa có trữ lượng

1.071.950

15.158

181.633

823.201


51.958

83.072

171

6.313

76.214

375

188.408

2.882

29.301

143.722

12.503

79.932

4.619

30.773

39.433


5.107

A. Rừng tự nhiên
1. Rừng gỗ

5. Rừng núi đá
B. Rừng trồng (RT)

3. Tre luồng
4. Cây đặc sản
5. RT ngập mặn, phèn

(Theo Viện điều tra quy hoạch rừng, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam)
Ở Việt Nam hiện nay loại rừng sản xuất chiếm diện tích lớn nhất so với các loại
rừng còn lại.

7.000.000
6.000.000

ha

5.000.000
4.000.000
3.000.000
2.000.000
1.000.000
0
Đặc dụng


Phòng hộ

Sản xuất

Khác

Hình 2.3: Diện tích rừng phân theo loại rừng năm 2010.
Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An

11


Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trƣờng
Cho đến hết năm 2010 thì diện tích rừng tự nhiên chiếm 75% trong tổng diện tích
đất có rừng và 25% là diện tích rừng trồng đó cũng là nhờ phần lớn chính sách của
Nhà nước ta về việc phát triển rừng.
Rừng tự nhiên
Rừng trồng

25%

75%

Hình 2.4: Tỉ lệ rừng trồng với rừng tự nhiên năm 2010.
b) Chất lƣợng
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa
dạng sinh học. Ở Việt Nam do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới
giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về
thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao. Một dải rộng
các thảm thực vật bao gồm nhiều kiểu rừng phong phú đã được hình thành ở các độ

cao khác nhau như các rừng thông chiếm ưu thế ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới, rừng
hỗn loài lá kim và lá rộng, rừng khô cây họ Dầu ở các tỉnh vùng cao, rừng họ Dầu địa
hình thấp rừng ngập mặn cây Đước chiếm ưu thế ở ven biển châu thô sông Cửu Long
và sông Hồng, rừng Tràm ở đồng bằng Nam bộ và rừng hỗn loại tre nứa ở nhiều nơi.
Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng trong một thời kỳ kéo dài
nhiều thế kỷ, hệ thực vật rừng Việt Nam vẫn còn phong phú về chủng loại. Cho đến
nay đã thống kê được 7.000 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài rêu và 600
loài nấm. Theo dự đoán của các nha thực vật học số loài thực vật bậc cao có mạch ít
nhất sẽ lên đến 12.000 loài, trong đó có khoảng 2.300 loài đã được nhân dân dùng làm
nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, tinh dầu
và nhiều nguyên vật liệu khác. Chắc chắn rằng hệ thực vật Việt Nam còn nhiều loài
mà chúng ta chưa biệt công dụng của chúng. Cũng có thể có rất nhiều loài có tiềm
năng như một nguồn cung cấp dược liệu hết sức quan trọng.
Hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao. Tuy rằng hệ thực vật Việt Nam
không có các họ đặc hữu và chỉ có khoảng 3% số chi là đặc hữu (như các chi
Ducampopinus, Colobogyne) nhưng số loài đặc hữu chiếm khoảng 33% số loài thực
vật ở miền Bắc Việt Nam và hơn 40% tổng số loài thực vật toàn quốc (Thái Văn
Trừng, 1970). Phần lớn số loài đặc hữu này tập trung ở bốn khu vực chính: khu vực
núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, cao
nguyên Lâm Viên ở phía Nam và khu vực rừng mưa ở phần Bắc Trung Bộ. Nhiều loài
là đặc hữu địa phương chỉ gặp trong một vùng rất hẹp với số cá thể rất thấp. Các loài
này thường rất hiếm vì các khu rừng ở đây thường bị chia cắt thành những mảnh nhỏ
hay bị khai thác một các mạnh mẽ.
Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An

12


Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trƣờng
Bên cạnh đó, do đặc điểm cấu trúc, các kiểu rừng nhiệt đới ẩm thường không có

loài chiếm ưu thế rõ rệt nên số lượng cá thể của từng loài thường hạn chế và một khi
đã bị khai thác, nhất là khai thác không hợp lý thì chúng chóng bị kiệt quệ. Đó là tình
trạng hiện nay của một số loài cây gỗ quý như Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa) Gụ mật
(Sindora siamensis) nhiều loài cây làm thuốc như Hoàng liên chân gà (Coptis
chinensis), Ba kích (Morinda officinalis)... thậm chí có nhiều loài đã trở nên hiếm hay
có nguy cơ bị tiêu diệt như Thông nước (Glyptostrobus pensilis), Hoàng đàn
(Cupressus torulosa), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia
bariaensis), Pơ mu (Fokiena hodginsii)…
Hệ động vật Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 275 loài
thú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, 472 loài cá nước ngọt và thêm vào
đó có hàng chục ngàn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt
(Đào Văn Tiến, 1985; Võ Quý, 1997; Đặng Huy Huỳnh, 1978). Hệ động vật Việt Nam
không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng
Đông Nam Á. Cũng như thực vật giới động vật giới Việt Nam có nhiều dạng đặc hữu:
hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu. Có rất nhiều loài
dộng vật có giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như: Voi, Tê
giác Giava, Bò rừng, Bò tót, Trâu rừng, Bò xám, Nai cà tông, Hổ, Báo, Cu ly, Vượn,
Voọc vá, Voọc xám, Voọc mũi hếch, Sếu cổ trụi, Cò quắm cánh xanh, Cò quắm lớn,
Ngan cánh trắng, nhiều loài trĩ, cá sấu, trăn, rắn và rùa biển...
Theo tài liệu “Review of the Protected Areas System in the Indo - Malayan
Realm, MacKinnon, MacKinnon, 1986” thì Việt Nam khá giàu về thành phần loài và
có mức độ cao về tính đặc hữu so với các nước trong vùng phụ Đông Dương. Trong số
21 loài khỉ có trong vùng phụ này thì ở Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài đặc
hữu của vùng phụ (Eudeyl 1987). Có 49 loài chim đặc hữu trong vùng phụ, ở Việt
Nam có 33 loài trong đó có 10 loài đặc hữu của Việt Nam, so với Miến Điện, Thái
Lan, Malaixia, mỗi nơi chỉ có 2 loài, Lào một loài và Campuchia không có loài đặc
hữu nào cả. Khi xem xét về sự phân bố của các loài ở trong vùng phụ Đông Dương nói
chung, số loài thú và chim và các hệ sinh thái có ngụy cơ bị tiêu diệt nói riêng và sự
phân bố của chúng. Chúng ta có thể nhận rõ rằng Việt Nam là một trong những vùng
xứng đáng có ưu tiên cao về vấn đề bảo vệ. Không những thế, hiện nay ở Việt Nam

vẫn còn có những phát hiện mới rất lý thú. Chỉ trong hai năm 1992 và 1994 đã phát
hiện được ba loài thú lớn, trong đó có hai loài thuộc vùng rừng Hà Tĩnh là loài Sao la
(Pseudoryx nghetinhensis) và loài Mang lơn hay còn gọi là Mang bầm
(Megamuntiacus vuquangensis), nơi mà trước đây không lâu đã phát hiện loài trĩ cuối
cùng trên thế giới, loài Gà lam đuôi trắng hay còn gọi là Gà lừng (Lophura
hatinhensis).
Ngày 21 tháng 10 năm 1994 một loai thú lớn mới thứ ba là loài (Pseudonovibos
spiralis) ở Tây Nguyên, tạm gọi là loài Bò sừng xoắn được công bố và năm 1997 một
loài thú lớn mới nữa cho khoa học được mô tả đó là loài Mang Trường Sơn
(Megamuntiacus truongsonensis) tìm thấy lân đầu tiên ở vùng Hiên, thuộc tỉnh Quảng
Nam. ở khu vực Vũ Quang trong những năm gần đây phát hiện được thêm một loài cá
mới cho khoa học: (Opsarichthys vuquangensis). Chúng ta tin rằng ở Việt Nam chắc
chắn còn rất nhiều loài động, thực vật chưa được các nhà khoa học biết đến.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có về sinh giới này, có thể đáp ứng những nhu
cầu hiện tại và tương lai của nhân dân Việt Nam trong quá trình phát triển, cũng như
đã đáp ứng những nhu cầu ấy trong quá khứ. Nguồn tài nguyên thiên nhiên này không
13
Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An


Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trƣờng
những là cơ sở vững chắc của sự tồn tại của nhân dân Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã
qua mà còn là cơ sở cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam trong những năm sắp tới.
2.1.4. DIỄN BIẾN RỪNG Ở VIỆT NAM
a) Giai đoạn trƣớc 1945
Trong suốt thời gian dài trước năm 1945, chúng ta không có khả năng thực hiện
việc điều tra rừng. Thời kỳ này chỉ có số liệu về tài nguyên rừng được công bố trong
công trình "Lâm nghiệp Đông Dương" của P. Maurand và số liệu đó thường được xem
là tài liệu gốc để so sánh diễn biến rừng ở Việt Nam từ năm 1945 trở về sau. Theo tài
liệu và bản đồ của Maurand thì đến năm 1943, rừng Việt nam vẫn còn khoảng

14.352.000 ha, che phủ 43,7% diện tích lãnh thổ. Thời kỳ đó, độ che phủ rừng ở Bắc
Bộ vào khoảng 68%, ở Nam Trung Bộ vào khoảng 44%, ở Nam Bộ khoảng 13%.
Bảng 2.3: Diện tích rừng năm 1945.
Khu vực
Bắc bộ
Trung bộ
Nam bộ
Tổng cộng

Diện tích tự
Diện tích rừng
nhiên (nghìn ha)
(nghìn ha)
11.570
6.955
14.574
6.580
6.470
817
32.804
14.325

Tỉ lệ (%) diện
tích rừng
60,8
44,0
13,0
48,3
(Maurand, 1945)


b) Giai đoạn 1945 – 1975
Vào khoảng giữa thế kỷ XX, độ che phủ của rừng còn lại 43% diện tích đất tự
nhiên. Đây là giai đoạn suy giảm nhanh chóng nhất của rừng Việt Nam. Trong thời kỳ
này cả nước mất khoảng 3 triệu ha rừng chỉ còn lại 11,2 triệu ha với tỷ lệ che phủ là
34% (Viện Điều tra quy hoạch rừng, năm 1976), bình quân mỗi năm mất đi 100.000
ha rừng. Nguyên nhân chính là do chiến tranh tàn phá.
Bảng 2.4: Diện tích rừng bị rải chất độc hóa học
Đơn vị: ha
Địa phƣơng
Các tỉnh Trung Trung Bộ

Diện tích tự
nhiên

Diện tích bị
rải

Diện tích rừng/diện
tích tự nhiên (%)

960.120

323.866

33,73

Các tỉnh Nam Trung Bộ

4.588.021


930.723

20,28

Các tỉnh Tây Nguyên
Các tỉnh Đông Nam Bộ

5.613.390
2.350.414

740.393
1.338.423

13,19
56,94

13.511.945

3.333.405

24,67

Tổng

(Viện Điều tra quy hoạch rừng, năm 1976)

Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An

14



Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trƣờng
c) Giai đoạn 1976 – 1990
Là thời kỳ tài nguyên rừng bị khai thác mạnh để phục vụ phát triển kinh tế xã
hội của đất nước sau chiến tranh. Diện tích rừng trong giai đoạn này tiếp tục giảm
xuống còn 11 triệu ha. Năm 1985, diện tích rừng còn 7,8 triệu ha (23,6%), đến năm
1989 chỉ còn 6,5 triệu ha (19,7%). (Viện điều tra quy hoạch rừng Việt Nam, 1989).
Năm 1990 chỉ còn chưa đầy 9,2 triệu ha với tỷ lệ che phủ chỉ đạt 27,8%. Giai
đoạn này cả nước mất 2,8 triệu ha, bình quân 140.000 ha/năm. Trong đó 10% là rừng
nguyên sinh (Lê Văn Khoa, 2007).
d) Giai đoạn 1991 đến nay
Theo điều tra của năm 1993, nước ta còn khoảng 8,631 triệu ha rừng (trong đó có
5,169 triệu ha rừng sản xuất kinh doanh; 2,8 triệu ha rừng phòng hộ; 0,663 triệu ha
rừng đặc dụng) ( Lê Văn Khoa, 2007).
Năm 1995, diện tích rừng còn 8 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 28%. Theo kết quả
của Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (1995), thì trong thời gian 20 năm từ năm 1975
đến năm 1995, diện tích rừng tự nhiên giảm 2,8 triệu ha. Đặc biệt nghiêm trọng ở một
số vùng, như Tây Nguyên mất 440.000 ha, vùng Đông Nam Bộ mất 308.000 ha, vùng
Bắc Khu IV cũ mất 243.000 ha, vùng Bắc Bộ mất 242.500 ha. Theo thống kê, năm
1991 có 20.257 ha rừng bị phá, năm 1995 giảm xuống còn 18.914 ha và năm 2000 là
3.542 ha.
Qua số liệu thống kê cho thấy, ở thời điểm kết thúc chu kỳ điều tra 1991-1995 đất
có rừng toàn quốc là 9.302,2 ngàn ha. Trong đó, rừng tự nhiên là 8.252,5 ngàn ha,
rừng trồng là 1.049,7 ngàn ha (Lê Huy Bá, 2006).
Năm 1999, cả nước có 10,88 triệu ha rừng và độ che phủ là 33% (Jyrki và cộng
sự, 1999). Diện tích rừng bình quân cho một người là 0,13 ha (1995), thấp hơn mức
trung bình ở Đông Nam Á 0,42% (Lê Văn Khoa, 2007).
Năm 2000, nước ta có khoảng gần 11 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm
khoảng 9,4 triệu ha và khoảng 1,6 triệu ha rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt
33% so với 45% của thời kì giữa những năm 40 của thế kỉ XX (

-forums.in).
Tuy nhiên, theo Báo cáo Hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2000 thì có thể
ước định rằng tỷ lệ mất rừng khoảng 120.000 đến 150.000 ha/năm và rừng trồng hàng
năm khoảng 200.000 ha và mục tiêu là trồng càng nhanh càng tốt để đạt 300.000
ha/năm ().
Theo thống kê năm 2003, diện tích rừng đến năm cuối 2002 đã đạt 35,8% diện
tích tự nhiên. Mức độ mất rừng khoảng 200.000 ha/năm, trong đó 60.000 ha bị chặt
phá làm nông nghiệp không theo kế hoạch, 50.000 ha bị cháy, còn lại do khai thác gỗ,
củi,…. (Trần Thị Kim Hồng, 2010).
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giai đoạn 1998-2005,
độ che phủ rừng của Việt Nam hiện đạt 36,7% tăng 3,5 % so với năm 1999. Độ che
phủ rừng toàn quốc qua 5 năm (2002 - 2007) tăng bình quân gần 0,5% mỗi năm.
Theo thống kê của các địa phương trong cả nước năm 2008, toàn quốc có trên
12,9 triệu ha rừng, bao gồm: 10,3 triệu ha rừng tự nhiên và trên 2,6 triệu ha rừng trồng;
độ che phủ đạt 38,27%.
Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An

15


Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Quản lý Môi trƣờng
Mặc dù tổng diện tích rừng toàn quốc tăng trong những năm qua, nhưng diện tích
rừng bị mất còn ở mức cao. Thống kê từ năm 1991 đến tháng 10/2008, tổng diện tích
rừng bị mất là 399.118 ha, bình quân 57.019 ha/năm. Trong đó, diện tích được Nhà
nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất có rừng là 168.634 ha; khai thác trắng
rừng (chủ yếu là rừng trồng) theo kế hoạch hàng năm được duyệt là 135.175 ha; rừng
bị chặt phá trái phép là 68.662 ha; thiệt hại do cháy rừng 25.393 ha; thiệt hại do sinh
vật hại rừng gây thiệt hại 828 ha
Như vậy, diện tích mất chủ yếu do được phép chuyển đổi mục đích sử dụng và
khai thác theo kế hoạch chiếm 76%; diện tích rừng bị thiệt hại do các hành vi vi phạm

các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng tuy có giảm, nhưng vẫn ở mức cao
– làm mất 94.055 ha rừng, chiếm 23,5% trong tổng diện tích rừng mất trong 7 năm
qua, bình quân thiệt hại 13.436 ha/năm. Từ năm 1995 đến tháng 10/2008, cả nước xảy
ra 10.444 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 75.318 ha rừng, bình quân mỗi năm bị cháy
5.380 ha.
Và tính đến ngày 31/12/2009 Việt Nam có 13.258.843 ha đất có rừng, nhiều hơn
140.070 ha so với năm 2008, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha và rừng
trồng là 2.919.538 ha. Độ che phủ rừng tăng mạnh từ 37% năm 2005 lên 39,1% năm
2009.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính trên tổng diện tích
rừng, đến hết năm 2009, nước ta có 1.992.316 ha rừng đặc dụng, 4.762.136 ha rừng
phòng hộ và 6.020.649 ha rừng sản xuất, không kể 124.333 ha diện tích rừng khác
ngoài 3 loại rừng trên.
Cũng tính đến thời điểm 31/12/2009, diện tích rừng gỗ là 8.235.838 ha, như
vậy trong năm 2009 đã có thêm 29.202 ha diện tích rừng này. Tuy nhiên, diện tích
rừng tre nứa trong năm 2009 đã giảm 11.809 ha, chỉ còn 621.454 ha; rừng ngập mặn
trong năm 2009 cũng giảm 181 ha, còn 60.603 ha. Rừng trồng cây đặc sản chiếm
206.730 ha, tức là trong năm 2009 có tăng được 4.591 ha.
Trong khi đó, từ năm 2007 đến nay, tổng diện tích rừng bị cháy trên địa bàn cả
nước lên đến 14.573 ha. Trong đó, 4.746 ha diện tích rừng bị cháy năm 2007; riêng
đầu năm 2010 diện tích rừng bị cháy 6.718 ha. Như vậy, 10 tháng đầu năm 2010, diện
tích rừng bị cháy trong cả nước đã cao gấp hơn 4,2 lần so với cùng kỳ năm 2009.
Ngoài ra, trong vòng gần 4 năm qua, tổng diện tích rừng bị thiệt hại do phá rừng trái
phép 7.110 ha, trong đó năm 2009 là năm có diện tích phá rừng cao nhất với 2.120 ha;
9 tháng đầu năm 2010 là hơn 1.550 ha ().
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tổng diện tích rừng của cả nước đến 2010 là
13.258.843 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha, rừng trồng chiếm
2.919.538 ha, độ che phủ 39,1%. Trong số đó, hơn một nửa diện tích rừng tự nhiên của
nước ta thuộc loại rừng nghèo hoặc tái sinh, trong khi rừng già và rừng tán kín chỉ
chiếm trên 9%.

Thống kê mới nhất của Cục Kiểm lâm thì đầu năm đến tháng 9 năm 2010 có
1.553,68 ha rừng bị chặt phá và 5.364,85 ha rừng bị cháy. Diện tích rừng tự nhiên của
nước ta đang suy giảm với tốc độ chóng mặt và độ che phủ của rừng ở khu vực miền
Trung đã bị suy giảm nghiêm trọng. Cho đến 2010 độ che phủ của rừng chỉ còn chưa
đầy 40%, trong đó diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn 10% ().

Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng ở Trung tâm Hòa An

16


×