Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

khảo sát hiện trạng và đánh giá hiệu quả hệ thống đê bao tại huyện châu phú, an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

HUỲNH MINH THIỆN

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HỆ THỐNG ĐÊ BAO TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TH.S HUỲNH VƢƠNG THU MINH

Cần Thơ, 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

----------------

HUỲNH MINH THIỆN

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HỆ THỐNG ĐÊ BAO TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TH.S HUỲNH VƢƠNG THU MINH

Cần Thơ, 2012


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực hiện đề tài, em xin gởi lời cảm ơn đến
Cô Huỳnh Vương Thu Minh, thầy Văn Phạm Đăng Trí, anh Võ Quốc Thành đã dành
thời gian, tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để em hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp.
Anh Trần Hữu Phúc ở Viện Nghiên cứu và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long đã
nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện tốt các buổi PRA tại vùng nghiên cứu.
Quý thầy cô trong Bộ môn Quản lý Môi trường và toàn thể quý thầy cô Khoa Môi
trường và Tài nguyên Thiên nhiên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
cho em thực hiện đề tài.
Tất cả anh (chị) trong Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, bạn bè lớp Quản
lý Môi trường khóa 34 đã động viên, hỗ trợ và giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Các cô, chú, anh, chị công tác ở Ủy ban sông Mê Công, Trung tâm Khí tượng Thủy
văn Trung ương, Chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang, Phòng Nông nghiệp huyện Châu
Phú. Cảm ơn cán bộ và bà con nông dân xã Ô Long Vĩ, xã Vĩnh Thạnh Trung, xã Bình
Phú đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, con được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân đã động viên giúp đỡ
con trong suốt quá trình học tập.
Chân thành và vô cùng biết ơn. Chúc sức khỏe!

Sinh viên thực hiện


Huỳnh Minh Thiện

i


TÓM LƢỢC
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở hạ nguồn sông Mê Công và mỗi năm
nhận một lượng lớn nước lũ từ phía thượng nguồn. Nước lũ có ý nghĩa quan trọng với
nền sản xuất nông nghiệp cũng như hệ sinh thái tự nhiên ở ĐBSCL. Đồng bằng được
bổ sung một lượng phù sa đáng kể hằng năm sau mỗi mùa lũ, mang lại nguồn lợi thủy
sản dồi dào, góp phần thao chua rửa phèn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên, lũ cũng gây khó khăn trong thâm canh tăng vụ, gây thiệt hại mỗi
khi lũ về sớm hoặc mực nước lũ dâng quá cao. Để khắc phục những khó khăn do lũ
gây ra, nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh đầu nguồn (An Giang,
Đồng Tháp) đã được xây dựng đê bao khép kín. Tuy nhiên, trong những năm gần đây
hệ thống đê bao khép kín đã gây ra những ảnh hưởng như: làm mực nước trên sông
dâng cao, đất sản xuất trong vùng đê bao khép kín bị suy thoái và do vậy hiệu quả sản
xuất thấp. Huyện Châu Phú, tỉnh An Giang có hệ thống thủy lợi phát triển từ những
2000 và trong năm 2011, vùng này đã chịu ảnh hưởng lớn của lũ do bị vỡ đê cục bộ và
đã gây ra những tác động không nhỏ đối với đời sống và sản xuất nông nghiệp của
người dân địa phương. Do vậy, đề tài được thực hiện nhằm đánh giá tổng quan hiện
trạng hệ thống đê bao cũng như hiệu quả hệ thống đê bao đối với sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn vùng nghiên cứu. Mối quan hệ giữa ngập lũ tại Long Xuyên và Cần Thơ
trong năm 2011 và việc phát triển hệ thống đê bao vùng thượng nguồn ĐBSCL được
phân tích dựa vào thay đổi mực nước các trạm thủy văn ở vùng ĐBSCL và Pakse
(Lào). Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống đê
bao trong huyện.

ii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
TÓM LƢỢC .................................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG .....................................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH .....................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... viii
CHƢƠNG 1 ....................................................................................................................1
1.1
1.2
1.3
1.4

Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
Mục tiêu đề tài ...................................................................................................2
Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................2
Giới hạn đề tài ....................................................................................................3

CHƢƠNG 2 ....................................................................................................................4
2.1
2.2

Một số nghiên cứu trong nước ...........................................................................4
Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................6

2.2.1

Tổng quan về các trận lũ lớn ở ĐBSCL qua các năm ...........................6


2.2.2

Phân cấp lũ...............................................................................................11

2.2.3

Hệ thống thủy lợi ĐBSCL.......................................................................12

CHƢƠNG 3 ..................................................................................................................18
3.1
3.2
3.3

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................18
Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................19
Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................19

3.3.1

Thời gian nghiên cứu ..............................................................................19

3.3.2

Tổng quan về địa điểm nghiên cứu ........................................................19

3.4

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.............................................................22

3.4.1


Thu thập số liệu thứ cấp ............................................................................22

3.4.2

Thu thập số liệu sơ cấp ..............................................................................22

3.5

Phương pháp dùng trong xử lý số liệu .............................................................24

CHƢƠNG 4 ..................................................................................................................25
4.1

Hiện trạng hệ thống thủy lợi huyện Châu Phú .................................................25

4.1.1

Hiện trạng hệ thống kênh mương ..............................................................25

4.1.2

Hiện trạng hệ thống đê bao .......................................................................25
iii


4.1.3

Công tác quản lý thủy lợi tại huyện Châu Phú..........................................31


4.1.4

Những tồn tại về thủy lợi của huyện Châu Phú ........................................32

4.2

Động thái của lũ trên sông Hậu trong năm 2000 và 2011 ...............................33

4.2.1

Động thái lũ trong năm 2000 và 2011 tại trạm Pakse và trên sông Hậu ...33

4.2.2 Chế độ thủy triều ảnh hưởng tới mực nước tại Long Xuyên và Cần Thơ
trong năm 2000 và 2011 ................................................................................................36
4.3
4.4
4.5

Động thái và thiệt hại của lũ năm 2000 và 2011 tại vùng nghiên cứu.............39
Hiệu quả hệ thống đê bao.................................................................................40
Một số giải pháp đề xuất ..................................................................................41

CHƢƠNG 5 ..................................................................................................................43
5.1
5.2

Kết luận ............................................................................................................43
Kiến nghị ..........................................................................................................43

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................44

PHỤ LỤC .....................................................................................................................46

iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1

Phân cấp lũ theo mực nước tại Tân Châu và Châu Đốc, An Giang ............12

Bảng 2.2

Phân loại đê theo nhiệm vụ .........................................................................13

Bảng 2.3

Phân loại kênh .............................................................................................17

Bảng 4.1

Danh mục vùng vỡ đê năm 2011 ở huyện Châu Phú ..................................30

Bảng 4.2

Diện tích lúa vụ Thu Đông xạ lại huyện Châu Phú năm 2011 ...................32

Bảng 4.3

So sánh động thái lũ năm 2000 và 2011 tại vùng nghiên cứu ....................39


Bảng 4.4

So sánh thiệt hại lũ năm 2000 và 2011 tại vùng nghiên cứu ......................39

Bảng 4.5

So sánh hiệu quả hai loại đê bao .................................................................40

v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1

Lưu vực sông Mê Công .................................................................................1

Hình 2.1

Mực nước lũ năm 1996 tại Tân Châu ............................................................6

Hình 2.2

Diễn biến mực nước lũ các năm 2000, 2001, 2002 tại Tân Châu .................7

Hình 2.3

Vùng ngập lũ trong năm 2001 .......................................................................8

Hình 2.4


Vùng ngập lũ trong năm 2002 .....................................................................10

Hình 2.5

Mực nước lũ năm 2011 tại Tân Châu ..........................................................11

Hình 2.6

Đê bao tháng 8 .............................................................................................14

Hình 2.7

Nuôi tôm càng xanh trong mùa lũ ở An Giang ...........................................15

Hình 2.8

Đê bao khép kín tại An Giang .....................................................................15

Hình 3.1

Quá trình thực hiện đề tài ............................................................................18

Hình 3.2

Vị trí huyện Châu Phú .................................................................................19

Hình 3.3

Nhiệt độ trung bình tháng từ năm 2002 – 2007 tại Châu Đốc ....................20


Hình 3.4

Lượng mưa trung bình theo tháng từ năm 2002 – 2007 tại Châu Đốc .......21

Hình 3.5

Độ ẩm trung bình năm 2010 tại An Giang ..................................................21

Hình 3.6

Hoạt động trong buổi PRA tại xã Ô Long Vĩ ..............................................23

Hình 4.1

Đê bao khép kín năm 2000 ..........................................................................26

Hình 4.2

Hiện trạng hệ thống thủy lợi huyện Châu Phú năm 2011 ...........................27

Hình 4.3

Hiện trạng cống trạm bơm huyện Châu Phú năm 2011 ..............................28

Hình 4.4

Lịch thời vụ lệch giữa hai vùng đê bao .......................................................29

Hình 4.5


Vùng vỡ đê tại huyện Châu Phú năm 2011 .................................................29

Hình 4.6

Quy hoạch hệ thống thủy lợi huyện Châu Phú đến năm 2015 ....................31

Hình 4.7

Hệ thống tổ chức quản lý thủy lợi tại huyện Châu Phú...............................31

Hình 4.8

Thực trạng đoạn đê bị vỡ được gia cố .........................................................33

Hình 4.9

Mực nước năm 2000, 2011 tại trạm Pakse ..................................................33

Hình 4.10 Mực nước năm 2000 và 2011 tại trạm Châu Đốc và Long Xuyên .............34
Hình 4.11 Mực nước năm 2000 và 2011 tại trạm Cần Thơ .........................................35
vi


Hình 4.12 Mực nước năm 2000 và 2011 tại trạm Pakse và Cần Thơ ..........................36
Hình 4.13 Mực nước tại Rạch Giá, Long Xuyên trong năm 2000 và 2011 .................37
Hình 4.14 Mực nước tại Mỹ Thanh, Cần Thơ trong năm 2000 và 2011 .....................38
Hình 4.15 Bùn thải ao nuôi cá tại xã Vịnh Thạnh Trung .............................................41

vii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

PRA

Participatory Rural Appraisal

TTKTTV QG Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia
NGTK AG

Niên giám thống kê An Giang

CCTL AG

Chi cục thủy lợi An Giang

TGLX

Tứ giác Long Xuyên

TGHT

Tứ giác Hà Tiên

MRC

Mekong River Commission


ĐTM

Đồng Tháp Mười

KSQHTL

Khảo sát qui hoạch thủy lợi

HT

Hè thu

ĐX

Đông Xuân

viii


CHƢƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1

Đặt vấn đề

Mê Công là sông lớn đứng thứ 12 trên thế giới (Pantulu, 1986) với chiều dài 4.350 km,
bắt nguồn từ Cao Nguyên Tây Tạng ở độ cao 5.224 m. Sông Mê Công chảy qua lãnh
thổ 6 nước từ Trung Quốc, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Khi vào
địa phận Việt Nam sông Mê Công phân thành hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, sau

đó đổ ra biển Đông qua 8 cửa, tạo ra một hệ sinh thái trù phú với diện tích 39.734 km2
(Nguyễn Hữu Ninh, 2007) thuận lợi cho ngành nông nghiệp lúa nước, nuôi trồng thủy
sản.

Hình 1.1: Lƣu vực sông Mê Công
(Nguồn: www.rashidfaridi.wordpress.com)

Lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thường bắt đầu từ tháng 6/7 đến tháng 11
gây ngập úng từ 18.000 km2 đến 19.000 km2 (chiếm khoảng 50% diện tích ĐBSCL),
tần suất xuất hiện lũ lớn không còn theo chu kỳ nhất định khoảng 4 năm một lần (Trần
Như Hối, 2005), lũ lớn xuất hiện liên tục ở các năm 2000, 2001, 2002. Cường độ lũ
ngày càng lớn và thiệt hại ngày càng nghiêm trọng (Trần Như Hối, 2005). Chẳng hạn
1


như trong trận lũ năm 2000 xuất hiện hai đỉnh lũ, đỉnh lũ chính vụ đạt đỉnh lũ cao thứ
3 từ năm 1960 đến nay (tại Tân Châu đỉnh lũ đạt 5,06 m), khoảng thời gian giữa hai
đỉnh là 51 ngày và đến sớm hơn 1 tháng so với trung bình các năm. Theo thống kê của
trung tâm khí tượng Thủy văn quốc gia, lũ năm 2000 gây ra những thiệt hại về người,
cơ sở vật chất, sản xuất nông nghiệp như: số người chết là 539 người trong đó hơn 300
trẻ em; 9.457 căn nhà bị hư hỏng hoàn toàn; 224.508 ha lúa và gần 86.000 ha gồm hoa
màu, cây ăn trái, cây công nghiệp bị hư hại; hơn 14.000 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt
hại.
An Giang là tỉnh biên giới và trực tiếp chịu ảnh hưởng nước lũ từ sông Mê Công và
nước chảy tràn từ Campuchia chảy sang. Trước năm 1995, người dân An Giang chỉ
canh tác hai vụ lúa với năng suất mỗi vụ chỉ đạt 5,25 tấn/ha, khi có đê bao ngăn lũ,
năng suất đã được cải thiện đạt 5,81 tấn/ha (2006) và sản xuất thêm được vụ Thu Đông
(UBND An Giang, 2008). Đê được xây dựng ở An Giang có hai loại chính, đê bao
tháng tám (đê bao lửng) và đê bao khép kín (đê bao triệt để) chủ yếu là bảo vệ lúa vụ
ba, cơ sở hạ tầng trong suốt mùa lũ. Hai loại đê bao này có những hiệu quả kinh tế, xã

hội và môi trường khác nhau từ việc lấy phù sa (do nước lũ chảy tràn), bảo vệ nông
nghiệp qua mùa lũ.
Xuất phát từ những vấn đề trên nên đề tài: “Khảo sát hiện trạng và đánh giá hiệu quả
hệ thống đê bao tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” được thực hiện. Với mục đích
đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi và hiệu quả của hệ thống đê mang lại về mặt
sản xuất nông nghiệp, xã hội, môi trường. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đề xuất một số
giải pháp thích hợp góp phần tăng hiệu quả từng loại đê bao.
1.2

Mục tiêu đề t i



Khảo sát hiện trạng hệ thống đê bao tháng tám và đê bao khép kín của huyện Châu
Phú;



Đánh giá động thái và thiệt hại của lũ cho năm 2000 và 2011;



Đánh giá hiệu quả của hệ thống đê bao tới kinh tế, xã hội và môi trường;



Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hệ thống đê bao.

1.3


Nội dung nghiên cứu



Thu thập số liệu thứ cấp về hiện trạng kênh rạch và các công trình thủy lợi bao
gồm hệ thống cống cấp và thoát nước, hệ thống đê bao. Tình hình sản xuất nông
nghiệp bao gồm lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng và những thiệt hại do lũ năm 2000
và 2011;



Triển khai điều tra nhóm nông hộ (PRA – Participatory Rural Appraisal) tại 03
khu vực nghiên cứu (đê bao tháng tám, đê bao khép kín và đê bao khép kín bị vỡ
năm 2011) để tìm hiểu về động thái và ảnh hường của lũ tới tình hình sản xuất
2


nông nghiệp của vùng, hiệu quả của đê bao đối với sản xuất nông nghiệp và lịch
thời vụ đối với từng vùng đê bao;


Thu thập các thông tin có liên quan đến hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi nhằm xây
dựng hoàn chỉnh bản đồ hệ thống công trình thuỷ lợi huyện Châu Phú;



So sánh mực nước tại các trạm quan trắc Pakse, Châu Đốc, Long Xuyên và Cần
Thơ, nhằm chỉ ra sự thay đổi mực nước trong mùa lũ từ thượng nguồn đến hạ
nguồn trong hai năm lũ lớn (2000 và 2011);




So sánh động thái và những thiệt hại của lũ trong năm 2000 và 2011;



Đánh giá hiện trạng và hiệu quả hệ thống đê bao vùng nghiên cứu và đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống đê bao;

1.4

Giới hạn đề t i

Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả của hệ thống đê bao và các công
trình thủy lợi trong huyện Châu Phú; so sánh động thái và ảnh hưởng của lũ đến tình
hình sản xuất nông nghiệp trong vùng năm 2000 và 2011;

3


CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1

Một số nghiên cứu trong nƣớc

Ảnh hƣởng của phù sa trên năng suất lúa v một số động thực vật thủy sinh
chính tại An Giang (Trƣơng Thị Nga, 1998). Nghiên cứu bước đầu nêu ra được
những tác động của phù sa trong mùa lũ như ảnh hưởng đến năng suất lúa, thành phần
và sản lượng thủy sản, cũng như thành phần và mật độ vi sinh vật trong nước. Qua đó

cũng gián tiếp nêu ra được mối tương quan giữa phù sa, đê bao, cường độ lũ. Hàm
lượng phù sa lơ lửng trong nước có mối tương quan mật thiết với đê bao.
Khi tiến hành lấy mẫu nước khảo sát giữa vùng trong đê và vùng ngoài đê thì thấy
vùng ngoài đê hàm lượng phù sa lơ lửng rất cao, và bề dầy lớp phù sa lắng tụ trên mặt
đáy cũng lớn. Trong mùa lũ, trung bình đạt 2,23 cm và biến động tùy từng vị trí khác
nhau nhưng dao động từ 0,89 – 7,35 cm. Vùng trong đê hàm lượng phù sa lơ lửng
trong nước thấp và bề dầy lớp phù sa lắng tụ không đáng kể. Khi khảo sát vùng không
có đê bao và đê bao lững thì thấy qua mùa lũ bên trong nội đồng có sự lắng tụ của phù
sa. Sự lắng tụ này biến động theo hướng giảm dần từ đầu kênh đến cuối kênh. Hàm
lượng phù sa trong nước, bề dầy lớp phù sa lắng tụ và cường độ lũ mỗi năm có quan
hệ đồng biến. Đê bao khép kín gây cản trở việc khuyếch tán của phù sa vào trong nội
đồng.
Kết quả của nghiên cứu đã tính ra được hàm lượng phù sa và trữ lượng dinh dưỡng
trên một đơn vị diện tích là ha của vùng trong đê, ngoài đê, vùng đê bao lửng. Song
nghiên cứu vẫn còn những hạn chế như chưa đưa ra được số liệu thuyết phục về mối
quan hệ giữa phù sa và năng suất lúa. Nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế của nghiên
cứu là do tập quán và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp không đồng nhất giữa các
khu sản xuất.
Điều khiển lũ ở vùng TGLX (Nguyễn Sinh Huy, 1997) là đề tài nghiên cứu với các
mục tiêu như bảo đảm an toàn cho vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu, giảm bớt độ sâu
ngập lụt và thời gian ngập lụt cho vùng TGLX, đưa nước lũ sớm về cải tạo các vùng
đất chua phèn, hoang hóa vùng tứ giác Hà Tiên (TGHT), cải thiện chất lượng nước
chua lưu cữu trong các kênh rạch vùng Kiên Giang, tăng cường lấy phù sa từ sông Hậu
vào cải tạo vùng nội đồng TGLX và ngọt hóa vùng ven biển phía Tây.
Nghiên cứu đã khái quát được động thái của lũ trên sông Mê Công, đưa ra được một
số biện pháp góp phần ổn định cuộc sống nhân dân và giảm thiệt hại trong mùa lũ
vùng ĐBSCL, các biện pháp được đưa ra gồm có công trình và phi công trình. Các
biện pháp công trình gồm 4 cụm công trình kiểm soát lũ. Cụm công trình thứ nhất
dùng để kiểm soát lũ chảy tràn qua khu vực biên giới, hệ thống công trình ven biển


4


Tây, hệ thống kênh thoát lũ ra biển Tây, các công trình kiểm soát lũ từ sông Hậu vào
vùng TGLX.
Các giải pháp phi công trình gồm có thành lập bản đồ vùng ngập lụt tạo cơ sở dữ liệu
cho các nghiên cứu phía sau. Sau 3 mùa lũ thì các công trình kiểm soát lũ vùng TGLX
đã đạt được những hiệu quả nhất định. Đập cao su Trà Sư, Tha La và đập tràn đã có
những tác dụng rõ rệt trong việc kiểm soát lũ tháng 8, hạ mức lũ chính vụ xuống từ 20
– 25 cm, thời gian truyền lũ về phía hạ nguồn có xu hướng chậm hơn từ 1 - 3 ngày.
Các công trình kiểm soát lũ vùng TGLX đã bảo vệ được diện tích lúa Hè Thu trước
cơn lũ sớm nhất trong lịch sử, trong khi các vùng khác bị tổn thất nặng nề. Các công
trình kiểm soát lũ đóng lại sớm sau mùa lũ vì vậy mà thời gian nước lũ trong nội đồng
rút nhanh hơn, rút ngắn thời gian ngập lụt của vùng. Nước ngọt mang phù sa từ sông
Hậu vào sâu trong nội đồng tới những vùng mà từ trước đến giờ chỉ có nước phèn hoặc
mặn, cung cấp nước ngọt cho vùng Kiên Lương, Hòn Đất, Kiên Giang. Lần đầu tiên
trong lịch sử cá Linh và Sếu đầu đỏ xuất hiện tại Kiên Giang.
Nghiên cứu nhận dạng to n diện về lũ, dự báo, kiểm soát v thoát lũ phục vụ yêu
cầu chung sống với lũ ở ĐBSCL – Tập bản đồ ngập lũ theo tần suất (Tô Văn
Trƣờng, 2005). Đây cũng là một nghiên cứu nổi bật về lũ tại ĐBSCL do phân viện
KSQHTL Nam Bộ làm chủ trì. Với mục đính chính là xây dựng cơ sở dữ liệu không
gian về lũ lụt tại ĐBSCL để đánh giá lũ tại đây qua đó phục vụ công tác quy hoạch
chung cho toàn đồng bằng cũng như từng địa phương, thứ hai là xây dựng mối liên kết
giữa kết quả tính toán thủy lực và hệ thống thông tin địa lý. Nghiên cứu đã đạt được
những thành quả hết sức quan trọng như xây dựng được bản đồ đường đẳng trị ngập
lục qua từng năm lũ lớn tại ĐBSCL, đồng thời xây dựng được bản đồ tần suất ngập lục
tại ĐBSCL tạo cơ sở thông tin dữ liệu cho các nghiên cứu sau này.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ xây dựng hệ thống đê bao,
bờ bao nhằm phát triển bền vững vùng ngập ĐBSCL – Nghiên cứu, đánh giá ảnh
hƣởng của bao đê đến sự phát triển bền vững ĐBSCL (Trần Nhƣ Hối, 2005). Đây

là nghiên cứu cấp nhà nước, với mục tiêu đánh giá hiệu quả của hệ thống đê bao của
ĐBSCL, thông qua sự so sánh giữa 3 khu vực không có đê bao, đê bao tháng 8, đê bao
khép kín qua 3 giai đoạn trước khi có đê bao, đã có đê bao tháng 8, khi có đê bao khép
kín hoàn toàn. Từ đó chứng minh mặt tích cực và tiêu cực của từng loại đê bao.
Phương pháp PRA được sử dụng trong nghiên cứu này rất hiệu quả, nó giúp các nhà
nghiên cứu thu thập một cách khách quan nhận định của người nông dân, nhà quản lý,
nhà khoa học về ba hình thức đê bao nói trên.

5


2.2

Cơ sở lý thuyết

2.2.1 Tổng quan về các trận lũ lớn ở ĐBSCL qua các năm
Nhìn chung ở ĐBSCL trước năm 2000 chu kỳ khoảng 4 năm thì có một trận lũ lớn xảy
ra. Còn từ năm 2000 đến nay thì chu kỳ này không còn ổn định nữa, chẳng hạn trong
năm 2000 và 2001 hai trận lũ lớn xuất hiện liên tục.
a. Lũ năm 1996
Đây là trận lũ khá đặc biệt, không những là trận lũ lớn thứ 3 xảy ra liên tục trong vòng
3 năm liền (năm 1991, 1994, 1996), mà còn có sự chuyển biến bất ngờ, phức tạp, xuất
hiện khá muộn nhưng cường suất cao. Do bị ảnh hưởng bởi mưa lớn vùng trung du và
hạ Lào nên mực nước vùng này dân cao, đạt đỉnh tại Pakse vào ngày 28/9 với mực
nước đạt 13,01 m và đạt đỉnh tại Kratie vào ngày 29/9 với mực nước là 23,1 m. Lũ
năm này chỉ có một đỉnh tuy nhiên đỉnh lũ lại đến sớm hơn đỉnh lũ trung bình, đạt đỉnh
lũ cao nhất từ trước đến nay. Đỉnh nhọn, tổng lượng 60 ngày là 225 tỷ m3 và tổng
lượng 90 ngày max là 303 tỷ m3. Ở phía hạ nguồn lũ diễn biến lũ cũng rất phức tạp,
đỉnh lũ đạt mức rất cao, thể hiện qua Hình 2.1.


Hình 2.1: Mực nƣớc lũ năm 1996 tại Tân Châu
(Nguồn: Đặng Ngọc Tịnh, 2011)

Tại Tân Châu, từ đầu tháng 8 mực nước luôn giữ ở mức 3,1 m đến 3,5 m, kể từ đó
mực lũ lên ngày càng nhanh, đến ngày 01/10 thì tăng chậm lại từ 1 – 2 cm/ngày. Mực
nước lũ cao nhất tại Tân Châu là 4,97 m (ngày 07/10/1996). Thời gian duy trì mực
6


nước trên 4,5 m tại Tân Châu là 26 ngày. Tại Châu Đốc, mực nước chịu ảnh hưởng bởi
lượng nước từ thượng nguồn chảy về nên cũng tăng nhanh và đạt đỉnh 4,71 m.
Kết quả đo đạt lượng nước tràn qua biên giới vào ĐBSCL lúc đỉnh lũ như sau trên
sông Tiền (tại Tân Châu) 23.600 m3/s, sông Hậu (Châu Đốc) 8.150 m3/s.
b. Lũ năm 2000
Lũ năm 2000 là một trận lũ lớn trong lịch sử ĐBSCL. Đây là trận lũ có hai đỉnh lũ, là
dạng lũ ít gặp ở ĐBSCL, với khoảng thời gian cách nhau giữa hai đỉnh lũ là 51 ngày,
lâu hơn những năm có lũ 2 đỉnh khác từ 10 ngày đến 20 ngày.

Hình 2.2: Diễn biến mực nƣớc lũ các năm 2000, 2001, 2002 tại Tân Châu
(Nguồn: )

Lũ tiểu mãn (hay còn gọi là lũ sớm) xuất hiện ngay từ đầu tháng 7, với đỉnh lũ tiểu
mãn rơi vào ngày 02/08 đạt mực 4,2 m tại Tân Châu, mực nước lũ cao hơn mực nước
cùng kỳ những năm lũ khác như lũ năm 1992, 1998. Sau đó mực nước lũ luôn được
giữa ở mức cao với lưu lượng lớn gây ngập lục trên diện rộng trong thời gian dài.
Đỉnh lũ chính vụ xuất hiện vào ngày 23/9 với mực nước đo được trên sông Tiền tại
Tân Châu là 5,06 m, trên báo động 3 (mức báo động 3 tại Tân Châu là 0,86 m, cao hơn
đỉnh lũ 1996 đến 0,22 cm. Qua Hình 2.2 cho thấy, đỉnh lũ tiểu mãn và chính vụ có xu
hướng đến ngày càng sớm, lũ tiểu mãn đến sớm hơn trung bình 1 tháng và lũ chính vụ
đến sớm hơn từ 7 – 10 ngày, chiều cao đỉnh lũ có xu hướng ngày càng cao.

Do lũ năm 2000 là lũ lớn và kéo dài nên tổng lượng nước lũ là rất lớn đạt gần 420 tỷ
m3 nước trở thành năm có tổng lượng nước lũ lịch sử, trong khi trung bình các năm
tổng lượng nước lũ chỉ dao động từ 144 tỷ m3 đến 320 tỷ m3 nước.
c. Lũ năm 2001
7


Sau năm 2000 thì năm 2001 ĐBSCL lại phải chịu ảnh hưởng của lũ lớn. Trong lịch sử
lũ của ĐBSCL cũng có nhiều trường hợp lũ lớn xảy ra cách nhau 1 năm đến 2 năm
liên tiếp, nhưng lũ lớn ở mức như 2 năm 2000 và 2001 thì không nhiều, trong đó chỉ
có hai năm 1939 và năm 1940 đều với 4,89 m là có thể so sánh với 2 năm 2000 và
2001. Như vậy đứng về số xuất hiện 2 năm lũ lớn liên tiếp trên mức 4,5 m tại Tân
Châu, thì sự kiện lũ 2 năm 2000 và 2001 được xuất hiện ở tần suất khoảng 8%, nhưng
nếu xét về độ lớn của cả 2 năm thì có trị số cao hơn cả. Đây là năm đặc biệt nhất trong
tài liệu gần 80 năm ở Tân Châu.
Tuy không xuất hiện sớm và lớn bằng lũ 2000, song lũ 2001 cũng là năm lũ xuất hiện
sớm và lớn so với trung bình, diện tích ngập lớn (Hình 2.3). Do ngay từ đầu tháng 7,
lượng mưa ở thượng nguồn sông Mê Công xuất hiện sớm và lớn, nên mực nước trên
sông Tiền và sông Hậu lên khá nhanh, cao hơn nhiều so với trung bình nhiều năm (50
– 70 cm). Mực nước ngày 10/7 tại Tân Châu là 2,79 m và Châu Đốc 2,24 m, tương
đương với mực nước năm 2000 cùng kỳ. Tuy nhiên, từ giữa đến cuối tháng 7, mực
nước sông Tiền và sông Hậu lên rất chậm, cường suất chỉ 2 – 3 cm/ ngày, khác hẳn với
mùa lũ năm 2000.

Hình 2.3: Vùng ngập lũ trong năm 2001
(Nguồn: www.dartmouth.edu)

Nửa đầu tháng 8, mực nước lũ vẫn lên với cường suất chậm, mỗi ngày 3 cm đến 4 cm,
đến ngày 15/8 thì mực nước tại Tân Châu là 3,43 m, Châu Đốc là 2,93 m. Do ảnh
8



hưởng bởi ấp thấp nhiệt đới và mưa ở trung và hạ Lào, từ giữa tháng 8 trở đi nước lên
nhanh, mỗi ngày lên từ 0,12 m đến 0,15 cm. Lũ đạt đỉnh thứ nhất tại Tân Châu vào
ngày 4 - 5/9 với mức 4,69 m và tại Châu Đốc vào ngày 5 – 6/9 với 4,44 m, đều cao
hơn mức báo động 3 và đỉnh lũ chính ở mực nước 4,75 m tại Tân Châu vào ngày 20/9
và 4,47 m tại Châu Đốc vào ngày 21 – 22/9. Một điều đáng quan tâm là do đỉnh lũ rơi
vào những ngày triều kém nên sau 1 ngày giảm nhẹ (2 cm). Như vậy, lũ 2001 có dạng
lũ 2 đỉnh, hai đỉnh cách nhau 15 – 16 ngày, đây là dạng lũ hiếm gặp ở ĐBSCL do 2
đỉnh rất gần nhau, hơn kém nhau chỉ 6 cm tại Tân Châu và 3 cm tại Châu Đốc, đỉnh
chính xuất hiện sớm hơn trung bình 7 ngày đến 10 ngày. Thời gian duy trì mực nước
trên báo động 3 tại Tân Châu là 61 ngày và tại Châu Đốc là 58 ngày. Thời gian duy trì
mực nước trên 4,5 m tại Tân Châu là 46 ngày và tại Châu Đốc trên mực nước 4,2 m là
45 ngày. Sau đỉnh lũ, mực nước cao được duy trì cho đến giữa tháng 10. Ở vùng ảnh
hưởng của triều trung bình, do các đỉnh triều cũng đồng thời là đỉnh mực nước nên
suốt trận lũ xuất hiện 7 – 8 đỉnh phụ theo các chu kỳ triều. Tuy nhiên, mực nước cũng
đạt trị số cao nhất vào khoảng thời gian đỉnh lũ thứ 2 và thứ 3. Ở vùng bị ảnh hưởng
triều mạnh, do năm 2001 là năm có thủy triều rất cao, được đánh giá là khoảng 50 năm
một lần, nên mực nước tại Cần Thơ, đạt đỉnh vào ngày 18/10 với đỉnh lũ đạt 1,98 m và
tại Mỹ Thuận, mực nước cũng đạt đỉnh vào ngày 18/10 với đỉnh lũ đạt 1,84 m.
Tại vùng ĐTM tuy mực nước cũng hình thành hai đỉnh lũ, tuy nhiên không còn rõ rệt,
nhất là ở vùng hạ lưu. Còn ở vùng TGLX do hoạt động hiệu quả của các công trình
kiểm soát lũ mà đỉnh thứ nhất chỉ xuất hiện ngoài sông chính mà không thấy xuất hiện
bên trong nội đồng. Tại Tri Tôn, đỉnh lũ xuất hiện ngày 2 -3/10, chậm hơn Châu Đốc
10 – 11 ngày. Tại Tân Hiệp, do ảnh hưởng triều Biển Tây nên xuất hiện một đỉnh cao
do lũ kết hợp với thủy triều vào ngày 09/10, sau Châu Đốc 19 ngày. Những điều này
cho thấy những hiệu quả mà công trình kiểm soát lũ mang lại.
d. Lũ năm 2002
Lũ năm 2002 có những diễn biến hết sức phức tạp, theo các nhà khoa hoc thì năm
2002 khả năng để lũ lớn xảy ra là rất hiếm. Do theo dự đoán thì năm 2002 nằm vào

năm bị ảnh hưởng bởi hiện tượng EINino, giống như năm 1997 và năm 1998, nghĩa là
khả năng hạn hán cao hơn lũ lụt. Tuy nhiên sau 10 ngày đầu tháng 7, do mưa lớn ở
thượng nguồn , mực nước lên nhanh trong vài ba ngày và đạt xấp xỉ lũ 2001 vào ngày
10/10, tiếp tục lên cao hơn lũ 2001 và sau đó chựng lại để bám theo quá trình lũ 2001
để đạt đỉnh phụ thứ nhất vào ngày 30/8, xấp xỉ mực nước cùng ngày năm 2001 với 4,6
m. Đến lúc này, trong khi lũ 2001 tiếp tục lên đạt đỉnh phụ vào ngày 04/9 với mức
nước đạt 4,82 m, cao hơn đỉnh lũ 2001 là 4 cm và cách đỉnh phụ thứ nhất 32 ngày. Từ
đây, mực nước giảm dần với cường suất 0,03 – 0,04 cm/ngày.

9


Hình 2.4: Vùng ngập lũ trong năm 2002
(Nguồn: www.dartmouth.edu)

Qua Hình 2.3 và Hình 2.4 cho thấy, diện tích ngập lũ của năm 2001 và năm 2002 gần
như bằng nhau, diễn biến lũ trong nội đồng năm 2002 và 2001 khá giống nhau, với
một thời kỳ lên chậm vào tháng 8, lên nhanh và đạt đỉnh vào tháng 8. Đỉnh lũ năm
2002 xuất hiện muộn hơn đỉnh lũ năm 2000 và 2001 chừng 15 ngày. Trong năm 2002,
do Kiên Giang làm Hè Thu muộn hơn An Giang nên mãi đến đầu tháng 9 (ngày 5) cả
hai đập Trà Sư, Tha La mới mở tháo nước vào đồng. Điểm đặc biệt là nhờ vào hệ
thống kiểm soát lũ mà mực nước trong đồng được kiểm soát khá tốt.

10


e. Lũ năm 2011
Lũ trong năm 2011 dâng cao và đạt đỉnh với mực nước lớn, thể hiện qua Hình 2.5.

Hình 2.5: Mực nƣớc lũ năm 2011 tại Tân Châu

(Nguồn: Đặng Ngọc Tịnh, 2011)

Lũ chính vụ đạt đỉnh là 4,86 m vào này 27/9 và giữ mực nước cao trên 4,5 m trong
vòng gần 1 tháng. Mực nước trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc đạt đỉnh lũ vào ngày
8/10 với mực nước đạt 4,24 – 4,27 m và giữ mực nước trên 4 m đến ngày 30/10. Tại
trạm Tân châu, đỉnh lũ năm 2011 thấp hơn đỉnh lũ năm 2000 là 0,2 m; tuy thiệt hại
trong năm 2011 là khá nặng nề hơn năm 2000 do nhiều diện tích lúa mới vừa chuyển
lên sản xuất vụ 3 nên năm 2011 có nhiều diện tích lúa vụ 3 tại An Giang bị vỡ đê.
2.2.2 Phân cấp lũ
Dựa vào mực nước năm 1987 tại trạm quan trắc Tân Châu, tỉnh An Giang lũ ĐBSCL
được tổng cục KTTV Việt Nam phân ra thành các cấp lũ như sau lũ nhỏ khi đỉnh lũ tại
trạm Tân Châu đạt dưới 4 m, lũ trung bình khi đỉnh lũ tại trạm Tân Châu đạt từ 4 m
đến 4,5 m, lũ lớn khi đỉnh lũ tại trạm Tân Châu đạt trên 4,5 m. Ngoài ra lũ còn được
phân thành các cấp báo động tại các trạm địa phương như trạm Châu Đốc, trạm Tân
Châu, thể hiện qua Bảng 2.1.

11


Bảng 2.1: Phân cấp lũ theo mực nƣớc tại Tân Châu v Châu Đốc, An Giang
Mức lũ

Mực nước (m)
Tân Châu

Châu Đốc

(Sông Tiền)

(Sông Hậu)


I

=< 3,5

=< 3

II

=< 4

=< 3,5

III

=< 4,5

=< 4

Trên III

> 4,5

>4
(Nguồn: , 28/3/2011)

2.2.3 Hệ thống thủy lợi ĐBSCL
ĐBSCL có vị trí đặc biệt vừa giáp với biển Đông, vừa giáp biển Tây, và là hạ nguồn
sông Mê Công (Lê Anh Tuấn, 2008), với vị trí địa lý như vậy đã tạo cho ĐBSCL chế
độ thủy văn đặc biệt, vừa chịu ảnh hưởng của triều biển Đông, vừa chịu ảnh hưởng của

triều biển Tây và lượng nước từ thượng nguồn đổ về (Nguyễn Hạc Vũ và Chu Thái
Hoành, 1982). Để thích nghi với điều kiện thủy văn này, nhân dân ĐBSCL đã xây
dựng hệ thống thủy lợi đặc trưng theo chế độ thủy văn của vùng.
a. Quá trình hình th nh đê bao ở An Giang
Đê bao ở Việt Nam hình thành từ thời phong kiến đến nay, được xây dựng ven các hệ
thống sông lớn có chế độ thủy chiều phức tạp, chủ yếu là ven các hệ thống sông lớn
phía Bắc như ven sông Hồng, sông Thái Bình..... các đê bao này chủ yếu là bảo vệ
mùa màng và dân cư sống ven sông khi thủy triều lên. Kênh cũng hình thành từ rất lâu,
từ việc đào đất lấy làm đê bao thì kênh cũng hình thành theo, kênh có nhiệm vụ dẫn
nước từ sông cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Ở Miền Nam, kênh và đê bao có từ những phong kiến, như kênh Vĩnh Tế được khởi
đào vào 1820 dưới thời tướng Nguyễn Văn Nhơn mãi đến năm 1832 mới được hoàn
thành, giúp cho giao thông thủy được tiện lợi hơn, cải thiện chế độ thủy văn cho nông
nghiệp. Trong khoản thời gian này đê bao cũng được hoàn thành. Qua tấm bia “Châu
Đốc Tân Lộ Kiều Lương Lý” cho biết đê Châu Đốc núi Sam được xây dựng vào 1827
dài 5000 m, đê giúp ngăn dòng lũ từ Campuchia đổ vào vùng TGLX.
Qua nhiều năm nhân dân tích lũy nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sống chung với lũ
và xây dựng đê bao chống lũ kết hợp với giao thông nông thôn, từ đó đê bao hình
thành dần. Năm 1995 đã có 57 vùng đã có đê bao tháng tám với diện tích là 64.805 ha.
Đến năm 1996, thực hiện theo chủ trương của tỉnh, An Giang đã xây dựng quy hoạch
thủy lợi và phương án phòng chống lũ với mục đích bảo toàn tính mạng và tài sản của
nhân dân trong vùng chịu ảnh hưởng của lũ, góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng
12


cuộc sống trong vùng. Kết quả đến năm 2003, An Giang đã có gần 200.000 ha đất sản
xuất nông nghiệp được bao đê trong đó có 72.391 ha được bao đê triệt để và 133.029
ha có đê bao tháng 8 (CCTL An Giang, 2011).
b. Đê bao



Phân loại đê bao

Do vị trí của ĐBSCL vùa giáp biển vừa nằm ở hạ nguồn sông Mê Công nên hình thức
các công trình thủy lợi rất phong phú. Có loại dùng để ngăn mặn từ biển xâm nhập vào
đất liền vừa ngăn lũ từ thượng nguồn chảy tràn vào Việt Nam. Khi đề cập đến vấn đề
đê bao, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đê bao được phân loại như
Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Phân loại đê theo nhiệm vụ
Tên đê
Đê sông
Đê biển
Đê cửa sông
Đê bao
Đê bối
Đê chuyên dùng

Nhiệm vụ
Ngăn nước lũ của sông
Ngăn nước biển
Chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển
Bảo vệ một khu vực riêng biệt
Bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sông của đê sông
Bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010)

An Giang có hai loại hình đê bao chính là đê bao tháng 8 và đê bao khép kín. Mỗi loại
hình có cơ cấu và nhiệm vụ riệng. Đê bao tháng 8 với bờ bao cao và lớn, có thể bảo
đảm vụ Hè Thu không bị ngập và có thể ngăn nước xuống giống sớm trong vụ Đông
Xuân, sau khi thu hoạch lúa Hè Thu vào khoảng tháng 8 nước lũ sẽ chảy tràn vào đồng

ruộng, thể hiện qua Hình 2.6.

13


Hình 2.6: Đê bao tháng 8
Đứng trên quan điểm khoa học, có nhiều nhà khoa học ủng hộ đê bao tháng tám hơn
đê bao khép kín do đê bao tháng tám rất thích hợp cho phát triển bền vững, thể hiện
qua các lợi ích mà nó mang lại như:
- Đê bao tháng 8 giúp đảm bảo an toàn cho vụ Hè Thu và giúp xuống giống sớm
vụ Đông Xuân. Với vùng đê bao 8 thì vụ Hè Thu thường thu hoạch vào cuối
tháng 7 đến đầu tháng 8, do chiều cao mực nước trong giai đoạn này chưa cao
nên đê bao tháng 8 có thể giữ an toàn cho nông dân thu hoạch lúa Hè Thu. Vụ
Đông Xuân thường được bắt đầu vào cuối tháng 11 khi mực nước lũ rút, nông
dân lợi dụng đê bao để bơm nước ra khỏi đồng và tiến hành xạ sớm (Trần Như
Hối, 2005).
- Khi so sánh giữa vùng không đê, đê bao tháng 8 và đê bao khép kín thì đê bao
tháng tám là một môi trường rất thích hợp để nuôi trồng thủy sản trong mùa lũ so
với hai hình thức còn lại (Hình 2.7). Do nguồn nước luôn được thay đổi nên môi
trường nước trong khu vực đê bao tháng 8 luôn trong sạch giảm khả năng dịch
bệnh và cung cấp một lượng thức ăn tự nhiên cho loài thủy sản trong khu vực
nuôi. Với bờ bao cao từ 2,5 – 3 m là một rào chắn sóng hiệu quả bảo vệ an toàn
cho khu vực nuôi, giảm hao hục. Chính vì vậy đê bao tháng tám là môi trường
nuôi trồng thủy sản thuận lợi nhất trong mùa lũ so với hai hình thức đê bao còn
lại.

14


Hình 2.7: Nuôi tôm c ng xanh trong mùa lũ ở An Giang

(Nguồn : )

Đê bao khép kín là loại đê bao có bờ cao hơn đê bao tháng 8, đê bao này giúp bảo vệ
lúa vụ ba cơ sở hạ tầng trong mùa lũ (Hình 2.8).

Hình 2.8: Đê bao khép kín tại An Giang


Phân cấp đê

Dựa vào một số tiêu chí chính yếu như: tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh
tế - xã hội, diện tích bảo vệ khỏi ngập lụt, số dân được bảo vệ, lưu lượng lũ thiết kế, độ
ngập sâu trung bình các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế. Từ đó tiến hành phân
cấp đê: cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV, cấp V (Luật đê điều, 2007). Tuy nhiên khi phân
15


×