Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại khu vực tây bắc, việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.07 KB, 12 trang )

1

2

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Giới thiệu chung về đề tài
1.1.1. Các kết quả chính của đề tài
Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án gồm:
Thứ nhất, luận án khẳng định: ODA có tác động đến GDP bình quân đầu người
ngay năm đầu tiên tại tỉnh Sơn La (mức ý nghĩa 5%), tác động không thực sự rõ ràng
ở độ trễ 1 năm tại tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu (mức ý nghĩa 10%). Tuy nhiên,
nghiên cứu cũng khẳng định rằng ODA tác động đến tăng trưởng kinh tế cả khu vực
Tây Bắc ở độ trễ 1 năm. Kết quả này được kết luận từ phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ
của phần mềm Eviews và STATA; Hiệu quả sử dụng ODA khu vực Tây Bắc được
đội ngũ cán bộ và người dân thụ hưởng ODA đánh giá ở mức trung bình. Kết quả này
dựa trên khảo sát 171 cán bộ tham gia quản lý ODA và 425 người dân thụ hưởng
ODA sau đó được kiểm định, phân tích dựa trên phần mềm SPSS.
Thứ hai, để nâng cao hiệu quả sử dụng ODA của khu vực Tây Bắc luận án đề
xuất:
1. Tiếp tục sử dụng ODA phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu đến
2020 huy động được gần 50.000 tỷ đồng ODA. Nâng cao tỷ lệ giải ngân ODA đạt
đến 75% so với ODA ký kết. Tập trung sử dụng ODA cho lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo.
2. Hoàn thiện cơ chế chính sách có liên quan trong quản lý, sử dụng ODA.
Trong đó, tập trung vào việc ban hành các quy định cụ thể thực hiện nghị định
38/2013/NĐ-CP, điều chỉnh cơ chế quản lý tài chính đối với việc sử dụng ODA sao
cho phù hợp với các nhà tài trợ và thông lệ quốc tế. Hoàn thiện chính sách chỉ đạo,
điều hành trong lập kế hoạch, quản lý và giám sát vốn đối ứng.
3. Tăng cường liên kết giữa các tỉnh khu vực Tây Bắc trong quản lý, sử dụng
ODA. Trong đó, Ban chỉ đạo Tây Bắc là cơ quan đầu mối trong xúc tiến thu hút,


nâng cao hiệu quả sử dụng ODA của vùng.
4. Các tỉnh khu vực Tây Bắc tập trung nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ
bằng các biện pháp: xây dựng đội ngũ, tuyển chọn cán bộ quản lý ODA mang tính
chuyên nghiệp; thường xuyên nâng cao năng lực, đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản
lý ODA,...
5. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ quản lý, điều hành, thực hiện các chương
trình, dự án ODA tại các tỉnh khu vực Tây Bắc bao gồm: nâng cao chất lượng xây
dựng đề cương sơ bộ; chất lượng hoạt động thông tin các chương trình dự án ODA;
tăng cường công tác theo dõi, giám sát thực hiện ODA và nâng cao năng lực phối kết
hợp trong chỉ đạo điều hành ODA.
1.1.2. Đóng góp của đề tài
Thứ nhất, kết quả của luận án đã khẳng định: đánh giá hiệu quả sử dụng ODA
phải xem xét cả về mặt định lượng và định tính. Về định lượng, đánh giá đóng góp
của ODA tới tăng trưởng kinh tế. Về định tính, đánh giá dựa trên 5 nhóm tiêu chí:
tính hiệu quả, tính hiệu suất, tính tác động, tính phù hợp và tính bền vững. Những tiêu

chí trên với những thang đo đã đảm bảo đủ độ tin cậy để đánh giá hiệu quả sử dụng
ODA không chỉ cho 1 tỉnh, một vùng mà còn cho cả quốc gia.
Thứ hai, kết quả của luận án cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng ODA tại khu vực vùng cao – miền núi nói chung, khu vực Tây Bắc nói riêng
gồm: năng lực đội ngũ cán bộ tham gia quản lý ODA; sự đồng bộ của cơ chế chính
sách; điều kiện tự nhiên, trình độ văn hóa, tập quán canh tác,.. của địa phương.
1.1.3. Tính cần thiết của đề tài
Theo nhận định của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, sử dụng ODA trong
thời gian qua của khu vực Tây Bắc chưa đạt hiệu quả cao, các tỉnh Tây Bắc cần đẩy
mạnh phát huy lợi thế, xây dựng các chính sách đầu tư phù hợp; gắn huy động các
nguồn lực trong nước với nguồn lực bên ngoài; cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh và thu hút các dự án ODA, NGO; có chính sách ưu đãi để thu hút vốn ODA,
FDI, vốn trong nước, phát triển kinh tế quốc tế, chính sách kinh tế cửa khẩu.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiệu quả sử

dụng ODA để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này của các
tỉnh Tây Bắc được đặt ra như một đòi hỏi quan trọng và cấp bách. Với mong muốn
góp phần nhỏ vào việc giải quyết nhiệm vụ quan trọng, cấp bách này, tác giả đã lựa
chọn đề tài “Hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại
khu vực Tây Bắc, Việt Nam” cho luận án của mình.
1.1.4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cụ thể của luận án gồm:
- Tổng hợp lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ODA trên phương
diện định lượng, định tính và tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng ODA.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực Tây Bắc
theo các tiêu chí đã lựa chọn trong phạm vi thời gian từ năm 1993 đến năm 2013.
- Phân tích, đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA tại
khu vực Tây Bắc. Từ đó khẳng định xem trong các yếu tố ảnh hưởng này yếu tố nào
ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng như thế nào nhằm đưa ra đề xuất các giải pháp
mang tính khả thi cao.
- Đề xuất giải pháp, khuyến nghị chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng ODA
tại khu vực Tây Bắc.
1.1.5. Câu hỏi nghiên cứu
1.1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
*Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung vào đánh giá hiệu quả sử dụng ODA tại các tỉnh Sơn La,
Điện Biên, Lai Châu. Đánh giá hiệu quả sử dụng ODA được tập trung theo các nhóm
chỉ tiêu định lượng và định
* Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung vào 3/4 tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc là: Sơn La, Lai Châu,
Điện Biên. Mẫu điều tra, khảo sát được thu thập từ 2 nhóm đối tương cán bộ công


3


4

chức có tham gia ODA, người dân hưởng lợi ODA. Số liệu thứ cấp được thu thập từ
năm 1993 đến năm 2013.
1.1.7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu: - Phương pháp thống kê, phân
tích, tổng hợp,...
- Phương pháp điều tra khảo sát: Thông qua hệ thống phiếu điều tra, khảo sát
tại 3 tỉnh cho 2 nhóm đối tượng là nhà quản lý các chương trình, dự án ODA và nhóm
người thụ hưởng từ các chương trình, dự án ODA.
-Phương pháp phân tích số liệu: Các kết quả khảo sát được phân tích bằng
phần mềm SPSS, Eviews và STATA trong phân tích các nội dung sau:
+ Sử dụng SPSS để xử lý thông tin đánh giá hiệu quả sử dụng ODA, nghiên
cứu mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA.
+ Sử dụng phần mềm Eviews để lượng hóa mô hình tác động của ODA đến
GDPBQ của từng tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
+ Sử dụng STATA để lượng hóa mô hình đánh giá tác động của ODA đến
GDPBQ của 3 tỉnh khu vực Tây Bắc.
1.2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến luận án
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
1.2.1.1. Nguồn gốc và sự ra đời của ODA
1.2.1.2. Nghiên cứu khẳng định tác động thuận chiều của ODA tới tăng trưởng
kinh tế
1.2.1.3. Nghiên cứu khẳng định tác động ngược của ODA đến tăng trưởng kinh tế
1.2.1.4. Công cụ sử dụng trong phân tích, đánh giá các chương trình, dự án ODA
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước
1.2.2.1. Nghiên cứu về hiệu quả dự án đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Nhà nước
1.2.2.2. Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng ODA

1.2.2.3. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA
* Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
* Nghiên cứu về năng lực đội ngũ quản lý có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của tổ chức
* Nghiên cứu về tác động của cơ chế, chính sách chỉ đạo, điều hành đến hiệu
quả dự án đầu tư
1.2.2.4. Một số nghiên cứu khác liên quan đến ODA
1.2.3.Khoảng trống của các công trình nghiên cứu đã công bố
Các nghiên cứu trên đây đã đóng góp rất nhiều cho các nhà quản lý, các nhà
nghiên cứu về ODA. Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn đang để lại một số “khoảng
trống” cơ bản sau đây:
1) Một số công trình đã đưa ra các chỉ tiêu riêng lẻ để đánh giá hiệu quả sử
dụng ODA nhưng chưa có công trình nào đưa ra được hệ thống chỉ tiêu đầy đủ và
toàn diện đánh giá hiệu quả sử dụng ODA của một khu vực.

2) Chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về tác động ODA tới tăng trưởng kinh
tế tại một tỉnh, tại một khu vực, một địa bàn cụ thể như khu vực Tây Bắc, Việt Nam.
3) Các công trình đã công bố cũng đã bàn về các nhân tố ảnh hưởng đến việc
sử dụng ODA và hiệu quả sử dụng ODA, nhưng chủ yếu mới dừng ở phân tích định
tính, chưa lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến hiệu quả sử
dụng ODA.
4) Đòi hỏi thực tiễn tại các tỉnh Tây Bắc, Việt Nam hiện nay là: Cần phải làm
rõ vấn đề ODA đổ vào các tỉnh khu vực Tây Bắc hiện nay như thế nào? Có hiệu quả
hay không? Cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả sử dụng ODA ở khu vực Tây Bắc –
khu vực khó khăn nhất của Việt Nam? Các công trình nghiên cứu ở trên chưa giải
quyết được các câu hỏi này.
1.3. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA)
1.3.1.Tổng quan về ODA
1.3.1.1. Khái niệm và đặc điểm của ODA

* Khái niệm
* Đặc điểm của ODA
1.3.1.2. Vai trò của ODA
* Đối với các nước tài trợ
* Đối với quốc gia tiếp nhận ODA
1.3.2. Tổng quan về hiệu quả sử dụng ODA
1.3.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng ODA
Theo tác giả "Hiệu quả sử dụng ODA" chính là việc sử dụng ODA có tối ưu
hóa được kết quả thực hiện so với yêu cầu đề ra ngay từ khi xây dựng các chương
trình, dự án đó hay không? Tính tối ưu hóa thể hiện ODA có thực sự đóng góp đến
tăng trưởng kinh tế của quốc gia, hay địa phương tiếp nhận hay không? Thêm vào đó
hiệu quả sử dụng ODA được thiết kế để đánh giá sự phù hợp của chính sách, cách
thực hiện, sự hiệu quả của kết quả, sự phù hợp của các quá trình, sự tác động đến
mọi mặt kinh tế xã hội của nơi quản lý, tiếp nhận, sự bền vững sau thực hiện.
1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng đánh giá hiệu quả sử dụng ODA
Đánh giá hiệu quả sử dụng ODA bằng cách lượng hóa đóng góp của ODA đến
tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua nhiều khía cạnh có thể là
GDPBQ, tốc độ tăng trưởng GDP,… Trong nghiên cứu này tập trung lựa chọn biến
biểu diễn tăng trưởng kinh tế là GDPBQ tức là nghiên cứu lượng hóa ảnh hưởng của
ODA lên thu nhập bình quân đầu người (GDPBQ).
1.3.2.3. Chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quả sử dụng ODA
Hiệu quả sử dụng ODA tại các nước nhận viện trợ hiện tại tập trung phân tích
theo các tiêu chí: tính hiệu suất, tính tác động, tính phù hợp, tính hiệu quả và tính bền
vững.
1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA
Trong luận án này tác giả tập trung vào 3 nhóm nhân tố có ảnh hưởng lớn điến
hiệu quả sử dụng ODA gồm:


5


Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 tác giả đã giới thiệu chung về nghiên cứu của mình với sự cần
thiết phải nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu của mình, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu đồng thời cũng tóm tắt cơ bản những đóng góp của luận án sau khi hoàn thành.
Thứ hai, luận án cũng đã trình bày đầy đủ cơ sở tổng quan về các công trình nghiên
cứu trong và ngoài nước để từ đó khẳng định được vấn đề nghiên cứu hiệu quả sử
dụng ODA tại khu vực Tây Bắc là cấp bách. Thứ ba, chương này cũng đã giới thiệu
lý thuyết về ODA, lý thuyết về hiệu quả sử dụng ODA. Hai câu hỏi chính được đề
cập giải quyết ở chương này đó là: (1) Hệ thống chỉ tiêu nào được sử dụng để đánh
giá hiệu quả sử dụng ODA? Cách đánh giá như thế nào?; (2) Một số nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA là nhân tố nào? Theo đó, luận án này đã thảo luận
những quan điểm trong đánh giá hiệu quả sử dụng ODA và một số nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng. Kết quả giải quyết hai câu hỏi trên là: Để
đánh giá hiệu quả sử dụng ODA có thể sử dụng nhóm chỉ tiêu đánh giá định lượng
nhằm lượng hóa đóng góp của ODA tới phát triển kinh tế xã hội, biến biểu diễn phát
triển kinh tế xã hội được sử dụng là GDP bình quân đầu người. Còn để đánh giá hiệu
quả ODA theo nhóm chỉ tiêu đánh giá định tính là đánh giá trên 5 nhóm yếu tố gồm:
Tính hiệu quả, tính hiệu suất, tính phù hợp, tính tác động và tính bền vững.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ODA CỦA CÁC TỈNH KHU
VỰC TÂY BẮC
2.1. Khái quát về tình hình thu hút, sử dụng ODA của Việt Nam
2.1.1. Tình hình cam kết ODA
2.1.2. Tình hình ký kết ODA
2.1.3. Tình hình giải ngân ODA
Số liệu về tình hình cam kết, ký kết, giải ngân ODA của Việt Nam được thể
hiện trong bảng 2.1 và hình 2.1.
Triệu USD


1.3.3.1. Mức độ đồng bộ chính sách điều hành liên quan đến ODA
1.3.3.2. Năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ
1.3.3.3. Môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội, cơ sở hạ tầng của địa phương

6

9,000
8,000
7,000
6,000
5,000
4,000
3,000
2,000
1,000
0
1993

1995

1997

1999
2001
2003
2005
Cam kết Ký kết Giải ngân

2007


2009

2011

2013

Hình 2.1: Biểu đồ biểu diễn tình hình cam kết, ký kết và giải ngân ODA của
Việt Nam thời kỳ 1993-2013
2.1.4. Tình hình sử dụng ODA theo ngành, lĩnh vực
Giao thông vận tải chiếm tỷ lệ lớn nhất (gần 30%) , lĩnh vực lớn thứ hai là lĩnh
vực năng lượng công nghiệp (gần 20%),…
2.2. Thực trạng sử dụng ODA các tỉnh khu vực Tây Bắc
2.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội các tỉnh khu vực Tây Bắc ảnh hưởng đến
thu hút và sử dụng ODA
2.2.2. Thực trạng sử dụng ODA các tỉnh khu vực Tây Bắc
2.2.2.1. Thực trạng thu hút ODA các tỉnh khu vực Tây Bắc
Để nhìn nhận rõ hơn nữa thực trạng thu hút ODA các tỉnh khu vực Tây Bắc ,
tác giả thực hiện so sánh tỷ lệ này với vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Tây
Nguyên thời gian qua ta xem bảng số liệu 2.4.
Các tỉnh khu vực Tây Bắc cũng như cả nước, ODA vào các tỉnh này từ năm
1993, nhưng khoảng thời gian từ năm 1993 đến năm 2005 số lượng ODA của các nhà
tài trợ ký kết hỗ trợ cho các tỉnh này còn rất ít. Đến giai đoạn 2006-2010 lượng ODA
đổ vào nhiều nhất. Còn từ 2011 cho đến nay hầu như các tỉnh không ký kết thêm
được chương trình, dự án ODA nào.


7

8


Bảng 2.4: Tỷ lệ thu hút ODA theo vùng thời kỳ 1993 - 2013
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Vùng
Tổng ODA
Tỷ lệ so
1.Đồng bằng sông Hồng
32,60
2. Trung du và miền núi Bắc Bộ (12
7,52
- Tây Bắc (4 tỉnh)
1,46
- Đông Bắc (8 tỉnh)
6,06
3. Bắc Trung bộ và duyên hải Miền
23,53
4. Tây Nguyên (4 tỉnh)
4,28
5. Đông Nam Bộ
19,70
6. Đồng bằng sông Cửu Long
12,37
Tổng
100,0
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các sở KH&ĐT Tây Bắc
2.2.2.2. Thực trạng giải ngân ODA khu vực Tây Bắc
Tỷ lệ giải ngân của từng tỉnh trong 20 năm qua được thể hiện ở hình 2.3, tỷ lệ
giải ngân trung bình khu vực Tây Bắc và cả nước được thể hiện ở hình 2.4. Trung
bình từ năm 1993 đến năm 2013 các tỉnh khu vực Tây Bắc có tỷ lệ giải ngân ODA
trung bình so với kế hoạch là 65,68% còn tỷ lệ trung bình của Việt Nam giai đoạn
này là 65,55%, được hiển thị rõ ở phụ lục số 9.

% 140
120
100
80
60
40

%
14

12

10

8

6

4

2

0
1993

1994

1995

1996


1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

Sơn La

2004
Lai Châu

2005

2006

2007

2008

2009


2010

2011

2012

2013

Điện Biên

Hình 2.5: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ ODA/tổng vốn đầu tư các tỉnh khu vực Tây Bắc thời kỳ 19932013

2.2.2.4. Cơ cấu sử dụng ODA theo ngành, lĩnh vực khu vực Tây Bắc
Số liệu cụ thể được trình bày ở phụ
lục số 10 và hình 2.6.
ADB
Trong giai đoạn từ năm 1993 đến
CHLB Đức
năm 2013, số ODA giải ngân ở các tỉnh
Đan Mạch
1%
khu vực Tây Bắc tập trung vào lĩnh vực
Jica Nhật Bản
21%
25%
nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm
Koica
Mỹ
nghèo khoảng 38% tổng ODA được giải
5%

4%
5%
Na Uy
ngân. Lĩnh vực tập trung sử dụng ODA
4%
Nhật Bản
7%
nhiều thứ 2 là lĩnh vực giao thông vận tải,
19%
OPEC
các dự án này tập trung chủ yếu ở các
4% 4%
UNICEF
1%
tuyến đường nông thôn,...
WB
WB, JICA

20

Hình 2.6: Cơ cấu ODA theo ngành, lĩnh vực của các

1993

1995

1997

1999


2001

Ty le giai ngan Tay Bac

2003

2005

2007

2009

2011

2013

Ty le giai ngan ca nuoc

Hình 2.4: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ giải ngân ODA trung bình của khu vực Tây
Bắc và cả nước thời kỳ 1993 - 2013
2.2.2.3. Cơ cấu ODA trong tổng vốn đầu tư phát triển khu vực Tây Bắc
Tỷ lệ ODA/TVĐT của các tỉnh khu vực Tây Bắc từ 1993 đến 2013 đạt trung
bình khoảng 3,2% (thấp hơn so với trung bình cả nước 20 năm vừa qua là 3,5%)
Trong 20 năm qua số ODA được sử dụng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội ở khu
vực là thấp hơn trung bình cả nước. Số liệu được thể hiện tại hình 2.5.

tỉnh khu vực Tây Bắc thời kỳ 1993-2013

Tiểu kết chương 2
Trong chương này giới thiệu thực trạng về hoạt động thu hút, sử dụng ODA

của Việt Nam trong thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2013 để cho thấy rõ được bức
tranh ODA của Việt Nam hiện nay như thế nào. Với kết quả cụ thể cho thấy ODA các
nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam ngày một tăng, quan trọng hơn là nó tăng ngay cả
trong thời điểm nền kinh tế của các nhà tài trợ, nền kinh tế thế giới đi vào giai đoạn
suy giảm nghiêm trọng. Tiếp đến, nghiên cứu này cho thấy khả năng giải ngân ODA
của Việt Nam chúng ta rất thấp nó chỉ chiếm 65% trên tổng ODA ký kết. Nghiên cứu
cũng cho thấy ODA hiện nay ở Việt Nam được sử dụng lớn nhất ở lĩnh vực giao


9

10

thông vận tải, tiếp đó là lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, hai lĩnh vực này chiếm
đến 50% tổng ODA giải ngân hơn 20 năm qua.
Chương này cũng tiếp tục trình bày bức tranh thu hút, sử dụng ODA của khu
vực Tây Bắc trong hơn 20 năm qua. Kết quả cho thấy rằng, lượng ODA ký kết thực
hiện ở khu vực này cũng ngày một tăng, riêng từ 2010 đến nay thì giảm lớn. Thực
trạng cũng cho thấy rằng khu vực Tây Bắc là nơi thu hút ODA yếu kém nhất cả nước,
tỷ lệ giải ngân ODA cũng thấp hơn so với trung bình cả nước. Tiếp theo, kết quả
cũng chỉ ra rằng hiện tại ODA giải ngân chỉ đóng góp vào tổng đầu tư phát triển kinh
tế xã hội của khu vực này khoảng trên 3%. Riêng về lĩnh vực sử dụng ODA lớn nhất
là Nông nghiệp, nông thôn xóa đói giảm nghèo, điều này là hoàn toàn phù hợp với
khu vực Tây Bắc.

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ODA VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ODA KHU VỰC TÂY BẮC
3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng ODA khu vực Tây Bắc
3.1.1. Đánh giá tác động của ODA đến tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Bắc
Để đánh giá tác động của ODA đến tăng trưởng kinh tế có nhiều mô hình

lượng hóa khác nhau. Trong nghiên cứu này tập trung lựa chọn biến biểu diễn tăng
trưởng kinh tế là GDPBQ tức là nghiên cứu lượng hóa ảnh hưởng của ODA lên thu
nhập bình quân đầu người (GDPBQ) tại khu vực Tây Bắc.
3.1.1.1. Mô hình đánh giá
* Cở sở xây dựng mô hình
Mô hình của Driffiel thực hiện năm 2006 cho các nước đang phát triển, nghiên
cứu của Lê Xuân Bá và cộng sự thực hiện năm 2008 nghiên cứu tại Việt Nam [25],
nghien cứu Simon Feeny và Tim năm 2005. Đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế
tổng các nguồn vốn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh Tây Bắc. Vì vậy,
các biến quan trọng trong mô hình nghiên cứu gồm: GDPBQ, ODA, VDTTN, LD15.
Hơn nữa, trong nghiên cứu này tác giả sẽ mạnh dạn xem xét các yếu tố tác động với
độ trễ chu kỳ 1 năm.
GDPBQ=c+β0*ODA+β1*VDTTN+β2*ODA(-1)+ β3*VDTTN(-1)+
β4*LD15 + β5*LD15(-1)
3.1.1.2. Dữ liệu sử dụng đánh giá
Nguồn số liệu về ODA được lấy từ Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh Sơn La,
Điện Biên, Lai Châu; Số liệu về Vốn đầu tư trong nước, Lao động 15 tuổi trở lên
được lấy từ Cục Thống kê các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; Số liệu được tập
hợp theo năm từ năm 1993 đến năm 2013.
3.1.1.3. Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu chuỗi thời gian cùng 21 năm quan sát đảm bảo phù hợp với việc phân
dích dữ liệu chuỗi thời gian. Dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập từ năm 1993 đến
năm 2013 sẽ được đưa vào phần mềm Eviews (thực hiện mô hình hồi quy từng tỉnh)
và STATA (thực hiện hồi quy dữ liệu mảng) để phân tích bao gồm các bước phân
tích sau:
(1) Thực hiện hồi quy cho từng tỉnh
Quy trình thực hiện phân tích hồi quy từng tỉnh như sau: Thứ nhất, thống kê
mô tả dữ liệu cho các biến nghiên cứu. Thứ hai, kiểm tra tính dừng của dữ liệu trước
khi đi vào chạy hồi quy. Thứ ba, chạy mô hình hồi quy ban đầu sẽ đưa ra các biến có
ý nghĩa thống kê. Thứ tư, tiến hành thực hiện các kiểm định khuyết tật mô hình như

hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số thay. Thứ năm, tiến hành viết phương
trình hồi quy với các biến có ý nghĩa thống kê.
(2) Thực hiện hồi quy tổng quát cho 3 tỉnh
Dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập sẽ được cho vào phần mềm STATA để
phân tích bao gồm các bước phân tích như trên (đối với từng tỉnh). Đối với dữ liệu
mảng (là sự kết hợp giữa dữ liệu chuỗi thời gian từ 1993 đến 2013 và sắp xếp cùng


11

12

lúc cho 3 tỉnh về không gian). Các thông tin chi tiết có liên quan đến cách thức xử lý
thông tin giải quyết nội dung này được trình bày trong phụ lục số 5.
3.1.1.4. Kết quả phân tích tác động của ODA đến tăng trưởng kinh tế khu vực
Tây Bắc
a. Mô tả dữ liệu
Khi được đưa vào phần mềm Eviews cho kết quả thống kê dữ liệu chung như

đổi(Bảng 3.8). Kết quả kiểm định tự tương quan cho thấy mô hình không có hiện

sau:
Bảng 3.1: Thống kê mô tả dữ liệu chung
GDPBQ
(Nghìn
đồng/người)
Trung Bình
Lớn nhất
Nhỏ nhất


6.572,09
21.535,73
1.711,97

Trung Bình
Lớn nhất
Nhỏ nhất

5.915,79
18.305,93
2.431,20

Trung Bình
Lớn nhất
Nhỏ nhất

5.992,50
14.427,00
3.510,10

ODA
(Triệu đồng)

VDTTN
(Triệu đồng)

LD15
(Nghìn
người)


Sơn La
76.815,30
3.869.604
965,19
403.195,00
13.575.380
5231,42
13.421,00
875.321
354,00
Điện Biên
54.066,43
2.157.650
222,80
224.023,70
6.980.965
287,44
418.826
160,40
Lai Châu
57.625,55
1.960.375
141,07
243.533,00
5.948.813
242,39
418.826
79,55
Nguồn: Kết quả từ phần mềm EVIEWS


b. Phân tích hồi quy đánh giá tác động của ODA lên GDP bình quân đầu
người cho từng tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu
(1) Tỉnh Sơn La
Kết quả kiểm định tính dừng của các dữ liệu cho thấy chuỗi GDPBQ dừng ở
sai phân bậc 2, các biến còn lại đều dừng ở sai phân bậc nhất (Bảng 3.2). Biến ODA,
VDTTN có p-value nhỏ hơn 0,05 có tác động lên GDP bình quân của tỉnh Sơn La
(Bảng 3.3). Với p-value của kiểm định Phương sai sai số thay đổi bằng 0,87 lớn hơn
0,05 cho thấy mô hình không tồn tại Phương sai sai số thay đổi (Bảng 3.4). Kết quả
kiểm định tự tương quan cho thấy mô hình không có hiện tượng tự tương quan (Bảng
3.5). Như vậy, mô hình nghiên cứu hoàn toàn phù hợp để đánh giá tác động của các
nguồn vốn đầu tư lên GDP bình quân của tỉnh Sơn La bao gồm ODA, VDTTN. Với
R2 bằng 0,609 cho thấy mô hình giải thích được 60,9% sự thay đổi của GDP bình
quân của tỉnh Sơn La theo các biến nghiên cứu.
(2) Tỉnh Điện Biên
Kết quả kiểm định tính dừng của các dữ liệu cho thấy chuỗi GDPBQ dừng ở
sai phân bậc 2, các biến còn lại đều dừng ở sai phân bậc nhất (Bảng 3.6). Biến
VDTTN, VDTTN(-1) có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, còn ODA (-1) có ý nghĩa ở
mức 10% tại tỉnh Điện Biên (Bảng 3.7). Với p-value của kiểm định Phương sai sai số
thay đổi bằng 0,94 lớn hơn 0,05 cho thấy mô hình không tồn tại Phương sai sai số thay

tượng tự tương quan (Bảng 3.9). Như vậy, mô hình nghiên cứu tại tỉnh Điện Biên
hoàn toàn phù hợp để đánh giá tác động của các nguồn vốn đầu tư lên GDP bình quân
của tỉnh Điện Biên bao gồm các biến VDTTN, VDTTN(-1) ở mức ỹ nghĩa 5%, còn
ODA (-1) có ý nghĩa tác động đến GDPBQ không rõ ràng (mức ý nghĩa 10%). Với
R2 bằng 0,809 cho thấy mô hình giải thích được 80,96% sự thay đổi của GDP bình
quân của tỉnh Điện Biên theo các biến nghiên cứu.
(3) Tỉnh Lai Châu
Kết quả kiểm định tính dừng của các dữ liệu cho thấy chuỗi VDTTN dừng ở
sai phân bậc 2, các biến còn lại đều dừng ở sai phân bậc nhất (Bảng 3.10). Kết quả
cho thấy chỉ có ODA(-1) có tác động tới GDPBQ ở tỉnh Lai Châu ở mức ý nghĩa

10% (Bảng 3.11). Với p-value của kiểm định Phương sai sai số thay đổi bằng 0,39
lớn hơn 0,05 cho thấy mô hình không tồn tại Phương sai sai số thay đổi (Bảng 3.12).
Kết quả kiểm định tự tương quan cho thấy mô hình không có hiện tượng tự tương
quan (với p-value bằng 0,13 lớn hơn 0,05) (Bảng 3.13). Với R2 bằng 0,4042 cho thấy
mô hình giải thích được 40,4% sự thay đổi của GDP bình quân của tỉnh Lai Châu
theo các biến nghiên cứu.
c. Phân tích hồi quy đánh giá tác động của ODA lên GDP bình quân đầu
người khu vực Tây Bắc
Tác giả sử dụng mô hình dữ liệu mảng (panel data) để phân tích sự tác động
của vốn ODA, VDTTN, LD15 vào GDPBQ 3 tỉnh nghiên cứu (khu vực Tây Bắc) dựa
trên công cụ phần mềm STATA. Với kiểm định Hausman đưa ra p-value bằng 0,000
nhỏ hơn 0,05 cho thấy mô hình Random effect không phù hợp để nghiên cứu trong
các bước tiếp theo. Vì vậy, mô hình tác giả sử dụng là Fixed effect.
Bảng 3.14: Kết quả mô hình Fixed effect
GDPBQ
ODA
VDTTN
LD15
ODA(-1)
VDTTN(-1)
LD15(-1)
_cons

Hệ số beta
Độ lệch chuẩn
Thống kê t
p-value
0,005672
0,004446
1,28

0,202
0,000659
0,000231
2,86
0,004
0,066011
0,362668
0,18
0,856
0,014153
0,004347
3,26
0,001
0,000492
0,00028
1,76
0,079
-0,35471
0,371281
-0,96
0,339
2237,045
356,5092
6,27
0,000
Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA

Tác giả tiến kiểm định mô hình giống như các đối với từng tỉnh:
Kết quả kiểm định cho thấy mô hình tồn tại Phương sai sai số thay đổi (p-value
bằng 0,0012 nhỏ hơn 0,05), không tồn tại hiện tượng tự tương quan (p-value bằng

0,0833 lớn hơn 0,05). Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, tác giả tiến hành
sử dụng hiệu chỉnh Robustness.
Kết quả hồi quy chung cho khu vực Tây Bắc đưa ra giá trị ODA(-1) có tác
động cùng chiều, sau 1 năm lên GDP bình quân của khu vực Tây Bắc; VDTTN tác


13

14

động ngay, LD15 tác động sau 1 năm lên GDP bình quân 3 tỉnh và có tác động cùng
chiều, tuy nhiên tác động này không rõ ràng (chỉ có tác động ở mức ý nghĩa 10%).
Phương trình hồi quy có dạng:
GDPBQ= 1668,309+ 0,0144239*ODA(-1) + 0,0007542*VDTTN +
0,1114216*LD15(-1)
Ở mức ý nghĩa R2=0,8658 cho thấy ODA(-1); VDTTN và LD15(-1) giải thích
được 86,58% sự thay đổi của GDP bình quân đầu người của cả khu vực 3 tỉnh là Lai
Châu, Điện Biên và Sơn La. Trong đó, riêng ODA (-1) có ý nghĩa ở mức 5% còn
VDTTN và LD15(-1) có ý nghĩa ở mức 10%.
3.1.1.5. Những nhận xét từ kết quả phân tích tác động của ODA đến tăng
trưởng kinh tế khu vực Tây Bắc
Thứ nhất, so sánh về GDPBQ, ODA, VĐTTN giữa các tỉnh Tây Bắc
GDPBQ của tỉnh Sơn La lớn hơn hai tỉnh còn lại là Điện Biên và Lai Châu.
Sơn La là tỉnh có nguồn ODA lớn nhất trong 3 tỉnh.
Về nguồn vốn đầu tư trong nước vào các tỉnh cũng chỉ ra rằng tỉnh Sơn La
được đầu tư với giá trị lớn nhất.
Thứ hai, ODA có tác động đến GDP bình quân đầu người tại các tỉnh Sơn La,
Điện Biên và Lai Châu
Phân tích đánh giá riêng cho từng tỉnh đã chỉ ra rằng tác động của ODA lên
GDP bình quân của các tỉnh có sự khác biệt nhất định khi mỗi tỉnh đều có các chính

sách hay thực hiện triển khai nguồn vốn khác nhau. ODA tác động rõ ngay trong năm
giải ngân tại tỉnh Sơn La, chỉ có tác động sau 1 năm đầu tư (độ trễ 1) tại Lai Châu và
Điện Biên. Nhưng sự tác động này đối với Lai Châu, Điện Biên thì không thật sự rõ
ràng vì chỉ tác động ở mức ý nghĩa 10%.
Thứ ba, vốn đầu tư trong nước tại khu vực Tây Bắc giải thích khá tốt cho tăng
trưởng GDP bình quân
Thứ tư, ODA tác động đến tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Bắc sau một năm
3.1.2. Đánh giá định tính về hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực Tây Bắc
3.1.2.1. Xây dựng thang đo, phiếu khảo sát đánh giá hiệu quả sử dụng ODA
khu vực Tây Bắc
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm thực hiện mục đích xây dựng
thang đo khảo sát, trong đó trình tự thực hiện gồm công việc: Xây dựng thang đo
nghiên cứu, phỏng vấn ý kiến chuyên gia, tiến hành hiệu chỉnh thang đo.
Thứ nhất, Thang đo về đánh giá hiệu quả sử dụng ODA là thang đo được áp
dụng theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Ngoại giao Nhật Bản [75]. Thang đo với 5 nhóm
tiêu chí được hiệu chỉnh phù hợp với điều kiện áp dụng tại khu vực Tây Bắc, Việt
Nam.
Thứ hai, thang đo đánh giá chung về hiệu quả dự án, tác giả lựa chọn 05 câu
hỏi đánh giá chung cho các nhóm yếu tố thể hiện tính hiệu quả của dự án ODA, bao
gồm đánh giá chung về tính hiệu quả, tính phù hợp, tính hiệu suất, tính bền vững, tính
tác động.

Đối tượng được phỏng vấn có 2 nhóm là cán bộ quản lý là cán bộ các cấp từ
tỉnh, huyện, xã có tham gia công tác quản lý thực hiện dự án ODA và người dân được
thụ thưởng ODA nên các câu hỏi cần phải phù hợp với từng đối tượng. Mẫu bảng hỏi
với đối tượng cán bộ quản lý được thể hiện ở bảng 3.18, phụ lục số 1 và phụ lục số 2.
3.1.2.2. Phương pháp khảo sát, thu thập ý kiến đánh giá
Với các thang đo khảo sát đã được thiết kế, nghiên cứu định lượng sẽ được
thực hiện công việc khảo sát, thu thập ý kiến đánh giá. Trong giai đoạn này, tác giả
đã tiến hành khảo sát tại 33 dự án ODA tại khu vực 3 tỉnh Tây Bắc là Điện Biên, Lai

Châu, Sơn La. Số lượng phiếu khảo sát phát ra đối với đối tượng là cán bộ quản lý
các cấp là 185 phiếu, số phiếu thu về là 178 phiếu, số phiếu hợp lệ là 171 phiếu,
chiếm tỷ lệ 92%. Số lượng phiếu khảo sát phát ra đối với đối tượng là người dân thụ
hưởng là 480 phiếu, số phiếu thu về là 425, số phiếu hợp lệ là 376 phiếu, chiếm tỷ lệ
78,3%.
3.1.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi được thu thập về, tiến hành mã hóa, kiểm tra. Sau đó việc xử lý
sẽ được tiến hành phân tích sử dụng phần mềm SPSS. Các bước phân tích gồm:
(1) Thống kê mô tả và thống kê suy luận
(2) Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo
(3) Phân tích nhân tố khám phá EFA
(4) Phân tích hồi quy đa biến
(5) Phân tích phương sai ANOVA
Các thông tin chi tiết có liên quan đến cách thức xử lý thông tin được trình bày
trong phụ lục số 4.
3.1.2.4. Kết quả đánh giá định tính về hiệu quả sử dụng ODA khu vực Tây Bắc
a. Phân tích đặc điểm đối tượng khảo sát
a1. Đặc điểm đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý dự án
Các đặc điểm cơ bản của đối tượng cán bộ quản lý dự án được thể hiện ở biểu
đồ hình 3.2 và hình 3.3.
a2. Đặc điểm đối tượng khảo sát là người dân hưởng lợi từ dự án
Về thông tin số lượng người dân thụ hưởng được khảo sát phân theo nguồn
ODA, dự án được tổng hợp tại phụ lục số 16 và hình 2.4.
b. Kết quả kiểm định dữ liệu khảo sát về hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực
Tây Bắc
b1. Kết quả kiểm định dữ liệu khảo sát cán bộ quản lý ODA
* Kết quả kiểm định về các yếu tố thể hiện hiệu quả sử dụng ODA
Kết quả kiểm định về các yếu tố thể hiện hiệu quả sử dụng ODA được thể hiện
trong bảng 3.19, đối với thang đo khảo sát tính phù hợp các biến quan sát
PH4,PH5,PH6 có hệ số tương quan biến- tổng ở mức thấp hơn 0,3, nên cần phải loại

bỏ. Các biến quan sát còn lại là phù hợp.


15

16

Bảng 3.19: Kết quả kiểm định dữ liệu khảo sát cán bộ quản lý về các yếu tố thể hiện hiệu qủa
sử dụng ODA

Biến
PH1
PH2
PH3
PH4
PH5
PH6

Biến
PH1
PH2
PH3

Biến
HQ1
HQ2
HQ3
HQ4

Biến

HS1
HS2
HS3
HS4
HS5

Biến
TD1
TD2
TD3

Biến
BV1
BV2
BV3
BV4
BV5

Tính phù hợp- Lần 1
Cronbach-alpha = 0,606
Tương quan biến tổng
0,45
0,539
0,453
0,239
0,237
0,235
Tính phù hợp- Lần 2
Cronbach-alpha = 0,831
Tương quan biến tổng

0,625
0,726
0,725
Tính hiệu quả
Cronbach-alpha = 0,897
Tương quan biến tổng
0,784
0,751
0,772
0,787
Tính hiệu suất
Cronbach-alpha = 0,853
Tương quan biến tổng
0,592
0,632
0,622
0,701
0,784
Tính tác động
Cronbach-alpha = 0,777
Tương quan biến tổng
0,611
0,595
0,634
Tính bền vững
Cronbach-alpha = 0,924
Tương quan biến tổng
0,825
0,788
0,743

0,848
0,812

Kết quả kiểm định dữ khảo sát cho thang đo hiệu quả là đảm bảo được độ tin
cậy.

Cronbach-alpha nếu loại biến
0,527
0,486
0,524
0,609
0,611
0,608

Cronbach-alpha nếu loại biến
0,828
0,73
0,732

Cronbach-alpha nếu loại biến
0,863
0,878
0,868
0,862

b2. Kết quả kiểm định dữ liệu khảo sát người dân hưởng lợi về hiệu quả sử
dụng ODA
* Kết quả kiểm định về các yếu tố thể hiện hiệu quả sử dụng ODA
Dữ liệu khảo sát của các thang đo đã đảm bảo độ tin cậy được thể hiện tại phụ
lục số 17.

* Kết quả kiểm định về hiệu quả sử dụng ODA theo tiêu chí đề xuất của tác giả
Kết quả kiểm định cho thấy, thang đo hiệu quả sử dụng ODA đã có hệ số tin
cậy đạt mức cao, do đó hai thang đo này là đảm bảo độ tin cậy.
c. Đánh giá định tính về hiệu quả sử dụng ODA khu vực Tây Bắc
c1. Đánh giá về tính phù

Hình 3.5: Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá tính
phù hợp của ODA

hợp
Kết quả thống kê cho
thấy, cán bộ quản lý đánh giá
mức khá về tính phù hợp của dự
án, đối với người dân thì một số
nhận định đạt được ở mức trung
bình khá, một số ở mức khá.
Kết quả cụ thể được trình bày tại
bảng số liệu sô 3.22 và hình 3.5.

3.7

PH6

3.76

PH5

3.61

PH4


3.66

PH3

3.75
3.77

PH2

3.76
3.74

PH1

Cronbach-alpha nếu loại biến
0,841
0,832
0,834
0,813
0,79

Cronbach-alpha nếu loại biến
0,702
0,72
0,676

Cronbach-alpha nếu loại biến
0,903
0,911

0,919
0,898
0,906

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát

* Kết quả kiểm định về hiệu quả sử dụng ODA theo tiêu chí đề xuất của tác giả

3.82
2

2.5

3

3.5

Cán bộ quản lý

4

4.5

5

Người dân

c2. Đánh giá về tính hiệu
quả
Kết quả đánh giá cho thấy,

các nhận định về tính hiệu quả
của các dự án ODA đang được
đội ngũ cán bộ quản lý cũng như
người dân thụ hưởng đánh giá ở
mức trung bình khá. Bảng 3.23
và hình 3.6 sẽ tổng hợp kết quả
đánh giá về tính hiệu quả của các
đối tượng được khảo sát.

HQ4

3.76
3.64

HQ3

3.63
3.61

HQ2

3.76
3.61

HQ1

3.59
3.73
2


2.5

3

3.5

Cán bộ quản lý

4

4.5

5

Người dân

Hình 3.6: Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá tính
hiệu quả của ODA


17

18

c3. Đánh giá về tính hiệu
suất

HS5

3.72

3.63

Kết quả khảo sát cho thấy,
cán bộ quản lý dự án đánh giá tính
hiệu suất của ODA chỉ đạt mức
trung bình, người dân thì cho rằng
tính hiệu suất đạt ở trung bình khá
(bảng 3.24 và hình 3.7).

HS4

3.75
3.51
3.68
3.56

HS3

3.73
3.54
3.74
3.58

HS2
HS1
2

2.5

3

3.5
4
Cán bộ quản lý Người dân

4.5

5

Hình 3.7: Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá tính
hiệu suất của ODA

c4. Đánh giá về tính tác
động

3.59
3.81

TD2

3.66
3.81

TD1

2

2.5

3


3.5

Cán bộ quản lý

4

4.5

5

Người dân

Hình 3.8: Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá
tính tác động của ODA

c5. Đánh giá về tính bền
vững
Kết quả đánh giá tính bền
vững cho thấy cũng chỉ đạt ở mức
trung bình, nhưng điều khác là ở
mức trung bình thấp hơn so với các
đánh giá trên đây. Kết quả cụ thể
được trình bày ở bảng 3.26 và hình
3.9.

3.44
3.56

BV5


3.61
3.6
3.63
3.53

BV4
BV3

3.34

BV2

3.54
3.62
3.59

BV1
2

2.5

3
3.5
4
Cán bộ quản lý Người dân

4.5

5


Hình 3.9: Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá
tính bền vững của ODA

4

3.75

3.66
3.59

3.63
3.56

3.64
3.5

3.68
3.64
3.57
3.57

3.5

3.25

3
HieuQua1

HieuQua2


HieuQua3

Cán bộ quản lý

HieuQua4

HieuQua5

Người dân

Hình 3.10: Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá
chung hiệu quả sử dụng ODA

3.66
3.84

TD3

Kết quả phân tích cho thấy,
khi đánh giá về tính tác động của
dự án, cán bộ quản lý dự án đánh
giá ở mức khá tại tất cả các nhận
định đưa ra. Còn người dân thì
đánh giá ở mức trung bình khá. Kết
quả được biểu diễn ở hình 3.8 và
bảng 3.25

c6. Đánh giá chung về hiệu
quả của ODA
Mức điểm đánh giá của nhóm

đối tượng cán bộ, người dân thể
hiện tại bảng 3.27 và hình 3.10:
Các mức điểm đánh giá chỉ
đạt mức trung bình khá, điều này
cho thấy đánh giá chung của các cán
bộ quản lý dự án về 05 yếu tố thể
hiện sự hiệu quả của các dự án
ODA là chưa cao. Đặc biệt ở tính
hiệu suất đang có mức điểm thấp
nhất trong số các yếu tố.

d. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) thể hiện hiệu quả sử dụng ODA
d1. Nhóm thang đo hiệu quả sử dụng ODA theo chỉ tiêu từ MOFA
Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với nhóm thang đo đo lường các yếu
tố thể hiện hiệu quả sử dụng ODA được tổng hợp theo bảng 3.28.
Kết quả kiểm định cho thấy, kết quả phân tích nhân tố đảm bảo được độ tin cậy
và mức ý nghĩa thống kê; các nhân tố được phân tích từ phép phân tích có thể biểu
diễn được 72,46% dữ liệu thu được từ kết quả khảo sát, đây là một tỷ lệ cao, thể hiện
được sự hội tụ ở mức cao của các nhân tố; có năm nhân tố được đưa ra từ phép phân
tích; Kết quả này cho thấy, tính hội tụ của các biến quan sát trong một thang đo khảo
sát là đảm bảo, các nhân tố được đưa ra từ lý thuyết cũng thể hiện sự phù hợp cao với
dữ liệu khảo sát thực tế thông qua hệ số phương sai trích đạt mức cao.
d2. Nhóm thang đo hiệu quả sử dụng ODA theo đề xuất của tác giả
Như vậy, kết quả phân tích nhân tố cũng đảm bảo được các kiểm định, do đó
biến phụ thuộc cũng đạt được mức hội tụ cần thiết, đảm bảo cho khả năng biểu diễn
biến phụ thuộc của các biến quan sát trong thang đo khảo sát.
3.2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng
ODA tại khu vực Tây Bắc
3.2.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA khu vực
Tây Bắc

Các thanh đo này được thể hiện tại bảng 3.30 và đưa vào bảng hỏi đối với đối
tượng cán bộ quản lý ODA (mẫu bảng hỏi phụ lục số 1).
3.2.2. Phương pháp khảo sát và phân tích dữ liệu
Phương pháp khảo sát, phạm vi, đối tượng khảo sát theo đúng phần 3.1.2 ở trên
đã trình bày. Biến phụ thuộc trong phân tích hồi quy được sử dụng theo 2 phương
pháp: Thứ nhất, tạo biến mới là trung bình của 5 nhóm chỉ tiêu theo MOFA; Thứ hai,
là biến mới được tính trung bình từ 5 câu hỏi mà tác giả đề xuất. Kết quả của biến
phụ thuộc này được sử dụng từ kết quả của phần 3.1.2 ở trên.


19

20

3.2.3. Kết quả kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA
3.2.4. Kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA
khu vực Tây Bắc
3.2.4.1. Kết quả đánh giá về mức độ đồng bộ của chính sách điều hành có liên
quan đến ODA
Kết quả đánh giá đối với yếu tố ảnh hưởng từ mức độ đồng bộ của hệ thống
văn bản, chính sách hiện nay đang ở mức trung bình khá, thể hiện ở mức điểm đánh
giá ở bảng 3.32.
3.2.4.2. Kết quả đánh giá về năng lực đội ngũ cán bộ có liên quan đến ODA
Đánh giá về yếu tố ảnh hưởng tới hiệu sử dụng ODA là chất lượng cán bộ
được thể hiện ở năng lực công tác, chuyên môn,… mức đánh giá trung bình của đối
tượng được hỏi thể hiện ở bảng 3.33.
3.2.4.3. Kết quả đánh giá về yếu tố môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội, cơ sở
hạ tầng của địa phương có liên quan đến ODA
3.2.5. Kết quả phân tích EFA nhóm các nhân tố ảnh hưởng
Kết quả phân tích nhân tố sẽ cho ra ba nhân tố từ dữ liệu khảo sát ban đầu, và

kết quả phân tích nhân tố đã đảm bảo được các kiểm định cần thiết thể hiện được
mức độ tin cậy của kết quả phân tích (kết quả cụ thể tại phụ lục số 18).
3.2.6. Kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố
Kết quả phân tích tương quan cho thấy sự tương quan có ý nghĩa thống kê ở
mức cao của mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình. Các
hệ số tương quan có dấu dương, cho thấy mối tương quan là đồng biến.
3.2.7. Kết quả phân tích hồi quy giữa yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng
ODA
Trong nghiên cứu này, việc lựa chọn sử dụng dữ liệu cơ sở làm đại diện cho
biến phụ thuộc trong phân tích được thực hiện theo hai phương pháp: Phương pháp
thứ nhất: Biến phụ thuộc được sử dụng được xác định bằng điểm trung bình của các
câu hỏi đánh giá cho 05 nhóm chỉ tiêu thể hiện sự hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực
Tây Bắc. Phương pháp thứ hai: Biến phụ thuộc được sử dụng là nhân tố được đưa ra
từ phép phân tích nhân tố cho nhóm biến đo lường hiệu quả chung của dự án mà tác
giả đã đề xuất sử dụng
3.2.7.1. Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp thứ nhất
Qua các kiểm định, có thể thấy rằng, các yếu tố đã thể hiện sự ảnh hưởng tới
biến phụ thuộc là hiệu quả sử dụng ODA, với mức ý nghĩa thống kê cao. Phương
trình hồi quy được biểu diễn như sau:
HieuQua= 0,510*AH2+0,159*AH1
3.2.7.2. Kết quả phân tích hồi quy mà biến phụ thuộc theo phương pháp thứ
hai
Như vậy các kiểm định của mô hình hồi quy đã đều thể hiện được mức độ tin
cậy và độ chính xác khá cao. Do đó phương trình hồi quy thể hiện sự ảnh hưởng của
các yếu tố trong mô hình với hiệu quả sử dụng ODA là:
HieuQua= 0,570*AH2+0,361*AH3+0,336*AH1

Tóm lại, cả ba yếu tố trong mô hình tác giả lựa chọn đều thể hiện được sự ảnh
hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực Tây Bắc, và chiều ảnh hưởng đang thể
hiện sự đồng biến, tức là nếu các yếu tố càng được đánh giá cao hơn thì hiệu quả dự

án càng đạt tốt hơn. Kết quả cũng chỉ ra yếu tố về chất lượng cán bộ quản lý là yếu tố
rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực Tây Bắc.
3.3. Đánh giá tổng thể về hiệu quả sử dụng ODA tại các tỉnh Tây Bắc
3.3.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất, ODA cùng với vốn đầu tư trong nước đã đóng góp vai trò quan trọng
trong tổng cơ cấu vốn đầu tư xã hội các tỉnh Tây Bắc, nhằm nâng cao GDPBQ đầu
người.
Thứ hai, ODA đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
hợp lý, thông qua việc sử dụng ODA cho tập trung đầu tư, nâng cấp, cải tạo và xây
dựng các công trình phục vụ nhu cầu bức thiết
Thứ ba, ODA chủ yếu được sử dụng nhằm xóa đói giảm nghèo, tập trung trong
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Thứ tư, thực hiện các chương trình, dự án ODA giúp cho các thôn bản, các xã,
các huyện và các tỉnh khu vực Tây Bắc thực hiện được mục tiêu chiến lược, kế hoạch
của tỉnh và Nhà nước.
Thứ năm, các chương trình, dự án sử dụng ODA mang tính bền vững khá cao.
Thứ sáu, tiến độ giải ngân ODA của các tỉnh khu vực Tây Bắc là gần bằng với
tiến độ chung của cả nước.
3.3.2. Những hạn chế làm giảm hiệu quả sử dụng ODA các tỉnh khu vực
Tây Bắc
Thứ nhất, hiệu quả sử dụng ODA của các tỉnh Tây Bắc nói chung, của từng
tỉnh nói riêng đều ở mức độ trung bình.
Thứ hai, thu hút ODA trung bình một tỉnh khu vực Tây Bắc thấp hơn rất nhiều
so với trung bình 1 tỉnh của cả nước.
Thứ ba, tiến độ thực hiện của các dự án là rất chậm, mức độ phù hợp của ODA
với năng lực của địa phương trong việc thực hiện, hấp thụ và quản lý ODA chưa cao.
Thứ tư, tỷ lệ giải ngân ODA là rất thấp.
Thứ năm, vốn đối ứng chưa được bố trí kịp thời, cấp vốn nhỏ giọt
Thứ sáu, trong quá trình xây dựng dự án tiền khả thi, thực hiện các chương
trình dự dán, một số chương trình, dự án chưa thực sự xuất phát từ mục tiêu, nhu cầu

thực sự của địa phương, chưa tính đến năng lực thực hiện của địa phương,...
3.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế làm giảm hiệu quả sử dụng
ODA khu vực Tây Bắc
3.3.3.1. Năng lực của cán bộ có liên quan đến ODA còn yếu kém
Năng lực của cán bộ có liên quan đến ODA còn yếu kém thể hiện ở các mặt
sau
*Năng lực đội ngũ cán bộ trong ban quản lý các chương trình, dự án ODA
* Đội ngũ cán bộ chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của ODA trong phát
triển kinh tế xã hội khu vực Tây Bắc


21

3.3.3.2. Cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA chưa đồng
bộ
trong kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng thì nhận định của các nhà quản
lý có liên quan đến ODA đều cho rằng mức độ đồng bộ của hệ thống văn bản chỉ đạo
chỉ đạt ở mức trung bình khá. Sự yếu kém này thể hiện cả về ban hành kịp thời, phù
hợp với thực tế, kém về đồng bộ trong các văn bản khác nhau có liên quan đến ODA,
kém về đồng bộ với nhà tài trợ.
3.3.3.3. Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, thực hiện các chương trình dự
án còn nhiều bất cập
Một là, yếu kém trong khâu lập và chuẩn bị dự án
Hai là, hoạt động theo dõi, giám sát về ODA còn nhiều bất cập
Ba là, thông tin về chương trình, dự án ODA đang triển khai thực hiện là chưa
được quan tâm
Bốn là, công tác phân chia nhiệm vụ theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện
chương trình, dự án ODA còn bất cập
Năm là, việc nhân rộng kết quả, việc theo dõi, đánh giá sau khi chương trình,
dự án đã kết thúc là chưa được quan tâm.

Sáu là, khó khăn về vốn đối ứng
3.3.3.4.Những yếu tố khách quan khác cũng là nguyên nhân làm cho hiệu
quả sử dụng ODA không cao
Tiểu kết chương 3
Chương này với mục tiêu là phân tích dư liệu, trình bày kết quả, kiểm định các
giả thuyết nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng ODA của khu vực Tây Bắc.
Thứ nhất, Đánh giá tác động của ODA đến tăng trưởng kinh tế (với biểu hiện
của tăng trưởng kinh tế là GDP bình quân đầu người). Nghiên cứu này trình bày đầy
đủ, chi tiết từ thiết kế mô hình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu đến kết quả hồi quy
của từng tỉnh cũng như của cả khu vực Tây Bắc. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy
ODA có tác động đến GDP bình quân đầu người của các tỉnh, và của cả khu vực.
Thứ hai, Nghiên cứu trình bày đánh giá hiệu quả sử dụng ODA từ sử dụng
phần mềm SPSS để kiểm định tất cả các dữ liệu nghiên cứu. Kết quả cho thấy, qua
các bước kiểm định, các thang đo nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng ODA đảm bảo độ
tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Và khẳng định rằng hiệu quả sử dụng ODA
ở khu vực Tây Bắc hiện nay chỉ đạt ở mức trung bình.
Thứ ba, kết quả kiểm định cũng cho thấy trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng đề xuất thì yếu tố năng lực của đội ngũ cán bộ có ảnh hưởng lớn nhất
đến hiệu quả sử dụng.

22

Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ODA
TẠI CÁC TỈNH VÙNG BÂY BẮC
4.1. Định hướng thu hút, sử dụng ODA tại các tỉnh khu vực Tây Bắc
4.1.1. Mục tiêu trong sử dụng ODA tại các tỉnh khu vực Tây Bắc
* Mục tiêu chung
* Mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng ODA
4.1.2. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển thời kỳ đến 2020 của các tỉnh khu vực
Tây Bắc

* Căn cứ xác định nhu cầu vốn đầu tư phát triển thời kỳ đến 2020 của các tỉnh
khu vực Tây Bắc:
* Nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho các tỉnh
* Nhu cầu vốn ODA và vốn vay ưu đãi
4.1.3. Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA đến 2020
khu vực Tây Bắc
4.1.3.1. Định hướng thu hút, sử dụng ODA theo cơ cấu ngành, lĩnh vực
4.1.3.2. Định hướng thu hút, sử dụng ODA theo nhà tài trợ
4.1.3.3. Định hướng thu hút, sử dụng ODA các phương thức viện trợ
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ODA các tỉnh khu vực Tây Bắc
4.2.1. Nhóm giải pháp chung
4.2.1.1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về ODA
Thứ nhất, triển khai, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về
quản lý và sử dụng ODA
Thứ hai, điều chỉnh cơ chế quản lý tài chính đối với việc sử dụng ODA.
4.2.1.2. Những giải pháp công tác quản lý ODA mang tính chất vùng
(1) Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo Tây Bắc trong việc xây dựng chính
sách thu hút, sử dụng ODA của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc
(2) Tăng cường xúc tiến thu hút, nâng cao hiệu quả sử dụng ODA cho khu vực
Tây Bắc
(3) Tăng cường phối hợp giữa các tỉnh với Ban chỉ đạo Tây Bắc trong thu hút,
sử dụng ODA của vùng
4.2.1.3. Giải pháp liên quan đến vốn đối ứng
Thứ nhất, hoàn thiện chính sách chỉ đạo, điều hành liên quan đến việc lập kế
hoạch, quản lý, thực hiện và giám sát vốn đối ứng
Thứ hai, các Bộ, ban ngành và địa phương cần chú trọng hơn trong xây dựng
kế hoạch vốn đối ứng
Thứ ba, công tác quản lý điều hành kế hoạch vốn đối ứng hàng năm
4.2.2. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ điều hành tại các tỉnh khu vực Tây Bắc
4.2.2.1. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ có liên quan đến ODA

(1) Xây dựng đội ngũ cán bộ có liên quan đến ODA cấp tỉnh, cấp huyện, cấp
xã mang tính chuyên nghiệp
(2) Thường xuyên nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ có liên quan đến
ODA ở các cấp


23

24

(3) Nâng cao năng lực điều hành của cán bộ có trách nhiệm cao trong chỉ đạo,
điều hành có liên quan đến ODA
4.2.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, thực hiện
các chương trình dự án ODA
(1) Nâng cao chất lượng lập đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết cho các dự án
ODA cụ thể để làm việc với các nhà tài trợ, các Bộ, ngành Trung ương
(2) Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin của các chương trình, dự án ODA
trên địa bàn tỉnh
(3) Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện chương trình,
dự án ODA trên địa bàn tỉnh
(4) Nâng cao năng lực phối kết hợp giữa các cơ quan trong chỉ đạo, điều hành
có liên quan đến ODA
4.2.2.3. Thành lập Bộ phận chỉ đạo chương trình, dự án ODA của từng tỉnh
4.2.2.4. Xây dựng kế hoạch thu hút và sử dụng ODA giai đoạn 5 năm của
tỉnh
4.2.2.5. Xây dựng các văn bản quy định cụ thể trong thực hiện chương trình,
dự án ODA của tỉnh
4.3. Kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
(1) Chỉ đạo các Ban chỉ đạo Tây Bắc, các Bộ, Ban ngành và UBND các tỉnh

Tây Bắc hoàn thiện các thông tư, hướng dẫn trong quản lý, điều hành ODA
(2) Ban hành chính sách có liên quan đến việc chỉ đạo Ban chỉ đạo Tây Bắc và
các vùng khác tham gia trong quản lý về ODA.
(3) Một số kiến nghị khác
4.3.2. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
4.3.3. Kiến nghị với Bộ Tài Chính
4.3.4. Kiến nghị với Ban chỉ đạo Tây Bắc

KẾT LUẬN
ODA đã và đang đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung và
khu vực Tây Bắc nói riêng. Nó sẽ tiếp tục vai trò quan trọng của mình này nếu như
các tỉnh có biện pháp để nâng cao hiệu quả của nó. Thông qua nghiên cứu này của tác
giả đã cho người đọc thấy rõ được thực trạng hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực Tây
Bắc theo cách đánh giá ở góc độc định lượng và định tính. Kết quả, cho thấy rằng
hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực Tây Bắc hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức trung
bình. Cần phải thực hiện cùng lúc nhiều giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử
dụng ODA. Đề tài nghiên cứu cũng đã đề xuất nhóm giải pháp thực hiện ở cấp vĩ mô
và nhóm giải pháp thực hiện tại các địa phương. Đồng thời cũng kiến nghị với Chính
phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ban chỉ đạo Tây Bắc trong việc nâng
cao hiệu quả sử dụng ODA.
Bên cạnh những thành công của nghiên cứu này, thì nghiên cứu này vẫn còn
tồn tại một số hạn chế và hạn chế đó sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo mà tác giả đề
xuất:
Một là, mô hình nghiên cứu tác động tới GDP bình quân gồm các các nhân tố:
ODA, VDTTN, LD15 và các nhân tố này với độ trễ 1 năm. Mô hình này chưa thể
hiện được hết đóng góp của các mặt khác đến GDP bình quân. Nghiên cứu tương lai
có thể sẽ xem xét các mô hình gồm: chỉ gồm ODA và GDP bình quân để xem xét có
tồn tại mô hình bình phương không, như vậy để khẳng định thêm khả năng tác động
lớn nhất của ODA khi nào và khi nào tác động của nó sẽ giảm đi; Có thể nghiên cứu
áp dụng hoàn toàn theo mẫu nghiên cứu của Craig và David Dollar năm 2000 trong

công trình đã công bố là “Aid, Policies and Growth”(Burnside & Dollar, 2000);
Đồng thời, có thể nghiên cứu ở địa phương khác có điểm khá tương đồng khu vực
Tây Bắc này là Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (11 tỉnh);
Hai là, Tổng số chương trình, dự án tại 3 tỉnh trong hơn 20 năm qua là thấp (33
dự án) nên việc phân tích định tính chưa thể tiến hành đánh giá hiệu quả theo chương
trình, dự án. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể tập trung vào khu vực lớn hơn
là Trung du và miền núi Phía Bắc để có cỡ mẫu nghiên cứu tốt hơn nhằm đưa ra
khuyến nghị tốt hơn trong nâng cao hiệu quả sử dụng ODA;
Ba là, nghiên cứu này khi xây dựng thang đo mới chỉ dựa vào nghiên cứu định
tính, phỏng vấn để bổ sung một số câu hỏi phù hợp với địa phương nghiên cứu. Nên
hướng nghiên cứu tiếp theo cần bổ sung nghiên cứu thử nghiệm trước khi hoàn thiện
thang đo chính thức.
Bốn là, nghiên cứu này chưa tập trung chính vào nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng OD. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung vào
việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực Tây Bắc
hoặc tại khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Vì có như vậy mới có được nghiên
cứu đầy đủ, chính xác, chi tiết nhất về các nhân tố ảnh hưởng và từ đó đưa ra được
giải pháp chi tiết theo từng nhân tố ảnh hưởng đó.

Tiểu kết chương 4
Chương này tác giả đã nghiên cứu đề xuất định hướng thu hút, sử dụng
ODAcho các tỉnh khu vực Tây Bắc. Trong định hướng này tác giả mạnh dạn gắn kết
cả vấn đề thu hút ODA. Đồng thời, chương này tác giả đã đề xuất một số gợi ý về
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA của khu vực Tây Bắc nói chung và
Việt Nam nói riêng. Các giải pháp tác giả đề xuất căn cứ trên kết quả đánh giá hiệu
quả sử dụng ODA khu vực Tây Bắc, kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố tới hiệu quả sử dụng ODA khu vực Tây Bắc. Các giải pháp tác giả đề xuất
bao gồm giải pháp chung và nhóm giải pháp cụ thể thực hiện ở các tỉnh khu vực Tây
Bắc. Cuối cùng chương này, tác giả khuyến nghị với Chính phủ, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Tây Bắc một số công việc nhằm nâng cao hiệu

quả sử dụng ODA cho khu vực Tây Bắc.



×