Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Tìm hiểu mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ ngô tại xã Vĩnh ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.98 KB, 108 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Cây ngô (Zea mays. L) là một trong ba cây ngũ cốc có tiềm năng năng
suất cao, được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và có nhiều hình thức
sử dụng khác nhau. Trong tổng sản lượng ngô toàn cầu, có khoảng 66% được
sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm thủy sản, khoảng 21% được dùng
làm lương thực cho người. Ngoài ra, ngô còn được dùng trong công nghiệp
chế biến. Ước tính nhu cầu ngô năm 2020 của toàn thế giới là 837 triệu tấn.
Việt Nam, với dân số trên 80 triệu người và diện tích dành cho sản xuất
nông nghiệp ngày càng bi thu hẹp, bình quân 1.1381 m2 trên đầu người vào
năm 1984 dự kiến chỉ còn 793 m 2 vào năm 2020 do sự phát triển mạnh mẽ
của các ngành công nghiệp, các đô thị. Trong khi đó nhu cầu ngô làm lương
thực và thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và ngành công nghiệp chế biến ngày
càng tăng.
Bước vào nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập có những đòi
hỏi khắt khe từ phía người phân phối sản phẩm. Đến lượt nhà phân phối đòi
hỏi người sản xuất cũng rất gắt gao để đáp ứng đúng mức đòi hỏi của thị
trường. Hiện nay, hàng hóa nông nghiệp của nước ta dồi dào và đa dạng
nhưng: chất lượng thấp, mẫu mã bao bì không hấp dẫn, ít có thương hiệu và
không đồng đều. Hàng hóa nhiều nhưng sản xuất không đồng loạt, mạnh ai
nấy làm, hàng nông sản cứ luẩn quẩn trong vòng vây giá cao thì nông dân hết
hàng, khi dư hàng thì rớt giá. Nếu cứ lặp lại tình trạng ấy thì đa số nông dân
nghèo ngày càng nghèo thêm so với nông dân các nước. Để đáp ứng đòi hỏi
của kinh tế thị trường, nông dân không có sự lựa chọn nào khác là phải tự
nguyện liên kết, hợp tác với nhau từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản

1


phẩm để tạo ra khối lượng lớn, chất lượng cao từng mặt hàng, cạnh tranh


hàng nông sản của các nước ở thị trường thế giới và đủ sức ngay ở thị trường
trong nước. Nông dân liên kết và hợp tác với quy mô càng lớn mới có điều
kiện hợp tác với nhà khoa học để đưa nhanh công nghệ cao vào sản xuất, khi
có hàng hóa số lượng lớn, chất lượng tốt, nông dân mới có sự liên kết với nhà
phân phối, lúc đó mối quan hệ mới thật sự bền vững. Nông dân muốn vươn
lên làm giàu không thể cứ trông chờ “may rủi” về giá cả, không thể cứ được
vụ này rồi mất vụ kia, lấy con tôm để bù giá ngô hoặc lấy lãi cây ngô để bù lỗ
gia cầm, gia súc.
Xã Vĩnh Ninh là xã vùng bãi ven Sông Hồng do đặc điểm địa lý nên
diện tích cây lúa rất ít chỉ có 25,05 ha. Cây ngô và cây cây công nghiệp được
người dân chú trọng phát triển nên diện tích gieo trồng được tăng lên. Năng
suất ngô bình quân cả năm 2009 đạt 45,35 triệu đồng/ha tăng 1,11% so với
năm 2008. Một thực tế cho thấy ngành trồng ngô ở xã Vĩnh Ninh vẫn chưa
phát triển đúng với tiềm năng của vùng, mà nguyên nhân là do vấn đề đất đai
đang còn manh mún, nhỏ lẻ, tiếp cận thông tin, áp dụng khoa học kỹ thuật của
hộ sản xuất và tiêu thụ còn hạn chế, giá bán không ổn định, chất lượng chưa
cao, cách làm ăn còn đơn giản và còn mang tính tự cung tự cấp. Sản xuất
nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, điều kiện tự nhiên…
Một hạn chế được cho là quan trọng trong phát triển sản xuất ngô là
mối liên kết giữa hộ nông dân với thương lái hay người thu gom, các công ty
chế biến, tiêu thụ vẫn chưa có hoặc chưa hiệu quả, còn quá lỏng lẻo…Bên
cạnh đó, vai trò của nhà nước, chính quyền địa phương và các nhà khoa học
chưa thực sự rõ nét trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Xuất phát từ thực tế này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm
hiểu mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ ngô tại xã Vĩnh ninh,
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”.

2



1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng mối liên kết kinh tế trong sản xuất và
tiêu thụ ngô tại xã Vĩnh Ninh- Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất các giải
pháp khắc phục những hạn chế, góp phần phát triển mối liên kết kinh tế trong
sản xuất - tiêu thụ ngô có hiệu quả hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề về lý luận cơ bản và thực tiễn liên kết
sản xuất và tiêu thụ ngô.
- Đánh giá thực trạng mối liên kết kinh tế trong sản xuất – tiêu thụ ngô.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế trong sản xuấttiêu thụ ngô.
- Đề xuất khuyến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và
góp phần phát triển mối liên kết kinh tế trong sản xuất- tiêu thụ ngô trên địa
bàn xã Vĩnh Ninh - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các tác nhân tham gia vào mối liên kết kinh tế
trong sản xuất- tiêu thụ ngô trên địa bàn xã đó là: Nhà nước, Nhà khoa học,
Doanh nghiệp/người thu gom, Nhà nông và tác nhân là nhà nông không tham gia
vào mối liên kết để đánh giá thực trạng và từ đó đưa ra giải pháp phát triển mối
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngô ngày càng hoàn thiện hơn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: xã Vĩnh Ninh - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc
- Phạm vi thời gian: từ ngày 12/1/2010 - 26/5/2010
- Nội dung: Phân tích thực trạng liên kết trong sản xuất – tiêu thụ ngô,
các yếu tố ảnh hưởng, các quan hệ tác động đến liên kết kinh tế trong sản xuất
– tiêu thụ và đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển liên kết kinh tế trong sản
xuất – tiêu thụ ngô xã Vĩnh Ninh nói riêng và trong sản xuất nông nghiệp nói
chung.


3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận về liên kết
2.1.1 Khái niệm liên kết
“Liên kết kinh tế chỉ tình huống khi mà các khu vực khác nhau của nền
kinh tế thị trường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp
với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá
trình phát triển. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững”
Theo Trần Văn Hiếu “liên kết kinh tế là quá trình xâm nhập khối hợp
với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế dưới
hình thức tự nguyện nhằm thúc dẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi
nhất trong khuôn khổ luật pháp, thông qua hợp đồng kinh tế để khai thác tốt
nhất các tiềm năng của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh tế có thể
tiến hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc giữa các
ngành,một quốc gia hay nhiều quốc gia, trên phạm vi khu vực và quốc tế”
(Trần Văn Hiếu, 2005, Liên kết giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp
nhà nước, LATSKT, Bộ GD & ĐT, học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội).
Còn theo tử điển ngôn ngữ học (1992) thì “liên kết’’ là kết lại với nhau
từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ.
Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các
hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực
hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất , kinh
doanh phát triển theo hướng có lợi nhất. Được thực hiện trên nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế kí kết giữa các
bên tham gia trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước. Mục tiêu là đào tạo ra


4


mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế
hoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hóa và hiệp tác hóa,
nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết; hoặc để cùng
tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành
viên, giá cả cho từng loại sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích của nhau. Liên kết
kinh tế có nhiều hình thức và quy mô tổ chức khác nhau, tương ứng với nhu
cầu sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên tham gia liên kết. Những
hình thức liên kết phổ biến là hiệp hội sản suất và tiêu thụ, nhóm sản xuất,
nhóm vệ tinh, hội đồng sản xuất và tiêu thụ theo ngành hoặc theo vùng, liên
đoàn xuất nhập khẩu…Các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ,
không phân biệt hình thức sở hữu, quan hệ trực thuộc về mặt quản lý nhà
nước, ngành kinh tế- kỹ thuật hay lãnh thổ. Trong khi tham gia liên kết kinh
tế, không một đơn vị nào bị mất quyền tự chủ của mình, cũng như không
được miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nào đối với nhà nước theo pháp luật hay
nghĩa vụ hợp đồng kinh tế đã kí với các đơn vị khác.
Như vậy, liên kết kinh tế là sự phối hợp của hai hay nhiều bên, không
kể quy mô hay loại hình sở hữu. Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm
cách bù đắp sự thiếu hụt của mình , từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác
bù đắp sự thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm
đem lại lợi ích cho các bên.
2.1.2 Nội dung của liên kết kinh tế trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm
* Liên kết trong việc mua bán nguyên liệu đầu vào trong sản xuất
Liên kết trong mua bán nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh
doanh như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thức ăn. Người nông dân có
lao động, vốn… trong quá trình sản xuất cần có những nguyên liệu đầu vào
khác như giống, thuốc BVTV…Mối liên kết này thường được tiến hành giữa
hộ nông dân với các công ty chế biến, doanh nghiệp cung ứng đầu vào, nhà

khoa học, đại lý, các trạm thu mua sản phẩm. Khi tham gia liên kết này nhà

5


cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất nông nghiệp có thể thu
tiền ngay, hoặc thu chậm sau khi thu hoạch bằng cách trừ vào tiền bán sản
phẩm cho họ. Hộ nông dân mua đầu vào phải có trách nhiệm hoàn trả theo
thỏa thuận từ trước.
* Liên kết trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Chủ thể tham gia liên kết trong hoạt động ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất là các nhà khoa học và hộ gia đình nông dân.
Nhà khoa học gồm các cán bộ nghiên cứu của các viện, các trung tâm
nghiên cứu, các cán bộ khuyến nông.
Hộ gia đình nông dân là những người trực tiếp làm ra sản phẩm nông
nghiệp. Họ chịu trách nhiệm trả chi phí cho các sản phẩm khoa học được ứng
dụng và thực hiện các cam kết trong hợp đồng kỹ thuật với các nhà khoa học.
Bên cạnh đó hộ gia đình nông dân phải thực hiện các quy định về sản xuất,
chế biến và tiêu thụ cũng như các cam kết tín dụng với ngân hàng. Hộ gia
đình nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ trong nền kinh tế thị trường, là đơn vị
kinh tế cơ sở trong nền kinh tế hàng hoá và là đơn vị sản xuất quy mô nhỏ có
hiệu quả.
Để sử dụng có hiệu quả giống cây, con và các vật tư kỹ thuật nông
nghiệp, khoa học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Liên kết giữa khoa học và
sản xuất không chỉ có tác dụng giúp nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong
sản xuất mà còn biết sử dụng các yếu tố kỹ thuật có hiệu quả, làm giảm giá
thành sản xuất, tạo ra nông phẩm an toàn cung cấp cho xã hội. Thật là khiếm
khuyết và kém hiệu quả nếu doanh nghiệp chỉ bán giống tốt, vật tư kỹ thuật
cho nông dân theo kiểu "mua đứt, bán đoạn". Các tổ chức khuyến nông phi
lợi nhuận của nhà nước, của các viện, trường và các tổ chức đoàn thể (hội

nghề nghiệp, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh)
cần tạo niềm tin ở nông dân bằng hiệu quả của khuyến nông đem lại. Nói cách
khác phải gắn lợi ích kinh tế đối với các cán bộ khoa học cơ sở, những người

6


hàng ngày tiếp cận với nông dân. Để tiêu thụ được giống, vật tư nông nghiệp,
thu hồi được công nợ và nhất là để tạo nguồn hàng ổn định cung cấp nông sản
nguyên liệu cho chế, biến - tiêu thụ, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và
ngoài nước, đỏi hòi các doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ giữa khoa học và
sản xuất, bằng cách như thực hiện hợp đồng giữa doanh nghiệp và nhà khoa
học, hợp đồng chuyển giao công nghệ đến từng hộ gia đình nông dân ...
Thông qua các tổ chức khuyến nông, hội phụ nữ, các tổ chức quốc tế...
* Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm
Mối liên kết này thường được thể hiện giữa doanh nghiệp chế biến
nông sản với nông dân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người thu
gom, HTX, trạm trung chuyển…Mục đích của mối liên kết doanh nghiệp với
nông dân nhằm đảm bảo chủ động nguồn nguyên liệu và yên tâm đầu ra của
sản phẩm nông nghiệp. Khi ký kết hợp đồng bao tiêu nông sản không chỉ giúp
nông dân yên tâm sản xuất mà còn nâng cao trình độ nhận thức của nông dân
xóa bỏ dần lối sản xuất tự cung, tự cấp, lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún..
Như vậy, khi tham gia liên kết kinh tế các bên có thể giúp đỡ nhau về
kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và quản lý; giúp đỡ nhau về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật cũng như thực
hiện cho nhau các công việc cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm…Các hoạt
động này được ghi thành các bản cam kết, hợp đồng kinh tế hay thỏa thuận
miệng dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau.
2.1.3 Vai trò của liên kết kinh tế trong sản xuất – tiêu thụ
- Liên kết kinh tế giúp các tác nhân khắc phục những bất lợi về qui mô.

Trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh (Hộ,
HTX, doanh nghiệp …) đều thực hiện một chuỗi các hoạt động từ cung cấp
dịch vụ đầu vào và đầu ra, không tự sản xuất ra tất cả mà là kết quả của quá
trình phân công lao động, liên kết, hợp tác của hai hay nhiều bên nhằm phát
huy lợi thế so sánh, giảm chi phí sản xuất, giúp chủ động, ổn định sản xuất –

7


kinh doanh.
- Liên kết kinh tế giúp các tác nhân phản ứng nhanh với những thay đổi
của thị trường do các nguyên nhân sau:
+ Nhu cầu của thi trường là luôn thay đổi.
+ Liên kết kinh tế giúp cho tiêu thụ sản phẩm được nhanh hơn thông
qua sự liên kết của hệ thống các nhà thương mại với các nhà sản xuất bằng
hình thức đại lý bán hàng.
+ Liên kết kinh tế còn giúp cho các chủ thể có thể tiếp cận nhanh chóng
các công nghệ và kỹ thuật mới, nhờ sự phối hợp với các nhà nhiên cứu ở các
trường đại học, các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Liên kết kinh tế giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh
Phát triển sản xuất là một quá trình vận động không ngừng, tích tụ tập
trung rồi lại chia tách, sát nhập để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và
phù hợp với khả năng nội tại của doanh nghiệp nhằm mục đích tìm kiếm lợi
nhuận cao nhất giảm thiểu được rủi ro. Quá trình đó diễn ra được thực chất là
thông qua các hoạt động liên kết kinh tế.
2.1.4 Mục tiêu của liên kết kinh tế
Tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế
hoặc các quy chế hoạt động của từng tổ chức liên kết để tiến hành phân công
sản xuất chuyên môn hóa và hiệp tác hóa, nhằm khai thác tốt tiềm năng của
đơn vị tham gia liên kết, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao

hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của các bên liên kết, cũng như tăng thu
ngân sách Nhà nước.
Liên kết để cùng nhau tạo ra thị trường chung, phân tích hạn mức cho
từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm để đảm bảo lợi ích kinh
tế của nhau, tạo cho nhau có khoản lợi nhuận cao nhất.
2.1.5 Phương thức liên kết kinh tế
Nếu dựa theo vai trò thì quan hệ kinh tế giữa các tác nhân từ sản xuất đến

8


tiêu dùng, người ta có các phương thức liên kết là liên kết dọc và liên kết ngang.
- liên kết dọc: đây là phương thức liên kết mà các thành viên khi
tham gia liên kết sẽ làm chủ toàn bộ dây chuyền sản xuất, nó được thực hiện
theo trật tự của các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh như liên kết giữa
sản xuất và chế biến hoặc cả sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hiện
nay, phương thức liên kết này phát triển rất mạnh trong hầu hết các sơ sở sản
xuất và đã mang lại hiệu quả tốt, ví dụ: cơ sở chế biến hạt điều của tỉnh Long
An liên kết với nông dân trong dản xuất hạt điều đã giúp cho nông dân tiêu
thụ nhanh, không ứ đọng sản phẩm còn cơ sở chế biến thì có đủ nguyên liệu
để hoạt động; công ty mía đường Lam sơn (Thanh Hóa) cũng liên kết với
nông dân tạo nên mối quan hệ dây chuyền từ sản xuất mía nguyên liệu đến
chế biến; công ty cao su Đắc Lắc liên kết với nông dân trong vùng để thu mua
mủ cao su, giúp nông dân tiêu thụ tốt sản phẩm…
- Liên kết ngang: Là mối liên kết giữa các tác nhân sản xuất như nhau ở
cùng một cấp, cùng một giai đoạn hay cùng một mắt xích của nghành hàng
nhằm mục đích làm chủ thị trường sản phẩm.
Phối hợp dọc như là một quá trình giao dịch thị trường giữa nhà cung
cấp và khách hàng. Phối hợp dọc bao gồm một số hoặc nhiều giao dịch trao
đổi các yếu tố đầu vào, hoặc trao đổi nguyên liệu giữa người sản xuất và

người chế biến hoặc giữa người bán buôn với người bán lẻ hoặc giữa người
bán lẻ và người tiêu dùng. Phối hợp dọc còn được định nghĩa như là một cấu
trúc quản trị được tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau.
2.1.6 Các hình thức liên kết kinh tế
Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân chịu sự tác
động của nhiều nhân tố kinh tế, kỹ thuật, chính trị, xã hội khác nhau. Về mặt
kinh tế, nhân tố quy định mạnh mẽ nhất là chế độ kinh tế - xã hội, tức chế độ
sở hữu và cơ chế vận hành nền kinh tế. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp
chế biến với nông dân còn bị chi phối bởi trình độ phát triển của lực lượng

9


sản xuất. Liên kết kinh tế còn phụ thuộc vào đặc điểm nghành nghề, sản phẩm
nguyên liệu cụ thể. Nhân tố chính trị - xã hội cũng có tác động nhất định đến
liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân.
Xét về hình thức liên kết cụ thể giữa nông dân với doanh nghiệp chế
biến có các mô hình liên kết sau đây:
- Mua bán thuần túy
- Bán vật tư mua lại nông sản hàng hóa
- Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản
hàng hóa
- Liên kết sản xuất: Hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng
đất để góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết với doanh nghiệp, hoặc cho doanh
nghiệp thuê đất, sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên
doanh, liên kết, hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự
gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp.
- Nông dân vừa cung ứng nguyên liệu, vừa tham gia cổ phần doanh
nghiệp chế biến.
- Doanh nghiệp chế biến vừa tiêu thụ nguyên liệu, vừa tham gia cổ

phần vào hợp tác xã cổ phần của nông dân.
Liên kết kinh tế là thực hiện một quan hệ xã hội, mà ở đây là quan hệ
kinh tế - kỹ thuật - tài chính giữa hai chủ thể kinh tế độc lập là doanh nghiệp
chế biến và nông dân. Quan hệ đó cần phải được pháp luật điều tiết và bảo vệ
thì mới có cơ sở để thực hiện một cách có hiệu quả, bảo đảm quyền lợi và
nghĩa vụ của hai bên tham gia liên kết. Vì vậy, quan hệ liên kết đó phải được
thực hiện dưới một hình thức pháp lý nhất định, làm cơ sở để ràng buộc trách
nhiệm giữa hai bên liên kết và được pháp luật bảo vệ.
2.1.7 Ý nghĩa kinh tế, xã hội trong liên kết kinh tế
- Tăng cường liên minh công nông tri thức: việc chuyển đổi phương
thức sản xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa thì việc

10


liên minh công nông tri thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp cho quá
trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ được hiệu quả hơn.
- Thực hiện quan hệ hợp tác: qua liên kết tăng cường quan hệ hợp tác
giữa các bên, giúp cho quan hệ cung cầu phù hợp và hiệu quả hơn.
- Giải quyết quan hệ phân phối: thông qua liên kết vấn đề phân phối,
thu nhập, trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia liên kết được cụ thể
hơn, sản phẩm đến với người tiêu dùng mạnh hơn.
- Thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật: liên kết giúp cho việc vận
dụng, sử dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất sẽ đem lại hiệu quả cao
hơn, chất lượng sản phẩm làm ra tốt hơn.
- Tạo sự gắn kết giữa bốn nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh
nghiệp, nhà nông): khi các nhà cùng tham gia vào liên kết thì hiệu quả thu
được sẽ cao hơn, đồng bộ hơn trong thực hiện. Với việc tham gia của nhà
nước tình trạng chồng chéo về cơ chế chính sách sẽ được hạn chế tối đa và
thay vào đó là một chính sách đồng bộ trong sản xuất. Với sự có mặt của các

nhà khoa học, kỹ thuật tiến bộ sẽ được cập nhật và áp dụng thường xuyên
trong sản xuất thay thế cho kỹ thuật lạc hậu, không hiệu quả, giống cây, giống
con cho hiệu quả, năng suất thấp. Còn với các doanh nghiệp và người dân
thông qua liên kết giúp cho họ yên tâm hơn trong sản xuất, mạnh dạn đầu tư
trong sản xuất, ổn định yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra, giảm thiếu rủi ro
cũng như chia sẽ rủi ro trong sản xuất, và với sự liên kết như vậy sẽ đạt được
hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giúp
cho nền kinh tế nói chung và nền kỉnh tế nói riêng ngày một phát triển bền
vững, phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế nước nhà
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

11


2.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng tới liên lết
2.1.8.1 Các yếu tố từ hộ sản xuất
Đối với “nhà nông”, bộc lộ rõ nhất là sự hạn chế về trình độ học vấn,
tâm lý e ngại khi tiếp xúc với các “nhà” khác. Đa số nông dân Việt Nam vẫn
chưa gạt bỏ được tư tưởng ham lợi trước mắt và không tính toán được chiến
lược lâu dài, dễ vi phạm hợp đồng trong quá trình liên kết; là người cung cấp
số lượng và chất lượng sản phẩm ra thị trường nên sự hạn chế thông tin thị
trường làm cho họ không chủ động trong các mối liên kết.
2.1.8.2 Người trung gian phân phối sản phẩm
Đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, tạo ra lợi
ích hài hòa với người sản xuất. Họ nắm bắt thông tin thị trường khá nhạy bén, ít
chịu quản lý, ràng buộc của một cơ quan tổ chức nào nên họ có thể ép giá, tranh
mua tranh bán nhằm tối đa lợi ích cá nhân gây lên mối liên kết lỏng lẻo.
2.1.8.3 Các yếu tố từ nhà khoa học
Sự tham gia của các nhà khoa học, nhà kỹ thuật còn hạn chế, ảnh

hưởng đến sự gắn liền đất sản xuất của hộ. Tổ chức khoa học giữ vai trò rất
quan trọng trong quá trình liên kết. Họ chính là người giúp nông dân ứng
dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng giảm
chi phí sản xuất, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá. Tuy nhiên
cho đến nay, số đông các cơ quan khoa học vẫn lúng túng khi thực hiện liên
kết bốn nhà.
Vẫn còn thiếu vắng các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu mạnh dạn chủ
động đưa định hướng liên kết thành một ưu tiên trong việc triển khai các
chương trình, dự án nghiên cứu. Ngay cả những hợp đồng được kí kết thông
qua hoạt động liên kết thì quyền lợi vật chất của các cơ quan khoa học hay
các nhà khoa học cũng chưa được xác định rõ ràng.
2.1.8.4 Các yếu tố từ nhà nước
Tác động của chính quyền địa phương ít ảnh hưởng, sau đó vấn đề sản

12


xuất, thu mua các tình trạng tranh chấp xảy ra chính quyền ít có vai trò trọng
tài để giải quyết.
Vai trò, chức năng về trung gian, cầu nối của chính quyền các cấp còn
hạn chế do chính sách và do bản thân chính quyền (nhất là chính quyền cấp
cơ sở) đã không phát huy và làm tròn trách nhiệm là trọng tài để giải quyết
các vấn đề ảnh hưởng đến liên kết.
Chính sách chưa thật sự đi sát với người sản xuất nông sản, còn ở dạng
chung chung khiến cho hộ nông dân gặp khó khăn trong khi vận dụng vào
liên kết.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực tiễn liên kết ở một số quốc gia trên thế giới
Mô hình liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và
nhà nông có thề diễn ra trong nhiều ngành hàng nông nghiệp. Thực tế của các

nước trên thế giới cho thấy đây là mô hình đem lại lợi ích cho các bên tham
gia, đặc biệt là hộ nông dân và mô hình này đã nhanh chóng lan rộng ở các
nước đang phát triển điển hình như là ở Trung Quốc, Thái Lan...
2.2.1.1 Ở Trung Quốc
Sản lượng chè của Trung Quốc chiếm 25% sản lượng chè của thế giới.
Tại Trung Quốc, liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và
nhà nông phát triển rất nhanh chóng trong thời gian gần đây. Điều này đã
khuyến khích các thành phần công, thương nghiệp tham gia nhiều hơn nhằm
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất chế biến và tiêu thụ nông sản. Trung Quốc gọi là “Kinh doanh sản nghiệp hoá
nông nghiệp”. Đây là phương thức kinh doanh nông nghiệp kiểu mới, trong
đó nhà nước phối hợp với các xí nghiệp và các nhà khoa học trong các khâu
tác nghiệp trước sản xuất, trong sản xuất và sau sản xuất của hàng triệu hộ
nông dân, nhằm hướng vào thị trường nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thực
hiện nhất thể hoá sản xuất - chế biến- tiêu thụ, đưa sản xuất nông nghiệp phát

13


triển theo hướng quy mô hoá, chuyên môn hoá và thâm canh hoá.
Có 4 hình thức chính của sản nghiệp hoá:
Thứ nhất, hình thức doanh nghiệp chế biến gia công là chủ thể: tức là
doanh nghiệp tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước rồi thông qua hình
thức ký hợp đồng, khế ước,cổ phần... rồi liên hệ với nhân dân và vùng sản
xuất nguyên liệu. Trong đó doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, thu mua nông
sản định hướng sản xuất cho nông dân. Nông dân đảm bảo nguyên liệu ổn
định cho doanh nghiệp sản xuất. Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp và
nông dân vay vốn, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và nông dân trước các
thay đổi của thị trường nhằm cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, người dân
yên tâm sản xuất.
Thứ hai, hình thức hợp tác xã nông nghiệp là chủ thể: Các tổ chức hợp

tác nông dân đứng ra liên hệ với các doanh nghiệp gia công chế biến, các đơn
vị kinh doanh nông sản, mặt khác tiến hành tổ chức nông dân sản xuất họ
đóng vai trò như chiếc cầu nối liên kết người dân và doanh nghiệp chế biến,
tiêu thụ với nông dân.
Thứ ba, hình thức hiệp hội nông dân chuyên nghiệp: Đây là hình thức
chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau về tiền vốn, kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ... Giữa
các hộ gia đình trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi.
Thứ tư, hình thức mắt xích của thị trường bán buôn: Ở hình thức này
hạt nhân trung tâm là các chợ buôn bán, các công ty thương mại nông sản.
Tức là các chợ công ty này tác động hướng dân nông dân sản xuất các mặt
hàng riêng biệt, từ đó hình thành các khu chuyên canh cung cấp đầu vào cho
kinh doanh của mình.
2.2.1.2 Thái Lan
Là một đất nước trồng cả rau nhiệt đới và ôn đới nên có thể nói chủng
loại rau của Thái Lan rất phong phú. Hiện nay có trên một trăm loại rau được

14


trồng ở Thái Lan, trong đó có 45 loại được trồng phổ biến.
Mức tiêu dùng rau bình quân tại Thái Lan là 53 kg/người/năm với các
kênh tiêu thụ rau chủ yếu trên thị trường là:
Loại kênh thứ nhất: Người sản xuất - nhóm nông dân tự thành lập người bán buôn (tại Băng Cốc)/ người chế biến/ xuất khẩu/ - người bán buôn người bán lẻ - người tiêu dùng.
Loại kênh thứ hai: Người sản xuất - người thu gom trên địa bàn trồng
rau - thị trường bán buôn trung tâm - người bán buôn tại Băng Cốc - người
bán lẻ - người tiêu dùng.
Thông thường, phần lớn các thương lái gom rau trực tiếp tại nông hộ và
chở rau đi bằng xe bán tải. Một số nông hộ cũng có thể bán trực tiếp ra chợ
bằng cách chuyên chở bằng xe tải riêng của gia đình. Rau thường được vận
chuyển vào buổi chiều và được tiêu thụ chủ yếu ở các chợ bán buôn rồi đưa

đến các siêu thị và khuynh hướng này đang tăng dần trong cách tiêu thụ rau
an toàn của Thái Lan.
Đối với thị trường giao dịch theo hợp đồng: Cục nội thương trực thuộc
Bộ thương mại thiết lập thị trường để thiết lập các giao dịch theo hợp đồng
giữa người nông dân hoặc tổ chức nông nghiệp với những người mua hàng.
Cục nội thương đề ra tiêu chuẩn hàng hóa, đề ra, mẫu hợp đồng tiêu chuẩn,
văn phòng thương mại của cục nội thương đặt tại các tỉnh để điều tiết các hoạt
động ký kết giải quyết mâu thuẫn khi có tranh chấp. Người bán (nông dân,
nhóm nông dân, HTX) và người mua (nhà máy chế biến nông nghiệp, nhà
xuất khẩu…). Mong muốn được ký kết hợp đồng để mua bán các nông dân sẽ
phải thông báo ý định đó cho Cục nội thương hoặc văn phòng thương mại làm
cho hợp đồng theo sự quản lý và quy chế của văn phòng thay cho việc trước
đây người mua tự thiết kế hợp đồng. Do kiến thức của nông dân hạn chế nên
bộ thương mại phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức liên quan
đến việc ký kết hợp đồng, thỏa thuận, và phân loại chất lượng nông sản. Để

15


khuyến khích việc ký kết hợp đồng mua bán nông sản giữa nông dân với các
doanh nghiệp, Cục nội thương tổ chức hội nghị với sự tham gia của người
mua, người bán và các đối tượng có liên quan đến việc ký kết hợp đồng.
Đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc chấp hành hợp đồng, hỗ trợ
tài chính cho người mua đã ký hợp đồng thỏa thuận trong trường hợp đặc biệt.
Những loại nông sản có khả năng ký kết hợp đồng được xác định là cà chua,
gừng, ngũ cốc, ngũ cốc non, măng tây, đu đủ….
2.2.2 Thực tiễn về vấn đề liên kết tại Việt Nam
Nhằm phát triển các vùng nguyên liệu bền vững tại nhiều địa phương
thì nhiều mô hình liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và
nhà nông đã xuất hiện. Với mục đích là để có được những sản phẩm nông

nghiệp chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tạo ra môi trường
kinh doanh lành mạnh, an toàn trong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế quốc tế
thì việc liên kết bốn nhà là vô cùng quan trọng. Điển hình một số nơi đã thực
hiện thành công mô hình này như: Bình Thuận, Nam Định...
2.2.2.1 Tại Bình Thuận
Hiệu quả từ mô hình liên kết "bốn Nhà" để phòng trừ sâu bệnh trên lúa.
Bệnh rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá (RN, VL&LXL) hại lúa lâu nay diễn
biến phức tạp trên địa bàn tỉnh ta. Trong đó, huyện Đức Linh được coi là một
trong những điểm nóng của dịch bệnh.
Mô hình liên kết “4 nhà” (gồm nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh
nghiệp và nhà nông), nhằm quản lý dịch bệnh lần đầu tiên thực hiện tại vùng
lúa thị trấn Võ Xu (Đức Linh). Hội nghị tổng kết mới đây cho thấy rõ hiệu
quả trong việc giảm tỷ lệ nhiễm bệnh, giảm chi phí giống và tăng năng suất so
những vùng lúa không thực hiện mô hình này.
Thực hiện mô hình liên kết “4 nhà” trong quản lý dịch bệnh, có đại
diện Sở Nông nghiệp & PTNT (Chi cục BVTV tỉnh và Trạm BVTV Đức
Linh), Viện BVTV, Công ty CP BVTV An Giang và 13 hộ nông dân tham

16


gia, trên diện tích 11,5 ha lúa vụ đông xuân 2008- 2009. Theo đánh giá của
địa phương, qua thời gian thực hiện (từ tháng 10/2008) đến nay đã cho hiệu
quả rõ rệt. Cụ thể, tỷ lệ nhiễm bệnh VL&LXL trong ruộng lúa của mô hình ở
mức thấp so với những ruộng lúa ngoài mô hình, tiết kiệm chi phí giống
(giảm 80-100kg/ha), nhưng năng suất lúa bình quân vẫn đạt khoảng 7 tấn/ha
(ruộng ngoài mô hình chỉ đạt 5 tấn/ha). Qua hạch toán sơ bộ, lợi nhuận từ
ruộng trong mô hình là 13 triệu đồng/ha, cao hơn 8 triệu đồng/ha so với ruộng
ngoài mô hình. Trước những kết quả đó, các hộ nông dân thực hiện mô hình
đều rất phấn khởi. Phải nói rằng, để quản lý được diện tích lúa bị nhiễm bệnh

tại vùng lúa Đức Linh là nhiệm vụ không dễ dàng. Vì vậy, trong suốt thời
gian thực hiện mô hình, sự liên kết giữa nhà khoa học, nhà doanh nghiệp với
người dân đã thể hiện qua việc cán bộ kỹ thuật của Viện BVTV và Công ty
CP thuốc BVTV An Giang thường xuyên bám đồng. Sau khi tìm hiểu và điều
tra tình hình dịch bệnh đang diễn ra trên địa bàn, các cán bộ kỹ thuật đã
hướng dẫn bà con thực hiện một số biện pháp như gieo sạ đồng loạt cho mô
hình, cải tạo đất, bón lót vôi trước khi trục và bón lót lân, xử lý hạt giống
nhằm chủ động giảm mật độ RN di trú ngay sau khi sạ. Đồng thời, khuyến
khích bà con gieo sạ hàng, với mật độ khoảng 150kg/ha, thực hiện giãn vụ,…
Một cán bộ thuộc Công ty CP BVTV cho biết, mô hình liên kết “4 nhà” nằm
trong chương trình “cùng nông dân ra đồng” của Viện BVTV và Công ty CP
BVTV An Giang phối hợp thực hiện, chúng tôi cùng ăn, cùng ở và cùng làm
với nông dân. Ngoài ra, Công ty đã hỗ trợ các hộ dân thực hiện mô hình 20%
chi phí thuốc BVTV và hướng dẫn kỹ thuật cụ thể cho từng bà con trong quá
trình sản xuất lúa. Qua đó, bà con nông dân đã nắm bắt được tầm quan trọng
trong việc chủ động phòng trừ RN bằng các biện pháp tổng hợp, cải tạo đất,
sử dụng phân bón hợp lý,… Tuy nhiên, 11,5ha lúa được khống chế RN, bệnh
VL&LXL là con số còn quá nhỏ so với diện tích nhiễm bệnh mà huyện Đức
Linh đang gánh chịu. Vấn đề quan tâm hiện nay, là làm sao để duy trì và tiếp
tục phát triển mô hình rộng khắp trên địa bàn. Từ đó, rút ra bài học để các địa

17


phương khác thực hiện theo đạt hiệu quả. Hy vọng rằng, từ kết quả đạt được
từ mô hình này, sẽ trở thành “đòn bẩy” để bà con Đức Linh nhanh chóng dập
tắt được dịch bệnh hại lúa.
2.2.2.2 Tại Nam Định
Để nền kinh tế nông nghiệp ngày càng phát triển và đứng vững trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Nam Định đang nhân rộng mô hình liên

kết "4 nhà" trong sản xuất, chế biến rau màu đặc biệt là các loại cây trồng vụ
đông nhằm phục vụ xuất khẩu.
Mô hình này đã tạo ra một khối lượng lớn nông sản hàng hoá xuất khẩu,
do đó có sức cạnh tranh trên thị trường, giúp nông dân và các doanh nghiệp
cùng làm giàu. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2010 mở rộng diện tích
cây vụ đông phục vụ chế biến xuất khẩu lên 3.000 ha. Trong đó, tỉnh tập trung ở
các huyện: Hải Hậu 900 ha, Ý Yên 600 ha, Nghĩa Hưng 400 ha, Vụ Bản 400
ha... để có sản lượng trên 72.000 tấn rau màu đưa vào chế biến sản phẩm xuất
khẩu. Nếu đạt được mục tiêu này thì đến năm 2010, hàng năm các huyện này sẽ
có thu nhập với giá trị 105 tỷ đồng từ cây vụ đông xuất khẩu.
Tỉnh Nam Định đã thúc đẩy liên kết “4 nhà” trong trồng rau màu xuất
khẩu”: triển khai các chính sách hỗ trợ người nông dân trồng các loại cây vụ
đông phục vụ xuất khẩu, đồng thời tổ chức cho các doanh nghiệp gặp gỡ với
nông dân để thoả thuận, ký kết hợp đồng trồng và tiêu thụ sản phẩm. Bên
cạnh đó, tỉnh cũng vận động các Ngân hàng Thương Mại tạo điều kiện thuận
lợi cho nông dân và các doanh nghiệp vay vốn đầu tư, mở rộng diện tích, chế
biến rau màu xuất khẩu.
Đến nay đã có 10 doanh nghiệp thường xuyên ký kết với gần 50 địa
phương trong tỉnh, nhằm phát triển trồng cây vụ đông xuất khẩu với tổng số
diện tích hơn 1.000 ha. Các doanh nghiệp còn ký kết hợp đồng với nông dân
các địa phương trong tỉnh cung cấp giống cây trồng có chất lượng cao và chủ
động đưa các giống cây mới vào đồng rộng.

18


Về phía người nông dân, họ đã đa dạng hoá cơ cấu cây trồng với nhiều
loại cây rau màu như cà chua, dưa chuột bao tử, ngô bao tử, ngô ngọt, ớt...
Thu nhập bình quân từ trồng cà chua nhót đạt 68 triệu đồng/ha/vụ, cà chua
quả to cho thu nhập 79,3 triệu đồng/ha/vụ, dưa chuột bao tử cho thu nhập 56,2

triệu đồng/ha/vụ...
Tuy vậy, theo các công ty chuyên chế biến rau màu xuất khẩu, nông
dân trong tỉnh vẫn chưa đáp ứng được việc cung cấp nguồn nguyên liệu rau
màu chất lượng cao. Với nhu cầu hiện nay tại Nam Định, các doanh nghiệp
cần thu mua của nông dân ở các địa phương từ 5.000 đến 10.000 tấn sản
phẩm rau màu để chế biến xuất khẩu trong khi nguồn cung chỉ mới đáp ứng
được 30%.
Nhằm khắc phục bất cập, yếu kém trong phát triển cây trồng vụ đông,
tỉnh Nam Định đã có các giải pháp như: Các địa phương cần tổ chức rà soát,
quy hoạch lại vùng chuyên canh cây vụ đông xuất khẩu; ưu tiên đầu tư xây
dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi ở các vùng sản xuất
cây rau màu vụ đông; tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản
xuất rau màu; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân
trồng cây rau màu vụ đông; xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để khuyến
khích nông dân phát triển trồng cây vụ đông đồng thời khuyến khích các
doanh nghiệp lo đầu ra tốt cho sản phẩm rau màu vụ đông.
2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới và ở Việt Nam
* Tình hình sản xuất và ti êu thụ ngô trên thế giới
Ngô là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất được sử dụng làm
thức ăn cho người và gia súc. Mặc dù chỉ đứng thứ ba về diện tích (sau lúa
nước và lúa mì) nhưng cây ngô đã năng suất cao nhất trong các cây cốc. Hiện
nay trên thế giới có khoảng 140 nước trồng ngô với tổng diện tích khoảng 157
triệu ha, sản lượng khoảng 766 triệu tấn, năng suất bình quân 4,9 tấn/ha
(FAOSTAT, 2008). Do đó cây ngô là một cây lương thực quan trọng trong
nền kinh tế toàn cầu.

19


Từ đầu thế kỷ XX đến nay, ngành sản xuất ngô trên thế giới liên tục

tăng cả về diện tích, sản lượng và năng suất. Hiện nay, cây ngô đứng thứ 3 về
diện tích, thứ 2 về sản lượng và thứ nhất về năng suất.
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng ngô trên thế giới một số năm
Năm
1961
2004/2005
2005/2006
2006/2007
2007/2008

Diện tích

Năng suất

(triệu ha)
104,8
145,0
145,6
148,6
158,0

Sản lượng

(tấn/ha)
(1000 tấn)
2,0
204,2
4,9
714,8
4,8

696,3
4,7
704,2
4,9
766,2
(Nguồn: FAOSTAT, USDA 2008)

Qua bảng 2.1 ta thấy năm 1961 diện tích trồng ngô là 104,8 triệu ha,
năng suất là 2,0 tấn/ha, sản lượng là 204,2 triệu tấn. Nhưng đến năm 2007
diện tích trồng ngô là 157,0 triệu ha, năng suất đạt tới 4,9 tấn/ha, sản lượng
đạt mức kỷ lục 766,2 triệu tấn tăng gấp 3 lần so với năm 1961. Như vậy cho
thấy ngành sản xuất ngô đã và đang phát triển rất mạnh. Một trong những
thành tựu quyết định năng suất ngô ngày càng cao là chúng ta đã lại tạo thành
công và sử dụng nhiều giống ngô lại vào sản xuất mang lại hiệu quả rất cao. Ngô
lại là sản phẩm của cuộc Cách Mạng Xanh nửa đầu thế kỷ XXI đã đóng góp lớn
vào việc tăng năng suất, sản lượng lương thực giải quyết nạn đói ở các nước
đang phát triển vùng Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh.
Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 140 nước trồng ngô, trong đó có
25 nước trồng ngô hàng đầu thế giới với 8 nước công nghiệp, 17 nước là các
nước đang phát triển (7 nước Châu Phi, 5 nước Châu Á va 5 nước từ châu Mỹ
La Tinh). Với 68% diện tích trồng ngô tập trung ở các nước đang phát triển
song tong sản lượng thu từ các nước này chỉ chiếm 40%, năng suất bình quân
chỉ đạt 3 tấn/ha, trong khi các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Italia…

20


năng suất đạt từ 9 – 12 tấn/ha (ISAAA).
Qua bảng 2.2 ta thấy Mỹ là nước đứng đầu cả về diện tích, năng suất và
sản lượng trên toàn thế giới. Năm 2006 với diện tích là 28,59 triệu ha và năng

suất bình quân là 9,36 tấn/ha và tổng sản lượng là 267,6 triệu tấn chiếm 39%
sản lượng ngô toàn thế giới. Theo nguồn tin của bộ nông nghiệp Mỹ thì ngoài
sản xuất ngô làm lương thực thì Mỹ còn dùng ngô để sản xuất Ethanol.
Không chỉ có sản xuất với khối lượng lớn, Mỹ còn là quốc gia có lượng tiêu
thụ lớn chiếm 33,52% tổng lượng tiêu thụ ngô của thế giới là 702,5 đến 768,8
triệu tấn, hơn thế sản lượng xuất khẩu của Mỹ cũng rất cao chiếm 64,41% so
với sản lượng xuất khẩu của thế giới là 82,6 đến 96,7 triệu tấn. Tiếp theo Mỹ
là Trung Quốc, năm 2006 Trung Quốc sản xuất 27,14 triệu ha ngô với năng
suất bình quân 5,37 tấn/ha và tổng sản lượng là 145,63 triệu tấn. Tăng trưởng
diện tích hằng năm là 2,1%, năng suất 1,9% và sản lượng là 4,9%.
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất ngô của một số nước năm 2006
Tên nước
Mỹ
Trung Quốc
Brazil
Mexico
Ấn Độ
Indonesia
Italia
Pháp
Canada

Diện tích

Năng suất

(triệu ha)
28,59
27,14
12,60

7,34
7,59
3,35
1,11
1,50
1,09

Sản lượng

(tấn/ha)
(triệu tấn)
9,36
267,60
5,37
145,63
3,38
42,63
2,97
21,76
1,94
14,71
3,47
11,61
8,48
9,67
8,58
12,90
8,48
9,27
(Nguồn FAOSTAT, 5/2008)


Theo nguồn tin của bộ nông nghiệp Mỹ thì ngoài sản xuất ngô làm
lương thực thì Mỹ còn dùng ngô để sản xuất Ethanol. Không chỉ có sản xuất
với khối lượng lớn, Mỹ còn là quốc gia có lượng tiêu thụ lớn chiếm 33,52%
tổng lượng tiêu thụ ngô của thế giới là 702,5 đến 768,8 triệu tấn, hơn thế sản
lượng xuất khẩu của Mỹ cũng rất cao chiếm 64,41% so với sản lượng xuất

21


khẩu của thế giới là 82,6 đến 96,7 triệu tấn. Tiếp theo Mỹ là Trung Quốc, năm
2006 Trung Quốc sản xuất 27,14 triệu ha ngô với năng suất bình quân 5,37
tấn/ha và tổng sản lượng là 145,63 triệu tấn. Tăng trưởng diện tích hằng năm
là 2,1%, năng suất 1,9% và sản lượng là 4,9%.
Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu cũng như xu hướng
phát triển của cây ngô thì cây ngô sẽ không ngừng tăng lên về năng suất và
sản lượng. Theo dự đoán của CIMMYT vào năm 2020 nhu cầu ngô trên thế
giới sẽ là 504 triệu tấn tăng 79% so với nhu cầu ngô năm 1995.
* Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô ở Việt Nam
Ngô được đưa Việt Nam cách đây khoảng 300 năm. Mặc dù là cây
lương thực đứng thứ 2 sau lúa, nhưng do truyền thống cây lúa nước cây ngô
không được chú trọng nên chưa phát huy được truyền thống của nó ở Việt
Nam. Nhưng những năm gần đây nhờ có những chính sách khuyến khích của
Đảng, chính phủ va có nhiều tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt về giống ngô, do đó
cây ngô đã có những bước tiến đáng kể trong tăng trưởng về diện tích, năng
suất và sản lượng.
Trong những năm 1945 – 1975 do điều kiện canh tác thâm canh còn lạc
hậu nên sản lượng liên tục giảm, sản xuất chủ yếu tập trung ở miền Bắc, năng
suất biến động từ 1 – 1,1 tấn/ha với diện tích 276 – 389,6 nghìn ha. Lúc này
vật liệu khởi đầu là các giống địa phương như ngô Đại Phong, gié Bắc Ninh,

ngô Vạn Xuân… Cuối giai đoạn này có đưa vào một số giống ngô thụ phấn tự
do cải tiến, một số giống có nguồn gốc nhập nội như Xiêm (từ Thái Lan),
Kim Hoàng Hậu (từ Trung Quốc), Ganga (từ Ấn Độ)…, tuy nhiên năng suất
bình quân vẫn rất thấp, xung quanh 10 tạ/ha.
Sau năm 1975, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra nhiều nghị quyết Đại
hội, nghị quyết Trung ương nhằm khôi phục đất nước sau chiến tranh và phát
triển kinh tế, nhờ đó nông nghiệp nói chung và cây ngô nói riêng đã liên tục
phát triển. cả 3 chỉ tiêu là diện tích, năng suất và sản lượng đều tăng trưởng

22


liên tục với tốc độ cao.
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam qua một số năm
Năm
1975
1985
1990
1995
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

Diện tích


Năng suất

(1000 ha)
267,6
392,2
431,8
556,8
730,2
723,3
810,4
912,7
990,4
1052,6
1033,1
1096,1
1125,9

(tạ/ha)
10,42
14,9
15,5
21,3
27,5
28,0
28,7
34,4
34,9
36,0
37,0

39,6
40,2

Sản lượng

% diện tích

ngô lại
(1000 tấn)
278,4
584,9
671,0
1.184,2
28
2.005,1
65
2.150,0
70
2.314,7
73
3.136,3
75
3.453,6
83
3.760,0
90
3.854,6
90
4.303,2
>90

4531,2
>90
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009)

Qua bảng 2.3 ta thấy sau 32 năm diện tích ngô tăng 4,0 lần, năng suất
tăng 3,8 lần và sản lượng tăng 15,3 lần. Có được sự chuyển biến đột ngột này,
ngoài các chính sách của Đảng còn do tác động mạnh của sự tiến bộ khoa học
kỹ thuật. Trong giai đoạn 1975 – 1980 năng suất rất thấp do chủ yếu sử dụng
các giống địa phương. Những năm 1981 - 1993 năng suất ngô đã có sự cải
thiện do dùng các giống TPTD cải tiến. Từ năm 1995 đến nay do tỷ lệ giống
ngô lại đưa vào sản xuất ngày càng tăng đã tạo ra sự đột biến về năng suất từ
15,5 tạ/ha lên tới 39,6 tạ/ha.
Hiện nay, ngô được trồng ở hầu hết các vùng miền trong cả nước.
Nhưng do tác động của các yếu tố đất đai, khí hậu, thời tiết nên năng suất có
sự khác biệt rõ rệt.
Bảng 2.4 Tình hình sản xuất ngô theo vùng ở Việt Nam
Vùng sản xuất

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1000 ha)

(tạ/ha)

(1000 tấn)


23


ĐBSH
Đông Bắc
Trung du và miền núi phía bắc
Bắc Trung Bộ và DH miền Trung
Duyên Hải NTB
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB Sông Cửu long

98,4
43,5
325,5
217,6
28,2
612,6
440,5
33,7
459,3
219,7
34,7
513,8
42,7
38,8
165,5
236,9
44,0
989,8

89,5
44,9
561,3
40,9
53,6
191,3
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2009)

Qua bảng 2.4 ta thấy các vùng ngô chính của Việt Nam là ĐBSH, Tây
Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Cây ngô đang ngày càng
tăng lên về diện tích, năng suất, sản lượng và là cây lương thực có tiềm năng
kinh tế cao.
2.2.4 Những bài học rút ra từ liên kết “bốn Nhà” trong sản xuất và chế biến
- Liên kết kinh tế giữa các hộ nông dân và các doanh nghiệp muốn có
hiệu quả tốt cần phải có thêm sự tham gia của nhà nước và nhà khoa học. Cần
liên kết chặt chẽ bốn nhà trên trong từng khâu trong quá trình sản xuất. Cần
phải nhân rộng mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuât nông nghiệp, để đảm
bảo cho người dân yên tâm sản xuất, doanh nghiệp yên tâm đầu tư.
- Trong quá trình liên kết phải thực hiện đúng những quy định đã đề ra,
như vậy mới tạo nên mối liên kết lâu dài, đảm bảo lợi ích giữa các bên.
- Xử lý đúng đắn, kết hợp hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình
liên kết. Khi xảy ra rủi ro, bất khả kháng thì nhà nước cần can thiệp để đảm
bảo cho cả người dân và doanh nghiệp cùng chia sẻ rủi ro đó.
- Để quá trình liên kết có sức lan tỏa và đi sâu vào cuộc sống cần đẩy
mạnh công tác tuyên truyền. Tuyên truyền phải là bước đi đầu tiên trong quá
trình liên kết, phải làm cho họ hiểu được lợi ích của liên kết.
2.2.5 Một số chủ trương, chính sách của nhà nước có liên quan
- QĐ 80/2002/TTg của Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ
nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Quyết định 80 và việc liên kết bốn


24


nhà là một chủ trương chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát
triển bền vững, là thực hiện vông nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn, tiến tới nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại.
- Chỉ thị 25/2008/TTg : Việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản
thông qua hợp đồng
- Thông tư số 77/2002/TT- BTC: Hướng dẫn một số vấn đề về tài chính
thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua
hợp đồng: Hỗ trợ về đầu tư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, về tín dụng đầu
tư phát triển nhà nước, hỗ trợ tài chính vùng khó khăn, hỗ trợ chuyển giao kỹ
thuật và công nghệ, về chính sách thuế, hỗ trợ xuất khẩu và xúc tiến thương
mại.

25


×