Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tình trạng cấy truyền phôi ở lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.11 KB, 15 trang )

Tình trạng cấy truyền phôi ở lợn
Kỹ thuật phẫu thuật
Kỹ thuật phẫu thuật đối với cấy truyền phôi cho con nhận phôi đã sãn có trong
nhiều thập kỷ và nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của chúng đã
được tổng kết từ năm 1982 (Polge 1982). Kỹ thuật phẫu thuật đối với áp dụng
thương mại chỉ được sử dụng ở một mức độ giới hạn. Những kỹ thuật này sẽ
được mô tả một cách ngắn gọn để so sánh với các kỹ thuật gần đây. Về nguyên
tắc, tất cả các kỹ thuật này được thực hiện ở điều kiện gây mê toàn thân, với
đường sinh dục được bộc lộ thông qua vết cắt ở đường giữa thẳng đứng ở vùng
bụng phía sau. Thông thường lợn hậu bị được sử dụng bởi vì chúng dễ vận
chuyển và chịu được gây mê và các kỹ thuật phẫu thuật tốt hơn lợn nái. Phôi
được đưa vào ống dẫn trứng hay đầu sừng tử cung, phụ thuộc vào giai đoạn
phát triển của phôi. Chúng được đưa vào bằng một pipette nhỏ hay ống mỏng
cùng với một lượng nhỏ môi trường cấy phôi. Trung bình, tỷ lệ có chửa khoảng
60%, và số con trên ổ là 6,5, với sự dao động tỷ lệ có chửa từ 17% với 2,4 lợn
con tới 100% và trung bình số con trên ổ gần 10,8.
Kỹ thuật nội soi được phát triển gần đây hơn. Mặc dù chúng được định nghĩa là
một kỹ thuật phẫu thuật, lợi ích của chúng là các vết cắt nhỏ cần thiết để đưa các
dụng cụ vào. Tuy nhiên các kỹ thuật nội soi cũng đòi hỏi gây mê và các biện pháp
đề phòng khác tượng tự với các kỹ thuật phẫu thuật thông thường, và vì thế ít có
khả năng áp dụng đối với các trang trại đơn lẻ. Tỷ lệ có chửa dao động từ 14%
với 8 và 9 lợn con đến 40% với trung bình 7 lợn con trên ổ đối với cấy truyền vào
tử cung và 33% với trung bình 6 lợn con trên ổ đối với cấy truyền phôi vào ống
dẫn trứng. Gần đây, tỷ lệ có chửa là 90% đối với áp dụng kỹ thuật cấy truyền
phôi nội soi (bao gồm cả thu phôi bằng nội soi) cũng đã được báo cáo nhưng kết
quả chi tiết không được trình bày. Những kết quả này cho thấy rằng phương
pháp phẫu thuật phổ biến của cấy truyền phôi có thể sử dụng được.
Các kỹ thuật không phẫu thuật
Các kỹ thuật không phẫu thuật dựa trên cơ sở thông qua cổ tử cung để thu phôi
từ tử cung và/hay đưa phôi vào tử cung. Sau một thí nghiệm đầu tiên vào năm
1968, các kỹ thuật này đã được phát triển trong thập kỷ qua. Polg và Day (1968)


đã cấy truyền phôi lợn từ con cho phôi bị giết (ngày thú 3-5 sau thụ tinh) cho
những con nhận được gây mê đồng pha. Chỉ có 1/17 con nhận đã có chửa ở
ngày thứ 17 sau khi cấy. Ba phôi đang phát triển và bốn mảnh phôi đã được tìm
thấy lúc giết. Họ kết luận rằng tử cung của lợn nái mà lợn nái đó không động dục,


có cổ tử cung rất khó đưa vào và cổ tử cung hay thành tử cung dễ bị thủng. Đây
có thể là yếu tố chính làm cho kết quả đạt được kém. Sims và First (1987) đã
thực hiện cấy phôi bảy ngày tuổi bằng việc bơm phôi thông qua một spirette-AI
vào tử cung của những con nhận phôi được gây mê nhẹ. Những gia súc này
được giết ở một giai đoạn không được biết của quá trình chửa và ở thời điểm
giết, 13/21 con nhận đã có chửa.
Các thí nghiệm tiếp theo với các kỹ thuật không phẫu thuật đã được báo cáo ở
sáu nhóm nghiên cứu khác nhau (Bảng 1), tất cả các nhóm sử dụng các phương
pháp khác nhau. Ba sự khác biệt chính giữa các kỹ thuật là : 1) Dùng con nhận
có gây mê; 2) Loại dụng cụ được sử dụng (spirette -AI hay thiết kế đặc biệt ), và
3) Lượng dung dịch được dùng để cấy phôi.
Hai nhóm nghiên cứu đã sử dụng các hệ thống mà những hệ thống này cần phải
gây mê hoàn toàn ((Reichenbach và cs, (1993); Li và cs, (1996)). Reichenbach
và cs, (1993) đã đưa những con nhận vào vị trí thẳng đứng với nửa phía sau
nâng lên 900 từ vị trí nằm ngang, để kéo căng cổ tử cung và kích thích phôi vận
chuyển thông qua tử cung bằng trọng lực. Các tác giả này đã sử dụng một
spirette AI kết hợp với một ống cấy truyền phôi bằng thép không gỉ (như được sử
dụng trong cấy truyền phôi ở bò), nó được lồng qua spirette vào thân tử cung.
Những con nhận phôi trong nghiên cứu của Li và cs (1996) được đặt ngửa lưng
để kéo căng cổ tử cung. Các tác giả này cũng sử dụng một spirette AI cải tiến kết
hợp với một dụng cụ thép không gỉ được thiết kế đặc biệt với thanh thử để đi qua
cổ tử cung và với một ống bổ xung để đưa phôi vào tử cung. Cả hai nhóm đã
đưa phôi vào tử cung trong một lượng nhỏ môi trường cấy phôi. Nhóm đầu tiên
Reichenbach và cs (1993) đã bổ xung thêm một lượng 10-20ml môi trường vào

tử cung sau khi đã đặt phôi vào tử cung (Bảng 1).
Hai nhóm nghiên cứu khác đã sử dụng hệ thống AI truyền thống cải tiến (Galvin
và cs 1994; Yonemura và cs 1996). Con nhận hoặc là gây mê nhẹ (Galvin và cs
1994) hay không gây mê hoàn toàn (Yonemura và cs, 1996). Cả hai nhóm nghiên
cứu đã sử dụng spirette AI bình thường được nối với một dụng cụ ba đường.
Galvin và cs (1994) đã đặt phôi với một catheter vào spirette và bơm chúng với
10-20ml môi trường sau đó bơm thêm 15ml không khí để bơm sạch các chất
trong spirette vào tử cung.Yonemura và cs (1996) đã bơm phôi trực tiếp với một
số lần bơm dung dịch (tổng số đến 50ml) vào tử cung, sau đó bơm thêm 10ml
không khí (Bảng 1).
Bảng 1: Tổng kết các kỹ thuật và các kết quả của kỹ thuật cấy phôi không phẫu


thuật được xuất bản gần đây
Tài
liệu
tham
khảo
Gây

Kỹ
thuậta
Trung
bình
(mL)
Phôi
(n)
Giai
đoạn
của

phôi

a

Reichenbach Galvil và Hazeleger, Li và cs, Yonemura Hazeleger và
và cs, (1993)
cs,
Kemp
(1996)
và cs,
cs, (1999)
(1994)
(1994)
(1996)




Không



Không

Không

AI+SI

AI


SI

AI+SI

AI

SI

10-20

10-20

Ê0,1

<0,3

30 hay 50

Ê0,1

25-40

12?0,5

17?2

23?10

18?8


28-30

8 tế bào đến 4 tế bào
phôi nang đến đến phôi
nang
thoát
màng

Phôi dâu
đến phôi
nang

4 tế bào 4 tế bào
đến phôi đến phôi
nang nang thoát
màng

Phôi nang
thoát màng

Tỷ lệ
đẻ
(%)

5/58c (9%)

10/46
(22%)

7/21 (33%)


5/16
(31%)

16/25
(64%)

16/27d (59%)

Số
con
trên ổ
(dao
động)

2;6;7

4,3?0,7
(3-6)

6,7?1,6
(4-9)

6,2?3,1
(3-10)

3,1?1,6
(1-7)

10,9?3,4

(3-15)

Tỷ lệ 7,4; 20,0; 21,9 35?13
sống
(21-63)
sótb
(dao
động)

38?8
(22-47)

31?17
(13-56)

17?8
(7-33)

37?11
(10-50)

AI=hệ thống AI cải tiến; SI= dụng cụ thiết kế đặc biệt
Dựa trên những con có chửa
c
Hai con có chửa được giết giữa ngày 35 và 45; giả thiết rằng những con có
b


chửa này sẽ đẻ.
d

Con nhận được giết ở ngày 35 của quá trình chửa nhưng giả thiết là đã đẻ.
ở thí nghiệm của Hazeleger và cs (1994;1995; 1999), các tác giả đã dùng một kỹ
thuật không gây mê lợn nái nhận phôi. Phôi được cấy bằng dụng cụ được cấy
linh hoạt được thiết kế đặc biệt, mà dụng cụ này di chuyển qua cổ tử cung vào tử
cung. Một catheter nhỏ chứa phôi được đưa qua dụng cụ này vào tử cung, ở đó
phôi được bơm vào cùng với một lượng nhỏ môi trường cấy phôi (Ê0,1mL). Kỹ
thuật này đầu tiên cho tỷ lệ chửa 33% (Hazeleger và cs, 1994). Gần đây hơn, sử
dụng kỹ thuật tương tự nhưng đã được cải tiến và cấy nhiều phôi hơn, tỷ lệ có
chửa đạt 59% (Bảng 1; Hazeleger và cs, 1999).
Tỷ lệ có chửa trung bình đạt được dao động từ 9-64%, số con trung bình trên ổ
dao động từ 3,1-10,9 (Bảng 1). Mặc dầu tất cả các nhóm nghiên cứu sử dụng
các kỹ thuật khác nhau để cấy phôi, nhưng kết quả tốt nhất đạt được là bằng cấy
phôi không gây mê con nhận phôi (khoảng 60%; Yonemura và cs, 1996);
Hazeleger và cs, 1999). Các dụng cụ được thiết kế đặc biệt, mà những dụng cụ
này có thể đưa phôi vào tử cung với một lượng nhỏ dung dịch cho kết quả số con
trên ổ nhiều hơn (xấp xỉ 6-11 lợn con; Hazeleger và cs, 1994; Hazeleger và cs,
1999; Li và cs, 1996) so với các phương pháp khác. Có thể số con trên ổ thấp là
do khi một lượng lớn dung dịch được dùng để cấy phôi là do dung dịch chảy
ngược ra cùng với phôi qua cổ tử cung ra ngoài. Theo Hazeleger và cs, (1999),
điều quan trọng là chỉ dùng một lượng dung dịch tối thiểu để đẩy phôi từ catheter
vào tử cung; trong tử cung có rất ít dung dịch ở giai đoạn sớm của quá trình
chửa bình thường.
Khả năng thực hành của kỹ thuật cấy phôi
Khả năng thực hành của kỹ thuật cấy phôi phụ thuộc vào độ dễ mà cấy phôi có
thể thực hiện, sử dụng thiết bị và thời gian tối thiểu, có thể được ưa thích ở điều
kiện trang trại so với thụ tinh nhân tạo. Vì vậy, kỹ thuật cấy phôi qua cổ tử cung
không gây mê con nhận phôi được ưa thích hơn so với kỹ thuật nội soi, mà kỹ
thuật này vẫn cần đòi hỏi các thiết bị phẫu thuật. Khả năng thực hành của kỹ
thuật không phẫu thuật cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm cần thiết để thực hiện
cấy phôi. Đưa các dụng cụ đặc biệt qua cổ tử cung của con nhận không gây mê

chỉ được sử dụng gần đây ở lợn nái cai sữa, bởi vì cổ tử cung của lợn hậu bị hẹp
và đóng chặt hơn (Hazeleger và cs, 1999; Hazeleger và cs, 1999). Tuy nhiên, đối
với tất cả các kỹ thuật đã được trình bày, các kỹ thuật viên cần phải được huấn
luyện để thực hiện cấy phôi.


Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công
Hầu hết các nghiên cứu thực hiện ở các giai đoạn phát triển khác nhau của phôi
(4 tế bào đến phôi nang thoát mang) và con nhận đồng pha hay không đồng pha
1 ngày. Hầu hết các tác giả không tìm thấy sự khác nhau rõ ràng do các yếu tố
này đóng góp. Nghiên cứu gần đây của Hazeleger và cs, (1995) cho thấy cấy
phôi đồng pha (con nhận rụng trứng trước khoảng 24giờ hay sau 12 giờ so với
con cho) cho kết quả tốt nhất (Bảng 2). ở nghiên cứu của Polge (1982), kết quả
đạt được tốt nhất nếu phôi (ngày thứ 3 đến ngày thứ 9) được cấy cho con nhận
mà những con nhận này động dục 1 hay 2 ngày sau con cho phôi.
Giai đoạn phát triển của phôi dường như cũng có vai trò quan trọng đến cấy
phôi thành công. Kết quả tốt nhất đạt được khi cấy phôi ở ngày thứ 4 bằng phôi
nang và phôi dâu (55% có chửa) khi so với chỉ dùng phôi nang (cũng phôi ở ngày
thứ 4, 10% có chửa, Bảng 3). Các kết quả này có thể cho thấy cấy phôi nang cho
kết quả tốt nhất hay những phôi phát triển tốt nhất mới sống sót. Nghiên cứu cấy
phôi ở ngày thứ 5 (5 ngày sau rụng trứng) không cho kết quả có chửa hoàn toàn
khi 5 hay nhiều hơn phôi dâu hay chỉ có phôi dâu trong số các phôi được cấy của
phôi dâu và phôi nang, phụ thuộc vào sự không đồng pha của con nhận (con
nhận rụng trứng trước 24 giờ hay sau 36 giờ so với con cho; Hazeleger và cs,
1995; Bảng 2) . Kết quả này cho thấy trong số những phôi cấy, những phôi phát
triển trước có cơ hội sống sót cao hơn khi cấy không phẫu thuật cho con nhận
đồng pha tương đối. Nghiên cứu gần đây của Hazeleger và cs, (1999) đã nhấn
mạnh hiện tượng này. Một lượng thấp và cao (1000 và 1500IU) eCG để kích
thích trứng rụng và phôi đã được so sánh. Phôi 5 ngày tuổi (phôi dâu thoát
màng) được cho điểm theo sự phát triển và cấy cho con nhận đồng pha. Liều

eCG thấp và cao cho kết quả khác nhau về số tế bào ở mỗi phôi (84?15 so với
70?2) và có sự khác nhau nhỏ về đường kính trung bình của phôi nang (162?12
so với 158?11 mm). Tỷ lệ có chửa là 71 và 46% tương ứng. Trung bình, phân loại
phôi cấy trên cơ sở đường kính trung bình của chúng cho kết quả có chửa 43%
đối với phôi nang có đường kính nhỏ hơn và tỷ lệ có chửa cao hơn khi cấy phôi
nang có đường kính lớn hơn, điều đó đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những
phôi phát triển tốt (Bảng 4). Nhìn chung, ở ngày thứ 5 sau rụng trứng chỉ có
những phôi nang phát triển tốt có thể cấy thành công bằng phương pháp không
phẫu thuật, và con nhận phải rụng trứng trước khoảng 24 giờ hay sau 12 giờ so
với con cho.
Bảng 2:Số cấy và chửa sau khi cấy bằng không phẫu thuật ở ngày thứ 5 cho con
nhận, rụng trứng trước 24 giờ (-24giờ) đến 36 giờ (+36 giờ) sau con cho (dựa


trên số liệu của Hazeleger và cs, 1995).
Không đồng
pha
-24 đến
12giờ
+18 đến +36
giờ

n

Số cấy
Chu kỳ >24 ngày

Chu kỳ bình
thường
7a(3)

11b(5)

18
12

6(0)
1(0)

Chửa ở 35
ngày
5(0)
0(0)

Trong ngoặc là số con nhân có nhiều hơn 5 phôi dâu mỗi lần cấy, a so với b:
p,0,005
Bảng 3: Tổng kết cấy truyền phôi không phẫu thuật có hay không có phôi nang ở
ngày thứ 4 (Hazeleger và cs, 1995)
Con nhận

Có phôi
nang

Không có phôi
nang

Tổng số

Giá trị P

Tổng số

Có chửa

11
6(55%)

10
1(10%)

21
7(33%)

0,06

Bảng 4: Tỷ lệ có chửa và phôi sống ở ngày 30 sau khi cấy bằng những phôi có
đường kính dưới trung bình (nhỏ), trên trung bình (lớn) và trung bình (Hazeleger
và cs, 1999)

Có chửa

Kích thước phôi
Nhỏ (<159mm) Lớn (>159mm) Tổng số
Giá trị P
6/14(43%)
10/13(77%) 16/27(59%)
0,07

Làm tổ

10,8?5,2


14,9?3,9

13,4?4,7

0,09

Có thai bình
thường

8,8?3,4

12,1?2,9

10,9?3,4

0,06

Các khía cạnh khác ảnh hưởng đến kết quả của cấy phôi không phẫu thuật cũng
đã được Yonemura và cs (1996) báo cáo. Họ đã nhận thấy kết quả tốt hơn khi
sức kháng nhỏ nhất quan sát được khi dụng cụ của họ được đưa qua cổ tử cung
và dung dịch PBS được đưa vào tử cung. Kỹ thuật của họ dựa vào việc đưa
catheter AI càng sâu càng tốt vào cổ tử cung và đẩy phôi vào phần cuối của cổ tử
cung hay đưa catheter đủ sâu trực tiếp vào thân tử cung. Do đó, càng đưa sâu


vào thì càng ít bị mất phôi do ngăn cản không cho phôi dính vào dịch cổ tử cung.
Với phương pháp được sử dụng ở phòng thí nghiệm của Hazeleger và cs,
(1999) thì không có sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ có chửa quan sát được do thời
gian cấy hay sức kháng khi đưa dụnh cụ vào.
Khía cạnh khác có thể ảnh hưởng đến kết quả cấy phôi có thể là do vệ sinh. Các

nhóm nghiên cứu với kết quả thành công nhất (Hazeleger và cs, 1999; Yonemura
và cs ,1996) đã sử dụng kháng sinh trong môi trường cấy phôi và phủ các dụng
cụ của họ bằng vỏ nilon để đề phòng nhiễm trùng tử cung với các chất từ cổ tử
cung. Trong thí nghiệm của Hazeleger và cs (1999), các con nhận phôi cũng đã
được tiêm phòng bằng kháng sinh từ ngày rụng trứng (5 ngày trước khi cấy phôi)
đến 5 ngày sau khi cấy phôi. Mặc dù điều quan trọng này vẫn chưa được rõ,
nhưng ít nhất nó dường như không có hại đến sự sống sót của phôi.
Vì các điều kiện đồng pha và sự phát triển của phôi cần thiết cho cấy phôi không
phẫu thuật thành công khác với các yêu cầu đối với cấy phôi bằng phẫu thuật,
chúng cần phải đóng góp cho sự khác nhau trong kỹ thuật cấy phôi. Ba sự khác
biệt chính trong cấy phôi bằng phẫu thuật và cấy phôi không phẫu thuật của
Hazeleger và cs (1999) là ở kỹ thuật không phẫu thuật phôi được thu sau khi giết
con cho phôi, con nhận phôi không được gây mê và phôi được đưa vào gần thân
tử cung hay vào thân tử cung.
ảnh hưởng của giết con cho phôi lên chất lượng phôi cũng đã được nghiên cứu.
Phôi được thu ngay sau khi giết có tỷ lệ phát triển trong ống nghiệm cao hơn so
với phôi được thu sau khi giết 2 giờ (Wrathall và cs, 1990). Kết quả của cấy phôi
phẫu thuật những phôi, được thu ngay sau khi giết, tương tự với kết quả của cấy
phôi thu bằng phẫu thuật (Schliepper và Holtz, 1986). Do đó, dường như không
phải thu phôi nhanh sau khi giết giải thích cho sự khác nhau giữa kết quả cấy
phôi bằng kỹ thuật và không phẫu thuật.
ảnh hưởng của gây mê ở con nhận không thể nghiên cứu được trong cấy phôi
bằng phẫu thuật, trong khi đó không có nghiên cứu nào được thực hiện ở cấy
phôi không phẫu thuật. ở một số loài như bò không cần gây mê, do đó gây mê có
thể không có ảnh hưởng dương lên cấy phôi. Không gây mê, trên thực tế có thể
có lợi, vì con nhận không bị stress khi tỉnh dậy từ gây mê và những ảnh hưởng
âm của gây mê lên các quá trình sinh lý cũng có thể tránh được. Tốt nhất, cấy
phôi không phẫu thuật nên được thực hiện không cần gây mê, bởi vì kỹ thuật này
không gây đau cho gia súc.
ảnh hưởng của vị trí cấy phôi cũng đã được nghiên cứu (Stein và cs, 1987;



Wallenhorst và Holtz, 1995), và không có sự khác biệt về sự sống của phôi khi
phôi được cấy vào giữa hay vào chóp sừng tử cung (Stein và cs, 1987). Sự sống
sót sau khi cấy phôi nang bằng phẫu thuật vào thân tử cung cho kết quả có chửa
2/17 (12%) với 4 và 5 thai, trong khi đó cấy phôi vào nửa sau của thân tử cung
hay sừng của tử cung cho tỷ lệ có chửa là 81% (13/16) và 88% (14/16) với trung
bình 5,6 và 8,2 thai, tương ứng (Wallenhorst và Holtz, 1995). Kết quả kém của
cấy phôi bằng phẫu thuật vào thân tử cung, mà kết quả đó tuơng đương với các
kết quả không được công bố (Yonemura và cs, 1996), thậm chí còn kém hơn so
với kết quả đã xuất bản đối với kỹ thuật cấy phôi không phẫu thuật (Bảng 1).
Điều này có thể cho thấy kết quả kém của cấy phôi phẫu thuật vào thân tử cung
(Wallenhorst và Holtz, 1995) bị ảnh hưởng bởi nhiều khía cạnh quan trọng hơn
(ví dụ, gây mê và chấn thương do phẫu thuật) là do vị trí cấy phôi. Tuy nhiên, đối
với cấy phôi không phẫu thuật, không thể kết luận rằng vị trí của phôi trong thân
tử cung hay ở sừng tử cung là ít quan trọng.
Những trở ngại
Rõ ràng rằng một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của cấy
truyền phôi vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Các khía cạnh ảnh
hưởng đến kết quả cấy phôi như vị trí của phôi trong tử cung, giai đoạn phát triển
của phôi, không đồng pha và phương pháp thu phôi cần phải được chứng minh.
Các khía cạnh khác như tuổi của con cho và con nhận phôi (chưa thành thục về
giới tính, thành thục về giới tính, lợn nái), các phương pháp gây đồng pha đối với
con cho cũng như con nhận và các phương pháp bảo quản phôi (bảo quản hay
nuôi cấy, thành phần môi trường, thời gian và nhiệt độ) tất cả cần phải được
nghiên cứu trong tương lai. ảnh hưởng âm của nuôi phôi trong thời gian 3 ngày
lên kết quả tiếp theo của cấy phôi cũng đã được báo cáo (Blum-Reckow và Holtz,
1991). Cấy phôi cho con nhận ít phát triển hơn là cần thiết để nâng tỷ lệ có chửa
từ 9% lên 53%. Kiểm soát cấy phôi tươi cho tỷ lệ có chửa 60 và 70% đối với cấy
đồng pha và không đồng pha, tương ứng. Cấy phôi đồng pha với khoảng cách

địa lý lớn giữa con cho và con nhận, và thời gian bảo quản 30-34 giờ cũng đã
được báo cáo (Niemann và cs, 1989) với tỷ lệ có chửa là 47% và số con trên ổ là
5,6. Những kết quả này cho thấy có thể cấy phôi thành công hơn là kéo dài thời
gian bảo quản, mặc dù kết quả có thể được cải thiện nếu điều kiện bảo quản là
tối ưu.
Gần đây, kết quả của cấy truyền phôi không phẫu thuật dường như có thể chấp
nhận để sử dụng kỹ thuật này cho áp dụng có giá trị cao. Vì thế các kỹ thuật cần
phải kiểm tra và đánh giá trong thực tế. Những kết quả đạt được theo cách này


sẽ bổ xung thêm thông tin về những khía cạnh quan trọng cho sự thành công của
cấy truyền phôi không phẫu thuật.
Vấn đề quan trọng khác là phát triển các qui trinh vệ sinh để ngăn cản sự lây
nhiễm các tác nhân nhiễm trùng. Kinh nghiệm cấy truyền phôi bò và phôi người
là một cơ sở vững chắc cho việc phát triển qui trình an toàn tương tự đối với cấy
truyền phôi lợn.
Kỹ thuật thu phôi
Đối với cấy truyền phôi lợn điều cần thiết là cần một số lượng lớn phôi. Cách
thông thường để có phôi là thu phôi bằng phẫu thuật. Kỹ thuật thu phôi bằng
phẫu thuật thường có những bất lợi và chỉ có thể lặp lại 2 hay 3 lần do sự hình
thành mô sẹo (Cameron và cs, 1990). Tuy nhiên, đối với những áp dụng đặc biệt
thì kỹ thuật phẫu thuật có thể có giá trị và nó có lợi là tỷ lệ thu phôi cao. Phương
pháp khác có tỷ lệ thu phôi cao là rửa tử cung sau khi giết con cho phôi. Điều bất
lợi là chỉ sử dụng con cho phôi có một lần. Điều này giới hạn khả năng ứng dụng
đối với những con cho đã đến lúc giết, như những con lợn nái già và những lợn
hậu bị giống trước tuổi thành thục về tính. Tuy nhiên, những con vật này có thể
mang những gen mong muốn mà những gen này có giá trị giống. Vì thế, cả
nguồn lò mổ cũng như thu phôi bằng phẫu thuật có thể cung cấp phôi, đặc biệt
đối với những áp dụng ở mức độ nhỏ.
Mặt khác, các kỹ thuật phát triển gần đây là thu phôi qua cổ tử cung từ con cho

bằng cách kéo ngắn sừng tử cung bằng phẫu thuật (Kobayash và cs, 1989) và kỹ
thuật nội soi (Beselfelder và cs, 1997). Kỹ thuật nội soi có lợi là giảm tối thiểu sự
tổn thương, mặc dầu đây vẫn là một kỹ thuật phẫu thuật nên có những bất lợi.
Theo cách này phôi có thể thu được từ ống dẫn trứng cũng như từ tử cung với tỷ
lệ thu phôi cao (28 trứng hay phôi trên mỗi con cho; Beselfelder và cs, 1997).
Thu phôi từ con cho bằng kéo ngắn sừng tử cung được dựa trên nối phẫu thuật
của chóp sừng tử cung tới thân sừng tử cung gần tới ngã ba thân tử cung. Phần
giữa lớn của sừng tử cung được đóng lại và để trong xoang bụng (Hazeleger và
cs1994) hay lấy đi (Kobayashi và cs 1989). Kỹ thuật thu phôi qua sừng tử cung
từ con cho cố định bằng cách kéo ngắn sừng tử cung có lợi là phôi được lấy ba
tuần một lần. Tuy nhiên tỷ lệ thu phôi ở mỗi lần lấy là thấp hơn (6,3?3,4 phôi) so
với tỷ lệ tu phôi sau khi giết (17,7 ? 2,2; Hazeleger và cs 1994). Những Kết quả
này có thể so sánh với các kết quả đã công bố khác (6,3 ? 6,0; Kobayashi và cs
1989). Kết hợp với gây siêu bài noãn, tỷ lệ thu phôi ở mỗi lần có thể tăng lên từ 8
đến 18 phôi (Bảng 5; Hazeleger và cs, 1994). Kỹ thuật này được sử dụng rất hạn


chế, và đến nay như chúng tôi được biết không có trường hợp cấy truyền phôi
nào được thực hiện bằng thu phôi qua cổ tử cung.
Bảng 5 : Số trung bình (?SD) trứng/phôi thu qua cổ tử cung ở lợn nái bằng kéo
ngắn sừng tử cung bằng phẫu thuật sau khi gây động dục đồng pha bằng 2000
IU eCG ở chu kỳ hai hay ở đối chứng chu kỳ một và chu kỳ ba (Hazeleger và cs,
1994)
Chu kỳ 1

Chu kỳ 2

Chu kỳ 3

Số lợn nái


7

7

5a

Số trứng/phôi

8,1 ? 5,5

18,4 ? 25,0

8,0 ? 6,3

(dao động)

(4 - 19)

(0 - 17)

(1 - 18)

a

loại bỏ một lần rửa không thành công và một lợn nái không rụng trứng.

Để áp dụng ở mức độ rộng hơn, phôi nên được tạo ra số lượng lớn bằng tạo
phôi trong ống nghiệm (IVP) hay bằng cloning hay bằng IVM-IVF và sau đó nuôi
cấy đến giai đoạn phát triển mong muốn. Cả hai kỹ thuật đều có tiểm năng lớn và

cần tiếp tục được phát triển (Stice và cs, 1998). Có thể phải mất một thời gian
nữa trước khi chúng được sử dụng rộng rãi. Đến lúc đó phôi được tạo ra trong
cơ thể có thể được sử dụng ở mức độ nhỏ. Tuy nhiên, giá trị của những áp dụng
thậm chí hạn chế có thể rất cao vì giá trị di truyền của quần thể lợn.
áp dụng với các kỹ thuật sinh sản liên quan
Kết hợp với các kỹ thuật sinh sản liên quan như thu tế bào trứng nội soi, đông
lạnh phôi và tế bào trứng, xác định giới tính của tinh trùng và phôi, và chọn lọc
phôi dựa trên DNA marker đã thúc đẩy áp dụng những kỹ thuật phôi như đã trình
bày ở trên. Theo cách này những áp dụng mới đối với những nhà nhân giống lợn
đã được phát triển để nâng cao tiến bộ di truyền và để bảo đảm cho thương mại
Quốc tế những vật liệu di truyền có giá trị (Van der Lende và Hazeleger, 1998).
Một ví dụ có thể có trong việc áp dụng đối với chăn nuôi lợn sinh trưởng-kết thúc.
Bên cạnh cloning, một cách tiếp cận thông thường có thể là phối giống cho lợn
hậu bị ở giai đoạn kết thúc với tinh dịch của lợn đực ở giai đoạn kết thúc của
giống khác để cung cấp phôi lai cho mục đích nuôi ở giai đoạn sinh trưởng-kết
thúc. Những phôi như thế có thể được tạo ra bằng IVP với những tế bào trứng


được lấy từ lợn con. Về lý thuyết, số lượng phôi sãn có là rất lớn, và giới hạn chỉ
bởi số lượng lợn con bị giết. Tạo phôi theo cách này có thể có tiềm năng lớn đối
với tạo phôi thương mại đối với những trang trại lớn với chính các thiết bị giết thịt
của họ.
Những điểm kết luận
Một trong những lợi ích quan trọng của cấy truyền phôi là khả năng của các công
ty giống quốc tế có thể vận chuyển phôi thay cho gia súc sống trên toàn thế giới.
Có thể hy vọng giảm tối thiểu nguy cơ lây truyền bệnh tật và giảm đáng kể giá
vận chuyển. Nhiều nhóm nghiên cứu đã vận chuyển giữa các nước đối với phôi
lợn với cấy truyền phôi lợn thành công, cho thấy những kỹ thuật này có thể áp
dụng được (Niemann và cs, 1989).
Cả thu phôi và cấy truyền phôi có thể thực hiện phẫu thuật cho mục đích vận

chuyển giữa các nước. Tuy nhiên, khả năng thu phôi lặp lại với các kỹ thuật làm
tổn thương tối thiểu hay kỹ thuật qua cổ tử cung và cấy chúng cho con nhận
bằng kỹ thuật không phẫu thuật sẽ nâng cao hiệu quả là lợi ích áp dụng này. Kỹ
thuật không phẫu thuật sẽ được ưa thích hơn so với kỹ thuật phẫu thuật từ quan
điểm bảo vệ sức khoẻ gia súc. Mong đợi sức khỏe được cải thiện của quần thể
lợn khi phôi thay cho gia súc được vận chuyển khắp thế giới là điều quan trọng
để xã hội chấp nhận kỹ thuật này.

Nhân bản thành công lợn bằng phương pháp vô tính

Sau trận động đất ngày 12/5/2008 tại WenChua, Trung Quốc một
chú lơn đã sống sót trong đống đổ nát 36 ngày. Đây có thể là
một phép lạ trong cuộc sống, chính vì nghị lực sống phi thường
này các thành viên trên mạng xã hội Trung Quốc đã đặt cho chú
lơn cái tên “Lợn kiên cường”.
>>> Cừu
Dolly
“hồi
>>> Lần đầu tiên nhân bản vô tính thành công bò tót

sinh”

Hiện nay giống lợn này đã và đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền


và không có khả năng sinh con. Trong thời gian vừa qua các nhà
khoa học thuộc Viện nghiên cứu gene thành phố Thâm Khuyến
Trung Quốc đã tiến hành nhân bản vô tính và kết quả 6 chú lợn kiên
cường đã ra đời.


Chú lợn được ra đời bằng phương pháp nhân bản vô tính (Ảnh:
Xinhuanet)
Sau khi được đưa ra khỏi đống đổ nát trong trận động đất chú lợn
nhanh chóng hồi phục nhưng hoàn toàn mất đi khả năng sinh con.
Lãnh đạo Viện nghiên cứu gene thành phố Thâm Khuyến Trung
Quốc cho biết để tiếp tục duy trì nguồn gene của giống lợn này,
tháng 2/2011 Viện nghiên cứu gene đã tiến hành nghiên cứu kiểm tra
sức khỏe của chú lợn và tiến hành lấy và nuôi dưỡng mẫu tế bào gốc
trên đôi tai của lợn đồng thời sử dụng các công nghệ nhân bản vô
tính để nhân bản tế bào gốc thành các phôi thai và sau đó đưa
những phôi thai nhân bản này vào cơ thể hai lợn mẹ khỏe mạnh.
Trải qua 110 ngày phát triển hai lợn mẹ ngày 31/08 và ngày 2/9 năm
2011 đã sinh ra 6 chú lợn con tại Hui Zhou Tỉnh Quảng Đông Trung
Quốc. Hiện nay 6 chú lợn con rất khỏe mạnh và phát triển bình
thường.
Kỹ thuật nhân bản vô tính trên động vật là kỹ thuật chuyển lưu


(Hạt) nhân nhưng không có quá trình sinh sản hữu tính, một tế
bào có thể phát triển thành một con vật hoàn chỉnh.
Nhóm các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu gene thành phố Thâm
Khuyến Trung Quốc cho biết họ đã nhân bản thành công lợn bằng
phương pháp vô tính trên một tế bào gốc của chú lợn bị lão hóa. Ý
nghĩa của công việc này ở chỗ sẽ giúp duy trì được giống nòi của
những loài động vật đã và đang có nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự
nhiên.

Hàn Quốc nhân bản vô tính lợn để cấy nội tạng

Ngày 22/4, các nhà khoa học Hàn

Quốc thông báo đã nhân bản vô
tính một con lợn để lấy các cơ quan
nội tạng đã biến đổi gen cấy ghép
cho
người.
Trưởng nhóm nghiên cứu nói trên,
nhà khoa học Lim Gio-bin cho biết chú
lợn đực nhân bản được đặt tên Xeno
đã chào đời ngày 3/4. Các nhà khoa học đã tiến hành biến đổi gen
để Xeno không còn gen "alpha-gal" gây phản ứng đào thải khi cấy
ghép.
Nhóm nghiên cứu được Chính phủ Hàn Quốc tài trợ này, gồm các
nhà khoa học đến từ 4 trường đại học và hai viện nghiên cứu, đã sử
dụng tế bào gốc của gần 100 con lợn nhỏ hơn bình thường để nhân
bản 4 con, nhưng chỉ có Xeno sống được. Hiện nhóm này đang tiếp
tục
nhân
bản
một
con
lợn
cái.


Theo ông Lim Gio-Bin, nhóm của ông đã áp dụng công nghệ gần
giống công nghệ mà các nhà khoa học Mỹ đã áp dụng năm 2002 để
nhân bản lợn vô tính, trong đó loại bỏ một bản sao của gen gây phản
ứng
đào
thải.

Một cơ thể tiếp nhận 2 bản sao của một gen, gồm một bản sao của
mẹ và một bản của cha. Các nhà khoa học đã cố gắng nhân bản lợn
không có cả hai bản sao này, song đến nay chưa thu được kết quả.
Ông Lim Gio-bin khẳng định việc ông và các cộng sự nhân bản thành
công Xeno đã đưa Hàn Quốc lên vị trí thứ hai thế giới sau Mỹ về
nhân bản lợn vô tính. Ông cho rằng phương pháp nhân bản của
nhóm ông ưu việt hơn so với phương pháp của các nhà khoa học
Mỹ, và kết quả này sẽ giúp họ tích lũy kiến thức để nhân bản những
con
lợn
nhỏ
chất
lượng
cao.
Ông cũng cho biết sẽ cùng các cộng sự tiến hành thử nghiệm cấy
ghép nội tạng của loại lợn này cho người vào năm 2012 và có thể bắt
đầu triển khai cung cấp dịch vụ này vào năm 2017./.

Trung Quốc cho nhân bản vô tính lợn 'anh hùng'
Xem tin gốc
Tiền Phong - 8 tháng trước 57 lượt xem

TPO - Các hãng truyền thông Trung Quốc đưa tin, chú lợn “anh
hùng” đã sống sót dưới đống đổ nát trong trận động đất lịch sử
ở tỉnh Tứ Xuyên năm 2008, đã được các nhà khoa học tiến hành
nhân bản vô tính thành công. Ảnh minh họa.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này


Sau hơn một tháng bị chôn vùi dưới đống đổ nát do động đất

gây ra, chú lợn tên Zhu Jiangqiang vẫn sống sót và trở nên
nổi tiếng khi được khắp các đài báo đưa tin.
Được biết, Zhu sống sót dưới đống đổ nát hoang tàn trong
suốt một tháng nhờ ăn than củi và uống nước mưa. Theo các
nhà khoa học, Zhu là con lợn có sức khỏe tốt và thậm chí có
một ý chí kiên định. Do đó, họ muốn nhân bản Zhu.
Theo tờ Sunday Morning Post, các nhà khoa học ở phía Tây
thành phố Thâm Quyến đã đưa ra ý tưởng, đồng thời cùng
nhiều nhà khoa học khác tham gia dự án nhân bản vô tính
lợn Zhu. Họ lấy DNA của Zhu để tạo ra sáu con lợn giống hệt
lợn bố.
Việc nhân bản vô tính vẫn được tiến hành mặc dù Zhu bị
thiến trước một vài tuần khi động đất xảy ra, và tuổi thọ của
Zhu cũng khá lớn: năm tuổi (tương đương 60 tuổi ở người).
“Dù bị thiến, tuổi cao, nhưng thật tuyệt vời, Zhu mang đến
cho chúng tôi hết bất ngờ này đến ngạc nhiên khác. Những
“đứa con” của Zhu rất giống bố, trong tương lai, chúng sẽ
được đưa tới một viện bảo tàng hoặc một viện nghiên cứu” ông Du Yutao, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.



×