Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

đề tài công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.93 KB, 35 trang )

ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
97 Võ Văn Tần, Quận 3, Tp.HCM

Tiểu luận

LUẬT KINH DOANH
Đề tài: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN

GVHD:
NHÓM HỌC VIÊN:

Tháng 12/2012

Mục lục

Tiến sĩ - Luật sư TRẦN ANH TUẤN
1. Đinh Chu Bích Huệ
2. Đỗ VănThuấn
3. Lê Tường Linh


CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN
I.

Khái niệm, đặc điểm, chủ sở hữu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành
viên (Công ty TNHH một thành viên)

1. Công ty Trách nhiệm hữu hạn


1.1. Định nghĩa

-

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được
pháp luật thừa nhận. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt.

MBA12A – Nhóm 8

Page 2


Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và
nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
-

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có không quá 50 thành viên
cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa
vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty.

1.2. Sự hình thành và phát triển của mô hình công ty TNHH

-

Trang vi.wikipedia.org cho thấy các công ty theo mô hình của công ty trách nhiệm hữu
hạn chỉ thực sự xuất hiện ở cuối thế kỷ 19 và phát triển mạnh ở thế kỷ 20. Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn xuất hiện như là một sản
phẩm của hoạt động lập pháp khi mà người Đức đã "sáng tạo" ra mô hình Gesellschaft
mit beschränkter Haftung - GmbH theo một đạo luật về công ty vào năm 1892
(Rudiger Vilhard & Arndt Stengel (ed.), German Limited Liability Company, NXB John

Wiley & Sons Ltd, 1997, trang 7-8). Mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn được du
nhập vào Pháp khoảng đầu năm 1925 dựa theo mô hình GmbH trên.

-

Thời kỳ Pháp thuộc, từ cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, người Pháp đem đến Việt
Nam các mô hình kinh doanh của họ, vì thế không có gì ngạc nhiên khi mà pháp luật
công ty của Việt Nam đã bị ảnh hưởng lớn bởi mô hình luật công ty châu Âu. Các hình
thức công ty như trong luật thương mại của Pháp đã xuất hiện trong các Bộ luật thời
Pháp thuộc như Dân luật thi hành tại các tòa án Nam Bắc Kỳ 1931 và Bộ luật thương
mại Trung Kỳ 1942. Hai bộ luật này đều có quy định về các mô hình công ty, được gọi
là hội hay công ty, mà chúng ta thấy ngày nay trong luật định Việt Nam. Những quy
định của Bộ luật thương mại Trung Kỳ vẫn tiếp tục được áp dụng tại miền Nam Việt
Nam cho đến khi Bộ luật thương mại Sài Gòn 1972 có hiệu lực áp dụng. Trong Bộ luật
thương mại Sài Gòn 1972, mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn (hội trách nhiệm hữu
hạn) cũng tiếp tục được ghi nhận bên cạnh các hình thức công ty khác (Tạp chí Khoa
học Pháp lý số 4-5/2006)

-

Sự xuất hiện của mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn thích hợp cho kinh doanh ở quy
mô vừa và nhỏ, mô hình này dường như được ưa chuộng ở tất cả các nước. Tỷ lệ các

MBA12A – Nhóm 8

Page 3


công ty trách nhiệm hữu hạn trong tổng số các công ty thường chiếm rất cao, ví dụ
ở Anh vào tháng 3 năm 2001 có tới 99% trong tổng số 1,5 triệu công ty ở nước này là

công ty trách nhiệm hữu hạn (private company). Vào cuối tháng 6 năm 2002, ở Úc có
tới 98,3% trong tổng số 1,248 triệu các công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn
(proprietary company limited by shares).
-

Ở Việt Nam, theo số liệu trong Ấn phẩm “Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ
21” do Nhà xuất bản thống kê phát hành năm 2010 thì tính đến năm 2008, tổng số
doanh nghiệp thuộc loại hình TNHH là 103.091 doanh nghiệp trên 205.689 tổng các
loại hình doanh nghiệp chiếm 50,12% tổng số các loại hình doanh nghiệp và là loại
hình công ty chiếm số lượng đông nhất trong tất cả các loại hình, đó là chưa kể đến số
lượng doanh nghiệp đang chờ giải thể

2. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
2.1. Sự hình thành và phát triển mô hình Công ty TNHH một thành viên

-

Công ty TNHH một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty TNHH. Trước
những đòi hỏi bức bách của công cuộc đổi mới và hoà nhập với thương trường quốc tế
khi Việt Nam gia nhập WTO, “ngôi nhà cũ của Doanh nghiệp nhà nước” trở nên chật
chội và không còn phù hợp khi Luật Doanh nghiệp Nhà nước hết hiệu lực. Chính phủ
đã xác định tái cơ cấu nền kinh tế vào 3 mũi nhọn là cải cách đầu tư công, hệ thống
doanh nghiệp nhà nước và sắp xếp lại hệ thống ngân hàng. Doanh nghiệp Nhà nước
thời gian qua tuy đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nhưng cũng đang
bộc lộ nhiều yếu kém đòi hỏi phải có sự đổi mới, cải cách để khắc phục các nhược điểm
như: hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của DNNN còn hạn chế; thực trạng tài chính tại
một số DNNN rất yếu kém, thua lỗ kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất cân đối tài
chính…. Mô hình Công ty TNHH một thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp
năm 2005 chính là ngôi nhà mới cho các Doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ đã chỉ ra
con đường để đi đến ngôi nhà mới ấy chính là Nghị định 95/2006/NĐ-CP ngày 08

tháng 09 năm 2006 về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên, tạo một sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi loại hình kinh tế.

MBA12A – Nhóm 8

Page 4


-

Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2010 về việc chuyển đổi công ty nhà
nước thành Công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý Công ty TNHH một
thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu dựa trên nền tảng nghị định 95/2006/NĐ-CP
điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hơn việc xây dựng mô hình Công ty TNHH một
thành viên.

2.2. Ý nghĩa việc chuyển đổi Doanh nghiệp thành công ty TNHH một thành viên

a) Doanh nghiệp nhà nước:
-

Việc chuyển đổi các DNNN thành công ty TNHH một thành viên tuy không mang tính
đột phá như cổ phần hóa, nhưng là cần thiết và có ý nghĩa nhất định.

-

Với việc chuyển đổi doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn thành công ty TNHH
một thành viên, bên cạnh mục tiêu để thực hiện thống nhất một Luật Doanh nghiệp, còn
nhằm mục đích đổi mới tổ chức quản lý, cơ chế hoạt động, tạo sự bình đẳng với các
loại hình doanh nghiệp khác. Đây là quá trình “công ty hóa” các công ty nhà nước, tạo

vị thế “công ty” cho công ty nhà nước – có địa vị pháp lý của một pháp nhân kinh tế, có
tài sản độc lập với cá nhân và tổ chức khác, kể cả với Nhà nước, có quyền nhân danh
công ty tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

-

Việc chuyển đổi sang Luật Doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế, tạo mặt bằng pháp lý với các thành phần kinh tế khác, thực hiện cam kết WTO là
Nhà nước thực hiện các quyền chủ sở hữu tương tự như các chủ doanh nghiệp hay cổ
đông khác không phải Nhà nước.
b) Doanh nghiệp tư nhân:

Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005, giờ đây nhà đầu tư cá nhân trong nước
muốn khởi nghiệp kinh doanh đã có hai sự lựa chọn, một là doanh nghiệp tư nhân
(DNTN) và hai là công ty trách TNHH một thành viên. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư
cá nhân băn khoăn không biết là nên thành lập DNTN hay công ty TNHH một thành
viên, những điểm được và chưa được của mỗi sự lựa chọn đó là như thế nào? Chúng ta
có thể điểm qua một số nét như sau:
MBA12A – Nhóm 8

Page 5


-

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm
chủ sở hữu. Còn DNTN chỉ do cá nhân làm chủ sở hữu. Một cá nhân hoặc tổ chức có
thể làm chủ nhiều công ty TNHH một thành viên nhưng cá nhân chỉ được làm chủ một
DNTN.


-

Công ty TNHH một thành viên có tài sản độc lập với chủ sở hữu nhưng DNTN thì
không có sự tách bạch giữa tài sản của công ty với chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty
TNHH một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty - Trách nhiệm hữu hạn. Ngược
lại, chủ sở hữu DNTN tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt
động của DN - Trách nhiệm vô hạn.

-

Công ty TNHH một thành viên được quy định rõ là có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, còn doanh nghiệp tư nhân thì chưa quy
định rõ về tư cách pháp nhân (có thể được xem là không có tư cách pháp nhân).

-

Bất cứ một hoạt động nào về chuyển đổi chủ sở hữu hay hình thái kinh doanh của
DNTN đều làm chấm dứt DNTN cũ và chỉ có thể giải thể DNTN và thành lập doanh
nghiệp mới, còn công ty TNHH một thành viên thì việc chuyển đổi chủ sở hữu hay
hình thái kinh doanh không làm chấm dứt tư cách pháp nhân của doanh nghiệp.

-

Chủ sở hữu DNTN đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty còn ở công ty
TNHH một thành viên thì có thể Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty
hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

-


Công ty TNHH một thành viên được tăng vốn điều lệ, nhưng không được giảm. DNTN
được tăng, giảm vốn đăng ký.

-

Công ty TNHH một thành viên không có quyền bán hay cho thuê công ty mà chỉ có thể
chuyển nhượng phần vốn góp của mình trong công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
DNTN có thể cho thuê hoặc bán DN cho tổ chức, cá nhân khác
Như vậy việc chuyển đổi từ DNNN sang mô hình công ty TNHH một thành viên
mang ý nghĩa thiết thực và đem lại một hướng đi mở cho nền kinh tế Việt Nam. Đối với

MBA12A – Nhóm 8

Page 6


DNTN thì nhìn chung, DNTN và công ty TNHH một thành viên đều có một số mặt
mạnh và một số hạn chế nhất định mà mỗi nhà đầu tư cá nhân cần phải thận trọng xem
xét khả năng và nhu cầu thực tế của mình để chọn một hình thức đầu tư phù hợp
2.3. Định nghĩa, đặc điểm Công ty TNHH một thành viên
2.2.1. Định nghĩa:
-

Theo Điều 63 Luật doanh nghiệp năm 2005, Công ty TNHH một thành viên là doanh
nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty).
Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số tài sản chủ sở hữu đã trích. Số tài sản này hình thành vốn điều
lệ của Công ty TNHH một thành viên.

-


Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

-

Cũng như công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn
nhưng được quyền phát hành các loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật.
Nếu cho phép phát hành cổ phiếu chính là huy động thêm vốn điều lệ, người mua nó sẽ
trở thành chủ sở hữu, trở thành thành viên của công ty. Nếu cho phép nó phát hành cổ
phiếu, khi đó nó sẽ trở thành công ty cổ phần.
2.2.2. Chủ sở hữu:

Căn cứ theo điều 3 chương 1 Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm
2010 về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành Công ty TNHH một thành viên và tổ
chức quản lý Công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, chủ sở hữu
của Doanh nghiệp TNHH MTV được trình bày cụ thể như sau: Nhà nước là chủ sở hữu
đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều
lệ. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ. Mỗi công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ công ty nhà nước hoặc thành
MBA12A – Nhóm 8

Page 7


lập mới chỉ do một tổ chức được phân công, phân cấp dưới đây thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là chủ sở hữu):
a) Thủ tướng Chính phủ hoặc một tổ chức chuyên trách được Chính phủ phân công thực


hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên được chuyển đổi từ công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng
công ty nhà nước, công ty nhà nước quy mô lớn, quan trọng do Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập.
b) Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh) được phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối
với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển đổi từ:
o Công ty nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; thực hiện nhiệm vụ công ích

do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;
o Công ty mẹ trong tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước trong mô hình công ty mẹ -

công ty con; công ty nhà nước độc lập; công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, nông
trường và lâm trường quốc doanh do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành
lập thuộc diện cổ phần hóa nhưng chưa thực hiện chuyển đổi được trước ngày 01 tháng
7 năm 2010.
c) Công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế

nhà nước là chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển đổi, tổ
chức lại từ: công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị thành viên hạch toán phụ
thuộc của tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ trong tổng
công ty nhà nước thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty con, đơn vị thành viên hạch
toán phụ thuộc của công ty mẹ; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty
mẹ thành lập mới.

MBA12A – Nhóm 8

Page 8



d) Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước là chủ sở hữu công ty trách nhiệm

hữu hạn một thành viên chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập do các Bộ, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, trừ các công ty quy định tại các khoản 1, 2 và 3
điều 3 chương 1 Nghị định 25/2010/NĐ-CP và các trường hợp khác do Thủ tướng
Chính phủ quyết định.
e) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có các quyền, nghĩa vụ quy

định tại các Điều 64, 65 và 66 Luật Doanh nghiệp, Nghị định 25/2010/NĐ-CP và Điều
lệ công ty.
f) Các cơ quan quản lý nhà nước không được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và

nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại
các khoản 1, 2 điều 3 chương 1 Nghị định 25/2010/NĐ-CP chỉ thực hiện chức năng
quản lý nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật có
liên quan đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong lĩnh vực được phân
công phụ trách. Bộ Tài chính hướng dẫn về cơ chế tài chính, phân phối lợi nhuận đối
với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2.2.3. Vốn điều lệ:

Căn cứ vào luật doanh nghiệp thì không quy định cụ thể giới hạn vốn điều lệ nhất
định để thành lập một công ty TNHH trừ một số ngành nghề đặc biệt như kinh doanh
chứng khoán, ngân hàng…, Nhà nước có quy định cụ thể riêng về vốn điều lệ. Tuy
nhiên số vốn điều lệ phù hợp với quy mô và phương án phát triển kinh doanh của công
ty đồng thời làm yên lòng các đối tác kinh doanh về khả năng chi trả các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác…
Theo Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một
số điều của Luật doanh nghiệp 2005 thì vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên

là tổng giá trị số vốn do chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể
và đã ghi vào Điều lệ công ty.
Tương ứng các trường hợp Công ty TNHH một thành viên được hình thành có chủ
sở hữu trên đây, vốn điều lệ được quy định như sau:
MBA12A – Nhóm 8

Page 9


a) Vốn điều lệ của công ty mẹ được hình thành từ việc tổ chức lại, chuyển đổi tổng công

ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập theo hình thức công ty mẹ - công ty con
là số vốn nhà nước thực có sau khi xử lý tài chính theo nguyên tắc quy định tại khoản 1
Điều 13 Nghị định 25/2010/NĐ-CP và ghi trong Điều lệ công ty mẹ.
b) Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi từ công

ty mẹ, công ty nhà nước độc lập hoặc công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng
công ty là số vốn chủ sở hữu thực có sau khi xử lý tài chính theo nguyên tắc quy định
tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 25/2010/NĐ-CP và ghi trong Điều lệ công ty.
c) Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định vốn điều lệ cho công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên được chuyển đổi từ đơn vị hạch toán phụ thuộc.
d) Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển của công ty, người quyết định

chuyển đổi doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm phối hợp với Bộ
Tài chính thống nhất mức vốn điều lệ (điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn điều lệ) và nguồn
bổ sung vốn điều lệ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2.2.4. Chế độ tài chính của Công ty TNHH một thành viên

-


Chủ sở hữu chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
vốn góp cho người khác. Nếu rút vốn bằng hình thức khác thì phải liên đới chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

-

Không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác đến hạn. Không được giảm vốn điều lệ.

-

Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trường hợp tăng vốn
điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty sẽ đăng ký
chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày,
kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.

3. Chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

MBA12A – Nhóm 8

Page 10


3.1. Quyền của Chủ sở hữu Công ty

o Chủ sở hữu công ty là tổ chức:

Ngoài những quyền được quy định trong điều lệ công ty, theo Khoản 1 điều 64 Luật
Kinh doanh 2005 chủ sở hữu công ty có quyền sau:

-

Quyền tổ chức, quản lý công ty: là người đầu tư vốn cho công ty nên chủ sở hữu có
quyền quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; quyết định cơ cấu tổ chức
quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh Quản lý công ty;
Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác; Quyết định tổ chức lại,
giải thể và yêu cầu phá sản công ty;

-

Quyền quyết định đầu tư và giám sát hoạt động kinh doanh: chủ sở hữu công ty có
quyền quyết định các vấn đề đầu tư quan trọng của công ty bao gồm : Quyết định chiến
lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; Quyết định các dự án
đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài
chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; Thông qua hợp
đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng
hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của
công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; Quyết định bán tài
sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài
chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;

-

Quyền quyết định về vốn và lợi nhuận: quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ
tài chính khác của công ty; Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty
hoàn thành giải thể hoặc phá sản.


o Chủ sở hữu công ty là cá nhân:
MBA12A – Nhóm 8

Page 11


Một trong những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2005 so với các quy định trước
đây là Luật Doanh nghiệp quy định về loại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do một cá nhân làm chủ sở hữu. Cá nhân muốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp. Chủ sở hữu công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân ngoài các quyền được quy định trong
Điều lệ Công ty, theo Khoản 2 điều 64 Luật Kinh doanh 2005 còn có các quyền sau:
-

Quyền tổ chức và quản lý công ty, quyết định đầu tư: Quyết định nội dung Điều lệ công
ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản
công ty; Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợp
Điều lệ công ty có quy định khác;

-

Quyền đối với vốn và tài sản của công ty: Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn
điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau
khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty; Thu hồi
toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

3.2. Nghĩa vụ của Chủ sở hữu Công ty:

Bên cạnh các quyền đã nêu, theo Điều 65 Luật Doanh nghiệp 2005 chủ sở hữu

công ty có các nghĩa vụ:
-

Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết; trường hợp không góp đủ và đúng hạn số
vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty.

-

Tuân thủ Điều lệ công ty.

-

Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty.

-

Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình
với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

MBA12A – Nhóm 8

Page 12


-

Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua,
bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu
công ty.


-

Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

3.3. Hạn chế đối với quyền của chủ sở hữu công ty:

Do chế độ trách nhiệm của chủ sở hữu công ty là trách nhiệm hữu hạn vì vậy để
đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ, hạn chế tình trạng lợi dụng chế độ trách nhiệm hữu
hạn để trục lợi. Luật Doanh nghiệp quy định các hạn chế đối với chủ sở hữu công ty
trong Điều 66 Luật Doanh nghiệp 2005 bao gồm:
-

Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc
toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc
toàn bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

-

Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, công
ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày chuyển nhượng.

-

Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

II.


Đăng Ký Thành Lập

1. Đối tượng có quyền đăng ký
Theo Khoản 1 Điều 13 Luật Doanh Nghiệp 2005; Điều 12 Nghị định số
102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh
nghiệp thì:

MBA12A – Nhóm 8

Page 13


-

Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân
biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 13
của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại
Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

-

Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ
kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp
các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp
tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập,
tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.


-

Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật
về đầu tư. Trong trường hợp này doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng
thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

-

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam dự định thành lập
doanh nghiệp mới tại Việt Nam thực hiện theo quy định sau đây:

-

Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của
nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư và
thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật
về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng
thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

-

Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có không quá 49% vốn điều lệ là sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tham gia thành lập thì việc thành lập doanh
nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc đăng ký đầu tư trong
trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước.

2. Thủ tục đăng ký
MBA12A – Nhóm 8


Page 14


Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn
chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký
Doanh nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký Doanh nghiệp theo quy
định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký
Doanh nghiệp;
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH MTV gồm:
2.1 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở

hữu
-

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp

-

luật) (tham khảo điều 22 Luật doanh nghiệp);
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu

-

công ty: Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty


-

kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh
doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

2.2 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở

hữu
a) Đối với công ty TNHH một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch

công ty (theo quy định tại khoản 4 Điều 67 Luật Doanh nghiệp):
1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
2) Điều lệ công ty
3) Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế); điều lệ (trừ trường hợp chủ sở hữu
công ty là Nhà nước);
MBA12A – Nhóm 8

Page 15


4) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại

diện theo ủy quyền:
 Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
 Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: 1) Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt
Nam: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và hộ chiếu.

2) Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: Hộ chiếu.
5) Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền (tham khảo nội dung ủy

quyền tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp);
6) Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty
kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
7) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh
doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
b) Đối với công ty TNHH một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng

thành viên (theo quy định tại khoản 3 Điều 67 Luật Doanh nghiệp):
1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
2) Điều lệ công ty
3) Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế); điều lệ (trừ trường hợp chủ sở hữu
công ty là Nhà nước).
4) Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng
thực cá nhân còn hiệu lực của từng đại diện theo ủy quyền:
 Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
 Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: 1) Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt
Nam: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và hộ chiếu.
2) Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: Hộ chiếu.
5) Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền (tham khảo nội dung ủy
quyền tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp).
6) Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty
kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
7) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh

doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc Phòng ĐKKD trả
kết quả cho doanh nghiệp, có 02 hình thức trả kết quả:
o

Trả Giấy chứng nhận ĐKDN nếu hồ sơ hợp lệ

MBA12A – Nhóm 8

Page 16


o

Trả lời văn bản cho DN khi hồ sơ chưa hợp lệ

3. Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
-

Theo điều 26 của Luật doanh nghiệp năm 2005, khi muốn thay đổi tên, địa chỉ trụ sở
chính, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có), mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn
đầu tư của doanh nghiệp và các vấn đề khác thì Doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan
kinh doanh chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi.
Tùy theo yêu cầu thay đổi, Doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh

-

nghiệp (mới).
Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, Doanh nghiệp cũng phải bố

-


cáo những thay đổi đó trên báo như khi bố cáo thành lập.
Trường hợp Giấy CNĐKDN bị mất, rách, cháy hoặc tiêu huỷ dưới hình thức khác,
Doanh nghiệp cũng được cấp lại Giấy CNĐKDN và phải trả phí

4. Đăng ký qua mạng điện tử
Theo điều 27 của nghị định 43/2010/NĐ-CP có quy định về việc đăng ký qua mạng
điện tử như sau:
-

Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp thực
hiện việc đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc

-

gia.
Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung
hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua Hệ thống thông

-

tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Trường hợp người thành lập doanh nghiệp chưa có chữ ký điện tử, việc đăng ký doanh
nghiệp qua mạng điện tử có thể được thực hiện theo quy trình sau: sau khi hồ sơ đăng
ký doanh nghiệp được chấp thuận trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc
gia, doanh nghiệp sẽ in Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện
tử từ Hệ thống này. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên vào Giấy
xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và gửi đến Phòng đăng ký
kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau khi nhận được giấy xác
nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử của doanh nghiệp, Phòng đăng


MBA12A – Nhóm 8

Page 17


ký kinh doanh cấp tỉnh xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh
-

nghiệp.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia có

-

giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy.
Ngoài ra tại chương IV gồm điều 18, 19, 20 của thông tư số 14/2010/TT-BKH có
hướng dẫn chi tiết về nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện
tử.

5. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
Theo điều 28 của Luật doanh nghiệp năm 2005, khi đăng ký mới kinh doanh và khi
thay đổi nội dung kinh doanh đều phải công bố nội dung, cụ thể như sau:
1. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh, doanh nghiệp phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký
kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp về
-

các nội dung chủ yếu sau đây:
Tên doanh nghiệp.

Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Ngành, nghề kinh doanh.
Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số cổ phần và giá
trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền phát hành đối với công ty cổ phần;
vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp

-

kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định.
Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở

-

hữu, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập.
Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc

chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Nơi đăng ký kinh doanh.
2. Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố
nội dung những thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định giống như
đăng ký thành lập mới.

MBA12A – Nhóm 8

Page 18


III.


Cơ Cấu Tổ Chức Điều Hành
1. Chủ sở hữu là tổ chức
Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ
chức được quy định tại điều 67 của Luật doanh nghiệp năm 2005, cụ thể như sau :
-

Chủ sở hữu bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền với nhiệm kỳ
không quá 5 năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ sở hữu có quyền

-

thay thế người đại diện theo uỷ quyền bất cứ khi nào.
Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì cơ cấu
tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám

-

đốc và Kiểm soát viên.
Trường hợp một người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì người đó làm
Chủ tịch công ty; cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám

-

đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật
của công ty phải thường trú tại Việt Nam; nếu vắng mặt quá 30 ngày ở Việt Nam thì
phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác làm người đại diện theo pháp luật của công
ty.
1.1 Hội đồng thành viên


Chức năng, quyền và nhiệm vụ của hội đồng thành viên được quy định tại điều 68
của Luật doanh nghiệp năm 2005, cụ thể như sau:
-

Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo uỷ quyền, nhân danh chủ sở hữu
công ty tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân
danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp

-

luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Chủ sở hữu công ty chỉ định Chủ tịch Hội đồng thành viên. Nhiệm kỳ, quyền và nhiệm
vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên được qui định như Chủ tịch HĐTV của Công ty

-

TNHH hai thành viên trở lên.
Cuộc họp của HĐTV được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số thành viên dự họp.
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết

MBA12A – Nhóm 8

Page 19


có giá trị như nhau. Hội đồng thành viên có thể thông qua quyết định theo hình thức lấy
-

ý kiến bằng văn bản.

Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa số thành viên
dự họp chấp thuận. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại công ty; chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất ba phần tư số

-

thành viên dự họp chấp thuận.
Quyết định của HĐTV có giá trị pháp lý kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp
Điều lệ công ty quy định phải được chủ sở hữu chấp thuận.
1.2 Chủ tịch công ty

Chức năng, quyền và nhiệm vụ của chủ tịch công ty được quy định tại điều 69 của Luật
doanh nghiệp năm 2005, cụ thể như sau:
-

Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các

-

quyền và nhiệm vụ được giao.
Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty đối với chủ
sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên

-

quan.
Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công
ty có giá trị pháp lý kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều

lệ công ty có quy định khác.
1.3 Giám đốc(Tổng giám đốc)

Chức năng, quyền và nhiệm vụ của giám đốc hoặc tổng giám đốc được quy định tại
điều 70 của Luật doanh nghiệp năm 2005, cụ thể như sau:
-

Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc (Tổng giám
đốc) với nhiệm kỳ không quá 5 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của
công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng

-

thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức phải
có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

MBA12A – Nhóm 8

Page 20


o

Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp

theo quy định của Luật Doanh nghiệp
o Có trình độ chuyên môn; kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh
hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện
khác quy định tại Điều lệ công ty.

o Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch
công ty, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm người đại diện theo uỷ quyền hoặc
Chủ tịch công ty;
o Trường hợp chủ sở hữu công ty là cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp có hơn 50% sở
hữu nhà nước thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện nêu trên, Giám đốc (Tổng giám
đốc) không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi hoặc anh,
chị, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước và
o
o
o
o
o

người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó (đ.15 NĐ 102/2010)
Giám đốc (Tổng giám đốc) có các quyền sau đây:
Tổ chức thực hiện quyết định của HĐTV hoặc Chủ tịch công ty;
Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư của công ty
Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức

danh thuộc thẩm quyền của HĐTV hoặc Chủ tịch công ty;
o Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội
o
o

đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch


công ty;
o Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuậnhoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
o Tuyển dụng lao động;
o Các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc
(Tổng giám đốc) ký với Chủ tịch HĐTV hoặc Chủ tịch công ty.
1.4 Kiểm soát viên

Chức năng, quyền và nhiệm vụ của kiểm soát viên được quy định tại điều 71 của Luật
doanh nghiệp năm 2005, cụ thể như sau:

MBA12A – Nhóm 8

Page 21


-

Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một đến ba Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá 3
năm. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc

o

thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp

theo quy định của Luật Doanh nghiệp .
o Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công
ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm Kiểm soát
viên.

o Có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc
trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của
công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
- Kiểm soát viên có các nhiệm vụ sau đây:
o Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của HĐTV, Chủ tịch công ty và Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều
o

hành công việc kinh doanh của công ty
Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác
quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước

có liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định.
o Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý,
điều hành công việc kinh doanh của công ty.
o Các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của chủ
-

sở hữu công ty.
Kiểm soát viên có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính
hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Thành viên HĐTV, Chủ tịch công ty,
Giám đốc (Tổng giám đốc) và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầu đủ, kịp
thời các thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và hoạt động
kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên.

2. Chủ sở hữu là cá nhân
Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá
nhân được quy định tại điều 74 của Luật doanh nghiệp năm 2005, cụ thể như sau :
-


Công ty TNHH một thành viên chủ sở hữu là cá nhân có Chủ tịch công ty, Giám đốc
(Tổng giám đốc). Chủ sở hữu đồng thời là Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc

MBA12A – Nhóm 8

Page 22


Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định
tại Điều lệ công ty. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám
-

đốc hoặc Tổng giám đốc.
Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty, hợp
đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty.

IV.

Quyền và nghĩa vụ của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty
TNHH MTV)

1. Quyền của công ty TNHH MTV
-

Công ty TNHH MTV có các quyền sau:
Tự chủ kinh doanh
Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn
Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng
Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh

Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinhdoanh &

-

khả năng cạnh tranh
Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp
Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định
Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo
Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định

-

của pháp luật
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.( Điều 08 Luật Doanh nghiệp 2005)

2. Nghĩa vụ của công ty TNHH MTV
-

Ngoài các quyền trên, công ty TNHH MTV có các nghĩa vụ:
Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhậnđăng ký
kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh

-

ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời

-


hạn theo quy định của pháp luật về kế toán
Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác

-

theo quy định của pháp luật
Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động

MBA12A – Nhóm 8

Page 23


-

Thực hiện chế độ Bảo Hiểm Xã Hội, Bảo Hiểm Y Tế và Bảo Hiểm khác cho người lao
động theo quy định của pháp luật về Bảo Hiểm; Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất

-

lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố
Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo
đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của oanh nghiệp với cơ quan

-

nhà nước có thẩm quyền theo mẫu qui định
khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì

-


phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó
Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ

-

tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.( Điều 08 Luật Doanh nghiệp 2005)

V.

Các hình thức tổ chứa lại, giải thể và phá sản của công ty TNHH một thành viên

1. Các hình thức tổ chức lại
1.1 Hình thức chuyển đổi
1.1.1 Chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên
Ngày 19/3/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2010/NĐ-CP quy định về
chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ
chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
1.1.1.1 Đối tượng chuyển đổi
-

Công ty nhà nước độc lập
Công ty nhà nước là công ty mẹ tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ trong tổng công
ty nhà nước; công ty mẹ trong tổng công ty thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty

-

mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con (gọi chung là công ty mẹ).
Công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà


-

nước.
Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của tập đoàn

-

kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước.
Công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc
doanh.(điều 7 nghị định 25/2010/NĐ-CP)

MBA12A – Nhóm 8

Page 24


1.1.1.2 Trình tự chuyển đổi
-

Thông báo kế hoạch và lộ trình chuyển đổi: căn cứ vào Đề án tổng thể sắp xếp doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người được giao
thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu thông báo cho doanh nghiệp về kế hoạch, lộ

-

trình chuyển đổi.
Thành lập Ban chuyển đổi doanh nghiệp
Doanh nghiệp chuyển đổi thông báo cho người lao động trong doanh nghiệp biết về kế


-

hoạch và lộ trình chuyển đổi trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo
Xây dựng đề án chuyển đổi, bao gồm: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan đến chuyển
đổi doanh nghiệp; Kiểm kê, phân loại, xác định vốn, tài sản doanh nghiệp đang quản lý,
sử dụng.Tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng bao gồm: tài sản của doanh nghiệp
đang sử dụng; tài sản không có nhu cầu sử dụng; tài sản chờ thanh lý; tài sản hao hụt,
mất mát và các tổn thất khác về tài sản của doanh nghiệp; tài sản thuê, mượn, nhận giữ
hộ, nhận ký gửi, nhận vốn góp liên doanh, liên kết; tài sản dôi thừa; các khoản phải thu;
các khoản phải trả; các khoản phải thu không có khả năng thu hồi; Lập danh sách, phân
loại lao động và phương án sử dụng diện tích đất doanh nghiệp đang quản lý; Lập
phương án xử lý tài chính, tài sản; phương án sắp xếp lại lao động; báo cáo tài chính và

-

dự kiến vốn điều lệ.
Xây dựng mô hình và cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

-

xây dựng dự thảo điều lệ.
Thẩm định, phê duyệt, triển khai thực hiện đề án chuyển đổi và quyết định chuyển đổi:
Người quyết định thành lập doanh nghiệp thẩm định và phê duyệt Đề án chuyển đổi do
công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ trình; Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước,
công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước thẩm
định và phê duyệt Đề án chuyển đổi do công ty thành viên tổng công ty nhà nước, tập
đoàn kinh tế nhà nước trình; Ban chuyển đổi doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện

-


đề án chuyển đổi.
Bổ nhiệm người đại diện theo uỷ quyền của chủ sở hữu và các chức danh quản lý, điều

-

hành công ty.
Đăng ký kinh doanh.
Gửi quyết định chuyển đổi đến các chủ nợ của doanh nghiệp và thông báo cho người
lao động trong doanh nghiệp: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định chuyển
đổi, doanh nghiệp phải gửi quyết định chuyển đổi đến các chủ nợ và thông báo cho

MBA12A – Nhóm 8

Page 25


×