Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

tìm hiểu tình hình công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu mía ở công ty mía đường đăk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.33 KB, 78 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trên con đường CNH, HĐH, nông nghiệp Việt Nam đang từng bước tiến tới
nền sản xuất hàng hóa lớn, cần phải nỗ lực vào xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn
hợp lý, gắn kết nông nghiệp với công nghiệp chế biến và các hoạt động dịch vụ cho
sản xuất khác.
Trước hết phải tiến hành áp dụng kỹ thuật công nghệ mới, các giống mới làm
tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi. Tiếp theo phải có nhiều chính sách
đầu tư tạo điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường nông sản và xuất khẩu nhằm thông
thương buôn bán và đổi mới công nghệ thiết bị.
Trong mỗi ngành đều có những ưu tiên khác nhau, để công nghiệp chế biến
phát triển thì các nhà máy phải đi vào hoạt động một cách có hiệu quả và ổn định. Vì
vậy yêu cầu trước tiên là phải đáp ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và
cần phải tạo ra vùng nguyên liệu qui mô tập trung, thuận lợi, ổn định.
Ngoài ra do nguyên liệu cấu thành hơn 60% giá trị thành phẩm nên cần phải
đảm bảo xây dựng vùng nguyên liệu hợp lý, chặt chẽ, thuận lợi nhiều mặt như: Giao
thông, giảm chi phí vận chuyển, đảm bảo hợp đồng mua bán giữa nhà máy với
người dân. Để từ đó có thể giảm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Riêng đối với ngành mía đường Việt Nam hiện nay, theo đánh giá của Hiệp
Hội Mía Đường Việt Nam: Đây là ngành còn rất non yếu về nhiều mặt và đang đứng
trước những nguy cơ, thách thức gay go, nhiều nhà máy đường thua lỗ kéo dài, giá
thành sản phẩm cao. Nguyên nhân lớn nhất làm cho ngành mía đường sản xuất kém
hiệu quả như vậy là do nhiều nhà máy đường không đủ mía cho sản xuất, vùng
nguyên liệu nhỏ bé, phân tán, cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa đầu tư tương xứng với
yêu cầu sản xuất. Ngoài ra diện tích trồng mía cho 1 hộ nông dân rất thấp, các vùng
mía đang cạnh tranh quyết liệt với các cây trồng khác và vẫn còn tình trạng tranh thu

1



mua mía giữa các nhà máy vẫn diễn ra hàng ngày. Ở nhiều vùng diện tích mía bị thu
hẹp dần mặc dù giá mía gần đây tăng 1.5-2 lần so với vài năm trước là do việc định
giá mua mía chưa hợp lý, làm cho người dân trồng mía không còn muốn tiếp tục đầu
tư nữa.
Nhưng có hàng ngàn nông hộ vẫn gắn bó với cây mía với hàng trăm tỷ đồng
tài sản, xây dựng các nhà máy chưa được trả nợ, với hàng ngàn công nhân cần có
việc làm cho nên duy trì hoạt động của các nhà máy là cần thiết.
Ngoài ra nếu làm tốt công tác tạo nguồn nguyên liệu sẽ xây dựng được các
mối quan hệ bền vững, lợi ích hài hòa giữa nhà máy với người nông dân, với công
nhân. Nên tạo vùng nguyên liệu ổn định cho sản xuất phải là nhiệm vụ hàng đầu của
ngành mía đường.
Do đứng trước những thách thức này nên trong những năm qua công ty mía
đường ĐăkNông cũng gặp không ít khó khăn, nhiều khi đã ngừng hoạt động hay
hoạt động với công suất thấp hơn so với công suất thiết kế do không có đủ nguyên
liệu.
Tình trạng này xảy ra do các nguyên nhân sau: Việc xem xét quyết định đầu tư
và quản lý diện tích mía còn chưa tốt dẫn đến một số hộ nông dân nhận đầu tư
nhưng không bán mía cho nhà máy hay việc chọn giống, hướng dẫn kỹ thuật chưa
khoa học, tác động xấu của thời tiết khí hậu ảnh hưởng đến năng suất chất lượng
mía. Do vậy việc đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu mía ổn định, chất lượng tại các
huyện để cung cấp mía cho công ty và phải tổ chức công tác thu mua một cách hợp
lý là công việc hết sức cần thiết.
Từ lý do cấp thiết và ý nghĩa quan trọng nói nên tôi chọn đề tài về “Tìm hiểu
tình hình công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu mía của Công Ty Cổ Phần
Mía Đường ĐăkNông” làm luận văn tốt nghiệp.

2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
Tìm hiểu công tác tạo nguồn và thu mua mía nguyên liệu của công ty nâng cao
hiệu quả công tác tạo nguồn và thu mua mía nguyên liệu của công ty cổ phần mía
đường ĐăkNông.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu tình hình cơ bản của công ty
Nghiên cứu thực trạng của công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu mía của
công ty cổ phần mía đường ĐăkNông. Qua đó thấy được những mặt mạnh và những
tồn tại cần phải giải quyết.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo nguồn và thu mua
mía nguyên liệu của công ty cổ phần mía đường ĐăkNông trong thời gian tới.

1.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng nguồn nguyên liệu
-Tìm hiểu về công tác thu mua mía tại công ty
-Tìm hiểu về công tác tạo nguồn nguyên liệu của công ty.
-Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo nguồn và thu
mua nguyên liệu mía cho công ty

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các mối quan hệ có ảnh hưởng đến công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu
mía của công ty mía đường ĐăkNông.
-Tình hình về công tác tạo nguồn và thu mua mía nguyên liệu của công ty
1.3.2.2 Phạm vi nghiên cứu
-Về không gian

3



Tìm hiểu tình hình công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu tại công ty và
thu thập số liệu thứ cấp tại các phòng ban của công ty, tiến hành phỏng vấn một số
cán bộ, nhân viên làm việc tại công ty.
-Về thời gian
Sử dụng các tài liệu báo cáo, các thông tin có liên quan từ năm 2003-2006.
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 21/03/2007 đến 08/06/2007.

4


PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm, vai trò của nguyên liệu trong sản xuất kinh doanh
-Khái niệm nguyên liệu: Là những đối tượng lao động, là yếu tố đầu vào dùng
trong sản xuất chế biến của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm. Nguyên liệu khi
tham gia vào quá trình sản xuất thì nó cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính
của sản phẩm.
-Vai trò:
+Nguyên liệu là một yếu tố đầu vào quan trọng nhằm đảm bảo cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
+Chất lượng nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sản
xuất.
2.1.1.2 Khái niệm về thu mua nguyên liệu:

5



Thu mua là hoạt động tập hợp thu gom nguyên liệu từ các nguồn, các nơi
khác nhau về một địa điểm nhằm tạo nguồn tạo nguồn nguyên liệu để phục vụ cho
quá trình sản xuất chế biến tại doanh nghiệp, tại công ty
2.1.1.3 Ý nghĩa, vai trò của công tác thu mua nguyên liệu:
-Đây là điều kiện của hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
-Công tác thu mua nguyên liệu ổn định sẽ giúp cho hoạt động chế biến sản xuất
kinh doanh được tiến hành liên tục, thuận lợi.

2.1.2 Một số đặc điểm về cây mía:
2.1.2.1 Khái niệm cây mía: Là một cây công nghiệp quan trọng của nhiều nước vùng
nhiệt đới, là nguyên liệu của ngành chế biến đường và một số ngành công nghiệp khác.
2.1.2.2 Đường mía:
Là loại thành phẩm cần thiết, là nguồn năng lượng quan trọng trong cơ thể con người,
ngoài sản phẩm chính là đường, các sản phẩm phụ của cây mía còn sử dụng để chế biến
thành những sản phẩm có giá trị cao như: rượu, cồn, ván ép, giấy, phân hữu cơ…
Ở nước ta, nghề trồng mía đã có từ lâu đời. Ngày nay sản xuất mía đường là
một trong những ngành quan trọng đã được Đảng và Nhà Nước quan tâm.

6


2.1.2.3 Yêu cầu sinh thái của cây mía
●Khí hậu và thời tiết: Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây mía có thể
chia ra làm các thời kì sau:
-Thời kì nảy mầm: Mía là cây có nguồn gốc ở vùng ôn đới và nhiệt đới nên nó cần
nóng ẩm và sợ băng giá. Nhiệt độ từ 16oC trở lên mía có thể ra rễ và cương mầm. Độ ẩm
thích hợp từ 75%-80%. Ngoài ra mức độ nảy mầm còn phụ thuộc vào giống và chất lượng
hơn.
-Thời kì đẻ nhánh: Nhiệt độ thích hợp nhất ở thời kì này là từ 25-30oC. Độ ẩm

thích hợp từ 75%-80%. Mía đẻ nhánh nhiều hay ít phụ thuộc vào giống, khoảng cách
trồng, thời vụ trồng, ánh sáng
-Thời kì vươn lóng: Đây là thời kì mía đòi hỏi nhiệt độ cao nhất và cũng là thời
kì quan trọng nhất đối với năng suất cuối cùng. Nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-30oC.
Thời kì này mía tiêu thụ 50% nhu cầu nước trong toàn bộ quá trình sinh trưởng.
-Thời kì tích lũy đường (thời kì chín): Sang thời kì này mía đòi hỏi nhiệt độ
tương đối thấp và biên độ nhiệt giữa ngày và đêm càng cao càng tốt. Nhiệt độ thích
hợp cho thời kì này là từ 14-25oC. Lượng mua tối ưu từ 70- 75mm/tháng.
●Ánh sáng
Cây mía cần nhiều ánh sáng, cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng có ảnh
hưởng toàn bộ đến sự sinh trưởng của các bộ phận và cá thời kì. Mía được chiếu
sáng đầy đủ sẽ đẻ nhánh sớm và nhiều. Ngược lại nếu thiếu ánh sáng sẽ đẻ ít hoặc
không đẻ, hàm lượng đường thấp, dễ bị sâu bệnh. Ánh sáng tối thiểu từ 1200 giờ2000 giờ/chu kì
●Gió bão: Tốc độ phải đảm bảo nhỏ hơn 19m/s, tốc độ gió lớn hơn 15m/s làm
rách lá, đổ cây, cần có đai phòng hộ.
2.1.2.4 Đất đai: Cây mía khá dễ tính về đất đai, từ miền núi đến trung du, đồng bằng và
ven biển. Từ miền Bắc đến miền Trung Tây Nguyên, miền Đông và miền Tây Nam Bộ, ở

7


đâu ta cũng thấy cây mía sinh sống và phát triển. Do đó nước ta nằm trong vùng khí hậu
thích hợp với cây mía. Tuy nhiên để thỏa mãn các nhu cầu sinh lý và để cây mía phát triển,
sinh trưởng tốt nhất thì cần có 1 số điều kiện về đất sau:
-Đất có điều kiện thoát nước triệt để, không bao giờ bị úng thủy.
-Đất có tầng dày từ 0,5m trở lên.
-Đất trung tính có độ PH từ 6-7
o

-Độ dốc <= 8

+Các loại đất thích hợp với cây mía
-Đất có nguồn gốc núi lửa
-Đất phù sa mới ven các sông ngòi, được bổ sung phù sa hàng năm.
-Các loại đất bồi tụ khác, có tỷ lệ mùn cao.
-Các loại đất cố tầng canh tác dày và giữ ẩm tốt.
Bảng 2.1 Chỉ tiêu phân cấp mức độ thích nghi của cây mía
Chỉ tiêu

Rất thích hợp

Thích hợp

8

Ít thích hợp

K. thích hợp


Phù sa, Bazan,
Loại đất

Xám, đỏ và

Ngập nước

vàng

và xám


Xám, đồng
dốc tụ
o

Độ dốc

o

o

o

0-5

5-8

8-15

15

Tầng dày của đất

70-100

50-70

30-50

<30


Đá lẫn

Không

15-30%

30-50%

>50%

Đá lộ đầu

Không

Rải rác

Rải rác

Nhiều

Độ phì đất

Khá

Trung bình

Kém

Bạc màu


>2500

2000-2500

1500-2000

<1500

24-28

20-24

Lượng mưa (mm/năm)
o

Nhiệt độ ( C)

16-20
>35
Nguồn: Niên giám thống kê

2.1.3 Vùng nguyên liệu mía
2.1.3.1 Cơ sở hình thành vùng nguyên liệu mía:
Vùng nguyên liệu mía cần được hình thành một cách tập trung, nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác trồng và đưa mía vào sản xuất. Nên dựa vào những yếu tố sau:
●Sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ: Là việc tập trung 1 số loại
hình sản xuất riêng biệt trên một lãnh thổ nhất định, phụ thuộc vào điều kiện và đặc
điểm của vùng, từ đó kéo theo sự chuyên môn hóa trong lao động. Như vậy phân công
lao động theo lãnh thổ là nền tảng để phân bố sản xuất và chuyên môn hóa sản xuất
theo vùng, là cơ sở hình thành vùng nguyên liệu.

●Yếu tố tự nhiên:
Về đất đai: Đây là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt không thể thay thế được.
Nên để tạo được vùng nguyên liệu thì đất đai là yếu tố rất quan trọng, có tác động trực
tiếp đến sự hình thành các vùng nguyên liệu.
Muốn qui hoạch và tổ chức xây dựng vùng nguyên liệu mía cần phải nghiên cứu
đến các yếu tố tác động như: Vị trí địa lý, tính chất của đất, các điều kiện tự nhiên tác

9


động trực tiếp đến đất… để có kế hoạch xây dựng, sử dụng và cải tạo đất một cách có
hiệu quả và lâu dài.
Mía là một loại cây trồng không kén đất lắm đây là điều kiện rất thuận lợi
cho việc phát triển vùng nguyên liệu mía ở nhiều vùng. Nhưng do đặc trưng của cây
mía nên việc trồng tập trung gần các nhà máy đường là việc làm rất cần thiết nhằm
giảm các chi phí vận chuyển.
●Yếu tố về kinh tế- xã hội:
-Thị trường: Để qui hoạch xây dựng vùng nguyên liệu, trước hết phải nắm
bắt được nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm. Nhu cầu ngày càng tăng, càng
phong phú về các sản phẩm thì sẽ kích thích sản xuất.
Hiện nay giá mía tăng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đường và các sản phẩm có
liên quan cao, kích thích người dân tăng diện tích trồng mía và các công ty đường sẽ
tăng cường đầu tư cho phát triển vùng nguyên liệu.
-Dân cư - lao động: Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến sự hình thành vùng
nguyên liệu, từ khâu trồng đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay nhu cầu của người
tiêu dùng về các sản phẩm từ cây mía không ngừng tăng và ngày càng phong phú hơn.
Ngoài ra nguồn lao động cũng rất cần thiết, để xây dựng được vùng nguyên liệu
tốt nhất thì cần những lao động có hiểu biết, những cán bộ địa chất, cán bộ kỹ thuật.
2.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển vùng nguyên liệu :
Để phát triển vùng nguyên liệu cần chú ý đến các nhân tố sau:

-Nhân tố tự nhiên: Mía là loại cây công nghiệp ngắn ngày, nên cũng có quá
trình sinh trưởng và phát triển như các loại cây trồng khác, theo một quy trình nhất
định từ khâu gieo uơm-trồng - thời kỳ còn non - giai đoạn trưởng thành - đến kỳ thu
hoạch, nên cũng chịu những tác động của các điều kiện tự nhiên (đất đai, thời tiết,
khí hậu…) hơn nữa lại trồng trên cả một vùng quy mô rộng lớn nên nhân tố tự nhiên
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển này.
-Nhân tố kinh tế -xã hội :

10


Thị trường: Vừa là yếu tố hình thành vừa là yếu tố tác động trực tiếp đến quá
trình phát triển vùng nguyên liệu.
Trong thời gian gần đây giá đường tăng đáng kể so với thời gian trước từ
1,5-2 lần kéo theo giá mía cũng tăng, kích thích việc đầu tư trồng mía quy mô
hơn. Ngược lại nếu giá cả thiếu ổn định gây không ít khó khăn cho người trồng
mía cũng như các công ty đường.
Lao động: Với tư cách là người trực tiếp tạo ra cây mía, để phát triển vùng
nguyên liệu cần phải đảm bảo lao động cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện nay
nguồn lao động có kỹ thuật, kinh nghiệm trong công việc đang là yêu cầu đầu tiên
trong công tác tuyển lao động của tất cả các công ty, xí nghiệp sản xuất.
Để trồng và chăm sóc mía được tốt, hiệu quả thì người trồng mía cũng phải
nắm được kỹ thuật, đặc điểm của cây mía.
Dân cư: Nhu cầu càng nhiều, càng phong phú đối với các sản phẩm làm ra từ
cây mía sẽ là điều kiện để các công ty đường, các cở sở sản xuất các sản phẩm khác
như bánh kẹo, giấy, rượu…mở rộng sản xuất kinh doanh để kịp thời đáp ứng nhu
cầu thị trường và kéo theo sự phát triển các vùng nguyên liệu
-Cơ sở hạ tầng:
Giao thông: Là một trong những yếu tố quan trọng của hệ thống cơ sỏ hạ tầng,
nên ở đâu có giao thông thuận lợi thì ở đó có thị trường phát triển. Ngoài ra đối với

mỗi vùng nguyên liệu quan trọng là có hệ thống đường tốt và khoảng cách đến nơi
tiêu thụ là nhỏ nhất, vì giá thành sản phẩm phụ thuộc vào chi phí vận chuyển.
Để quy hoạch vùng nguyên liệu mía một cách có hiệu quả, tức là tiến hành xây
dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía gần công ty nhằm giảm khoảng cách từ nơi
sản xuất nguyên liệu đến nơi tiêu thụ. Khi khoảng cách từ công ty đến vùng nguyên
liệu này nhỏ hơn đến vùng nnguyên liệu khác thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Giao thông thuận tiện còn tạo điều kiện để thiết lập được các mối quan hệ trong
hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các bên có liên quan như từ người trồng míacông ty, công ty-người tiêu thụ,…

11


Thủy lợi: Là vấn đề cần thiết đối với cả ngành sản xuất nông nghiệp, trong điều
kiện thời tiết khí hậu ở nước ta. Đây là nhu cầu của mỗi loại cây trồng để sinh
trưởng và phát triển tốt. Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng cây
mía. Cần phải xây dựng các công trình thủy lợi đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho
các vùng nguyên liệu mía vào mùa khô hạn.
-Nhân tố về khoa học công nghệ: Để phát triển vùng nguyên liệu nào nhằm
tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất thì đây là nhân tố không thể thiếu .
Nhiều vùng nguyên liệu mía hiện nay đã áp dụng các giống mía có năng suất,
chất lượng cao đáng kể so với những giống trước đây, đó là nhờ vào kỹ thuật tạo
giống của các viện nghiên cứu giống mới. Ngoài ra còn kỹ thuật trồng, chăm sóc,
bảo vệ cây trồng phòng chống sâu bệnh…đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hơn nữa khoa học kỹ thuật còn được áp dụng vào các khâu sản xuất tạo ra sản
phẩm, thông qua các trang thiết bị máy móc hiện đại thay thế nhiều công đoạn cho
người lao động, tận dụng triệt để các sản phẩm thải không những mang lại hiệu quả
kinh tế mà còn giảm thiểu các sản phẩm thải ra ngoài môi trường.
-Nhân tố về thể chế chính sách: Là một trong những căn cứ quan trọng, tạo hành
lang pháp lý thuận lợi cho quá tình sử dụng các nguồn lực để phát triển vùng nguyên liệu.
Những cơ chế, chính sách của Nhà Nước trong trợ giá cho cây mía, các chính sách

đầu tư phát triển vùng nguyên liệu đã tạo điều kiện tốt nhất cho mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của các công ty và nhất là người dân trồng mía.
Mỗi nhân tố đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của vùng nguyên
liệu mía, cần phải có những tác động thích hợp để giảm thiểu những nhân tố tiêu cực và
phải phát huy tối đa những nhân tố tích cực.

12


2.1.3.3 Đặc điểm của vùng nguyên liệu mía:
Mỗi vùng nguyên liệu đều có những đặc trưng riêng tùy thuộc vào điều kiện tự
nhiên và đặc diểm kinh tế xã hội của vùng lãnh thổ vào đặc điểm riêng của nguyên liệu
trồng. Do đó vùng nguyên liệu mía cũng mang một số đặc trưng cơ bản sau:
Vùng tập trung diện tích trồng mía có quy mô lớn, cần được bố trí ở khu vực gần
công ty để thuận lợi cho việc cung cấp, làm giảm các chi phí vận chuyển. Ngoài ra vùng
nguyên liệu phải được xây dựng ở những nơi có điều kiện tốt về cơ sở hạ tầng như giao
thông, thủy lợi.
Mía là loại cây công ngiệp ngắn ngày, nên cũng tuân theo những quy luật sinh
trưởng và phát triển như các loại cây trồng khác, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện
tự nhiên của lãnh thổ.
Vùng nguyên liệu mía phân bố trên phạm vi rộng lớn, gây khó khăn cho việc chăm
sóc, công tác tổ chức quản lý và khâu thu mua.
Là một trong những loại cây trồng trong sản xuất nông ngiệp nên mang tính thời
vụ rõ rệt, dẫn đến sự bất ổn trong việc đảm bảo việc làm cho người lao động.

13


Đây là những đặc điểm vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực cùng ảnh
hưởng đến vùng nguyên liệu mía, nên cần phải có ngiên cứu để có những tác dụng cụ thể.


2.1.3.4 Tổ chức vùng nguyên liệu mía:
Đặc điểm của cây mía là nếu không được đưa ngay vào sản xuất sẽ làm giảm
sản lượng và chữ đường. Nên trong quá trình tổ chức thu mua vào sản xuất cần phải
tạo mọi điều kiện thuận lợi để đảm bảo tiêu chuẩn sản lượng và chất lượng của cây
mía theo yêu cầu . Như việc lên kế hoạch việc thu gom mía phải thực hiện một
cách hợp lý từ khâu chặt đến khi lên xe chở về công ty để ép, phải phù hợp với
từng địa điểm, thời gian từng vùng nguyên liệu.
●Tổ chức vùng nguyên liệu: Là việc phân chia vùng nguyên liệu thành
những đơn vị nhỏ, để tiện cho việc lập kế hoạch và tổ chức quản lý.
Đối với việc tổ chức vùng mía nguyên liệu có hai vấn đề chính đó là tổ
chức không gian và tổ chức sản xuất kinh doanh.
●Tổ chức không gian vùng nguyên liệu: Thực chất là việc quy hoạch về
mặt địa lý để phục vụ cho việc quản lý và sử dụng vùng nguyên liệu một cách
hợp lý, tránh những thất thoát, rủi ro không đáng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
tế.

14


Nếu vùng nguyên liệu tập trung, có giao thông thuận lợi cho công tác vận
chuyển dến nơi tiêu thụ tránh ách tắc đường xấu, khoảng cách quá xa so với
công ty như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và ngược lại tổ chức một
vùng nguyên liệu tập trung, thuận tiện về giao thông sẽ mang lại hiệu quả kinh
tế cao cho cả người sản xuất và nơi tiêu thụ nguyên liệu.
●Tổ chức sản xuất kinh doanh vùng nguyên liệu: Thực chất là việc lựa
chọn các hình thức tổ chức sản xuất của các công đoạn trong quá trình sản xuất
kinh doanh từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
Trong đó vùng nguyên liệu mía là cơ sở sản xuất hoạt động độc lập cung
cấp nguyên liệu cho công ty, nhưng trong đó vẫn có sự hỗ trợ trong công tác

phát triển vùng nguyên liệu.
2.1.3.5 Sự liên kết kinh tế trong vùng nguyên liệu mía:
Hiện nay vấn đề chuyên môn hóa đang được quan tâm và áp dụng rộng rãi
tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, mỗi ngành chịu trách nhiệm đảm nhận thực
hiện một số khâu trong quá trình sản xuất. Nên để quá trình sản xuất khép kín, tạo
ra được sản phẩm cuối cùng thì cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành
với nhau. Do vậy liên kết trong kinh tế là biểu hiện của các mối quan hệ này.
Trong vùng nguyên liệu thường có 4 loại hình liên kết chủ yếu :

15


Liên kết trong sản xuất-kinh doanh: Đây là loại liên kết phổ biến, là hình
thức liên kết mỗi bên chỉ thực hiện một số khâu trong quá trình sản xuất. Như liên
kết giữa cơ sở tạo nguồn nguyên liệu là những người trồng mía và cơ sở chế biến là
công ty mía đường, là hình thức liên kết mang tính đặc thù trong vùng nguyên liệu.
Liên kết kinh doanh: Là hình thức góp vốn giữa các bên để kinh doanh
Liên hiệp hóa sản xuất liên kết giữa các khâu trong sản xuất thành một tổ chức thống
nhất.
Hình thành nên hiệp hội: Là hình thức liên kết kinh tế tự nguyện, do các
công ty mía các doanh nghiệp, dịch vụ về BVT, các hộ gia đình tham gia trồng mía ,
…liên kết nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất.
Trong đó, quá trình cung cấp mía nguyên liệu cho nhà máy đường ở đây thuộc
loại hình liên kết kinh tế trong sản xuất, kinh doanh. Trong đó có các mối quan hệ
chủ yếu sau:
-Liên kết công ty với người trồng mía: Đây là sự liên kết giữa cơ sở sản xuất
tạo ra nguyên liệu với cơ sở chế biến nguyên liệu đó.
Công ty đường chịu trách nhiệm thu mua chế biến nguyên liệu mía thành
đường và một số phụ phẩm khác, không trực tiếp tham gia tạo nguồn nguyên liệu
nhưng công ty góp phần vào việc đầu tư và phát triển vùng nguyên liệu thông qua

các phương thức hỗ trợ cho người trồng mía như : đầu tư vốn, giống, phân bón, kỹ
thuật, hợp đồng bao tiêu sản phẩm…
Người trồng mía phải đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định và chất
lượng. Sự liên kết này tạo nên sự vận động khép kín trong quá trình sản xuất, mang
lại những lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia.
-Liên kết người trồng mía-người trồng mía: Đây là mối liên hệ hỗ trợ giúp
đỡ nhau cùng phát triển. Những người trồng mía có thể hỗ trợ nhau cả về kinh
nghiệm, kỹ thuật cùng chia sẻ những khó khăn, có thể giúp nhau về nguồn vốn đầu
tư.

16


-Liên kết nhà khoa học-người trồng mía: Đây là mối liên kết nhằm tạo
hiệu quả kinh tế cao hơn trong trồng mía. Các nhà khoa học nghiên cứu tìm ra
và cung cấp các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao cho nông dân
thông qua các hoạt động khuyến nông-lâm. Nhà nông hưởng ứng tích cực những
khuyến cáo của nhà khoa học.
-Liên kết nhà nước với người trồng mía: Nhà Nước có những chính
sách hỗ trợ cho người dân trong việc trồng mía như: vay vốn trong những năm
đầu khi sản lượng thu còn thấp, chính sách bao tiêu giá cho người dân yên tâm
(Quyết Định Số 80/2002/QĐ-TTg,quyết định số 28/2004/QĐ-TTg). Người dân
tích cực chấp hành mọi quy định của Nhà Nước đề ra.
-Liên kết nhà nước với công ty đường: Có những chủ trương cho vay vốn
với lãi suất ưu đãi, chính sách bù lỗ, khoanh nợ cho công ty những năm thua lỗ.
Ngoài ra Nhà nước còn tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoạt động sản xuất
một cách có hiệu quả nhất.
Để tạo được sự liên kết bền vững và hiệu quả, giữa các bên cần phải tìm
hiểu, nghiên cứu những yếu tố tác động sau:
+Nhân tố tác động trực tiếp: gồm những tác nhân như công ty, người trồng

mía
+Nhân tố tác động gián tiếp:
Nhu cầu tiêu dùng: Nếu nhu cầu thị trường về các sản phẩm được sản
xuất từ mía nguyên liệu ngày càng cao, sẽ kích thích người trồng mía tăng
cường mở rộng diện tích đầu tư, đồng nghĩa với việc cung cấp đủ nguyên liệu
cho sản xuất của công ty đường. Ngược lại công ty cũng đảm bảo đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng trong khu vực, tránh việc nhập khẩu đường.
Giá cả: Tác động chủ yếu đến khâu thu mua mía của công ty cũng như
việc mở rộng diện tích của vùng nguyên liệu mía. Nếu giá nguyên liệu mía quá
thấp làm cho người dân không muốn trồng mía và như vậy thì không có đủ
nguyên liệu cho công ty hoạt động.

17


2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình ngành sản xuất mía đường ở Việt Nam
2.2.1.1Một số chủ trương của Đảng và Nhà nước cho ngành mía đường.
Một chính sách, quyết định hợp lý, mềm dẻo sẽ tạo điều kiện tăng trưởng và
phát triển kinh tế, và ngược lại không phù hợp sẽ gây ra những cản trở, mất ổn định,
nên Nhà Nước ta đã có những quyết định kịp thời, tích cực hỗ trợ cho các ngành.
Tại đại hội lần thứ VIII năm 2000, Đảng đã đề ra nhiều chương trình phát
triển nền nông nghiệp trong nước trong đó có chương trình 1 triệu tấn đường năm
2000. Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, kết thúc vụ ép năm 2000 chương trình đã
đạt được những mục tiêu cơ bản sau: sản xuất 1 triệu tấn đường, đảm bảo tiêu dùng
trong nước, thay thế nhập khẩu, mở rộng vùng nguyên liệu mía lên 300 nghìn ha, đã
tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động nông nghiệp và lao động ở các ngành khác.
Góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trong mỗi vùng.
Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của thủ tướng chính phủ về việc
tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Các công ty phải có giải pháp và kế hoạch phát

triển vùng nguyên liệu mía, ký hợp đồng tiêu thụ mía với người trồng mía.
QĐ của thủ tướng chính phủ số 28/2004/QĐ-TTg ngày 31/03/2004 về tổ chức lại
sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với công ty và công ty
đường.
Trong đó có điều 4 về : Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu
UBND các tỉnh có công ty đường phải tập trung chỉ đạo phát triển vùng
nguyên liệu mía theo hướng: trồng đủ diện tích theo qui hoạch, đưa nhanh các giống
mới có năng suất, chữ đường cao, đẩy nhanh thâm canh… đảm bảo đủ nguyên liệu
cho công ty ép đạt công suất.
Chỉ đạo các công ty lập dự án đầu tư phát triển giồng mía, phát triển cơ sở hạ
tầng vùng nguyên liệu.

18


Có các chương trình hỗ trợ vốn do quỹ hỗ trợ của Nhà Nước cho các dự án
đầu tư của công ty cho vùng nguyên liệu.
Ngoài ra còn có nhiều chính sách mới của Nhà Nước tạo điều kiện thuận lợi
cho mở rộng thị trường nông sản và xuất khẩu.
2.2.1.2 Tình hình ngành mía đường Việt Nam hiện nay:
Trong những năm gần đây ngành mía đường đã có rất nhiều những biến động
tích cực và tiêu cực, nhất là về giá mía cây và giá đường mất ổn định, biến động liên
tục làm ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn ngành nói chung, của các công ty mía
đường và người trồng mía nói riêng.
Nhìn chung diện tích, năng suất, sản lượng mía cũng như sản lượng mía ép
trong 3 vụ vừa qua biến động không lớn (xem bảng…). Mía nguyên liệu cũng dần
được thay thế những giống mới thích hợp, nhưng vẫn còn tình trạnh thiếu mía nguyên
liệu cung cấp cho sản xuất. Do chưa được áp dụng rộng rãi qui trình thâm canh, kỹ
thuật chăm sóc mía, nhiều nơi giống mới nhanh chóng thoái hóa cho năng suất, chất
lượng thấp nên dẫn đến diện tích, sản lượng mía hàng năm đều thấp hơn so với năm

trước.

19


Bảng 2.2: Tình hình ngành mía đường trong nước giai đoạn 2004-2006:
Chỉ tiêu
Diện tích (ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (tấn)

2004
290.000

Năm
2005
280.000

2006
265.000

50,1
50
47,2
14.529.000 14.000.000 12.508.000

So sánh
2005/2004
2006/2005
96,55

94,64
99,80
96,35

94,40
89,34

Nguồn: Tin - Mía đường
Qua các năm tình trạng thiếu mía vẫn còn nhưng do giá đường tăng, các công
ty thu mua mía cây với giá cao, nên đã phần nào kích thích người dân tích cực trồng
và chăm sóc mía. Với giá mía duy trì như hiện nay, chắc chắn diện tích mía cả nước
sẽ tăng lên đáng kể trong những năm tới.
Bộ NN-PTNT đã phối hợp với UBND và Sở Nông Nghiệp các Tỉnh đã thống
kê được. Đến nay đã có 13 Công Ty đường có vùng nguyên liệu đảm bảo đủ diện
tích, với năng suất và chất lượng mía tốt như: công ty đường Lam Sơn, Tate and
Lyle, Bourbon Gia Lai, 333 ĐăkLăk… có 20 công ty đủ diện tích trồng mía nhưng
phân tán, thiếu điều kiện tưới, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nguyên liệu và đảm
bảo đủ trên 70% công suất và vẫn còn 4 công ty thiếu đất trồng mía trầm trọng, hoặc
đang cạnh tranh với lò đường thủ công.

20


Theo đánh giá của Hiệp Hội Mía Đường Việt Nam, ngành mía đường Việt
Nam đang đứng trước những nguy cơ thách thức về năng lực sản xuất cũng như chất
lượng phát triển. Tuy có rất nhiều công ty đường nhưng số công ty tầm cỡ đủ đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng và có năng lực cạnh tranh trong điều kiện hiện nay chỉ đếm
trên đầu ngón tay. Số liệu thống kê của Hiệp Hội cho thấy, trong số 37 công ty
đường với tổng công suất 75.850 tấn mía cây/ ngày trên cả nước thì chỉ có 6 công ty
trung bình có công suất 4.500 tấn mía/ ngày.

Niên vụ mía đường 2005-2006 là vụ mía đường thứ 2 thắng lợi với giá đường
cao kỷ lục chưa từng có. Tuy nhiên theo bộ NN-PTNT thì do ảnh hưởng của hạn
hán, diện tích mía chỉ còn 265.000 ha, giảm 15.000 ha so với vụ 2004-2005 làm sản
lượng mía nguyên liệu sụt giảm hơn 1 triệu tấn.
Trong khi đó giá đưòng hiện nay đã tăng rất nhiều so với các năm trước và dự
báo sẽ tiếp tục tăng. Đặc biệt giá mía cây được đẩy lên đến mức kỷ lục 470.000
đồng/ tấn. Giá đường trong nước liên tục tăng khoảng 7.300-10.000 đồng/kg. Nên
đây là cơ hội để các công ty đường thực hiện được các chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra và

21


là điều kiện để kích thích người trồng mía tiếp tục mở rộng đầu tư. Theo dự báo của
Hiệp Hội Mía Đường Việt Nam thì ngành mía đường nước ta trong những niên vụ
tới sẽ có những thay đổi lớn.

2.2.2 Thực trạng hiện nay về vùng nguyên liệu mía cung cấp cho ngành
mía đường
Số liệu thống kê của Hiệp Hội cho thấy trong số 37 công ty đường với tổng
công suất 78.850 tấn mía/ngày trong cả nước, chỉ có 6 công ty có công suất trung
bình 4.500 tấn mía cây/ngày. Như vậy trong điều kiện như hiện nay những công ty
lớn đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cạnh tranh còn rất hạn chế.
Nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là nguyên liệu không đủ cung cấp cho hoạt
động của công ty, làm cho các công ty luôn trong tình trạng tạm ngừng hoạt động,
chờ nguyên liệu và cũng có nhiều công ty đường làm ăn thua lỗ và phải phá sản.
Tình trạng thiếu mía nguyên liệu sản xuất là do diện tích trồng mía bị thu hẹp,
một số địa phương chưa làm tốt công tác quy hoạch vùng nguyên liệu, chưa đầu tư
đúng mức cho người dân trồng mía dẫn đến một số vùng nguyên liệu bị phá bỏ hoặc
thu hẹp.
Do chưa làm tốt công tác đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và gặp khó khăn

trong việc ký kết hợp đồng và thực hiện đối với người trồng mía nên dẫn đến tình
trạng thiếu mía sản xuất tại các công ty mía đường:

22


Công ty đường Quảng Ngãi trước nguy cơ thiếu mía nguyên liệu
Mặc dù Quảng Ngãi có truyền thống trồng mía và chế biến đường lâu đời,
nhưng chỉ theo hướng thủ công, quảng canh, nhỏ lẻ…Ngoài ra còn bị các loại cây
trồng có giá trị khác tranh diện tích, dẫn đến năng suất thấp, thiếu mía là đương
nhiên.
Nghệ An :vụ mía này các công ty đường đều thiếu mía
Hiện nay 4 công ty đường trong Tỉnh đã bắt đầu vụ sản xuất đường và đều
đứng trước nguy cơ thiếu mía. Theo sở NN-PTNT Nghệ An nguyên nhân chính
khiến các công ty thiếu mía nguyên liệu là do diện tích, năng suất đều giảm so với
các năm trước.
Gia Lai, Kon Tum tranh mua mía nguyên liệu
Phía công ty đường Ayun Pa thuộc công ty TNHH Mía đường Bourbon Gia Lai
yêu cầu người dân giữ đúng hợp đồng với công ty nhưng người dân vẫn bán mía cho
công ty đường Kon Tum. Nguyên nhân làm cho người dân ở đây vi phạm hợp đồng
là do công ty đường Kon Tum cạnh tranh thiếu lành mạnh, nâng giá mía lên cao.

23


PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tình hình cơ bản của công ty
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý

Nằm trên địa bàn hành chính thuộc Huyện CưJút, KCN Tâm Thắng CưJút
ĐăkNông. Vị trí tiếp giáp như sau:
-Phía Đông giáp:TP Buôn Ma Thuột.
-Phía Tây giáp: Huyện ĐăkMil.
-Phía Nam giáp: Xã Trúc Sơn, Huyện CưJút.
-Phía Bắc giáp: Xã ĐăkWil, xã Eapô, CưJút.
3.1.1.2 Thời tiết khí hậu
Mang đặc trưng khí hậu gió mùa thuộc tiểu vùng cao nguyên BMT có chế độ
o

nhiệt tương đối điều hòa và cao đều trong năm, nhiệt độ trung bình 22,6 C. Lượng
mưa trung bình năm từ 1.600-1.800mm, mỗi năm chia thành 2 mùa rõ rệt
Mùa mưa từ tháng 5- tháng 10 chiếm 85 % lượng mưa hàng năm tập trung vào
tháng 9-10 hàng năm, gió Tây Nam thổi mạnh tốc độ gió trung bình từ 1,1-3m/s.
Mùa khô từ tháng 11- tháng 4 năm sau, lượng mưa hàng năm chiếm 15% lượng
mưa cả năm, gió Đông Bắc thổi mạnh với tốc độ trung bình từ 2-5m/s.
3.1.1.3 Đất đai thổ nhưỡng:

24


o

Có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc từ 6-15 , độ cao từ 320-420m so với
mặt nước biển với các loại đất như sau: Đất đỏ bazan, đất xám sỏi sạn nông, đất xám
tầng mỏng, đất nâu vàng chua…

3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội:
3.1.2.1 Sơ lược về quá trình hình thành, phát triển của Công Ty CP Mía Đường
ĐăkNông:

Công ty mía đường ĐăkNông là doanh nghiệp nhà nước. Trước đây là Công Ty
Mía Đường ĐăkLăk được xây dựng từ năm 1995 theo QĐ số 615/QDD-UB ngày
15/06/1995 của UBND Tỉnh ĐăkLăk V/v phê duyệt dự án khả thi công trình: Nhà
máy đường ĐăkLăk với công suất 1000 tấn mía/ngày
Công ty mía đường ĐăLăk được thành lập theo quyết định số 269/QDD-UB
ngày 28/02/1996 của UBND Tỉnh ĐăkLăk, sau khi chia tách tỉnh được đổi tên thành
công ty mía đường ĐăkNông theo QĐ số26/2004/QĐ-UB ngày 24/02/2004 của tỉnh
ĐăkNông.
Công trình nhà máy đường hoàn thành và đưa vào sản xuất thử cuối năm 1997,
hoạt động chính thức năm 1998.
Qua quá trình hoạt động đến nay công ty mía đường ĐăkNông đã tiến hành cổ
phần hóa doanh nghiệp và chuyển thành công ty cổ phần mía đường ĐăkNông theo
QĐ số 1149/QĐ-CTUBND ngày 12/09/2006.
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần Mía Đường ĐăkNông
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Anh: ĐakNong Cane Sugar Joint Stock Company
Tên viết tắt: DACASUCO

25


×