Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả hoạt động tạo nguồn, và thu mua về mặt hàng thực phẩm tươi sống tại HTX thương mại DV Thuận Thành.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.83 KB, 68 trang )

-
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Lí do chọn đề tài
Trong các thị trường hàng hóa hiện nay thì thị trường về mặt hàng thực phẩm tươi
sống đang rất được coi trọng, đầu tư bởi lẽ nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay có xu
hướng “ăn ngon, mặc đẹp” chứ không còn “ăn no, mặc ấm” như trước đây . Sự xuất hiện của
nhiều dòng sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống hợp vệ sinh trong thời gian gần đây đã giúp
khách hàng có thêm nhiều chọn lựa, bên cạnh đó, do tác động của nhiều mặt, người tiêu dùng
ngày càng trở nên khó tính hơn khi lựa chọn những thực phẩm, đa phần họ đòi hỏi sản phẩm
phải đảm bảo vệ sinh, chất luợng tốt mà giá lại rẻ…nếu doanh nghiệp không đáp ứng được
những nhu cầu đó của khách hàng thì không thể thu hút được khách hàng đến với doanh
nghiệp. Trong điều kiện phức tạp như hiện nay để làm được điều này là 1 trăn trở rất lớn của
doanh nghiệp, vấn đề là mỗi nhà quản lý phải thấy được, nắm bắt những vấn đề đó có tầm
quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả SX-KD để từ đó có định hướng trong công tác quản
lý một cách chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả hơn. Để làm được điều này thì mỗi doanh nghiệp
phải tổ chức tốt công tác đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, nói cách
khác, phải làm cho quá trình lưu thông hàng hóa được thuận lợi . Trong đó, công tác tạo
nguồn và mua hàng là khâu đầu tiên của quá trình luân chuyển hàng hóa, là một trong những
công tác không thể thiếu, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng
như HTX TM DV Thuận Thành
Hợp tác xã thương mại dịch vụ Thuận Thành được thành lập vào năm 1776, tiền thân
là một hợp tác xã mua bán. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của hợp tác xã là các sản phẩm tiêu
dùng thiết yếu. Trong giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường, hàng loạt các hợp tác xã trong
địa bàn tỉnh tan rã thì hợp tác xã Thuận Thành đã từng bước vượt qua các khó khăn, thử
thách, và đã tìm ra hướng đi mới để tiếp tục tồn tại. Sau một chặng đường dài phấn đấu, HTX
đã đạt được những thành tựu đáng kể
Vào năm 2005, hợp tác xã khai trương siêu thị mini đã góp phần quan trọng trong
việc đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng . Ngay từ tháng đầu đi vào hoạt động, doanh
thu đã vượt xa so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Các mặt hàng mới được đưa thêm vào danh
mục, trong đó có thực phẩm tươi sống. Do có uy tín làm ăn, nên thực phẩm tươi sống của
Thuận Thành đã được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt. Tuy nhiên, công tác tạo nguồn


Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
1
-
và mua hàng về thực phẩm tươi sống vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa được hỗ trợ
để phát triển. Hợp tác xã chưa có biện pháp chiến lược đúng đắn để có thể giới thiệu hình ảnh
và những ưu điểm của sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Xuất phát từ những lý do trên, trong thời gian thực tập, em đã chọn đề tài : “Một số
giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả hoạt động tạo nguồn, và thu mua về mặt hàng thực phẩm
tươi sống tại HTX TM DV Thuận Thành” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình
1.2.Mục đích nghiên cứu
♦ Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn công tác tạo nguồn và mua hàng thực phẩm tươi
sống tại HTX TM-DV Thuận Thành
♦ Phân tích và đánh giá thực trạng công tác tạo nguồn và mua hàng ở HTX
♦ Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo nguồn và mua hàng ở HTX
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vào nguồn hàng, các nhà cung ứng, và các cách thức quản
lý, vận chuyển, bảo quản hàng hóa tại HTX
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung : Phân tích tình hình tạo nguồn và mua hàng của HTX và đưa ra một số
giải pháp
Về mặt không gian: Nghiên cứu công tác tạo nguồn và mua hàng của HTX TM DV
Thuận Thành
Về mặt thời gian : số liệu thu thập từ năm 2005-2009
1.5.Phương pháp nghiên cứu
♦ Phương pháp duy vật biện chứng : là phương pháp khi xem xét vấn đề luôn đặt nó
trong mối liên hệ với cái khác, và luôn để đối tượng cần nghiên cứu trong trạng thái động
♦ Phương pháp điều tra : là phương pháp sử dụng các bảng hỏi, các kỹ thuật phỏng
vấn để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên đối tượng cần điều tra, từ đó thu thập thông tin, số
liệu cần thiết cho hoạt động nghiên cứu
♦Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp bên trong về HTX TM DV Thuận Thành như lịch sử hình thành, cơ
cấu lao động, các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, v.v… thu thập từ
phòng kinh doanh và phòng kế toán HTX TM DV Thuận Thành.
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
2
-
Dữ liệu thứ cấp bên ngoài như một số thông tin về nguồn hàng, nhà cung ứng, đối thủ
cạnh tranh…vv và các vấn đề liên quan đến hàng thực phẩm tươi sống thu thập từ các
website, sách, vở, báo, tạp chí…
Dữ liệu sơ cấp: Các thông tin thu thập từ phiếu điều tra qua việc phỏng vấn trực tiếp
khách hàng, ban quản lý HTX, các anh, chị em nhân viên làm việc tại HTX
♦Phương pháp so sánh : Nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu qua các kỳ phân
tích như doanh thu, chi phí tạo nguồn, thu mua, lao động....của HTX TM DV Thuận Thành
và một số chỉ tiêu khác nhằm thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, cũng như tốc độ phát
triển trong kỳ của HTX
1.6.Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 phần
+Phần 1 : Đặt vấn đề
+Phần 2 : Nội dung và kết quả nghiên cứu
Gồm 3 chương
-Chương 1 : cơ sở khoa học về công tác tạo nguồn và thu mua về hàng hóa
-Chương 2 : Thực trạng công tác tạo nguồn và mua hàng tại HTX TM DV
Thuận Thành
-Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tạo nguồn và mua
hàng tại HTX TM DV Thuận Thành
+Phần 3: Kết luận và kiến nghị
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
3
-
PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC TẠO NGUỒN VÀ THU MUA
HÀNG HÓA
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1.Nguồn hàng, tổ chức công tác tạo nguồn và mua hàng
1.1.1.1 Khái quát về nguồn hàng
Nhiệm vụ cơ bản chủ yếu nhất của doanh nghiệp thương mại là bảo đảm cung ứng
cho sản xuất và tiêu dùng những loại hàng hoá cần thiết, đủ về số lượng, tốt về chất lượng,
kịp thời gian yêu cầu và thuận lợi cho khách hàng. Để thực hiện được nhiệm vụ đó các doanh
nghiệp thương mại phải tổ chức tốt công tác tạo nguồn-mua hàng ở doanh nghiệp. Nguồn
hàng của doanh nghiệp là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hoá thích hợp với nhu cầu của
khách hàng đã và có khả năng mua được trong kỳ kế hoạch. Để có nguồn hàng tốt và ổn
định, doanh nghiệp thương mại phải tổ chức tốt công tác tạo nguồn. Tổ chức công tác tạo
nguồn là toàn bộ những hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra những hàng hoá để đảm bảo cung
ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng quy cách cỡ loại, màu sắc…cho nhu cầu của khách hàng.
Nội dung của công tác tạo nguồn-mua hàng là
* Nghiên cứu và xác định nhu cầu của khách hàng về khối lượng, cơ cấu mặt hàng,
quy cách, cỡ loại, thời gian, giá cả mà khách hàng có thể chấp nhận được.
* Nghiên cứu, tìm hiểu khả năng của đơn vị sản xuất trong nước và ở thị trường nước
ngoài để đặt hàng, ký kết hợp đồng mua hàng.
* Có các biện pháp cần thiết để tạo điều kiện và tổ chức thực hiện tốt việc mua, vận
chuyển, giao nhận, đưa hàng về doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu thực tế của khách hàng.
* Tạo nguồn và mua hàng là hai khái niệm khác nhau, mua hàng có thể là kết quả của
quá trình tạo nguồn hàng của DNTM, cũng có thể là kết quả của quá trình khảo sát, tìm hiểu
của DNTM. Tuy nhiên, hai quá trình này luôn gắn bó với nhau và tạo điều kiện để DNTM có
nguồn hàng vững chắc, phong phú và đa dạng
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
4
-
1.1.1.2 Phân loại nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại
Phân loại nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại là việc phân chia, sắp xếp các

hàng hoá thu mua được theo tiêu thức cụ thể riêng biệt để doanh nghiệp có chính sách, biện
pháp thích hợp nhằm khai thác tối đa lợi nhuận của mỗi loại nguồn hàng. Các nguồn hàng
của DNTM có thể phân loại dựa trên các tiêu thức sau
-Theo khối lượng hàng hoá thu mua được
- Nguồn hàng chính: là nguồn hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng khối lượng
hàng hoá mà doanh nghiệp mua về để cung ứng cho khách hàng trong kỳ. Đối với nguồn
hàng chính, nó quyết định khối lượng hàng hoá của doanh nghiệp mua được, nên phải có sự
quan tâm thường xuyên để đảm bảo sự ổn định của nguồn hàng này.
- Nguồn hàng phụ: đây là nguồn hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong khối lượng hàng hoá
thu mua được. Khối lượng thu mua của nguồn hàng này không ảnh hưởng tới doanh số bán
của DNTM. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý khả năng phát triển của nguồn hàng này và
nhu cầu thị trường đối với mặt hàng, cũng như thế mạnh khác của nó để phát triển trong
tương lai
- Nguồn hàng trôi nổi: đây là nguồn hàng mua được trên thị trường của đơn vị tiêu
dùng hoặc của đơn vị kinh doanh bán ra. Đối với nguồn hàng này cần xem xét kỹ chất lượng
hàng hoá, giá cả hàng hoá cũng như nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá.
-Theo nơi sản xuất ra hàng hoá
- Nguồn hàng sản xuất trong nước: bao gồm các loại hàng hoá do các xí nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, các xí nghiệp khai thác chế biến hoặc gia công, lắp ráp thuộc mọi thành
phần kinh tế đặt trên lãnh thổ Việt Nam.
- Nguồn hàng nhập khẩu: là nguồn hàng được nhập khẩu từ nước ngoài. Nguồn hàng
nhập khẩu có thể có nhiều loại: tự DNTM nhập khẩu, DNTM nhận hàng nhập khẩu từ các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu chuyên doanh, các đơn vị thuộc tổng HTX ngành hàng cấp
trên, nhận của các doanh nghiệp nước ngoài, hoặc nhận đại lý cho các hãng xuất khẩu trong
nước, liên doanh hoặc của các hãng nước ngoài.
- Nguồn hàng tồn kho : Đây có thể là nguồn hàng tồn kho theo kế hoạch dự trữ của nhà
nước để điều hành thị trường, nguồn tồn kho của các DNTM, của các đơn vị tiêu dùng do thay
đổi mặt hàng sản xuất hoặc không cần dùng có thể huy động được trong kỳ kế hoạch
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
5

-
-Theo điều kiện địa lý
Theo tiêu thức này nguồn hàng được phân theo khoảng cách từ nơi khai thác, đặt
hàng, thu mua đưa về doanh nghiệp, điều kiện xa gần chủ yếu liên quan đến việc vận chuyển,
giao nhận hàng hoá và tổ chức bộ máy thu mua chuyên trách. Người ta chia các khu vực như
sau
+Ở các miền của đất nước: miền Bắc, miền Trung, miền Nam
+Theo cấp tỉnh, thành phố
+Theo các vùng nông thôn: đồng bằng, trung du, miền núi
-Theo mối quan hệ kinh doanh
+ Nguồn hàng tự sản xuất, khai thác: đây là nguồn hàng do chính DNTM tổ chức bộ
phận (xưởng, xí nghiệp…) tự sản xuất, tự khai thác ra hàng hoá để đưa vào kinh doanh
+ Nguồn liên doanh liên kết: DNTM liên kết với các đơn vị khác cùng để khai thác,
sản xuất, chế biến ra hàng hoá để đưa vào kinh doanh
+.Nguồn đặt hàng và thu mua: đây là nguồn hàng DNTM đặt hàng với các đơn vị sản
xuất trong nước hoặc xuất nhập khẩu, ký kết hợp đồng và thu mua về cho doanh nghiệp để
cung ứng cho khách hàng
+ Nguồn hàng của đơn vị cấp trên
+ Nguồn hàng nhận làm đại lý: DNTM có thể nhận bán hàng đại lý cho các hãng,
doanh nghiệp sản xuất trong nước hoặc các hãng ở nước ngoài
+ Nguồn hàng ký gửi: DNTM có thể nhận bán hàng ký gửi của các doanh nghiệp sản
xuất, các hãng nước ngoài, của các tổ chức và cá nhân
+ Nguồn hàng do gia công đặt hàng và bán nguyên liệu thu mua thành phẩm.
-Theo tính chất ổn định của hàng hoá
* Nguồn hàng ổn định : là nguồn hàng nằm trong kế hoạch nhằm cung ứng kịp thời
cho doanh nghiệp thương mại. Đây là nguồn hàng có số lượng lớn, giá cả ổn định.
* Nguồn hàng không ổn định : là nguồn hàng nằm ngoài kế hoạch, sản xuất manh
múm, số lượng ít, chất lượng không cao, giá cả biến động
* Ngoài các tiêu thức trên, nguồn hàng của DNTM còn được phân loại theo một số
tiêu thức khác nhau như : theo chất lượng hàng hoá, theo thời gian, theo sự tín nhiệm…

Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
6
-
1.1.1.3.Các hình thức tạo nguồn và mua hàng ở DNTM
 Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế ký trước: Để có hàng hoá, dựa vào mối
quan hệ kinh doanh sẵn có hoặc chào hàng của người cung cấp, DNTM phải đặt hàng
của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Đơn hàng là yêu cầu cụ thể về loại hàng hoá mà doanh nghiệp thương mại cần mua
để bảo đảm nguồn hàng cung ứng cho khách hàng
 Mua hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký kết: Thực hiện việc giao nhận hàng hoá có
chuẩn bị trước, có kế hoạch trong hoạt động kinh doanh, hình thức này giúp DNTM
ổn định được nguồn hàng, có khả năng khá chắc chắn để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng
 Mua hàng không theo hợp đồng: Đây là hình thức mua đứt, bán đoạn, và mua hàng
trôi nổi trên thị trường. Về hình thức mua hàng trên thị trường này, người mua phải có
trình độ và kỹ thuật nghiệp vụ mua hàng thông thạo, phải kiểm tra số lượng và chất
lượng hàng hoá và nếu có thể phải xem xét nguồn gốc của hàng hoá để đảm bảo hàng
mua về có thể bán được
 Mua qua đại lý: DNTM có thể ký các hợp đồng đại lý mua hàng. Việc mua hàng
thông qua các đại lý thu mua giúp cho DNTM có thể gom được những mặt hàng có
khối lượng không lớn, không thường xuyên
 Nhận bán hàng uỷ thác và ký gửi: Để có thể tận dụng mạng lưới bán hàng, DNTM có
thể nhận với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc các DNTM khác bán hàng
uỷ thác. Cũng tương tự như vậy, DNTM cũng có thể nhận bán hàng ký gửi. Sau khi
bán hàng ký gửi, DNTM sẽ được hưởng một khoảng lệ phí ký gửi theo doanh số bán
 Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng: DNTM có thể tận dụng ưu thế của mình về vốn,
về nguyên vật liệu hoặc thị trường tiêu thụ, cùng với các doanh nghiệp khác liên
doanh, liên kết để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sản lượng và giá trị tiêu
thụ trên thị trường.
 Gia công hoặc bán nguyên vật liệu thu mua thành phẩm: Có mặt hàng chưa phù hợp

với nhu cầu của khách hàng, DNTM phải tiến hành gia công mặt hàng. Hình thức bán
nguyên vật liệu thu mua thành phẩm là hình thức DNTM bán nguyên vật liệu cho các
doanh nghiệp sản xuất và mua thành phẩm theo hợp đồng.
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
7
-
 Tự sản xuất khai thác hàng hoá: Với DNTM có nguồn vốn dồi dào, có nguồn nguyên
liệu có thể tự sản xuất ra mặt hàng phù hợp với nhu cầu thị trường hoặc tự khai thác
nguồn hàng đưa vào kinh doanh
1.1.1.4.Vai trò của công tác tạo nguồn mua hàng
Trong kinh doanh thương mại tạo nguồn hàng là khâu hoạt động kinh doanh đầu tiên,
mở đầu cho hoạt động lưu thông hàng hoá (T-H). Mua hàng là một hoạt động nghiệp vụ cơ
bản của DNTM. Nếu không mua được hàng hoặc mua không đáp ứng được yêu cầu của kinh
doanh thì DNTM không có hàng để bán. Nếu DNTM mua phải hàng xấu, hàng giả, chất
lượng kém hoặc mua hàng không đúng số lượng, chất lượng hàng hoá, đúng thời gian yêu
cầu thì DNTM sẽ bị ứ động hàng hoá, vốn lưu động không lưu chuyển được, DNTM sẽ
không bù đắp được chi phí, sẽ không có lãi…Điều này chỉ rõ vị trí quan trọng của công tác
tạo nguồn-mua hàng có ảnh hưởng đến nghiệp vụ kinh doanh khác và kết quả kinh doanh của
DNTM. Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh thương mại nguồn hàng và công tác tạo
nguồn có tác dụng như sau
Thứ nhất, nguồn hàng là một điều kiện của hoạt động kinh doanh nếu không có nguồn
hàng không thể kinh doanh được. Thứ hai, nguồn hàng và tạo nguồn phải phù hợp với yêu
cầu của khách hàng giúp cho hoạt động kinh doanh tiến hành thuận lợi, kịp thời, đẩy nhanh
tốc độ chu chuyển hàng hoá, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán hàng nhanh, đồng thời đảm
bảo uy tín với khách hàng, làm cho việc cung ứng diễn ra liên tục, ổn định. Thứ ba, nguồn
hàng và công tác tạo nguồn hàng tốt giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hạn
chế được tình trạng thừa, thiếu, hàng ứ động, chậm luân chuyển, hàng kém phẩm chất, không
bán được…vừa gây chậm trễ cho khâu lưu thông, vừa ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp
đối với khách hàng. Thứ tư, nguồn hàng và công tác tạo nguồn hàng tốt còn có tác dụng lớn
giúp cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp thuận lợi, như thu hồi vốn nhanh, có tiền bù

đắp cho chi phí kinh doanh, có lợi nhuận để phát triển và mở rộng kinh doanh, tăng thu nhập
cho người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và các mặt hàng của
DNTM
Tóm lại, các doanh nghiệp thương mại muốn phát triển và mở rộng kinh doanh, việc
đảm bảo nguồn hàng chất lượng tốt, cung ứng ổn định, lâu dài, phong phú, giá cả hợp lý, là
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
8
-
điều kiện đảm bảo cho sự tăng tiến của doanh nghiệp và vị trí của doanh nghiệp trên thương
trường, cũng như thành công trong kinh doanh thương mại.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo nguồn mua hàng
 Nhân tố cung cầu thị trường
Thị trường là môi trường trong đó diễn ra quá trình người bán và người mua tác động
qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và lượng hàng hoá tiêu thụ. Nó có vai trò quan trọng trong
định hướng sản xuất kinh doanh, bởi căn cứ vào cung cầu và giá cả thị trường để giải quyết
những vấn đề cơ bản như : sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Chính thị
trường đã kết hợp các yếu tố sản xuất như:đất đai, máy móc, nhiên liệu, quặng mỏ… để sản
xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đối với doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh, có hai loại thị trường tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến doanh nghiệp, đó là thị
trường cung ứng (hay thị trường đầu vào) và thị trường tiêu thụ sản phẩm (hay thị trường đầu
ra), hai thị trường này có quan hệ mật thiết với nhau. Thị trường tiêu thụ với các yếu tố quy
mô, độ ổn định của cơ cấu hàng hoá, chất lượng, giá cả, thị hiếu sử dụng, và phương thức
mua bán có vai trò định hướng cho thị trường cung ứng hàng hoá. Trong cơ chế thị trường
với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần phải “bán cái thị trường cần,
chứ không bán cái mình có”. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến công tác tạo
nguồn-mua hàng. Việc tạo nguồn mua hàng cũng cần phải tính đến nhu cầu thị trường, tiêu
thụ về số lượng, chất lượng, giá cả hàng hoá…để từ đó doanh nghiệp tìm kiếm thị trường
cung ứng nguyên vật liệu có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu đó. Bên cạnh đó, quan hệ cung
cầu hàng hoá cũng tác động đến công tác tạo nguồn- mua hàng( về giá cả, quy mô, tính ổn
định của hàng hoá) làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, việc nắm bắt tình hình

cung cầu trên thị trường một cách thường xuyên và khoa học giúp công tác tạo nguồn- mua
hàng được thường xuyên và ổn định.
 Phương thức mua và giá cả
Ngày nay, trong cơ chế thị trường thì cạnh tranh là vấn đề không thể tránh khỏi. Các
doanh nghiệp cạnh tranh nhau về chất lượng sản phẩm, về chất lượng dịch vụ, về giá cả…Để
góp phần nâng cao tính cạnh tranh thì các doanh nghiệp cần phải tìm cách hoà nhập vào thị
trường để huy động được nguồn hàng bảo đảm về số lượng, chất lượng phục vụ cho nhu cầu
sản xuất kinh doanh. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần có cách xâm nhập hợp lý, có
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
9
-
phương thức mua và giá cả phù hợp, có cách mua phù hợp với từng đối tượng cung ứng là
việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với công tác tạo nguồn-mua hàng
Giá cả cũng là yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định chính
sách giá cả đúng đắn là điều quan trọng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đạt hiệu quả cao và tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, việc xác
định giá cả phải lấy chi phí sản xuất kinh doanh làm cơ sở, điều quan trọng là với mức giá
bao nhiêu thì mang lại hiệu quả lớn nhất cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, chính sách giá cả
phù hợp là điều kiện thuận lợi cho công tác mua hàng, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định,
kịp thời và chất lượng cao cho doanh nghiệp
 Nhân tố vốn, cơ sở vật chất-kỹ thuật
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp
phải có vốn, vốn quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhờ có vốn mà doanh
nghiệp phát huy sức mạnh của các nguồn tiềm năng hiện tại của HTX để mở rộng thị trường
và tạo đà phát triển cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp dồi dào về vốn và cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện đại thì đó là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh.
Tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào mục tiêu của việc sử dụng vốn, cách huy động vốn của
HTX.
 Nhân tố cơ chế chính sách
Hiện nay ở bất kỳ một quốc gia nào, cơ chế chính sách của nhà nước là công cụ quản

lý có hiệu quả trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, tạo ra môi
trường thuận lợi và hành lang pháp lý an toàn cho kinh doanh. Điều mà các chủ thể kinh tế
hay các doanh nghiệp quan tâm là việc đưa các chính sách vĩ mô của nhà nước có ảnh hưởng
như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Tuy nhiên trong những năm gần đây,
nhà nước ta đã có những chính sách phù hợp với từng ngành, từng cơ sở sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt với lĩnh vực thương mại từ cuối năm 1998, Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều
quyết định quan trọng theo hướng khuyến khích mở rộng lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc
độ xuất nhập khẩu, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, hạn chế thủ tục rườm rà, đặc
biệt là để các doanh nghiệp tự do lựa chọn phương án kinh doanh của mình mà không có sự
can thiệp quá sâu của nhà nước. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
10
-
hiện tốt hơn các công đoạn của quá trình kinh doanh nói chung và công tác-tạo nguồn mua
hàng nói riêng
 Bên cạnh đó, công tác tạo nguồn-mua hàng của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của
các yếu tố khác như môi trường tự nhiên, yếu tố công nghệ, văn hoá xã hội…
1.1.3.Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
* Doanh thu: đối với doanh nghiệp thương mại, doanh thu được hình thành từ các
hoạt động bán hàng và dịch vụ là chủ yếu, ngoài ra còn có các nguồn thu khác
DT=∑P
i
Q
i
Trong đó
DT: tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng và dịch vụ
P
i
: giá cả 1 đơn vị hàng hoá thứ i hay dịch vụ thứ i
Q

i
: khối lượng hàng hoá hay dịch vụ thứ i bán ra trong kỳ
* Chi phí kinh doanh: là tất cả các khoản chi phí từ khi mua hàng cho đến khi bán
hàng và bảo hành hàng hoá cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định
Có thể chia thành
- Chi phí mua hàng: là khoản tiền doanh nghiệp phải trả cho các đơn vị nguồn
hàng về số lượng đã mua
- Chi phí lưu thông: bao gồm chi phí bảo quản,thu mua, tiêu thụ, vận tải, bốc dỡ
hàng hoá…
- Chi phí nộp thuế và mua bảo hiểm
• Lợi nhuận: đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
LN = DT- CP
Trong đó
LN : Lợi nhuận của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ
DT : Doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ
CP : Chi phí bỏ ra trong kỳ kinh doanh
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
11
-
1.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( T
d
). (%)
T
d =
Lợi nhuận thực hiện trong kỳ
Doanh số thực hiện trong kỳ
x 100
Chỉ tiêu này cho biết khi tiêu thụ được 1 đơn vị hàng hoá bán ra sẽ mang lại bao nhiêu

đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp
 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (T
c
), (%)
Tc = x 100
Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
cho doanh nghiệp
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (H
v
) , (%)
H
v
= x 100
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn
càng cao
1.1.5. các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác tạo nguồn-mua hàng
• Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch thu mua hàng hoá
T=Q
1i
/ Q
ki
Trong đó
T : tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch thu mua hàng hoá
Q
1i
: số lượng hàng hoá loại i thực tế mua vào
Q
ki
: số lượng hàng hoá loại i cần mua theo kế hoạch

Nếu T>100% chứng tỏ doanh nghiệp hoàn thành và vượt mức kế hoạch thu
mua và ngược lại
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
12
Lợi nhuận thực hiện trong kỳ
Chi phí kinh doanh trong kỳ trong kỳ
Lợi nhuận thực hiện trong kỳ
Vốn kinh doanh trong kỳ
-
Chi phí tạo nguồn-mua hàng trên một đơn vị hàng hoá thu mua = (Chi phí tạo
nguồn-mua hàng trong kỳ)/ (khối lượng hàng hoá thu mua trong kỳ)
Chỉ tiêu này cho biết để thu mua 1 đơn vị hàng hoá thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao
nhiêu chi phí tạo nguồn-mua hàng
Khối lượng hàng hoá thu mua trên 1 lao động tạo nguồn =(Khối lượng hàng thu
mua trong kỳ)/ (số lượng lao động tạo nguồn-mua hàng trong kỳ)
Chỉ tiêu này cho biết trung bình 1 lao động tạo nguồn-mua hàng đã thực hiện thu
mua bao nhiêu đơn vị giá trị hàng hoá trong kỳ
Giá trị hàng mua trên 1 lao động tạo nguồn = (Giá trị hàng mua vào trong kỳ)/
(số lượng lao động tạo nguồn-mua hàng trong kỳ)
Chỉ tiêu này cho biết trung bình 1 lao động tạo nguồn-mua hàng đã thực hiện thu
mua bao nhiêu đơn vị giá trị hàng hoá trong kỳ.
Chỉ tiêu xác định khối lượng hàng cần mua để kinh doanh
M= X
kh
+ D
ck
– D
đk
Trong đó
M: khối lượng hàng cần mua tính theo từng loại trong kỳ kế hoạch(đơn vị hiện

vật : tấn, m
3

)
X
kh
: Khối lượng hàng hoá bán ra kỳ kế hoạch tính theo từng loại (đơn vị hiện vật
: tấn…

)
D
ck
: Khối lượng hàng cần dự trữ ở cuối kỳ kế hoạch (đơn vị hiện vật: tấn…)
D
dk
: Khối lượng hàng dự trữ còn lại ở đầu kỳ kế hoạch (đơn vị hiện vật : tấn…)
1.1.6.Khái niệm và những đặc trưng cơ bản về mặt hàng thực phẩm tươi sống
♦Khái niệm
Là những đồ ăn hay đồ uống khác ngoài số thực phẩm đã qua chế biến bao gồm
các loại sau
 Thực phẩm nông sản
- Rau (gồm các loại rau mới chỉ được cắt thái)
- Các loại rau thân củ, các loại rau lá, các loại rau củ quả, các loại rau gia vị, các loại
rau " tập tàng", các loại nấm, cá loại rau dại ăn được, các loại rau bột quả,các loại rau khác.
- Quả (gồm các loại quả mới chỉ được cắt thái hoặc đông lạnh)
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
13
-
- Các loại quả có múi, các loại quả có nhân, các loại quả có hạt, các loại dâu, các loại
quả vỏ cứng, các loại quả nhiệt đới và cận nhiệt đới, các loại quả khác

 Thực phẩm gia súc
- Thịt (kể cả các loại thịt để lạnh, đông lạnh, cắt lát, và chặt thái)
- Thịt bò, thịt lợn, thịt lợn rừng, thịt ngựa, thịt cừu, thịt dê, thịt thỏ, thịt gia cầm và các
loại thịt tươi sống khác
- Trứng gia cầm ăn được (gồm trứng tươi trong vỏ cứng)
- Trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút và các loại trứng ăn được khác
 Thực phẩm thuỷ sản
* (Gồm những sản phẩm thuỷ sản tròn, làm gàn sạch, đã là sạch, phi –lê, cắt thái,
sashimi [cá tươi sống cắt lát, không gồm các chất bảo quản], lột da, đông lạnh, đã rã đông và
còn sống)
* Cá
Cá nước ngọt, cá hồi loại salmon và trout, cá trích loại sardines và herring, cá ngừ loại
bonito,tuna và hóe mackerel,cá thu, cá heo đuôi vàng và cá heo đuôi vàng và cá heo thông
thường, cá tuyết, các giống cá thờn bơn và cá dẹt loại cod, sole,cá dẹt flafish,cá flounder, cá
tráp biển, cá hanh đỏ và các loại khác.
Thuỷ sản có vỏ cứng
Ốc corbicula và ốc hồ,ao,trai,hến loại ark shells và alaga shells,sò,sò cổ ngắn,sò
gà,bào ngư, top shells và các loại có vỏ cứng khác.
* Các loại động vật thuỷ sinh
* Mực, bạch tuộc, tôm, tôm hùm, tôm panđan, và tôm sông, cua, các động vật giáp
xác khác, nhím biển, sên biển, các loài rùa và các động vật thuỷ sinh khác.
Các loại động vật có vú dưới biển.
* Cá voi, cá heo và cácloài động vật có vú sống dưới biển khác.
* Rong biển
* Tảo bẹ, wakame, tảo laver, tảo diệp, aga và các loài rong biển khác
♦ Những đặc trưng cơ bản của thực phẩm tươi sống
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
14
-
 Thời gian sử dụng thường ngắn, do đó cần phải có những nghiệp vụ cơ bản để bảo

quản nguồn hàng này, để phân phối đến tay người tiêu dùng đảm bảo chất lượng tốt
nhất.
 Chi phí để mua thực phẩm tươi sống thường rẻ hơn chi phí khi mua thực phẩm đã qua
chế biến
 Định giá thực phẩm tươi sống cho khách hàng phải thông qua các quy trình nhất định(
như cân, đong, đo, đếm…)
 Thực phẩm tươi sống mang tính chất thời vụ
1.2.Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tươi sống có uy tín, có thương
hiệu như Vissan, Nam Phong, hệ thống bán sỉ của Metro, hệ thống các HTX như (Big C,
Coo.mart, Thuận Thành…) đã và đang chịu một áp lực lớn trước nhu cầu của người tiêu
dùng khi họ lựa chọn những mặt hàng này.
Xu hướng tiêu dùng của khách hàng gần đây là chọn lựa thực phẩm an toàn. Và họ đã
chấp nhận chọn miếng thịt đắt đỏ hơn một chút, mà đảm bảo vệ sinh an toàn trong các HTX,
các kênh phân phối có thương hiệu. Họ tin tưởng sự an toàn này được đảm bảo từ khâu chọn
lựa nguyên liệu, giết mổ, sơ chế đến việc bảo quản trong quá trình bày bán bằng các phương
tiện hiện đại.
Tuy nhiên, cho đến nay, lượng thực phẩm tươi sống được cung cấp từ các nhà phân
phối có thương hiệu vẫn còn chiếm một tỷ lệ khiếm tốn. Chỉ tính riêng mặt hàng thịt heo, một
mặt hàng có được từ một số các nhà cung cấp có thương hiệu như Vissan, Nam Phong nắm
giữ sản lượng chủ lực, thì theo ước tính của những người trong lĩnh vực này, lượng thịt được
phân phối qua các kênh phân phối gồm hệ thống các HTX và Metro chỉ chiếm tỷ lệ chưa tới
20% của nhu cầu khoảng 340 tấn/ngày .
Bên cạnh đó, hệ thống HTX hiện nay chỉ mới tập trung ở các khu trung tâm, vùng có
mật độ dân cư đông. Riêng hệ thống của Metro thì chỉ bán hàng giới hạn cho một đối tượng
là những người có thẻ hội viên của hệ thống này.
Gần đây, HTX Vissan đã phát triển được một mạng phân phối gồm một chuỗi 14
cửa hàng riêng của mình. Trong đó các sản phẩm tươi sống như thịt, cá các loại khi bảo
quản cũng như lưu thông được bảo quản bằng các phương tiện hiện đại, phù hợp. Tuy
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM

15
-
nhiên, lượng thịt heo mà chuỗi cửa hàng này tiêu thụ được cũng chỉ khoảng từ 7 đến 10
tấn/ngày.
Nhu cầu lựa chọn thực phẩm tươi sống được bảo đảm bằng phương pháp phân phối
an toàn cho đến tận tay người tiêu dùng đang tạo ra cơ hội cho những nhà phân phối có
thương hiệu, uy tín. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các loại sản phẩm được phân phối thông qua
mạng lưới này chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ của nhu cầu thị trường.
Do đó, trong những năm tới, cùng với quá trình đô thị hoá, thu nhập của dân cư tăng,
ý thức về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn nên xu hướng mua hàng tại các
loại hình HTX, cửa hàng chuyên doanh, các nhà phân phối sẽ tăng cao, với tốc độ dự kiến
trên 150%/năm.
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
16
-
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO NGUỒN VÀ MUA HÀNG TẠI
HTX TM DV THUẬN THÀNH
2.1.Giới thiệu chung về HTX TM DV Thuận Thành
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Hợp tác xã thương mại dịch vụ Thuận Thành có trụ sở chính là 92 Đinh Tiên Hoàng,
là 1 trong 2 đơn vị còn tồn tại trong tỉnh Thừa Thiên Huế
Được thành lập từ tháng 9 năm 1976, là 1 đơn vị với chức năng làm đại lý tiêu
thụ hàng hóa. Thời kỳ này HTX luôn dẫn đầu về doanh số và có lãi so với 120 HTX trên
địa bàn tỉnh
Năm 1989 khi cơ chế bắt đầu chuyển đổi, HTX thương mại Thuận Thành cùng chung
số phận với bao nhiêu HTX trên toàn quốc, phải lao đao vào vòng xoáy trong cơn lốc của cơ
chế thị trường. Thời kỳ quá độ của HTX là từ năm 1989 đến năm 1991, đó là ba năm trăn trở
với muôn vàn khó khăn và sóng gió, nhưng với nghị lực và tinh thần quyết tâm cao của lãnh
đạo cũng như toàn thể nhân viên trong HTX đã tự khẳng định mình để vươn lên trong một
điều kiện và hoàn cảnh không mấy thuận lợi, nguồn vốn thì cạn kiệt, do các đơn vị bạn

chiếm dụng đồng thời phải đối phó với 1 số đơn vị hùng hậu trên địa bàn.
Ba năm bế tắc trong kinh doanh, đến khi bắt đầu được phục hồi (1992) đã trở thành
một đơn vị có nhiều ưu thế so với các đơn vị khác đóng trên địa bàn thành phố. Năm 1992,
HTX mới chỉ đạo làm đại lý cho công ty xăng dầu Đà Nẵng, hàng hóa còn rất nghèo nàn, nợ
quá hạn ngân hàng (nên không thể vay vốn để hoạt động)
Sau khi thu hồi và hoàn trả nợ quá hạn ngân hàng, HTX đã bắt đầu quan hệ với các
công ty nhà máy để nhận làm đại lý tiêu thụ, tuy nhiên đều không được chấp nhận
Trải qua 6 năm (1993-1999) với sự năng động và sáng tạo, xây dựng được 1 nền tảng
uy tín, cùng với sự nhạy bén, quyết tâm và đoàn kết của tập thể anh, chị em đã đưa HTX vượt
qua mọi khó khăn, và đang dần phát triển.
Nếu tính năm 1992, chỉ có 1 đơn vị là công ty xăng dầu cho làm đại lý thì đến năm
2002 đã có gần 30 công ty, nhà máy, hầu hết các hãng mà hợp tác xã làm đại lý đều là những
hãng có uy tín như : công ty sữa Việt Nam, công ty Unilever Việt Nam, công ty liên doanh
Elida P/S, công ty liên doanh sản xuất kẹo perferti, công ty liên doanh Vifon- Acecook, nhà
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
17
-
máy dầu Tân Bình, công ty bột ngọt Vedan…đa phần là những hàng nhu yếu phẩm phục vụ
đời sống nhân dân.
Tháng 2/1998, HTX đã được chuyển đổi theo loại HTX tại nghị định 15 CP
nhưng do HTX hoạt động trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ nên HTX không được
hưởng các điều khoản khuyến khích như: được giao dịch, vay vốn, miễn thuế, đây là 1
thiệt thòi đối với HTX.
Năm 1992, HTX xây dựng nhà máy nước đá với công suất 5 tấn/ngày.
Năm 1994, mua đất xây dựng tổng kho với diện tích 500 m
2
, giá trị đầu tư
850 triệu đồng.
Năm 1996, thành lập chi nhánh hoạt động tại thị xã Đông Hà- Quảng Trị.
Năm 1999, xây dựng cơ sở dạy nghề và giải quyết công ăn việc làm cho người khuyết

tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
Năm 1996-2004 đầu tư mua xe tải nhỏ chở hàng đi bán
Năm 2004, đầu tư xây dựng trung tâm siêu thị mini tại 92 Đinh Tiên Hoàng- Huế, giá
trị trên 2 tỷ đồng
Qua 2 năm đi vào hoạt động siêu thị góp phần không nhỏ vào doanh thu của HTX.
Siêu thị kinh doanh ngày càng có lãi và được khách hàng tín nhiệm. Với đà phát triển đó,
HTX đầu tư xây dựng thêm 2 siêu thị. Siêu thị II ở đường Tố Hữu. Siêu thị III ở đường
Nguyễn Huệ nằm trong đại học Y khoa- Huế, và mới đây, HTX đã liên doanh với công ty cổ
phần An Phú đầu tư xây dựng Siêu thị Thuận An tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng giá trị lên đến 18 tỷ đồng, siêu thị được đưa vào hoạt động
ngày 30/01/2010 đánh dấu sự hợp tác thành công giữa hai doanh nghiệp thương mại có uy tín
trên địa bàn tỉnh là HTX TMDV Thuận Thành và công ty CP An Phú, đồng thời đáp ứng nhu
cầu tham quan và mua sắm của người dân thị trấn Thuận An và các địa phương lân cận, đặc
biệt là trong dịp Tết Canh dần 2010.
Qua nhiều năm hoạt động, HTX đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng trên địa bàn
thành phố Huế. Dần lớn mạnh cùng thời gian, đã tạo nhiều ưu thế cạnh tranh trên thị trường
so với các đối thủ khác
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
18
-
Thị phần của HTX tương đối lớn, đã chiếm trên 50% thị phần gồm có một hệ thống
tiếp thị trên 25 người với hệ thống đại lý làm vệ tinh trên 800 hộ lớn nhỏ được trải khắp trên
các địa bàn của tỉnh Thừa Thiên Huế kể cả vùng núi, biển, nông thôn.
Trong tương lai tới đây, HTX TMDV Thuận Thành sẽ tiếp tục trưởng thành bằng
chính nguồn sức lực và tài năng của mình, bằng các mối quan hệ thương mại tin cậy lẫn
nhau, sòng phẳng và thiết thực, việc cùng chia sẻ ý nguyện chân thành về sự hợp tác cùng có
lợi từ phía các bạn hàng trong nước.
Với phương châm “đổi mới, sáng tạo, và phát triển” phù hợp với thực tiễn, HTX TM-
DV Thuận Thành tin tưởng vào tương lai phát triển, và thịnh vượng .
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ

 Chức năng
♦ Tổ chức mua hàng của các thành phần kinh tế khác và tiêu thụ chúng với nhiều
phương thức khác nhau, đảm bảo hàng hóa bán ra có chất lượng, giá cả phù hợp với khả năng
thanh toán của người tiêu dùng
♦ Phối hợp với thương mại quốc doanh nhằm bình ổn giá cả trên thị trường, hạn chế
sự thao túng giá cả của các thành phần kinh tế khác
 Nhiệm vụ
♦ HTX có nhiệm vụ chính là kinh doanh các mặt hàng đã đăng ký, đa dạng hóa các
mặt hàng, tổ chức thu mua và lựa chọn kinh doanh các mặt hàng đảm bảo về chất lượng, giá
cả nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bạn hàng trong và ngoài tỉnh
♦ Nhờ vào việc kinh doanh có hiệu quả và không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh,
HTX có nhiệm vụ mở rộng các chi nhánh của tỉnh bạn, tỉnh nhà thông qua các hợp đồng ký
trực tiếp với chủ đầu tư, và HTX đồng thời giới thiệu sản phẩm cho các đơn vị
♦ Trong quá trình kinh doanh của mình, HTX luôn chú trọng đến nhiệm vụ thực hiện
đúng chế độ kế toán, chế độ quản lý tài sản, tài chính , tiền lương nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh
♦ Nộp đầy đủ các khoản thuế cho ngân sách nhà nước, đây vừa là nghĩa vụ, vừa là
nhiệm vụ không thể thiếu của HTX
♦ Không ngừng chăm lo đời sống, giải quyết việc làm, bảo đảm quyền lợi kinh tế cho
xã viên và cả những người lao động do HTX thuê, khuyến khích, tạo điều kiện để người lao
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
19
-
động trở thành thành viên của HTX, đóng bảo hiểm xã hội cho xã viên theo quy định của
pháp luật
♦ Không ngừng triển khai nghiên cứu thị trường nhằm đề ra các giải pháp mở rộng thị
trường, đẩy mạnh hoạt động phân phối, tiêu thụ hàng hóa và giảm chi phí kinh doanh
Giới thiệu bộ máy quản lý của HTX và siêu thị Thuận Thành
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của HTX-TMDV Thuận Thành
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM

Phòng kế toán- tài
chính
Ban quản trị Ban kiểm soát
Phó chủ nhiệm phụ
trách HTX
Chủ nhiệm
Phó chủ nhiệm kinh
doanh
Phòng kinh doanh
Tổ siêu thị
Tổ tiếp thị Đội xe
Tổ SX nước
đá
20
-
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ bộ máy quản lý của Siêu thị Thuận Thành
Trong đó:
:Quan hệ trực tuyến
:Quan hệ chức năng tham mưu
: Quan hệ hỗ trợ kết hợp
Chức năng các bộ phận
 Ban quản trị HTX Do đại hội xã viên bầu ra, tự chịu trách nhiệm về các quyết
định của mình trước đại hội và pháp luật. Ban quản trị HTX là cơ quan quản lý
và điều hành mọi hoạt động của HTX bao gồm : Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm và
các thành viên khác. Thành viên ban quản trị HTX được phân công phụ trách
một hoặc một số lĩnh vực trong quản lý HTX .
 Ban kiểm soát Do đại hội xã viên bầu ra cùng nhiệm kỳ của ban quản trị, có
trách nhiệm giám sát hoạt động của ban quản trị, chủ nhiệm HTX, nhân viên
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
Tổ bán hàng

Tổ tiếp thị
Tổ bảo vệ Tổ thu ngân
Chủ nhiệm siêu
thị
Phó chủ
nhiệm kinh
doanh
Phó chủ nhiệm
phụ trách siêu
thị
Phòng kế toán
Phòng kinh
doanh
Tổ bảo vệ
21
-
nghiệp vụ và xã viên về việc thực hiện luật HTX, điều lệ, nội quy của HTX, nghị
quyết của đại hội xã viên và các chính sách thương mại, kiểm tra về tài chính kế
toán, phân phối thu nhập, sử dụng các quỹ HTX, sử dụng vốn và các vấn đề quan
trọng khác
 Chủ nhiệm HTX Do đại hội xã viên bầu ra trong số thành viên ban quản trị, chủ
nhiệm HTX là đại diện pháp nhân của HTX, có quyền triệu tập và chủ trì các
cuộc họp ban quản trị, chịu trách nhiệm trước ban quản trị cũng như toàn thể xã
viên và pháp luật về hoạt động điều hành HTX
 Phó chủ nhiệm kinh doanh Là thành viên của ban quản trị. Phó chủ nhiệm kinh
doanh tổ chức các tổ hàng hóa như tổ thuốc lá, tổ sữa, tổ kẹo,…và quản lý lực
lượng bán hàng, theo dõi hệ thống phân phối, nghiên cứu nắm bắt thông tin, tìm
kiếm thị trường, tiến hành công tác quảng cáo, tiếp thị…Mở rộng các quan hệ
với khách hàng, mở rộng thị trường và lựa chọn thị trường tiêu thụ hàng hóa có
hiệu quả nhất

 Phó chủ nhiệm kinh doanh Là thành viên của ban quản trị. Phó chủ nhiệm kinh
doanh tổ chức các tổ hàng hóa như tổ thuốc lá, tổ sữa, tổ kẹo,…và quản lý lực
lượng bán hàng, theo dõi hệ thống phân phối, nghiên cứu nắm bắt thông tin, tìm
kiếm thị trường, tiến hành công tác quảng cáo, tiếp thị…Mở rộng các quan hệ
với khách hàng, mở rộng thị trường và lựa chọn thị trường tiêu thụ hàng hóa có
hiệu quả nhất
 Phó chủ nhiệm phụ trách HTX : Là thành viên ban quản trị. Phó chủ nhiệm phụ
trách HTX chịu trách nhiệm tương tự phó chủ nhiệm kinh doanh như đề ra kế
hoạch tiêu thụ, vận chuyển, xuất nhập hàng hóa, quản lý quá trình kinh doanh
của HTX cũng như quản lý đội ngũ nhân viên của HTX
 Phòng kế toán tài chính Tham mưu cho chủ nhiệm về các mặt tài chính đồng
thời thực hiện các nhiệm vụ sau
 Cung cấp số liệu, thông tin kinh tế về hoạt động kinh doanh hằng ngày và hợp
đồng kinh doanh cho ban chủ nhiệm
 Ghi chép, phản ánh, giám sát việc bảo quản, sử dụng tài sản phục vụ cho hoạt
động kinh doanh của đơn vị
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
22
-
 Thu thập và phản ánh kết quả lao động của từng tập thể, cá nhân làm cơ sở cho
việc thưởng, phạt…
 Thực hiện việc kiểm tra hoạt động kinh doanh của HTX đồng thời cung cấp
chứng từ, tài liệu kế toán phục vụ cho việc kiểm tra của nhà nước đối với HTX
 Phòng kinh doanh Tổ chức nghiên cứu thị trường trong và ngoài tỉnh, đồng thời
định hướng các phương thức, các phương án kinh doanh cho HTX, trực tiếp
tham mưu cho chủ nhiệm. Bên cạnh đó, phòng kinh doanh có nhiệm vụ nghiên
cứu, đề xuất với ban chủ nhiệm cải tiến hoạt động quản lý điều hành của HTX
sao cho phù hợp với từng điều kiện của HTX cũng như phù hợp với những biến
động của thị trường trong hoạt động kinh doanh thương mại
 Chủ nhiệm siêu thị Chịu trách nhiệm trong kinh doanh siêu thị và quản lý nhân

viên và quản lý nhân viên của siêu thị. Đó là tìm hiểu nguồn hàng đủ về chất, tốt
về lượng, đồng bộ về cơ cấu, là nguồn hàng có chất lượng nhưng giá cả phải
chăng
 Tổ bán hàng Chịu trách nhiệm về hoạt động bán hàng của siêu thị
 Tổ thu ngân Chịu trách nhiệm thu tiền thanh toán của khách hàng
 Tổ tiếp thị Giao hàng đến cho người tiêu dùng
 Đội xe nhận hàng từ các công ty về kho của siêu thị và từ siêu thị đến khách hàng
 Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của HTX cho thấy cơ cấu tổ chức bộ
máy được hình thành theo kiểu trực tuyến chức năng. Ưu điểm của cơ cấu tổ
chức này thể hiện ở chỗ: có thể phát huy được năng lực sở trường của từng nhân
viên, tạo điều kiện để họ tích lũy kinh nghiệm nhằm thực hiện công việc một
cách có hiệu quả. Mặt khác, do mọi hoạt động đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
chủ nhiệm HTX nên đảm bảo được tính đồng bộ, thống nhất, phối hợp hoạt động
của các bộ phận vào mục tiêu chung, đồng thời dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh
sai sót của từng bộ phận. Đây là mô hình quản lý phù hợp với quy mô hiện nay
của HTX
2.1.4.Các nguồn lực SXKD của HTX
2.1.4.1.Tình hình lao động của HTX:
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
23
-
Để giành được thắng lợi trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, con người luôn
là yếu tố quyết định. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình
một đội ngũ người lao động có đủ trình độ, năng lực, được phân công hợp lý. Thấy rõ
tầm quan trọng đó, ngay từ khi mới thành lập, ban lãnh đạo HTX đã rất chú trọng việc
xây dựng và đào tạo lực lượng lao động của mình, ta xem xét bảng sau ( Nguồn : Phòng
kế toán HTX Thuận Thành )
Bảng 2.3 : Tình hình đội ngũ lao động của HTX (Đơn vị tính : Người)
Chỉ tiêu
2007 2008 2009

So sánh
2008/2007 2009/2008
Tăng
giảm
Tỷ lệ
Tăng
giảm
Tỷ lệ
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ
trọng
Tổng số
lao động
350 100 405 100 560 100 55
15.7
1
155 38.27
I.phân
theo giới
tính
Lao động

nam
86 24.57 118 29.14 158 28.21 32 37.21 40 33.9
Lao động
nữ
264 75.43 287 70.86 402 71.79 23 8.71 115 40.07
II.Phân
theo tính
chất công
việc
Lao động
trực tiếp 225
64.29 262 64.69 371 66.25 37 16.44 109 41.60
Lao động
gián tiếp
125 35.71 143 35.31 189 33.75 18 16.40 46 32.17
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
24
-
III. Phân
theo trình
độ
Đại học,
cao đẳng
23 6.57 28 6.91 45 8.04 5 21.74 17 60.71
Trung cấp 101 28.86 121 29.88 149 26.61 20 19.80 28 23.14
Lao động
phổ thông
97 27.71 113 27.90 137 24.46 16 16.49 24 21.24
Nghiệp vụ 129 38.86 143 35.31 229 40.89 14 10.85 86 60.14
Qua bảng 1 ta thấy, nhìn chung số lao động của HTX tăng nhanh đáng kể qua 3

năm. Cụ thể tổng lao động năm 2008 so với năm 2007 tăng 55 người, tương ứng tăng
15.71 %. Điều này cho thấy HTX đang mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ.
Năm 2009 thấy rõ hơn điều này ta phân tích sâu hơn.
 Xét theo giới tính
Ta thấy tổng số lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của HTX .
Năm 2007 số lao động nữ chiếm 75.43 % trong tổng số.
Năm 2008 số lao động nữ chiếm 70.86 % trong tổng số.
Năm 2009 số lao động nữ chiếm 71.79 % trong tổng số.
Điều này được giải thích là do sự đam mê nghề nghiệp và sự khéo léo, mẫn cán
trong công việc của các chị em phụ nữ nên được HTX đánh giá rất cao trong việc đóng
góp thành công cho hoạt động kinh doanh của HTX.
 Xét theo tính chất công việc
Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh và yêu cầu của công việc, năm 2008
lãnh đạo chi nhánh đã sắp xếp lại lao động để phù hợp với yêu cầu thực tế
Năm 2008 số lao động trực tiếp tăng so với năm 2007 là 37 người, tương ứng
là 16.44 %
Năm 2009 so với năm 2008, số lao động trực tiếp tăng là 109 người, tương ứng
là 41.6 %
 Xét theo trình độ văn hóa
Trần Mậu Thìn - K40 - QTKDTM
25

×