Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH THÁI VÀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI DÚI MỐC TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN VÀ CỨU HỘ ĐỘNG VẬT RỪNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MỔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT
CHĂN NUÔI DÚI MỐC (RHIZOMYS PRUINOSUS BLYTH, 1851)
TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN VÀ CỨU HỘ ĐỘNG VẬT RỪNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

Ngành: Quản lý Tài nguyên rừng
Mã số : 302

Giáo viên hướng dẫn : Th.s. Đỗ Quang Huy
Sinh viên thực hiện : Trương Trọng Nhận
Khóa học

: 2004 – 2008

Hà Tây, 2008

1


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................1
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................3
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước...............................................................3
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước...............................................................4
2.3. Đặc điểm họ Dúi và giá trị của Dúi mốc....................................................9
Chương 3: MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU................................................................................................10
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................10
3.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................10
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................10
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................10
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................10
3.4.2. Nghiên cứu đặc điểm nhận biết, sinh học, sinh thái..............................11
3.4.3. Nghiên cứu tập tính...............................................................................11
3.4.4. Nghiên cứu thức ăn................................................................................12
3.4.4.1. Nghiên cứu thành phần thức ăn..........................................................13
3.4.4.2. Nghiên cứu các loại thức ăn ưa thích.................................................13
3.4.4.3. Nghiên cứu khẩu phần ăn hàng ngày.................................................14
3.4.5. Nghiên cứu kỹ thuật tạo chuồng nuôi....................................................14
3.4.6. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật chăm sóc..............................................15
3.4.7. Nghiên cứu bệnh tật và cách phòng chống............................................15
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ......................................16
4.1. Đặc điểm nhận biết, sinh học Dúi mốc.....................................................16
4.1.1. Đặc điểm nhận biết................................................................................16
4.1.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái..................................................................17
4.2. Tập tính của Dúi mốc trong điều kiện nuôi nhốt......................................17
4.2.1. Tập tính kiếm ăn....................................................................................17
4.2.2.Tập tính nghỉ ngơi..................................................................................18
4.2.3. Tập tính vận động..................................................................................18
4.2.4. Tập tính vệ sinh.....................................................................................19
4.2.5. Tập tính tự vệ.........................................................................................19
4.2.6. Tập tính ghép đôi sinh sản.....................................................................20
4.2.7. Sử dụng thời gian trong ngày của Dúi mốc...........................................20
4.3. Quá trình sinh trưởng của Dúi mốc..........................................................24
4.4. Thức ăn của Dúi mốc...............................................................................27
4.4.1. Thành phần thức ăn của Dúi mốc..........................................................28

4.4.2. Các loại thức ăn ưa thích của Dúi mốc..................................................30
4.4.3. Khẩu phần ăn hàng ngày của Dúi mốc..................................................30
4.5. Kỹ thuật tạo chuồng nuôi.........................................................................33
4.5.1. Loại chuồng lớn.....................................................................................34
4.5.2. Loại chuồng nhỏ....................................................................................35
4.6. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh hoạt động của Dúi mốc.................39
2


4.6.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ.......................................................................39
4.6.2. Ảnh hưởng của ánh áng.........................................................................39
4.7. Biện pháp kỹ thuật chăm sóc....................................................................39
4.8. Bệnh tật và cách phòng chống..................................................................42
4.8.1. Bệnh ghẻ................................................................................................42
4.8.2. Bệnh nấm da..........................................................................................42
4.8.3. Bệnh viêm kết mạc mắt.........................................................................43
4.8.4. Bệnh bại liệt ..........................................................................................43
4.8.5. Bệnh chướng bụng đầy hơi ...................................................................43
4.8.6. Bệnh cầu trùng ruột...............................................................................44
4.8.7. Bệnh đi ngoài phân nát..........................................................................44
4.8.8. Vệ sinh chuồng trại, phòng chống các động vật gây hại.......................44
Chương 5: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ........................................46
5.1. Kết luận....................................................................................................46
5.2. Tồn tại.......................................................................................................47
5.3. Kiến nghị..................................................................................................47

3


LỜI NÓI ĐẦU

Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện sau 4 năm học tập (2004 2008) tại trường, nhằm củng cố thêm kiến thức và kỹ năng thực hành, đồng
thời vận dụng tổng hợp những kiến thức vào thực tiễn sản xuất, được sự đồng ý
của khoa Quản lý Tài nguyên rừng và môi trường - Trường Đại học Lâm
nghiệp, tôi tiến hành đề tài:
“Tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật chăn nuôi Dúi mốc
(Rhizomys pruinosus Blyth, 1851) tại Trung tâm Phát triển và Cứu hộ động vật
rừng - Trường Đại học Lâm nghiệp.”
Đến nay đề tài đã hoàn thành, nhân dịp này cho tôi xin gửi lời cảm ơn
đến thầy giáo Đỗ Quang Huy và các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài
nguyên rừng và Môi trường đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của
các chú, các anh, các chị tại Trung tâm Cứu hộ và Phát triển Động vật rừng Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số
liệu.
Do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót trong công tác nghiên cứu. Tôi rất mong nhận được sự
góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân mai, ngày......tháng……năm 2008
Sinh viên thực hiện

Trương Trọng Nhận

4


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuộc sống của con người từ thời tiền sử đến nay đều gắn liền với việc sử
dụng các loài động vật hoang dã và các sản phẩm của chúng. Động vật hoang
dã cung cấp cho chúng ta rất nhiều giá trị vật chất và giá trị tinh thần như: Cung

cấp thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác,…
Việt Nam là nước rất giàu về tài nguyên sinh vật trong đó có tài nguyên
động vật hoang dã. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng không hợp lý đã làm
cho tài nguyên sinh vật nói chung và tài nguyên động vật hoang dã nói riêng ở
nước ta bị suy giảm nghiêm trọng, trong khi đó nhu cầu về các sản phẩm từ
động vật hoang dã không ngừng gia tăng. Từ đó nảy sinh một yêu cầu cấp bách
là phải chủ động nhân nuôi các loài động vật hoang dã nhằm đáp ứng các yêu
cầu của xã hội và góp phần bảo tồn thiên nhiên.
Dúi mốc lớn là loài gặm nhấm có trọng lượng trung bình (1 - 1,5kg),
thuộc họ Dúi (Rhizomyidae), bộ gặm nhấm (Rodentia), phân bố rộng ở nhiều
tỉnh rừng núi của cả nước. Dúi sống trong hang ở các khu rừng hoặc trảng cây
bụi, thức ăn chủ yếu là thực vật như rễ tre nứa, cây thân thảo, măng tre, củ sắn
khoai... (Cao Văn Sung và Nguyễn Minh Tâm, 1999) nên dễ thích nghi với sinh
cảnh bị con người tác động.
Dúi mốc lớn có giá trị kinh tế cao, cho thịt thơm ngon, được người dân
vùng rừng núi khai thác sử dụng từ lâu đời. Ngày nay thịt Dúi vẫn là món ăn
đặc sản được nhiều người ưa chuộng và có giá trị cao hơn nhiều so với thịt gia
súc và gia cầm. Ngoài ra, mỡ Dúi còn được dùng để trị bỏng và chứng vô sinh
thũng độc (Võ Văn Chi, 1998). Cho đến nay, Dúi mốc chỉ được khai thác trong
thiên nhiên và do khai thác quá mức trong nhiều năm liền nên nguồn tài nguyên
này đã bị cạn kiệt không còn đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao. Vì
vậy, việc nhân nuôi loài Dúi mốc nhằm chủ động cung cấp nguồn thực phẩm và
dược phẩm quý cho xã hội, đồng thời góp phần bảo vệ và sử dụng bền vững
nguồn lợi Dúi mốc trong thiên nhiên là rất cần thiết.
5


Hiện nay, ở nước ta chưa có cơ sở nào chăn nuôi Dúi mốc với qui mô
lớn, ngoài một số hộ gia đình thu gom từ thiên nhiên về nuôi tạm thời chờ tiêu
thụ. Nguyên nhân là do các hiểu biết về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài

Dúi mốc và tài liệu về kỹ thuật nhân nuôi loài này còn rất hạn chế nên việc
nhân nuôi thiếu cơ sở khoa học, dễ thất bại.
Xuất phát từ những vấn đề trên mà tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu đặc điểm
sinh học, sinh thái và kỹ thuật chăn nuôi Dúi mốc (Rhizomys pruinosus Blyth,
1851) tại Trung tâm Phát triển và Cứu hộ động vật rừng - Trường Đại học
Lâm nghiệp.”

6


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo các tài liệu lịch sử, loài người đã biết săn bắt, thuần dưỡng các loài
động vật hoang dã từ 4000 - 5000 năm trước công nguyên. Đến nay trên thế
giới đã có một tập đoàn các loài vật nuôi rất đa dạng, với hàng ngàn loài và
giống (genus), gia súc, gia cầm, thuỷ sản, động vật cảnh, nhằm chủ động tạo ra
nguồn sản phẩm động vật đa dạng, phong phú và chất lượng cao, đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của xã hội.
Do nhu cầu của xã hội ngày càng tăng về các sản phẩm có nguồn gốc từ
rừng, con người đã khai thác, săn bắn quá mức các loài động vật hoang dã làm
cho nguồn tài nguyên này trở nên cạn kiệt, hầu hết các loài quý hiếm, có giá trị
cao đều đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoặc không còn khả năng khai thác.
Trước thực tế đó nghề nhân nuôi, thuần dưỡng các loài động vật hoang
dã đã phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, nhằm đáp ứng
nhu cầu của xã hội, đồng thời làm giảm áp lực săn bắt động vật hoang dã và
bảo tồn đa dạng sinh học.
Chăn nuôi động vật hoang dã không những mang lại hiệu quả kinh tế cao
mà nó còn là giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn hoặc cứu nguy các nguồn gen
đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo Conway (1998), hiện nay tại các Vườn

động vật trên thế giới đang nuôi khoảng 500.000 động vật có xương sống ở
cạn, đại diện cho 3000 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái. Mục đích phần lớn của
các Vườn động vật hiện nay là gây nuôi các quần thể động vật quý hiếm, đang
có nguy cơ bị tuyệt chủng, phục vụ tham quan du lịch giải trí và bảo tồn đa
dạng sinh học. Việc nghiên cứu trong các Vườn động vật cũng đang được chú
trọng. Các nhà khoa học đang cố gắng tìm các giải pháp tối ưu để nhân giống,
phát triển số lượng. Tuy nhiên về kỹ thuật nhân nuôi, sinh thái và tập tính cũng
như việc thả chúng về môi trường tự nhiên có nhiều vấn đề đặt ra cho công tác
nhân nuôi cần phải giải quyết.
7


Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đức và Thái Lan là các quốc gia có nghề nhân
nuôi đông vật hoang dã rất phát triển. Nhưng tài liệu nước ngoài về kỹ thuật
nhân nuôi rất ít. Một số công trình ngoài nước có thể kể đến:
- Từ Phổ Hữu (Quảng Đông - Trung Quốc, 2001), Kỹ thuật nuôi rắn độc,
trình bày đặc điểm hình thái, sinh học, kỹ thuật chăn nuôi (chuồng trại, thức ăn,
chăm sóc, bệnh tật và cách phòng tránh ...) cho 10 loài rắn độc kinh tế.
- Vương Kiến Bình (Hà Nam - Trung Quốc, 2002) trong Sổ tay nuôi hiệu
quả cao các loài rắn, trình bày những yêu cầu kỹ thuật nuôi rắn đạt hiệu quả
kinh tế cao.
- Cao Dực (Trung Quốc, 2002) trong cuốn Kỹ thuật thực hành nuôi
dưỡng động vật kinh tế, trình bày những yêu cầu kỹ thuật cơ bản chăn nuôi
nhiều loài thú, chim, bò sát, ếch nhái, bọ cạp, cua, giun đất...
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, nghề chăn nuôi động vật hoang dã đang ngày càng trở thành
một nghề kinh doanh có thu nhập và hiệu quả kinh tế cao như: Nuôi Hươu,
Sao, Gấu, các loài Khỉ, Nhím, Don, các loài Cầy, Trăn, Rắn độc, Ba ba, Cá sấu,
Chim cá cảnh... Tuy chăn nuôi động vật hoang dã đã có từ lâu, nhưng cho đến
nay vẫn còn nhiều yếu kém, quy mô nhỏ và chưa trở thành phong trào rộng rãi.

Tài liệu chuyên khảo và các công trình nghiên cứu về kỹ thuật nhân nuôi động
vật hoang dã ở nước ta còn rất ít.
Các cơ sở chăn nuôi động vật hoang dã quy mô tập trung, với nhiều loài
có thể kể đến là: Vườn thú Hà Nội, Thảo cẩm viên Sài Gòn, VQG Cúc Phương,
Đảo Rều (Quảng Bình), Hòn Tre (Nha Trang), Trung tâm giống Thụy Phương
(Hà Nội), Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn (Hà Nội).
Chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình ở nhiều địa phương như: Nuôi
Hươu sao ở Quỳnh Lưu (Nghệ An), Hương Sơn (Hà Tĩnh), Hiếu Liêm (Đồng
Nai); nuôi Rắn Hổ mang ở Lệ Mật - Gia Lâm (Hà Nội), Vĩnh Tường (Vĩnh
Phúc); nuôi Gấu ở nhiều địa phương (Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, Sơn La...);
nuôi Nhím, Don ở Ba Vì (Hà Tây), Cúc Phương (Ninh Bình), Thụy Phương
8


(Hà Nội), thị xã Sơn La (Sơn La), Cát Bà (Hải Phòng); nuôi Ba Ba ở nhiều địa
phương (Hải Dương, Hà Bắc, Hà Tĩnh, Thanh Hóa...).
Để đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nhân nuôi động vật hoang dã, trong
một số năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học,
sinh thái, tập tính và tổng kết kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi.
* Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và chăn nuôi động vật hoang dã
nói chung:
Hiện nay ở nước ta có 2 cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã lớn:
- Thảo Cầm Viên (Sài Gòn), đã được xây dựng từ hơn 100 năm nay, hiện
nuôi hơn 120 loài với khoảng 530 cá thể.
- Vườn thú Thủ Lệ (Hà Nội), mới được thành lập hơn 30 năm, hiện đang
nuôi khoảng gần 100 loài với 500 cá thể.
Nhiệm vụ chính của các vườn thú là phục vụ tham quan, công tác nghiên
cứu về kỹ thuật chăn nuôi, nhân giống một số loài (Hổ, Nai, Hươu sao, Khỉ, các
loài Cầy...) cũng được tiến hành, nhưng kết quả tiến hành ít được phổ biến.
Đặng Duy Huỳnh và cộng sự (1975), trong công trình Động vật kinh tế

tỉnh Hòa Bình, đã giới thiệu sơ bộ về hình thái, phân bố, nơi sống, tập tính,
thức ăn, đặc điểm sinh sản và giá trị của các loài động vật có giá trị kinh tế cao
của tỉnh Hòa Bình: Hươu sao, Nai, Khỉ vàng, Khỉ cộc, Cầy Vòi mốc, Cầy Vòi
hương, Nhím, Don...
- Trần Quốc Bảo (1983); Phạm Nhật (1983); Đặng Huy Huỳnh, Đặng
Ngọc Cần, Nguyễn Xuân Đặng (1990) đã tổng kết kỹ thuật nuôi nhốt Hươu sao
tại nhiều điạ phương (Quỳnh Lưu - Nghệ An, Hương Sơn - Hà Tĩnh, Cúc
Phương - Ninh Bình...), bao gồm: Kỹ thuật kiến tạo chuồng nuôi, kỹ thuật
chăm sóc Hươu lấy nhung, Hươu cái sinh sản, Hươu non, các loại bệnh tật
thường gặp, cách phòng tránh. Các nghiên cứu đưa ra: 96 loài thực vật làm thức
ăn cho Hươu Sao. Khẩu phần ăn từ 10 - 15 kg/ngày trong đó 90 - 95% lá cây, 5
- 10% củ quả. Thức ăn bổ sung gồm 15 - 20 gam muối và 100gam bột xương.

9


- Đặng Huy Huỳnh (1986), Nghiên cứu sinh học và sinh thái các loài thú
Móng Guốc ở Việt Nam. Trình bày khái quát đặc điểm sinh học, sinh thái của
các loài thú móng guốc có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, trong đó có một số
loài đang được chăn nuôi.
- Nguyễn Quốc Thắng, Lê Thị Liễu (1987), Nghiên cứu kỹ thuật nuôi
Trăn.
- Nguyễn Duy Khoát (1993), Nghiên cứu kỹ thuật nuôi ốc Bươu vàng, Ba
Ba, Ếch đồng.
- Đỗ Quang Huy (1994, 1996), Nghiên cứu sinh học, sinh thái và kỹ
thuật chăn nuôi Hươu sạ.
- Việt Chương (1998), Kỹ thuật nuôi và huấn luyện chim biết nói.
- Nguyễn Duy Khoát (2002), Nghiên cứu kỹ thuật nuôi Ba ba, ếch đồng,
cá Trê lai.
- Đỗ Quang Huy, Nguyễn Xuân Đặng, Lưu Thế Hùng và Trần Văn

Cường (2005), Nghiên cứu kỹ thuật Chăn nuôi rắn Hổ mang (Naja naja) quy
mô hộ gia đình tại xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
- Đỗ Quang Huy, Lưu Quang Vinh (2005), Nghiên cứu kỹ thuật chăn
nuôi Tắc kè phát triển kinh tế hộ gia đình, tại Vân Đồn (Quảng Ninh) và Cát
Bà (Hải Phòng).
- Trung tâm cứu hộ thú Linh trưởng Cúc Phương, ngoài các loài linh
trưởng (Voọc mông trắng, Voọc gáy trắng, Voọc đầu trắng, Voọc xám, Chà vá
chân nâu, Chà vá chân đen, Chà vá chân xám, Vượn Siky, Vượn má trắng, Cu
li lớn, Cu li nhỏ), cũng đã nuôi nhốt thành công Cầy vằn Bắc. Kết quả nghiên
cứu cho thấy: Trong điều kiện nuôi nhốt, Cầy vằn Bắc sinh trưởng và sinh sản
tốt, thời gian động dục vào tháng 1 - 2, sinh sản vào tháng 3 - 4, thời gian mang
thai 70 - 74 ngày. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 2 - 3 con.
- Theo Nguyễn Thế Trấn và cộng sự (1996), Vườn thú Hà Nội đã chăn
nuôi thành công 6 loài Cầy là: Cầy vòi mốc, Cầy vòi hương, Cầy mực, Cầy vằn
Bắc, Cầy giông và Cầy hương.
10


- Nguyễn Xuân Đặng (1994), thống kê được trong tự nhiên Cầy vòi mốc
ăn củ quả của 39 loài thực vật và 16 loại thức ăn động vật. Trong nuôi nhốt
chúng sử dụng 21 loại củ quả thực vật và 13 loại thức ăn động vật. Thành phần
dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của Cầy vòi mốc trưởng thành: Tinh bột 85 98g (71 - 74%), protein 15 - 22g (13 - 16%), lipit 13 - 17g (10 -12%), chất xơ 2
- 3g (1 - 2%). Cũng theo tác giả, Cầy vòi mốc thích sống đơn lẻ, chỉ ghép đôi
trong mùa sinh sản. Chúng khá bạo dạn và nhanh chóng thích nghi với điều
kiện nuôi nhốt, khả năng chăn nuôi thành công cao.
- Nguyễn Xuân Đặng (1998), Nghiên cứu kỹ thuật nuôi Cầy vòi mốc,
Cầy mực, Cầy vằn bắc.
- Phạm Nhật và Nguyễn Trường Sơn (1999), Nghiên cứu một số đặc
điểm sinh thái và tập tính của Cầy vằn bắc (Chrotogale Owstole) trong điều
kiện nuôi nhốt tại VQG Cúc Phương, cho thấy: Cầy vằn Bắc ăn tạp, trong nuôi

nhốt tại Cúc Phương, Cầy vằn Bắc sử dụng củ quả của 15 loại thực vật và 10
loại động vật. Thức ăn ưa thích gồm 7 loại thực vật và 5 loại động vật. Trong
điều kiện nuôi nhốt Cầy vằn Bắc sinh sản tốt. Thời gian động dục vào tháng 1 2, sinh sản vào tháng 3 - 4, thời gian mang thai 70 - 74 ngày. Mỗi năm đẻ 1 lứa,
mỗi lứa 2 - 3 con.
- Theo Lê Hiền Hào (1973), trong tự nhiên Cầy vằn Bắc ăn chủ yếu là
động vật nhỏ, gồm giun đất, nhái, ngóe, châu chấu, cánh cứng, gián, dế... Ngoài
thức ăn động vật, chúng còn ăn một số hoa quả thực vật, nhưng khối lượng
không nhiều.
- Đỗ Quang Huy và Đỗ Xuân Điệp (1999), Nghiên cứu đặc điểm sinh
học và kỹ thuật chăn nuôi một số loài thú ăn thịt tại Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn
(Hà Nội), gồm các loài: Cầy vằn Bắc, Cầy vòi hương, Gấu chó, Gấu ngựa. Đã
đưa ra mô hình chuồng nuôi, thức ăn ưa thích, khẩu phần ăn thích hợp cho các
loài.
- Đỗ Quang Huy và Nguyễn Thanh Hải (2002), Nghiên cứu đặc điểm
sinh học và kỹ thuật chăn nuôi Cầy vòi mốc (Paguma larvata) trong điều kiện
11


nuôi nhốt tại Trung tâm cứu hộ động vật Sóc Sơn (Hà Nội). Kết quả nghiên cứu
cho thấy, Cầy vòi mốc sinh trưởng tốt trong điều kiện nuôi nhốt. Tăng trưởng
trung bình 100 - 200g/con/tháng. Cầy vòi mốc ăn tạp, gồm hoa quả, côn trùng
và động vật có xương nhỏ. Trong tự nhiên, chúng ăn quả cây rừng trong họ
Dâu tằm, Bồ hòn, Trám, Thầu dầu, Sến... Côn trùng, động vật có xương nhỏ
như ếch nhái, chim non, bò sát và một số thân mềm (Ốc sên). Trong chăn nuôi
có thể sử dụng củ quả cây trồng (Chuối, hồng xiêm, đu đủ, cam, quýt, dưa hấu,
dưa chuột...). Thức ăn động vật có thể sử dụng như (thịt trâu, bò, lợn, gia cầm,
ếch nhái, các loại côn trùng). Cần thường xuyên thay đổi, đa dạng chủng loại
thức ăn. Cần bổ sung Vitamin, khoáng chất. Khẩu phần ăn 6 - 7% thể trọng,
trong đó thịt động vật 20 - 30%, củ quả 70 - 80%.
- Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng, Đỗ Quang Huy (2000 - 2001 - 2004),

Nhân nuôi động vật hoang dã, Quản lý động vật rừng, đã giới thiệu một số nét
cơ bản trong kỹ thuật chăn nuôi Cầy hương, Cầy vòi mốc, Cầy mực, Cầy vằn
Bắc.
* Nghiên cứu về chăn nuôi các loài gặm nhấm: Hiện nay đã có các nghiên cứu
về kỹ thuật chăn nuôi Nhím, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về kỹ thuật
nuôi Dúi mà chỉ có nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của Dúi ngoài tự
nhiên:
- Đào Trường Giang (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh
thái học thú gặm nhấm Vườn quốc gia Tam Đảo - Vĩnh Phúc. Khóa luận tốt
nghiệp - Trường ĐHLN.
- Đỗ Văn Khanh (1999), Nghiên cứu đặc điểm khu hệ gặm nhấm Khu
bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn - Thanh Sơn - Phú Thọ, Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHLN.
- V ũ Văn Kiên (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái
Dúi mốc và Dúi má đào tại xã Đại Đình - VQG Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Chuyên
đề tốt nghiệp - Trường ĐHLN.

12


2.3. Đặc điểm họ Dúi và giá trị của Dúi mốc
Họ Dúi (Rhizomyidae) gồm những loài gặm nhấm trung bình, suốt đời
sống trong hang, ăn rễ củ thực vật, nguồn thức ăn phong phú, ổn định và dễ
kiếm. Đuôi không có lông, phủ vảy sừng nhỏ.
Dúi mốc là loài gặm nhấm sinh sản với tốc độ khá nhanh và số lượng của
chúng ngoài tự nhiên còn nhiều chính vì vậy mà loài này hiện nay chưa được
nhân nuôi nhiều và rộng rãi trong các hộ gia đình. Số lượng Dúi hiện đang cung
cấp trên thị trường chủ yếu được người dân khai thác ở ngoài tự nhiên, dưới các
rừng tre nứa là chủ yếu.
Hiện nay trên thị trường thịt Dúi được tiêu thụ khá mạnh do vậy mà giá
bán thịt Dúi trên thị trường cũng ngày càng tăng theo nhu cầu đó. Hiện nay,

tình trạng khai thác Dúi đang diễn ra một cách bừa bãi không có sự quản lý của
một cấp ngành nào dẫn đến tình trạng số lượng Dúi ở ngoài tự nhiên giảm đi
một cách đáng kể. Mặt khác, Dúi là loài gây hại lớn cho các cánh rừng tre nứa
đặc biệt là những khu rừng đang kinh doanh để lấy măng do vậy mà người dân
cũng tìm cách loại bỏ chúng để tránh gây hại cho rừng tre và làm giảm sản
lượng măng.
Dúi được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Giá Dúi
thương phẩm (còn sống nguyên con) trên thị trường Việt Nam hiện ở mức
160.000 - 200.000 đồng/kg. Dúi là loài dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng
trại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro. Nuôi Dúi
cũng là chương trình chăn nuôi góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, bảo tồn
nguồn gen và đa dạng sinh học Việt Nam.

13


Chương 3
MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Bổ sung các tư liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính của loài
Dúi mốc (Rhizomis pruinosus Blyth, 1851)
- Tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc Dúi trong điều kiện nuôi nhốt để rút ra biện
pháp kỹ thuật chăm sóc bảo tồn loài.
- Góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi Dúi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Loài Dúi mốc (Rhizomis pruinosus Blyth, 1851)
Bố trí thí nghiệm: Gồm 10 cá thể Dúi mốc trưởng thành (5 cá thể đực và
5 cá thể cái), 4 cá thể Dúi mốc non, 7 lô thí nghiệm.
Địa điểm: Trung tâm Phát triển và Cứu hộ động vật rừng - Trường Đại

học Lâm nghiệp.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm các nội dung sau:
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Dúi mốc.
- Nghiên cứu tập tính của Dúi mốc trong điều kiện nuôi nhốt.
- Nghiên cứu thức ăn và kỹ thuật chế biến thức ăn: Thành phần thức ăn,
thức ăn ưa thích, khẩu phần ăn.
- Nghiên cứu kỹ thuật tạo chuồng nuôi.
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng và chữa bệnh.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu về kỹ thuật chăn nuôi Dúi (Rhizomis pruinosus Blyth, 1851)
được thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau trên cơ sở chọn lọc những số
liệu cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu góp phần tăng thêm sự phong

14


phú số liệu, kiểm tra số liệu thu thập được tại khu vực nghiên cứu. Các nguồn
tài liệu tham khảo như:
- Trên các trang web.
- Các tài liệu sách, báo, các bài viết của các tác giả chuyên nghiên cứu về
chăn nuôi động vật hoang dã nói chung và chăn nuôi Dúi nói riêng.
- Các báo cáo nghiên cứu của các đề tài khoa học, trên cơ sở kế thừa có
chọn lọc các số liệu đã thu thập được.
3.4.2. Nghiên cứu đặc điểm nhận biết, sinh học, sinh thái
- Quan sát, mô tả hình dạng, màu sắc, đo kích thước cơ thể.
- Sơ bộ tìm hiểu những đặc điểm sinh thái học của Dúi trong đó đặc biệt
lưu ý yêu cầu của loài đối với điều kiện môi trường sống.
3.4.3. Nghiên cứu tập tính

Quan sát, ghi chép cho từng cá thể ở từng ô chuồng. Mỗi lần quan sát
theo dõi cho từng cá thể. Theo dõi mọi tư thế, cử chỉ, biểu hiện của từng cá thể
trong suốt 24/24 giờ trong ngày. Tiến hành theo dõi định kỳ 3 ngày một lần.
Khi theo dõi hoạt động, cứ 15 phút lấy số liệu một lần. Số ngày quan sát được
là 6 ngày. Kết quả được ghi vào mẫu bảng 01:
Mẫu biểu 01: Theo dõi lịch hoạt động của Dúi mốc
Thời gian (h)
Hoạt động

6
7

7
8

23
24

...

...

5
6

Cộng

%
Hoạt
động


Kiếm ăn
Di chuyển
Nghỉ ngơi
Vệ sinh
Tự vệ
Dúi có những tập tính quan trọng như: Vận động, ăn, nghỉ ngơi, vệ sinh,
ghép đôi sinh sản, tự vệ.
- Vận động: Quan sát cách thức chúng đi lại, chúng hoạt động liên tục
hay có nghỉ ngơi…
15


- Ăn: Quan sát các biểu hiện trước khi ăn như tiến tới thức ăn, ngửi thức
ăn hay ăn ngay, ăn loại thức ăn nào trước, con đực hay con cái ăn trước, có hiện
tượng tích lũy thức ăn hay không nếu không ăn thì chúng phản ứng như thế
nào.
- Nghỉ ngơi: Quan sát, mô tả tư thế ngủ, nghỉ.
- Vệ sinh: Chúng thường đi vệ sinh vào lúc nào, ở vị trí nào, có cố định hay
không.
- Tự vệ: Quan sát cách chúng di chuyển, phản ứng như thế nào khi có
tiếng động, âm thanh lạ, vật lạ tới gần.
- Ghép đôi sinh sản: Quan sát nhận biết các dấu hiệu động dục thông qua
lượng thức ăn, vận động đi lại, biểu hiện bên ngoài của bộ phận sinh dục. Theo
dõi cách thức chúng giao phối, hành động của con đực, con cái trong thời gian
giao phối, thời điểm giao phối trong ngày. Quan sát các biểu hiện của con cái
khi sắp đến ngày sinh.
Mẫu bảng 02: Mô tả các hoạt động của Dúi mốc
Ngày:………….


Nhiệt độ:…….....

Ô chuồng:…….

Độ ẩm:………....

Thời gian

Hoạt động

Mô tả hoạt động

3.4.4. Nghiên cứu thức ăn
- Tìm hiểu thông tin thức ăn từ người chăn nuôi. Người chăn nuôi
thường xuyên tiếp xúc và chăm sóc đối tượng nghiên cứu, nên họ có những
hiểu biết và kinh nghiệm nhất định về thức ăn, cách thức chăm sóc. Vì vậy,
thông tin phỏng vấn trực tiếp từ người chăn nuôi là rất có giá trị.
- Thử nghiệm thức ăn bằng cách trực tiếp cho Dúi ăn các loại thức ăn được
mua từ chợ hoặc tự kiếm được, chế biến và thay đổi thành phần thức ăn theo ngày.
Đưa các loại thức ăn vào chuồng cùng một lượng, cùng một lúc, sau đó quan sát
Dúi mốc ăn.
16


3.4.4.1. Nghiên cứu thành phần thức ăn
Thành phần thức ăn của Dúi trong điều kiện nuôi nhốt được xác định dựa
trên kết quả cho Dúi ăn thử nghiệm các loại thức ăn mà chúng ăn ngoài tự
nhiên và một số sản phẩm nuôi trồng trong gia đình như: Thân, măng tre, cỏ
voi, lạc…Từ đó lập được bảng danh sách các loại thức ăn của Dúi mốc. Kết
quả được ghi trong mẫu biểu 03:

Mẫu biểu 03: Kết quả thử nghiệm thức ăn cho Dúi mốc
STT Tên phổ thông
1
2
3

Tên khoa học

Bộ phận sử dụng

Ghi chú



3.4.4.2. Nghiên cứu các loại thức ăn ưa thích
Từ việc cho ăn thử nghiệm 3 - 5 ngày/đợt, mỗi đợt 2 - 3 loại thức ăn. Các
loại thức ăn được đưa vào với một lượng bằng nhau. Loại thức ăn Dúi ăn trước
với số lượng nhiều, thì những thức ăn đó được xếp vào loại ưa thích.
Để đánh giá được loại thức ăn ưa thích của Dúi, căn cứ vào chỉ tiêu sau:
- Lượng ăn >75%

: Rất thích.

- Lượng ăn 50% - 75% : Hơi thích.
- Lượng ăn < 50%

: Bình thường.

Tiến hành sắp xếp các loại thức ăn ưa thích theo thứ tự rồi ghi vào mẫu
bảng 04.

Mẫu bảng 04: Danh lục thức ăn ưa thích của Dúi mốc
STT Tên phổ thông Tên khoa học

Bộ phận
sử dụng

1
2
3

Mức độ ưa thích
+++
++
+

Trong đó:

+ + +: Rất thích;

+ + : Hơi thích;

17

+ :Bình thường.


3.4.4.3. Nghiên cứu khẩu phần ăn hàng ngày
Các loại thức ăn đưa vào thử nghiệm nên tìm các loại thức ăn đơn giản,
dễ kiếm và gần gũi với cuộc sống của người dân. Khi cho ăn, cân lượng thức ăn
đưa vào và cân lượng thức ăn dư thừa đối với mỗi loại thức ăn. Từ đó, xác định

được lượng ăn các loại thức ăn và khẩu phần ăn phù hợp cho Dúi mốc.
Nhu cầu thức ăn trong ngày của Dúi được xác định theo công thức:
N=



Ni

Ni = Ci - Ti
Trong đó: N: Nhu cầu thức ăn trong ngày (g/cá thể).
Ni : Lượng thức ăn nhu cầu (loại i) (g).
Ci: Lượng thức ăn cung cấp (loại i)(g).
Ti: Lượng thức ăn dư thừa (loại i) (g).
Khẩu phần ăn của Dúi: Căn cứ theo nhu cầu thức ăn và các chất dinh
dưỡng thiết yếu như: Prôtêin, lipit, tinh bột, chất xơ… Kết quả theo dõi thức ăn
hàng ngày được ghi vào mẫu bảng 05:
Mẫu biểu 05: Khẩu phần ăn hàng ngày của Dúi mốc
Ngày

Ô
chuồng

Tên thức ăn

Cân vào
(g)

Còn lại
(g)


Lượng ăn
(g)

Ghi chú

Ngoài những hiểu biết cơ bản về đặc điểm sinh học, sinh thái của vật
nuôi, để đảm bảo cho việc nhân nuôi thành công người nuôi cần nắm vững
những yêu cầu kỹ thuật nuôi. Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật nuôi là hết sức
quan trọng.
3.4.5. Nghiên cứu kỹ thuật tạo chuồng nuôi
- Chuồng nuôi cần được thiết kế phù hợp với điều kiện sống của loài, đặc
biệt phải xây dựng đáp ứng được với những yêu cầu về mặt sinh thái loài nuôi.

18


- Quan sát, mô tả chuồng nuôi ở địa điểm nghiên cứu. Tìm hiểu vật liệu
xây dựng chuồng nuôi; đo kích thước khu chăn nuôi, chuồng nuôi; thống kê nội
thất chuồng nuôi.
So sánh các mô hình chuồng nuôi ở các địa phương với mô hình chuồng
nuôi tại địa điểm nghiên cứu. Từ đó rút ra được mô hình phù hợp nhất cho loài.
3.4.6. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật chăm sóc
- Chăm sóc là yếu tố quan trọng để đảm bảo chăn nuôi thành công.
- Quan sát các thao tác và cách thức chế biến thức ăn, cho ăn, chăm sóc
Dúi mốc bị thương, vệ sinh chuồng trại…
- Trực tiếp thực hiện các thao tác đó.
- Quan sát tình trạng, mức độ tăng trưởng, sức ăn của Dúi để có sự điều
chỉnh hợp lý. Phân tích và rút ra những biện pháp chăm sóc thích hợp và hiệu
quả nhất.
3.4.7. Nghiên cứu bệnh tật và cách phòng chống

- Thường xuyên theo dõi, phát hiện các cá thể bị bệnh thông qua triệu
chứng bệnh trạng như hình thái bên ngoài có gì thay đổi, chúng ăn ít đi hay bỏ
ăn, phân của chúng có gì khác thường không.
- Các bệnh thường mắc: Ghẻ, sốt, viêm ruột,...
- Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh như: Do môi trường ô nhiễm, do thức
ăn, thương tích, hay do các nguyên nhân khác.
- Các biểu hiện bệnh trạng như: Bệnh ghẻ, bệnh nấm da…
- Tìm hiểu các biện pháp phòng, chữa bệnh: Cách ly cá thể bị bệnh, vệ
sinh cơ thể, sử dụng thuốc,… Phòng bệnh bằng vệ sinh chuồng trại, khử trùng
chuồng, tiêm phòng bệnh, phòng chống các động vật gây hại.

19


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Đặc điểm nhận biết, sinh học Dúi mốc
4.1.1. Đặc điểm nhận biết
Dúi mốc còn có tên khác là: Chuột tre, Dúi mốc lớn (Việt), Tu ủn (Tày),
Nà cú biến (Mán), Tu chủn (Thái).
Dúi mốc có tên khoa học là Rhizomis pruinosus Blyth, 1851, thuộc họ
Dúi (Rhizomyidae), thuộc bộ gặm nhấm (Rodentia).
Dúi mốc trưởng thành có cân nặng từ 0,8 - 1,5kg, dài thân từ 256
-350mm, dài đuôi 100 - 124mm. Thân hình trụ, mập. Đầu hình nón, cổ ngắn.
Chân ngắn, bàn chân to có năm ngón, ngón có vuốt lớn, có 2 ngón chân sau
dính liền với nhau. Bộ lông thô màu xám mốc. Tai nhỏ, mắt bé.

Ảnh 01: Dúi mốc trưởng thành

20



4.1.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái
- Nơi sống: Dúi mốc sống ở đồi thấp, trên sườn núi đất thoai thoải, có
nhiều loài thực vật họ Tre trúc. Dúi mốc sống theo gia đình có từ 3 đến 5 con
trong hang tự đào và hầu như không lên khỏi hang. Hang Dúi dài, có nhiều
ngách, mọi hoạt động của Dúi đều diễn ra trong hang.
- Thức ăn: Trong tự nhiên, Dúi ăn thân và rễ các loài cây thuộc họ Tre
trúc, họ Hòa thảo và một số loài cây gỗ thuộc họ Ngũ gia bì.
- Sinh sản: Dúi sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8. Mỗi năm đẻ từ 2 hoặc 3
lứa, mỗi lứa từ 2 đến 4 con. Lúc mới sinh, Dúi con không có lông và chưa mở
mắt. 20 - 24 ngày sau khi sinh Dúi con mở mắt và vài tuần sau sẽ mọc đủ lông.
Sau 3 tháng ở với mẹ, Dúi con trưởng thành và tự sống độc lập, sau 4 tháng đã
có khả năng sinh sản.
- Phân bố:
+ Trên thế giới: Dúi mốc phân bố ở Trung Quốc, Assam, Miến Điện,
Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia,…
+ Ở Việt Nam: Dúi mốc phân bố ở hầu hết các tỉnh có rừng.
4.2. Tập tính của Dúi mốc trong điều kiện nuôi nhốt
Để nghiên cứu tập tính của Dúi mốc trong điều kiện nuôi nhốt, tôi tiến
hành quan sát hoạt động của 2 cá thể Dúi đực và cái ở ô chuồng số 4 trong 6
ngày, suốt 24h trong ngày.
4.2.1. Tập tính kiếm ăn
Trong nuôi nhốt, Dúi hoạt động và kiếm ăn vào bất kỳ thời gian nào
trong ngày nhưng tập trung nhiều vào khoảng thời gian từ chiều tối đến gần
sáng. Khi kiếm ăn, Dúi đi từ trong tổ đi ra, khi ra đến cửa hang, chúng dừng lại
và quan sát nghe ngóng động tĩnh xung quanh, khi cảm thấy không có nguy
hiểm gì chúng mới ra khỏi hang. Sau khi ra khỏi hang chúng thường đi nhẹ
nhàng, men theo bờ tường đến máng thức ăn, đến nơi chúng dừng lại quan sát
rồi cúi đầu vào trong máng và cắp ra thức ăn rồi mang thẳng về tổ. Sau khi cắp

được vài lần thì chúng mới bắt đầu ăn. Đôi khi thấy Dúi ăn ngay ở bên ngoài
21


tổ. Thức ăn chủ yếu của Dúi nuôi tại Trung tâm là Ngô, Tre và cỏ Voi. Khi ăn
Dúi thường ăn Ngô trước sau đó mới đến cỏ Voi và Tre. Khi ăn ngô thì chúng
ngậm cả hạt Ngô vào miệng rồi gặm, còn đối với Tre và cỏ Voi thì chúng gặm
từ đầu thanh thức ăn vào, khi gặm thức ăn luôn phát ra tiếng kêu “kẹt kẹt” rất
rõ ràng. Sau khi ăn hết lượng thức ăn đã cắp vào thì chúng tiếp tục ra ngoài cắp
thêm, lần này chúng thường cắp hết thức ăn vào tổ và để đó ăn dần. Trong
chuồng nuôi gồm 2 cá thể đực và cái thì thường thấy con cái ra ngoài cắp thức
ăn, con đực ít khi đi lấy thức ăn mà chủ yếu ăn thức ăn do con cái mang vào.

Ảnh 02: Dúi mốc đi kiếm ăn
4.2.2.Tập tính nghỉ ngơi
Sau khi hoạt động Dúi mốc nghỉ ngơi ở trong tổ. Chúng có 2 tư thế nằm
nghỉ là:
- Nằm úp bụng xuống sàn, đầu cúi xuống sát đất, phần thân sau hạ thấp,
đuôi cong về phía bụng.
- Nằm nghiêng cuộn người: Dúi nằm nghiêng cơ thể, đầu và đuôi cong
về phía bụng
4.2.3. Tập tính vận động
Ngoài kiếm ăn thì Dúi mốc ít khi đi ra khỏi tổ. Khi ra ngoài, Dúi mốc
luôn dừng lại ở cửa hang để quan sát rồi mới đi ra. Sau khi ra khỏi hang, Dúi đi
được một đoạn lại đứng lại quan sát sau đó mới đi tiếp. Dúi mốc đi chậm, đầu
22


hơi cúi và quay đi quay lại liên tục để nghe ngóng động tĩnh. Dúi thường đi
loanh quanh trong chuồng một lúc rồi lại quay vào hang nghỉ. Thỉnh thoảng

thấy Dúi mốc đi ra góc chuồng và bám chân lên tường ngửi ngửi ở phía trên.

Ảnh 03: Dúi mốc di chuyển
4.2.4. Tập tính vệ sinh
Dúi mốc đi vệ sinh ngay bên trong tổ của mình. Sau khi vệ sinh xong,
phân chúng thường bị đẩy ra ngoài cửa hang. Vì vậy, trong chăn nuôi Dúi cần
định kỳ vệ sinh chuồng nuôi. Tại Trung tâm thì định kỳ 1 tháng dọn vệ sinh
chuồng Dúi 1 lần, nếu như thấy lượng phân Dúi nhiều thì dọn ngay.
4.2.5. Tập tính tự vệ
Trong tự nhiên, Dúi mốc thường sống trong hang, và bị nhiều loài thú ăn
thịt tấn công do vậy chúng rất nhút nhát với các tác động từ bên ngoài. Trong
nuôi nhốt, mỗi khi có tiếng động là Dúi mốc liền chạy vào sâu trong tổ nằm co
vào một góc đợi khi yên tĩnh chúng mới tiếp tục hoạt động. Khi người đến gần
chúng sẽ cắn hai hàm răng vào nhau liên tục phát ra tiếng kêu “chặp chặp” để

23


đe dọa. Lúc này nếu ta đưa que hay một vật gì đó đến gần thì chúng sẽ cắn rất
nhanh.
4.2.6. Tập tính ghép đôi sinh sản
Trong tự nhiên, mùa sinh sản của Dúi mốc là từ tháng 3 cho đến tháng 8.
Sau khi sinh thì con cái nuôi con một mình vì con đực bỏ đi.
Trong nuôi nhốt, bình thường thì con đực và cái được nhốt chung trong
một chuồng, khi đến mùa sinh sản thì chúng tự giao phối với nhau. Khi con cái
có biểu hiện sắp sinh thì tách con đực sang chuồng khác. Biểu hiện của con cái
sắp sinh là bụng chửa to, các núm vú nổi rõ, lượng tiêu thụ thức ăn giảm. Trong
quá trình nghiên cứu, tôi thấy rằng Dúi mốc mẹ thường ăn kém trong khoảng 3
- 4 ngày trước khi sinh.
4.2.7. Sử dụng thời gian trong ngày của Dúi mốc

Sau khi quan sát, tổng hợp và phân tích số liệu tôi đã thu được số liệu về
sử dụng thời gian trong ngày của Dúi mốc đực và Dúi mốc cái. Số liệu được thể
hiện ở bảng 01.
Bảng 01: Sử dụng thời gian của Dúi mốc

Ngày
23/02/2008
26/02/2008
01/03/2008
05/03/2008
09/03/2008
24/04/2008
Trung bình
Tỷ lệ (%)

Di
chuyển
3h29’
3h11’
3h38’
3h29’
3h31’
3h21’
3h27’
14,34

Thời gian cho mỗi hoạt động
Con cái
Con đực
Di

Nghỉ
Kiếm
Nghỉ
chuyể
ngơi
ăn
ngơi
n
14h37’ 5h54’ 4h45’ 15h33’
15h43’ 5h06’ 4h26’ 15h49’
14h40’ 5h42’ 5h14’ 14h01’
14h38’ 5h53’ 5h18’ 14h40’
14h41’ 5h48’ 4h54’ 14h57’
14h36’ 6h03’ 4h52’ 15h13’
14h49’ 5h44’ 4h55’ 15h02’
61,75 23,91 20,47 62,65

Kiếm
ăn
3h42’
3h45’
4h45’
4h02’
4h09’
3h55’
4h03’
16,88

Nhiệt
độ

(oC)
24
19
21
23
22
23
22

Từ bảng 01 ta thấy: Dúi mốc cái sử dụng thời gian để nghỉ ngơi là nhiều
nhất: 14h49’ (chiếm 61,75%), sau đó là đến thời gian ăn: 5h44’ (chiếm 23,91%),
ít nhất là thời gian cho di chuyển: 3h27’ (chiếm 14,34%).

24


Dúi mốc đực sử dụng thời gian để nghỉ ngơi và di chuyển nhiều hơn Dúi
mốc cái, còn thời gian kiếm ăn lại ít hơn. Thời gian nghỉ ngơi là nhiều nhất:
15h02’ (chiếm 62,65%), sau đó là đến thời gian di chuyển: 4h55’ (chiếm
20,47%), ít nhất là thời gian cho kiếm ăn: 4h03’ (chiếm 16,88%).
Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến thời gian hoạt động của Dúi mốc. Trong 6
ngày quan sát, nhiệt độ môi trường thay đổi không lớn nhưng thời gian hoạt
động của Dúi mốc đã có thay đổi khá nhiều.
Dúi mốc cái hoạt động nhiều ở nhiệt độ từ 21 - 24oC, hoạt động nhiều nhất
ở nhiệt độ 23oC, khi nhiệt độ môi trường hạ xuống còn 19oC thì thời gian hoạt
động của Dúi mốc cái giảm hẳn. Điều này cho thấy Dúi mốc cái có khả năng
chịu lạnh kém.
Dúi mốc đực hoạt động ít hơn Dúi mốc cái, Dúi mốc đực hoạt động nhiều
khi nhiệt độ môi trường từ 21 - 23oC, hoạt động nhiều nhất ở nhiệt độ 21oC. Khi
nhiệt độ môi trường tăng lên 24oC, hay giảm xuống 19oC thì Dúi mốc đực hoạt

động giảm đi.
Qua bảng dưới đây, ta thấy thời gian kiếm ăn của Dúi mốc cái diễn ra từ
15h chiều đến khoảng 8h sáng hôm sau, trong đó mạnh nhất là vào thời gian từ
16h00’ - 17h00’ (79,2%), đây là khoảng thời gian mới cho ăn nên Dúi cái
thường ra ngoài cắp thức ăn để sẵn vào tổ, sau đó Dúi cái thỉnh thoảng lại ăn
thức ăn sẵn có trong tổ. Vào buổi sáng Dúi cái ít ăn. Dúi mốc cái di chuyển
nhiều vào khoảng thời gian từ 12h00’ - 16h00’ và từ 1h00’ - 3h00’, nhiều nhất
là từ 15h00’ - 16h00’ (54,2%). Thời gian nghỉ ngơi của Dúi mốc không cố
định, chúng có thể nghỉ ngay sau khi ăn hay sau khi di chuyển.
Dúi mốc đực hoạt động liên tục trong ngày nhưng thời gian cho mỗi lần
hoạt động thường ngắn. Dúi đực ăn vào hầu hết các thời gian trong ngày, nhiều
nhất là từ 20h00’ - 21h00’ (79,2%). Hoạt động di chuyển của Dúi mốc đực
cũng diễn ra ở nhiều thời điểm trong ngày nhưng chiếm tỷ lệ ít, nhiều nhất là từ
3h00’ - 4h00’ (62,5%).

25


×