Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Đề tài: Tìm hiểu quy trình sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm (Hemibagrus guttatus) tại Trung tâm giống thủy đặc sản tỉnh Nam Định pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 63 trang )

đạI học TháI nguyên
Trờng đại học nông lâm

trần thị thanh thủy
Tên đề tài:
quy trình sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
(Hemibagrus guttatus) tại trung tâm giống
thuỷ đặc sản nam định
KHOá LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Nuôi trồng thuỷ sản
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Lp : Thy sn - 39
Khóa học : 2007 2011
Thái Nguyên, năm 2011
đạI học TháI nguyên
Trờng đại học nông lâm

trần thị thanh thủy
Tên đề tài:
quy trình sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
(Hemibagrus guttatus) tại trung tâm giống
thuỷ đặc sản nam định
KHOá LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Nuôi trồng thuỷ sản
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Lp : Thy sn - 39
Khóa học : 2007 2011
Ging viờn hng dn : 1. TS Lờ Minh
2. Th.S on Quc Khỏnh


Thái Nguyên, năm 2011
LI CM N!
hon thnh bn khúa lun tt nghip ny, tụi xin gi li cm n sõu
sc ti cụ Lờ Minh v thy on Quc Khỏnh ó tn tỡnh hng dn, ch bo
tụi trong sut quỏ trỡnh thc tp v thc hin ti.
Tôi xin chân thành cảm ơn kĩ sư Nguyễn Viết Huệ, kĩ sư Nguyễn Văn
Định, kĩ sư Nguyễn Trung Kiên, cùng các cán bộ, công nhân phòng sản xuất
giống Trung tâm giống thủy đặc sản Nam Định đã trực tiếp giúp đỡ, tạo điều
kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị để đề tài của tôi được hoàn thành.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô bộ môn Nuôi trồng Thủy sản
cùng các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tận tình dạy dỗ, đào tạo chúng tôi trong suốt quá trình học đại
học tại trường.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên
giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập, năng lực và kinh nghiệm của bản than còn hạn
chế, đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự
đóng góp ý kiến và bổ sung của các thầy cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp.
Thái nguyên, ngày 01 tháng 08 năm 2011
Sinh viên
Trần Thị Thanh Thủy
MỞ ĐẦU
Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương
trâm " Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế ”, thực tập tốt nghiệp
là khâu cuối cùng trong toàn bộ quá trình học tập của tất cả các trường Đại học
3
nói chung và trường Đại học Nông Lâm nói riêng. Giai đoạn thực tập chiếm một
vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng
thời gian sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời
giúp sinh viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ đó sinh viên có thể nâng cao

trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành công việc
nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, tạo cho mình tác
phong làm việc đúng đắn, sáng tạo. Để khi ra trường trở thành một người cán bộ
khoa học có chuyên môn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần xứng đáng vào sự
phát triển của đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
Khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm, được sự phân công của thầy
cô giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở thực tập, tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Tìm hiểu quy trình sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm
(Hemibagrus guttatus) tại Trung tâm giống thủy đặc sản tỉnh Nam Định”.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song do bước đầu làm quen với công
tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo và sự đóng góp quý báu của thầy cô
và bè bạn đồng nghiệp để bản khóa luận này được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, ngày 01 tháng 08 năm 2011
Sinh viên
Trần Thị Thanh Thủy
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả cho đẻ một số loài cá Error: Reference source not
found
Bảng 1.2: Kết quả ương từ cá bột lên cá hương của một số loài cá . Error:
Reference source not found
Bảng 2.1 : Tỷ lệ thành thục cá bố mẹ tại ao nuôi vỗ Error: Reference
source not found
Bảng 2.2: Sức sinh sản của cá nuôi vỗ trong ao . . Error: Reference source
not found
Bảng 2.3 Tỷ lệ thụ tinh của trứng qua các đợt sinh sản Error: Reference
source not found

Bảng 2.4 : Tỷ lệ nở của cá bột ở các điều kiện nhiệt độ trung bình . Error:
Reference source not found
Bảng 2.5 : Kết quả ương từ cá bột lên cá hương 15 ngày tuổi Error:
Reference source not found
Bảng 2.6: Kết quả ương cá hương 15 ngày tuổi lên cá hương 30 ngày tuổi
Error: Reference source not found

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu theo dõi trong quá trình sinh sản Error:
Reference source not found
1
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Quy trình sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm Error: Reference
source not found
Hình 2.2. Tỉ lệ dị hình của cá bột Error: Reference source not found

2
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
CBCNVC – LĐ : Cán bộ công nhân viên chức – lao động
KDT : Kích dục tố
LRH – a : Luteotropin Releasing Hormoned Analog
DOM : Doperidom
UBND : Uỷ ban nhân dân
QL : Quốc lộ
TSXG : Trại sản xuất giống
pH : Nồng độ ion H
+
trong nước
Kg : Kilogam
t
o

: Nhiệt độ
DO : Hàm lượng ôxi hòa tan
HCG : Human Chorionic Gonadotrophin
3
MỤC LỤC
4
PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Nam Định là tỉnh nằm ở phía Đông Nam của vùng đồng bằng sông
Hồng. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình, ranh
giới tự nhiên là sông Hồng. Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, ranh
giới là sông Đáy. Phía Nam và Đông giáp biển. Tỉnh nằm trong tọa độ 19
o
54’-
20
o
40’ Bắc và 105
o
55’-106
o
45’ Đông, cách Hà Nội khoảng 90km. Nam Định
là tỉnh ở vị trí trung chuyển giữa bộ phận phía Nam đồng bằng châu thổ sông
Hồng và các tỉnh Bắc Trung Bộ.
1.1.1.2. Địa hình đất đai
Nam Định là tỉnh nằm ở hạ lưu của hai con sông lớn là sông
Hồng và sông Đáy. Địa hình chủ yếu là đồng bằng ven biển. Phía Tây Bắc có
một ít đồi núi thấp như: núi Gôi (Côi Sơn), núi Ngăm (Trang Nghiêm), núi Nề

(Thanh Nê), núi Hồ (Hồ Sơn), núi Tiên Hương, núi Phương Nhi, núi Ngô Xá,
núi Mai Sơn thuộc hai huyện Vụ Bản, Ý Yên. Đồi núi của Nam Định không
cao và có dòng chảy của khe ngòi liền kề tạo nên cảnh non nước hữu tình.
Phía Nam tỉnh được phù sa sông Hồng, sông Đáy bồi đắp nên miền đất này
tương đối bằng phẳng, phì nhiêu.
Địa hình Nam Định thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nhìn
chung, có thể chia Nam Định thành 3 vùng: Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm
các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường.
Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa
Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển
kinh tế tổng hợp ven biển. Vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ: thành phố
Nam Định. Nơi đây từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của
1
cả nước và là trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng
bằng sông Hồng.
1.1.1.3. Thời tiết, khí hậu
Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí
hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với một mùa đông lạnh và một mùa hạ nóng
ẩm, nhiều mưa. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23-24
o
C. Biên độ nhiệt
trung bình trong năm khoảng 12,6
o
C.
Lượng mưa phân bố khá đều trên lãnh thổ, khoảng từ 1.750 - 1.800
mm. Mưa tập trung nhiều vào mùa hạ (nhất là các tháng 7-8-9), chiếm khoảng
70% lượng mưa cả năm. Mưa trong mùa đông thường là mưa nhỏ, mưa phùn,
tháng ít mưa nhất là tháng 1.
Hằng năm, toàn tỉnh Nam Định nhận được một lượng bức xạ phong
phú 110-120kcal/cm

2
/năm, cán cân bức xạ cao trên 87 kcal/cm
2
/năm. Độ
ẩm trung bình năm là 84%. Mặt khác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên
hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt
đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm.Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc
loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m lớn nhất là 3,31 m và
nhỏ nhất là 0,11 m.
Nhìn chung, khí hậu Nam Định có các chỉ số cao về độ ẩm, ánh sáng và
ít có sự phân hóa theo lãnh thổ. Đặc điểm khí hậu này thích hợp với việc phát
triển trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động du lịch.
1.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
* Đất
Diện tích đất tự nhiên của Nam Định là 163.740,3 ha, bao gồm các loại:
đất cát (ven sông và ven biển), đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất feralit, đất
sỏi đá và đất mới biến đổi. Trong đónguồn đất chủ yếu là đất dành cho nông
nghiệp, chiếm khoảng 65%, đất chuyên dùng chiếm khoảng 15,4%, đất thổ
cư chiếm khoảng 5,8%, đất lâm nghiệp chiếm khoảng 2,9%, còn lại là đất
chưa sử dụng.
2
Hàng năm, vùng ven biển Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng được bồi tụ ra biển
với tốc độ rất nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra biển được 80 - 120 m và cứ
sau 5 năm, diện tích đất của Nam Định có khả năng tăng thêm từ
1.500 - 2.000 ha.
Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của tỉnh Nam Định rất thấp
(550 m
2
), trong khi bình quân chung của cả nước là 1.120 m
2

. Tuy nhiên, đặc
điểm nông hóa thổ nhưỡng tạo cho đất nông nghiệp của tỉnh có khả năng thâm
canh cao, nhất là cây lúa và các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
* Rừng
Toàn tỉnh có hơn 4.723 ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ ở các huyện
ven biển để chắn sóng bảo vệ đê biển, ở các đồi trọc thuộc huyện Ý Yên, Vụ
Bản và các bãi bồi ven biển.
* Khoáng sản
Khoáng sản của Nam Định nghèo cả về chủng loại lẫn trữ lượng. Nam
Định có một số loại khoáng sản như:
- Nhiên liệu: than nâu ở Giao Thuỷ, được phát triển dưới dạng mỏ nhỏ
và nằm sâu dưới lòng đất; dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa Giao Thuỷ.
- Kim loại: có các vành phân tán Inmenit, Ziarcon, mônazit, mới chỉ
tìm kiếm và phát hiện tại Hải Hậu và Nghĩa Hưng, có quy mô nhỏ. Ngoài ra,
còn có quặng titan, zicôn phân bố dưới dạng vết, trữ lượng ít.
- Nguyên liệu sét: bao gồm sét làm gốm sứ phân bố tại núi Phương Nhi
đã được khai thác phục vụ xí nghiệp gốm sứ Bảo Đài, sét gạch ngói nằm rải
rác ở các bãi ven sông như Đồng Côi (Nam Trực), trữ lượng 2 triệu tấn, Sa
Cao (Xuân Trường) trữ lượng 5 – 10 triệu tấn, Hoành Lâm (Giao Thuỷ)…, sét
làm bột màu có ở Nam Hồng (Nam Trực).
1.1.1.5. Giao thông, thủy lợi
Giao thông qua Thành phố Nam Định tương đối thuận tiện: Có quốc lộ
10 từ Hải Phòng, Thái Bình đi Ninh Bình chạy qua và QL21A nối Nam Định
với QL1A. Ngoài ra còn có các tuyến QL21B đi các huyện Trực Ninh, Hải
3
Hậu, Giao Thuỷ, Xuân Trường, tỉnh lộ 55 đi Nghĩa Hưng, Tỉnh lộ 38A đi Lý
Nhân (Hà Nam). Thành phố Nam Định còn có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy
qua. Ga Nam Định là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt, thuận tiện
cho hành khách đi đến các thành phố lớn trong cả nước như Huế, Đà Nẵng,
Thành phố Hồ Chí Minh.

Nam Định có hệ thống sông dày đặc. Nhìn chung, các sông đều chảy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển. Các sông chảy qua địa phận
Nam Định phần lớn đều thuộc hạ lưu nên lòng sông thường rộng và không
sâu lắm, có quá trình bồi đắp phù sa ở cửa sông. Chịu ảnh hưởng của đặc
điểm địa hình và khí hậu nên chế độ nước sông chia làm hai mùa rõ rệt: mùa
lũ và mùa cạn. Vào mùa lũ, lưu lượng nước sông khá lớn, lại gặp lúc mưa to
kéo dài, nếu không có hệ thống đê điều ngăn nước thì đồng bằng sẽ bị ngập
lụt. Vào mùa cạn, lượng nước sông giảm nhiều, các sông chịu ảnh hưởng lớn
của thủy triều, khiến cho vùng cửa sông bị nhiễm mặn.
Các sông lớn gồm có sông Nam Định (còn gọi là sông Đào), sông Ninh
Cơ, sông Hồng. Ngoài ra, Nam Định còn có các mạng lưới sông nhỏ góp phần
vào việc tưới tiêu và cung cấp nước dùng cho người dân địa phương.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tình hình kinh tế
- Dân số địa phương
Nam Định có diện tích là 1.676 km², bao gồm 01 thành phố và 09
huyện. Theo điều tra dân số 01/04/2009 Nam Định có 1.825.771 người, mật
độ dân số là 1.196 người/km², với hơn 84% dân số sống ở khu vực nông thôn.
- Tình hình phát triển kinh tế
Những những năm qua kinh tế tỉnh Nam Định có bước phát triển
về quy mô và hiệu quả. Trong 5 năm (2005 – 2010) tốc độ tăng trưởng bình
quân tỉnh Nam định là 10,2%, cao hơn bình quân thời kỳ 2000-2005 là 7,3%.
Quy mô nền kinh tế được mở rộng so với thời kỳ 5 năm trước: Tổng GDP
tăng hơn 1,63 lần, GDP bình quân đầu người tăng lên 2,6 lần, giá trị sản xuất
4
công nghiệp tăng hơn 2,5 lần, thu ngân sách từ kinh tế địa phương vượt mức
1.000 tỷ đồng (năm 2005 đạt 569,4 tỷ đồng).
1.1.2.2. Tình hình xã hội
Các lĩnh vực văn hoá xã hội của tỉnh Nam Định luôn đạt nhiều thành
tích, trong 4 năm (2006 – 2010) liên tục dẫn đầu toàn quốc về tỷ lệ học sinh

tốt nghiệp trung học phổ thông. Đã và đang đầu tư xây dựng bệnh viện đa
khoa 700 giường, năm 2010 có 40% làng, khu dân cư, 75% hộ gia đình đạt
tiêu chuẩn văn hoá, 70% cơ quan, trường học đạt nếp sống văn hoá, tỷ lệ dân
số sử dụng nước sạch khu vực nông thôn 83%, khu vực thành phố đạt 100%
Công tác đảm bảo an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm. Đời sống
nhân dân có tiến bộ nhiều mặt, nhất là dân cư nông thôn. Chương trình Mục
tiêu quốc gia về giảm nghèo và Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy, các chính sách về
ưu đãi hộ nghèo, vùng nghèo, được thực hiện tốt, hoàn thành chương trình hỗ
trợ xây mới, sửa chữa và xóa nhà dột nát. Hoàn thành tổng điều tra hộ nghèo,
hộ cận nghèo, tổ chức bình xét tại cơ sở, tổng hợp kết quả đảm bảo tính chính
xác, nghiêm túc và công bằng, kịp thời tổng kết báo cáo số liệu về Trung
ương phục vụ xây dựng chính sách giảm nghèo trong giai đoạn mới.
1.1.3. Tình hình sản xuất
Sản xuất công nghiệp phát triển với tốc độ khá cao: Toàn tỉnh hiện có
3.285 doanh nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 20,5%/ năm
(trong công nghiệp địa phương tăng 23,2%). Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng
trong GDP tăng dần, năm 2010 đạt 36,5%. Quy hoạch 12 khu công nghiệp,
giải quyết việc làm trên 120 nghìn lao động…
Sản xuất nông nghiệp ổn định và có bước phát triển: Giá trị sản xuất
bình quân tăng 3,8%, năng suất lúa bình quân đạt 118,4 tạ/ha/năm. Sản lượng
lương thực bình quân đạt 950 nghìn tấn/năm. Năm 2010 sản lượng thịt hơi đạt
110 nghìn tấn, sản lượng thủy sản đạt 89 nghìn tấn. Xã Hải Đường (Hải Hậu)
thí điểm mô hình nông thôn mới theo chỉ đạo của trung ương và 10 xã trong
tỉnh triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới.
5
Các ngành dịch vụ tăng trưởng ổn định. Thu ngân sách năm 2010 đạt
1.150 tỷ đồng (chỉ tiêu 1.000 tỷ đồng). Tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt
230 triệu USD. Cơ cấu kinh tế năm 2010 chuyển dịch theo hướng: Nông, lâm,
thủy sản: 29,5%, công nghiệp – xây dựng: 36,5%, dịch vụ: 34% Tỷ lệ hộ
nghèo năm 2010 còn 6%

Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản
Năm 2010, diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh Nam Định đạt 15.734ha,
trong đó, nuôi nước ngọt là 9.520ha, nuôi mặn lợ 6.214ha. Cùng với diện tích
nuôi được mở rộng, các cơ sở sản xuất con giống thủy hải sản cũng phát triển
mạnh. Toàn tỉnh hiện có 46 trại sản xuất giống (TSXG) thuỷ sản, trong đó có
24 TSXG hải sản, 22 TSXG thủy sản nước ngọt.
Năm 2010, Trung tâm giống hải sản, Trung tâm giống thủy đặc sản
tỉnh cùng với các cơ sở sản xuất con giống thuỷ sản khác trên địa bàn tỉnh đã
sản xuất được 212 triệu con tôm giống các loại; 172,5 triệu con ngao giống;
14,3 triệu cua C1; 1 tỷ 725 triệu con giống hàu và tu hài; 15 triệu con cá rô
đồng và 1,3 tỷ con cá bột cung cấp kịp thời cho các vùng nuôi trong tỉnh.
Hàng năm Trung tâm cung cấp ra thị trường trong tỉnh và một số tỉnh, thành
phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa… hơn 100
triệu con cá bột, cá hương các loại.
1.1.4. Các hoạt động chủ yếu của trung tâm
1.1.4.1. Cơ sở vật chất
Trung tâm giống thủy đặc sản tỉnh Nam Định nằm trong hệ thống giống
Quốc gia theo quyết định số 865/QĐ-NC ngày 23/10/1996 của Bộ thủy sản.
Tổng diện tích của Trung tâm là 7,3 ha, trong đó có 6,5 ha mặt nước.
Hệ thống ao nuôi cá bố mẹ được xây bờ chắc chắn gồm 15 ao có diện tích
trung bình 2.000 m
2
, hệ thống ao ương gồm 12 ao xây bờ chắc chắn có diện
tích trung bình 800 m
2
, hệ thống cấp thoát nước riêng biệt.
Khu sinh sản nhân tạo của trung tâm bao gồm: 01 bể đẻ, 06 bể ấp, bể chứa
250 m
3
, khu sản xuất giống công nghệ cao gồm 30 bể nuôi, diện tích 15 m

3
/bể.
6
Nguồn nước sông Hồng được bơm chủ động, trang thiết bị máy móc
chuyên dùng đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất nuôi trồng thủy
sản Năm 2010 Trung tâm nâng cấp với kinh phí khoảng 10 tỷ đồng.
1.1.4.2. Tổ chức bộ máy, nhân lực
Trung tâm giống thủy đặc sản tỉnh Nam Định là đơn vị trực thuộc sự
quản lý của Sở thủy sản Nam Định, được thành lập năm 1969. Ban đầu có tên
là Trại sản xuất cá giống nước ngọt Nam Định, đến năm 1992 đổi tên thành
Trại thực nhiệm Nam Định, năm 1994 đổi tên thành Trung tâm giống thủy
đặc sản Nam Định
Trung tâm hiện có 17 CBCNVC-LĐ trong đó có 07 cán bộ đại học, 01
cán bộ cao đẳng, 04 cán bộ trung cấp, 04 kỹ thuật viên và 01 cấp dưỡng.
Về tổ chức bộ máy:
- Ban giám đốc: 02 người
- Tổ hành chính phục vụ có 04 người: kế toán, thủ quỹ, cấp dưỡng,
phụ trách vật tư kế hoạch
- Tổ phụ trách sản xuất thực nghiệm: 11 người
1.1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ
* Chức năng:
Trung tâm giống có chức năng hoạt động khoa học công nghệ về giống
nuôi thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh. Trung tâm giống vừa thực hiện nhiệm vụ
của Trung tâm giống tỉnh, vừa đảm nhận nhiệm vụ của Trung tâm giống khu
vực về nuôi thủy sản.
* Nhiệm vụ:
Nghiên cứu thực nghiệm, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất nuôi thủy sản.
Chọn lọc, lai tạo giống mới, thực hiện khu vực hóa giống, quản lý chất lượng
giống theo tiêu chuẩn của ngành. Nuôi giữ, bảo quản giống gốc, giống thuần, giữ

gìn và phát triển quỹ gen các loại thủy sản quý, có giá trị kinh tế cao.
Đào tạo, tập huấn kỹ thuật về giống và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Tổng
kết những kinh nghiệm của nhân dân, phối hợp với Trung tâm khuyến ngư
chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất nuôi thủy sản tại các vùng trong tỉnh.
7
Sản xuất, cung ứng cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực
đàn cá bố mẹ hậu bị đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và các giống loài thủy đặc sản
có chất lượng cao.
1.1.4.4. Nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ
Trong những năm qua, Trung tâm giống thủy đặc sản tỉnh Nam Định đã
sản xuất ổn định giống của các đối tượng cá truyền thống và thuần dưỡng, cho
sinh sản thành công các giống cá quý hiếm như cá Lăng chấm, cá Quế, cá
Chình nước ngọt, cá Rô đầu vuông…
Năm 2005: Tổ chức sinh sản thành công cá chép lai 3 máu (V1) với ưu
thế lớn nhanh, thịt ngon, mã đẹp, thích ứng rộng
Năm 2006: Tiếp tục cho sinh sản hàng loạt cá Rô phi đơn tính đực, mỗi
cá thể nuôi thương phẩm nặng tới 0,7 - 0,8 kg với chất lượng thịt thơm ngon,
chóng lớn, không có xương dăm
Năm 2008: Thuần dưỡng, cho sinh sản nhân tạo thành công cá Lăng
chấm, là loại cá quý hiếm trước kia chỉ khai thác trên sông Đà, sông Hồng
phía thượng nguồn nước chảy xiết.
Cũng trong năm 2008, Trung tâm đã nuôi thử nghiệm thành công cá
Chình trên bể, mang lại hiệu quả kinh tế khá, nuôi thuần dưỡng cá Chày mắt
đỏ đang có nguy cơ bị tuyệt chủng để tiến tới cho sinh sản nhân tạo, nghiên
cứu sản xuất giống cua đồng và sản xuất thành công 10 triệu con cá Rô đồng
giống cung cấp cho số hộ nuôi đang được nhân rộng và hiệu quả kinh tế cao
hơn nhiều so với nuôi cá truyền thống.
Năm 2010: Tổ chức sinh sản thành công cá Rô đầu vuông Hậu Giang.
Năm 2011: Sản xuất giống một số đối tượng cá cảnh ( cá Cỏ, cá Kiếm,
cá Đỉnh hồng…).

Năm 2011 và các năm tiếp theo, Trung tâm tiếp tục nuôi dưỡng thuần
thục để cho sinh sản các giống thuỷ đặc sản hiện tại người nuôi đang rất cần
như: Ba ba gai, ba ba trơn, Trắm đen, Lóc bông, cá Quả, Bống tượng,
Chạch Đặc biệt là hoàn chỉnh công nghệ để sản xuất hàng triệu con cá Lăng
chấm giống mỗi năm, xây dựng quy trình nuôi cá Lăng chấm thương phẩm tại
địa phương và sản xuất giống cá rô đầu vuông Hậu Giang.
8
1.1.4.5. Sản xuất giống, dịch vụ
Đối với các loại cá truyền thống có năng suất trung bình:
- Cá Chép: 5 vạn bột / 1 kg cá / năm
- Cá Mè, cá Trắm: 7 - 9 vạn bột / 1 kg cá / năm
- Cá Mrigan, Rôhu: 12 - 14 vạn bột / 1 kg cá / năm
Trong năm 2010 Trung tâm đã sản xuất hơn 70 triệu con giống thuỷ sản
các loại, trong đó có:
- Trên 35 triệu con cá truyền thống,
- 25 triệu con cá chép V1.
- 10 triệu con cá rô đồng vuông Hậu Giang
- 7 vạn con cá Rô phi đơn tính đực
- 5 nghìn con cá Lăng chấm
Trung tâm phấn đấu sản xuất 100 triệu con cá bột, 150 vạn cá hương và
2,5 tấn cá hậu bị chất lượng tốt. Đặc biệt năm 2011, các loại giống đặc sản
chất lượng được Trung tâm tập trung sản xuất lớn như cá rô đầu vuông Hậu
Giang, cá Lăng chấm, cá chép lai 3 máu (V1) cung cấp cho thị trường trong
và ngoài tỉnh.
1.1.5. Đánh giá chung
1.1.5.1. Thuận lợi
Ban lãnh đạo luôn quan tâm chú ý, đầu tư sản xuất, đáp ứng công tác đào
tạo ngày càng tốt hơn, đồng thời nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân
viên của Trung tâm.
Trung tâm giống thuỷ đặc sản Nam Định được sự quan tâm đầu tư của

Bộ thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định để xây dựng và phát triển thành
một mô hình sản xuất hiện đại, phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Trung tâm nằm cạnh hệ thống sông Hồng và sông Vĩnh Giang nên rất
thuận lợi cho viếc cấp thoát nước, giao thông đi lại thuận lợi, gần khu vực
điện lưới quốc gia.
Trung tâm có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân với chuyên
môn giỏi, năng động, linh hoạt trong sản xuất, nhiệt tình với công việc.
1.1.5.2. Khó khăn
9
Mặc dù có sự quan tâm của Bộ thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định
nhưng do kinh tế còn hạn chế nên cơ sở vật chất chưa được đầu tư hiện đại và
thiếu đồng bộ, các đề tài của địa phương chưa thực sự phát triển
Cao trình đáy ao cao hơn mực nước sông Hồng nên không bơm trực tiếp từ
sông Hồng mà phải bơm cùng nước nông nghiệp.
Một số giống cá đã bị thoái hóa nhưng vẫn chưa được thay thế.
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
- Cải tạo ao C1, C4, C8, B9, A11.
- Tham gia cho cá đẻ: cá Trắm đen, cá Chép lai 3 máu, cá Trôi, cá Rô
đầu vuông.
- Tẩy vôi định kì cho các ao.
- Điều trị bệnh trùng mỏ neo, rận cá cho cá Mè, cá Chép.
- Tham gia hoạt động sản xuất cùng cán bộ, công nhân trong đơn vị.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
- Không ngại vất và gian khổ để đi sâu vào thực tiễn sản xuất tại trung
tâm, vừa làm vừa rút ra kinh nghiệm tích luỹ thêm từ thực tiễn sản xuất.
- Học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và những cán bộ
đồng nghiệp.
- Thu thập tài liệu, đọc trước khi làm, vừa làm vừa học, bắt tay vào
thực tiễn thì nhớ lâu kỹ thuật và biết được quá trình nuôi vỗ, sinh sản và

ương nuôi.
- Tham khảo ý kiến, tranh thủ sự giúp đỡ của trung tâm.
- Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn.
- Mạnh dạn trong thao tác kỹ thuật.
- Xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ của mình để phấn đấu hoàn thành
những mục đích đã đặt ra.
- Trực tiếp làm việc tại cơ sở sản xuất, dựa vào giám đốc trung tâm, cán
bộ phụ trách kỹ thuật phát huy những thuận lợi sẵn có, khắc phục khó khăn về
máy móc trang thiết bị để hoàn thành tốt công việc.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
10
1.2.3.1. Công tác cho cá đẻ và ấp trứng
Trong quá trình thực tập tại Trung tâm, ngoài việc tìm hiểu về quá trình
sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm, tôi còn tham gia và biết được quy trình sinh
sản nhân tạo một số loài cá khác như: cá Chép lai 3 máu, cá Rô đầu vuông, cá
Trắm đen…Trong quá trình tham gia sinh sản nhân tạo tôi thu được một số
kết quả sau:
Bảng 1.1: Kết quả cho đẻ một số loài cá
Nội
dung
Thời
gian
Số lượng cá
tham gia
sinh sản
(cặp)
Trọng
lượng
cá cái
(kg)

Liều lượng KDT:
LRHa (ống) + DOM
(viên)
Số
lượng cá
bột thu
được
Cho cá
Chép
đẻ
28/02 11
21 * Lần 1: 1ống + 2 viên/
10 kg cá cái
* Lần 2: 1ống + 2 viên/
3,5 kg cá cái
Liều lượng cá đực bằng
1/6 liều lượng cá cái
1,6 triệu
11/03 14
23
1,1 triệu
05/04 15 24,6 1,1 triệu
Cho cá
Trắm
đen đẻ
18/05
4
16,8
* Lần 1: 1ống + 2 viên/
20 kg cá cái

* Lần 2: 1ống + 2 viên/ 5
kg cá cái
Liều lượng cá đực bằng
1/5 liều lượng cá cái.
21 vạn
26/05 3 10,5 12,5 vạn
Cho cá
Rô đầu
vuông
đẻ
31/05
45
14
* Cá cái: 1ống + 2 viên/
3 kg cá cái.
Liều lượng cá đực bằng
1/5 liều lượng cá cái
3,5 triệu
09/06
40
11,5 4,5 triệu
18/06
20
6 2,5 triệu
Cho cá
trôi đẻ
10/06 15 17
* Lần 1: 1ống + 2 viên /
20 kg cá cái
* Lần 2: 1ống + 2 viên /

5 kg cá cái
Liều lượng cá đực bằng
1/5 liều lượng cá cái.
2 triệu
21/06 18 20 2,5 triệu
11
Qua bảng 1.1 tôi nhận thấy kết quả cho đẻ một số loại cá truyền thống
là khá cao. Trong sinh sản nhân tạo cá Chép lai 3 máu nhờ áp dụng các giải
pháp mới như: nâng nhiệt độ nước bằng hệ thống nâng nhiệt, thay giá thể
bằng các sợi nilon, bổ sung tấm nhựa lót xuống đáy bể để có thể thu hết được
toàn bộ trứng cá đã đẻ nhờ đó mà năng suất cá bột thu được rất cao (trung
bình đạt 5 vạn bột/ 1kg cá cái).
Trong quá trình sinh sản nhân tạo cá Trắm đen tôi thấy kết quả sinh sản
nhân tạo chưa được cao, mặc dù chất lượng trứng của cá cái tốt, trứng rời
nhau, tròn và đều nhưng lượng tinh trùng thu được từ con đực không nhiều,
còn một số con tinh trùng loãng nên ảnh hưởng rất nhiều đến tỉ lệ thụ tinh và
năng suất của cá bột.
Trong quá trình tham gia cho cá Rô đầu vuông đẻ, tôi nhận thấy cá Rô
đầu vuông là loài có sức sinh sản tốt, năng suất cao, phương pháp cho sinh
sản nhân tạo đơn giản.
Trong quá trình tham gia cho sinh sản nhân tạo cá Trôi tôi thấy số lượng
cá bột thu được chưa thật sự cao (chỉ đạt 10-12 vạn bột/ 1kg cá cái) do chất
lượng cá bố mẹ chưa tốt, chất lượng nước không cao, lượng thuốc tiêm cho
cá chưa hợp lý nên kết quả đạt chưa cao.
1.2.3.2 Công tác ương nuôi cá bột thành cá hương
Trong quá trình tham gia công tác ương nuôi từ cá bột thành cá hương
của một số loại cá truyền thống tôi thu được một số kết quả sau:
Bảng 1.2: Kết quả ương từ cá bột lên cá hương của một số loài cá
Đối tượng
Số

lượng
cá bột
Thời gian
ương (ngày)
Tỷ lệ cá lên
hương (%)
Ghi chú
Cá Trắm đen
21 vạn 30 45 Cá không đồng đều
12,5 vạn 30 55 Cải tạo ao không tốt
Cá Rô đầu
vuông
3,5 triệu 30 10 Cá đồng đều
4,5 triệu 30 30 Cá đồng đều
Cá Trôi
2 triệu 30 40 Cá không đồng đều
2,5 triệu 30 45 Cải tạo ao không tốt
12
Qua bảng 1.2 tôi nhận thấy kết quả ương từ cá bột lên cá hương đạt hiệu
quả không cao đặc biệt là kết quả ương từ cá bột lên cá hương của cá Rô đầu
vuông thấp chỉ đạt 10-30%.
Kết quả ương từ cá bột lên cá hương đạt hiệu quả không cao do: số
lượng và chất lượng thức ăn chưa phù hợp, chất lượng nước chưa đạt yêu
cầu và cá thả vào ao không đồng đều.
1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.3.1. Kết luận
Trong quá trình thực tập tại Trung tâm, nhờ xác định rõ mục đích đề ra,
phương hướng công tác đúng đắn, mạnh dạn áp dụng những kiến thức đã học
ở nhà trường vào thực tiễn sản xuất. Cùng với sự quan tâm giúp đỡ của ban
lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong Trung tâm, thầy cô giáo hướng dẫn, tôi

đã đạt được một số kết quả sau:
- Nắm được kỹ thuật sản xuất giống một số đối tượng như: cá chép lai 3
máu, cá rô đầu vuông, cá trắm đen, cá trôi
- Biết được cách phòng và điều trị một số bệnh cho đàn cá bố mẹ, cá
giống và trong quá trình ấp trứng.
- Gắn kết được lý thuyết đã học với thực tiễn sản xuất.
- Tiếp cận được với khoa học kỹ thuật mới.
- Học hỏi được cách quan hệ, ngoại giao trong công tác….
- Hoàn thành tốt quá trình thực tập tốt nghiệp của mình.
1.3.2 Đề nghị
- Cần xây dựng trạm bơm để chủ động hơn trong việc bơm nước trực
tiếp từ sông Hồng lên trại sản xuất.
- Đảm bảo nguồn cá bố mẹ có chất lượng tốt.
- Cần có giải pháp lưu giữ cá bố mẹ qua đông tốt hơn.
- Tăng cường phát triển, mở rộng thị trường để Trung tâm phát triển
mạnh hơn bằng vốn tự có.
- Chuyển đổi cơ chế quản lý để nâng cao năng suất.
13
PHẦN 2
ĐỀ TÀI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1.1. Đặt vấn đề
Cá Lăng Chấm Hemibagrus guttatus (Lacépede, 1803) là loài cá có giá
trị kinh tế cao của hệ thống sông Hồng, thịt cá mềm, thơm ngon, ít xương
dăm, giá bán cao, được coi là loại cá đặc sản nước ngọt hàng đầu của miền
Bắc, có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, được thị trường trong và ngoài
nước ưa chuộng. Trong những năm 1960-1970, sản lượng cá Lăng Chấm
chiếm tỷ lệ khá lớn trong sản lượng cá đánh bắt tự nhiên của một số tỉnh miền
núi (Mai đình Yên, 1983) [10]. Những năm gần đây, do điều kiện môi trường
bị suy thoái, khai thác quá mức bằng những phương tiện huỷ diệt như dùng

xung điện, thuốc nổ, chất độc, ruốc cá và những phương tiện khai thác khác
nên sản lượng cá Lăng Chấm đã giảm sút nghiêm trọng (Phạm Báu và cs,
2000) [1]. Hiện tại, cá Lăng Chấm được xếp vào mức nguy cấp bậc V, cần
được bảo vệ gấp. (Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường, 1992) [12].
Thời gian gần đây, nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo tồn nguồn gen
loài cá quý hiếm và tái tạo nguồn cá Lăng Chấm, tại nhiều cơ sở thủy sản
trong và ngoài nước đã nghiên cứu và cho sinh sản nhân tạo thành công cá
Lăng Chấm trong điều kiện nuôi, sản xuất cá giống phục vụ nhu cầu nuôi của
người dân và phục vụ cho nghiên cứu khoa học (Nguyễn Dương Dũng và cs,
2001) [3]. Hiện nay công nghệ sản xuất giống cá Lăng Chấm đã được chuyển
giao thành công cho các tỉnh Nam Định, Bắc Giang, Hoà Bình, Phú Thọ,
Vĩnh Phúc Công nghệ nuôi thương phẩm đã được chuyển giao cho một số
địa điểm nuôi thành công như Trạm Thuỷ sản Chương Mỹ - Hà Nội, Trung
tâm giống thuỷ sản cấp 1, Bắc Giang, Hoà Bình, Hải Dương…
Từ năm 2002, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I đã tiến hành đề tài
“Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm trong điều kiện nuôi”.
Năm 2003 Viện đã sản xuất được 7.800 cá bột, 5.000 cá giống. Năm 2004 sản
14
xuất được 20 vạn cá bột, trên 12 vạn cá hương và cá giống Lăng Chấm. Các
chỉ tiêu khoa học kỹ thuật về sản xuất giống như tỷ lệ cá đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ
lệ nở, tỷ lệ sống khi ương nuôi cá bột, cá hương và cá giống đạt tương đối
cao. Viện đã làm chủ được kỹ thuật sinh sản của cá Lăng Chấm và chủ động
cung cấp cá giống (Nguyễn Đức Tuân và cs, 2004) [6]. Cuối năm 2007, đề tài
"Chuyển giao công nghệ sản xuất cá Lăng Chấm” được triển khai tại Trung
tâm giống thuỷ sản Hoà Bình.
Năm 2009, Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản
Quảng Ninh đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm nuôi cá Lăng
Chấm”, sau một năm nuôi thử cá Lăng Chấm sinh trưởng và phát triển tốt,
trọng lượng trung bình đạt khoảng 500g/con.
Hiện nay cá Lăng Chấm được nuôi nhiều ở một số tỉnh trong cả nước,

bước đầu sản xuất đã đi vào ổn định, nhờ vậy đã chủ động được một số
lượng lớn giống cá Lăng Chấm phục vụ cho nhu cầu nuôi trong cả nước.
Được sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên, khoa Chăn
nuôi – Thú y và sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của TS Lê Minh và Th.s
Đoàn Quốc Khánh tôi thực hiện đề tài: “Quy trình sinh sản nhân tạo cá
Lăng Chấm (Hemibagrus guttatus) tại Trung tâm giống thủy đặc sản
Nam Định”.
2.1.2. Mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc đề tài
- Làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Tìm hiểu được quy trình sinh sản nhân tạo cá Lăng Chấm.
- Rèn luyện tay nghề, nâng cao kinh nghiệm của bản thân.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1. Đặc điểm phân loại
Cá Lăng đã được các nhà phân loại đặt cho nhiều cái tên khác nhau.
Theo Chu Xinluo et chen Yinrui (1989, 1990) [14] thì cá Lăng xếp vào giống
Hemibagrus.
15
Dựa trên những mẫu vật thu thập được, tham khảo những tài liệu mới
công bố của Chu Xin Lua, 1990 (cá Vân Nam Trung Quốc), Robert Tyson,
1995 (Giống cá Mystus ở Thái Lan và Campuchia), thì cá Lăng vẫn xếp vào
giống Hemibagrus như của tác giả Mai Đình Yên (1978) nhưng đổi tên loài từ
Hemibagrus elongatus (Gunther, 1865) thành Hemibagrus guttatus
(Lacépède, 1803) (Phạm Báu và cs, 2000) [1].
Cá Lăng chấm thuộc:
Bộ cá nheo : Siluriformes
Họ cá Lăng: Bagridae
Giống cá Lăng: Hemibagrus
Loài cá Lăng: H.guttatus (Lacépède, 1803)
Tên thường gọi: Cá Lăng chấm (lúc lớn), cá Quất (lúc nhỏ)

Tên tiếng Tày: Pia Cốt, tiếng Thái: Pia Chưng
Các chỉ tiêu đếm: D II, 7; A 3, 7-10; P I, 8-12; V 1, 5; C 1 + 9 + 9 + 1, bóng
hơi 2 ngăn, số lược mang 18 – 22, số đốt sống toàn thân 54 – 56 (1 đốt sống đầu,
18 – 19 đốt sống thân, 33 – 34 đốt sống cuống đuôi, 1 đốt sống đuôi). (Mai Đình
Yên, 2000) [11].
2.2.1.2. Đặc điểm hình thái
Cá có thân dài, đầu dẹp bằng, đuôi dẹp bên. Da trơn, có 4 đôi râu: 1 đôi
râu mũi, 1 đôi râu hàm, 2 đôi râu cằm. Râu hàm rất dài, đến giữa và cuối vây
bụng.
Miệng ở phía dưới rộng hướng ra phía trước. Môi trên dày và nhô dài
hơn môi dưới. Hai hàm trên và dưới đều có vành răng hàm gồm những răng
nhỏ, nhọn. Vành xương hàm hình móng ngựa cong, sâu, đều. Mắt bé, ở hai
bên đầu và hướng lên trên, khoảng cách hai ổ mắt rộng. Xương chẩm hình
giác, dài nhọn. Khe mang rộng, màng mang không dính liền với eo mang.
Vây lưng cao, gai cứng thứ nhất nhỏ, dạng nhú. Gai cứng thứ hai to
khoẻ, phía trước không có răng cưa. Gai cứng của vây ngực to, khoẻ, phía
trước và phía sau đều có răng cưa. Vây mỡ dài chiếm hầu hết khoảng cách
sau vây lưng dài gấp ba lần gốc vây lưng. Vây đuôi chẻ sâu chia 2 thuỳ: thuỳ
16
trên dài hơn thuỳ dưới với đầu mút nhọn hoặc hơi tròn. Lỗ sinh dục và lỗ hậu
môn cách biệt, lỗ hậu môn gần vây bụng hơn vây hậu môn. Đường bên hoàn
toàn, thẳng bằng, không rõ nét.
Lưng màu xám hơi vàng, bụng màu trắng nhạt. Trên cơ thể, vây đuôi,
vây mỡ có nhiều chấm đen to, nhỏ, xắp xếp không có quy tắc. Viền sau vây
lưng, vây mỡ, vây đuôi và vây hậu môn xám đen. (Mai Đình Yên, 2000) [11].
2.2.1.3. Đặc điểm phân bố
Ở nước ta, trước đây cá Lăng có ở hầu hết các sông, suối lớn, trên toàn
hệ thống sông Hồng, có nhiều ở khu vực trung và thượng lưu. Hiện nay, ở
khu vực hạ lưu rất hiếm, khu vực trung và thượng lưu cũng ít gặp. Nơi còn
gặp là những nơi thác ghềnh, hiểm trở khó khai thác ở thượng lưu. Cá Lăng

xuất hiện nhiều hơn cả ở sông Gâm đoạn Na Hang - Bắc Mê, thượng nguồn
sông Đà, hồ Hoà Bình và lưu vực sông Tạ Bú.
Trên thế giới cá Lăng phân bố ở sông Tây Dương, sông Nguyên (Vân
Nam – Trung Quốc) là loài cá đặc hữu của vùng Hoa Nam Trung Quốc.
2.2.1.4. Đặc điểm sinh sản
* Hình thái ngoài cơ quan sinh dục: Cá Lăng chưa phát dục khó
phân biệt đực, cái. Khi phát dục có thể phân biệt đực, cái dễ dàng hơn:
- Cá đực: Thân hình thon dài bụng cá nhỏ hơn bụng cá cái, gai sinh dục nhỏ,
nhọn và dài hơn cá cái. Khi cá phát dục cơ quan sinh dục phồng lên có màu
phớt hồng.
- Cá cái: Gai sinh dục hình bầu tròn, hơi nhọn về phía vòi trứng. Khi cá phát
dục cơ quan sinh dục phồng lên có màu đỏ. Bụng cá to, da bụng dầy (vào thời
kỳ sinh sản cá tích nhiều mỡ) nên có thể nhầm lẫn giữa bụng của cá mang
trứng và bụng của cá có chứa nhiều mỡ. (Mai Đình Yên, 2000) [11].
* Đặc điểm hình thái tuyến sinh dục cá Lăng
- Hình thái tuyến sinh dục cá Lăng cái:
Noãn sào của cá Lăng cái là 1 tuyến đôi gồm 2 nhánh có hình túi tròn,
dài nằm trong xoang bụng. Hai nhánh này nằm 2 bên ruột và ở dưới bóng hơi.
Hai nhánh của buồng trứng phát triển đồng đều, ít chênh lệch nhau về kích
17

×