Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

tìm hiểu tình hình thực hiện chương trình tre măng bát bộ tại xã kiên thành huyện trấn yên tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 118 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Măng tre nứa nói chung từ lâu đã trở thành nguồn thức ăn ưa dùng của
người dân Việt Nam nhất là những người dân miền núi. Măng là thực phẩm có
hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao, trong măng có đầy đủ các chất như
protein, gluxit, muối khoáng, vitamin... lượng chất béo trong măng thấp nên rất
phù hợp với những người có chế độ cần ăn ít lipit. Ngày nay măng được sử
dụng như một loại thực phẩm sạch của thiên nhiên. Hàng năm trên thế giới tiêu
thụ khoảng 5 triệu tấn măng, Việt Nam ước tính tiêu thụ khoảng 500.000 tấn
măng tươi các loại. Nguồn thực phẩm sạch này chủ yếu do người dân vào rừng
thu hái đem về bán làm ảnh hưởng rất lớn đến diện tích và trữ lượng rừng.
Năm 1997 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Khuyến nông
và Khuyến lâm cho nhập nhiều giống tre lấy măng và có giá trị xuất khẩu từ
Đài Loan và Trung Quốc như tre Lục Trúc, tre Điềm Trúc, Mạnh Tông, Tạp
Giao, tre Bát Độ và đã triển khai xây dựng một số mô hình trồng tre ngọt
chuyên lấy măng ở nhiều địa phương trên cả nước. Trong những năm gần đây
trồng tre lấy măng đã bắt đầu phát triển ở nhiều vùng trong cả nước và đã cho
thấy việc trồng tre lấy măng có tác dụng nhiều mặt. Theo thống kê, hiện nay,
cả nước có 34 tỉnh, thành xây dựng mô hình trồng và phát triển tre măng.
Tổng diện tích tre măng giống mới đạt khoảng 4.070 ha. Trong đó tre Bát Độ
là giống tre chuyên trồng để lấy măng thực phẩm là loại cây trồng có giá trị
kinh tế cao. Măng tre Bát Độ ngoài tác dụng để ăn tươi còn dùng để chế biến
đồ hộp, đóng túi, làm măng chua, sấy khô dạng lát, dạng sợi để xuất khẩu
được thị trường ưa chuộng. Hiện nay, ở một số nước châu Á măng tre Bát Độ
đã trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
Tỉnh Yên Bái đã trồng khảo nghiệm loại tre măng Bát Độ và kết quả
cho thấy trong thực tế loại tre này phát triển tốt và phù hợp tại Yên Bái. Cây

1



phát triển nhanh, cho năng suất cao, thời gian cho sản phẩm dài hơn các loại
tre măng địa phương, chất lượng măng ngon và có giá trị xuất khẩu. Để đa
dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, tăng thu nhập cho người lao động, Ủy ban
nhân dân tỉnh Yên Bái đã quyết định mở rộng vùng trồng tre Bát Độ lấy măng
tại huyện Trấn Yên.
Huyện Trấn Yên là một huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, huyện đã có
những hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cùng với những cây
trồng chính như lúa, chè, dâu tằm, cây tre măng Bát Độ đã và đang phát huy
hiệu quả giúp nhân dân các dân tộc huyện miền núi Trấn Yên đạt được những
thành quả nhất định.
Chương trình măng tre Bát Độ - một chương trình kinh tế lớn đã phát
huy hiệu quả góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi các xã vùng sâu,
vùng xa của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái điển hình là xã Kiên Thành.
Thành công của chương trình tre măng Bát Độ tại xã Kiên Thành,
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là do đâu? Nó đã có đóng góp gì đến sự phát
triển kinh tế - xã hội và môi trường nông thôn? Trong quá trình thực hiện
chương trình tre măng Bát Độ có những thuận lợi và khó khăn gì? Cần có
những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu của của chương trình tre măng Bát
Độ tại xã Kiên Thành nói riêng và của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái nói
chung, xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tìm hiểu tình hình thực hiện chương trình tre măng BÁT ĐỘ tại xã Kiên
Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình thực hiện chương trình tre măng Bát Độ tại xã Kiên
Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, phát hiện các khó khăn và nguyên
nhân chính kìm hãm sự phát triển của chương trình, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm phát huy hiệu quả của chương trình tre măng Bát Độ tại xã Kiên

2



Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tre măng.
(2) Tìm hiểu về tình hình thực hiện chương trình tre măng Bát Độ tại xã
Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của chương trình tre
măng Bát Độ tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình thực hiện chương trình tre măng Bát Độ tại xã Kiên Thành,
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái với chủ thể là các hộ trồng măng và các tổ
chức có liên quan đến chương trình tre măng Bát Độ như Ban Quản lý dự án,
Công ty TNHH Vạn Đạt, Cán bộ kỹ thuật.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện chương trình
tre măng Bát Độ tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái; tác dụng
của chương trình tre măng Bát Độ đối với cộng đồng, các yếu tố ảnh hưởng
đến chương trình tre măng Bát Độ, các khó khăn và nguyên nhân chính gây
nên các khó khăn khi thực hiện chương trình tre măng Bát Độ tại xã Kiên
Thành, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình tre
măng Bát Độ tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Kiên
Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Về thời gian:
+ Tài liệu thứ cấp thu thập từ năm 2007 – 2009
+ Tài liệu sơ cấp thu thập năm 2009

3



2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CHƯƠNG TRÌNH TRE MĂNG BÁT ĐỘ
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển tre măng
2.1.1 Tác dụng của chương trình tre măng đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội và môi trường của cộng đồng
Chương trình tre măng thành công có tác dụng rất lớn đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội và môi trường nông thôn, cụ thể như sau:
2.1.1.1 Về kinh tế
- Góp phần nâng cao tổng giá trị sản xuất và sự tăng trưởng kinh tế
của địa phương
Chương trình tre măng thành công sẽ hình thành vùng nguyên liệu tập
trung tạo ra sản phẩm măng có giá trị cao, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng,
do đó sản phẩm măng có vai trò rất lớn trong việc nâng cao tổng giá trị sản xuất
góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của địa phương thực hiện chương trình.
- Góp phần vào nâng cao thu nhập cho nông dân tại địa phương
Măng tre là một sản phẩm có giá trị kinh tế cao, được nhiều người tiêu
dùng ưa chuộng với ưu điểm là dễ trồng, đầu tư ít nhưng cho thu nhập cao, trồng
tre lấy măng đã góp phần nâng cao thu nhập của hộ.
- Vai trò trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Chuyển đổi cơ cấy cây trồng có vai trò quan trọng trong việc làm tăng giá
trị sản phẩm hàng hóa, tìm ra được cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập
quán canh tác với địa phương mà mang lại hiệu quả cao.
- Cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến măng tre, tạo nên sản phẩm
xuất khẩu có giá trị cao.
Chương trình thành công sẽ tạo nên vùng nguyên liệu tập trung, bảo đảm
cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của nhà máy chế biến măng tre được duy
trì ổn định và tăng trưởng, tạo sản phẩm măng tre xuất khẩu có giá trị.


4


2.1.1.2 Về xã hội
- Tạo việc làm cho người dân trong cộng đồng, hạn chế việc di dân tự
phát từ nông thôn ra thành thị
Trồng tre măng đòi hỏi nhiều công lao động từ quá trình phát dọn thực
bì, vệ sinh vườn tược, đào hố, trồng tre, chăm sóc, thu hoạch đến vận chuyển
sản phẩm chính vì vậy chương trình tre măng đã tạo thêm việc làm cho người
dân trong vùng, hạn chế được tình trạng lao động nông thôn di cư ra các thành
phố, đô thị lớn để tìm kiếm cơ hội việc làm.
- Góp phần ổn định cuộc sống và xóa đói giảm nghèo trong nông thôn
Bản chất và nguyên nhân sâu xa của nghèo đói ở nông thôn là do không
có việc làm cho thu nhập. Bởi vậy, việc sản xuất măng tre đã góp phần quan
trọng trong việc tạo việc làm để nâng cao thu nhập cho lao động, người dân
địa phương, góp phần quan trọng trong sinh kế của nông hộ. Bên cạnh đó còn
là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày của họ.
Chính vì vậy, chương trình trồng tre được thực hiện là hướng đi đúng đắn,
hợp lý cho công tác xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội nông
thôn một cách bền vững.
- Góp phần chăm sóc sức khỏe cho đại bộ phận cộng đồng dân cư ở
nông thôn
Vai trò này xuất phát từ giá trị dinh dưỡng của sản phẩm măng, được
coi là một loại rau sạch, không sử dụng các chất hóa học để chăm sóc, một số
sản phẩm măng có khả năng làm dược liệu. Một khía cạnh khác trong vai trò
chăm sóc sức khỏe cộng đồng, như đã phân tích ở trên, việc khai thác sản xuất
sản phẩm đặc sản đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của
người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương chính vì thế mà
công tác chăm sóc sức khỏe cũng như các hoạt động, khía cạnh khác của cộng
đồng được chú ý quan tâm hơn.


5


- Tạo dựng các mối cố kết cộng đồng, tổ chức cộng đồng, giữ gìn và
phát huy các giá trị văn hóa thuần phong mỹ tục trong nông thôn
Nếu như trong sản xuất công nghiệp trong các nhà máy mọi người quan
hệ với nhau, tạo dựng mối quan hệ với nhau chủ yếu trên cơ sở là công việc
và nội quy công sở, thì trong sản xuất ở nông thôn nói chung các thành viên
trong cộng đồng có mối quan hệ với nhau trên cơ sở những giá trị chuẩn mực
của cộng đồng. Những giá trị chuẩn mực ấy được tạo nên trên tinh thần cộng
đồng sâu sắc và được chi phối đầu tiên bởi đặc điểm trong sản xuất ở nông
thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp - ngành mà đòi hỏi mọi người phải có ý
thức cộng đồng cao để cùng nhau sản xuất, cùng nhau chống chọi với thiên
nhiên và cùng nhau phát triển.
2.1.1.3 Về môi trường
- Bảo vệ và chống xói mòn đất, cải tạo môi trường sinh thái
Tre nói chung và tre măng nói riêng là những cây lâm nghiệp có khả
năng sinh trưởng và phát triển tốt trên địa hình đối núi dốc đến hơn 25 0, tre
phát triển khép tán nhanh, bộ rễ chùm phát triển rộng bám vào đất giữ cho đất
không bị rửa trôi, lá tre phân hủy làm tăng độ mùn cho đất chính vì vậy trồng
tre có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ, chống xói mòn đất và cải tạo môi
trường đất.
- Tăng độ che phủ rừng, giảm tác động của con người vào rừng, giảm
nhẹ thiên tai
Chương trình tre măng tạo ra vùng nguyên liệu với diện tích lớn và tập
trung làm tăng tỷ lệ che phủ rừng, diện tích tre được trồng bảo đảm, khai thác
măng không chặt phá luân phiên như những cây trồng lâm nghiệp khác nên đã
giữ được ổn định tỷ lệ che phủ rừng, giảm nhẹ tác động của con người vào
rừng, nguồn sinh thủy được bảo toàn, khí hậu được điều hòa, giảm nhẹ thiên tai.


6


2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chương trình tre măng
- Điều kiện tự nhiên
Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất, nước và khí hậu.
Chúng quyết định khả năng trồng các loại cây trên từng lãnh thổ, khả năng áp
dụng các quy trình sản xuất nông lâm nghiệp đồng thời có ảnh hưởng lớn đến
năng suất cây trồng chính vì thế điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến
sự thành công của chương trình tre măng.
Đối với những diện tích quy hoạch trồng tre măng có sự đa dạng về địa
hình, khí hậu, đất đai và hệ thống sông ngòi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp nói chung và nghề trồng tre
măng nói riêng, cụ thể:
Đất đai tương đối tốt, có độ phì cao phù hợp với sự sinh trưởng và phát
triển của cây tre trồng lấy măng cho phép đầu tư thâm canh tạo ra vùng
nguyên liệu với sản lượng hàng hóa cao.
Điều kiện khí hậu thời tiết có phạm vi thích ứng đối với đặc điểm sinh
trưởng và yêu cầu ngoại cảnh của cây tre trồng lấy măng sẽ có tác động tốt
đến chương trình.
Hệ thống sông ngòi, đầm, hồ phân bố đồng đều sẽ tạo điều kiện tốt cho
sản xuất nông lâm nghiệp nói chung và trồng tre lấy măng nói riêng.
Ngoài những thuận lợi do thiên nhiên ưu đãi thì đối với những nơi có
đặc điểm địa hình phức tạp, thiên tai thường xuyên xảy ra cũng là cản trở đối
với chương trình.
- Điều kiện kinh tế - xã hội
Các nhân tố kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
sản xuất nông lâm nghiệp.
Đối với vùng có lực lượng lao động dồi dào, đã có ít nhiều kinh nghiệm

trong sản xuất nông lâm nghiệp thì sẽ là điều kiện thuận lợi để thực hiện
chương trình trồng tre lấy măng.

7


Tập quán canh tác, trình độ nhận thức và năng lực của người dân cũng
là yếu tố quan trọng quyết định khả năng tiếp thu kiến thức, tiến bộ khoa học
kỹ thuật góp phần nâng cao sự thành công của chương trình.
Cơ sở hạ tầng nông thôn như công trình thủy lợi, đường giao thông,
điện lưới quốc gia và văn hóa xã hội… cũng có ảnh hưởng đến quá trình thực
hiện chương trình tre măng.
Ngoài ra các yếu tố khác như chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự
giúp đỡ hỗ trợ của của tổ chức kinh tế, xã hội cũng ảnh hưởng đến sự thành
công của chương trình trồng tre lấy măng.
2.1.3 Đặc điểm của tre măng Bát Độ
Tre Bát Độ là cây đa tác dụng và chuyên trồng lấy măng làm thực
phẩm. Măng tre Bát Độ là loại măng có giá trị dinh dưỡng cao, măng to
đường kính gốc từ 10 cm - 30 cm, nặng từ 3 - 8 kg vỏ mỏng, thịt trắng ngà, tỷ
lệ nạc đạt 85 %, ăn ngon, giòn. Ngoài ra, măng còn có tác dụng tiêu hoá, phá
đờm, nhuận phổi, chữa béo phì, ăn thường xuyên có tác dụng trừ huyết áp cao
rất công hiệu.
Ngoài ăn tươi măng Bát Độ còn dùng chế biến đồ hộp, đóng túi, làm
măng chua, sấy khô dạng lát... xuất khẩu, được thị trường quốc tế ưa chuộng.
Thân tre tận dụng làm nguyên liệu giấy, sản xuất chiếu tre rất tốt và
làm hàng thủ công mỹ nghệ, lá tre thu hái để xuất khẩu.
2.2.1 Vài nét về tình hình gây trồng tre lấy măng trên thế giới
Trung Quốc là quốc gia rất giàu tiềm năng về tre. Tre lấy măng có trên
50 loài nhưng chủ yếu có khoảng 30 loài chính như Phyllostachys edulis, Ph.
praecox, Ph. vivax, Ph. iridenscens, Dendrocalamus latiflorus (Điền Trúc,

Bát Độ), D. oldhamii, D. giganteus, D. beecheynus var pubescens... Diện tích
trồng tre chuyên lấy măng có khoảng 100.000 ha với năng suất bình quân từ
10 - 20 tấn/ha/năm. Năng suất măng ở một số nơi có thể lên tới 30 - 35
tấn/ha/năm. Trung Quốc có khoảng trên 3 triệu hecta tre để sản xuất thân tre

8


kết hợp với thu hoạch măng.
Bên cạnh Trung Quốc, Thái Lan cũng là nước sản xuất măng tre lớn
trên Thế giới. Với một số loài măng như Dendrocalamus asper (Pai Tong),
D. brandisii (Pai Bongyai), D. strictus (Pai sang doi), Bambltsa blumenana
(Pai Seesuk), Thyrsostachys siamensis (Pai Ruak), T. oliveni (Pai Ruakdum) và
Gigantochloa albociliata (Pai Rai). Trong số đó, loài D. asper (Mạnh Tông) là
loài chủ lực trồng để sản xuất măng.
Bảng 2.1 Số lượng măng tre ở Thái Lan được khai thác từ 1990 đến 1994
Năm

1990

1991

1992

1993

1994

Măng hộp


42.39

66.960

48.683

64.658

71.199

Măng khô

31

30

34

16

109

Măng tươi

168

105

29


33

54

42.808

97.095

48.746

64.707

71.369

Cộng

(Tài liệu: Rungnapar Pattanavibool, 1998)

Năm 1994, giống tre Mạnh Tông được trồng ở 67 trong tổng số 76 tỉnh,
với diện tích 424.169 rai. Trong giai đoạn 1996 đến 1997, Thái Lan đã xuất
khẩu măng Mạnh Tông với tổng giá trị trên 1 nghìn triệu Bath. Đài Loan có ít
nhất 9.000 ha tre măng Bát Độ và Điềm Trúc. Hằng năm, Đài Loan xuất khấu
trên 40.000 tấn măng ra thị trường thế giới. Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ,
Myanma, Úc và một vài nước khác cũng là những nước đã và đang đẩy mạnh
việc phát triển tre lấy măng đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công
nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu.
Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và
Singapore là những nước tiêu thụ lớn về măng tươi, măng ướp lạnh, măng
muối. Sản phẩm măng hộp hầu như có mặt trên khắp thị trường thế giới. Một
tỉnh ở Thái Lan chế biến khoảng 68.000 tấn măng mỗi năm và xuất khẩu trên

40.000 tấn/năm. Nhật Bản tung ra thị trường khoảng 90.000 tấn măng Moso

9


và nhập khẩu khoảng 100.000 tấn măng từ Thái Lan, Đài Loan và Trung
Quốc. Đài Loan hàng năm xuất sang Nhật Bản khoảng 40.000 tấn măng Bát
Độ. Trung Quốc xuất khẩu khoảng 140.000 tấn măng Bát Độ và lượng lớn
măng Moso (Victor cusack, 1977).
Như vậy, sản phẩm măng tre ngày nay được rất nhiều nước trên Thế
giới biết đến. Nhiều quốc gia đã và đang đầu tư mạnh vào việc gây trồng,
kinh doanh măng tre để tạo ra hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong nước và
xuất khẩu [12].
2.2.2 Thực tiễn chương trình trồng tre lấy măng tại Việt Nam
2.2.2.1 Chủ trương về phát triển tre măng tại Việt Nam
Thông tư số 28/1999/TTLT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Quyết
định 661/QĐ - TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu,
nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng
đã xác định cây trồng lấy măng là một trong số những cây trồng chủ yếu để
trồng rừng cây đặc sản.
Quyết định số 16/2005/QĐ - BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục các loài cây
chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp đã xác định
tre Điềm Trúc, Bát Độ là một trong những loài cây chủ yếu cho trồng rừng
sản xuất.
Quyết định số 147/2007/ QĐ - TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ
Tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn
2007 - 2015 đã quy định mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha rừng trồng mới, hỗ trợ
chi phí quản lý bảo vệ rừng là 100.000 đồng/ha/năm, ngoài ra còn ban hành

các chính sách hỗ trợ đầu tư để xây dựng đường lâm nghiệp, chi phí vận
chuyển chế biến nông lâm sản đến nơi tiêu thụ…
Để giải quyết khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm ngày 24 tháng 6 năm

10


2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ - TTg về
chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông qua hợp đồng để
bảo đảm cho quá trình sản xuất của bà con nông dân cũng như doanh nghiệp
chế biến nông lâm sản. Quyết định đã nêu lên một số chính sách khuyến
khích các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông lâm sản với người sản xuất
như về đất đai, đầu tư vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế
biến, tiêu thụ nông lâm sản hàng hoá có hợp đồng tiêu thụ nông lâm sản hàng
hoá. Về tín dụng người sản xuất, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông lâm
sản có dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu được hưởng các hình thức đầu
tư nhà nước từ Quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định tại Nghị định số
43/1999/NĐ - CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về Tín dụng đầu
tư của Nhà nước và Quyết định số 02/2001/QĐ - TTg ngày 2 tháng 01 năm
2001 của Thủ tướng Chính phủ. Hàng năm, ngân sách nhà nước dành khoản
kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất có hợp đồng tiêu thụ
nông sản áp dụng, phổ cập nhanh các loại giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công
nghệ mới trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; đầu tư mới, cải tạo,
nâng cấp các cơ sở sản xuất và nhân giống cây trồng, đa dạng hoá các hình
thức tuyên truyền, thông về tin thị trường, giá cả đến người sản xuất, doanh
nghiệp. Các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có hợp đồng tiêu thụ nông lâm
sản được ưu tiên triển khai và hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư. Ngoài các chính sách hiện hành, đối với vùng sản xuất hàng hoá
tập trung các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các thành phần kinh tế có hợp
đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với nông dân ngay từ đầu vụ được ưu tiên

tham gia thực hiện các hợp đồng thương mại của Chính phủ và các chương
trình xúc tiến thương mại do Bộ Thương mại, bộ, ngành có liên quan, Hiệp
hội ngành hàng và địa phương tổ chức.

11


2.2.2.2 Kết quả phát triển trồng tre măng ở Việt Nam
a. Tình hình gây trồng và kinh doanh tre lấy măng ở nước ta
Trồng tre chuyên măng ở nước ta hiện nay đang trên đà phát triển mạnh
và rộng khắp. Tre nhập nội đang được coi là một trong một số những đối
tượng chính cần phát triển và phù hợp với mục đích của nhiều dự án, chương
trình là nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở
nước ta.
Theo con số thống kê ban đầu của Cục Lâm nghiệp - Bộ NN & PTNT,
đến năm 2003 chương trình khuyến lâm đã đầu tư trồng khoảng gần 1.500 ha,
chia ra cho trên 3.000 hộ dân.
Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Nông lâm sản chế biến thuộc Tổng
Công ty Rau quả, nông sản từ 2001 đến 2003 đã cung cấp 191.000 cây giống
cho 28 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm của một số tỉnh để trồng trên
tổng diện tích khoảng 2.700 ha.
Tổng diện tích trồng tre lấy măng ở nước ta trên thực tế cao hơn con số
thống kê được. Bên cạnh các chương trình, dự án trồng tre lấy măng của Nhà
nước còn có thêm một số dự án của nước ngoài cũng đầu tư cho phát triển tre
măng. Một số địa phương và thậm chí nhiều cá nhân cũng đã tự bỏ vốn đầu tư
để mở rộng thêm diện tích trồng tre lấy măng.
Tình hình thực tế việc gây trồng và kinh doanh tre lấy măng trên cả
nước được đánh giá qua kết quả điều tra khảo sát năm 2004 trên 21 tỉnh thành
với một số điểm chính như sau:
- Tre Mạnh Tông chủ yếu được trồng ở một số nơi ở miền Nam và

hiện nay chủ yếu được trồng rải rác. Qua một số điểm khảo sát tại Cà Mau,
Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước cho thấy tre Mạnh
Tông đã không còn được trồng tập trung với mục đích chuyên măng mà chỉ
còn thấy rải rác và không được chăm sóc. Măng Mạnh Tông cũng không
được ưa chuộng.

12


Ở Quỳnh Phụ, Vũ Thư - Thái Bình, tre Mạnh Tông được trồng ven
sông phía ngoài đê nhằm mục đích chắn sóng, lấy măng và mô hình này đang
được phát động mở rộng cho các địa phương khác trong tỉnh tuy nhiên mô
hình này cần phải được nghiên cứu đánh giá về mức độ chắn sóng, hiệu quả
kinh tế cũng như các giá trị khác.
Nhìn chung tre Mạnh Tông không được ưa chuộng và tương lai có thể
bị một số loài tre chuyên măng khác thay thế.
- Tre Lục Trúc hầu như ít được ưa chông vì măng nhỏ, năng suất thấp.
Mô hình của Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Nông lâm sản - chế biến với diện
tích khoảng 20 ha (giống từ Đài Loan), được trồng từ năm 1997 tại Tân
Yên - Bắc Giang là mô hình tập trung lớn nhất trong các điểm được điều
tra khảo sát. Cho đến thời điểm này chưa thấy có mô hình nào kể cả mô
hình nói trên được đưa vào để sản xuất măng đại trà. Các đơn vị, cá nhân
trồng Lục Trúc mới chỉ tập trung vào để sản xuất giống để bán. Trước đây
giống được nhân bằng cách tách thân gốc 1 năm tuổi (giống thân gốc) là
chính. Sau này kỹ thuật nhân giống hom cành đã được áp dụng. Giá giống
gốc tại thời điểm 2001 khoảng 14.000 đồng/gốc và năm 2002 khoảng 8.000 10.000 đồng/hom cành.
- Loài tre được quảng cáo nhiều nhất và được phát triển mạnh nhất là
loài Bát Độ và Điềm Trúc. Diện tích trồng tập trung lớn nhất trong các điểm
khảo sát thuộc Công ty TNHH Nuôi trồng thuỷ hải sản Đông Thành (Bình
Phước) là 247 ha Điềm Trúc trồng từ 1993; Công ty Fang Fuh (Đồng Nai) là

180 ha (1999) và năm 2004 lên đến 300 ha tre Điềm Trúc, đây là hai cơ sở đã
và đang sản xuất măng chủ yếu để xuất khẩu với hai dạng sản phẩm măng
muối chua và muối dòn. Giá măng muối dòn là 12.000 đồng/kg (chế biến từ
cây măng cao từ 0,8 đến 1,2 m so với mặt đất) và măng chua là 8.000 đồng/kg
(chế biến măng củ cao chừng 30 cm so với mặt đất). Thân tre già được lấy ra
để bán cho nhà máy giấy với giá 400 đồng/kg (thời điểm năm 2004). Qua

13


khảo sát đánh giá đó là hai mô hình điển hình cho việc kinh doanh tre lấy
măng có hiệu quả [12]
Các mô hình còn lại, nhất là các mô hình thuộc chương trình khuyến
lâm, khuyến nông hầu như có quy mô nhỏ theo hộ gia đình, lớn nhất chỉ vài
hecta và phân bố rải rác. Hầu hết mô hình đều mới được trồng và lợi nhuận
trước mắt mà mô hình mang lại chỉ sau 1 đến 2 năm trồng là tiền bán giống.
Giá cây giống vào khoảng từ 8.000 đồng đến 15.000 đồng tùy thuộc vào nhu
cầu của từng nơi. Có nhiều hộ gia đình vài năm gần đây đã thu hàng chục
triệu đồng mỗi năm qua việc bán giống. Tuy nhiên, với việc phát triển tre lấy
măng với quy mô nhỏ theo hộ gia đình và phân tán như thực tế hiện nay khó
có thể quy hoạch thành vùng nguyên liệu sau này. Chỉ trong thời gian ngắn
nữa, nhu cầu về giống không còn, chắc chắn sản phẩm măng và thân tre già sẽ
là đối tượng được quan tâm. Cũng chính vì vậy đa số các hộ gia đình trồng tre
hiện đang quan tâm lo lắng đến đầu ra cho sản phẩm của mình.
- Ở những vùng du lịch như Quảng Ninh, Thanh Hoá có một số mô
hình đã khai thác măng bán chủ yếu cho nhà hàng, khách sạn.
Giá măng cũng tuỳ thuộc vào mùa vụ. Đầu vụ giá măng khoảng 8.000
đồng/kg và giữa vụ khoảng 4.000 đồng/kg (măng tươi còn cả bẹ mo). Nhiều
nơi, do măng rừng còn đang dễ khai thác và cũng đã quen khẩu vị của nhân
dân địa phương nên măng tre nhập nội không được ưa chuộng trên thị trường.

- Một số địa phương như Bình Dương, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Lào
Cai... đang có kế hoạch phát triển mở rộng tre lấy măng với quy mô lớn và
đầu tư xây dựng nhà máy chế biến măng để xuất khẩu. Việc đầu tư xây
dựng nhà máy chế biến chính là cơ sở quan trọng, có tính quết định đến
việc phát triển tre lấy măng lâu bền. Trên thực tế, việc phát triển mô hình
tre măng với quy mô hộ gia đình sẽ khó có thể bảo đảm việc cung cấp
nguyên liệu đều đặn và đủ chất lượng cho các nhà máy chế biến măng. Hầu
hết các hộ gia đình trồng tre hiện nay đang hết sức quan tâm đến đầu ra cho

14


sản phẩm măng tre, thân cây tre già, với đà phát triển tre măng như hiện
nay thì chỉ vài năm nữa nhiều địa phương sẽ có hàng ngàn hecta tre và
hàng năm sẽ có một lượng lớn măng và thân tre già được khai thác. Như
vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cây tre măng trong tương lai gần sẽ trở
thành thách thức đối với người sản xuất.
b. Một số địa phương điển hình phát triển trồng tre lấy măng tại nước ta
- Chương trình tre măng Bát Độ tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
Xã Yến Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ là một xã đặc biệt khó
khăn nằm trong Chương trình 135 của Chính phủ. Dân số của xã là 4074 khẩu
với 4 dân tộc Mường (chiếm 49,6%), dân tộc Kinh (chiếm 47,6%) và hai dân
tộc khác (chiếm 2,8%). Trung tâm dịch vụ Phát triển nông thôn (RDSC) đã
tham gia góp sức thúc đẩy các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của xã
từ năm 1997.
Yến Mão là một xã thuần nông, thuộc khu vực dân tộc miền núi của
huyện Thanh Thủy, nguồn thu chủ yếu của các hộ trong xã là từ cây lúa, cây
ngô, cây sắn, trong khi đó diện tích đất đồi bỏ trống của xã thì còn khá nhiều.
Trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực giảm nghèo cho cộng đồng lựa
chọn tại Phú Thọ, Quảng Bình và Kontum” do RDSC thực hiện giai đoạn

2001 - 2004, Ban phát triển và giảm nghèo xã Yến Mao đưa ra sáng kiến cộng
đồng đó là trồng tre măng Bát Độ và được RDSC thống nhất cùng thực hiện
vào tháng 10 năm 2003.
Bước đầu tiên của chương trình, cán bộ xã và các hộ nông dân quan
tâm trồng măng đã tổ chức một chuyến tham quan mô hình măng tre Bát Độ
tại Đoan Hùng và Phong Châu, thuộc tỉnh Phú Thọ. Tại đây, mọi người được
hướng dẫn những kỹ thuật cơ bản về trồng măng Bát Độ và được tặng một số
gốc về trồng thử. Điều quan trọng hơn cả là mọi người được tận mắt nhìn thấy
tính khả thi và hiệu quả kinh tế của cây măng và ai cũng hào hứng trồng thử
loại cây mới này.

15


Sau chuyến tham quan, RDSC phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện
Thanh Thuỷ tập huấn Phần Một tại văn phòng RDSC giới thiệu các kỹ thuật
về trồng cây, chọn giống, chăm sóc măng trong năm đầu tiên. Cuộc tập huấn
Phần Hai tại Phượng Mao thực hiện vào đầu năm 2005 với nội dung thực
hành chiết cây nhân giống. Các buổi tập huấn thu hút được sự tham gia đầy
đủ của cả cán bộ và các thành viên, có cả hộ chưa tham gia Tổ trồng nhưng đã
quan tâm cũng tham gia.
RDSC hỗ trợ kinh phí cho đoàn tham quan, ngân sách cho tập huấn kỹ
thuật, ngoài ra còn giúp các thành viên trong Tổ trồng măng vay 70 % tiền
vốn mua giống. Tính đến cuối năm 2003, 15 tổ viên đã hoàn thành việc đào
hố và trồng được hơn 1000 gốc măng.
Sau hai năm hoạt động các tổ viên đã có măng tre thu hoạch từ tháng 3
đến tháng 10 hằng năm. Mỗi gốc măng trung bình cho từ 30 đến 40 kg măng, có
hộ đạt từ 50 - 60 kg măng/gốc. Măng được tiêu thụ ngay tại xã với giá thời điểm
đầu mùa từ 4.000 - 5.000 đồng/kg, vào lúc giữa vụ thì giá giảm còn 2.500 3.000đồng/kg. Như vậy nếu chỉ tính thu từ măng thì một năm thu được 7,5
tạ/sào măng, giá trung bình là 3.000 đồng/kg thì mức thu nhập đạt được

2.250.000 đồng/sào măng, cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác (Theo tính
toán của các hộ gia đình thì lãi từ trồng lúa tối đa 150.000 đồng/sào, còn lãi từ
trồng sắn chỉ khoảng 300.000 - 400.000 đồng/sào). Ngoài măng củ, các tổ viên
còn có thu nhập từ chiết cành. Mỗi gốc măng có thể chiết được 20 cành vào hai
thời điểm tháng 1, tháng 2 và tháng 7, tháng 8 hàng năm.
Trong quá trình tham gia trồng măng tre Bát Độ, trong 15 hộ thành viên
có 8 hộ nghèo nhưng sau 3 năm thực hiện trồng tre măng Bát Độ đã có 5 hộ
được công nhận thoát nghèo [17].
- Chương trình trồng tre măng Bát Độ tại Long Khánh (Đồng Nai)
Năm 2002, Sở NN & PTNT tỉnh Đồng Nai đã đưa cây tre Bát Độ về
trồng thử nghiệm để nhân giống nhằm nghiên cứu khả năng sinh măng của

16


cây tre Bát Độ và phương thức quản lý phù hợp để nâng cao năng suất
măng. Tháng 3/2003, Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai đã tiến hành trồng
thử nghiệm tre Bát Độ trên 3 vùng đất chủ yếu của Đồng Nai gồm: Đất đỏ
Bazan (ở huyện Long Khánh), đất xám (huyện Long Thành) và đất Ferralit
(huyện Vĩnh Cửu). Sau 3 năm theo dõi cho thấy khả năng sinh trưởng và
phát triển của loại tre này rất thích hợp trên vùng đất đỏ Bazan ở huyện
Long Khánh [13].
Từ hiệu quả tại mô hình trồng thí điểm của hộ ông Hồ Ngọc Tố, rất
nhiều người dân trong và ngoài tỉnh đã đến tham quan học tập về ứng dụng kỹ
thuật trồng tre Bát Độ. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai đến nay cũng
đã tổ chức được hàng chục lớp tập huấn về kỹ thuật trồng tre Bát Độ cho
nông dân ở các huyện trong tỉnh. Và hiện nay diện tích trồng tre Bát Độ ở
Đồng Nai cũng đang phát triển mạnh với khoảng 150 hecta [16].
Hộp 2.1 Mở rộng mô hình theo nhu cầu và nâng cao hiệu quả kinh tế
Ông Nguyễn Đình Phúc, Phó GĐ TTKN Đồng Nai cho biết: Việc nhân rộng

mô hình này phải theo nhu cầu của người dân và đặt hiệu quả kinh tế lên
hàng đầu. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai đã cung cấp hom miễn phí
cho nhu cầu nhân giống của tỉnh, đồng thời sẽ tổ chức nhân và cung ứng
giống cho các cá nhân và đơn vị trong tỉnh có nhu cầu. Để từ đó người dân
có thể trồng tre lấy măng cho thu hoạch, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời
sống cho nhân dân.
(Nguồn: )
- Chương trình tre măng Bát Độ tại huyện Vị Xuyên và Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
Bên cạnh những thành công đạt được từ chương trình trồng tre măng
Bát Độ như xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân cũng có
không ít địa phương đang phải đương đầu với những khó khăn do chính dự án
trồng tre măng Bát Độ mang lại. Một trong các địa phương đó là hai huyện
cùng núi thấp Vị Xuyên và Bắc Quang (tỉnh Hà Giang)

17


Con số 10 tỷ đồng là vốn đầu tư của “ba nhà”: Nhà doanh nghiệp, Nhà
nước và nhà nông cho thực hiện dự án tre măng Bát Độ tại hai huyện vùng núi
thấp Vị Xuyên và Bắc Quang (tỉnh Hà Giang). Sau hơn 5 năm thực hiện, dự án
đã không đem lại kết quả như mong muốn, không những thế dự án này còn làm
nghèo cho cả “ba nhà”. Đây là bài học kinh nghiệm rút ra cho cả “ba nhà”.
Dự án trồng tre măng Bát Độ tại hai huyện được thực hiện dựa trên
phương thức đầu tư: nhà doanh nghiệp bỏ vốn 60% (Công ty TNHH Vạn
Đạt), Nhà nước (UBND tỉnh Hà Giang) hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng cho
nông dân trồng tre lấy măng với thời hạn không quá 3 năm và người dân bỏ
đất, công sức để trồng, chăm sóc và thu hoạch. Trên cơ sở đó, Công ty TNHH
Vạn Đạt sẽ nhận thu mua bao tiêu toàn bộ sản phẩm măng tre Bát Độ và trừ
dần vốn ứng đầu tư ban đầu mà Công ty đã bỏ ra cho hộ trồng măng vay chủ
yếu là để dùng mua cây giống. Lợi nhuận còn lại người dân sẽ hưởng và trả

nợ dần vốn vay cho Nhà nước với thời hạn kéo dài 3 năm. Với một dự án đầy
tính khả thi đó nó đã tạo ra bước khởi động ban đầu đầy hào hứng cho người
dân trong chương trình. Năm 2002, cây tre măng Bát Độ đã được đưa vào
trồng tại địa bàn hai huyện trên và đến năm 2004 diện tích tre măng đã lên
đến gần 1.000 ha. Trong đó tại huyện Bắc Quang trồng được 520 ha, huyện
Vị Xuyên trồng được 480 ha, không như kỳ vọng ban đầu của dự án, sau hơn
5 năm triển khai, đến nay diện tích cây tre măng Bát Độ trong hai huyện đã
giảm xuống đáng kể so với diện tích thực trồng. Ở huyện Vị Xuyên chỉ còn
khoảng 150 ha (giảm 230 ha), huyện Bắc Quang còn gần 250 ha (giảm 270
ha). Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến giảm số diện tích trồng tre măng và dẫn
đến dự án phát triển tre măng Bát Độ thực hiện không như mong muốn?
Nguyên nhân sâu xa đó là việc đầu tư dàn trải, phân tán và triển khai dự
án tại hai huyện trên theo kiểu phong trào, việc đầu tư như trên đã dẫn đến
hậu quả là tại nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang và
Vị Xuyên đã phát triển trồng cây tre măng Bát Độ nhưng lại không bán được

18


sản phẩm. Ở những xã vùng sâu, vùng xa của hai huyện vào mùa mưa là mùa
thu hoạch măng nhưng đường giao thông đi lại rất khó khăn và luôn bị tắc do
đó mà măng thu hoạch không bán được hoạch để măng quá lứa thu hái.
Một nguyên nhân khác nữa là việc thu mua sản phẩm măng tre của
Công ty TNHH Vạn Đạt lại không ổn định, giá thu mua không hợp lý, nên
người trồng măng không muốn thu hái măng để bán... Ngay từ năm đầu khi
cây măng ra củ, các điểm thu mua măng củ tươi đã được Công ty TNHH Vạn
Đạt thông qua các đại lý thu mua được triển khai ở hầu hết tại các xã trồng
măng nhưng các đại lý này lại không có người trực tiếp của Công ty đứng ra
phân loại, định giá cho từng loại măng mà giao khoán cho những người của
đại lý tự phân loại, định giá măng. Chính vì việc thiếu quản lý trong khâu thu

mua đã dẫn đến việc các đại lý tự ý phân loại, ép giá đối với người nông dân
và sau đó họ lại bán lại cho Công ty với giá cao hơn rất nhiều.
Từ những nguyên nhân này, diện tích trồng tre măng Bát Độ tại các xã
vùng sâu, vùng xa của hai huyện đã giảm đi đáng kể và người dân đã tự ý chặt
bỏ cây tre măng Bát Độ để chuyển sang trồng các loại cây khác hiệu quả kinh
tế cao hơn.
Đi kèm với việc chặt bỏ cây tre măng Bát Độ, người dân ở đây còn nỗi
lo lấy đâu ra tiền để trả nợ vốn đầu tư ban đầu cho Công ty, trả nợ cho Ngân
hàng mà họ đã vay mà đã đến kỳ hạn trả cả gốc lẫn lãi. Vậy là dự án này đã
đã không đạt được hiệu quả nsếu xét về góc độ kinh tế. Theo số liệu báo cáo
của Công ty TNHH Vạn Đạt thì lợi nhuận thu hồi vốn của năm 2004 là 20
triệu đồng, năm 2005 là 40 triệu đồng và năm 2006 với những biện pháp khắc
phục thì số lợi nhuận thu được từ việc trồng tre măng Bát Độ cũng không
vượt quá 300 triệu đồng. Vậy cả 3 năm sau, khi có gần 1.000 ha cây tre măng
Bát Độ đã trồng cho củ, có sản phẩm bán ra mà lợi nhuận chỉ thu được gần
400 triệu đồng là con số qua ít so với gía trị đầu tư ban đầu. Nếu tính về giá trị
xã hội thì hàng ngàn người dân tham gia dự án đã lại nghèo thêm vì dự án,

19


chưa kể đến sự lãng phí của gần 1.000 ha đất, vốn, sức lao động, thời gian vật
chất... bỏ ra sau hơn 5 năm.
Đã đến lúc các nhà tham gia dự án tre măng Bát Độ tại đây cần ngồi lại
với nhau để cây tre măng Bát Độ có chỗ đứng ổn định và phát triển và sẽ là
cây xoá đói, giảm nghèo làm lợi cho cả “ba nhà”. Đã là quá muộn, nếu nhà
doanh nghiệp không xem xét đến quá trình đầu tư, đến vùng đầu tư (khoanh
vùng đầu tư trồng cây tre măng Bát Độ cho sản xuất và tiêu thụ được sản
phẩm thuận tiện). Trước mắt, công việc cần phải tiến hành là phương thức thu
mua, cùng với giá cả thu mua sản phẩm hợp lý sẽ khuyến khích được người

trồng, thu hái măng để bán và giữ lại được số diện tích cây tre măng đã trồng
hiện còn lại. Với Nhà nước, nhất là các cấp chính quyền tại các địa phương có
diện tích trồng tre măng cần tăng cường tuyên truyền, có các giải pháp cụ thể
để nguời dân giữ lại số diện tích tre măng đã trồng đồng thời hướng dẫn
người dân tập trung cho việc thâm canh, tăng năng suất lấy măng và tránh
tình trạng chặt tre măng tràn lan như hiện nay. Đối với người dân tại vùng
trồng tre măng cần có sự đối thoại trực tiếp với nhà doanh nghiệp, nhằm tìm
cách tháo gỡ để tạo ra lợi ít hài hoà cho tất cả các bên [19].
2.2.2.3 Đánh giá chung về phát triển trồng tre lấy măng ở Việt Nam
Tre lấy măng có xuất xứ từ các nước láng giềng là những loài
chuyên măng đã được tuyển chọn có năng suất và chất lượng măng cao,
sản phẩm măng đã được thị trường thế giới chấp nhận và hàng năm các
nước Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan đã xuất khẩu lượng lớn măng
sang Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước châu Âu, châu Mỹ…
Những loài tre được nhập vào nước ta đều có khả năng thích nghi
với các vùng sinh thái khác nhau. Hiện nay, măng tre Bát Độ và Điềm
Trúc rất được ưa chuộng vì măng to, ngon. Những vùng đất tơi xốp, ẩm
và thoát nước tốt rất phù hợp cho tre lấy măng phát triển tốt.
Việc phát triển trồng tre nhập nội lấy măng đang được nhiều

20


chương trình, dự án và địa phương tiến hành. Cho đến nay, hầu hết tre
được trồng theo hộ gia đình với diện tích nhỏ, rải rác. Bước đầu lợi
nhuận do tre mang lại cho nhiều đơn vị, cá nhân thông qua việc bán
giống. Diện tích trồng rải rác, manh mún rất khó có thể tạo thành vùng
nguyên liệu cho việc sản xuất măng sau này. Hầu hết các hộ trồng tre rất
quan tâm đến đầu ra cho cây măng trong thời gian tới.
Nhiều địa phương đã và đang có dự kiến xây dựng nhà máy chế biến

măng và quy hoạch vùng trồng với diện tích lớn để phục vụ cho công nghiệp
chế biến lâm sản xuất khẩu. Các nhà máy được xây dựng là cơ sở để bảo đảm
cho việc kinh doanh và phát triển trồng tre lấy măng tại Việt Nam.
2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ về phát triển trồng tre lấy
măng, sau đây tôi xin giới thiệu một số tài liệu có liên quan đến phát triển
trồng tre lấy măng:
1. Lê Thị Thu Hương (2008), “Vai trò của liên kết “bốn Nhà” đến mô hình
trồng tre măng Bát Độ tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”, Luận văn tốt nghiệp
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Đề tài nghiên cứu về vai trò mối liên kết bốn nhà (Nhà nước, nhà Nông,
nhà Doanh nghiệp, Nhà khoa học) trong mô hình tre măng Bát Độ trên địa
bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Về cơ bản, đề tài đã nêu lên được thực
trạng mối liên kết “bốn nhà” trong mô hình trồng tre măng Bát Độ, vai trò của
Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà Doanh nghiệp và Nhà nông trong liên kết; nêu
lên thực trạng sản xuất măng dưới tác động của liên kết, đánh giá được các
kết quả đã đạt được, các tồn tại và nguyên nhân chủ yếu của các tồn tại trong
sản xuất tre măng Bát Độ tại huyện Trấn Yên; đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện và nhân rộng mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuất tre măng Bát
Độ tại huyện Trấn yên, tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên đề tài chưa nêu ra được đối
tượng hưởng lợi, phương thức tổ chức triển khai, tình hình đầu tư, chế biến,

21


tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả của chương trình tre măng Bát Độ đến kinh tế, xã
hội và môi trường cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của
chương trình, trên cơ sở đó tôi tiến hành tìm hiểu về tình hình thực hiện
chương trình tre măng Bát Độ tại xã Kiên Thành để có cái nhìn tổng quát về
chương trình tre măng Bát Độ cũng như thành quả mà chương trình mang lại

đối với cộng đồng.
2. Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk, (2007), “Kỹ thuật trồng xen ngô
lai vụ 1 và đậu đen vụ 2 trong ruộng tre lấy măng”, Dự án Phát triển nông
thôn Đắk Lắk.
Tài liệu này giới thiệu về kỹ thuật trồng xen các cây ngắn ngày trong
vườn tre lấy măng trồng mới nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đất và
có thu nhập trên ruộng tre trồng lấy măng trong những năm đầu khi chưa cho
thu hoạch. Tài liệu đã giới thiệu cho bà con cách chọn giống cây trồng xen
thích hợp, hướng dẫn làm đất, bón phân, cách thiết kế hố trồng tre, thiết kế
băng cây chống xói mòn, thiết kế vị trí cây trồng xen, kỹ thuật gieo trồng và
cách chăm sóc cây trồng xen và cây tre, cách thu hoạch và chặt tỉa tre măng
để đạt được hiệu quả tốt nhất cho cả cây tre trồng lấy măng và cây trồng xen
như ngô, đậu đen. Tài liệu này chỉ dừng lại ở việc cung cấp các hướng dẫn kỹ
thuật để trồng xen trong ruộng tre lấy măng khi tre chưa cho sản phẩm mà
không nghiên cứu được hiệu quả do trồng xen canh giữa tre lấy măng và các
cây trồng khác cũng như trồng tre lấy măng mang lại.

22


3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Kiên Thành, huyện Trấn
Yên, tỉnh Yên Bái
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
Kiên Thành là xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Trấn Yên, cách trung
tâm huyện Trấn Yên 15 km, cách thành phố Yên Bái 30 km.
- Phía Bắc giáp với xã Hoàng Thắng của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp xã Mỏ Vàng và Viễn Sơn của huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái

- Phía Đông và phía Nam giáp xã Quy Mông, xã Y Can và xã Lương
Thịnh huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- Phía Tây Nam giáp xã Hồng Ca huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Địa hình Kiên Thành được kiến tạo bởi dãy núi Phú Luông phía hữu
ngạn và dãy Con Voi phía tả ngạn sông Hồng. Hai dãy núi đều chạy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam, núi cao nhất có độ cao 920 m, thấp nhất là 200
m so với mặt nước biển.
3.1.1.2 Thổ nhưỡng đất đai
Kiên Thành có diện tích tự nhiên 8.664,64 hecta. Theo tài liệu điều tra
thổ nhưỡng tỉnh Yên Bái xây dựng năm 1993, Kiên Thành nằm trong vùng
đất Feralit đỏ vàng trên đá biến chất, đất đỏ vàng trên đá trần tích Neozen.
Các loại đất này có thành phần cơ giới nhẹ tầng dầy trên 50 cm có nhiều mùn,
ẩm và tơi xốp, đô dốc bình quận từ 12 - 200.
3.1.1.3 Khí hậu, thủy văn
Kiên Thành nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều,

23


nhiệt độ trung bình qua các tháng trong năm từ 23,1 0C - 23,90C, nhiệt độ cao
nhất từ 300C - 360C và thấp nhất từ 3 0C - 80C. Giờ nắng các tháng trong năm
từ 1.199 - 1.338 giờ. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 - 2.054,6 mm,
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thời tiết nóng ẩm, độ ẩm trung bình năm là
84 - 87%. Mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau thường chịu
ảnh hưởng của gió mùa đông bắc khô hanh.
Xã có nhiều khe suối có nước chảy quanh năm, có 3 con suối lớn là
ngòi Rào Con, Rào Cái chiều dài trên 10 km, suối Gùa có chiều dài 18 km
chảy qua xã.
3.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên rừng: Kiên Thành có nguồn tài nguyên rừng giàu về cả số

lượng và chất lượng. Tổng diện tích rừng Kiên Thành đang có là 6.510 hecta,
độ che phủ rừng đang ở mức 75 %.
Tài nguyên khoáng sản có mỏ sắt, mỏ đá thạch anh, hàm lượng trên 60% .
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Hiện trạng sử dụng đất
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong sản
xuất nông nghiệp. Vai trò của đất đai càng trở nên quan trọng hơn đối với
những địa phương mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu như xã Kiên
Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Vấn đề sử dụng đất đai có ý nghĩa
rất lớn trong vấn đề phát triển kinh tế của xã. Tình hình sử dụng đất đai
của xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái qua 3 năm từ 2007 đến
2009 thể hiện ở bảng sau:

24


Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Kiên Thành qua 3 năm 2007, 2008 và 2009
2007
TT

I
1
1.1

1.2
2
2.1
2.2
3
II

1
2
3
4
III

2008

2009

So sánh (%)

Tổng diện tích tự nhiên

8664,64

Đất nông lâm nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
- Đất trồng lúa
- Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Đất sông suối, mặt nước chuyên
dùng
Đất chưa sử dụng

8351,39
390,1
198,96
102,74
96,22
191,14
7959,24
2993,74
4965,50
2,05
94,71
18,38
27,41
1,16


cấu
(%)
100,0
0
96,38
4,50
2,30
1,19
1,11
2,21

91,86
34,55
57,31
0,02
1,09
0,21
0,01
0,01

47,76

0,55

48,19

0,56

48,19

0,56

100,90

100,00

100,45

218,54

2,52


215,09

2,48

215,09

2,48

98,42

100

99,21

Chỉ tiêu

Số lượng
(ha)

Số lượng
(ha)

Cơ cấu
(%)

Số lượng
(ha)

Cơ cấu

(%)

2008/2007

2009/2008

8667,02

100,00

8667,02

100,00

100,03

100,00

100,01

8354,81
394,33
203,19
110,43
92,76
191,14
7958,43
2992,93
4965,50
2,05

97,12
19,19
28,58
1,16

96,40
4,55
2,34
1,27
1,07
2,21
91,82
34,53
57,29
0,02
1,12
0,22
0,33
0,01

8354,97
394,27
203,09
109,49
93,60
191,18
7957,70
3481,71
4476,00
2,99

96,96
19,67
27,94
1,16

96,40
4,55
51,51
1,26
1,08
2,21
91,82
40,17
51,64
0,03
1,12
0.23
0,32
0,01

100,04
101,08
102,13
107,48
96,40
100,00
99,99
99,97
100,00
100,00

102,54
104.41
104,27
100,00

100,00
99,98
100,00
99,15
100,91
100,00
99,99
116,33
90,14
145,85
99,84
102.50
97,76
100,00

100,02
100,53
101,06
103,32
98,65
100,00
99,99
108,15
95,07
122,93

101,19
103.45
101,01
100,00

(Nguồn: Số liệu của Ban Địa chính xã Kiên Thành, 2010)

25

BQ


×