Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Hình tượng người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.41 KB, 31 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 2
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 2
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
6. Cấu trúc đề tài ................................................................................................ 4
NỘI DUNG ............................................................................................................. 6
Chương 1: Cơ sở lí luận ....................................................................................... 6
1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Xuân Hương ......................... 6
1.1. Cuộc đời đầy sóng gió trong những chuyển mình của thời đại .............. 6
1.2. Sự nghiệp sáng tác .................................................................................... 8
2. Hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại .................................... 9
2.1. Khái niệm hình tượng và hình tượng trong văn học ................................ 9
2.2. Hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại ................................ 10
Chương 2: Hình tượng người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương ........ 11
1. Phụ nữ trong thơ Xuân Hương
với những vẻ đẹp muôn đời của tạo hóa ............................... 11
1.1. Vẻ đẹp hình thể ...................................................................................... 11
1.2. Vẻ đẹp tâm hồn ...................................................................................... 14
1.3. Vẻ đẹp trí tuệ .......................................................................................... 16
2. Xuân Hương và nỗi niềm của những kiếp hồng nhan ............................. 21
2.1. Người phụ nữ với số phận nhỏ bé, bất hạnh .......................................... 21
2.2. Người phụ nữ với nỗi đau trong đường tình duyên ............................... 24
2.3. Tiếng nói phê phán, đã kích giai cấp phong kiến thống trị .................... 25
3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương ........ 27
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 31




2

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Vứt kimono sang bên
Em ngồi xuống lòng thuyền
Chống sào tôi rời bến”
Không phải ngẫu nhiên mà những câu thơ tươi tắn, táo bạo ấy của thi sĩ huyền
thoại người Nhật bản – Rubokoso lại được người Việt Nam đời nay gọi với cái tên trìu
mến: “Hồ Xuân Hương của Nhật Bản”.
Sánh vai cùng những đấng mày râu như Nguyễn Du, Cao Bá Quát…, tên tuổi Hồ
Xuân Hương nghiễm nhiên chiếm một chỗ đứng ngang tàng trong nền văn học. Người
ta nhắc đến Xuân Hương trong nhiều cảm nhận khác nhau nhưng nhắc đến một nhà
thơ nữ viết về phụ nữ, trước hết phải kể đến Xuân Hương. Xuân Hương là nhà thơ đầu
tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói chung của những
người phụ nữ. Những tiếng nói ấy không chỉ là sự tự ý thức cao độ về bản thân mà còn
là “những tiếng than và tiếng thét, những tiếng căm hờn và những lời châm biếm sâu
cay”.
Thơ Xuân Hương đã làm cho đời sống văn học trở nên sôi nổi, với hàng trăm bài
viết, hàng trăm ý kiến khác nhau về thơ bà. Có người khen, kẻ chê nhưng những giá trị
bất diệt trong thơ bà vẫn sẽ còn mãi với thời gian.
Trên cơ sở tiếp thu những công trình của các nhà nghiên cứu, phê bình, và các tài
liệu có liên quan, đề tài: “Hình tượng người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương”
của chúng tôi mong muốn đóng góp thêm một tiếng nói bên cạnh những công trình
nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp thơ Xuân Hương cũng như đóng góp một tiếng nói
về hình ảnh người phụ nữ trong nền văn học trung đại Việt Nam qua cái nhìn của nhà
thơ được mệnh danh là “thi trung hữu quỷ” này.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Có thể khẳng định lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hương là lịch sử nỗi ám ảnh chưa
bao giờ đứt đoạn. Đây là một chuỗi những bí ẩn và gây nhiều tranh luận trong giới


3

nghiên cứu. Hồ Xuân Hương với một tài thơ độc đáo đã trở thành một trung tâm thu
hút biết bao nhiêu thế hệ nhà nghiên cứu và độc giả yêu quý thơ bà vào cuộc tìm kiếm,
nhưng cho đến nay đề tài về Hồ Xuân Hương vẫn mãi là một vấn đề mang tính thời sự
văn học nóng bỏng là đề tài không bao giờ nhàm chán. Qua các công trình nghiên cứu
về thơ Hồ Xuân Hương từ trước đến nay, chúng ta thấy, việc đánh giá về thơ Hồ Xuân
Hương diễn ra rất phức tạp và đã có rất nhiều ý kiến khác nhau thậm chí đối lập nhau,
chẳng hạn như:
Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu, đầu những năm 20 của thế kỉ XX phê bình: “Thơ
Hồ Xuân Hương thật tinh quái, những câu thơ hay đọc lên đến ghê người”. Trương
Tửu thấy trong thơ bà có tục và dâm và ông gọi Xuân Hương là “thiên tài hiếu
dâm” …và còn nhiều ý kiến khác nữa.
Bàn về vấn đề hình tượng người phụ nữ trong thơ bà cũng đã có nhiều công trình
nghiên cứu như cuốn “Văn học Việt Nam” (giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế
kỉ XIX) của tác giả Nguyễn Lộc (Nxb GD, 2001). Hay cuốn “Hồ Xuân Hương về tác
gia và tác phẩm” (NXB Giáo dục, 2007); cuốn “Thơ Hồ Xuân Hương” của Phạm
Uyên (Nxb Đồng Nai, 2004). Hay cuốn “Thơ và đời” của Lữ Huy Nguyên… Nói
chung tất cả các cuốn trên đều có đề cập đến cuộc đời cũng như sự nghiệp văn chương
của Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đề cập cụ thể đến vấn
đề “Hình tượng phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương” một cách hệ thống và toàn
diện mà chỉ đề cập đến một khía cạnh, chỉ một mặt nhỏ trong công trình nghiên cứu
của họ.
Với đề tài “Hình tượng phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương”, hi vọng vấn đề
trên sẽ được giải quyết triệt để và toàn diện hơn.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thông qua việc tìm hiểu nội dung và bước đầu nghiên cứu Hình tượng người phụ
nữ trong thơ Nôm Xuân Hương, bài viết đưa ra những suy nghĩ về thơ và đời của Xuân
Hương, đặc biệt góp thêm cái nhìn, sự đồng cảm với người phụ nữ trong xã hội phong
kiến xưa.
Cùng với những bài nghiên cứu của những người đi trước, đề tài sẽ góp thêm ý
kiến nhỏ trong việc nghiên cứu hiện tượng độc đáo Hồ Xuân Hương, làm phong phú


4

những hiểu biết về cuộc đời – thơ văn Hồ Xuân Hương để vận dụng trong quá trình
học tập, giảng dạy trong nhà trường.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Đối tượng nghiên cứu: “Hình tượng người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân
Hương”.

-

Phạm vi nghiên cứu: Ở bài nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu được giới hạn
ở hình tượng người phụ nữ trong các sáng tác thơ Nôm được cho là của Hồ
Xuân Hương.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
-

Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích, tổng hợp những suy nghĩ, hành

động, cá tính nhân vật để làm nổi bật lên hình tượng một người thiếu nữ trong
tình yêu.

-

Phương pháp so sánh – đối chiếu so sánh các sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương
với các sáng tác thơ của các nhà thơ cùng thời với bà, qua đó làm nổi bật những
nét độc đáo của hình tượng người phụ nữ trong thơ "bà chúa thơ nôm" - Hồ
Xuân Hương.

-

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp so sánh đó chúng tôi kết hợp vận dụng một số
kiến thức lí luận văn học, thi pháp học, mĩ học, đồng thời với quá trình tổng
hợp, khái quát để tìm thấy ở tư tưởng Hồ Xuân Hương những giá trị nhân văn
cao cả.

6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Cấu trúc của bài nghiên cứu này gồm ba phần, bao gồm:
Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung được chia làm hai
chương chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận
1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Xuân Hương
1.1.

Cuộc đời đầy sóng gió trong những chuyển mình của thời đại

1.2.

Sự nghiệp sáng tác


2. Hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại


5

2.1.

Khái niệm hình tượng và hình tượng trong văn học

2.2.

Hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại

Chương 2: Hình tượng người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương
1. Phụ nữ trong thơ Xuân Hương với những vẻ đẹp muôn đời của tạo hóa
1.1.

Vẻ đẹp hình thể

1.2.

Vẻ đẹp tâm hồn

1.3.

Vẻ đẹp trí tuệ

2. Xuân Hương và nỗi niềm của những kiếp hồng nhan
2.1.


Người phụ nữ với số phận nhỏ bé, bất hạnh

2.2.

Người phụ nữ với nỗi đau trong đường tình duyên

2.3.

Tiếng nói phê phán, đã kích giai cấp phong kiến thống trị

3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Xuân Hương
1.1. Cuộc đời đầy sóng gió trong những chuyển mình của thời đại
1.1.1. Thời đại
Chế độ phong kiến Việt Nam, sau khi đạt đến chỗ cực thịnh vào thế kỉ XV, nhất là
với triều đại Lê Thánh Tông, thì bắt đầu xuống dốc. Theo đó, ý thức hệ Nho giáo cũng
bắt đầu rạn nứt. Hàng loạt nho sĩ ra sức vứt bỏ khí tiết “Trung thần bất sự nhị quân”
(Tôi trung không thờ hai vua). Nội bộ lục đục triền miên, ra sức áp bức, bóc lột, đè nén
nhân dân. Và tất yếu, giai cấp phong kiến đã đi ngược lại với quyền lợi của nhân dân,
thi nhau đẻ ra đủ thứ pháp trị với lễ nghi.
Từ thế kỉ XVIII, sự khủng hoảng của toàn bộ chế độ phong kiến đã hằn những vệt
đen dài trên trang sử. Lịch sử Việt Nam có lẽ không có thời nào tồi tệ cho bằng những

năm cuối đời Lê. Đàng ngoài thì kết bè kéo đảng, tranh giành quyền lực. Đàng trong
chúa Nguyễn lăm le ra đánh phá, quấy nhiễu. Quan lại chỉ còn biết lấy nịnh hót, luồn
cúi làm lẽ sống. Tất cả chỉ còn là bộ mặt giả nhân giả nghĩa của Tống Nho. Nhân dân
sống trong cảnh loạn ly, các giá trị đạo đức bị băng hoại. Bao nhiêu nghĩa quân thần,
tình gia quyến, bao nhiêu ước thúc luân lý…bị lật nhào. Bởi thế bao nhiêu cặn bã xã
hội đều nổi trên mặt. Những bậc già cả, những vị có học nhìn thời cuộc đâm chán nản,
trái lại những kẻ cơ hội thoả mãn những mưu đồ vô đạo, bất chính.
Trong thời đại mục nát như vậy, thân phận con người trở nên mong manh nhỏ bé.
Và thân phận người phụ nữ thì lại càng bị vùi dập, bị đẩy xuống chốn bùn sâu. Người
phụ nữ sinh ra đã mang lấy cái gông trên cổ với đủ thứ “tam cương, ngũ thường”
nghiệt ngã. Ngày trước Khổng Tử dạy rằng: “Đức hạnh làm đẹp con người” còn thời
nay người ta quan niệm: “…chết đói là việc cực nhỏ, thất tiết mới là việc lớn” (Lỗ
Tấn).
1.1.2. Cuộc đời
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ kỳ tài, điều đó có lẽ không cần phải bàn cãi gì nhiều.
Nhưng xét đến tiểu sử của bà thì thật là mờ mịt. Xung quanh vấn đề này còn rất nhiều


7

giả thuyết khác nhau. Căn cứ vào những nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tiến trong cuốn
“Giai nhân di mặc” (1915), Song An trong bài “Thân thế và văn chương cô Hồ Xuân
Hương” (in trên báo Đông Tây số 12/1929), Dương Quảng Hàm trong “Việt văn giáo
khoa thư” (1940) đều thống nhất ở một số điểm sau:
Hồ Xuân Hương là người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, sống
khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Họ Hồ ở Quỳnh Lưu là một họ nổi tiếng,
từng có nhiều người đỗ đạt cao và làm quan to. Xuân Hương sinh ra ở đâu, năm nào
chưa rõ. Chỉ truyền ngôn là gia đình một thời sống ở Thăng Long, lúc ở phường Khán
Xuân, lúc ở thôn Tiên Thị, và tuổi trưởng thành, Xuân Hương lại dựng một ngôi nhà
bên hồ Tây đặt tên là Cổ Nguyệt Đường, bạn bè thường lui tới nhiều ở ngôi nhà này.

Đường chồng con của Xuân Hương cũng nhiều lận đận. Hồ Xuân Hương đã từng làm
lẽ một cai tổng (Tổng Cóc) và một tri phủ (Vĩnh Tường). Bà còn là bạn thơ của Chiêu
Hổ (tức Phạm Đình Hổ?). Như vậy Hồ Xuân Hương sống khoảng cuối thế kỷ XVIII
đầu thế kỷ XIX.
Nhưng đến năm 1957, trên Tạp chí văn học, Hồ Tuấn Niêm căn cứ vào sáu bộ
gia phả của các chi họ Hồ ở Nghệ An rút ra một thông tin cực kỳ hấp dẫn: Xuân
Hương là người cùng một họ và bằng vai với Quang Trung – Nguyễn Huệ. Với việc
công bố tài liệu này, gốc gác Xuân Hương xem ra sáng tỏ hơn. Rồi đến năm 1963, trên
Tạp chí Văn học số 4 – 1963, Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ chữ Hán với nhan
đề “Lưu hương ký” mà tên tác giả lại cũng là Hồ Xuân Hương. Tập thơ này còn cho
biết Hồ Xuân Hương còn lại bạn tình của tác giả Truyện Kiều. Nhưng sách này lại cho
hay rằng Hồ Xuân Hương là em gái ruột của Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống (1739 – 1785)
tức con gái Hồ Sĩ Danh. Vấn đề thành ra rắc rối!
Càng rắc rối thêm là tới năm 1974, một tài liệu mới được công bố nêu thêm một
nghi vấn về lai lịch của bậc tài tử này: Trên Tạp chí Văn học số 3/1974 có đăng bản
dịch Xuân Hương đàm thoại của Tam nguyên Trần Bích San (1840 – 1878) một danh
nhân của Nam Định. Bài này cho biết vào năm Tự Đức 22 (1870) một nhóm văn nhân
họp bạn cuối năm. Một người đến chậm, cáo lỗi vì phải đi dự đám tang của “tài nữ quê
Nghệ An, hiệu là Cổ Nguyệt Đường, nàng ở Từ Sơn, mộ mai táng bên núi Nguyệt
Hằng”. Như vậy, có một Hồ Xuân Hương mất vào năm 1870 và mộ bên núi Nguyệt


8

Hằng tức núi Chè, nay thuộc huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh. Bà cũng là người Nghệ An,
cũng là tài nữ có kiếp sống long đong. Lại cũng nhắc đến một bài thơ của hoàng tử
Tùng Thiện Vương: theo bài thơ này thì có một Hồ Xuân Hương mà phần mộ ngay ở
Hà Nội và nàng mất trước 1842 là năm Tùng Thiện Vương ra thăm Hà Nội.
Vậy ai là Xuân Hương Bà chúa thơ Nôm? Vấn đề đang treo ở đấy thì đến năm
1985, ông Hoàng Xuân Hãn Trên tạp chí Khoa học xã hội in ở Pháp, với nhiều thư

tịch, tư liệu mới tìm ra đã chứng minh rằng Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ Nôm và Hồ
Xuân Hương - tác giả “Lưu hương ký” cùng với Hồ Xuân Hương có phần mộ ở Hà
Nội chỉ là một người. Ông còn cho biết rằng khoảng năm 1818 Hồ Xuân Hương đang
làm vợ lẽ của viên quan tham hiệp trấn Yên Quảng (nay là tỉnh Quảng Ninh), tên là
Trần Phúc Hiển. Năm 1819, Phúc Hiển bị triều đình khép án tử hình.
Như vậy tiểu sử của Xuân Hương vẫn còn phải nghiên cứu thêm. Nhưng một điều
thường được thừa nhận là Xuân Hương đã từng lãng du nhiều nơi. Dấu chân bà in dấu
lên tận Tuyên Quang, vào tới Thanh Hóa, ra đến An Quảng, sang cả Ninh Bình và cả
Vĩnh Yên, Sơn Tây, Hà Đông. Xuân Hương lãng du vào thời gian nào khó mà xác
định nhưng bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình là chỗ từng trải của bà.
Người ta không hề chào đón một Xuân Hương nhưng nàng đã đến trong cái xã hội
ấy, đến với một trái tim và một khối óc tuyệt vời, với đôi mắt tinh đời và đặc biệt là
với tất cả mọi giác quan còn nguyên vẻ tinh khôi. Cả cuộc đời nàng không có lấy một
ngày hạnh phúc, chưa bao giờ thấy nàng cười, nàng có cười vả chăng chỉ là cái cười
mỉa mai, chua xót. Sinh vào cái thời xã hội rối loạn, nhố nhăng, phải giãy giụa trong
đống tro tàn, làm con một người thiếp, sống cuộc đời làm kiếp vợ lẽ; ta hiểu vì sao
hình ảnh người phụ nữ và tiếng nói của nữ quyền lại in dấu đậm nét trong thơ bà.
1.2. Sự nghiệp sáng tác
Hồ Xuân Hương được coi là “nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn
học dân tộc”. Sáng tác thơ Nôm của Xuân Hương chắc chắn đã thất lạc đi nhiều, thơ
Hồ Xuân Hương còn lại đến nay đều do người đời sau ghi chép, không một tài liệu nào
có thể tin cậy hoàn toàn.
Thơ Xuân Hương cũng phức tạp như chính cuộc đời bà.Có thể tạm chia sáng tác
của Xuân Hương thành hai mảng: mảng thơ Nôm theo truyền tụng và “Lưu hương kí”.


9

Thơ Nôm truyền tụng được ghi lại và xuất bản lần đầu tiên với nhan đề “Xuân Hương
thi tập” năm 1913. Từ đó, thơ Hồ Xuân Hương được ghi chép nhiều. Số bài thơ còn lại

cho đến nay chủ yếu nhờ vào sự lưu truyền, bảo vệ của nhân dân nên có nhiều dị bản.
Hiện tượng dân gian hóa là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng không
thống nhất trong nội dung thơ cũng như vấn đề đâu là tác phẩm của Xuân Hương vẫn
còn nhiều nghi vấn. Theo Lê Trí Viễn trong cuốn “Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương”, “tính
những bài được nhiều người, nhiều sách công nhận là của Xuân Hương thì có khoảng
40 bài”, tiêu biểu như: “Mời trầu”, “Dở dang”, “Lấy chồng chung”, “Sư hổ mang”,
“Đèo Ba Dội”, “Quả mít”, “Vịnh cái quạt”, “Thiếu nữ ngủ ngày”,… Hiện nay những
thắc mắc về việc “Lưu hương kí” liệu có phải là tác phẩm của Hồ Xuân Hương vẫn
còn là câu hỏi lớn của giới nghiên cứu văn học. “Lưu hương kí” do ông Trần Thanh
Mại phát hiện vào năm 1964, gom lại được 31 bài thơ và văn chữ Hán, 28 bài thơ chữ
Nôm, gồm các thể 5 chữ, 7 chữ, ca, từ, phú. Đây là tập thơ có nội dung tình yêu gia
đình, đất nước, viết về tâm sự và những mối tình của mình với những người bạn trai.
Ðọc kĩ người ta thấy có một khoảng cách khá xa giữa tập thơ Nôm của Xuân Hương
và “Lưu Hương ký”, chủ yếu là về phong cách biểu hiện. Vì lí do trên, để bảo đảm tính
khoa học, các nhà nghiên cứu chủ yếu chỉ dừng lại ở tập thơ Nôm còn “Lưu hương ký”
được coi là một tập thơ để tham khảo.
Năm 1962, ông Trần Văn Giáp đã công bố 5 bài thơ chữ Hán của nữ sĩ trên báo
Văn nghệ viết về vịnh Hạ Long. Đến năm 1983, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã dịch và
đặt tên cho 5 bài thơ này (bao gồm: “Độ Hoa Phong”, “Hải ốc trù”, “Nhãn phóng
thanh”, “Trạo ca thanh”, “Thuỷ vân hương”) và công bố trong bài Hồ Xuân Hương
với vịnh Hạ Long, đăng trên tập san Khoa học xã hội, tại Paris năm 1984.
Tuy còn nhiều khúc mắc nhưng cũng có thể thấy “Sự nghiệp của Hồ Xuân Hương
là ngọn hải đăng” như lời đề tựa thứ hai của “Tuyển tập Hồ Xuân Hương” bằng tiếng
Pháp.
2. Hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại
2.1. Khái niệm hình tượng và hình tượng trong văn học
“Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới
hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm



10

tính” [17; tr. 334]. Hình tượng là phương thức để văn học tái hiện và phản ánh đời
sống. Trong văn học, hình tượng nhân vật phải có sức tập trung khái quát cao. Nhân
vật ấy phải có những nét chung nhất của tầng lớp, giai cấp... mà mình đại diện trong
bối cảnh xã hội điển hình của một vùng, một nơi vào một thời điểm lịch sử nhất định.
2.2. Hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại
Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, cùng với sự xuất hiện của
trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, lần đầu tiên hình ảnh người phụ nữ được đề cập đến một
cách phổ biến trong nhiều tác phẩm. Đặng Trần Côn có người chinh phụ trong “Chinh
phụ ngâm”, Nguyễn Gia Thiều có người cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc”,
Nguyễn Du có Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” và nhiều cô gái khác như Dao Tiên,
Quỳnh Thư, Trần Kiều Liên,… của tác giả những truyện Nôm “Hoa tiên”, “Sơ kính
tân trang”, “Phan Trần”. Đây có lẽ là một bước phát triển mới, táo bạo trong thời đại
còn bị chi phối nặng nề bởi Tống Nho. Tuy nhiên không khó để nhận thấy rằng những
nhân vật phụ nữ này đều xuất thân từ tầng lớp quý phái. Đó là những bà mệnh phụ cao
quý trong “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khú”c. Cả những cô gái trong truyện
Nôm bác học đều bước ra từ trướng gấm. Người đầu tiên và có thể là duy nhất đưa vào
văn học giai đoạn này không phải cô gái quý tộc, mà đích thực là cô gái bình dân, bình
dân từ cốt cách cho tới hình hài là Hồ Xuân Hương.
Hồ Xuân Hương đề cao những người phụ nữ ấy, và nhà thơ nhìn đời cũng bằng
con mắt của những người phụ nữ ấy.


11

CHƯƠNG 2
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG
1. Phụ nữ trong thơ Xuân Hương với những vẻ đẹp muôn đời của tạo hóa
1.1. Vẻ đẹp hình thể

Hồ Xuân Hương là nhà thơ của tuổi trẻ, nhà thơ của bản năng, của giác quan nhạy
bén, của sức sống vươn lên, đầy tin tưởng. Tư tưởng chủ đạo của thơ Hồ Xuân Hương
– điều mà bấy lâu nay người ta tranh luận nhiều – là triết lí tự nhiên, triết lí xuất hiện
đậm đặc trong văn học dân gian. Một phần không nhỏ ca dao tục ngữ của ta là tiếng
nói bồng bột, sôi nổi của bản năng, đòi hỏi quyền sống của phụ nữ, chống lại sự áp
bức của xã hội; nhiều bài dân ca ca ngợi đời sống vui trẻ, tự do, chống lại đạo đức tam
tòng.
Hồ Xuân Hương, một nhà thơ có một không hai của phụ nữ Việt Nam, tiếp tục
truyền thống đấu tranh của văn học dân gian, đã là người lên tiếng mạnh mẽ nhất bảo
vệ quyền tự do của người phụ nữ. Không phải thơ Hồ Xuân Hương chỉ là tiếng nói
cách mạng của người phụ nữ. Không phải thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói hùng tráng
và đầu tiên đòi quyền dân chủ. Thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu là bản trường ca ca ngợi
cuộc đời vui tươi, khỏe mạnh chan hòa sức sống, chứa chan tình yêu đời nồng thắm.
Khi nói về thiên nhiên, Xuân Hương thu lại những đường nét, màu sắc của non sông.
Với cuộc sống, Xuân Hương lại làm dậy lên muôn nghìn hình thái, chính là màu sắc,
âm thanh rộn rã, chính là nhan sắc mặn mà, mơn mởn của người thiếu nữ:
“Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình
Chị cũng xinh mà em cũng xinh”
(Tranh tố nữ)
Những cô gái của Xuân Hương không phải là cô gái yểu điệu kín cổng cao tường,
sống trong lầu son gác tía mà là những bông hoa ngát hương đồng nội. Họ là những cô
gái thắt đáy lưng ong, yếm thắm hoa tiên, tóc bỏ đuôi gà đi dự hội xuân hay đi làm, đi
chợ. Họ là những cô gái của cuộc sống. Họ sống hồn nhiên và tinh nghịch. Họ táo tợn
trêu ghẹo cả những anh trai, gọi là mình, là chồng, là anh trai làm cho họ phải đỏ mặt
tía tai. Và cũng mê chơi đến quá giấc nồng:


12

“Mùa hè hây hẩy gió nồm đông,

Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng”.
(Thiếu nữ ngủ ngày)
“Thế giới quan, nhân sinh quan của Xuân Hương là một nhỡn quan nõn nường,
bất cứ cái gì, bất kể lúc nào và ở đâu, vẫn vang ngân lên chỉ nõn nường” [10; tr. 170172]. Cái nõn nường ấy là cái tươi non của tuổi trẻ:
“Đôi lứa như in tờ giấy trắng
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh”
Cái nõn nường ấy là hình ảnh của những cuộc vui ngày hội, của những sinh hoạt
lành mạnh tươi vui:
“Bốn cột khen ai khéo khéo trồng
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng”
(Đánh đu)
Và có khi nó táo tợn hiện lên thành hình, thành khối:
“Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm
Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông”
(Thiếu nữ ngủ ngày)
Đây là sự trinh trắng ngây thơ, là sự hồn nhiên trọn vẹn. Cách miêu tả của nhà thơ
không có một chút bỡn cợt, trái lại thể hiện một thái độ hết sức nâng niu, trân trọng.
Phụ nữ được người đời nay tôn vinh là “Phái đẹp”. Cái danh từ “Phái đẹp” ấy tất
có nguyên do của nó nhưng trước tiên, quan trọng hơn là thấy được ý nghĩa của việc
miêu tả này. Xét cho cùng văn chương thời xưa cũng chẳng mấy ai dám táo tợn như
Xuân Hương, mang cả cái thân thể con người ta vào thơ ca. Cái mà ta thấy được trong
tư tưởng Hồ Xuân Hương khi miêu tả vẻ đẹp hình thể con người, mà lại là người phụ
nữ dân dã, đó là lòng quý trọng, yêu thương con người, đề cao tự nhiên. Câu tục ngữ
cổ mà Marx rất thích: “Cái gì thuộc về con người đối với tôi đều quý” thật hết sức phù
hợp với quan niệm của Xuân Hương. Táo bạo như Nguyễn Du mà khi miêu tả cảnh
Thúy Kiều tắm cũng còn đầy kiểu cách:



13

“Buồng the phải buổi thong dong
Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên”
Xuân Hương không kiểu cách như vậy, bà không bày biện chi mà sẵn lòng ca ngợi
cái cơ thể đẹp của người phụ nữ ngay giữa “mùa hè hây hẩy gió nồm đông”. Xã hội
phong kiến coi cơ thể người phụ nữ là nguồn gốc của tội lỗi, là tai họa của con người.
Cái thứ đạo đức ỉ eo đó nhan nhản truyền ra từ cung vua phủ chúa – nơi có hàng ngàn
cung tần mĩ nữ, ra tới dân gian, tới Xuân Hương bỗng trở nên vô giá trị. Một người
yêu đời ham sống làm sao có thể chấp nhận những lễ giáo trói buộc con người, trói
buộc những gì hồn nhiên nhất, đẹp tươi nhất của đời người!
Người phụ nữ trở thành nhân vật trung tâm trong thơ Hồ Xuân Hương, có khi xuất
đầu lộ diện, có khi giấu mặt. Xưa nay anh hùng thường khó qua ải mĩ nhân. Nếu
như Victor Hugo có lí khi cho rằng: “Người ta có một tôn giáo thứ hai là tình yêu, và
Chúa của đạo ấy chính là người phụ nữ”, thì phải chăng Hồ Xuân Hương không có lí
với những bài thơ đề cao phụ nữ?
Đối với Xuân Hương, cái cơ thể đẹp là niềm tự hào, giống như người ta tự hào về
tài năng, về tuổi trẻ của mình. Thiên nhiên trong thơ Xuân Hương do vậy mà cũng cựa
quậy, nổi loạn để thay bà phá tung cái trật tự xã hội giả dối, nhợt nhạt, nghèo nàn và
phô bày cái đẹp của cơ thể phồn thực nữ giới qua hình hài núi non, cây cỏ, hang
động…
“Gan nghĩa dãi ra cùng nhật nguyệt,
Khối tình cọ mãi với non sông.”
(Đá ông chồng bà chồng)
Vì thành kiến mà xã hội phụ quyền đã chèn ép phụ nữ để phục vụ cho những lợi
ích của nam giới. Phụ nữ nếu không mang cốt cách cao quý thì cũng là con người của
đức hạnh và bổn phận. Tất cả đã được an bài. Nhưng mọi chuyện đã khác khi bước
vào thế giới quan Xuân Hương: “Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho

thiếu nữ đón xuân vào”. Thiếu nữ với mùa xuân – cái đẹp cuộc sống, biểu tượng của


14

cái đẹp muôn đời. Hình ảnh người thiếu nữ không phải là hình ảnh của một nội tướng
trong gia đình, mà là hình ảnh người chủ thực sự của đất trời, của tự nhiên, của vũ trụ.
Nhà thơ giữ cho mình nguyên vẹn cặp mắt trong veo để nhìn người, nhìn đời, để
thấy hết vẻ đẹp của người phụ nữ mà xã hội khó lòng thừa nhận. Cũng vì thế mà thơ
Xuân Hương có giá trị nhân đạo sâu sắc.
1.2. Vẻ đẹp tâm hồn
Phụ nữ Việt Nam, nhất là những người phụ nữ trong ca dao, dân ca cũng như
trong thơ Xuân Hương mang một vẻ đẹp chân quê, giản dị và đáng yêu. Ở họ không
phải lúc nào cũng là liễu yếu đào tơ, là cái bóng của người đàn ông mà luôn tiềm ẩn
một sức mạnh chẳng kém gì nam giới. Họ là một nửa của nhân loại.
Phụ nữ Việt Nam từ nghìn năm trước còn lưu danh thiên cổ với Bà Trưng, Bà
Triệu trong tiếng cồng, tiếng trống ra quân, trong lòng yêu nước nồng nàn: “Ai ơi lên
núi mà coi - Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng”. Đến Xuân Hương, tiếp xúc với
những nhân vật nữ trong thơ Xuân Hương, ta không chỉ thấy được sức sống ngồn ngộn
nơi những “tòa thiên nhiên” ấy mà còn thấy những tấm lòng đẹp, nồng hậu:
“Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì, múi nó dày”
(Quả mít)
Hồ Xuân Hương đã học được từ dân gian những phẩm chất tốt đẹp được hun đúc
qua bao đời. Những người phụ nữ trong thơ Xuân Hương mang trong mình một đức
tính vô cùng quý báu: lòng yêu đời và ham sống. Và những người phụ nữ cũng với
đức tính ấy đã biểu lộ bằng lòng yêu sự sống, bằng những ước ao hạnh phúc. Đôi lúc
nó là sự đùa cợt ngạo nghễ, có khi là sự bền bỉ “thân này đâu đã chịu già tom”, nuôi
dưỡng trong mình những mầm sống – những hi vọng của tương lai trong cuộc đời đầy
nước mắt:

“Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh”
(Tự tình 3)
Đó cũng là tiếng cười đùa, là nỗi lòng của bao cô gái dân gian:


15

“Bao giờ lão móm chầu trời
Thì em lại lấy một người trai tơ”
Mặc dù bị trói buộc trong những quan niệm, phong tục cổ hủ và lạc hậu... nhưng
trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn đẹp, vẫn sáng, vẫn luôn ngời lên lòng yêu cuộc sống
đến nồng hậu, quấn quýt. Và Xuân Hương đã “kêu to lên nhu cầu về quyền sống cá
nhân, quyền hưởng hạnh phúc cá nhân như một quyền tự nhiên” [8; tr. 194].
Bàn đến khát vọng tình yêu hạnh phúc trần tục, Nguyễn Lộc trong đã cho rằng:
“Nhu cầu về cuộc sống bản năng cũng là một nhu cầu chính đáng của con người… Hồ
Xuân Hương nói nhiều đến dục vọng thể xác, nhưng bà thể hiện những dục vọng ấy
trong sáng tác một cách lành mạnh, khỏe khoắn” [6; tr.125]. Đến với thơ Hồ Xuân
Hương là ta đã đến với những tình cảm yêu đời tha thiết. Đó là ước ao về một cuộc
sống hạnh phúc: “Có phải duyên nhau thì thắm lại”. Đó là vẻ đẹp của những tâm hồn
yêu đời, khát sống – một cuộc sống với những hạnh phúc chân chính.
M. Gorki đã có nhận xét thật hay: “Đời không mẹ hiền, không phụ nữ - Anh hùng
thi sĩ hỏi còn đâu”. Vì dân tộc ta đã lớn lên như thế, trong tiếng ru của những người
mẹ dân gian giàu nghị lực, giàu lòng yêu thương và giàu niềm tin vào sự sống. Tấm
lòng Xuân Hương đồng điệu cùng tinh thần nhân đạo của tiếng nói dân gian. Hẳn cũng
vì thế nên bà đã cùng nhân dân đứng lên bênh vực cho những kiếp người đau khổ:
“Cả nể cho nên sự dở dang
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng”
Để rồi mới dịu dàng:

“Quản bao miệng thế lời chênh lệch
Không có, nhưng mà có, mới ngoan”.
(Không chồng mà chửa)
Đứng ra bênh vực cho những người con gái dở dang ấy, dám ngang nhiên thừa
nhận những quy tắc đi ngược lại khuôn mẫu của lễ giáo phong kiến chỉ có ở bản lĩnh,
một trái tim tha thiết, nồng ấm của một tâm hồn nghệ sĩ, một con người giàu lòng cảm
thông.
Từ những tiếng nói cảm thông ấy, Xuân Hương còn lên tiếng đề cao ca ngợi họ,
tìm thấy vẻ đẹp thực sự chân chính ở họ. Trong một loạt hình tượng nói về số phận


16

bấp bênh, hẩm hiu của người phụ nữ như chiếc bánh trôi “bảy nổi ba chìm”; hay quả
mít “xù xì”; con ốc nhồi “đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi”... Quả mít tuy “vỏ nó xù xì”
nhưng “múi nó dày” cũng như vẻ đẹp tiểm ẩn bên trong, cái đẹp tâm hồn của người
phụ nữ.
Trong bài “Bánh trôi nước”, nhà thơ đã ca ngợi, đề cao, trân trọng phẩm chất kiên
trinh của người phụ nữ. Dù bị nhào nặn bởi xã hội phụ quyền nhưng dù “rắn”, “nát”,
dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn ngời sáng một tấm lòng son:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà en vẫn giữ tấm lòng son”
Mặc dù số phận người phụ nữ không được định đoạt, lênh đênh giữa cuộc đời
nhưng họ đành cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng thủy chung, son
sắt.
Giống như bao cô gái khác, Xuân Hương cũng khao khát có một tình yêu bền chặt,
nồng cháy. Nàng cũng muốn mở lòng mình ra để đón lấy tình yêu nồng thắm từ người
bạn đời tri âm tri kỉ, đón những hương sắc của cuộc đời. Xuân Hương hồi hộp chờ đợi.
Nhưng rồi năm tháng trôi qua, những mùa xuân đi không trở lại, nhà thơ dần dần nhận
ra cái bạc bẽo của con người và cuộc đời, cái hẩm hiu của số phận.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
(Tự tình 2)
“Câu thơ nhân hậu của hờn dỗi, duyên dáng mà có cái gì như đanh đá, thách
thức” vậy [15; tr.126].
1.3. Vẻ đẹp trí tuệ
Con người cá nhân trong văn học chính là sự phản ánh cái tôi, là sự giãi bày, diễn
tả thế giới tư tưởng, tình cảm riêng tư của tác giả. Nói cách khác, con người cá nhân
trong văn học chính là sự tự khắc họa tâm tư, tình cảm, ý chí của tác giả được thể hiện
thông qua những tác phẩm mà họ sáng tác. Tùy theo từng giai đoạn, thời kỳ văn học,
mà con người cá nhân có những đặc điểm khác nhau. Dường như không phải ý thức
mà đã trở thành tiềm thức con người cá nhân - Hồ Xuân Hương có một lòng tin mãnh
liệt vào tài trí và khả năng sáng tạo của người phụ nữ.


17

Xuân Hương là người phụ nữ đầu tiên dám cất lên tiếng nói khẳng định tài năng trí
tuệ của người phụ nữ, nói lên ước vọng được khẳng định mình:
“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”
(Đề đền Sầm Nghi Đống)
Cái ước vọng ấy là của một người luôn ý thức được giá trị của mình, luôn có
những cái vỗ ngực tự xưng đầy thách thức:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi”
(Mời trầu)
Hay như:
“Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom”

(Tự tình 1)
Như đã biết, “Khổng giáo chủ trương nam tôn nữ ti, trọng nam khinh nữ, lại vun
đắp thêm quyền uy của gia trưởng mà đè nén địa vị của đàn bà”. Nền văn học của chế
độ phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Khổng giáo nên các
truyền thống về giá trị và chuẩn mực văn hóa đều được đặt ra để phục vụ cho phái
nam. Nền văn học đó đồng thời cũng được dùng để khuyến dụ và cưỡng chế đàn bà
phải chấp nhận vai trò thua kém đàn ông vì trời đã đặt định như vậy. Xuân Hương
không bao giờ có mặc cảm phụ nữ phải thua đàn ông. Đối với Xuân Hương, mọi
chuyện dường như ngược lại.
Bên cạnh những “Quả mít”, “Cái giếng”, “Dệt cửi”,… Chúng ta không thể quên
giá trị nhiều mặt của những bài thơ lâu nay vẫn được coi là của Hồ Xuân Hương. Nếu
những bài đấu tranh cho phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương quả là của Hồ Xuân Hương
thì có thể nói thi sĩ là người phụ nữ đầu tiên trong văn học viết đã dũng cảm lên tiếng
đòi hỏi giải phóng phụ nữ, chống lại những áp bức ràng buộc của ý thức hệ phong kiến
một cách khá quyết liệt và với một tư thế ngang tàng.
Nghệ thuật thi ca mang bản chất hồn nhiên. Nhưng ở mỗi thời đại, mỗi tầng lớp
tác giả, phẩm chất này lại thể hiện ở những mức độ khác nhau. Và trong thơ trữ tình


18

chính thống Việt Nam, đỉnh cao của tính hồn nhiên dường như rõ ràng đã thuộc về “bà
chúa thơ Nôm”. Tính hồn nhiên trong thơ bà bắt nguồn từ tư tưởng tự do, tự do phá bỏ
mọi giáo lí và những quan niệm đạo đức bó buộc người phụ nữ. Đôi mắt của những cô
tóc bỏ đuôi gà, yếm thắm hoa đào ngày nào trẩy hội mới thật tinh tường, sắc sảo và
nghịch ngợm. Với những con mắt tinh ranh kia, họ đi ngang qua đền Sầm Nghi Đống
cũng chỉ “ghé mắt trông ngang”. Lại còn trêu chọc cả hiền nhân quân tử, chế giễu cả
sư sãi và đối với những bậc chí tôn thì táo tợn, hạ bệ thẳng thừng: “Chúa dấu vua yêu
một cái này”. Chính sự tự do về tư tưởng đã khiến cho tư duy thơ Xuân Hương mang
đậm tính hồn nhiên, tự do như trên.

Trong thơ Hồ Xuân Hương, khát vọng tình yêu luôn luôn đi kèm với khát vọng
cuộc sống bản năng. Thơ bà không ngần ngại khi nói đến những nhu cầu, tâm sự, hạnh
phúc ái ân trong đời sống tình cảm của con người. Bà văng tục vào cái kiếp sống làm
lẽ: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung - Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng” (Làm lẽ).
Đó là nghịch lí không thể chấp nhận được nên cần phải chấm dứt, cần phải “loại bỏ”
(chém) cho bằng được. Với Xuân Hương con người phải sống đúng chất người. Đó là
sự hài hòa giữa đời sống tinh thần và đời sống bản năng.
Trong xã hội cũ, có lẽ các thầy khóa rất mực được kính trọng bởi họ nghĩ: mình là
người hiểu biết, lại theo đạo thánh hiền. Ăn sâu trong tiềm thức xã hội, tư tưởng ấy
khiến cả những kẻ chẳng hiểu và biết gì cũng được người ta dành cho chữ kính nốt.
Nhưng khoa cử thời Xuân Hương đã trở thành một cái tệ. Ngay những môn đồ của cửa
Khổng sân Trình như Phạm Đình Hổ cũng phải kêu lên: “Ôi các tệ khoa cử đến thế là
cùng, văn vận với thế đạo ngày càng kém, thực đáng thương thay” (Vũ trung tùy bút).
Với Xuân Hương, nàng biết rất rõ, rõ mình và rõ cả cái đám “ngẩn ngơ” ấy:
“Khéo léo đi đâu lũ ngẩn ngơ ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ”
(Mắng học trò dốt)
Thật là “Những chữ tức chết người ta! Những chữ thần tình gắn liền với tinh thần
Việt Nam đến nỗi không tài nào dịch được” (Xuân Diệu). Hạ một chữ “lũ” khinh thị
xô bồ, lại thêm cái tuồng “ngẩn ngơ” thật là bị Xuân Hương cho một đòn roi nhức


19

buốt lắm thay! Về tài, Xuân Hương quả đã ăn đứt bao nhiêu “phường lòi tói” không tự
biết mình nhan nhản trong xã hội.
Với cách xưng hô trịnh thượng, thái độ Xuân Hương không phải của người ngang
hàng đứng chê bai, phê phán mà trước sau vẫn đứng ở vị trí cao hơn, vị trí mà bọn
phong kiến ngay trong tưởng tượng cũng không thể có.
Chế độ phong kiến gắn với cái ách nam quyền trong bản chất. Và vì thế, mang

thân phận thấp kém, không được học hành nên phụ nữ cũng bị coi là không biết gì.
Trong những câu nói thường nhật, trong những khi hội họp bàn bạc trong nhà thường
chỉ có nam giới tham gia, chẳng may có bà có cô nào nói chen vào là ngay lập tức bị
người ta xua đuổi với cái câu muôn thuở: “Đàn bà con gái biết gì!”.
Trong những giai thoại thơ về người bạn tri kỉ của Xuân Hương: Chiêu Hổ, ta lại
thấy được cái vẻ tinh nghịch trong thơ bà. Tuy rằng là phụ nữ nhưng Xuân Hương
cũng chẳng chịu lép vế Chiêu Hổ bao giờ:
“Anh đồ tỉnh, anh đồ say,
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày?
Này này, chị bảo cho mà biết,
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay!”
Lời trách cứ của Xuân Hương cũng thiệt là tài đâu kém gì các cụ đồ xưa:
“Sao nói rằng năm lại có ba?
Trách người quân tử hẹn sai ra.
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt,
Nhớ hái cho xin nắm lá đa”.
(Trách Chiêu Hổ)
Thế mới biết hiền nhân quân tử cũng “nói dối như Cuội” vậy!
Và ta thấy rõ ràng rằng tác giả của những vần thơ kia đã chống lại cái tư tưởng
“nam tôn nữ ti” bằng những cái nhìn xách mé, vui nhộn, ngang tàng như mang cả tiếng
cười của những cô gái dân gian:
“Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
Sư về, sư ốm tương tư


20

Ốm lăn ốm lốc nên sư trọc đầu
Ai làm cho dạ sư sầu

Cho ruột sư héo như bầu đứt dây”
(Ca dao)
Tiếng cười trong thơ Xuân Hương vừa hài hước châm biếm vừa trữ tình triết lí,
ngang nhiên công kích những bọn đạo đức giả, hủ Nho và thách thức chế độ phụ
quyền:
“Nào nón tu lờ, nào mũ thâm
Đi đâu không đội để ong châm
Đầu sư há phải gì… bà cốt
Bá ngọ con ong, bé cái nhầm”
(Sư bị ong châm)
Hay hạ bệ cả đấng đế vương:
“Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu vua yêu một cái này”
(Vịnh cái quạt)
Đọc thơ Xuân Hương, ta không chỉ thấy được cái tinh thần dân tộc, sự gần gũi
trong những “quả mít, cái quạt, củ ấu, con ốc nhồi”, những sự vật gắn liền với cảnh
quê, với làng quê Việt Nam. Hồn thơ Xuân Hương quyện chặt cùng tâm hồn thời đại,
trong lòng yêu nước giản dị mà nồng nàn, trong cái nhìn lạc quan yêu đời, lòng nhân
đạo và trong cả ý thức về thân phận con người cùng tinh thần dân chủ mạnh mẽ:
“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,
Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo”.
(Đề đền Sầm Nghi Đống)
Theo các nhà xã hội học thì trong xã hội đầu tiên của con người – xã hội thượng
cổ, người thượng cổ đẻ ra theo họ mẹ và chỉ biết có mẹ thôi. Cái quyền trong gia đình
là thuộc về đàn bà, về người làm mẹ, gọi là “Mẫu quyền gia đình”. Như vậy cũng đủ
để biết rằng những thuyết “nam tôn nữ ti”, cái thói “trọng nam khinh nữ” là do về sau
đàn ông ỷ mạnh ăn hiếp đàn bà mà bày đặt ra, chứ vốn không phải là luật tự nhiên, và


21


loài người lúc ban đầu cũng không hề như vậy. Cho nên thi sĩ mới ngán ngẩm mà hạ
một câu:
“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”
Đặt mình giữa cuộc đời, chuyện vị trí xã hội của nhi nữ và mày râu mà cân đong,
Xuân Hương đã lồng cái coi thường tên tướng giặc trong cái chẳng chịu thua đàn ông.
Xuân Hương nói “phận gái” chứ không phải “thân gái”. Đem cái “phận gái”, cái phận
“rúc không khỏi ba ông táo” nếu đổi thành cái phận được trọng của “phận làm trai”
Xuân Hương hẳn sẽ làm được những việc anh hùng chứ không phải cái “sự anh hùng”
ô danh như tên tướng giặc!
2. Xuân Hương và nỗi niềm của những kiếp hồng nhan
2.1. Người phụ nữ với số phận nhỏ bé, bất hạnh
Người ta thường nói “hồng nhan đa truân”. Cuộc đời Xuân Hương – cuộc đời in
dấu trong thơ bà là điển hình cho một kiếp “nổi nênh” của số “má đào”.
Những người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, họ là những người phụ nữ tài sắc
nhưng cuộc đời lận đận, số phận bi đát, bé nhỏ trong xã hội:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi, ba chìm với nước non”
(Bánh trôi nước)
Hai chữ “thân em” sao mà xót xa, cơ cực. Toàn bộ xã hội trung đại được nhìn
nhận trong một hệ thống tôn giáo đạo đức. Cho nên, con người luôn được nhìn nhận ở
phương diện đạo đức luân lí. Vì thế, văn chương xưa chia xã hội thành hai tuyến: thiện
– ác, tốt – xấu với mục đích, chức năng nổi bật là giáo huấn. Chính vì vậy, con người
sống theo luân lí đạo đức, theo lí trí thì được coi là chân chính; còn những người sống
theo xúc cảm, theo những luân lí trần thế, nhân bản thì bị coi thường, chê trách. Vì vậy
mà phụ nữ sinh ra đã được dạy phải làm đầy tớ cho chồng, phải chiều cả lòng thiên hạ:
“Con đừng học thói chua ngoa
Họ hàng ghét bỏ người ta chê cười
Dầu no dầu đói cho tươi

Khoan ăn bớt ngủ liệu bài lo toan


22

Phòng khi đóng góp việc làng
Đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng”
(Ca dao)
Tuy người phụ nữ có lòng yêu cuộc sống nhiệt thành, muốn níu kéo hạnh phúc về
mình mà bất lực:
“Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công”
(Tự tình 2)
Bản thân Xuân Hương cũng bị cái lễ giáo khắc nghiệt ấy cuốn chặt lấy nên bà
không chỉ nói về nỗi khổ của mình mà còn nói thay cho những người đàn bà chung
cảnh ngộ. Xuân Hương đã nói một cách trần trụi nhất, với cái mạnh mẽ của sự phản
kháng và gắn chặt đời mình cùng với số phận của những người phụ nữ nói chung trong
xã hội cũ. Ý thức sâu sắc về thân phận nên mỗi lời thơ Xuân Hương cũng như những
tiếng “oán hận”, căm hờn của những bà, những mẹ, những chị:
“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”
Nước Nam ta trải qua bao triều đại phong kiến, đàn bà nhỏ thì lo trau dồi nữ công
đức hạnh, có chồng thì lo “thờ” chồng nuôi con. Sự khinh miệt đàn bà đã ăn sâu vào
trong tiềm thức xã hội, đến nỗi đẻ ra mà thấy con gái là đã khinh đứt đi rồi, cho nên
mới có câu: “Nữ sanh ngoại hướng”, “Con gái là ngoại cần câu”.
Đã là con gái thôi thì không được học, không được hưởng chung một thứ giáo dục
với con trai. Xã hội nhìn vào đó mà khinh miệt đàn bà. Khổng Tử nói rằng: “Chỉ có
đàn bà con gái và kẻ tiểu nhân là khó nuôi: Hễ gần chúng nó thì chúng nó vô lễ, hễ xa
chúng nó thì chúng nó oán”. Mạnh Tử cũng cho sự chiều lòng luồn cúi là “cái đạo của
thiếu phụ”. Chính người đàn bà cũng nhận thấy cái số phận của mình là thế nên mới có

những “tự tình”:
“Chiếc bách buồn về phận nổi nênh
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh”
(Tự tình 3)
Người phụ ấy cũng đã có lúc thốt lên:


23

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi”
(Mời trầu)
Nhưng rồi cũng phải ôm một mối hận ngàn thu:
“Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
(Tự tình)
Phụ nữ, họ là những người sinh ra đã bị gán cho cái kiếp phụ thuộc vào đàn ông.
“Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Cái triết lí ấy gắn chặt cuộc đời
người phụ nữ vào những bến nước khi đục, khi trong. “Con gái mười hai bến nước,
bến trong thì nhờ, bến dơ thì chịu”; “Con gái thì ăn xó bếp, chết gầm chạn”.
Cái hẩm hiu theo đuổi người đàn bà tới suốt cuộc đời. Lấy chồng đã may rủi, đã
phải chịu cảnh làm lẽ, nay chồng lại bị cán cân tạo hóa cuốn đi mất: “Văng vẳng bên
tai tiếng khóc chồng”. Người ta đã định số phận cho người phụ nữ là phải chịu sút, là
không được tự chủ. Cái số “hoa đào”, “làm lẽ” chắc lắm nỗi truân chuyên, cứ xem
Xuân Hương khóc chồng thì biết:
“Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đấy nhé!

Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!”
(Khóc Tổng Cóc)
Chẳng riêng gì Xuân Hương, thân phận của người vợ thứ trong dân gian cũng là
một nỗi buồn truyền kiếp:
“Tối tối chị giữ mất buồng
Chị cho manh chiếu nằm suông chuồng bò
Mong chồng, chồng chẳng xuống cho
Đến khi chồng xuống gà o o gáy dồn...”
Và ta hiểu không phải vô cớ mà Nguyễn Du đã nấc lên thay cho người phụ nữ:


24

“Đau đớn thay phận đàn bà!
Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu?”
Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương nói riêng và trong xã hội phong kiến nói
chung đều là những con người với số phận bi đát nhưng lại là những đóa hoa sen thơm
mát, tỏa hương cho đời. Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận nhiều cay đắng,
tủi nhục người phụ nữ Việt Nam xưa.
2.2. Người phụ nữ với nỗi đau trong đường tình duyên
Người phụ nữ không chỉ chịu thiệt thòi, bất hạnh trong cuộc sống mà còn đau khổ
trong đường tình duyên.
Có lẽ phải chịu nhiều lận đận trong đường tình duyên, hai lần làm lẽ nhưng cả hai
lần đều ngắn ngủi nên Xuân Hương rất hiểu và đồng cảm với phận của những người
phụ nữ kém may mắn. Đó là nổi khổ của người phụ nữ làm lẽ, người phụ nữ không
chồng mà chửa, người phụ nữ chết chồng… Điều đáng nói ở đây là bà dám lên tiếng tố
cáo gay gắt, quyết liệt xã hội phong kiến thối nát, mục ruỗng mà ít ai dám lên tiếng.
Hồ Xuân Hương đã chỉ rõ cho chúng ta thấy thân phận khổ nhục của người làm lẽ,
“năm thì mười họa” mới được gần chồng. Họ là thứ “làm mướn không công” và để
thỏa ham muốn nhục dục của bọn nhà giàu:

“Năm thì mười họa hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không,
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công”
(Làm lẽ)
Nhà thơ nói về thân phận của người phụ nữ làm lẽ đồng thời đó cũng là cảnh ngộ
riêng của cuộc đời mình. Nhưng điều đáng nói là bà dám chống lại những quan niệm
giáo lí đang thịnh hành đương thời, dám nói lên những khát vọng của mình. Bà ngang
nhiên ca ngợi người phụ nữ “cả nể” trong tình yêu, dám dũng cảm, bao dung chấp
nhận sự dở dang của tình yêu: “Mảnh tình một khối thiếp xin mang”.
Ai cũng biết, cuộc đời cũ, đau khổ chẳng phải là phần riêng dành cho ai, nhưng
những người chịu đựng nhiều hơn cả vẫn là phụ nữ và nỗi đau của họ bao giờ cũng có
khía cạnh chua xót, tái tê riêng. Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ, bà thấu hiểu


25

tất cả những nỗi đau đó bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung và cuộc đời riêng chẳng
ra gì của mình; vì vậy, thơ Xuân Hương luôn là tiếng kêu xé lòng.
Không chỉ cảm thông với thân phận của người làm lẽ, người phụ nữ không chồng
mà chửa mà Hồ Xuân Hương còn muốn dỗ họ, muốn an ủi họ, muốn dịu dàng đùa với
họ, để cho họ khuây khỏa nỗi đau và dìu họ trở lại với cuộc sống bình thường:
“Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng
Nín đi kẻo thẹn với non sông”
(Dỗ người đàn bà khóc chồng)
Lúc thì đùa nghịch nhưng rất thân tình:
“Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì
Thương chồng nên mới khóc tì ti…”
(Bỡn bà lang khóc chồng)
Từ một chỗ ý thức sâu sắc về giá trị của người phụ nữ và cảnh ngộ ngang trái của

họ, Hồ Xuân Hương đã trở thành một nhà thơ chống đối phong kiến quyết liệt, một
con người đả kích gay gắt những kẻ đại diện cho giai cấp phong kiến thống trị cùng
những gì chà đạp con người.
“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con”
(Tự tình 2)
Sự sống của đất trời cứ vận hành như muôn thưở vậy, còn riêng mình thì vẫn cứ
bất hạnh, hẩm hiu trong số phận, trong tình duyên, tình duyên đã ít lại còn phải chia ba
sẻ bảy nữa. Ðọc thơ bà, người đọc có cảm giác người phụ nữ gần như chưa một lần
được bén mùi hạnh phúc.
2.3. Tiếng nói phê phán, đã kích giai cấp phong kiến thống trị
Trong tác phẩm trữ tình, dù là cảm xúc ngợi ca, lên án, tố cáo hay sầu buồn thì đối
tượng trung tâm mà tác phẩm hướng tới vẫn là hình ảnh con người. Thơ ca cũng như
nghệ thuật, luôn vươn tới cái đẹp, tới những giá trị vững bền. Và ta nhận thấy rằng khi
đặt cái đẹp trong những tương quan với những mặt đối lập thì cái đẹp càng rực rỡ, tỏa
sáng. Vì vậy mà tiếng nói phê phán, đả kích giai cấp thống trị cũng là một cách ngợi ca
vẻ đẹp của người phụ nữ vậy.


×