Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ NGỌC DIỄM

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUY MÔ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Doanh Quốc Tế
Mã số ngành: 52340120

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN TUẤN KIỆT

12 - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ NGỌC DIỄM
MSSV: 4118644

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUY MÔ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành: Kinh Doanh Quốc Tế
Mã số ngành: 52340120

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN TUẤN KIỆT

12 – 2014


LỜI CẢM TẠ
Sau gần bốn năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã nhận được
sự chỉ dạy tận tình từ quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản
Trị Kinh Doanh. Em được tiếp thu học hỏi và được truyền đạt những kiến thức
vô cùng quý báu từ lý thuyết đến thực tế.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Tuấn Kiệt giáo trực tiếp viên hướng dẫn em làm tốt luận văn tốt nghiệp này. Mặc dù
trong suốt quá trình viết đề cương, bản nháp cho đến bản chính em có nhiều
sai sót về nội dung cũng như hình thức trình bày, nhưng nhờ sự hướng dẫn
nhiệt tình của Thầy mà em đã khắc phục và hoàn thành tốt hơn đề tài của
mình.
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian nghiên cứu chưa lâu nên đề tài của
em không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp
ý của quý thầy cô để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Kính chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe và công tác tốt.
Cần Thơ, ngày 01 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện

LÊ THỊ NGỌC DIỄM

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài này là trung thực, đề tài này không trùng bất
cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 01 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện

LÊ THỊ NGỌC DIỄM

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
-------------o0o------------.....................................................................................................................
....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN TUẤN KIỆT

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
-------------o0o------------.....................................................................................................................
....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Giáo viên phản biện

iv


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU _____________________________________1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu________________________________________ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu _________________________________________ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ____________________________________________ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ____________________________________________ 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu__________________________________________
1.3.1 Phạm vi không gian_________________________________________
1.3.2 Phạm vi thời gian __________________________________________
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu _______________________________________

3
3
3
3

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4

2.1 Cơ sở lý luận _______________________________________________ 4
2.1.1 Tổng quan về xuất khẩu lao động ______________________________ 4
2.1.2 Cơ sở khoa học ___________________________________________ 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu_____________________________________ 19

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ________________________________ 19
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu _______________________________ 19
Chương 3: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ SONG PHƯƠNG GIỮA
VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN _________________________________24
3.1 Giới thiệu về thị trường Nhật Bản và ngành xuất khẩu lao động của Việt
Nam
_____________________________________________________ 24
3.1.1 Tổng quan về thị trường Nhật Bản ____________________________ 24
3.1.2 Tổng quan về tình hình đào tạo và xuất khẩu lao động của Việt Nam_ 33
3.2 Mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản ___ 44
3.2.1 Những hiệp định thương mại được ký kết giữa Việt Nam - Nhật Bản 44
3.2.2 Phân tích mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật
Bản ________________________________________________________ 46
3.2.3 Chính sách thương mại quốc tế của Nhật Bản đối với Việt Nam ____ 49
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT
BẢN ________________________________________________________ 52
4.1 Quy mô xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Nhật Bản _____ 52
4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô xuất khẩu lao động của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản ___________________________________ 54
4.2.1 Tác động cầu_____________________________________________ 56
4.2.2 Tác động cấu trúc _________________________________________ 58
v


4.2.3 Tác động cạnh tranh _______________________________________ 58
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG QU MÔ XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ___61
5.1 Đánh giá chung tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản ______________________________________________

5.1.1 Những điểm mạnh (Strengths) _______________________________
5.1.2 Những điểm yếu (Weakness) ________________________________
5.1.3 Những cơ hội (Opportunities)________________________________
5.1.4 Những thách thức (Threats) _________________________________

61
61
63
64
65

5.2 Một số giải pháp nhằm tăng quy mô xuất khẩu lao động Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản ____________________________________________ 66
5.2.1 Giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của XKLĐ Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản ______________________________________________ 66
5.2.2 Giải pháp nhằm tăng cường quy mô xuất khẩu lao động Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản ____________________________________________ 68
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KẾT NGHỊ ________________________70
6.1 Kết luận __________________________________________________ 70
6.2 Kiến nghị _________________________________________________ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ___________________________________73
PHỤ LỤC ___________________________________________________ 75

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình thương mại hàng hóa của Nhật Bản giai đoạn 2010-2013
________________________________________________________ 30
Bảng 3.2 Tình hình XKLĐ Việt Nam giai đoạn 2010-2013 _____________ 36

Bảng 3.3 Tình hình XKLĐ Việt Nam ra nước ngoài giai đoạn 2005-20013 41
Bảng 3.4 Lợi thế so sánh xuất khẩu lao động của Việt Nam 2011-2013 ___ 43
Bảng 3.5 Viện trợ ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam (2002-2009) ______ 51
Bảng 4.1 Số lao động và ngoại tệ thu về từ XKLĐ Việt Nam sang Nhật Bản
theo nhóm lao động giai đoạn 2011-2013 ___________________________ 53
Bảng 4.2 66 ngành nghề của Thực tập sinh theo quy định của JITCO _____ 75
Bảng 4.3 Kết quả phân tích mô hình CMS của từng nhóm lao động Việt Nam
xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản _______________________________ 56
Bảng 4.4 Tổng hợp số liệu phân tích mô hình CMS của từng nhóm lao động
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2011-2013 ______ 79

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Cân bằng thị trường lao động ______________________________ 7
Hình 3.1 GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản (2010-2013) ____ 26
Hình 3.2 Độ biến động CPI của Nhật Bản giai đoạn 2008-2013 _________ 27
Hình 3.3 Cơ cấu GDP Nhật Bản theo khu vực kinh tế năm 2012 _________ 28
Hình 3.4 Tình hình nhập khẩu lao động nước ngoài của Nhật Bản giai đoạn
2011-2013 ___________________________________________________ 33
Hình 3.5 Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại
Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2009 - 2013 _________________________ 47
Hình 3.6 Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2013 _____ 48
Hình 3.7 Tỷ trọng hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản năm 2013 __ 49

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

XKLĐ: Xuất khẩu lao động.
ODA (Official Development Assistance): Hỗ trợ phát triển chính thức.
FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
CMS (Constent Market Share Model): Mô hình thị phần không đổi.
JITCO (Japan International Training Cooperation Organization): Cơ quan Hợp
tác Tu nghiệp Quốc tế Nhật Bản.
RCA (Revealed Comparative advantage): Lợi thế so sánh biểu hiện.
NĐ - CP: Nghị định – Chính phủ

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong hai thập niên trở lại đây, thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc khủng
hoảng làm suy giảm đáng kể nền kinh tế thế giới, như cuộc khủng hoảng tài
chính 1997 - 1998 và mới đây là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008.
Khủng hoảng đi qua, nền kinh tế các quốc gia chịu ảnh hưởng có dấu hiệu
phục hồi dần tuy nhiên những hệ lụy của nó vẫn còn đeo bám - đặc biệt tình
trạng thất nghiệp diễn ra với số lượng lớn. Và vì thế một trong những giải
pháp tốt nhất bấy giờ là đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên thị trường
quốc tế. Điều này cũng có ý nghĩa to lớn và phù hợp với xu hướng của nền
kinh tế toàn cầu.
Là cường quốc kinh tế đứng thứ 3 thế giới (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc)
với hơn 127 triệu dân (đứng thứ 10 thế giới năm 2013) thế nhưng không như
hầu hết các quốc gia khác, Nhật Bản lại lâm vào tình trạng thiếu hụt lao động
trầm trọng hơn bao giờ hết (mặc dù tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao). Nguyên
nhân đầu tiên của vấn đề này là tình trạng dân cư Nhật bản phân bố không
đồng đều, những người trẻ chủ yếu sống và làm việc ở thành thị, những người

già ở lại và trở thành lao động chính ở khu vục nông thôn, điều này làm thiếu
hụt lao động. Với nhịp sống thành thị, kết cấu gia đình ngày càng lỏng lẻo,
giới trẻ Nhật Bản lao vào những cuộc đua kinh tế, họ không muốn kết hôn
thậm chí là sinh con khi trưởng thành khiến tỉ suất sinh giảm mạnh. Dân số
Nhật Bản dần bị già hóa, dự tính sẽ giảm mạnh còn 100 triệu người vào năm
2050 và còn 64 triệu người vào năm 2100. Chính quyền và các nhà hoạch định
dân số đang đau đầu để giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó, Nhật Bản đang rất
cần nguồn nhân lực trong lĩnh vực xây dựng để khôi phục lại các khu định cư,
công trình bị tàn phá sau thảm họa động đất - sóng thần năm 2011 và xây dựng
cơ sở cho Thế vận hội Olympic 2020. Chính vì sự khan hiếm lao động này mà
hàng năm Nhật Bản phải nhập khẩu hàng chục ngàn lao động nước ngoài để
bù đắp cho lực lượng lao động trong nước.
Chỉ xấp sỉ 71% dân số Nhật Bản, Việt Nam với 90 triệu dân (tính đến
tháng 11 - 2013) lại là quốc gia dồi dào và dư thừa nguồn lao động trẻ. Dân số
trong độ tuổi lao động ước đạt 47,7 triệu người chiếm hơn 50% dân số cả
nước. Tỉ suất sinh tuy được cải thiện nhưng vẫn còn cao nên trung bình mỗi
năm Việt nam lại có thêm hơn một triệu lao động mới; tỉ lệ thất nghiệp thành
thị cao và thời gian nhàn rỗi của lao động nông thôn quá lớn đặt ra nhiều vấn
1


đề cấp thiết trong việc quản lí và giải quyết việc làm. Giữa cục diện kinh tế
này, Chính phủ và Nhà nước chủ trương thực thi chiến lược XKLĐ để cân
bằng cán cân lao động Việt Nam và quốc tế; đáp ứng nhu cầu lao động cho các
nước đang thiếu hụt lao động như Nhật Bản, đồng thời coi XKLĐ là chiến
lược quan trọng, lâu dài, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải
thiện đời sống cho một bộ phận lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
và được xem là một trong những chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Trong
những năm qua, Việt Nam và Nhật Bản trở thành đối tác quan trọng và có mối
quan hệ thân thiết trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ mậu dịch giữa hai quốc gia

ngày càng tốt đẹp trong đó có XKLĐ. Nhật Bản rất ưa chuộng lao động Việt
Nam vì sự cần cù, nhiệt tình và ham học hỏi nên đã có nhiều chính sách và
chương trình tạo cơ hội tuyển dụng cho lao động Việt Nam đi XKLĐ với
nhiều hình thức khác nhau. Lượng lao động của Việt Nam sang Nhật Bản
ngày càng tăng còn là giải pháp để tiếp thu, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ
nước ngoài giúp đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật có chất lượng và tăng
cường quan hệ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên việc XKLĐ của nước ta còn gặp
nhiều hạn chế về trình độ tay nghề, kỷ luật lao động; xảy ra hiện tượng lao
động Việt Nam bị phân biệt đối xử về tiền công, điều kiện làm việc, sinh hoạt
và nhiều bất cập về cơ chế quản lí, chính sách lao động trong và ngoài nước,...
Những vấn đề này tác động tiêu cực đến khả năng và quy mô XKLĐ Việt
Nam, mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nước bạn và làm xấu hình ảnh Việt
Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Trước vấn đề này, đã có rất nhiều bài nghiên
cứu đề cập về thực trạng XKLĐ Việt Nam nhưng chỉ dừng lại ở những đánh
giá chung và nghiên cứu ở phạm vi rộng như trên thế giới hay khu vực Đông
Bắc Á,... chứ không tập trung phân tích một khía cạnh, một thị trường cụ thể.
Chính vì vậy, nên em lựa chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến quy mô xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” để
làm rõ vấn đề trên và đưa ra những giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy XKLĐ
Việt Nam phát triển mạnh cả về lượng và chất không chỉ riêng thị trường Nhật
Bản mà trên toàn thế giới.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích khả năng cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô
XKLĐ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Từ đó đưa ra những giải pháp
chiến lược đẩy mạnh hoạt XKLĐ sang thị trường này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Phân tích thực trạng mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Nhật
Bản, đặc biệt là mối quan hệ mậu dịch lao động của hai nước.
2



 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô XKLĐ của Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản.
 Đề xuất các giải pháp chiến lược nhằm mở rộng quy mô và nâng cao
hiệu quả XKLĐ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu mối quan hệ mậu dịch lao động giữ Việt Nam và Nhật
Bản - thị trường quan trọng và đầy tiềm năng của Việt Nam.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô xuất khẩu
lao động Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2011 - 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài xoay quanh là người lao động Việt Nam được xuất
khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản với nhiều hình thức khác nhau.

3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổng quan về xuất khẩu lao động
2.1.1.1 Các khái niệm cơ bản
Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ gia tăng dân số hằng năm vẫn còn cao,
vấn đề giải quyết việc làm cho số người đến độ tuổi lao động là một gánh nặng
cho các quốc gia. Do đó, XKLĐ trở thành giải pháp cấp thiết, có ý nghĩa kinh
tế - xã hội sâu sắc và liên quan chặt chẽ đến các yếu tố kinh tế - xã hội khác
trong việc định hướng phát triển nền kinh tế quốc gia.

Trước hết, để có cái nhìn tổng thể và rõ ràng về vấn đề nghiên cứu trong
bài luận này chúng ta cần thống nhất một số khái niệm có liên quan đến lĩnh
vực lao động, việc làm được sử dụng trong bài nghiên cứu:
 Nguồn lao động: là nguồn lực về con người và được nghiên cứu ở
nhiều khía cạnh khác nhau.
Đầu tiên, với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, nguồn
lao động bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường (không bị
khiếm khuyết hay dị tật bẩm sinh).
Với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội, nguồn lao
động là khả năng lao động của xã hội bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao
động có khả năng lao động.
Ngoài ra có thể hiểu nguồn lao động là tổ hợp cá nhân những con người
cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố vật chất và tinh
thần được huy động vào quá trình lao động. Nguồn lao động bao gồm những
người trong độ tuổi lao động trở lên (ở nước ta là tròn 15 tuổi).
Phân loại nguồn lao động
Có rất nhiều cách để phân loại nguồn lao động. Tùy theo góc độ nghiên
cứu mà người ta tiến hành phân loại theo những tiêu thức khác nhau như: căn
cứ theo nguồn gốc hình thành, theo vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực
tham gia vào nền sản xuất xã hội hay căn cứ vào trạng thái có việc làm hay
không. Tuy nhiên theo khuôn khổ luận văn này chỉ phân loại nguồn lao động
theo nguồn gốc hình thành của lực lượng lao động. Dựa theo tiêu thức này,
nhuồn lao động được chia thành:

4


 Nguồn lao động có sẵn trong dân số (dân số hoạt động): bao gồm toàn
bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, không kể đến
trạng thái có việc làm hay không có việc làm. Nguồn lao động này chiếm tỉ lệ

lớn trong dân số, thường trên 50%. Độ tuổi lao động là giới hạn về những điều
kiện tâm - sinh lý xã hội mà con người tham gia vào quá trình lao động. Giới
hạn về độ tuổi lao động tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước
và trong từng thời kì. Ở nước ta mức giới hạn này là từ 15 đến 60 tuổi (ở nam)
và từ 15 đến 55 tuổi (ở nữ).
 Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế (dân số hoạt động kinh
tế): đây là số người có công ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh
tế - xã hội; hay không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm kiếm việc làm.
 Nguồn nhân lực dự trữ: bao gồm những người trong độ tuổi lao động
nhưng vì các lý do khác nhau họ chưa có việc làm, số người này đóng vai trò
của một nguồn dự trữ lao động. Họ gồm:
Những người làm công việc nội trợ trong gia đình (thường là phụ nữ).
Đây là một nguồn lao động dáng kể. Khi điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi họ
có thể nhanh chóng rời bỏ hoạt động nội trợ để làm công việc thích hợp ngoài
xã hội.
Những người tốt nghiệp ở các trường phổ thông và các trường chuyên
nghiệp được coi là nguồn dự trữ quan trọng và có chất lượng. Đây là nguồn
lực trẻ có trình độ học vấn và chuyên môn tương đối cao.
Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự có khả năng tham gia hoạt
động kinh tế. Số người thuộc nguồn này bao gồm có nghề hay chưa có nghề,
có trình độ học vấn cao hay thấp...do vậy cần nghiên cứu để tạo việc làm thích
hợp.
Những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp (có nghề hay
không có nghề) muốn tìm việc làm và sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh
tế.
 Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm
thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Lao động là
sự vận dụng sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất, là quá trình
kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất.
 Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá

trình tạo ra của cải vật chất. Trong nền kinh tế hàng hóa, sức lao động là một
loại hàng hóa đặc biệt, vì trước hết nó có giá trị và giá trị sử dụng như mọi loại
hàng hóa khác. Ngoài ra, hàng hóa sức lao động còn là một sản phẩm có tư
5


duy và đời sống tinh thần. Thông qua thị trường lao động, sức lao động được
xác định giá cả. Hàng hóa sức lao động cũng tuân theo quy luật cung - cầu của
thị trường. Mức cung cao sẽ dẫn tới dư thừa lao động, giá cả sức lao động
(tiền công) thấp và ngược lại.
 Việc làm: Theo quy định của Bộ Luật lao động thì mọi hoạt động tạo
nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được xem là việc làm.
Tỉ lệ người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế được tính theo
công thức:
Tvl (%) = (Nvl/Dkt)100
Trong đó:

Tvl : là tỉ lệ người có việc làm
Nvl: là người có việc làm
Dkt: là dân số hoạt động kinh tế

 Thất nghiệp: là tình trạng người có sức lao động, từ đủ 15 tuổi trở lên
trong nhóm hoạt động kinh tế tại thời điểm điều tra không có việc làm nhưng
có nhu cầu tìm việc.
Tỉ lệ người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế được tính theo
công thức:
Ttn (%) = (Ntn/Dkt)*100
Trong đó:

Ttn (%): là tỉ lệ người thất nghiệp

Ntn : là số người thất nghiệp

 Thị trường lao động: là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa sức lao động
giữa người sở hữu sức lao động và người cần thuê sức lao động đó.
Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị
trường và chịu sự tác động của những quy luật của nền kinh tế thị trường. Một
thị trường lao động tốt là thị trường mà ở đó lượng cầu lao động tương ứng
với lượng cung lao động.
 Cầu lao động: là lượng lao động mà người thuê có nhu cầu thuê ở
những mức giá chấp nhận được. Cầu lao động tỉ lệ nghịch với giá cả sức lao
động.
 Cung lao động: là thời gian và năng lực mà người lao động có thể cung
ứng trên thị trường ở mỗi mức giá nhất định. Cung lao động tỉ lệ thuận với giá
cả sức lao động.

6


 Điểm cân bằng cung cầu: là điểm giao nhau giữa cung và cầu. Tại đó,
lượng cung bằng lượng cầu.

Hình 2.1 Cân bằng thị trường lao động
Tùy theo đối tượng nghiên cứu mà người ta phân thị trường lao động ra
thành nhiều loại: thị trường lao động trong nước, ngoài nước; thị trường lao
động theo khu vực thành thị, nông thôn,…
 Xuất khẩu lao động: là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng
lao động ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ nhu cầu lao động
cho tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài và xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX. Trãi
qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, XKLĐ ngày càng phổ biến và
trở thành xu thế chung của thế giới.

Đặc điểm của XKLĐ:
 XKLĐ là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung nên nó mang
tất cả đặc điểm vốn có của xuất khẩu. Và vì là một bộ phận của nền kinh tế đối
ngoại với những mối quan hệ hợp tác xuyên quốc gia, XKLĐ trở thành hoạt
động tất yếu khách quan của quá trình hợp tác và chuyên môn hóa quốc tế
trong sản xuất, đưa các quốc gia trên thế giới hòa nhập với nền kinh tế toàn
cầu.
 Tuy nhiên, do không phải xuất khẩu hàng hóa đơn thuần mà liên quan
đến xuất khẩu con người nên XKLĐ mang những đặc điểm riêng. Là hoạt
động được sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước, XKLĐ mang một số tính chất
chính trị trở thành hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng. Việc XKLĐ phải
tuân thủ nghiêm ngặt theo hệ thống pháp luật, điều lệ quốc tế cũng như quy
định ở các nước xuất, nhập khẩu lao động.
7


 XKLĐ còn là hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội. Vì XKLĐ thực
chất là xuất khẩu sức lao động, mà sức lao động lại gắn bó chặt chẽ với người
lao động không thể tách rời. Do vậy mọi chính sách trong lĩnh vực XKLĐ đều
phải kết hợp với các chính sách xã hội.
 XKLĐ là một phương tiện thực hiện phân công lao động quốc tế, tạo
chuyên môn hóa sản xuất, sử dụng lao động một cách hợp lí và hiệu quả, phù
hợp với điều kiện của từng quốc gia, tận dụng triệt để lợi thế so sánh giữa
nước xuất khẩu và nhập khẩu lao động.
 Trong quan hệ XKLĐ cần chú trọng đảm bảo lợi ích của ba bên: Nhà
nước, doanh nghiệp và người lao động. Có như vậy thì hoạt động xuất khẩu
mới phát triển lâu dài và bền vững.
2.1.1.2 Các lý thuyết về thương mại quốc tế và xuất khẩu lao động
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một
hay nhiều quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán nhằm khai thác

lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi
hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia
mở rộng hoạt động này.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương.
Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng
phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hình thức sơ khai của
chúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hoá nhưng cho đến nay nó đã phát triển
rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của
nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc
hàng hoá thiết bị công nghệ cao và các dịch vụ khác. Tất cả các hoạt động này
đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh
nghiệp tham gia nói riêng.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có
thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể
được diễn ra trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
 Lý thuyết di chuyển nguồn nhân lực
Giả định thế giới chỉ bao gồm hai quốc gia là nội địa và nước ngoài. Để
tạo ra các sản phẩm mỗi nước đều phải sử dụng các yếu tố sản xuất như vốn,
lao động, đất đai,... Tuy nhiên để đơn giản hóa mô hình phân tích, giả định
rằng ngoài yếu tố lao động, các yếu tố sản xuất khác ở hai nước này là không
8


đổi, không có cơ hội cho thương mại thông thường giữa hai nước. Cách duy
nhất để nền kinh tế giữa các nền kinh tế này hòa nhập là sự duy chuyển của
lao động quốc tế. Có thể thấy, nếu nội địa là nước có nền kinh tế dồi dào lao
động hơn nước ngoài, thì công nhân nội địa sẽ có mức thu nhập thấp hơn công
nhân nước ngoài. Điều này tạo động lực cho yếu tố lao động di chuyển.
Nếu cho phép lao động tự do di chuyển giữa hai nước, công nhân sẽ di

chuyển từ nội địa ra nước ngoài. Sự di chuyển này làm lực lượng lao động nội
địa giảm súc và gia tăng lao động nước ngoài. Do vậy dẫn đến tiền lương công
nhân nội địa sẽ tăng còn tiền lương tại nước ngoài sẽ giảm. Nếu không có gì
cản trở thì quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi sản phẩm biên của lao động ở
hai nước là như nhau.
Sự phân bố lại lực lượng này sẽ dẫn tới:
 Mức lương thực tế thống nhất, mọi người đều được một mức thu nhập
như nhau. Mức lương thực tế ở nội địa sẽ tăng lên trong khi ở nước ngoài lại
giảm.
 Làm gia tăng sản lượng thế giới nói chung.
 Bên cạnh những mặt lợi, việc di cư lao động quốc tế cũng mang lại
thiệt hại cho một số người. Đó là những người lúc đầu làm việc ở nước ngoài
với mức lương thực tế cao hơn nay sẽ phải nhận một mức lương thấp hơn; và
những người thuê lao động ở nội địa phải trả số tiền lương thực tế cao hơn lúc
ban đầu cho người lao động nội địa. Tuy nhiên sự thiệt hại này chỉ xảy ra ở
một nhóm người nhất định, còn trên phương diện quốc gia, việc di cư lao động
mang lại nhiều mặt lợi về kinh tế hơn cho mỗi quốc gia nói riêng và thế giới
nói chung.
 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Theo quan điểm về lợi thế tuyệt đối của nhà kinh tế học Adam Smith,
một quốc gia chỉ sản xuất các loại hàng hoá, mà việc sản xuất này sử dụng tốt
nhất, hiệu quả nhất các tài nguyên sẵn có của quốc gia đó. Đây là một trong
những giải thích đơn giản về lợi ích của thương mại quốc tế nói chung và xuất
khẩu nói riêng. Nhưng trên thực tế việc tiến hành trao đổi phải dựa trên
nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Nếu trong trường hợp một quốc gia có lợi và
một quốc gia khác bị thiệt hại thì họ sẽ từ chối tham gia vào hợp đồng trao đổi
này. Tuy nhiên, lợi thế tuyết đối của Adam Smith cũng giải thích được một
phần nào đó của việc đem lại lợi ích của xuất khẩu giữa các nước đang phát
triển. Với sự phát triển mạmh mẽ của nền kinh tế toàn cầu mấy thập kỷ vừa
qua cho thấy hoạt động xuất khẩu chủ yếu diễn ra giữa các quốc gia đang phát

9


triển với nhau, điều này không thể giải thích bằng lý thuyết lợi thế tuyệt đối.
Trong những cố gắng để giải thích các cơ sở của thương mại quốc tế nói
chung và xuất khẩu nói riêng, lợi thế tuyệt đối chỉ còn là một trong những
trường hợp của lợi thế so sánh.
 Lý thuyết lợi thế so sánh
Theo như quan điểm của lợi thế so sánh của nhà kinh tế học người Anh
David Ricardo. Ông cho rằng nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với
hiệu quả của quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì
quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu để tạo ra lợi ích. Khi
tham gia vào hoạt động xuất khẩu quốc gia đó sẽ tham gia vào việc sản xuất
và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng ít bất lợi nhất (đó là
những hàng hoá có lợi thế tương đối) và nhập khẩu những hàng hoá mà việc
sản xuất ra chúng có những bất lợi hơn (đó là những hàng hoá không có lợi thế
tương đối).
Ông bắt đầu với việc chỉ ra những lợi ích của thương mại quốc tế do sự
chênh lệch giữa các quốc gia về chi phí cơ hội. “Chi phí cơ hội của một hàng
hoá là một số lượng các hàng hoá khác người ta phải bỏ để sản xuất hoặc kinh
doanh thêm vào một đơn vị hàng hoá nào đó”. Theo học thuyết về lợi thế so
sánh của David Ricardo thì hàng hóa Việt Nam vẫn còn sức cạnh tranh cao
trên thị trường thế giới trong đó có thị trường Nhật Bản. Việt Nam vẫn là một
quốc gia nông nghiệp không có nguồn vốn tài chính dồi dào, thế mạnh của
Việt Nam trong cạnh tranh quốc tế là nguồn lực lao dồi dào động sẵn có, cần
cù, sáng tạo và ham học hỏi. Đặc biệt là giá nhân công rẻ.
 Học thuyết Heckcher - Ohlin
Như chúng ta đã biết lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo chỉ đề
cập đến mô hình đơn giản chỉ có hai nước và việc sản xuất hàng hoá chỉ với
một nguồn đầu vào là lao động. Vì thế mà lý thuyết của David Ricardo chưa

giải thích một cách rõ ràng về nguồn gốc cũng như là lơị ích của các hoạt động
xuất khẩu trong nền kinh tế hiện đại. Để đi tiếp con đường của các nhà khoa
học đi trước hai nhà kinh tế học người Thuỵ Điển đã bổ sung mô hình mới
trong đó ông đã đề cập tới hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Học thuyết
Hecksher - Ohlin phát biểu: Một nước sẽ xuất khẩu loại hàng hoá mà việc sản
xuất ra chúng sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó và
nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng cần nhiều yếu tố đắt và
tương đối khan hiếm ở quốc gia đó. Hay nói một cách khác một quốc gia
tương đối giàu lao động sẽ sản xuất hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nhập
khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều vốn.
10


Về bản chất học thuyết Hecksher - Ohlin căn cứ về sự khác biệt về tính
phong phú và giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất, là nguyên nhân dẫn
đến sự khác biệt về giá cả tương đối của hàng hoá giữa các quốc gia trước khi
có các hoạt động xuất khẩu để chỉ rõ lợi ích của các hoạt động xuất khẩu. Sự
khác biệt về giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất và giá cả tương đối của
các hàng hoá sau đó sẽ được chuyển thành sự khác biệt về giá cả tuyệt đối của
hàng hoá. Sự khác biệt về gíá cả tuyệt đối của hàng hoá là nguồn lợi của hoạt
động xuất khẩu.
Nói một cách khác, một quốc gia dù ở trong tình huống bất lợi vẫn có thể
tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này các quốc
gia tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế tương
đối và nhập khẩu những mặt hàng không có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn
hoá trong sản xuất này làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình
một cách tốt nhất, giúp tiết kiệm được những nguồn lực như vốn, lao động, tài
nguyên thiên nhiên,… trong quá trình sản xuất hàng hoá. Chính vì vậy trên
quy mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng sẽ tăng.
2.1.1.3 Các hình thức xuất khẩu lao động

Hoạt động XKLĐ của nước ta diễn ra chủ yếu ở 2 hình thức.
Thứ nhất, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài bao gồm:
 Hiệp định chính phủ ký kết giữa hai nước. Là hình thức đưa lao động
đi bồi dưỡng, học nghế, nâng cao trình độ, được Việt Nam áp dụng từ giai
đoạn 1980 - 1991 thông qua ký hiệp định hợp tác với các nước Liên Xô (cũ),
CHDC Đức, Tiệp Khắc trước đây. Lao động của nước ta ở lại các nước này
sống, sinh hoạt theo đoàn đội có sự quản lí thống nhất từ trên xuống dưới và
làm việc cùng với lao động của nước sở tại. Đây là hình thức áp dụng cho cả
hai đối tượng là lao động có tay nghề và lao động phổ thông.
 Hợp tác lao động và chuyên gia. Hình thức này được áp dụng đối với
các nước Trung Đông và Châu Phi trong việc cung ứng lao động và chuyên
gia sang làm việc tại một số nước. Số lao động này có thể đi theo đoàn, đội
hay cá nhân...
 Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, khoán xây dựng công
trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.
Hình thức này chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng. Đây là hình
thức mà người lao động thuộc quyền quản lí của doanh nghiệp Việt Nam được
đi nước ngoài làm việc đồng bộ tại các công trình phía nước ngoài giao thầu
hay giao phần nhân công của công trình cho doanh nghiệp Việt Nam.
11


 Thông qua các doanh nghiệp Việt nam làm dịch vụ cung ứng lao động
(chủ yếu). Được hình thành từ khi có nghị định 370/HĐBT ngày9/11/1992 của
Hộ đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Việc cung ứng lao động cho các tổ
chức, cá nhân nước ngoài chủ yếu được giao cho các tổ chức kinh tế có chức
năng đưa lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài. Đây là những doanh
nghiệp chuyên về XKLĐ được nhà nước cấp giấy phép hành nghề, thực hiện
kí kết, đưa lao động đi nước ngoài làm việc và quản lí số lao động đó theo quy
định của Nhà nước. Hình thức này đòi hỏi số lao động tương đối đa dạng, tùy

theo yêu cầu và mức độ phức tạp của công việc mà phía nước ngoài yêu cầu
lao động đơn giản hay có tay nghề cao.
 Người lao động trực tiếp ký kết với cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Nhưng khi làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên về XKLĐ để
thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với Nhà nước, với tổ chức kinh tế đưa đi
và cũng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong quá trình làm việc ở
nước ngoài.Hình thức này hiện vẫn chưa phổ biến ở nước ta do người lao động
không có nhiều cơ hội để tiếp xúc và tìm hiểu về các công ty nước ngoài cần
thuê lao động một cách trực tiếp và phổ biến.
Thứ hai, xuất khẩu lao động tại chỗ: là hình thức các tổ chức kinh tế
của Việt Nam cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt
Nam bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; khu chế xuất, khu
công nghiệp, khu công nghệ cao; tổ chức, cơ quan ngoại giao, văn phòng đại
diện...của nước ngoài đặt tại Việt Nam. Ở bài nghiên cứu này, chúng ta chỉ tập
trung nghiên cứu đến hình thức XKLĐ đầu tiên - đưa lao động đi làm việc có
thời hạn ở nước ngoài.
2.1.1.4 Vai trò của hoạt động xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế quan trọng đối với mỗi quốc gia,
đặc biệt đối với các nước kinh tế đang phát triển. Hoạt động này đem lại lợi
ích cho tất cả các bên tham gia: nước XKLĐ, nước nhập khẩu lao động và bản
thân người lao động.
Xét trên gốc độ vĩ mô:
Với nước xuất khẩu lao động: có lợi về nhiều mặt tiêu biểu là các lĩnh
vực kinh tế, xã hội và quan hệ đối ngoại.
 Về kinh tế: XKLĐ có vai trò đặc biệt trong hoạt động kinh tế. Trước
hết nó góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Có
thể nói, XKLĐ giữ một vị trí rất quan trọng trong Chương trình làm việc quốc
gia, nếu như không nói là chủ yếu trong chiến lược giải quyết việc làm, đây là
12



một công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đặt ra
vào năm 2010 là giảm thất nghiệp, xóa hết đói nghèo. Kinh nghiệm từ một số
nước cho thấy, XKLĐ là một giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp có
hiệu quả cao. Bên cạnh đó, XKLĐ còn đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho
đất nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế do vậy rút ngắn
khoảng cách giàu - nghèo giữa các nước phát triển và các nước đang phát
triển.
 Về xã hội: Với quốc gia 90 triệu dân, trên một nửa là người trong độ
tuổi lao động nhưng số thất nghiệp ở thành thị lên đến 3,67% và ở nông thôn
là 1,56% thì XKLĐ là một kênh giải quyết việc làm ý nghĩa nhất. Trong
những năm gần đây, số lao động đi xuất khẩu của nước ta mỗi năm lên đến 80
ngàn người và đến nay đã có khoảng 400.000 người Việt Nam đang làm việc
trên 40 nước và vùng lãnh thổ, mỗi năm bình quân thu về khoảng 2 tỉ USD.
Thực hiện tốt công tác XKLĐ sẽ giảm được tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây
ra, tạo một hướng lao động tích cực cho người lao động, học tập được phong
cách lao động mới do tổ chức lao động ở nước ngoài trang bị.
 Về quan hệ đối ngoại: Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác trong lĩnh
lực XKLĐ là vô cùng quan trọng, từ đó quan hệ giữa nước cung ứng lao động
và nước tiếp nhận lao động trở nên gắn bó hơn, hiểu nhau hơn, tạo ra mối
quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Cung cấp cho nhau những thông tin quan trọng
về những vấn đề hai nước cùng quan tâm và thống nhất quan điểm hai bên
cùng có lợi. Sự đa dạng hóa các quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng thông
qua hợp tác về lao động sẽ tạo điều kiện mở rộng hơn nữa các quan hệ hợp tác
khác.
Với nước nhập khẩu lao động:
Nước nhập khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như: cung cấp
đủ số lao động bù đắp vào các ngành thiếu hụt, khai thác có hiệu quả tiềm
năng của đất nước. Đồng thời mở rộng quan hệ và uy tín với nước có lao
động, khai thác kinh nghiệm, kiến thức, tác phong lao động và cung cách quản

lí của nước khác, mở rộng nhu cầu thị trường trong nước. Ngoài ra XKLĐ
cũng góp phần giải quyết nhu cầu lao động đặc biệt là trong các lĩnh vực mà
lao động địa phương ít tham gia tại nước tiếp nhận lao động.
Xét trên góc độ vi mô:
Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động:

13


 XKLĐ là một bộ phận của xuất khẩu do vậy các doanh nghiệp tham
gia trong lĩnh vực này phải tìm hiểu kỹ nền văn hóa, phong tục tập quán của
nước nhập khẩu. Đây là tiền đề tốt cho quá trình hội nhập quốc tế.
 Doanh nghiệp hoạt động XKLĐ là đã tham gia hiệu quả vào chương
trình quốc gia giải quyết việc làm, đồng thời thực hiện một phần thỏa thuận
hợp tác giữa hai chính phủ.
 Doanh nghiệp XKLĐ làm ăn có hiệu quả sẽ thực hiện nghĩa vụ với
ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên một vấn đề bức xúc đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay đó là
tình trạng ngày càng có nhiều lao động không thực hiện hợp đồng đã ký kết.
Việc này có thể gây ảnh hưởng lớn đối với uy tín của doanh nghiệp cũng như
sự ổn định trên thị trường hiện tại và tiềm năng.
Với người lao động:
+ Người đi XKLĐ có điều kiện giúp gia đình thoát khỏi đói nghèo cải
thiện mức sống của bản thân và gia đình.
+ Người lao động có thể tiếp thu kỹ năng làm việc, quản lý, tích lũy trình
độ tay nghề và kinh nghiệm thực tiễn để tự tạo việc làm sau khi về nước.
2.1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và khả năng xuất khẩu
lao động của một quốc gia
Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau
thuộc cả về quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu hay chính là chịu ảnh

hưởng của cả môi trường kinh doanh quốc gia và môi trường kinh doanh quốc
tế. Các nhân tố trong hai môi trường này gồm:
 Các yếu tố về chính trị và luật pháp
Đó là vấn đề liên quan đến chính trị và luật pháp của chính phủ tới hoạt
động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Nó bao gồm sự ổn định của Chính phủ,
mức độ tham nhũng trong hệ thống chính trị và tiến trình chính trị có ảnh
hưởng đến chính sách kinh tế. Điều dễ hiểu là không một ai muốn XKLĐ sang
một nước đang có sự tranh chấp về mặt chính trị, có sự đấu tranh giành giật
giữa các Đảng phái hay có chiến tranh loạn lạc như Irac và các nước Trung
Đông. Tất cả sẽ thay đổi khi người đứng đầu thay đổi và những thoả thuận đã
được đảm bảo bằng luật pháp trước khi có sự thay đổi này đều có thể bị vô
hiệu với những điều luật mới ra đời cùng với chính phủ mới. Các yếu tố luật
pháp bao gồm các đạo luật điều chỉnh việc trả lương tối thiểu, an toàn lao
động cho công nhân, bảo vệ môi trường và người tiêu dùng,…và những gì
14


×