Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

phân tích thực trạng xuất khẩu tôm đông lạnh của công ty tnhh hải sản việt hải giai đoạn 2011 đến 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.69 KB, 109 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỒ THANH TRÚC

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU
TÔM ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY TNHH
HẢI SẢN VIỆT HẢI GIAI ĐOẠN 2011 - 2013

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: D340120

Năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỒ THANH TRÚC
MSSV: 4118669

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU
TÔM ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY TNHH
HẢI SẢN VIỆT HẢI GIAI ĐOẠN 2011 - 2013

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: D340120

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


THS. LÊ TRẦN THIÊN Ý

Năm 2014



LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt
là Quý thầy cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian em học tại trường. Cùng với
sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành chương trình học của mình.
Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Trần Thiên Ý đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các cô, chú và anh chị tại công
ty TNHH Hải Sản Việt Hải đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em
được học hỏi, tiếp xúc với thực tế trong suốt thời gian em thực tập tại Quý Cơ
quan. Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa nhiều, chưa sâu nên
đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của Quý thầy cô, Ban lãnh đạo, các cô, chú, anh, chị tại Quý Cơ quan để
đề tài được hoàn thiện hơn và có giá trị nghiên cứu thực sự. Xin kính chúc Quý
thầy cô, Ban lãnh đạo và toàn thể các cô, chú, anh, chị tại công ty TNHH Hải
Sản Việt Hải lời chúc sức khỏe và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 28 tháng 04 năm 2014
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi rõ họ tên)

Hồ Thanh Trúc

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 28 tháng 04 năm 2014
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi rõ họ tên)

Hồ Thanh Trúc

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Hậu Giang, ngày ..... tháng ..... năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
(ký và ghi rõ họ tên)

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

iv


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

v


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................


vi


MỤC LỤC
Trang
Chương 1. GIỚI THIỆU ................................................ …….Error! Bookmark not defined.
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Phạm vi không gian nghiên cứu .................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.......................................................... ……….Error! Bookmark not defined.
2.1. Phương pháp luận ............................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Khái niệm cơ bản và phân loại xuất khẩu...................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Nhiệm vụ và vai trò của xuất khẩu ................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu .......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Thị trường xuất khẩu .................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Những điều cơ bản về hợp đồng ngoại thương .............. Error! Bookmark not defined.
2.1.6. Một số quy định, tiêu chuẩn liên quan đến mặt hàng thủy
sản nói chung và tôm nói riêng ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ...................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HẢI SẢN
VIỆT HẢI ................................................................. ………Error! Bookmark not defined.
3.1. Giới thiệu về công ty TNHH Hải Sản Việt Hải ................ Error! Bookmark not defined.

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban .............. Error! Bookmark not defined.
3.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hải Sản
Việt Hải giai đoạn 2011 - 2013............................................... Error! Bookmark not defined.
vii


3.2.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty .................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn
2011 - 2013 ............................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.4. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ...... Error! Bookmark not defined.
Chương 4. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TÔM ĐÔNG LẠNH

CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT HẢI GIAI ĐOẠN 2011 - 2013……….Error! Bookmark not defi
4.1. Tình hình sản xuất tôm đông lạnh để xuất khẩu của công ty
TNHH Hải Sản Việt Hảii ....................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Các sản phẩm chính của công ty ................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Tình hình nguyên liệu đầu vào ...................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.3. Quy trình chế biến ........................................................ Error! Bookmark not defined.
4.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu tôm đông lạnh của công ty
TNHH Hải Sản Việt Hải giai đoạn 2011 - 2013...................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Thực trạng xuất khẩu chung giai đoạn 2011 - 2013....... Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Phân tích theo cơ cấu mặt hàng tôm đông lạnh xuất khẩuError! Bookmark not defined.
4.2.3. Phân tích theo thị trường xuất khẩu .............................. Error! Bookmark not defined.
4.3. Phân tích thực trạng marketing xuất khẩu của công ty TNHH
Hải Sản Việt Hải .................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.1. Chiến lược sản phẩm – hàng hóa .................................. Error! Bookmark not defined.
4.3.2. Chiến lược giá .............................................................. Error! Bookmark not defined.
4.3.3. Chiến lược phân phối.................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.4. Chiến lược chiêu thị...................................................... Error! Bookmark not defined.

Chương 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU TÔM ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY ………Error! Bookmark not defined.
5.1. Phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức
của công ty ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
5.1.1. Điểm mạnh ................................................................... Error! Bookmark not defined.
5.1.2. Điểm yếu ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
5.1.3. Cơ hội........................................................................... Error! Bookmark not defined.
5.1.4. Thách thức.................................................................... Error! Bookmark not defined.
5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của
công ty TNHH Hải Sản Việt Hải ........................................... Error! Bookmark not defined.
5.2.1. Giải pháp về nguồn nguyên liệu.................................... Error! Bookmark not defined.
viii


5.2.2. Hoàn thiện công tác Marketing ..................................... Error! Bookmark not defined.
5.2.3. Mở rộng thị trường xuất khẩu ....................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 6. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ .......................... ………Error! Bookmark not defined.
6.1. Kết luận ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
6.2. Kiến nghị......................................................................... Error! Bookmark not defined.
6.2.1. Đối với nhà nước .......................................................... Error! Bookmark not defined.
6.2.2. Đối với Công ty TNHH Hải Sản Việt Hải ..................... Error! Bookmark not defined.

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để thực hiện cơ chế nền kinh tế mở cửa, Việt Nam gia nhập và trở thành
thành viên chính thức của ASEAN, WTO. Từ đó Việt Nam có những bước

chuyển mình rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, xã hội, khoa học - kỹ thuật...
Việc hợp tác về kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới là điều tất
yếu. Vì thế xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền
kinh tế thị trường của nước ta.
Việt Nam có bờ biển dài 3.200 km cùng với hệ thống sông ngòi, đầm phá
chằng chịt. Điều kiện đất đai, khí hậu nhìn chung rất thuận lợi cho việc nuôi
trồng thủy hải sản. Vì vậy, từ lâu Việt Nam đã trở thành một trong những quốc
gia sản xuất và xuất khẩu hải sản hàng đầu khu vực và trên thế giới, đem về
nguồn ngoại tệ ngày càng lớn cho đất nước. Cùng với sự phát triển của nghề
nuôi tôm công nghiệp, hàng loạt nhà máy chế biến tôm xuất khẩu đã ra đời.
Công nghệ chế biến tôm Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả thông qua sự gia tăng tỉ trọng của các sản phẩm chế biến. Là mặt
hàng xuất khẩu chủ lực, tôm đã đem về những đóng góp quan trọng trong giá
trị xuất khẩu năm 2011. Tính đến tháng 12/2011, xuất khẩu tôm của Việt Nam
đã thu về gần 2,4 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó,
tôm sú đạt hơn 1,4 tỷ USD và tôm chân trắng đạt hơn 700 triệu USD (Nguồn:
Tổng cục Thủy sản).
Tuy nhiên, ngành tôm Việt Nam cũng đang đối diện với những thách
thức. Một trong những thử thách đó là giá nguyên liệu đầu vào quá cao, gây
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu và khả năng cạnh tranh tôm Việt
Nam với thế giới. Năm 2012, giá tôm nguyên liệu ở Việt Nam cao hơn tôm Ấn
Độ từ 30 - 40%; gần 30% với tôm Ecuador; 15% với Indonesia và 10% so với
Thái Lan (Nguồn: Thủy sản Việt Nam). Bên cạnh đó, việc nhà nhập khẩu từ
chối tôm Việt Nam vì dư lượng kháng sinh, thêm vào đó, chất lượng tôm
giống thấp, kỹ thuật nuôi trồng chưa cao và dịch bệnh hoành hành nên chất
lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam giảm, khiến tôm của Việt Nam khó cạnh
tranh được với các nhà cung cấp khác như Indonesia, Ấn Độ hay Ecuador…
Theo Báo cáo ngành tôm Việt Nam năm 2012 của Hiệp hội chế biến và
xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tính đến tháng 10/2012, số doanh nghiệp xuất
khẩu tôm chỉ còn khoảng 70 doanh nghiệp. Dịch bệnh, thiếu vốn và nhu cầu từ

thị trường thế giới sụt giảm đang là những yếu tố cơ bản khiến cho nhiều
1


doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm phải ngừng hoạt động xuất khẩu. Bên
cạnh đó, nhiều chính sách quản lý của nhà nước như quy định về kiểm soát an
toàn thực phẩm cũng trực tiếp và gián tiếp tạo thêm gánh nặng về chi phí và
sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Những thách thức, khó khăn đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động chế biến và xuất khẩu tôm của Công ty TNHH Hải Sản Việt Hải. Để
hiểu rõ hơn về thực trạng xuất khẩu cũng như những thuận lợi và khó khăn mà
công ty đang đối mặt, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động xuất khẩu của công ty, em quyết định chọn đề tài "Phân tích
thực trạng xuất khẩu tôm đông lạnh của Công ty TNHH Hải Sản Việt Hải"
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng xuất khẩu tôm đông lạnh của công ty TNHH Hải
Sản Việt Hải trong giai đoạn 2011 - 2013, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả xuất khẩu tôm của công ty trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng xuất khẩu tôm đông lạnh của công ty TNHH Hải
Sản Việt Hải giai đoạn 2011 - 2013.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tôm của công
ty
- Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tôm cho
công ty.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Hải Sản Việt Hải, huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

1.3.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu
- Số liệu được thu thập trong 3 năm 2011, 2012, 2013 của công ty TNHH
Hải Sản Việt Hải.
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 6/1/2014 đến 28/04/2014.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về tôm đông lạnh xuất khẩu của công ty TNHH Việt
Hải.
2


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm cơ bản và phân loại xuất khẩu
2.1.1.1. Khái niệm
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản
phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải
di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia.
Theo luật thương mại 2005, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa đưa ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực hải quan riêng của Việt Nam
theo quy định của pháp luật
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động buôn bán hàng hóa, dịch vụ cho người
hoặc tổ chức nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, có thể là ngoại tệ của một hoặc cả
hai quốc gia và đây là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương. Nó đã
xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triển
mạnh mẽ về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hình thức của chúng chỉ là hoạt động
trao đổi hàng hóa nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và biểu hiện
với nhiều hình thức.
2.1.1.2. Các hình thức xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu mà trong đó người bán và
người mua quan hệ trực tiếp với nhau để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá
cả và các điều kiện xuất nhập khẩu khác. Xuất khẩu trực tiếp thường đòi hỏi
chi phí cao và ràng buộc nguồn lực lớn để phát triển thị trường. Tuy vậy xuất
khẩu trực tiếp cho phép người xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu của thị trường
về số lượng, chất lượng, giá cả để người bán thỏa mãn tốt nhu cầu của thị
trường và người bán không bị chia sẻ lợi nhuận.
Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hóa ra nước ngoài thông qua
các trung gian xuất khẩu như đại lý hoặc người môi giới. Đó có thể là các cơ
quan, văn phòng đại diện, các công ty ủy thác xuất nhập khẩu... Xuất khẩu
gián tiếp sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng các nhà xuất khẩu, đồng thời
khiến nhà xuất khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian.
Hình thức này thường sử dụng với các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ
3


điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa
thành thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Xuất khẩu ủy thác
Xuất khẩu uỷ thác là hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị được cấp giấy
phép xuất khẩu không có điều kiện đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp
đồng xuất khẩu, phải uỷ thác cho đơn vị khác có chức năng kinh doanh xuất
nhập khẩu tiến hành xuất khẩu hộ. Và đơn vị giao uỷ thác phải trả một khoảng
hoa hồng cho đơn vị nhận uỷ thác theo một tỷ lệ nhất định đã được thoả thuận
trong hợp đồng. Ưu điểm của hình thức này là độ rủi ro thấp mà vẫn thu được
một khoản lợi nhuận và hoa hồng cho xuất khẩu. Tuy nhiên hiệu quả kinh
doanh thấp không đảm bảo tính chủ động trong kinh doanh.
Gia công quốc tế
Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu.

Trong đó, người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị,
nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu mã và định mức cho trước.
Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu
cầu của khách hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại
cho người đặt gia công để nhận tiền công. Hình thức này phổ biến ở các nước
đang phát triển có nguồn lực dồi dào, vừa tạo được công ăn việc làm cho
người lao động, lại vừa tiếp nhận công nghệ mới và đặc biệt là không phải bỏ
ra nhiều vốn, không lo thị trường tiêu thụ.
2.1.2. Nhiệm vụ và vai trò của xuất khẩu
2.1.2.1. Nhiệm vụ
Để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với nền kinh tế khu vực và
thế giới, nhiệm vụ của công tác xuất khẩu là:
- Gia tăng thị phần hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế, để ta
có thể tham gia tác động vào cung cầu của thị trường, nhờ đó tác động vào giá
cả theo hướng có lợi.
- Tăng khả năng cạnh tranh để nâng cao vị thế của hàng hóa Việt Nam
trên thị trường quốc tế.
- Đẩy mạnh xuất khẩu để tham gia làm lành mạnh tình hình tài chính
quốc gia: đảm bảo sự cân đối trong cán cân thanh toán và cán cân buôn bán,
giảm tình hình nhập siêu.
- Xuất khẩu để đảm bảo kim ngạch xuất khẩu phục vụ cho quá trình công
nghiệp hóa đất nước.
4


- Xuất khẩu có nhiệm vụ khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương
đối của đất nước, kích thích các ngành kinh tế phát triển.
- Xuất khẩu để góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất tăng thu
nhập cho nền kinh tế.
- Xuất khẩu nhằm cải thiện từng bước đời sống cho nhân dân thông qua

tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập của nhân dân.
- Hoạt động xuất khẩu còn có nhiệm vụ phát triển quan hệ đối ngoại với
tất cả các nước nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á, nâng cao uy tín
của Việt Nam trên trường quốc tế, thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng
và Nhà nước: "đa dạng hóa thị trường và đa phương hóa quan hệ kinh tế, tăng
cường hợp tác khu vực".
2.1.2.2. Vai trò của xuất khẩu
Thứ nhất, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu
nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất.
Thật vậy, nhập khẩu cũng như vốn đầu tư của một đất nước thường dựa
vào ba nguồn tiền chủ yếu: Viện trợ, đi vay và xuất khẩu. Trong đó xuất khẩu
là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất
thiết yếu phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa đất nước.
Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng kích
thích sự tăng trưởng kinh tế: việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy
mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây phản
ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả tăng
tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh có hiệu quả.
Thứ ba, xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công
nghệ sản xuất: bởi để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách
chất lượng sản phẩm thì một mặt sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công
nghệ, mặt khác người lao động phải nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh
nghiệm sản xuất tiên tiến.
Thứ tư, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu
kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và
tương đối của đất nước: thật vậy, khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, thì nền
kinh tế phải trực diện tiếp xúc với môi trường cạnh tranh lớn và muốn có chỗ
đứng của sản phẩm xuất khẩu trên thị trường khu vực và thế giới, thì các
ngành kinh tế phục vụ xuất khẩu phải được hoạch định dựa trên lợi thế quốc
gia như: tài nguyên, lao động, vốn, kỹ thuật và công nghệ... có như vậy sản


5


phẩm xuất khẩu mới rẻ, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với sản phẩm
các quốc gia khác.
Thứ năm, đẩy mạnh xuất khẩu làm cho sản phẩm sản xuất của quốc gia
sẽ tăng thông qua mở rộng với thị trường quốc tế: Mở cửa kinh tế, phát triển
hướng về xuất khẩu có thể nuôi dưỡng sự tăng trưởng của xí nghiệp công
nghiệp non trẻ trở thành công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế
giới bằng việc mở rộng thị trường và đưa ra được những sản phẩm và quy
trình sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, nhu cầu về các loại sản phẩm
khác nhau ở các quốc gia.
Thứ sáu, đẩy mạnh xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến
nâng cao mức sống cả nhân dân vì nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận
người lao động có công ăn việc làm và có thu nhập, ngoài ra một phần kim
ngạch xuất khẩu dùng để nhập khẩu những hàng tiêu dùng thiết yếu góp phần
cải thiện đời sống nhân dân.
Thứ bảy, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế
giữa các nhà nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
2.1.3.1. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
của công ty
- Lợi thế so sánh của nước xuất khẩu so với lợi thế của các nước xuất
khẩu khác do điều kiện thiên nhiên, khí hậu, đất đai, tài nguyên,... Nên khiến
sản phẩm xuất khẩu của nước đó có chất lượng tốt, giá thành thấp so với sản
phẩm cùng chủng loại của nước xuất khẩu khác.
- Chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước như giảm thuế xuất
khẩu, cấp tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp cho công ty xuất khẩu, có cơ quan
nghiên cứu thị trường nước ngoài và phổ biến các thông tin cần thiết về sản

phẩm và thị trường cho nhà xuất khẩu.
- Tỷ giá nội tệ và đồng ngoại tệ: nếu đồng trong nước mất giá so với đô la
Mỹ sẽ có lợi cho nhà xuất khẩu vì hàng bán ra nước ngoài với giá thấp nên có
tính cạnh tranh cao. Trái lại, đồng tiền trong nước tăng giá so với đô la Mỹ,
giá bán ra nước ngoài cao, khó cạnh tranh với hàng hóa các nước khác.
- Các cơ hội đặc biệt trong thị trường xuất khẩu, tức là những cơ hội đột
xuất giúp cho công ty xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn các trường hợp
thông thường do thị trường xuất khẩu đột nhiên bị hút hàng hoặc do thị trường
nhập khẩu cấm nhập hàng cùng chủng loại từ một nước xuất khẩu khác. Các

6


cơ hội này được gọi là "cơ hội xuất khẩu" (export opportunity). Tất nhiện, cơ
hội này không có nhiều trong hoạt động xuất khẩu.
2.1.3.2. Các yếu tố bên trong công ty
- Trình độ năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám đốc
doanh nghiệp: Đây là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành
công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì trình độ và năng lực quản trị
kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có được
các chiến lược kinh doanh đúng đắn, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tận
dụng được các cơ hội của thị trường quốc tế trên cơ sở khả năng vốn có của
mình.
- Trình độ và năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ kinh
doanh trong doanh nghiệp: Cán bộ kinh doanh là những người trực tiếp thực
hiện các công việc của quá trình xuất hàng hoá. Vì vậy, trình độ và năng lực
trong hoạt động xuất khẩu của họ sẽ quyết định tới hiệu quả công việc, theo đó
quyết định tới hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Biểu hiện ở quy mô vốn hiện có
và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Năng lực tài chính có thể làm

hạn chế hoặc mở rộng các khả năng khác của doanh nghiệp, vì vốn là tiền đề
cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có tác động không nhỏ tới kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chiến lược kinh doanh
không phù hợp làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn đến phá sản còn phù hợp
(đúng hướng) sẽ phát triển tốt.
2.1.4. Thị trường xuất khẩu
2.1.4.1. Khái niệm
Thị trường là một phạm trù kinh tế hàng hoá, thị trường được nhiều nhà
kinh tế định nghĩa khác nhau. Có người coi thị trường là cái chợ nơi diễn ra
các hoạt động mua bán hàng hoá. Hội quản trị Hoa Kỳ coi: “Thị trường là tổng
hợp các lực lượng và các điều kiện, trong đó người mua và người bán thực
hiện các hoạt động nhằm chuyển hàng hoá từ người bán sang người mua”. Có
nhà kinh tế lại quan niệm “Thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua
và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá và dịch vụ” hay
đơn giản hơn thị trường là tổng hợp các số cộng của người bán và người mua
về một loại sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ. Gần đây có nhà kinh tế lại định
nghĩa “thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là một quá trình trong đó người
mua và người bán một thứ hàng hoá nào đó tác động qua lại nhau để xác định
7


giá cả, số lượng hàng hoá, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán bằng tiền
trong một không gian và thời gian nhất định”.
Thị trường xuất khẩu là tổng thể các mối quan hệ tác động qua lại giữa
các thương nhân ở các quốc gia khác nhau nhằm mục đích mua bán hàng hoá
và dịch vụ.
2.1.4.2. Chọn lọc thị trường
Có nhiều thị trường xuất khẩu trên thế giới nhưng phải gạn lọc một số thị
trường chủ yếu, trọng điểm.

Các thống kê xuất khẩu/nhập khẩu: qua các thống kê nhập khẩu của từng
nước để đánh giá tiềm năng nhập khẩu của từng nước như sản lượng nhập
từng chủng loại hàng năm và nhập từ nước nào, diễn tiến nhập 4-5 năm để dự
đoán triển vọng tương lai của thị trường đó.
Thiết lập hồ sơ lý lịch về thị trường: phải có hồ sơ về thị trường xuất
khẩu để theo dõi và có biện pháp đối phó thích hợp về thị trường đó.
+ Phân biệt toàn bộ thị trường (total market) hoặc phân khúc thị trường
xuất khẩu (market segment) có đủ lớn để xuất khẩu hay không.
+ Thị trường đó có triển vọng trong tương lai hay không, tức là mức nhập
khẩu có gia tăng theo thời gian hay không.
+ Phải nghiên cứu các kênh phân phối sản phẩm trong thị trường đó.
+ Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, họ chiếm bao nhiêu phần trăm thị
phần và có chỗ đứng cho sản phẩm của chúng ta không.
+ Công nghệ chế biến của công ty hiện đại hay lac hậu so với các đối thủ
vì nếu lạc hậu, chất lượng sản phẩm sẽ không tốt và tiêu hao nhiều nguyên liệu.
2.1.5. Những điều cơ bản về hợp đồng ngoại thương
2.1.5.1. Khái niệm
Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, là sự
thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau, trong đó quy
định bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ có liên
quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua phải
thanh toán tiền hàng.
2.1.5.2. Đặc điểm
* Theo điều 1 Công ước Lahaye 1964 và điều 1 Công ước Viên 1980 về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), một hợp đồng ngoại thương có
những đặc điểm sau:
8


- Chủ thể ký kết hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước

khác nhau; (nếu các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú
của họ, còn quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố
nước ngoài trong hợp đồng mua bán ngoại thương).
- Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được chuyển hoặc sẽ được chuyển
từ nước này sang nước khác.
- Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được lập ở những nước khác
nhau.
* Ở Việt Nam, điều 80 Luật Thương mại được Quốc Hội khóa IX, kỳ
hợp thứ 11 thông qua ngày 10/05/1997 quy định về hợp đồng ngoại thương
như sau: “Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là hợp
đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam
và một bên là thương nhân nước ngoài. Trong các văn bản quy chế khác của
Bộ Thương Mại Việt Nam thì hợp đồng ngoại thương có ba đặc điểm sau:
- Đặc điểm 1: Hàng hóa
Hàng hóa là đối tượng mua bán của hợp đồng, được chuyển ra khỏi đất
nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Đặc điểm 2: Đồng tiền thanh toán
Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc
đối với cả hai bên.
- Đặc điểm 3: Chủ thể của hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng ngoại thương là người mua và người bán phải có
cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau.
Lưu ý: Quốc tịch không phải là một yếu tố phân biệt: dù người mua và
người bán có quốc tịch khác nhau, nhưng nếu việc mua bán được thực hiện
trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thì hợp đồng mua bán cũng không mang
tính chất quốc tế. Ngược lại, một doanh nghiệp Việt Nam buôn bán với một
doanh nghiệp nước ngoài có quốc tịch Việt Nam thì hợp đồng đó vẫn được
xem là hợp đồng ngoại thương.
2.1.5.3. Các nhân tố tác động đến quy trình tổ chức thực hiện hợp
đồng ngoại thương

Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập
khẩu phải làm một số công việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hoặc
nhập khẩu đã ký. Số lượng và nội dung các công việc mà doanh nghiệp cần
làm phụ thuộc các nhân tố sau:
9


* Phụ thuộc vào sự quản lý chặt chẽ của nhà nước đối với mặt hàng mà
doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Có những mặt hàng
xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải xin giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu ở các
cơ quan quản lý nhà nước; có mặt hàng không phải xin. Muốn biết mặt hàng
xuất khẩu, nhập khẩu có phải xin giấy phép hay không thì trước khi ký hợp
đồng ngoại thương, doanh nghiệp phải tìm hiểu cơ chế quản lý xuất nhập khẩu
của Việt Nam thông qua trang wesite của Bộ Thương mại, hoặc của các cơ
quan quản lý ngành ở Trung ương, hoặc qua cơ quan tư vấn của Cục Hải quan
tỉnh, địa phương mà doanh nghiệp có trụ sở hoạt động.
* Phụ thuộc vào phương thức và điều kiện thanh toán quốc tế: có những
phương thức thanh toán chủ yếu như nhờ thu, chuyển tiền, đổi chứng từ trả
tiền ngay hoặc Tín dụng chứng từ. Mỗi phương thức thanh toán đòi hỏi nhà
xuất khẩu, nhà nhập khẩu phải thực hiện các công việc khác nhau ở các giai
đoạn khác nhau để tổ chức thanh toán quốc tế có liên quan đến lô hàng doanh
nghiệp muốn xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
* Phụ thuộc vào điều kiện thương mại (Incoterms):
Ví dụ xuất khẩu theo điều kiện nhóm E và F, người bán không phải thuê
phương tiện vận tải (trừ trường hợp được người mua ủy quyền) và không phải
trả cước phí vận tải chính, các nghĩa vụ này người mua phải thực hiện.
Trong khi đó, nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF người bán phải thực hiện
thuê phương tiện vận tải và phải trả cước phí vận tải chính. Ngoài ra, người
bán còn phải mua bảo hiểm cho hàng hóa chuyên chở.
* Phụ thuộc vào đặc điểm tính chất của hàng hóa chuyên chở:

Hàng chuyên chở bằng container hay hàng rời, hàng lỏng,… Việc này
quyết định thuê tàu chuyến hay tàu chợ; có phải thực hiện đóng gói bao bì hay
không; hàng nông sản thực phẩm phải qua khâu giám định chất lượng bắt buộc;
phải thực hiện hun trùng; phải lấy giấy chứng nhận kiểm dịch động, thực
vật,…
* Phụ thuộc vào các điều kiện khác:
Hàng được miễn giảm thuế hay không? Điều này liên quan đến việc xin
C/O Form A; Form D; Form E phức tạp hơn so với C/O khác và chịu sự kiểm
hóa hải quan khắc khe hơn.

10


2.1.5.4. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương
* Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu: thể hiện qua hình 2.1

Xin giấy phép xuất khẩu (nếu
có)

Thuê
phương
tiện vận
tải khi
xuất khẩu
C; D

Chuẩn bị
hàng hóa,
đóng gói,
ký mã hiệu


Giục người
mua làm
thủ tục ban
đầu thanh
toán

Mua bảo
hiểm khi
xuất khẩu
CIF; CIP
và D

Tàu
chuyến

Tàu chợ

Làm thủ tục
hải quan
xuất khẩu

Giao hàng
xuất khẩu

Giám định
số và chất
lượng hàng
xuất khẩu


Làm bộ chứng
từ thanh toán

Xin C/O xuất
khẩu

Thông báo
cho người
mua

Nguồn: Võ Xuân Thu, Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu (năm 2006,
trang 334)
Hình 2.1. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
11


- Bước 1: Xin giấy phép xuất khẩu (nếu có)
Theo điều 33, Luật Thương mại Việt Nam: “Thương nhân chỉ được hoạt
động thương mại với nước ngoài nếu có đủ các điều kiện do chính phủ quy
định sau khi đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Và
kinh doanh xuất nhập khẩu được quy định cụ thể ở điều 3, chương 2 của Nghị
định 57/CP ngày 31/07/1998: “Thương nhân được phép kinh doanh xuất nhập
khẩu, trừ các mặt hàng cấm xuất, cấm nhập và những mặt hàng xuất nhập
khẩu có điều kiện”.
Đối với các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch hoặc quản lý bằng giấy
phép, doanh nghiệp phải xin giấy phép xuất khẩu trước.
Việc xuất khẩu, nhập khẩu danh mục các loài thủy sản xuất khẩu có điều
kiện, Bộ Thủy sản ban hành danh mục và điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khi
đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, các đơn vị trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu,
nhập khẩu với cơ quan hải quan không cần xin phép Bộ Thủy sản và Bộ

Thương mại.
- Thuê phương tiện vận tải khi xuất khẩu C;D:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương việc thuê tàu
chở hàng được tiến hành dựa vào ba căn cứ sau đây: Những điều khoản của
hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải.
Chẳng hạn nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CIF hoặc
C and F (cảng đến) hoặc của hợp đồng nhập khẩu là FOB ( cảng đi) thì chủ
hàng xuất nhập khẩu phải thuê tàu biển để chở hàng. Tàu này có thể là tàu
chuyến nếu hàng có khối lượng lớn và để trần (bulk cargo). Do đó có thể có
tàu chợ (liner) nếu hàng lẻ tẻ, lặt vặt, đóng trong bao kiện (general cargo) và
trên đường hàng đi có chuyến tàu chợ (regular line). Việc thuê khoang tàu chợ
còn gọi là lưu cước (Booking a ship’s space).
- Chuẩn bị hàng hóa, đóng gói, ký mã hiệu:
Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải
tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp
đồng đã ký với nước ngoài và/hoặc L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán
bằng L/C). Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu
gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu
hàng xuất khẩu.
Trong buôn bán quốc tế, tuy không ít mặt hàng để trần hoặc để rời,
nhưng đại bộ phận hàng hoá đòi hỏi phải được đóng gói bao bì trong quá trình
vận chuyển và bảo quản. Vì vậy, tổ chức đóng gói, bao bì, kẻ mã hiệu là khâu
12


quan trọng của việc chuẩn bị hàng hoá. Muốn làm tốt được công việc bao bì
đóng gói, một mặt cần phải nắm vững loại bao bì đóng gói mà hợp đồng quy
định, mặt khác cần nắm được những yêu cầu cụ thể của việc bao gói để lựa
chọn cách bao gói thích hợp.
- Giục người mua làm thủ thục ban đầu thanh toán:

Thanh toán là một mắc xích trọng yếu trong toàn bộ quá trình tổ chức
thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Trước khi đến thời hạn đôi bên thỏa thuận,
người bán nên nhắc nhở đôn đốc người mua mở L/C đúng hạn hoặc làm thủ
tục chuyển tiền theo quy định của hợp đồng bằng nhiều cách như điện thoại,
fax, telex hay gặp trực tiếp đại diện đối tác của mình. Đối với những hợp đồng
lớn, để chắc chắn người ta dung hình thức đặt cọc (performance bond – PB):
cả hai bên đặt cọc ở ngân hàng 2 – 5 % trị giá hợp đồng nếu bên nào không
thực hiện nghĩa vụ của mình thì sẽ mất tiền cọc.
- Mua bảo hiểm khi xuất khẩu CIF; CIP và D:
Chỉ mua bảo hiểm trong trường hợp bán theo điều kiện thương mại CIF;
CIP và điều kiện của nhóm D. Khi mua bảo hiểm, người xuất khẩu cần thực
hiện các công việc sau:
+ Nghiên cứu kỹ hợp đồng ngoại thương và nội dung của L/C (nếu thanh
toán bằng L/C) để nắm vững: loại tàu cần thuê, điều kiện và giá trị của bảo
hiểm cần mua, nơi khiếu nại đòi bồi thường,…
+ Thuê tàu thích hợp, thực hiện giao hàng cho tàu (hoặc cho CY, CFS)
để lấy B/L.
+ Đến công ty bảo hiểm làm giấy yêu cầu được bảo hiểm cho hàng hóa
chuyên chở (theo mẫu) và thực hiện bổ sung (nếu cần).
+ Đóng phí bảo hiểm trước khi tàu chạy.
+ Gửi tới người mua các chứng từ bảo hiểm (khi bán theo điều kiện CIF
hoặc CIP).
- Làm thủ tục hải quan xuất khẩu:
Việc làm thủ tục hải quan cho lô hàng được tiến hành sau khi hàng hóa
sản xuất xong, kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm đạt.
+ Đăng nhập hệ thống khai hải quan điện tử.
+ Tiến hành khai báo thông tin xuất hàng.
+ Chuẩn bị bộ hồ sơ gồm có: Hợp đồng xuất khẩu (bản sao), tờ khai hải
quan (2 bản gốc), bản kê khai chi tiết hàng hoá (2 bản gốc), giấy chứng nhận
13



×