Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU
TÔM ĐỐI VỚI VIỆT NAM...........................................................................2
1.1. Lý luận chung về xuất khẩu ...............................................................2
1.2. Những qui định của thị trường EU đối với tôm xuất khẩu Việt
Nam trong qui định chung về mặt hàng thủy sản....................................2
1.3. Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với Việt Nam.............................5
1.3.1. Xuất khẩu thủy sản tạo nguồn vốn cho nhập khẩu và tích lũy phát
triển sản xuất,phục vụ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước................5
1.3.2. Xuất khẩu thủy sản đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc
đẩy sản xuất phát triển...............................................................................6
1.3.3. Xuất khẩu thủy sản có tác động tích cực đến việc giải quyết công
ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân...............................................6
1.3.4. Xuất khẩu thủy sản là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ
kinh tế đối ngoại, nâng cao địa vị kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế. 7
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TÔM CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU.........................................................8
2.1. Tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường EU.............8
2.2. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu tôm.............................................11
2.2.1. Những khó khăn khi xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU...............11
2.2.2. Những thuận lợi cho thúc đẩy xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU12
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TÔM
CỦA VIỆT NAM VÀO EU..........................................................................14
3.1. Giải pháp từ phía nhà nước...............................................................14
3.1.1. Đảm bảo nguồn nguồn liệu tôm cho xuất khẩu.............................14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.1.2. Nhà nước khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực thủy sản,có chính
sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tôm về vốn..............................15
3.1.3. Nhà nước hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành tôm.............16
3.1.4. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tôm tìm hiểu hệ thống
pháp luật thương mại EU........................................................................16
3.1.5. Nhà nước giúp doanh nghiệp hạn chế các tranh chấp thương
mại,khắc phục rào cản thương mại mà EU áp dụng đối với hàng hóa
nhập khẩu từ Việt Nam...........................................................................17
3.2. Giải pháp từ phía hiệp hội và nội bộ ngành.....................................18
3.2.1. Tăng cường vai trò của Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản
.................................................................................................................18
3.2.2. Hỗ trợ doanh nghiệp thông tin về thị trường thủy sản EU, đồng
thời hỗ trợ nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật quốc tế cho doanh
nghiệp......................................................................................................18
3.2.3. Đẩy mạnh thực hiện công tác xúc tiến thương mại và phát triển thị
trường EU................................................................................................19
3.2.4 Đảm bảo nguyên liệu và nâng cao chất lượng tôm xuất khẩu sang
EU...........................................................................................................20
3.3. Giải pháp từ phía doanh nghiệp.......................................................21
3.3.1. Các dpoanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam cần chủ động nghiên
cứu thị trường EU....................................................................................21
3.3.2. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.............................................22
3.3.3. Tăng cường các sản phẩm chế biến, đồng thời đa dạng hóa các mặt
hàng xuất khẩu........................................................................................23
3.3.4. Xây dựng thương hiệu cho tôm xuất khẩu ...................................24
3.3.5. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành.........25
KẾT LUẬN....................................................................................................27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................28
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
1.1Tính cấp thiết của đề tài
Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế nước ta trong chính sách hội
nhập mới.Trong đó thủy sản noi chung và mặt hàng tôm nói riêng là một mặt
hàng quan trọng.EU là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế thế
giới, có sự phát triển ổn định và cũng hứa hẹn là bạn hàng chiến lược của
nước ta.
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
-Mục tiêu:
Tìm ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị
trường EU.
-Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hoạt động xuất khẩu tôm sang EU những năm gần đây
Đề xuất các ý kiến
1.3Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đứng trên góc độ doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này
Hoạt động xuất khẩu tôm sang EU những năm gần đây.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU
TÔM ĐỐI VỚI VIỆT NAM.
1.1. Lý luận chung về xuất khẩu
Xuất khẩu sản phẩm là việc bán và cung cấp sản phẩm là hàng hóa và
dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh
toán.
Các hình thức xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức đa
dạng,phong phú ,chủ yếu được thực hiện dưới một số hình thức chủ yếu sau
-Hình thức xuất khẩu trực tiếp:là hoạt động bán hàng trực tiếp của một
quốc gia cho một quốc gia nước ngoài thông qua các văn phòng đại diện để
bán sản phẩm,giới thiệu sản phẩm,hoặc là đầu tư trực tiếp sang nước đó để
nâng cao lợi nhuận.
-Hình thức xuất khẩu gián tiếp:bán hàng của một quốc gia cho quốc gia
nước ngoài qua trung gian
-Hình thức buôn bán đối lưu:là phương thức giao dịch trao đổi hàng
hóa,trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu,người bán đồng thời là
người mua,lượng giao dịch mua bán là tương đương.
-Hình thức gia công quốc tế
1.2. Những qui định của thị trường EU đối với tôm xuất khẩu Việt Nam
trong qui định chung về mặt hàng thủy sản.
Thị trường thủy sản EU mở rộng nhanh chóng trở thành thị trường thủy
sản hàng đầu thế giới và đây là một thị trường không có cơ chế bảo hộ.Tuy
nhiên hàng hóa nói chung và hàng hóa thủy sản nói riêng đều phải trải qua
những qui định nghiêm ngặt của EU.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
EU thống nhất các qui định về chất lượng, sức khoẻ và an toàn vệ sinh
thực phẩm áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ Châu Âu. Thậm chí, Pháp và Ý áp
dụng quy định khắt khe hơn quy định của EU. Vì vậy, nhập khẩu thủy sản vào
Pháp, Ý có thể vẫn bị từ chối mặc dù đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện của
EU. Đặc điểm then chốt các quy định của EU là hàng thủy sản nhập khẩu vào
EU từ các nước thành viên thứ 3 (không thuộc EU) cần phải được chế biến,
đóng gói và bảo quản tại các cơ quan mà EU cho phép hoạt động.
Năm 2006, EU đưa ra luật mới đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu.
Luật mới được xem là nhất thể hóa qui định của EU. Luật mới về nhập khẩu
thủy sản vào EU là sự hợp nhất các qui định và chính sách đã được hài hòa
theo qui chuẩn của liên minh. Luật mới không nhằm gây khó khăn hay giúp
đỡ bất kỳ nước xuất khẩu nào cũng không phải để hạn chế mặt hàng thủy sản
vào EU mà nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả hơn. Bộ luật mới
về nhập khẩu thủy sản được thể hiện trong bốn hệ thống luật của EU với luật
178/2002 là chủ đạo và bốn luật khác bổ sung bao gồm 852/2004, 853/2004,
882/2004 và 854/2004. Luật nhập khẩu thủy sản được hài hòa và thống nhất
là cơ hội cho các nước xuất khẩu vì theo nguyên tắc chỉ cần đáp ứng tiêu
chuẩn chung của Cộng đồng châu Âu (EC), hàng thủy sản có thể vào bất kỳ
thị trường thành viên nào trong EU, thay vì phải điều chỉnh theo từng thị
trường như trước đây.
Muốn nhập khẩu được vào thị trường EU thì phải vượt qua được rào cản
kỹ thuật của EU. "Rào cản kỹ thuật" là biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất
và tiêu dùng nội địa hiện nay vì thuế nhập khẩu vào EU đang giảm dần. Bởi
vậy, yếu tố có tính quyết định để thâm nhập được vào thị trường EU chính là
vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU. Rào cản kỹ thuật chính là qui chế
nhập khẩu chung được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: chất lượng, vệ
sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn
về lao động.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thứ nhất, tiêu chuẩn chất lượng: Chất lượng sản phẩm là chìa khóa của
sự thâm nhập thành công vào thị trường EU. Đặc điểm then chốt của các quy
định hiện tại của EU là hàng thủy sản nhập khẩu từ các nước thứ 3 (không
phải thành viên EU) vào EU cần phải được chế biến, đóng gói, bảo quản,
chuẩn tại các cơ quan mà EU cho phép hoạt động.
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 là yêu cầu bắt buộc đối với các
doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU. Các doanh
nghiệp có giấy chứng nhận ISO thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn
các doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận.
Thứ hai, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm: Các công ty chế biến
thực phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Việc áp dụng Hệ
thống phân tích mối nguy và điểm kiểm sóat tới hạn (HACCP - Hazard
Analysis Critical Control Point) là rất quan trọng và gần như là yêu cầu bắt
buộc đối với các xí nghiệp chế biến thủy hải sản của các nước đang phát triển
muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU. Yêu cầu về nhiệt độ bảo quản
trong quá trình vận chuyển các sản phẩm thủy sản. Yêu cầu về những thành
phần phụ gia được phép sử dụng trong chế biến thủy sản do Văn phòng Thú y
Liên Bang (OVF – Federal Veterinary Office) qui định.
Thứ ba, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: Một đặc điểm nổi bật trên
thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ, khác hẳn với
thị trường của các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu
dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ
thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các
sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra.
Thứ tư, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Thị trường EU yêu cầu hàng hoá
có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo qui định (nhãn sinh thái, nhãn
tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Ví dụ, tiêu chuẩn về thực
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hành nông nghiệp tốt (GAP-Good Agricultural Practices) và các nhãn hiệu
sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ cách đánh giá
cấp độ khác nhau về môi trường. Ngoài ra, các công ty phải tuân thủ hệ thống
quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO14000) và các bộ luật mang tính xã
hội về đạo đức. Tiêu chuẩn SA 8000 (The Social Accountability 8000) là tiêu
chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội sẽ càng trở nên quan trọng trong tương
lai.
Thứ năm, tiêu chuẩn về lao động: Uỷ ban châu Âu đình chỉ hoạt động
của các xí nghiệp sản xuất nội địa ngay khi phát hiện ra những xí nghiệp này
sử dụng lao động cưỡng bức và cấm nhập khẩu những hàng hóa mà quá trình
sản xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như lao động
tù nhân, lao động trẻ em.... đã được xác định trong các Hiệp ước Geneva ngày
25/9/1926 và 7/9/1956 và các Hiệp ước Lao động Quốc tế số 29 và 105.
1.3. Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với Việt Nam
Xuất khẩu tôm trong những năm qua chiếm tỉ trọng lớn trong ngành thủy
sản xuất khẩu sang EU.
1.3.1. Xuất khẩu thủy sản tạo nguồn vốn cho nhập khẩu và tích lũy phát
triển sản xuất,phục vụ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước
Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước,Việt Nam
phải có đủ nguồn vốn để nhập khẩu công nghệ,máy móc và những nguyên vật
liệu cần thiết phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất
nước.Nguồn vốn từ hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng,trong đó ngành
thủy sản có đóng góp một phần đáng kể.Kim ngạch xuất khẩu thủy sản luôn
chiếm một tỷ trọng lớn.khoảng 9-10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
và ngành thủy sản cũng đóng góp khoảng 10% vào GDP của Việt Nam.Thủy
sản đã thực sự trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực.Năm
2000,kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,478 tỷ USD,gấp 7 lần so với năm
1990.Năm 2009,kim ngạch xuất khẩu đã đạt 4,25 tỷ USD,trong đó thị trường
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
EU chiếm 25,8 kim ngạch xuất khẩu.Có thể khẳng định về sự đóng góp của
xuất khẩu thủy sản vào nguồn vốn cho phát triển đất nước.
1.3.2. Xuất khẩu thủy sản đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc
đẩy sản xuất phát triển
Xuất khẩu có tác động tích cực tới hoạt động thúc đẩy sản xuất.
Thứ nhất,xuất khẩu thủy sản phát triển sẽ duy trì và mở rộng thị trường
tiêu thụ cho hàng thủy sản kéo theo sản xuất trong nước phát triển và ổn định
Thứ hai,việc xuất khẩu sẽ làm hàng hóa thủy sản Việt Nam tham gia vào
cuộc canh tranh gay gắt và khắc nghiệt trên thị trường thế giới về giá cả và
chất lượng.Đây là động lực cho các doanh nghiệp trong nước phát triển,đấy
mạnh sản xuất,cải tổ lại bộ máy của mình hiệu quả hơn.
Thứ ba,xuất khẩu thủy sản tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu
vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.Xuất khẩu thủy sản
không chỉ tạo điệu kiện cho ngành thủy sản phát triển mà còn tạo điệu kiện
cho các ngành nghề khác phát triển theo như:ngành khai thác,chế biến,nuôi
trồng thủy sản,công nghiệp đóng tàu…
Thứ tư,xuất khẩu thủy sản tạo ra những tiền đề kinh tế kĩ thuật nhằm cải
tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước
Trong những năm qua,việc tập trung hướng mạnh vào xuất khẩu thủy
sản đã đem lại những thay đổi cho ngành thủy sản Việt Nam,trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước.
1.3.3. Xuất khẩu thủy sản có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn
việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
Thủy sản là một ngành sản xuất có giá trị kinh tế cao.Xuất khẩu thủy sản
đã có những dóng góp to lớn với kinh tế thủy sản nói riêng và nền kinh tế nói
chung.Việc mở rộng qui mô,phát triển sản xuất của ngành thủy sản đang cần
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thêm nhiều lao động.Thu hút lao động vào ngành sẽ giúp giải quyết công ăn
việc làm cho người dân,nâng cao thu nhập,cải thiện đời sống nhân dân.
Số lao động của ngành thủy sản tăng từ 3,12 triệu người(năm 1996)lên
khoảng 3,8 triệu người vào năm 2001,4 triệu người vào năm 2005.Mỗi năm
tạo ta khoảng 125000 chỗ làm mới.
1.3.4. Xuất khẩu thủy sản là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ
kinh tế đối ngoại, nâng cao địa vị kinh tế Việt Nam trên trường
quốc tế
Quan hệ ngoại giao là cơ sở cho các hoạt động thương mại phát triển
trong đó có xuất khẩu.Việc đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và đẩy mạnh xuất
khẩu thủy sản nói riêng có vai trò tăng cường hợp tác quốc tế và góp phần
nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.Đến nay,thủy sản Việt Nam
đã có mặt trên 100 quốc gia và không ngừng được mở rộng.
Sự phát triển không ngừng của hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam
thời gian qua đã góp phần thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế phát
triển.Chính sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế này lại thúc đẩy quan
hệ thương mại phát triển,tiếp tục thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản phát
triển hơn nữa.
Với sự phát triển của thương mại thủy sản Việt Nam và các nước,Việt
Nam đã thiết lập được mối quan hệ song phương và đa phương với các nước
như Đan Mạch.Nhật Bản,Mỹ ,Hàn Quốc,Nga, Thụy Điển…và các tổ chức
quốc tế như FAO,WB,DANIDA…Các mối quan hệ hợp tác này sẽ tạo điều
kiện cho ngành thủy sản phát triển cũng như thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
thủy sản của ngành Việt Nam trong thời gian tới.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU
TÔM CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.1. Tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường EU
Năm 2005, do ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá ở Mĩ, lượng
nhập khẩu tôm của EU từ các nước châu Á gia tăng. Trung Quốc, Ấn Độ,
Thái Lan và Việt Nam đều tăng khối lượng xuất khẩu sang EU từ năm
2004.Một trong những lý do đó là lượng nhập khẩu của thị trường EU từ Mỹ
Latinh giảm do sản lượng nơi đây giảm sút.
Tôm luôn là nhóm sản phẩm nhập nhiều nhất của thị trường EU. Năm
2008, giá trị nhập khẩu tôm tăng theo các dạng sản phẩm. Khối lượng nhập
khẩu tăng từ 385 nghìn tấn năm 2000 lên xấp xỉ 539 nghìn tấn năm 2008, với
giá trị tương ứng là 2,5 tỷ USD lên 3,1 tỷ USD.
Việt Nam đứng trong 5 nước xuất khẩu tôm nhiều nhất thế giới.
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009
43,6 15,75 32,25 58,9 116,35 281 triệu USD
Năm 2009 - một năm “đáng nhớ” đối với ngành tôm Việt Nam. Khối
lượng xuất khẩu đạt gần 210 nghìn tấn với kim ngạch đạt trên 1,67 tỉ USD. So
với năm 2008, tăng 9,4% về khối lượng (KL) và 3% về giá trị (GT).
Trong số 4 mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm tôm,
cá tra, cá ngừ và nhuyễn thể chân đầu thì tôm là mặt hàng duy nhất tăng
trưởng trong năm 2009 đầy “giông bão” vừa qua.
Một năm nhìn lại, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường trên thế
giới cũng có nhiều biến động. Mặc dù Nhật, Mỹ và EU vẫn là ba thị trường
chính nhưng so với năm 2008, thị phần xuất khẩu tôm sang các thị trường này
có thay đổi đáng kể.
Mỹ: Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt trên 395 triệu
USD, giảm 15,4% so với năm 2008, dẫn tới thị phần xuất khẩu sang thị
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trường này giảm từ 28,7% năm 2008 xuống còn 23,6%. Mỹ là nước khởi
nguồn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2008
nhưng nhập khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ chỉ thật sự giảm sâu kể từ tháng
8/2009. Mức giảm liên tục duy trì ở 2 con số và kéo dài cho đến hết tháng 12.
Ngoài yếu tố khan hiếm nguyên liệu trong nước, cũng có thể nói ảnh hưởng
của khủng hoảng tài chính dẫn tới suy thoái kinh tế khiến Mỹ gia tăng nhập
khẩu tôm chân trắng từ Thái Lan do lợi thế về giá và kích cỡ phù hợp.
Nhật: Vẫn duy trì vị trí thị trường nhập khẩu tôm số 1 của Việt Nam với
khối lượng nhập gần 57 nghìn tấn, kim ngạch đạt trên 493 triệu USD, nhưng
năm 2009 lại là một năm “khá buồn” đối với nhiều nhà xuất khẩu tôm sang
Nhật. Sau quý I, xuất khẩu tôm sang thị trường này liên tục sụt giảm cho đến
hết tháng 11 dẫn tới xuất khẩu cả năm giảm 3,3% về lượng và 1% về giá trị.
Thị phần xuất khẩu giảm từ 30,7% xuống còn 29,5% năm 2009. Kinh tế suy
thoái mạnh, tiêu dùng trong nước giảm là nguyên nhân chính dẫn tới thị
trường này giảm nhập khẩu tôm từ hầu hết các nhà cung cấp truyền thống như
Việt Nam, Ấn Độ..
EU: Là thị trường duy nhất trong ba thị trường chính tăng trưởng khả
quan trong năm 2009. Năm vừa qua, Việt Nam xuất 41 nghìn tấn tôm sang
EU, thu về 281 triệu USD. So với năm 2008, lượng xuất khẩu tăng 26,5% và
giá trị tăng hơn 20% kéo theo thị phần xuất khẩu tăng từ 14,4% lên 16,8%
năm 2009. Cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng không
quá “trầm trọng” nên xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU chỉ sụt giảm trong 5
tháng đầu năm sau đó duy trì sức tăng trưởng mạnh trong suốt 7 tháng cuối
năm. Mặc dù giá xuất khẩu tôm sang thị trường EU không cao như giá xuất
sang Nhật và Mỹ nhưng không thể phủ nhận EU là thị trường rất vững vàng
bởi đây là khối kinh tế vững chắc với đồng tiền euro mạnh và ổn định.
Trung Quốc: Năm 2008, Trung Quốc chỉ chiếm 3% thị phần xuất khẩu
tôm Việt Nam thì sang đến năm 2009, Trung Quốc nhanh chóng gia tăng thị
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phần lên 5,7%. Có thể nói Trung Quốc là thị trường đáng chú ý nhất trong
năm vừa qua bởi xuất khẩu tôm sang thị trường này chưa một lần tăng trưởng
dưới 2 con số. Có tháng xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng trưởng tới 3
con số như tháng 2 (+ 294% về KL và +270% về GT). Không quá khắt khe về
chất lượng cộng với nhu cầu lớn về tôm cỡ trung và nhỏ để sản xuất hàng chế
biến giá trị gia tăng chính là ưu thế của thị trường này. Trung Quốc đã trở
thành thị trường “thay thế” hợp lý nhất cho năm 2009.
Hàn Quốc: Xuất khẩu tôm sang thị trường này năm 2009 cũng rất đáng
ghi nhận. Khối luợng xuất khẩu tăng 35,3% (đạt 16.429 tấn), giá trị tăng
26,2% (đạt 107 triệu USD). Thị phần xuất khẩu sang nước này đã tăng từ
5,2% năm 2008 lên 6,4% năm 2009. Hàn Quốc vốn được coi là thị trường
không quá khó tính về chất lượng sản phẩm nhưng họ cũng sẵn sàng áp dụng
các biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt nếu vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ôxtrâylia: Không phải là một thị trường nổi bật nhưng cũng không thể
không nhắc đến thị trường này trong bức tranh tổng thể xuất khẩu tôm trong
năm 2009. Mặc dù, nước này vẫn đang áp dụng các biện pháp kiểm tra
nghiêm ngặt đối với tôm nguyên liệu nhập khẩu nhưng trong bối cảnh Nhật
giảm nhập khẩu thì Ôxtrâylia lại là điểm đến khác rất tiềm năng. Năm 2009,
Việt Nam xuất khẩu trên 8 nghìn tấn tôm sang Ôxtrâylia, thu về gần 72 triệu
USD, tăng 9,2% về KL và 1,8% về GT. Một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng
sang Ôxtrâylia thừa nhận rằng giá xuất sang thị trường này khá cao và ổn
định. Nếu đáp ứng được yêu cầu về chất lượng thì đây là một thị trường
không thể bỏ qua
Năm 2010, XK tôm sang EU cũng tăng trưởng rất đáng chú ý mặc dù
nhiều nước trong khối rơi vào khủng hoảng nợ nghiêm trọng. Nhiều dự báo từ
đầu năm ngờ rằng NK tôm vào khối thị trường chung này sẽ giảm mạnh
nhưng thực tế cho thấy XK tôm Việt Nam sang EU vẫn tăng trưởng cao. 9
tháng đầu năm nay, khối lượng XK sang EU đạt 30.980 tấn, trị giá 225,5 triệu
10