Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần xuất nhập khẩu vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ YẾN NHI

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340120

CẦN THƠ – 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ YẾN NHI
MSSV: 4118662

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 52340120

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


CAO MINH TUẤN

CẦN THƠ - 2014


LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long
(IMEX CUU LONG), em đã tiếp nhận một số kỹ năng nghiệp vụ cơ bản, cảm
nhận đƣợc môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp tại một công ty xuất nhập khẩu
và quan trọng hơn hết là đƣợc lắng nghe những lời hƣớng dẫn và chỉ bảo của
các cô, chú và các anh, chị trong công ty.
Cùng với những kinh nghiệm và kiến thức của thầy Cao Minh Tuấn đã
truyền dạy và chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, góp
phần nâng cao chất lƣợng bài luận. Và hôm nay, em đã chính thức hoàn thành
đề tài báo cáo ”Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần
Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long”.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô, chú và các anh,
chị trong công ty cùng thầy hƣớng dẫn.
Xin chúc các cô, chú và các anh, chị nhiều sức khỏe và luôn thành đạt
trong cuộc sống cũng nhƣ trong sự nghiệp của mình.
Xin chúc thầy hƣớng dẫn luôn dồi dào sức khỏe để sống mãi cùng sự
nghiệp trăm năm trồng ngƣời.
Trân trọng cảm ơn!
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Ngƣời thực hiện
Lê Yến Nhi


TRANG CAM KẾT
Em xin cam đoan đề tài này do chính em thực hiện. Những số liệu thu

thập và kết quả phân tích là trung thực, đề tài không trùng với bất kì nghiên
cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Ngƣời thực hiện
Lê Yến Nhi


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Ngày … tháng … năm 2014

Thủ trƣởng đơn vị


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Ngày … tháng … năm 2014
Giáo viên hƣớng dẫn

Cao Minh Tuấn



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Ngày … tháng … năm 2014
Giáo viên phản biện


MỤC LỤC
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ................................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 1
1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................. 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3.1 Không gian ................................................................................... 2
1.3.2 Thời gian ...................................................................................... 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................. 2
1.4 Lƣợc khảo tài liệu .................................................................................... 2
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 3
2.1Phƣơng pháp luận .................................................................................... 3
2.1.1 Các vấn đề cơ bản về thị trƣờng .................................................. 3
2.1.2 Các vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng hóa ................................... 4
2.2 Tình hình xuất khẩu gạo của cả nƣớc từ năm 2011 đến năm 2013
và 6 tháng đầu năm 2014 ............................................................................... 6
2.2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của cả nƣớc từ năm 2011 đến năm
2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ...................................................................... 6
2.2.2 Chủ trƣơng và định hƣớng của Chính phủ ................................... 9
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 13
2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ....................................................... 13
2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ..................................................... 13
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP


KHẨU VĨNH LONG .................................................................................... 16
3.1 Giới thiệu về Công ty............................................................................... 16
3.1.1 Tổng quan về Công ty .................................................................. 16
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển................................................... 17
3.1.3 Ngành nghề kinh doanh ............................................................... 18
3.2 Tình hình tổ chức hoạt động .................................................................... 19
3.2.1 Nhân sự và cơ cấu tổ chức ........................................................... 19
3.2.2 Nhiệm vụ và chức năng ............................................................... 20

3.3 Phân tích chung về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất
Nhập Khẩu Vĩnh Long từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm
2014 .............................................................................................................. 21
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG .................................... 24
4.1 Phân tích tình hình thu mua, dự trữ gạo của Công ty Cổ phần Xuất
Nhập Khẩu Vĩnh Long ................................................................................... 24
4.1.1 Tình hình thu mua, dự trữ, chế biến và xuất khẩu gạo ................ 24
4.1.2 Sơ lƣợc quy trình chế biến, phân phối và xuất khẩu gạo ............. 26
4.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu qua ba năm 2011, 2012, 2013 và 6
tháng đầu năm 2014 ....................................................................................... 27
4.2.1 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Công ty từ năm 2011
đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ....................................................... 27
4.2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo theo thị trƣờng ....................... 30
4.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo theo từng mặt hàng ................ 31
4.3 Tình hình biến động của giá gạo xuất khẩu ............................................. 35
4.4 Mối liên hệ của sản lƣợng xuất khẩu và giá khi kim ngạch tăng ............ 35


Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH
LONG ........................................................................................................... 37
5.1 Tổng hợp các yếu tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo của Công
ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long ....................................................... 37
5.1.1 Môi trƣờng bên trong Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh
Long .............................................................................................................. 37
5.1.2 Môi trƣờng bên ngoài Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh
Long .............................................................................................................. 38
5.2 Ƣu điểm và nhƣợc điểm của Công ty ...................................................... 40
5.2.1 Ƣu điểm ........................................................................................ 40

5.2.2 Nhƣợc điểm .................................................................................. 41
5.2.3 Nguyên nhân ................................................................................ 41
5.3 Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Xuất
Nhập Khẩu Vĩnh Long ................................................................................... 41
5.3.1 Ma trận SWOT ............................................................................. 41
5.3.2 Giải pháp ...................................................................................... 43
5.4 Định hƣớng phát triển của công ty .......................................................... 45
5.4.1 Mục tiêu của công ty .................................................................... 45
5.4.2 Phƣơng hƣớng phát triển .............................................................. 45
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 47
6.1 Kết luận .................................................................................................... 47
6.2 Kiến nghị.................................................................................................. 48
6.2.1 Đối với nhà nƣớc .......................................................................... 48
6.2.2 Đối với doanh nghiệp ................................................................... 48


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Năm thị trƣờng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm
2011 ............................................................................................................... 6
Bảng 2.2 Năm thị trƣờng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm
2012 ............................................................................................................... 7
Bảng 2.3 Năm thị trƣờng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm
2013 ............................................................................................................... 8
Bảng 2.4 Quy định dƣ lƣợng hóa chất trừ sâu ............................................... 10
Bảng 2.5 So sánh kết quả theo phƣơng pháp nhuộm màu bằng dung dịch
xanh metylen (Phƣơng pháp trọng tài) để xác định mức xát của gạo ........... 11
Bảng 2.6 So sánh kết quả theo phƣơng pháp trực tiếp để xác định mức xát
của gạo ........................................................................................................... 11
Bảng 2.7 Tiêu chuẩn gạo ............................................................................... 12
Bảng 2.8 Mô hình ma trận SWOT ................................................................. 15

Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long từ năm 2011 đến năm 2013 và 6th/2014 .......... 22
Bảng 4.1 Sản lƣợng, kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Xuất
Nhập Khẩu Vĩnh Long từ năm 2011 đến năm 2013 và 6th/2014 ................... 28
Bảng 4.2 Thị trƣờng xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Xuất Nhập
Khẩu Vĩnh Long ............................................................................................ 30
Bảng 4.3 Xuất khẩu gạo theo từng mặt hàng từ năm 2011 đến năm 2013 .... 32
Bảng 4.4 Xuất khẩu gạo theo từng mặt hàng 6th/2014 .................................. 34
Bảng 4.5 Giá gạo xuất khẩu bình quân của Công ty ..................................... 35
Bảng 4.6 Giá cả và lƣợng hàng xuất khẩu năm 2011và 2013 ....................... 36
Bảng 5.1 Ma trận SWOT của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh
Long ............................................................................................................. 41
Bảng 5.2 Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đến năm 2015......................... 46


DANH SÁCH HÌNH
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu
Vĩnh Long ...................................................................................................... 19
Hình 4.1 Quy trình thu mua lúa gạo của Công ty .......................................... 24
Hình 4.2 Quy trình chế biến gạo .................................................................... 26
Hình 4.3 Cấu trúc kênh phân phối ................................................................. 27


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ISO 9001 : 2000
ISO 9001 : 2008

SGS
SWOT

TCVN
TNHH
UBND
UBT
USD
VFA
VPĐD
XN
XNK

Khu vực mậu dịch tự do ASIAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Doanh nghiệp tƣ nhân
Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp Liên
Hiệp Quốc
Hệ thống quản lý chất lƣợng
Hệ thống quản lý chất lƣợng
Quyết định
Tổ chức giám định SGS
Ma trận SWOT
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban Nhân dân
Ủy ban tỉnh
Đơn vị đồng tiền thanh toán của Mỹ
Hiệp hội lƣơng thực Việt Nam
Văn phòng đại diện
Xí nghiệp
Xuất nhập khẩu


FOB
HACCP
UKAS
WTO

Free on Board - Điều kiện xuất khẩu
incoterm 2010
Hazard Analysis and Critical Control Points
United Kingdom Accreditation Service
World Trade Organization

AFTA
ASIAN
DNTN
FAO


Chƣơng 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Do nƣớc ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và có thổ nhƣỡng phù
hợp với đặc tính của cây lúa nên cây lúa đƣợc ngƣời dân lựa chọn là cây trồng
chính. Bên cạnh đó, gạo là lƣơng thực chính của ngƣời dân Việt Nam và một
số quốc gia khác trên thế giới, nhất là các quốc gia châu Á. Nhận thấy đƣợc
tầm quan trọng của cây lúa trong an ninh lƣơng thực của quốc gia cũng nhƣ là
khả năng xuất khẩu lớn, Chính phủ luôn quan tâm sâu sát và có những điều
chỉnh hợp lý. Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn nằm trong nhóm 3 quốc
gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới – xét về số lƣợng.
Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học – kỹ thuật nhƣ ngày nay thì sự cạnh tranh giữa các quốc gia là vô

cùng lớn. Thêm vào đó, từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, tuy đã tạo ra
nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, nhƣng cũng không ít thách thức đƣợc đặt ra
cho các doanh nghiệp trong nƣớc khi không còn sự hỗ trợ của Chính phủ nhƣ
trƣớc. Vấn đề đặt ra là sản phẩm – lúa, gạo – xuất khẩu phải đảm bảo chất
lƣợng, các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm mà thị trƣờng nhập khẩu đặt
ra – đƣợc xem là ngày càng khắt khe. Do đó, các công ty XNK nói chung và
các công ty XNK gạo nói riêng phải chủ động, đảm bảo đƣợc nguồn cung cấp
nguyên liệu – lúa, gạo - không bị gián đoạn cũng nhƣ chất lƣợng của sản phẩm
phải ổn định và an toàn cho sức khỏe con ngƣời.
Cùng chung những lý do trên, Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh
Long cần đánh giá lại tình hình xuất khẩu tại công ty trong vài năm trở lại đây
nhƣ thế nào? Từ đó có những nhận định chính xác và xây dựng hƣớng đi thích
hợp trong tƣơng lai. Do Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long là một
trong những đơn vị quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu gạo của Tỉnh Vĩnh
Long và cũng góp phần ổn định, điều tiết tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo
của Tỉnh cho nên đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại Công ty Cổ
phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long” là hết sức cần thiết.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng gạo của công ty Cổ phần Xuất
Nhập Khẩu Vĩnh Long từ năm 2011 đến năm 2013 và 6th/2014, từ đó đƣa ra
các giải pháp nhằm nâng cao sản lƣợng xuất khẩu gạo của công ty trong thời
gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình xuất khẩu gạo qua các năm 2011, 2012, 2013 và
6 tháng đầu năm 2014.
Phân tích các nhân tố chính ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu
gạo của công ty.
Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình xuất khẩu, nâng
cao khả năng cạnh tranh của công ty trong tƣơng lai.


1


1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian
Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu tại công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu
Vĩnh Long. Các số liệu đƣợc sử dụng trong đề tài chủ yếu đƣợc cung cấp từ
nội bộ công ty.
1.3.2 Thời gian
Đề tài nghiên cứu về tình hình xuất khẩu của công ty trong khoảng thời
gian từ năm 2011 đến năm 2013 và 6th/2014.
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 11.8.2014 đến ngày 17.11.2014.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Công ty kinh doanh và xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản; trong đó, gạo
là mặt hàng chính chiếm trên 50% giá trị xuất khẩu của công ty. Do đó, đối
tƣợng đƣợc nghiên cứu trong đề tài này là tình hình xuất khẩu gạo trực tiếp
của công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long.
1.4 Lƣợc khảo tài liệu
Ngô Lam Phƣơng (2014), đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại
Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long” - Luận văn tốt nghiệp, Khoa
Quản trị kinh doanh, trƣờng Đại học Cửu Long. Với những nội dụng:
Nghiên cứu chi tiết về tình hình xuất khẩu gạo của công ty qua các năm
2011, 2012 và 2013, thông qua việc phân tích các tiêu chí về sản lƣợng, kim
nghạch, giá cả theo từng thị trƣờng, mặt hàng.
Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty qua
các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, chi phí.
Lê Phạm Hiền Thảo (2010), đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu gạo
tại Công ty Cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ” - Luận văn
tốt nghiệp, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ. Đề

tài sử dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối, số tuyệt đối để phân tích tình
hình xuất khẩu gạo qua các năm của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất
khẩu Cần Thơ. Đề tài sử dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn để xác định các
nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố. Để
tìm ra hƣớng phát triển đúng đắn cho công ty, đề tài có sử dụng phƣơng pháp
chuyên gia trong bài làm.
Cao Ngọc Bích (2011), đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của
Công ty Cổ phần Gentraco” - Luận văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế và Quản trị
kinh doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ. Đề tài sử dụng phƣơng pháp so sánh số
tƣơng đối, số tuyệt đối để phân tích tình hình xuất khẩu gạo qua các năm
2008, 2009 và năm 2010. Sử dụng ma trận SWOT để xác định những nhân tố
ảnh hƣởng đến xuất khẩu của công ty và tìm giải pháp phát triển công ty trong
thời gian tới.

2


Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phƣơng pháp luận
2.1.1 Các vấn đề cơ bản về thị trƣờng
2.1.1.1 Khái niệm
Theo cách hiểu cổ điển, thị trƣờng là nơi diễn ra các quá trình trao đổi,
mua bán, nơi mà các ngƣời mua và bán đến với nhau để mua bán các sản
phẩm và dịch vụ. Thị trƣờng thể hiện đặc tính riêng có của nền kinh tế sản
xuất hàng hóa. Không thể coi thị trƣờng chỉ là các chợ, các cửa hàng… mặc
dù nơi đó có mua bán hàng hóa. (Vũ Thế Phú, 1993)
Thị trƣờng chứa tổng số cung, tổng số cầu về một loại hàng hoặc về một
nhóm hàng nào đó. Thị trƣờng là môi trƣờng của kinh doanh. Đó là tấm gƣơng
soi để các cơ sở kinh doanh nhận biết nhu cầu xã hội và để đánh giá hiệu quả

kinh doanh của các xí nghiệp. Thị trƣờng còn là đối tƣợng, là căn cứ của kế
hoạch hóa, là công cụ bổ sung cho các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của
nhà nƣớc. (Vũ Thế Phú, 1993)
2.1.1.2 Chức năng
Chức năng thừa nhận: Hàng hóa có bán đƣợc hay không phải thông qua
chức năng thừa nhận của thị trƣờng, của khách hàng, của doanh nghiệp. Nếu
hàng hóa bán đƣợc, tức là đƣợc thị trƣờng thừa nhận, doanh nghiệp thƣơng
mại mới thu hồi đƣợc vốn, có nguồn thu trang trải chi phí và có lợi nhuận và
ngƣợc lại. Để đƣợc thị trƣờng thừa nhận doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu
cầu của khách hàng để từ đó tiến hành kinh doanh những sản phẩm phù hợp
với nhu cầu trên thị trƣờng.
Chức năng thực hiện: Chức năng này đòi hỏi hàng hóa và dịch vụ phải
đƣợc thực hiện bằng giá trị trao đổi (có thể là tiền, hàng, hoặc các chứng từ có
giá khác), tức là phải có sự dịch chuyển hàng hóa từ ngƣời bán sang ngƣời
mua.
Chức năng điều tiết và kích thích: Qua hành vi trao đổi hàng hóa và dịch
vụ trên thị trƣờng, thị trƣờng sẽ điều tiết và kích thích sản xuất, kinh doanh
phát triển và ngƣợc lại. Chức năng này sẽ điều tiết sự gia nhập ngành hoặc rút
ra khỏi ngành của doanh nghiệp. Thị trƣờng khuyến khích các nhà kinh doanh
giỏi và điều chỉnh hoạt động kinh doanh đầu tƣ theo hƣớng có lợi.
Chức năng thông tin: Thông tin thị trƣờng là những thông tin kinh tế
quan trọng đối với mọi nhà sản xuất kinh doanh, cả ngƣời mua và ngƣời bán,
cả ngƣời cung ứng và tiêu dùng, cả ngƣời quản lý và những ngƣời nghiên cứu
sáng tạo. Việc nghiên cứu thị trƣờng và tìm kiếm các thông tin có ý nghĩa rất
quan trọng đối với việc ra các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh,
cũng nhƣ quyết định của các cấp quản lý.

3



2.1.1.3 Vai trò
Trong nền kinh tế thị trƣờng, thị trƣờng có vị trí trung tâm. Thị trƣờng
vừa là mục tiêu của ngƣời sản xuất kinh doanh vừa là môi trƣờng của hoạt
động sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Do vậy, thị trƣờng có những tác dụng
sau đây:
Một là, bảo đảm điều kiện cho sản xuất phát triển liên tục với quy mô
ngày càng mở rộng và đảm bảo hàng hóa cho ngƣời tiêu dùng phù hợp với thị
hiếu và sự tự do lựa chọn một cách đầy đủ, kịp thời, thuận lợi với dịch vụ văn
minh.
Hai là, thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu, đƣa đến cho ngƣời tiêu dùng
sản xuất và ngƣời tiêu dùng cá nhân những sản phẩm mới. Kích thích sản xuất
ra sản phẩm chất lƣợng cao, văn minh và hiện đại.
Ba là, dự trữ các hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội, giảm
bớt dự trữ ở các khâu tiêu dùng, bảo đảm việc điều hòa cung cầu.
Bốn là, phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ tiêu dùng sản xuất và
tiêu dùng cá nhân ngày càng phong phú, đa dạng, văn minh.
Năm là, thị trƣờng hàng hóa dịch vụ ổn định có tác dụng to lớn để ổn
định sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân.
2.1.2 Các vấn đề cơ bản về xuất khẩu hàng hóa
2.1.2.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa
Theo Luật thƣơng mại (2005, trang 23) định nghĩa: “Xuất khẩu hàng hóa
là việc hàng hóa đƣợc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đƣa vào khu vực
đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật.” .
Mục đích của hoạt động này là thu đƣợc một khoản ngoại tệ dựa trên cơ
sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc
tế.
2.1.2.2 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu
Hoạt động của xuất khẩu là một mặt của hoạt động thƣơng mại quốc tế
nên cũng có những đặc trƣng của hoạt động thƣơng mại quốc tế và nó liên

quan đến hoạt động thƣơng mại quốc tế khác nhƣ bảo hiểm quốc tế, thanh toán
quốc tế, vận tải quốc tế… Hoạt động xuất khẩu không giống nhƣ hoạt động
buôn bán hàng trong nƣớc ở đặc điểm là có sự tham gia buôn bán của đối tác
nƣớc ngoài, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở phạm vi nƣớc ngoài.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của
nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tƣ liệu sản xuất, máy móc
hàng hóa thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu
đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Có thể
diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể
đƣợc diễn ra trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
4


2.1.2.3 Các hình thức xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau:
xuất khẩu tại chỗ, xuất khẩu gia công, ủy thác xuất khẩu, xuất khẩu tự doanh,
xuất khẩu qua đại lý nƣớc ngoài, hình thức tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu….
Mỗi hình thức có những ƣu điểm và khuyết điểm riêng biệt, tùy theo tình hình
của từng đơn vị mà từng công ty có sự lựa chọn cho phù hợp với hoạt động
kinh doanh của mình.
Đối với Công ty Imex Cửu Long, do đã có uy tín trên thị trƣờng và chịu
sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long nên công ty xuất khẩu gạo
qua 2 hình thức: xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu.
Xuất khẩu trực tiếp:
Đây là hình thức mà hàng hóa đƣợc bán trực tiếp ra nƣớc ngoài không
qua trung gian. Theo hình thức này đơn vị kinh doanh xuất khẩu trực tiếp ký
kết hợp đồng ngoại thƣơng. Các doanh nghiệp ngoại thƣơng tự bỏ vốn ra mua
cho các khách hàng nƣớc ngoài (có thể qua một số công đoạn gia công chế
biến).

Ủy thác xuất khẩu:
Xuất khẩu ủy thác là phƣơng thức kinh doanh mà trong đó đơn vị tham
gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với
nƣớc ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị xuất khẩu có uy tín thực hiện hoạt
động xuất khẩu cho mình.
2.1.2.4 Vai trò của xuất khẩu
Vai trò của hoạt động xuất khẩu đã đƣợc tìm hiểu và nhận biết rất sớm
bởi các nhà kinh tế học. Qua quá trình phát triển của nền sản xuất hàng hóa
những quan điểm về vai trò xuất khẩu ngày càng hoàn thiện hơn. Ngày nay,
hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của các công ty
xuất nhập khẩu cũng nhƣ các công ty đa quốc gia. Sau đây là một số vai trò
chủ yếu của xuất khẩu đối với mỗi quốc gia và các doanh nghiệp trong nƣớc.
Đối với quốc gia:
Xuất khẩu là một trong những nhân tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trƣởng
và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, hoạt động này cũng thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất phát triển, có tác động tích cực tới việc giải quyết
công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Xuất khẩu cũng là cơ sở để mở
rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.
Đối với doanh nghiệp:
Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu thì xu hƣớng vƣơn ra thị
trƣờng quốc tế là một xu hƣớng chung của tất cả các quốc gia và các doanh
nghiệp. Xuất khẩu là một trong những cách để các doanh nghiệp thực hiện kế
hoạch bành trƣớng, phát triển, mở rộng thị trƣờng của mình. Doanh nghiệp
tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh
doanh với nhiều đối tác nƣớc ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Xuất
5


khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ, qua đó nâng cao

khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật
liệu… phục vụ cho quá trình phát triển. Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải
luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp
các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của một sản phẩm. Xuất
khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các đơn vị tham gia
xuất khẩu trong và ngoài nƣớc. Đây là một trong những nguyên nhân buộc các
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lƣợng hàng hóa xuất
khẩu, hạ giá thành của sản phẩm, tiết kiệm các nguồn lực.
2.2 Tình hình xuất khẩu gạo của cả nƣớc từ năm 2011 đến năm 2013 và 6
tháng đầu năm 2014
2.2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của cả nƣớc từ năm 2011 đến năm
2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Tình hình xuất khẩu gạo của cả nƣớc năm 2011
Bảng 2.1 Năm thị trƣờng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2011.
Tăng, giảm cả năm
2011 so với năm 2010

Năm 2011
Thị trƣờng
Indonesia

Lƣợng

Trị giá

Lƣợng

Trị giá

(tấn)


(USD)

(%)

(%)

1.882.971

1.019.301.068

+174,00

+194,58

Philippines

975.144

476.320.359

-33,93

-49,72

Malaysia

530.433

292.092.027


+33,27

+64,38

Cu Ba

430.150

230.415.801

-8,92

+10,13

Singapore

385.957

197.908.212

-28,43

-13,12

(Nguồn: Trích bảng Thị trường xuất khẩu gạo năm 2011, báo Vinanet – Bộ Công Thương)

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2011 cả nƣớc xuất khẩu 7,11
triệu tấn gạo, thu về 3,66 tỷ USD, chiếm 3,77% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hoá của cả nƣớc, giá gạo xuất khẩu bình quân đã đạt gần 494

USD/tấn. Việc xuất khẩu gạo năm 2011 không thoát khỏi việc bán ra khi giá
thấp và ngƣng lại khi giá tăng do các công ty tranh thủ bán đƣợc hàng, hành
động này đã gây ra không ít tổn thất cho các công ty xuất khẩu cũng nhƣ
ngƣời nông dân trong nƣớc.
Indonesia là thị trƣờng tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm
2011, chiếm 26,48% về lƣợng và chiếm 27,87% trong tổng kim ngạch với
1,88 triệu tấn, tƣơng đƣơng 1,02 tỷ USD. Thị trƣờng lớn thứ 2 là Philippines
với 975.144 tấn, trị giá 476,32 triệu USD (chiếm 13,71% về lƣợng và chiếm
13,03% kim ngạch). Đứng thứ 3 là xuất khẩu sang thị trƣờng Malaysia
530.433 tấn, trị giá 292,09 triệu USD (chiếm 7,46% về lƣợng và chiếm 7,99%

6


về trị giá); tiếp sau đó là thị trƣờng Cu Ba 430.150 tấn, tƣơng đƣơng 230,42
triệu USD (chiếm 6,05% về lƣợng và 6,3% kim ngạch).
Trong năm 2011 xuất khẩu gạo của Việt Nam mở rộng thêm đƣợc rất
nhiều thị trƣờng mới so với năm 2010 nhƣ: Bangladesh, Senegal, Bờ biển
Ngà, Gana, Thổ Nhĩ Kỳ, Angola, Angieri, I rắc, Hoa Kỳ; trong đó đáng chú ý
là các thị trƣờng mới đạt kim ngạch cao trên 100 triệu USD nhƣ: Bangladesh
180,38triệu USD, Senegal 169,73 triệu USD và Bờ biển Ngà 138,81 triệu
USD.
Tình hình xuất khẩu gạo của cả nƣớc năm 2012
Bảng 2.2 Năm thị trƣờng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2012.
Tăng, giảm năm 2012 so với
năm 2011

Năm 2012
Lƣợng


Trị giá

Lƣợng

Trị giá

(tấn)

(USD)

(%)

(%)

Trung Quốc

2.085.686

898.430.092

+574,97

+459,11

Philippines

1.112.326

475.264.484


+14,07

-0,22

Indonesia

929.905

458.392.226

-50,62

-55,03

Malaysia

764.692

403.157.905

+44,16

+38,02

Bờ biển Ngà

479.590

203.373.535


+64,38

+46,51

Thị trƣờng

(Nguồn: Trích bảng Thị trường xuất khẩu gạo năm 2012, báo Vinanet – Bộ Công Thương)

Trong năm 2012 nƣớc ta đã xuất khẩu 8,02 triệu tấn gạo, thu về 3,67 tỷ
USD (tăng 12,71% về lƣợng và tăng nhẹ 0,45% về kim ngạch so với năm
2011). Trung Quốc là thị trƣờng lớn nhất tiêu thụ gạo của Việt Nam với 2,09
triệu tấn, tƣơng đƣơng 898,43 triệu USD, chiếm 24,46% tổng kim ngạch, tăng
mạnh 574,97% về lƣợng và tăng 459,11% về kim ngạch so với năm trƣớc. Thị
trƣờng lớn thứ 2 là Philipines đạt 1,11 triệu tấn, trị giá 475,26 triệu USD,
chiếm 12,94% tổng kim ngạch, tăng 14% về lƣợng nhƣng giảm 0,22% về kim
ngạch; tiếp đến Indonesia đạt 929.905 tấn, trị giá 458,39 triệu USD, chiếm
12,48% tổng kim ngạch, giảm 50,62% về lƣợng và giảm 55% về kim ngạch;
xuất sang Malaysia 764.692 tấn, trị giá 403,16 triệu USD, chiếm 10.98%, tăng
44,16% về lƣợng và tăng 38,02% về kim ngạch.
Giá XK bình quân FOB đạt 446,86 USD/tấn FOB, giảm 46,85 USD/tấn
so với cùng kỳ. Tuy lƣợng gạo XK cao nhƣng trị giá XK tăng không đáng kể
do giá bình quân giảm. Năm 2012, ngoài cơ cấu thị trƣờng gạo XK thay đổi,
chất lƣợng gạo XK đã có sự chuyển biến nhất định, tỷ lệ gạo cao cấp đã chiếm
7


trên 46% về lƣợng và tăng trên 79% so với năm 2011, loại gạo trung bình và
cấp thấp đã giảm mạnh, chiếm khoảng 35% và giảm khoảng 32% so với năm
2011.
Tình hình xuất khẩu gạo của cả nƣớc năm 2013

Bảng 2.3 Năm thị trƣờng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2013
Năm 2013 so với năm 2012
(%)

Năm 2013
Thị trƣờng
Lƣợng (tấn)
Trung Quốc

Trị giá
(USD)

Lƣợng

Trị giá

2.152.726

901.861.233

+3,21

+0,38

Malaysia

465.977

231.433.189


-39,06

-42,59

Bờ Biển Ngà

561.333

228.534.316

+17,04

+12,37

Philipines

504.558

225.435.744

-54,64

-52,57

GaNa

380.718

182.784.266


+23,71

+22,16

(Nguồn: Trích bảng Thị trường xuất khẩu gạo năm 2013, báo Vinanet – Bộ Công Thương)

Năm 2013, cả nƣớc đã xuất khẩu gần 6,6 triệu tấn gạo, giảm hơn 1,4
triệu tấn (tức giảm 17,76%) so với năm 2012, kim ngạch đạt gần 2,93 tỷ USD,
giảm 20,36%, đây là mức xuất khẩu thấp nhất trong 3 năm qua. Với kết quả
này, Việt Nam đã giảm xuống xếp thứ 3 sau Ấn Độ và Thái Lan trên bảng
tổng xếp xuất khẩu gạo không đáp ứng đƣợc mục tiêu xuất khẩu gạo đã đề ra
7,5 triệu tấn hồi đầu năm 2013; xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm là do áp lực
cạnh tranh cao và sụt giảm nhu cầu của các thị trƣờng truyền thống nhƣ
Malaysia, Philippines và Indonesia. Năm 2014, Việt Nam phấn đấu xuất khẩu
7 triệu tấn gạo.
Các thị trƣờng xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong năm 2013 gồm
Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Hồng Kông và Bờ biển Ngà.
Trung Quốc vẫn là nƣớc nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm
2013. Trong năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu hơn 2,15 triệu tấn gạo, với trị
giá 901,86 triệu USD, tăng 3,21% về khối lƣợng và 0,38% về giá trị, chiếm
30,83% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Lƣợng gạo xuất khẩu sang Bờ biển Ngà đứng thứ 2 thị trƣờng, với
561.333 tấn, trị giá 228,53 triệu USD (tăng trên 17% về lƣợng và tăng 12,37%
về kim ngạch so cùng kỳ); tiếp đến là xuất sang Philippines 504.558 tấn, trị
giá 225,44 triệu USD (giảm mạnh trên 50% cả về lƣợng và kim ngạch); xuất
sang Malaysia 465.977 tấn, trị giá 231,43 triệu USD (giảm 40% cả về lƣợng
và kim ngạch so năm 2012).
Nhìn chung năm 2013, xuất khẩu gạo sang đa số các thị trƣờng bị sụt
giảm so với năm 2012; trong đó một số thị trƣờng sụt giảm mạnh nhƣ:
Indonesia (giảm 83,13% về lƣợng và giảm 80,08% về kim ngạch); Senegal

(giảm 74,65% về lƣợng và giảm 73,6% về kim ngạch); Philippines (giảm
8


54,64% về lƣợng và giảm 52,57% về kim ngạch); Đài Loan (giảm 53,29% về
lƣợng và giảm 49,46% về kim ngạch).
Tình hình xuất khẩu gạo của cả nƣớc 6 tháng đầu năm 2014
Trong 6 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 3,261 triệu
tấn, kim ngạch đạt 1,474 tỷ USD, giảm 8,3% về lƣợng và 6,1% về kim ngạch
so với cùng kỳ năm 2013. Nguồn cung vẫn dồi dào nên thị trƣờng gạo những
tháng còn lại năm 2014 dự báo tiếp tục cạnh tranh gay gắt giữa các nƣớc xuất
khẩu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thị trƣờng lúa gạo có nhiều diễn biến mới,
đơn cử nhƣ Ấn Độ, lƣợng gạo tồn kho của quốc gia này hiện đã giảm đáng kể,
đƣợc cho là xuống tới mức 25 triệu tấn, Thái Lan cũng đang tiến hành rà soát
lại số lƣợng và chất lƣợng gạo xuất khẩu. Bên cạnh đó, một số nƣớc Châu Á
đã tiến hành nhập khẩu để bảo đảm lƣợng gạo dự trữ cần thiết phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong nƣớc. Mới đây, một số dự báo cho thấy hiện tƣợng thời tiết bất
lợi, ảnh hƣởng của hiện tƣợng El-nino - một trong những hiện tƣợng thời
tiết bất thƣờng gây thảm họa cho con ngƣời từ hơn 5000 năm nay - sẽ tác động
ảnh hƣởng giảm sản lƣợng sản xuất lúa gạo một số nƣớc và thúc đẩy nhập
khẩu trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng có mặt thuận lợi là đã
thiết lập đƣợc quan hệ thƣơng mại gạo ổn định với nhiều thị trƣờng quan trọng
ở khu vực Châu Á, Châu Mỹ; các thị trƣờng mới liên tục đƣợc phát triển, mở
rộng; chất lƣợng, giá trị gạo xuất khẩu ngày càng đƣợc nâng lên, thâm nhập
đƣợc vào các thị trƣờng tiêu thụ gạo khó tính nhƣ Hoa Kỳ, Mê-hi-cô, Nhật
Bản, Hồng Kong, Xing-ga-po. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2014,
xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam đã tăng tới gần 20% so với cùng kỳ năm
2013. Trƣớc những diễn biến tình hình trên, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm
2014 đƣợc dự báo sẽ có kết quả khả quan, đạt đƣợc mục tiêu điều hành của

Chính phủ là tiêu thụ hết lúa gạo hàng hóa cho ngƣời nông dân.
2.2.2 Chủ trƣơng và định hƣớng của Chính phủ
2.2.2.1 Về giá cả
Nhà nƣớc ta đã ban hành những chính sách giữ giá ổn định để hỗ trợ xuất
khẩu cho các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo nông dân có lãi. Cụ thể là:
 Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải kiên quyết đấu tranh với hiện
tƣợng tiêu cực, chống bán phá giá, gây thiệt hại đến quyền lợi của ngƣời sản
xuất và của doanh nghiệp. Với chính sách này, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội
phát triển tốt hơn, tăng sự cạnh tranh lành mạnh, không bị ép giá từ phía các
doanh nghiệp khác.
 Bên cạnh đó, các Bộ ngành, địa phƣơng cũng đã thống nhất giữ giá
lúa tốt theo hƣớng có lợi cho nông dân, tạo động lực mở rộng sản xuất lúa gạo.
Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên
có hệ thống phân phối lƣơng thực tại các địa phƣơng, đặc biệt là Tổng công ty
Lƣơng thực miền Nam và miền Bắc đảm bảo lƣợng gạo dự trữ đủ để tham gia
bình ổn thị trƣờng.

9


2.2.2.2 Về chất lượng gạo
Theo Chính phủ, tuy Việt Nam đã vƣơn lên trở thành một trong số các
quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhƣng nƣớc ta chƣa có những giống
lúa đặc sản cho giá trị cao. Chính phủ khẳng định đã đến lúc xuất khẩu gạo
phải chuyển hƣớng từ lƣợng sang chất để nâng cao giá trị xuất khẩu, các giống
lúa chất lƣợng cao nhƣ Jasmine 85, DS 10, DS 20, OM 4900… Bên cạnh đó,
nhà xuất khẩu cũng cần quan tâm những quy định về tiêu chuẩn chất lƣợng
gạo của nƣớc nhập khẩu nhằm đáp ứng đủ và đúng những yêu cầu đƣợc các
nƣớc này áp dụng.
Chất lƣợng gạo của Việt Nam đƣợc áp dụng dựa trên các tiêu chuẩn Việt

Nam nhƣ :
TCVN 4733 – 1989: Gạo - Yêu cầu vệ sinh. Tiêu chuẩn này là tiêu
chuẩn căn bản quy định các yêu cầu vệ sinh đối với gạo của Việt Nam. Về chỉ
tiêu độc chất, dƣ lƣợng hóa chất trừ sâu, tính bằng miligam trong 1kg gạo,
không vƣợt quá mức quy định trong bảng 2.4:
Bảng 2.4 Quy định dƣ lƣợng hóa chất trừ sâu
Tên hóa chất

Mức

Linđan (666, ĐHC, HCH)

0,5

Diazinon

0,1

Diclovot (Dichlovos)

0,3

Malathion

2,0

Wolfatoc Methylparathion

0,7


Dimethoat (B, 5B, Rogor)

1,0

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 2002)

Độc tố vi nấm aflatoxin: không phát hiện thấy bằng kỹ thuật sắc ký lớp
mỏng.
Chỉ tiêu côn trùng và nấm mốc: côn trùng các loại không đƣợc có, tổng
số bào tử nấm mốc trong 1g gạo, không lớn hơn 10.000 bào tử.
Chỉ tiêu vệ sinh dinh dƣỡng: hàm lƣợng vitamin B1 trong 100g gạo, không
nhỏ hơn 80 µg.
TCVN 1643 – 1992: Gạo – Phƣơng pháp thử. Tiêu chuẩn này đƣợc thay
thế cho TCVN 1643 – 86, TCVN 1643 – 1992 do Viện Công nghệ sau thu
hoạch biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đề nghị ban
hành, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lƣờng – Chất lƣợng trình duyệt và đƣợc Ủy
ban Khoa học Nhà nƣớc ban hành theo Quyết định số 77/QĐ ngày 15 tháng 2
năm 1992, tiêu chuẩn này nhằm xác định các tiêu chí: kích thƣớc, mùi vị, độ
ẩm, xác định tạp chất, thóc lẫn, tấm mẵn, xác định hạt vàng: bạc phấn, hạt đỏ,
sọc đỏ, hạt hƣ hỏng, xanh non, gạo nếp và gạo lật, xác định mức xát, xác định
sâu, mọt có trong gạo.

10


TCVN 5645 – 1992: Gạo –Phƣơng pháp xác định mức xát. TCVN 5645
– 1992 do Viện Công nghệ sau thu hoạch - Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp
thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lƣờng – Chất lƣợng đề nghị
và đƣợc Ủy ban Khoa học Nhà nƣớc ban hành theo Quyết định số 77/QĐ ngày
15 tháng 2 năm 1992. Tiêu chuẩn này nhằm mục đích xác định mức xát của

gạo thông qua 2 phƣơng pháp: phƣơng pháp nhuộm màu bằng dung dịch xanh
metylen (phƣơng pháp trọng tài) và phƣơng pháp trực tiếp. Kết quả của hai
phƣơng pháp đƣợc so sánh trong các bảng tƣơng ứng:
Bảng 2.5 So sánh kết quả theo phƣơng pháp nhuộm màu bằng dung dịch
xanh metylen (phƣơng pháp trọng tài) để xác định mức xát của gạo.
% số hạt gạo xát dối không lớn hơn

Mức xát
Rất kỹ

0

Kỹ

15

Bình thƣờng

30

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 2002)
Bảng 2.6 So sánh kết quả theo phƣơng pháp trực tiếp để xác định mức
xát của gạo.
% số hạt gạo xát dối không lớn hơn

Mức xát
Rất kỹ

5


Kỹ

35

Bình thƣờng

50

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 2002)
Bên cạnh những tiêu chuẩn Việt Nam đƣợc quy định đối với gạo, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam còn có những tiêu chuẩn Việt
Nam liên quan mà các công ty phải tìm hiểu và tuân thủ thật tốt.
Các loại gạo xuất khẩu trên thị trƣờng thế giới là gạo có hàm lƣợng 5%,
10%, 15%, 25%,.... tấm. Tiêu chuẩn của các loại gạo đƣợc quy định trong
bảng 2.7

11


Bảng 2.7 Tiêu chuẩn gạo.
Loại

Gạo 5% tấm

Gạo 10%
tấm

Gạo 15%
tấm


Gạo 25%
tấm

Tối đa 14%

Tối đa 14%

Tối đa 14%

Tối đa 14%

Tấm lẫn

(cơ sở 3/4) tối
đa 5%

(cơ sở 3/4)
tối đa 10%

(cơ sở 2/3)
tối đa 15%

(cơ sở 1/2)
tối đa 25%

Hạt bạc bụng

(cơ sở 3/4) tối
đa 6%


Tối đa 6%

Tối đa 7%

Tối đa 8%

Hạt vàng

Tối đa 0,5%

Tối đa 1%

Tối đa 1,5%

Tối đa 1,5%

Hạt hƣ

Tối đa 0,5%

Tối đa 1%

Tối đa 2%

Tối đa 2%

Hạt non

-


-

-

Tối đa 1,5%

Hạt đỏ/sọc đỏ

Tối đa 0,5%

Tối đa 1,5%

Tối đa 5%

Tối đa 5%

Tạp chất

Tối đa 0,1%

Tối đa 0,2%

Tối đa 0,3%

Tối đa 0,5%

Tối đa 15
hạt/kg

Tối đa 20

hạt/kg

Tối đa 25
hạt/kg

Tối đa 30
hạt/kg

Nếp

Tối đa 0,5%

Tối đa 1,5%

Tối đa 2%

Tối đa 2%

Chiều dài trung
bình hạt

Tối thiểu 6,2
mm

Tối thiểu 6,2 Tối thiểu 6,2
mm
mm

Mức xay xát


Xay xát kỹ,
đánh bóng 2
lần

Xay xát kỹ
và đánh
bóng

Xay xát kỹ

Xay xát vừa
phải

Hiện hành

Hiện hành

Hiện hành

Hiện hành

Tiêu chuẩn (*)
Độ ẩm

Thóc lẫn/kg

Vụ mùa

Tối thiểu
6,2 mm


(Nguồn: , 2014)

(*) Gạo phù hợp cho tiêu dùng trực tiếp của con ngƣời. Các tiêu chuẩn
còn lại phù hợp với tiêu chuẩn gạo xuất khẩu Việt Nam.
2.2.2.3 Về hoạt động xuất khẩu
Hiện nay, Chính phủ không chủ trƣơng đề ra các chỉ tiêu cứng về xuất
khẩu gạo, việc điều hành xuất khẩu gạo sẽ theo hƣớng linh hoạt sao cho tiêu
thụ đƣợc gạo hàng hóa trong dân, ổn định thị trƣờng trong nƣớc. Đặc biệt, Bộ
Công Thƣơng và Tổ điều hành xuất khẩu gạo liên bộ chỉ đạo các Tổng công ty
Lƣơng thực nhà nƣớc tăng cƣờng giao dịch, ký kết các hợp đồng xuất khẩu
gạo tập trung có khối lƣợng lớn để tiêu thụ có hiệu quả lƣợng gạo vụ Đông –
Xuân và Hè – Thu trong năm.
Xuất khẩu gạo sẽ là ngành hàng kinh doanh có điều kiện. Việt Nam mỗi
năm trung bình xuất trên dƣới 6 triệu tấn gạo, trong khi đó hiện có tới 205
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Điều này khiến cho chi phí xuất khẩu tăng
cao hơn nhiều lần. Hơn nữa, từ năm 2011, Việt Nam cho phép doanh nghiệp
nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo, kéo theo khả năng
12


×