Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

CHOLERA bệnh dịch tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.86 KB, 32 trang )

CHOLERA
Bệnh dịch tả

GVHD: Nguyễn Thanh Hải
Nhóm 5
Tp. Hồ Chí Minh – 10/2012


Vi sinh vật đại cương 2
CHOLERA

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................
3
CHƯƠNG 2: ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH DỊCH TẢ .........................................................
4
2.1. Định nghĩa
....................................................................................................................................
4
2.2. Vài nét về lịch sử
....................................................................................................................................
4
2.2.1.
Tình
hình
dịch
tả
trên
thế
giới
.............................................................................................................................


4
2.2.2.
Tình
hình
dịch
tả
tại
Việt
Nam
.............................................................................................................................
8
2.3. Nguồn bệnh
....................................................................................................................................
8
2.4. Đường truyền nhiễm
....................................................................................................................................
9
2.4.1. Vi khuẩn bệnh tả trong môi trường
.............................................................................................................................
10
2.4.2.
Vi
khuẩn
bệnh
tả

người
.............................................................................................................................
10
2.5.

Triệu
chứng
....................................................................................................................................
13
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN VIBRIO CHOLERAE ........................
15
3.1. Phân loại
....................................................................................................................................
15


Vi sinh vật đại cương 3
CHOLERA

3.2. Đặc điểm sinh học
....................................................................................................................................
17
3.3. Cơ chế gây bệnh
....................................................................................................................................
17
3.4. Bộ gene vi khuẩn và các yếu tố quyết định độc lực
....................................................................................................................................
20
3.5. Miễn dịch của bệnh
....................................................................................................................................
21
CHƯƠNG 4: PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ................................................................
23
4.1. Phòng bệnh
....................................................................................................................................

23
4.1.1. Các biện pháp khi có dịch
.............................................................................................................................
23
4.2.2. Các biện pháp dự phòng chung
.............................................................................................................................
23
4.2.
Trị
bệnh
....................................................................................................................................
24
4.2.1. Nguyên tắc cơ bản điều trị bệnh tả
.............................................................................................................................
25
4.2.2. Điều trị cụ thể
.............................................................................................................................
25
4.2.2.1. Bù nước và điện giải
......................................................................................................................
25
4.2.2.2 Các loại thuốc kháng sinh
......................................................................................................................
27


Vi sinh vật đại cương 4
CHOLERA

4.2.2.3 Xử lý chất thải bệnh nhân

......................................................................................................................
28
Lời kết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Cao Văn Thắng, luận văn thạc sỹ: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tả có biến chứng tại bênh viện

2.

nhiệt đới trung ương 10/2007-5/2009”, Hà Nội, 2010, 70 trang.
Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Hoàng Tuấn, Bùi Đại, Bệnh học truyền nhiễm,

3.

NXB Y học, 2005, 432 trang.
Nguyễn Trần Chính, Nguyễn Hữu Trí, Bệnh học truyền nhiễm, NXB Y học,

4.

2008, 502 trang.
Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Hoàng Tuấn, Trịnh Xuân Hòa, Bệnh học truyền

5.

nhiễm, NXB Y học, 2008, 635 trang.
Nguyễn Thế Dũng, Nguyễn Văn Ký, Bệnh truyền nhiễm, NXB Y học, 2004.

6.


425 trang
BS.Nguyễn Văn Ba, Cẩm nang phòng và điều trị các bệnh truyền

7.

nhiễm,NXB Phụ Nữ, 2008, 257 trang.
/>
8.

%E1%BA%A2-Vibrio-cholerae
/>
9.
10.

%A9y_khu%E1%BA%A9n_t%E1%BA%A3
/> />
11.
12.
13.

dich-ta/
/> /> />chno=ch25a01

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU
Vi rút và vi khuẩn gây bệnh chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là người bạn tốt
của con người. Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật và y tế, con người đang từng


Vi sinh vật đại cương 5

CHOLERA

bước kiểm soát và làm chủ những sinh vật nguy hiểm này. Tuy nhiên, vẫn còn đó
những vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Đơn cử như bệnh dịch
tả đang hoành hành trên thế giới do vi khuẩn Vibro cholerae gây ra. Dịch tả là căn
bệnh cấp tính thường gặp nhất ở con người. Nếu được điều trị tích cực và đúng cách
thì tỉ lệ khỏi và phục hồi là tuyệt đối. Mặc dù vậy, còn có rất nhiều sinh mạng phải
chết do sự thiếu hiểu biết về căn bệnh này cũng như không có được sự chăm sóc y tế
cần thiết.
WHO đã công bố, các nước phát triển cùng với khả năng cung ứng y tế tốt và
dịch vụ vệ sinh cộng đồng tiên tiến đã hạn chế tối đa khả năng gây bệnh của khuẩn
V.cholerae. Do vậy, tỉ lệ nhiểm bệnh cũng như tử vong do bệnh là rất thấp. Nhưng
tình hình lại đang xảy ra ngược lại ở các nước nghèo và các nước Thế giới thứ 3.
Kinh tế trì trệ đã khiến y tế trở nên thiếu thốn, vệ sinh không được coi trọng, đồng
thời giáo dục phổ thông thấp làm người dân thiếu ý thức phòng tránh bệnh . Những
điều trên đã làm vi khuẩn phát triển nhanh, tỉ lệ vi khuẩn có mặt trong các mẩu thử rất
coi, có nơi đạt tỉ lệ gần 100 %. Khả năng vi khuẩn gây bệnh và bùng phát thành dịch
bệnh đang hiện rõ trước mắt. Những khu vực trên thế giới bị ảnh hưởng cua bệnh tả
nhiều nhất là khu vực Bắc và Trung Phi – khu vực nghèo nhất thế giới, tiếp theo là
khu vực Nam Á, Đông Âu và Nam Mỹ.
Ngăn chặn, phòng ngừa và nâng cao ý thức phòng bệnh dịch tả đang là một
trong những mục tiêu thiên niên kỉ của Liên Hiêp Quốc. Muốn kiểm soát đươc căn
bệnh này thì trước hết, ta cần hiểu rõ về bệnh, căn nguyên gây bệnh và phương cách
chữa trị.
Và đầu tiên, ta chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về căn bệnh dịch tả này cũng như
khái niệm và kiến thức đại cương về nó.


Vi sinh vật đại cương 6
CHOLERA


CHƯƠNG 2: ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH DỊCH TẢ

Định nghĩa

2.1.

Bệnh tả là một bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính gây ra bởi các độc tố
ruột (enterotoxin) do phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) tiết ra, bệnh gây tiêu chảy nhiều
dẫn đến mất nước và điện giải nặng. Bệnh nguy hiểm đối với trẻ em và người già, có
thể phát triển thành dịch nếu điều kiện vệ sinh môi trường kém.
Vài nét về lịch sử

2.2.

2.2.1.

Tình hình dịch tả trên thế giới:

Bệnh tả có nguồn gôc từ trong Tiểu lục địa Ấn Độ khoảng 600 năm trước
Công nguyên , nó đã được lan ra ngoài đồng bằng sông Hằng từ thời cổ đại, được mô
tả lần đầu tiên bởi Garcia del Huerto năm 1563 và được John Snow chứng minh được
vai trò lây truyền của nước năm 1849. Trong vòng gần 200 năm qua loài người đã trải
qua 7 vụ đại dịch tả: [1]


Đại dịch tả lần thứ nhất (1816-1826): Bắt đầu từ Bengal sau lan sang Ấn Độ,
Trung Quốc và biển Caspian.




Đại dịch tả lần thứ hai (1829-1851): Năm 1831 dịch lan sang London (6.536
người chết), Paris (20.000 người chết trong tổng số 650.000 dân), tổng số chết
toàn nước Pháp là 100.000. Năm 1831 dịch tả làm chết 150.000 người tại Ai
Cập. Năm 1846 dịch tả lan đến Thánh địa Mecca, giết chết hơn 15.000 người.
Sau dịch lan sang Liên Xô, Quebec, Ontario và New York.



Đại dịch tả lần thứ ba (1852-1860): Xảy ra ở nhiều vùng của Liên Xô, làm
hàng triệu người chết. Năm 1852, dịch tả truyền sang Indonêxia, Trung Quốc
và Nhật Bản, năm 1858 sang Philipin, năm 1859 tới Hàn Quốc. Cũng năm này,
dịch tả lại bùng phát tại Bengal (Ấn Độ) truyền sang Irac, Iran, Ả rập và Nga.
Năm 1854, dịch tả bùng phát ở Chicago làm chết 5,5% dân số. Năm 18531854,ở London, dịch làm 10.738 người chết.


Vi sinh vật đại cương 7
CHOLERA



Đại dịch tả lần thứ bốn (1863-1875): Dịch xảy ra chủ yếu ở Châu Âu và Châu
Phi. Dịch xảy ra ở London làm chết 5.596 người. Nhà dịch tễ học John Snow
kết luận bệnh dịch tả lan qua nước, kết thúc mối nghi ngờ bệnh do ô nhiễm
không khí từ khói nhà máy trong thành phố. [2]



Đại dich tả lần năm (1881-1996): năm 1892 dịch xảy ra ở Hamburg làm 8.600
người chêt. Cùng trong năm này Robert Koch phân lập được vi khuẩn Vibrio

Cholera ở Ai Cập năm 1884.



Đại dịch tả lần thứ sáu (1899-1923): Dịch ở Châu Âu giảm đi do các điều kiện
vệ sinh tốt hơn nhưng dịch vẫn xảy ra nặng nề ở các thành phố của Liên Xô.
Cùng thời điểm đó phân lập được type sinh học (Eltor) có khả năng ly giải
hồng cầu (năm 1905) trên bệnh nhân từ trại cách ly Eltor thuộc bán đảo Sinai
Ai Cập, tính chất sinh hóa khác với type sinh học cổ điển trước đây của vi
trùng tả. Nhóm nghiên cứu ở Ấn Độ chứng minh vai trò của độc tố ruột
choleratoxin. [3]



Đại dịch tả lần thứ bảy (1961 - những năm 70): Dịch bắt đầu ở Indonesia năm
1963, với chủng vi khuẩn El Tor, sau lan sang Bangladesh (1963), Ấn Độ
(1964), Liên Xô (1966). Từ Bắc Phi dịch lan sang Italy năm 1973, Nhật Bản
và Nam Thái Bình Dương. [3]


Vi sinh vật đại cương 8
CHOLERA

Hình 2.1: Qúa trình lây lan của dịch tả ra khắp thế giới

Sau năm 1994, trung tâm dịch tả đã chuyển sang châu Phi. Năm 2000,
Madagascar báo cáo 15.173 ca bệnh tả, tử vong 860 ca, tỷ lệ tử vong 5,7%. Năm
2001, dich tả lan rộng ở Nam Phi kéo dài 8 tháng, gây bệnh cho 86.107 người, tử
vong 181 ca. Chính trong vụ dịch này người ta đã phát hiện chủng khuẩn tả kháng
với Tetracycline và chỉ định Ciprofloxacine là thuốc thay thế trong điều trị tả. Trong

những năm tiếp đó, dịch tả tiếp tục hoành hành ở các nước Nam Phi (2002-2004),
trong đó ảnh hưởng nặng nề nhất là Mozambique với 9391 ca mắc, 61 ca tử vong và
Zambia với 3835 ca mắc, 179 ca tử vong) và Tây Phi (2005), 8 nước Tây Phi báo cáo
310.259 ca bệnh tả và 517 ca tử vong, trong đó Ghinea Bissau và Senegan có số mắc
lớn nhất). Chưa dừng ở đó, năm 2006 dịch tả bùng phát tại 14 trên tổng số 18 tỉnh
thành của Angola, gây bệnh cho 46.758 người, gây tử vong cho 1893 người (tỷ lệ tử
vong 4%), trong đó có tới 49% ca bệnh xảy ra tại thủ đô Luanda. [1]


Vi sinh vật đại cương 9
CHOLERA

Biểu đồ 1. Số ca bệnh tả tại các châu lục được báo cáo cho WHO từ 1990 đến
2001 (đơn vị: trăm ngàn)
WHO đã thu thập và thông báo hàng tuần diễn biến của dịch tả trên thế giới.
Trong thông báo chuyên đề của WHO về dịch tả số 31,2008, 83(tr 269-284), năm
2007 có tổng cộng 177.963 ca bệnh, tử vong 4.031 trường hợp chiếm 2,3%. Trong 53
Quốc gia thì chủ yếu dịch bùng phát ở Châu Phi với 166.583 ca mắc bệnh, chiếm gần
94% các ca được chính thức thông báo toàn cầu (tử vong 3.994 ca, chiếm 2,4%). Ở
Châu Á, dịch xảy ra chủ yếu ở Irak 4.696 ca bệnh được báo cáo (tử vong 24 ca,
chiếm 0,51%). Afganistan sau cuộc chiến (năm 2005 có 3245 ca mắc). Việt Nam
cũng thông báo có 1.946 ca bệnh, không có tử vong. Năm 2006, số ca tả báo cáo trên
thế giới tăng lên đáng kể, tăng 79% so với năm 2005 với tổng số là 236.896 được báo
cáo từ 52 nước, 6.311 trường hợp tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới con số này chỉ
chiếm 10% tổng số ca bệnh xảy ra trên thực tế. [1]
Từ đó đến nay, dịch thường xuyên xảy ra ở một nước Châu Phi, Châu Á và
Mỹ La Tinh. Dịch tả vẫn là một vấn đề đe dọa toàn cầu về y tế công cộng và là một
trong các chỉ số để đánh giá sự phát triển xã hội.



Vi sinh vật đại cương 10
CHOLERA

2.2.2. Tình hình dịch tả tại Việt Nam:

Bệnh tả lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam năm 1850 với 2 triệu trường hợp
bệnh được thông báo. Từ năm 1910-1938, hàng năm số bệnh nhân mắc tả được thông
báo dao động từ 5.000 - 30.000 người. Bệnh tả El Tor lần đầu tiên xuất hiện ở miền
Nam năm 1964 với 20.009 người mắc bệnh trong đó 821 người tử vong. Từ đó đến
năm 1975, ở miền Trung và miền Nam, bệnh tả xảy ra dưới dạng dịch lưu hành. Hàng
năm có hàng trăm bệnh nhân bị bệnh tả được thông báo. Năm 1994, bệnh tả xuất hiện
ở khu vực Tây Nguyên với 1.459 bệnh nhân . Sau năm 1975, do việc thông thương
giữa hai miền Nam, Bắc, bệnh tả đã lây lan ra miền Bắc và gây ra những vụ dịch tả
rải rác ở Hải Phòng. Từ năm 1993 -2004, dịch xảy ra ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam
với khoảng vài nghìn ca bệnh được báo cáo hàng năm. Tuy nhiên, bệnh không bùng
phát thành dịch lớn, có rất ít trường hợp tử vong. Các năm 2005-2006, cả nước không
ghi nhận trường hợp nào. Từ cuối năm 2007, dịch lại bùng phát ở 19 tỉnh/thành phố
phía Bắc, hàng ngàn trường hợp mắc nhưng không có trường hợp nào tử vong. [12]
2.3.

Nguồn bệnh:
Bệnh nhân tả: Người bệnh đào thải nhiều vi khuẩn trong thời kỳ toàn phát,

theo phân và chất nôn. Trong số những người có biểu hiện triệu chứng, 80% là ở thể
nhẹ và vừa, chỉ có 20% có biểu hiện mất nước nặng. Nếu được điều trị đúng, tỷ lệ tử
vong là dưới 1%. Phân người bệnh chứa phẩy khuẩn tả trong khoảng thời gian 17
ngày nếu không được điều trị kháng sinh. Nếu được điều trị kháng sinh đặc hiệu,
phẩy khuẩn tả sẽ hết dần, nhanh nhất là 2 ngày, dài nhất 6 ngày. Một số ít bệnh nhân
sau khỏi vẫn tiếp tục đào thải vi khuẩn ra bên ngoài, có thể từ 3-6 tháng.
Người lành mang vi khuẩn tả: Người lành mang khuẩn là những người đã

được điều trị khỏi về mặt lâm sàng nhưng vẫn tiếp tục mang mầm bệnh và những
người mang mầm bệnh không triệu chứng. Người mang phẩy khuẩn tả không có dấu
hiệu lâm sàng là nguồn bệnh quan trọng.
Vibrio cholera O1 chỉ gây bệnh cho người trong tự nhiên (có thể gây bệnh cho
thú vật bằng thực nghiệm). Vibrio cholerae sống bên ngoài chỉ kéo dài vài ngày cho
đến vài tuần trong nước hoặc thức ăn.không tìm thấy người lành mang trùng kéo dài


Vi sinh vật đại cương 11
CHOLERA

(thường chỉ thấy người lành mang trùng trong vụ dịch và thời gian kéo dài ngắn hạn).
Vibrio cholerae có thể gây bệnh từ người lành mang trùng qua người khác tuy nhiên
không tìm thấy Vibrio cholerae tiếp tục tồn tại theo phương cách này. [12]
2.4.


Đường truyền nhiễm:
Gián tiếp: qua trung gian thức ăn và nước uống là chủ yếu, thường do: Ô
nhiễm nguồn nước là nguồn chính của nhiễm trùng bệnh tả, mặc dù nguyên
liệu động vật có vỏ, trái cây và rau chưa nấu chín, và các thực phẩm khác cũng
có thể có vi khuẩn bệnh tả.



Trực tiếp: từ người sang người rất hiếm gặp, gặp ở nhân viên y tế hoặc nhân
viên khâm liệm tử thi.
Vi khuẩn gây bệnh tả - Vibrio cholerae, có hai chu kỳ cuộc sống riêng biệt -

một trong môi trường và một ở



Vi sinh vật đại cương 12
CHOLERA

Hình 2.2:. Con đường lây nhiễm vi khuẩn Vibrio cholerae

2.4.1.

Vi khuẩn bệnh tả trong môi trường:

Vi khuẩn bệnh tả xảy ra tự nhiên trong các vùng nước ven biển, nơi nó gắn với
động vật giáp xác nhỏ xíu gọi là Copepods. Nơi đây, vi khuẩn tả nhóm O1 và nhóm non-1,
cả loại tạo ra độc tố và không độc tố gặp gỡ. Cho nên, vi khuẩn tả nhóm O1 tạo ra độc tố trao đổi
nhân di truyền với các nhóm tạo ra độc tố. Sau đó, sự sinh sản vi khuẩn tả gia tăng đột ngột và sẵn
sàng gây ra dịch nếu có ai đó uống nước không lọc hay đun xôi hay ăn những sinh vật có mang vi


Vi sinh vật đại cương 13
CHOLERA

khuẩn tả mà không nấu chín. Có đến 10.000 vi khuẩn có thể theo một giáp xác duy nhất.
Vi khuẩn bệnh tả đi “du lịch” với chủ, lây lan khắp thế giới.
Dịch tả thường xảy ra trog mùa nóng. Do đó, những yếu tố ảnh hưởng đến thời
tiết và sự thay đổi thời tiết có ảnh hưởng lên sự xuất hiện của dịch tả. Như hiên tượng
thời tiết thỉnh thoảng xảy ra ử toàn thế giới như ENSO ( hiện tượng thời tiết dao động
ở Nam Bán Cầu) làm ấn lên vùng nước lạnh ở bừ biển Thái Bình Dơng của quốc gia
Peru là cho những vi sinh vật-thực vật và động vật tự tạo chất đạm từ ánh sánh mặt
trời (phytoplakton và zooplankton) theo ven sông và cửa biển sinh sảnh tăng lên dữ
dôi. Chúng mang heo những vi khuẩn tả sống cộng sinh cũng tăng theo dữ dội. Số

lượng vi khuẩn tả cao là yếu tố quan trọng cho sự bùng phát của dịch tả. [9],[10]
2.4.2. Vi khuẩn bệnh tả ở người:
Sau khi bị đào thải ra ngoài, vi khuẩn tả có thể tồn tại vài ngày trong nước
sông rạch, nước giếng (1-2 tuần), thức ăn ô nhiễm và thức ăn bảo quản lạnh, nhất là
sữa (có thể đến 20 ngày). Đây chính là nguồn lây lan chủ yếu khi ăn, uống phải thức
ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây trực tiếp từ người bệnh
sang nhân viên y tế hoặc người làm nghề tẩm liệm tử thi chết do bệnh tả.
Khi người ăn vi khuẩn bệnh tả, có thể không trở thành bệnh, nhưng họ vẫn bài
tiết các vi khuẩn trong phân và có thể truyền bệnh dịch tả cho người khác qua đường
phân - miệng. Điều này chủ yếu xảy ra khi phân người gây ô nhiễm nguồn cung cấp
thức ăn hoặc nước, cả hai đều có thể như là khu vực sinh sản lý tưởng cho vi khuẩn
bệnh tả. Bởi vì hơn một triệu vi khuẩn bệnh tả - xấp xỉ mà muốn tìm thấy trong một
ly nước bị ô nhiễm là cần thiết để gây bệnh, bệnh tả thường không được truyền qua
tiếp xúc người đến người bình thường.
 Các nguồn phổ biến nhất của bệnh dịch tả bao gồm:

Bề mặt hoặc nước giếng: Vi khuẩn bệnh tả có thể nằm im trong nước trong
thời gian dài và giếng bị ô nhiễm công là những nguồn thường xuyên của dịch bệnh
tả quy mô lớn. Bệnh dịch tả có nhiều khả năng xảy ra trong những cộng đồng mà
không có vệ sinh đầy đủ và tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, chiến tranh.
Những người sống trong các trại tị nạn đông đúc đặc biệt có nguy cơ bị bệnh tả. [9]


Vi sinh vật đại cương 14
CHOLERA

Hải sản: Ăn sống hoặc nấu chưa chín hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ, mà
xuất phát từ địa điểm có khả năng có vi khuẩn tả. Hầu hết các trường hợp bệnh tả xảy
ra tại Hoa Kỳ từ những năm 1970 đã được bắt nguồn từ sò và cua từ Vịnh Mexico và
hải sản vận chuyển hoặc nhập lậu từ các quốc gia nơi bệnh tả. Động vật có vỏ là một

vấn đề cụ thể bởi vì nó lọc một lượng lớn nước, mức tập trung các của vi khuẩn bệnh
tả cao.
Trái cây và rau: Nguyên liệu, chưa gọt vỏ trái cây và rau quả là nguồn cung
thường xuyên nhiễm trùng bệnh tả ở những nơi có bệnh tả. Trong nước đang phát
triển, phân bón hoặc nước tưới phân bón có chứa nguyên liệu có thể làm ô nhiễm
nước thải sản xuất trong lĩnh vực này. Trái cây và rau quả cũng có thể trở nên bị
nhiễm độc với vi khuẩn tả trong quá trình thu hoạch, chế biến.
Ngũ cốc: Tại các vùng dịch tả đang lan rộng, ngũ cốc như gạo và kê đang bị ô
nhiễm sau khi nấu và cho phép giữ ở nhiệt độ phòng trong vài giờ trở thành một
phương tiện cho sự phát triển của vi khuẩn bệnh tả. [10]
Số lượng vi khuẩn có trong phân xác định bệnh nặng, nhẹ hay là người lành
mang mầm bệnh:
+ Nếu có 103-105 vi khuẩn/1g phân: người lành mang mầm bệnh.
+ Nếu có 106-109 vi khuẩn/1g phân: biểu hiện bệnh nhẹ.
+ Nếu có 1010-1012 vi khuẩn/1g phân: biểu hiện bệnh nặng.


Vi sinh vật đại cương 15
CHOLERA

Hình 2.3: Môi trường sống không đảm bảo ở các khu dân cư


Vi sinh vật đại cương 16
CHOLERA

Bệnh tả thường bộc phát ở những khu dân cư có mức thu nhập thấp, môi
trường ô nhiễm nặng, ý thức gìn giữ vệ sinh chưa cao. Ruồi nhặng, rác ứ đọng, nước
ao tù, gián, thực phẩm ôi thiu, … là những tác nhân làm bùng phát bệnh. [10]
Bên cạnh đó cần lưu ý là trẻ em từ 2-4 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất

hoặc ở những người có acid dạ dày ít. Bên cạnh đó thì nhóm máu cũng ảnh hưởng tới
việc mắc bệnh, theo nghiên cứu thì nhóm O có khả năng mắc bệnh cao nhất. Các
người bị AIDS hoặc sức đề kháng yếu đề có nguy cơ mắc bệnh cao
2.5.

Triệu chứng:
Tiêu chảy liên tục, nôn ói nhiều, có thể gây tử vong do tình trạng mất nước nếu

không điều trị kịp thời:
+ Thời kỳ ủ bệnh: bắt đầu từ giờ thứ 4 kéo dài đến 4 – 5 ngày sau khi nhiễm vi
khuẩn tả, trung bình vào khoảng 36 – 48 giờ.
+ Thời kỳ khởi phát: Vào ngày hôm sau khi bị nhiễm: từ giờ thứ 24 – 40, bệnh
khởi phát đột ngột với các triệu chứng như đau bụng (ít), tiêu chảy lúc đầu có
phân nhưng sau đó là phân lỏng.
+ Thời kỳ toàn phát biểu hiện với 4 triệu chứng tiêu biểu:
 Tiêu chảy xối xả hàng chục lần trong ngày, mỗi lần tiêu chảy cả lít nước.

Phân của bệnh tả được mô tả là rất đặc hiệu với màu trắng đục như nước vo
gạo, không đàm máu, không hôi thối nhưng có mùi tanh nồng.
 Nôn ói thường xuất hiện sau tiêu chảy, lúc đầu nôn ra thức ăn nhưng về sau

thì nôn ra dịch vàng (do dịch mật).
 Rối loạn nước điện giải (chủ yếu là Na +, K+, Cl-, HCO3-): mất nước nặng có

thể đưa đến sốc giảm thể tích 3-4 giờ sau khởi sự tiêu chảy. Mất HCO 3- có
thể đưa đến toan huyết, kích thích bệnh nhân ói (thường xảy ra sau tiêu
chảy). Mất K+ có thể đưa đến giảm nhu động ruột, làm tích tụ hơi trong lòng
ruột. Thường có các biểu hiện như da khô, nhăn nheo, mất tính đàn hồi, hố
mắt trũng sâu, lừ đừ, môi khô, tiểu rất ít, chuột rút và các biểu hiện co giật.
 Các dấu hiệu toàn thân khác như tay chân lạnh, toát mồ hôi, nhịp thở nhanh,


tim đập rất yếu, mạch quay nhanh nhỏ như sợi chỉ (pouls filant). [6]


Vi sinh vật đại cương 17
CHOLERA


Vi sinh vật đại cương 18
CHOLERA

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN VIBRIO
CHOLERAE
3.1. Phân loại:

Giới (regnum): Bacteria
Ngành (phylum): Proteobacteria
Lớp (class): Gamma Proteobacteria
Bộ (order): Vibrionales
Họ (family): Vibrionaceae
Chi (genus): Vibrio
Loài (species): V. cholerae

Hình 3.1: Một vài hình ảnh về vi khuẩn Vibrio Cholerae

Cấu trúc kháng nguyên, có:



Kháng nguyên lông H: không có giá trị trong thực tiễn

Kháng nguyên vỏ O: bản chất là lipopolysaccharide, quyết định tính sinh miễn dịch
của vaccine tả cổ điển. Người ta phân biệt thành nhiều nhóm huyết thanh O.
V.cholerae có khoảng 140 nhóm huyết thanh đã được xác nhận, nhưng chỉ có nhóm


Vi sinh vật đại cương 19
CHOLERA

huyết thanh O1 và O139 là gây được bệnh tả. Do vậy, V.cholerae được chia thành
V.cholerae-O1 và V.cholerae non-O1 (V.cholerae không ngưng liên kết với O1 còn
được gọi là chủng NAG: non agglutinable O1). Từ năm 1992 bắt đầu xuất hiện thêm
bệnh do V.cholerae nhóm O139. [2],[3]
V.cholerae O1: gồm 2 type sinh học (biotype) là V.cholerae classica (phẩy
khuẩn tả cổ điển) và V.cholerae eltor. Dựa vào đặc điểm các quyết định kháng nguyên
A, B, C của kháng nguyên thân O, mỗi biotype lại bao gồm các serotype (type huyết
thanh) sau:




Serotype Ogawa (có quyết định kháng nguyên A, B)
Serotype Inaba (có quyết định khàng nguyên A, C)
Serotype Hikojima (có cả ba kháng nguyên A, B, C)

V.cholerae O139: Là nhóm huyết thanh khác O1 duy nhất gây bệnh. Cấu tạo
có vỏ bọc là Polysaccaride (PS). Chỉ có sinh type Eltor không sinh týp huyết thanh.
Được nhận biết gây bệnh từ năm 1992. Ngoài ra vi trùng nhóm huyết thanh O139
thường gây các bệnh lý ngoài đường tiêu hóa như nhiễm trùng vết thương, nhiễm
trùng tai, nhiễm trùng huyết trên cơ địa bệnh gan mạn tính hay giảm miễn dịch.
Ngày nay bằng kỹ thuật định týp phage người ta còn phân biệt ra 145 type

phage của O1 hay 5 type phage của O139 trong giám sát dịch tễ. Trong giám sát dịch
tễ học phân tử người ta còn dùng kỹ thuật mutilocus enzyme electrophoresis để nhận
diện các Vibrio cholerae biotype Eltor gây bệnh thành 4 nhóm điện di chính
(electrophoresis type, ET) theo phân bố địa lý khác nhau như ET 1(khu vực Úc châu),
ET 2 (Khu Gulf Coast), ET 3 (liên quan đại dịch thứ 7) và ET 4 (khu vực châu Mỹ La
Tinh). [2].
Nhóm vi khuẩn tả
V.cholerae serotype O1
V.cholerae serotype non-O1
V.parahaemolyticus
Một số loài khác (V.mimicus,
V.vulnificus, V.hollisae, V.damsela…)

Khả năng gây bệnh
Gây bệnh tiêu chảy nghiêm trọng, có thể
thành đại dịch
Gây tiêu chảy nhẹ, xâm nhiễm ngoài ruột non
Nhẹ, xâm nhiễm ngoài ruột non
Không phổ biến, thường xâm nhiễm vết
thương, mô mềm.

Bảng 3.1. So sánh khả năng gây bệnh ở các nhóm vi khuẩn tả


Vi sinh vật đại cương 20
CHOLERA

3.2. Đặc điểm sinh học:
 Vi khuẩn hình que hơi cong, gram âm (-), không sinh bào tử, có một roi ở đầu và


có khả năng di động rất mạnh.
 Vi khuẩn V.cholerae rất hiếu khí, phát triển tốt trong môi trường kiềm (pH 8.5 -

9.5), nhiệt độ phát triển tối ưu ở 37oC trên nhiều loại môi trường nuôi cấy có muối
khoáng và asparagine là nguồn carbon và nitrogen. Thường dùng nước pepton pH
8,5 , môi trường thạch TCBS (thiosulfate - Citrate - Bile salt) pH 8,6 , TTGA
(Taurocholate - Tellurite - Gelatin Agar) pH 8,5 để nuôi cấy phân lập vi
khuẩn tả.
 Tính chất hóa sinh: Vi khuẩn tả có oxidase, lên men không sinh hơi

glucose, saccharose, D-mannitol, maltose, không lên men lactose, arabinose.
Phản ứng indol dương tính, phản ứng Voges - Proskauer âm tính đối với sinh týp
cổ điển và dương tính đối với sinh týp El Tor.
 Đề kháng yếu với các tác nhân lý hóa, dễ bị tiêu diệt trong môi trường acid, có

khả năng chịu muối cao ( 3%); có thể sống vài giờ trong phân và vài ngày trong
nước. [3],[4].
3.3. Cơ chế gây bệnh:
 Khi theo nước uống hay thức ăn vào trong dạ dày, vi khuẩn chịu tác động của dịch

dạ dày có độ pH thấp (môi trường acid). Những vi khuẩn sống sót sẽ tiếp tục
xuống ruột non. Ở ruột non, vi khuẩn có khả năng tồn tại rất lâu. Phẩy khuẩn có
khả năng kháng tác động của muối mật, xâm nhập qua lớp màng nhầy trên niêm
mạc ruột.
 Quá trình xâm nhập được hỗ trợ bởi men tan nhầy và các men phân cắt protein

thành các peptide. Do khả năng “tự bơi”, vi khuẩn có thể chuyển động ngược
chiều với nhu động ruột để tiếp cận với niêm mạc ruột nhờ đặc điểm hóa hướng
động của chúng.
 Tại ruột non, chúng tiết ra nội độc tố “choleraetoxin” bao gồm 2 đơn vị phụ



Vi sinh vật đại cương 21
CHOLERA

(subunits) : đơn vị phụ B (pentamer B subnit) gồm 5 nhánh và đơn vị phụ A
(monomer A subnit) có 2 nhánh A1 và A2, 2 nhánh này nối liên với nhau bằng 1
cầu nối sulfur. Đơn vị phụ B bám vào một thụ quan đặc biệt có tên Monosialosyl
Ganglioside (GM1 ganglioside) có trên bề mặt các tế bào niêm mạc để thâm nhập
vào tế bào. Phẩy khuẩn sản xuất men tan nhầy và chất giúp nó xâm nhập vào tế
bào đồng thời tác động làm Ganglioside chuyển thành Monosialosyl có thể nhận
độc tố. [6]
Bình thường adenylate cyclase được hoạt hoá bởi protein điều hoà (G) và
GTP. Protein G thông thường sẽ cư trú ở phức hợp được cấu tạo 3 đơn vị phụ là α,
β, γ, đơn vị phụ α khi bất hoạt sẽ mang một phân tử GDP. Khi một hormone kích
thích một thụ quan thích hợp thì thụ quan đó sẽ hoạt hóa protein G, cho phép giải
phóng GDP và nhận vào GTP. Đơn vị phụ α sẽ tách khỏi 2 đơn vị phụ còn lại.
Tiếp đến đơn vị phụ α sẽ gắn vào và kích hoạt adenelate cylase – enzyme liên kết
với màng tế bào. Adenelate cylase đã được hoạt hóa sẽ chuyển ATP (adenosine
triphosphate) thành dạng AMP vòng (cyclic adenosine monophosphate). Sau đó
phức G-α tiết ra enzyme GTPase và ngay lập tức sẽ thủy phân GTP thành GDP, do
đó làm bất hoạt chính nó và adenelate cylase. Protein G sẽ tái thiết lập lại trạng
thái ban đầu và một số lượng nhỏ cAMP được hình thành.[13]
Khi xâm nhập được vào tế bào, thành phần A1 của phẩy khuẩn xúc tác cho
quá trình phân cắt NAD+ thành Nicotinamine và ADP-ribose, đồng thời gắn ADPR vào phức hợp G-α. Kết quả của sự liên kết này là GTP không thủy phân thành
GDP, do đó adenelate cylase sẽ hoạt động trong một thời gian dài, dẫn đến hàm
lượng cAMP cao hơn bình thường. Cuối cùng hàm lượng cao cAMP sẽ tác động
vào một enzyme chủ (host enzyme) gọi là protein kinase A; một phần của protein
kinase A sẽ kích thích các kênh màng, trong đó có kênh CFTR (cystic fibrosis
transmembrane conductance regulator). Kênh này sẽ "bơm" ion Cl- vào lòng ruột.

Do mất ion Cl- nên nước, Na+, và các chất điện giải khác sẽ ra khỏi tế bào (theo
chiều gradient). Chính vì vậy các tế bào chịu tác động của độc tố phẩy khuẩn tả
nghiễm nhiên trở thành những chiếc "máy bơm" chuyển nước vào lòng ruột dẫn
đến tiêu chảy, mất chất điện giải. Mất nước và chất điện giải là đặc điểm dễ thấy


Vi sinh vật đại cương 22
CHOLERA

nhất của bệnh tả. [13]
 Phẩy khuẩn còn có thể sở hữu protein bề mặt gây ngưng kết hồng cầu và nhóm

protein do gen acf mã hóa. Nhóm gen này quy định yếu tố hỗ trợ gắn kết của vi
khuẩn (accessory colonization factor). Đột biến gen acf dẫn đến giảm khả năng cố
định của vi khuẩn vào niêm mạc ruột.

Hình 3.2: Cơ chế tác động của độc tố choleraetoxin lên tế bào ruột non
 Chúng chỉ xâm nhập vào đường ruột, không truyền nhiễm qua đường máu.
 Để phát bệnh, hàm lượng tế bào vi khuẩn tả trong ruột phải đạt nồng độ cao

khoảng 108 – 1010 tế bào/ml. Trong khi đó bệnh do khuẩn Samonella hay
Shigella chỉ cần nồng độ thấp cỡ 105 – 106 tế bào/ml là đã phát bệnh. Do đó, nếu
người nào bị rối loạn tiêu hóa, pH acid ở dạ dày không đủ kiềm hãm số lượng tế
bào vi khuẩn thì chúng sẽ sống sót để di chuyển đến ruột non để gây bệnh.
3.4. Bộ gene vi khuẩn và các yếu tố quyết định độc lực


Vi sinh vật đại cương 23
CHOLERA


Sản sinh độc tố của phẩy khuẩn tả được quyết định ở một số mức độ. Cơ chế
điều hoà biểu hiện gene mã hoá độc tố và gene quyết định tổng hợp các yếu tố "roi"
(hay lông vi khuẩn) được nghiên cứu chi tiết (ở mức sao mã).
Độc tố đường ruột của vi khuẩn là sản phẩn của ctx gene. ctxA mã hoá cấu
phần A, ctxB mã hoá cấu phần B. Thông tin của các gene này được chuyển về cùng
một mRNA sau khi sao mã (chúng là thành phần của một operon). mRNA này có hai
vị trí kết hợp với ribosome ở phía đầu 5' các đoạn gene tương ứng. Vị trí kết hợp
ribosome của cấu phần B có khả năng hoạt động mạnh hơn ít nhất 7 lần so với vị trí
kết hợp ribosom của A chính vì thế mà lượng sản phẩm của quá trình dịch mã (các
protein) của B sẽ gấp vài lần potein của A. Tỷ lệ protein A và B đảm bảo độc lực của
vi khuẩn là 1A:5B. Sau khi được tổng hợp, protein A và B kết hợp với nhau tại vị trí
giữa màng tế bào và màng ngoài của ribosom. Lượng protein B còn dư sẽ được tiết ra
khỏi tế bào. Tuy nhiên thành phần A phải được kết hợp với 5B để được vận chuyển ra
ngoài tế bào. Thành phần A nguyên vẹn (chưa kết hợp với B) sẽ ở trạng thái bất hoạt
và được giữ lại bằng cách hình thành hai phần A1 và A2 nối với nhau bằng liên kết
disulfide. Khi độc tố vi khuẩn kết hợp với GM1 receptor của tế bào vật chủ, thành
phần A1 được giải phóng (bằng cách cắt liên kết disulfide) và xâm nhập vào tế bào.
[7]
Quá trình sao mã của ctxAB được điều hoà bởi nhiểu yếu tố bao gồm cả các
tín hiệu môi trường trong đó vi khuẩn đang tồn tại như nhiệt độ, pH, tính thẩm thấu,
các amino acid. Một số gene khác của phẩy khuẩn cũng được điều hoà theo cơ chế
tương tự như các gene trong tcp operon. Tcp được cho là quyết định quá trình tổng
hợp "roi" hay "lông" của vi khuẩn. Chính vì vậy mà cả ctx và tcp đều chịu ảnh hưởng
của các yếu tố môi trường.
Các protein đã được xác định liên quan đến quá trình điều hoà các gene nói
trên bao gồm ToxR, ToxS và ToxT. ToxR là một protein màng với 2/3 amino acid
nằm trong tế bào chất. Tổ hợp hai protein ToxR (ToxR dimer) kết hợp với vùng khởi
sự của ctxAB và hoạt hoá quá trình sao mã. ToxS protein được cho là có chức năng
đáp ứng với các tín hiệu môi trường, làm thay đổi hình thái và có thể thay đổi quá
trình bắt cặp của ToxR qua đó xúc tiến sao mã. ToxS đóng vai tró như bộ phận cảm



Vi sinh vật đại cương 24
CHOLERA

biến, phosphoryl hoá và chuyển ToxR sang trạng thái kết hợp với DNA. ToxT là
protein trong tế bào chất có chức năng hoạt hoá tcp opeon dẫn đến tổng hợ thành
phần của tcp pili. Biểu hiện của ToxT chịu ảnh hưởng của ToxR.
Vì vậy, ToxR là một protein điều hoà thực hiện chức năng "khơi mào" hệ
thống điều khiển. ToxR cũng được cho là tương tác với ToxS để thực hiện chức năng
nhận biết các thay đổi của yếu tố môi trường và chuyển các tín hiệu (ở mức phân tử)
đến nhiễm sắc thể dẫn đến quá trình sao mã của các gene giúp vi khuẩn gắn kết với
màng tế bào và sản xuất độc tố. Hoàn toàn có lý do để cho rằng môi trường dạ dàyruột (nhiệt độ 37 độ, pH thấp, tính thấm cao v.v.) không tương tự như các điều kiện
trong môi trường tồn tại tự nhiên của phẩy khuẩn (môi trường nước) có thể trở thành
yếu tố tác động, kích kích sản sinh độc tố và gây nhiễm. Tuy nhiên, vẫn có bằng
chứng thực nghiệm mâu thuẫn với giả thuyết này dẫn đến một số suy luận về chức
năng (mang tính sinh thái) của độc tố vi khuẩn trong quá trình xâm nhiễm và gây
bệnh ở người. [8]
3.5. Miễn dịch đối với bệnh

Phạm vi phản ứng hay mức độ phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm phẩy khuẩn
tả rất khác nhau dẫn đến những biểu hiện đa dạng của triệu chứng bệnh. Nguyên nhân
dẫn đến sự đa dạng này vẫn chưa được biết rõ. Có ý kiến cho rằng sự khác nhau về
thụ quan tiếp nhận độc tố đường ruột của mỗi người quyết định mức độ phản ứng.
Tuy nhiên, giả thuyết này cũng chưa được chứng minh. Tại những vùng đã từng có
dịch tả trầm trọng, tỷ lệ bệnh ở trẻ em cao hơn người lớn chứng tỏ yếu tố miễn dịch
đóng vai trò quan trọng.
Sau khi bị nhiễm vi khuẩn có thể phát hiện kháng thể kháng độc tố, kháng
kháng nguyên vỏ (O), kháng nguyên lông (H) trong máu. Tiêm vaccin (có các thành
phần kháng nguyên) dẫn đến làm tăng lượng kháng thể. Kháng thể chống lại kháng

nguyên O sẽ hòa tan tế bào vi khuẩn với sự hiện hiện của bổ thể và các thành phần
khác trong huyết thanh. Lượng kháng thể cao nhất sau 8-10 ngày phát bệnh, giảm dần
và trở về trạng thái ban đầu sau khoảng 2-7 tháng. Sự hiện diện của kháng thể trong
máu liên quan đến khả năng đề kháng của cơ thể đối với vi khuẩn nhưng có thể


Vi sinh vật đại cương 25
CHOLERA

không phải là yếu tố quyết định. Vai trò của kháng thể sau khi bị nhiễm vi khuẩn vẫn
chưa được làm rõ.
Sau khi bị nhiễm, cơ thể sản sinh kháng thể trung hòa độc tố nhưng không có
mối liên hệ giữa hàm lượng kháng thể kháng độc tố với tỷ lệ mắc bệnh trong những
khu vực có bệnh lưu hành.
Người ta cho rằng hệ thống phòng thủ thuộc đường tiêu hóa của cơ thể đóng
vai trò quan trọng. Phản ứng phòng thủ cục bộ do các kháng thể được tiết trên bề mặt
niêm mạc ruột. Hơn nữa, đối với trẻ em bú sữa mẹ, khả năng nhiễm bệnh cũng thấp
hơn, có lẽ do được bảo vệ bởi kháng thể có trong sữa mẹ.
Các globulin miễn dịch (IgA, IgG, IgM) có thể được phát hiện tại lớp niêm
mạc ruột và được cho là có nhiệm vụ thực hiện chức năng chống lại kháng nguyên vi
khuẩn cả trong trường hợp không có mặt bổ thể. Kháng thể chống lại kháng nguyên
lông có tác dụng làm mất khả năng chuyển động của vi khuẩn. Kháng thể chống
kháng nguyên lông hoặc kháng nguyên vỏ vi khuẩn có khả năng làm đông vón và
làm mất khả năng di động. Kháng thể chống độc tố phản ứng với độc tố vi khuản trên
bề mặt các tế bào biểu mô, khóa và bất hoạt độc tố. Kháng thể chống kháng nguyên
lông hay chống các thành phần lớp vỏ vi khuẩn có khả năng vô hiệu hóa quá trình kết
dính của vi khuẩn vào các tế bào biểu mô thành ruột (một quá trình có tính đặc hiệu
cao).[8]



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×