BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TRẦN VĂN TOÀN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN Ở GIAI ĐOẠN
SỚM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM CHUYỂN ĐỔI CÁC LOẠI
THỨC ĂN LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG
CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus blochii Lacepede, 1801)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nha Trang - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TRẦN VĂN TOÀN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN Ở GIAI ĐOẠN
SỚM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM CHUYỂN ĐỔI CÁC LOẠI
THỨC ĂN LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG
CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus blochii Lacepede, 1801)
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60 62 03 01
LUẬN VĂN THẠC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LẠI VĂN HÙNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TS. LỤC MINH DIỆP
HOÀNG HÀ GIANG
Nha Trang - 2014
i
LỜI CÁM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nha
Trang, cùng quý thầy, cô trong khoa Nuôi trồng Thủy sản đã tạo cơ hội và mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn tất chương trình cao học.
Trong quá trình, tôi thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Ngoài sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lại Văn Hùng.
Tôi thực lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin cám ơn toàn thể anh em kỹ sư ở Trại thực nghiệm sản xuất giống cá biển
Đường Đệ, Nha Trang. Đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian tiến hành làm
đề tài.
Sau cùng, tự đáy lòng mình. Tôi vô cùng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên
giúp đỡ trong suôt thời gian qua để tôi có thể hoàn thiện chương trình học cao học của
mình.
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa có ai công bố trong bất cứ công
trình khoa học nào.
Nha Trang, tháng 10 năm 2014
Học viên
Trần Văn Toàn
iii
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
i
LỜI CAM ĐOAN
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
vii
viii
ix
MỞ ĐẦU
ix
CHƯƠNG 1: TỔNG LUẬN
3
1.1 Một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng
3
1.1.1 Hệ thống phân loại
3
1.1.2 Đặc điểm phân bố
4
1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
4
1.1.4 Một số đặc điểm sinh học sinh sản
5
1.2 Hiện trạng sản xuất giống cá chim vây vàng
6
1.2.1 Hiện trạng sản xuất giống cá chim vây vàng trên thế giới
6
1.2.2 Hiện trạng sản xuất giống cá chim vây vàng ở Việt Nam
7
1.3 Một số nghiên cứu về đặc điểm phát triển và nhu cầu dinh dưỡng ở giai đoạn ấu
trùng của cá biển
8
1.3.1 Các giai đoạn phát triển về hình thái của ấu trùng cá biển
8
1.3.2 Sự tiêu biến noãn hoàng, giọt dầu
9
1.3.3 Quá trình hình thành ống tiêu hóa.
10
iv
1.3.4 Sự biến đổi pH đường ruột và hoạt động của enzyme tiêu hóa ở ấu trùng cá
biển.
12
1.3.5 Sự biến đổi kích thước miệng và thời điểm cho ăn các loại thức ăn thích hợp 13
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
16
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
16
2.2 Sơ đồ nội dung nghiên cứu
16
2.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
17
2.3.1. Nguồn nước và hệ thống bể thí nghiệm
17
2.3.2 Nguồn thức ăn sử dụng trong thí nghiệm
17
2.3.3 Xác định một số đặc điểm phát triển ở giai đoạn sớm của ấu trùng cá chim vây
vàng.
18
2.3.3.1 Theo dõi các giai đoạn biến đổi hình thái và sự phát triển đường tiêu hóa 19
2.3.3.2 Xác định kích thước noãn hoàng, giọt dầu
19
2.3.3.3 Xác định sự biến đổi kích thước miệng của ấu trùng
19
2.3.4 Ảnh hưởng của thời điểm cho ăn đầu tiên đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu
trùng cá chim vây vàng (Thí nghiệm 1)
19
2.3.5 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn lên tỷ lệ sống của ấu
trùng cá chim vây vàng
20
2.3.5.1 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn sống lên tỷ lệ sống
của ấu trùng cá chim vây vàng (Thí nghiệm 2)
20
2.3.5.2 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn công
nghiệp lên tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng (Thí nghiệm 3)
21
v
2.4 Phương pháp xác định các thông số
22
2.4.1 Xác định thông số môi trường
22
2.4.2 Xác định kích thước noãn hoàng, giọt dầu, cỡ miệng và chiều dài thân ấu trùng
22
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Một số đặc điểm phát triển của ấu trùng cá chim vây vàng
23
24
24
3.1.1 Theo dõi các giai đoạn biến đổi hình thái và sự phát triển đường tiêu hóa
24
3.1.2 Sự tiêu biến noãn hoàng và giọt dầu
28
3.1.3 Sự biến đổi kích thước miệng và thời gian chuyển đổi thức ăn của ấu trùng cá
chim vây vàng
30
3.2 Ảnh hưởng của thời điểm cho ăn lần đầu tiên đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu
trùng cá chim vây vàng (Thí nghiệm 1)
3.2.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm
32
32
3.2.2 Ảnh hưởng của thời điểm cho ăn lần đầu tiên đến sinh trưởng và tỷ lệ phân đàn
của ấu trùng cá chim vây vàng
32
3.2.3 Ảnh hưởng của thời điểm cho ăn lần đầu tiên tỉ lệ sống của ấu trùng cá chim
vây vàng
34
3.3 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống
của ấu trùng cá chim vây vàng (Thí nghiệm 2)
35
3.3.1 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn sống lên tỷ lệ sống của ấu
trùng cá chim vây vàng (Thí nghiệm 2)
3.3.1.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm
35
35
vi
3.3.1.2 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn sống lên sinh trưởng
và tỷ lệ phân đàn của ấu trùng cá chim vây vàng
35
3.3.1.3 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn sống lên tỷ lệ sống
của của ấu trùng cá chim vây vàng
37
3.3.2 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn công nghiệp
lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng
38
3.3.2.1 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn công
nghiệp lên sinh trưởng ấu trùng cá chim vây vàng
38
3.3.2.2 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn công
nghiệp lên tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng
40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
43
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Sự biến đổi kích thước noãn hoàng và giọt dầu
29
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của thời điểm cho ăn đầu tiên lên sinh trưởng và tỷ lệ phân đàn
33
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn sống lên sinh trưởng và
tỷ lệ phân đàn của ấu trùng
36
Bảng 3.4: Sinh trưởng về chiều dài, khối lượng, hệ số phân đàn của cá chim vây vàng ở
thời điểm tập chuyển đổi thức ăn khác nhau
39
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình1.1: Cá Chim Vây Vàng ( Trachinotus blochii)
3
Hình 1.2 Bản đồ phân bố cá chim vây vàng trên thế giới
4
Hình 1.3. Quá trình biệt hóa thành các bộ phận đường tiêu hóa theo giai đoạn phát triển ở
cá
10
Hình 2.1 Sơ đồ nội dung nghiên cứu
16
Hình 2.2 Nuôi thức ăn sống cho ương nuôi ấu trùng
18
Hình 2.3 Trứng Artemia và chất làm giàu DHA Protein Selco
18
Hình 2.4 Hệ thống bể thí nghiệm
18
Hình 2.5 Xác định chiều dài thân và độ mở rộng miệng ở ấu trùng cá
22
Hình 3.1 Các giai đoạn phát triển từ khi nở đến khi hoàn chỉnh về mặt hình thái
26
Hình 3.2 Sự hình thành dạ dày ở ấu trùng cá chim vây vàng
27
Hình 3.3 Biến đổi độ mở rộng miệng của ấu trùng cá chim theo ngày tuổi và thời điểm
cho ăn các loại thức ăn phù hợp.
30
Hình 3.4 Tương quan giữa chiều dài ấu trùng và độ rộng miệng cho đến 23 ngày tuổi
31
Hình 3.5 Ảnh hưởng của thời điểm cho ăn lần đầu tiên lên tỷ lệ sống của ấu trùng
34
Hình 3.6 Ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn sống lên sinh tỷ lệ sống
của ấu trùng cá chim
37
Hình 3.7: Tỷ lệ sống của cá chim vây vàng khi tập chuyển đổi thức ăn ở thời điểm khác
nhau
40
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DO: hàm lượng oxy hòa tan
L: lít
NT: nghiệm thức
SL: chiều dài chuẩn
SGRsl: tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài chuẩn
SGRw: tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng
1
MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi hải sản, đang được xem là ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước. Sau 10 năm, thủy sản Việt Nam đã có những bước tăng
trưởng vượt bậc với doanh số xuất khẩu tăng gấp 3 lần, từ 2 tỷ USD năm 2002 lên 6 tỷ
USD trong năm 2011 [5]. Hiện nay, đối tượng nuôi chủ lực, chiếm tỉ lệ lớn nhất về sản
lượng cũng như giá trị xuất khẩu vẫn là tôm he. Nghề nuôi cá biển, sản xuất giống cá biển
vẫn đang ở thời kỳ bắt đầu phát triển. Nghề nuôi cá biển ở Việt Nam bắt đầu vào những
năm 1990, khi những nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi thương phẩm bước đầu thành
công trên một số loài cá biển như: cá chẽm, cá đù đỏ, cá giò, cá mú, cá chẽm mọn nhọn
[4,7,8,9,10]. Nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghề nuôi cá biển, nước ta đã và đang tiếp
tục đầu tư, nghiên cứu sản xuất giống các loài cá biển mới, có giá trị kinh tế cao, một
trong số đó là cá chim vây vàng.
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) là một loài cá nổi, ưa hoạt
động, dễ nuôi, có khả năng nuôi với mật độ cao trong lồng hoặc ao ở các thủy vực nước
lợ và nước mặn. Đây là một đối tượng có tốc độ sinh trưởng khá nhanh và có giá trị kinh
tế cao. Cá chim vây vàng bắt đầu được nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo tại Đài Loan
vào năm 1986 và thành công năm 1989. Ngay sau đó nó đã nhanh chóng trở thành đối
tượng nuôi phổ biển ở nước này. Tính đến năm 1997 Đài Loan đã có 20 trại sản xuất
giống cá chim vây vàng với sản lượng giống đạt 38 triệu con cỡ 2 – 3 cm để phục vụ cho
nhu cầu trong nước và xuất khẩu [33]. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nuôi cá
chim ở Đài Loan đã lan sang các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Indonesia, Ấn
Độ, Việt Nam, Malaysia, Singapore …
Ở Việt Nam cá chim vây vàng được nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương
phẩm muộn hơn rất nhiều. Một số công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu nuôi trồng
thủy sản 1, Trường Cao đẳng thủy sản Bắc Ninh và Trường Đại học Nha Trang được thực
hiện vào những năm 2005 – 2011 đã cơ bản hình thành lên quy trình sản xuất giống nhân
tạo [3, 6, 11]. Tuy nhiên, tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi vẫn còn khá thấp, ấu trùng
hao hụt rất nhiều trong giai đoạn khi hết noãn hoàng bắt đầu tập sử dụng thức ăn bên
ngoài, và trong quá trình chuyển đổi các loại thức ăn [3]. Hiện tượng trên xảy ra là do
2
việc thiếu các thông tin cần thiết về các đặc điểm phát triển ở giai đoạn sớm và tập tính
dinh dưỡng của ấu trùng cá chim vây vàng. Dẫn tới không xác định được thời điểm cho
ăn cũng như chế độ chuyển đổi thức ăn hợp lý.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự phân công và cho phép của Bộ môn nuôi thủy
sản nước mặn, Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường ĐH Nha Trang, tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm phát triển ở giai đoạn sớm và ảnh hưởng của thời
điểm chuyển đổi các loại thức ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng cá chim
vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801)” với mục tiêu: Đánh giá sự tiêu biến
noãn hoàng , giọt dầu, sự biến đổi kích thước miệng và sự hình thành dạ dày. Từ đó tạo
cơ sở để bố trí các thí nghiệm về quá trình chuyển đổi thức ăn nhằm xác định thời gian
chuyển đổi các loại thức ăn phù hợp nhất. Qua đó góp phần hoàn thiện quy trình ương
nuôi ấu trùng cá chim vây vàng.
Để đạt được các mục tiêu trên đề tài tập trung vào các nội dung nghiên cứu sau:
- Tìm hiểu sự tiêu biến của noãn hoàng, giọt dầu và sự biến đổi kích thước miệng của ấu
trùng cá chim vây vàng.
- Tìm hiểu sự hình thành dạ dày ở ấu trùng cá chim vây vàng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm cho ăn đầu tiên đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của
ấu trùng cá chim vây vàng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn lên sinh trưởng và tỷ
lệ sống của ấu trùng cá chim vây vàng.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Về mặt khoa học, đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm về đặc điểm phát triển, đặc
điểm dinh dưỡng và khả năng chuyển đổi thức ăn ở giai đoạn sớm của ấu trùng cá chim
vây vàng.
Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng
con giống thông qua việc cải tiến chế độ cho ăn và chuyển đổi thức ăn hợp lý. Qua đó,
thúc đẩy việc phát triển sản xuất giống cá chim vây vàng trên quy mô thương mại.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng
1.1.1 Hệ thống phân loại
Ngành: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Carangidae
Giống: Trachinotus
Loài: Trachinotus blochii (Lacepède, 1801)
Tên tiếng việt: cá Chim Vây Vàng, cá Sòng Mũi Hếch [2].
Tên Tiếng Anh: Snub-nose pompano.
Hình1.1: Cá Chim Vây Vàng ( Trachinotus blochii)
4
1.1.2 Đặc điểm phân bố
Cá chim vây vàng sống ở vùng biển mở và được tìm thấy ở Thái Bình Dương, Đại
Tây Dương, Ấn Độ Dương. Ở châu Á cá phân bố ở miền nam Nhật Bản, Indonesia, Trung
Quốc, Đài Loan [34]. Ở Việt Nam được tìm thấy trên Vịnh Bắc Bộ, miền Trung và Nam
Bộ [2].
Hình 1.2 Bản đồ phân bố cá chim vây vàng trên thế giới [36]
(phần chấm đỏ là khu vực cá phân bố)
Đây là loài cá nước ấm, có tập tính di cư, sống ở tầng giữa và tầng mặt. Ở giai
đoạn cá giống thường tập thành đàn sống ở vũng, vịnh, cửa sông có đáy cát hoặc đất cát
sét [20, 35] . Khi trưởng thành cá thường sống đơn độc [25]. Cá có khả năng sinh trưởng
ở điều kiện nhiệt độ từ 22-280C, độ mặn từ 3 - 33‰. Dưới 20‰ cá sinh trưởng nhanh,
trong điều kiện độ mặn cao tốc độ sinh trưởng chậm lại. Nhu cầu hàm lượng oxy hòa tan
> 2.5 mg/L. Cá trưởng thành sống ở vùng cát hoặc gần vùng rạn san hô, độ sâu 7 m trở
lại.
1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
Cá chim vây vàng là loài cá ăn tạp thiên về động vật, có thể kiếm thức ăn ở trong
cát, cá trưởng thành có thể bắt những động vật vỏ cứng như: ngao, cua, ốc [27]. Giai đoạn
cá giống thức ăn là động vật phù du và động vật đáy, chủ yếu là luân trùng, ấu thể
5
Copepoda, Artemia, giai đoạn lớn chủ yếu ăn tôm, cá nhỏ và các loài động vật không
xương sống khác, cường độ bắt mồi thay đổi theo nhiệt độ nước.
Trong điều kiện ương nuôi thức ăn ban đầu của ấu trùng cá là sinh vật phù du (tảo,
luân trùng và ấu trùng Artemia), sau giai đoạn này cá con được tập chuyển đổi từ thức ăn
sống sang thức ăn công nghiệp. Giai đoạn nuôi thương phẩm cá cũng sử dụng tốt thức ăn
công nghiệp hoặc cá tạp [3]. Trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ, thức ăn được sử dụng là
cá tạp, mực, thức ăn tổng hợp dạng viên, để nâng cao chất lượng trứng và ấu trùng người
ta còn bổ sung thêm vitamin E, C và B vào thức ăn cho cá bố mẹ trước mùa sinh sản
khoảng một tháng [29].
Tốc độ sinh trưởng của cá chim vây vàng tương đối nhanh, kích thước cơ thể lớn
nhất bắt ngoài tự nhiên là 3400 g. Cá sinh trưởng chậm ở giai đoạn đầu và tăng nhanh sau
khi đạt cỡ 50 g trở lên, nhưng tốc độ sinh trưởng lại chậm lại khi cá đạt cỡ trên 1000 g. Cá
con 1 ngày tuổi có chiều dài 2 mm, sau 35 ngày ương nuôi đạt cỡ 26 mm. Cỡ cá 4,9 – 6,7
g nuôi bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein 47% và lipid 15% sau 1 tháng cá
đạt cỡ 14,4 – 26,5 g [3].
1.1.4 Một số đặc điểm sinh học sinh sản
Mùa vụ sinh sản ngoài tự nhiên của cá chim vây vàng ở vùng địa lý khác nhau là
khác nhau. Ở Trung Quốc mùa sinh sản diễn ra từ tháng 4 – 9, trong khi tại Đài Loan lại
có thể cho cá sinh sản nhân tạo từ tháng 3 đến tháng 10 [2]. Quá trình sinh sản của cá
chim vây vàng không tuân theo chu kỳ trăng hàng tháng như nhiều loài cá biển khác [29].
Tuổi và kích thước thành thục lần đầu của cá ngoài tự nhiên tương đối muộn, cá
thành thục ở tuổi 7 - 8+ . Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi nhân tạo cá có thể thành thục
sớm hơn. Trong điều kiện nuôi nhốt để cá đạt được thành thục và trở thành cá bố mẹ phải
mất khoảng 3 năm, khi khối lượng cơ thể đạt từ 1,8 – 2,5 kg [29]. Thực tế cho thấy cá
chim vây vàng nuôi lồng bằng thức ăn công nghiệp tại vùng biển Khánh Hòa có tuổi
thành thục sớm hơn (khoảng 15 – 16 tháng nuôi) và kích cỡ cũng nhỏ hơn (từ 1,5 – 1,7
kg) [3]. Như vậy tuổi và kích thước thành thục của cá chim vây vàng phụ thuộc rất lớn
vào vùng địa lý và các điều kiện nuôi khác. So với nhiều loài cá biển khác (cá mú, cá
6
chẽm, cá măng, cá chim Florida) thì sức sinh sản của cá chim vây vàng thấp hơn. Trong
điều kiện cho sinh sản nhân tạo, sức sinh sản thực tế của cá dao động từ 38544 – 122482
trứng/kg cá cái, trung bình là 73922 trứng/kg cá cái, sức sinh sản của cá từ tháng 7 đến
tháng 12 (từ 84373 – 122482 trứng/kg cá cái) cao hơn so với thời gian từ tháng 1 đến
tháng 5 (từ 38544 – 64673 trứng/kg cá cái) [3] . Cá chim vây vàng là loài đẻ trứng nổi,
trứng sau khi đẻ sẽ nổi trong môi trường nước nhờ giọt dầu, đường kính sau khi trương
nước 0,80 – 0,85 mm, sau khi đẻ trứng không thụ tinh sẽ chìm xuống đáy [29].
1.2 Hiện trạng sản xuất giống cá chim vây vàng
1.2.1 Hiện trạng sản xuất giống cá chim vây vàng trên thế giới
Việc thử nghiệm cho sinh sản nhân tạo cá chim được tiến hành lần đầu tiên tại Đài
Loan trên loài cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801)[33]. Năm 1986 bắt
đầu nghiên cứu nuôi vỗ cá bố mẹ, đến năm 1989 mới thành công trong việc sản xuất
giống nhân tạo, qua nhiều đợt thử nghiểm trong quá trình nghiên cứu ương được 386.000
con giống cỡ 2 – 3 cm. Sau thành công này, Đài Loan có 20 trại sản xuất giống cá chim
vây vàng với sản lượng hàng năm đạt 38 triệu con giống cỡ 2 - 3 cm để phục vụ nhu cầu
nuôi trong nước và xuất khẩu[33]. Tính đến năm 2001 Đài Loan đã thành công trong việc
sinh sản nhân tạo 45/60 loài cá biển nuôi, trong đó có một loài thuộc giống cá chim như
Trachinotus blochi, T. falcatus, và T. ovatus[17, 33]
Với những thành công đạt được của Đài Loan trong việc sản xuất nhân tạo giống
cá chim vây vàng đã thúc đẩy phong trào sản xuất giống và nuôi cá chim thương phẩm
trong nước phát triển mạnh. Sau đó phong trào này lan sang các nước lân cận trong khu
vực như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Singapore, … Năm 1993,
Trung tâm chuyển giao công nghệ trường Đại học Trung Sơn kết hợp với Trạm nghiên
cứu giống thủy sản Quảng Đông – Trung Quốc nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo thành
công cá chim vây vàng trên quy mô nhỏ. Năm 1998, Trung tâm kết hợp với Công ty trách
nhiệm hữu hạn Giống thủy sản Thắng Lợi – Hải Nam – Trung Quốc nghiên cứu thành
công sản xuất giống nhân tạo trên quy mô lớn.
Ở Indonesia, trước đây cá chim vây vàng được nhập giống từ Đài Loan về nuôi. Từ
7
nguồn cá nuôi thương phẩm này, Trung tâm phát triển biển Batam đã tuyển chọn được
đàn cá bố mẹ và nuôi vỗ trong lồng bằng thức ăn là cá tạp, mực, thức ăn công nghiệp có
bổ sung vitamin E, C, B. Cá được kích thích sinh sản bằng cách tiêm HCG 250 IU kết
hợp với Fibrogen 50 IU/kg cá cái. Ấu trùng cá được ương trong các bể xi măng có thể
tích 10 m3 với mật độ từ 10 – 15 ấu trùng/L, thức ăn sử dụng là tảo đơn bào
(Nannochloropsis sp), luân trùng, ấu trùng artemia và thức ăn tổng hợp, sau 35 ngày ương
cá đạt cỡ 3,0 – 3,5 cm, tỷ lệ sống từ 20 – 25%, và vấn đề khó khăn hiện nay là mật độ
ương thấp và tỷ lệ dị hình ở cá giống vẫn còn cao (5%) [29].
Với tình hình trên cho thấy nghề sản xuất giống cá chim đã đạt được những thành
công nhất định trong việc sản xuất giống trên quy mô thương mại, số lượng con giống sản
xuất ra đã phần nào đáp ứng được cho nhu cầu của người nuôi.
1.2.2 Hiện trạng sản xuất giống cá chim vây vàng ở Việt Nam
Cá chim vây vàng là một đối tượng dễ nuôi và giá trị kinh tế cao nên nhiều ngư
dân ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Khánh Hòa đã nhập giống từ Đài Loan về nuôi, thức ăn
sử dụng chủ yếu là cá tạp. Năm 2005 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 đã thực
hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi thương phẩm và tạo đàn cá hậu
bị của 5 loài cá biển kinh tế” trong đó có cá chim vây vàng [11]. Đến năm 2006 Trường
Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh đã thực hiện thành công dự án “Nhập công nghệ sản xuất
giống cá chim vây vàng”, sau 2 năm dự án sản xuất được trên 104486 con cá giống, tỷ lệ
sống của cá hương 31 – 35% và cá giống là 50 – 62,5%. Tuy vậy, công nghệ sản xuất này
vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như tỷ lệ sống của cá bố mẹ thấp (đạt 2 – 25 %), tỷ lệ thụ
tinh (15 – 88%) và tỷ lệ nở (28 – 56 %) không ổn định, khó kiểm soát sự lây lan dịch
bệnh [6].
Đến năm 2009, Trường đại học Nha Trang thực hiện đề tài “Thử nghiệm sản xuất
giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) tại Khánh Hòa” [3].
Nguồn cá bố mẹ được mua trong 2 đợt với tổng cộng 150 con. Sau 2 năm nuôi vỗ, tổng số
cá còn lại là 129 con, trong đó có 80 con cái và 49 con đực, đạt tỷ lệ sống 90 – 92%. Tỷ lệ
thành thục của cá bố mẹ từ 57,14 – 95,45%, trung bình đạt 81,54%. Sau 20 đợt cho đẻ thu
được 31320000 trứng với tỷ lệ thụ tinh từ 56,46% đến 96,74%. Trứng cá được vận
8
chuyển bằng phương pháp vận chuyển kín về trại ương. Khi kết thúc đề tài với 16 đợt
ương với mật độ thả từ 18 – 60 con/L, sau thời gian 30 – 37 ngày thu được 644800 con cá
hương cỡ 17,2 – 26,0 mm, tỷ lệ sống dao động từ 2,38 – 28,20%, trung bình đạt 14,43%
[3].
Từ tình hình trên cho thấy, quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng ở
trong nước cho tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi ấu trùng còn thấp và chưa có được sự
ổn định,gây khó khăn cho việc phát triển nghề nuôi cá chim trên quy mô thương mại. Do
đó, cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về quá trình phát triển ở giai đoạn sớm của
ấu trùng cá chim.Từ đó tạo cơ sở cho quá trình thử nghiệm nâng cao tỷ lệ sống của ấu
trùng cá chim vây vàng.
1.3 Một số nghiên cứu về đặc điểm phát triển và nhu cầu dinh dưỡng ở giai đoạn ấu
trùng của cá biển
1.3.1 Các giai đoạn phát triển về hình thái của ấu trùng cá biển
Theo Ahlstrom & Ball (1954) và Kjørsvik (2004) [13, 22] thì sự phát triển của ấu
trùng cá biển có thể phân chia thành 2 giai đoạn chính là giai đoạn ấu trùng (larvae) và
hậu ấu trùng trùng (post-larvae). Trong giai đoạn ấu trùng lại phân chia thành nhiều giai
đoạn nhỏ gồm: ấu trùng noãn hoàng (Yolk-sac larvae), ấu trùng tiền cong lệch (Preflexion larvae), ấu trùng cong lệch (Flexion larvae), ấu trùng hậu cong lệch (Post-flexion
larvae). Quan sát sự phát triển trên ấu trùng cá chẽm Lates calcarifer thì Lục Minh Diệp
(2010)[1] có những mô tả cụ thể về các giai đoạn phát triển như sau:
Giai đoạn ấu trùng (larvae) Từ 0 ngày tuổi đến khoảng 16 ngày tuổi
Ấu trùng noãn hoàng (Yolk-sac larvae): từ khi nở đến khi ấu trùng mở miệng và
bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Ấu trùng mới nở với đặc trưng là túi noãn hoàng lớn, có
1 giọt dầu ở phía trước. Ấu trùng 1 ngày tuổi noãn hoàng tiêu biến gần hết.
Ấu trùng tiền cong lệch (Pre-flexion larvae): Giọt dầu tiêu biến dần và mất hẳn ở 6
ngày tuổi. Bóng hơi xuất hiện ở ấu trùng 4 ngày tuổi.
Ấu trùng cong lệch (Flexion larvae): Phần cuối cột sống cong lệch rõ ràng ở 8-9
ngày tuổi, hình thành vây đuôi.
Ấu trùng hậu cong lệch (Post-flexion larvae): Ấu trùng hình thành vây hậu môn,
9
vây lưng II.
Giai đoạn hậu ấu trùng (post-larvae): Từ 16 ngày tuổi đến khi chuyển sang màu
trắng bạc.Từ 16 ngày tuổi trở đi, ấu trùng cá chẽm đã phát triển đầy đủ vây và các
bộ phận của cơ thể về mặt hình thái, nhưng chưa phát triển hoàn chỉnh sắc tố. Cơ
thể cá màu đen, chưa có màu sắc trắng bạc của các cá thể trưởng thành.
1.3.2 Sự tiêu biến noãn hoàng, giọt dầu
Trước khi có khả năng sử dụng thức ăn ngoài thì noãn hoàng và giọt dầu là hai
nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng đối với ấu trùng cá biển [1]. Kích thước noãn hoàng
và giọt dầu phụ thuộc chủ yếu vào kích thước trứng. Những loài cá có trứng kích thước
lớn thì noãn hoàng và giọt dầu cũng lớn. Thí dụ: kích thước trứng cá hồi Đại Tây Dương
(5 – 6 mm) thường lớn gấp 4 – 5 lần trứng cá tráp đầu vàng (0.9 – 1.1 mm), do đó khi nở
các ấu trùng cá hồi có túi noãn hoàng lớn đủ để dinh dưỡng nội sinh trong 3 tuần đầu tiên
sau khi nở, trong khi các ấu trùng cá tráp đầu vàng lại có túi noãn hoàng kích thước nhỏ
chỉ đủ để dinh dưỡng nội sinh trong 3 ngày đầu tiên sau khi nở [12]. Một nghiên cứu khác
trên ấu trùng cá chẽm Lates calcarifer cho thấy, ấu trùng sau khi nở (SL =1.73 mm) có
kích thước noãn hoàng 0.92 mm, sau 12 giờ noãn hoàng còn lại 54%, sau 24 giờ còn
32%, noãn hoàng được hấp thụ hoàn toàn sau 60 giờ kể từ khi nở. Còn đường kính giọt
dầu ở ấu trùng mới nở là 0,23 mm, trong khoảng thời gian ấu trùng hấp thụ noãn hoàng,
đường kính giọt dầu hầu như không đổi. Tại thời điểm noãn hoàng được hấp thụ hết (60
giờ sau khi nở), kích thước giọt dầu giảm nhanh, đường kính giọt dầu còn lại 0,16 mm và
được hấp thụ gần hết sau 120 giờ và hoàn toàn biến mất sau 132 giờ (6 ngày tuổi) [1].
Từ những kết quả trên, có thể thấy thời gian dinh dưỡng nội sinh ở ấu trùng các
loài cá biển có kích thước trứng khác nhau là khác nhau. Do đó, việc theo dõi và đánh giá
sự tiêu biến noãn hoàng, giọt dầu ở ấu trùng cá là hết sức cần thiết. Nó tạo cơ sở cho việc
xác định thời điểm tiến hành cung cấp thức ăn lần đầu tiên phù hợp nhất cho ấu trùng cá
sau khi nở.
10
1.3.3 Quá trình hình thành ống tiêu hóa.
Khi mới nở, ấu trùng các loài cá biển có đường tiêu hóa là một ống thẳng, kín
(miệng và hậu môn chưa hình thành) và chưa phân hóa về mặt mô học [13, 23]. Dạng ruột
kín (incipient gut) thường duy trì cho đến khi noãn hoàng được hấp thụ hết [23, 24]. Khi
đó, từ dạng chưa phân hóa chúng được phân chia thành vùng hầu miệng (buccopharynx),
ruột trước (foregut), ruột giữa (midgut), ruột sau (hindgut) nhờ các van cơ [13, 23]. Quá
trình phát triển, sự biệt hóa đường tiêu hóa từ khi cá nở đến trưởng thành được biểu diễn
ở hình 1.3.
Hậu ấu trùng
Ấu trùng
Cá giống
Ấu trùng
trưởng thành
noãn hoàng
Thực quản
Ruột trước
Dạ dày
Ruột kín
Ruột giữa
Ruột trước
Ruột sau
Ruột sau
Hình 1.3. Quá trình biệt hóa thành các bộ phận đường tiêu hóa theo giai đoạn phát triển ở
cá (Theo [13, 23])
Ở ấu trùng cá chẽm, sự biệt hóa đường tiêu hóa được Walford và Lam (1993) mô
tả [18]: (i) Ấu trùng 1 ngày tuổi chưa mở miệng, đường tiêu hóa dạng ống thẳng, kín. (ii)
Ấu trùng 2 ngày tuổi: mở miệng, van trực tràng xuất hiện. Ở ấu trùng 4 ngày tuổi, vùng
ruột trước, ruột giữa và vùng trực tràng (ruột sau) phình to hơn, có thể nhìn thấy rõ van
trực tràng phân chia hai vùng này. (iii) Ấu trùng 5-6 ngày tuổi: ruột bắt đầu cuộn lại. Sự
cuộn xoắn của ruột hoàn tất ở ấu trùng 8 ngày tuổi, ruột trước phình to thành dạng túi
11
cong. (iv) Ruột trước bắt đầu biến dạng thành dạ dày ở ấu trùng 11 ngày tuổi, nhưng dạ
dày thực sự rõ ràng ở 13 ngày tuổi, khi đó có thể thấy rõ sự co thắt môn vị và sự nhô ra
của các manh tràng. (v) Quá trình biệt hóa đường tiêu hóa thành các phần theo thứ tự từ
trước ra sau: khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, cơ vòng môn vị, ruột trước (phần ruột
giữa ở các giai đoạn trước), van trực tràng, ruột sau dễ dàng phân biệt ở ấu trùng 14 ngày
tuổi. Từ vòm trên của hầu, nhô ra 2 răng nhọn, bắt đầu sự hình thành răng hầu. Sự phát
triển dạ dày, phát triển cơ vòng ở môn vị và phát triển manh tràng gần như hoàn chỉnh ở
ấu trùng cá chẽm 15 ngày tuổi. Lúc này dạ dày đã có hình dạng nhất định, vùng dạ dày
hình tim nối với vùng môn vị tại một góc nhọn tạo nên hình dạng đặc trưng của dạ dày.
Quá trình biệt hóa đường tiêu hóa hoàn tất ở ấu trùng cá chẽm 17 ngày tuổi. (vi) Về sau,
dạ dày càng ngày càng lớn dần, manh tràng tiếp tục phát triển; tuy nhiên về cơ bản hình
dạng của dạ dày và manh tràng không thay đổi.
Ở các loài cá có dạ dày, giai đoạn ấu trùng thường chưa hình thành dạ dày, nhưng
phần sau của ruột trước cùng với ruột giữa có khả năng phình to và thực hiện chức năng
như dạ dày. Sự hình thành dạ dày là dấu hiệu quan trọng đánh dấu sự chuyển từ ấu trùng
sang giai đoạn con giống (juvenile). Tuy nhiên, để đánh giá sự phát triển hoàn chỉnh dạ
dày và hoàn chỉnh đường tiêu hóa còn cần dựa vào sự xuất hiện khả năng hoạt động của
enzyme protease dạng pepsin sinh ra từ dạ dày và các enzyme sinh ra từ niêm mạc ruột.
Sự hình thành dạ dày là dấu hiệu quan trọng trong việc lựa chọn thời điểm chuyển đổi từ
thức ăn sống sang sử dụng thức ăn công nghiệp cho ấu trùng cá. Ấu trùng cá biển khi
chưa phát triển dạ dày, khả năng tiêu hóa, hấp thụ protein rất thấp. Ấu trùng giai đoạn này
hấp thụ tốt axít amin tự do (FAA) nhưng kém hấp thụ các peptide và axít amin liên kết
trong protein (PAA) [15, 19, 26]. Ấu trùng cá chẽm giai đoạn đầu không thể tiêu hóa
được màng protein của viên thức ăn, khả năng tiêu hóa protein tăng lên khi cá đạt đến giai
đoạn hậu ấu trùng [19]. Đặc tính sinh lý dinh dưỡng này ở ấu trùng cá biển là trở ngại lớn
để phát triển thức ăn tổng hợp cho chúng khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài (start-feeding). Hầu
hết ấu trùng các loài cá biển đều gặp khó khăn khi được thiết lập chế độ sử dụng thức ăn
tổng hợp sớm, trong khi đó ở nhiều loài cá nước ngọt, ấu trùng sẵn sàng tiếp nhận và tiêu
hóa được thức ăn nhân tạo ngay từ đầu [16].
12
1.3.4 Sự biến đổi pH đường ruột và hoạt động của enzyme tiêu hóa ở ấu trùng cá biển.
Quá trình tiêu hóa ở cá có sự tham gia của các enzyme khác nhau như: protease
dạng axít (pepsin) sinh ra từ dạ dày, các glucosidase, lipase và protease dạng kiềm
(trypsin) từ tuyến tụy, và từ ruột: gồm 2 dạng: (i) enzyme nội bào (cytosolic enzymes) chủ
yếu là các peptidase tìm thấy trong sinh chất của tế bào ruột và (ii) dạng enzyme sinh ra từ
màng lông nhung (brush border membrane enzymes) liên quan đến màng tế bào niêm mạc
như các peptidase, disaccharidase, esterase [21].
Mức độ hoạt động của các loại enzyme này, đặc biệt là nhóm enzyme dạng axit và
dạng kiềm phụ thuộc rất lớn vào mức pH trong ống tiêu hóa. Nghiên cứu trên ấu trùng cá
chẽm cho thấy có sự biến động lớn về pH từ tính kiềm sang tính axít xảy ra ở phần ruột
trước, trong khi đó, ở ruột giữa và ruột sau pH luôn mang tính kiềm. Trước khi ấu trùng
cá chẽm hình thành dạ dày, pH trong ruột trước (tiền thân của dạ dày) mang tính kiềm
(pH=7.7 tại 8 ngày tuổi) do đó enzyme protease dạng trypsin hoạt động mạnh giúp cho
việc tiêu hóa protein [16, 18, 23, 24]. Điểm biến đổi pH quan trọng ở ruột trước là 14
ngày tuổi. Từ ngày tuổi thứ 15, pH trong dạ dày giảm rất nhanh và chuyển sang tính axít,
pH=5.0 tại 17 ngày tuổi, pH=3.7 tại 22 ngày tuổi. Sau đó, pH trong dạ dày luôn duy trì
trên dưới 4, kéo theo đó là sự hoạt động mạnh của protease dạng pepsin [18]. Sự biến đổi
pH từ kiềm sang axít cũng được ghi nhận ở nhiều loài cá biển khác, liên quan đến hoạt
động của 2 dạng protease (tripsin và pepsin) ở ấu trùng cá biển trước và sau khi hình
thành dạ dày.
Ngoài sự hoạt động mạnh của 2 dạng protease là tripsin và pepsin thì hoạt động
của một số enzyme khác cũng được ghi nhận như: amino-peptidase, amilase, lipase có ở
ấu trùng cá biển từ trước khi chúng ăn thức ăn ngoài [14, 21, 24, 32]. Enzyme
phosphatase và ATPase bắt đầu xuất hiện ở ấu trùng 3-4 ngày tuổi đến 9 ngày tuổi tùy
theo loài [21, 24]. Ở ấu trùng cá biển 21-27 ngày tuổi, hoạt động của các enzyme sinh ra
từ màng lông nhung như alkaline phosphatase tăng lên cao đột ngột đồng thời với sự giảm
enzyme nội bào như leucine–alanine peptidase, là dấu hiệu cho thấy sự phát triển hoàn
chỉnh hệ tiêu hóa [14, 24].
Các enzyme như tripsin, lipase và amilase có ở ấu trùng trước khi ăn thức ăn ngoài
13
chứng tỏ ấu trùng có khả năng sinh ra các enzyme này[21]. Tuy nhiên, mức độ hoạt động
của các enzyme này còn thấp. Hoạt động của chúng chỉ tăng mạnh khi ấu trùng bắt đầu ăn
thức ăn ngoài. Có hiện tượng đó là do sự bổ sung các loại enzyme này từ nguồn thức ăn
sống (tảo, luân trùng, Artemia, Copepoda…) khi cá ăn mồi. Nguồn enzyme từ động vật
mồi góp phần quan trọng trong hoạt động của enzyme ở ấu trùng cá. Hoạt động của
trypsin ở ấu trùng cá chẽm tại 8 ngày tuổi được xác định có sự đóng góp đáng kể nguồn
trypsin từ luân trùng, vì lúc này hoạt động của trypsin do cơ thể ấu trùng tạo ra rất thấp,
chỉ hơn 1.2 đơn vị/mg protein[18].
Nguồn enzyme ngoài có thể kích hoạt các emzyme tiêu hóa ở ấu trùng cá [15, 16].
Ấu trùng được cho ăn thức ăn tổng hợp có khả năng tiết enzyme thấp hơn ấu trùng được
cho ăn thức ăn sống như nauplius Artemia [15]. Như vậy, nguồn thức ăn sống có vai trò
quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn cũng như thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống
enzyme của ấu trùng cá. Việc theo dõi sự hoàn thiện của hệ thống tiêu hóa là căn cứ quan
trọng cho việc lựa chọn thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn.
1.3.5 Sự biến đổi kích thước miệng và thời điểm cho ăn các loại thức ăn thích hợp
Khi mới nở, ấu trùng các loài cá biển có đường tiêu hóa là một ống thẳng, kín
(miệng và hậu môn chưa hình thành) và chưa phân hóa về mặt mô học [13, 23]. Trước khi
có khả năng sử dụng thức ăn ngoài thì nguồn dinh dưỡng ban đầu được ấu trùng sử dụng
là noãn hoàng và giọt dầu. Tuy nhiên, kích thước khối noãn hoàng và giọt dầu ở ấu trùng
cá của các loài khác nhau thường có sự chênh lệch nhất định, nên thời gian dinh dưỡng
nội sinh của ấu trùng cá ở các loài khác nhau cũng khác nhau. Ấu trùng cá hồi Đại Tây
Dương sau khi nở có khả năng dinh dưỡng nội sinh tới 3 tuần trong khi ấu trùng cá tráp
đầu vàng sau khi nở chỉ có khả năng dinh dưỡng nội sinh trong 3 ngày [12]. Chính sự sai
khác này dẫn tới thời điểm bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài của các ấu trùng cá cũng khác
nhau.
Thời điểm cho ấu trùng cá ăn lần đầu tiên rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh
trưởng cũng như tỷ lệ sống của ấu trùng cá. M. Kailasam và CTV đã thực hiện thí nghiệm
trên ấu trùng cá chẽm nhằm tìm hiểu tác động của thời điểm cho ăn ban đầu lên tỷ lệ sống
của ấu trùng cá chẽm [28]. Ấu trùng được bắt đầu cho ăn tại các thời điểm 48 giờ , 72 giờ,
14
96 giờ, 120 giờ và sau 21 ngày ương nuôi, tỷ lệ sống của ấu trùng đã được ước tính. Tỷ lệ
sống cao hơn khi ấu trùng cá được bắt đầu cho ăn lúc 48 giờ (31.46%) so với cho ăn lúc
72 giờ (21.18%) và 96 giờ (8.42%). Ấu trùng bị chết hoàn toàn sau 9 ngày trong thí
nghiệm cho ấu trùng bắt đầu cho ăn lúc 120 giờ sau khi nở. Như vậy để đạt tỷ lệ sống cao
nhất thì ấu trùng phải được bắt đầu cho ăn vào lúc 48 giờ sau khi nở.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, ấu trùng cá biển có khả năng sử dụng các loại thức ăn
có kích thước và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Việc sử dụng các loại thức ăn có kích
thước khác nhau phụ thuộc rất lớn vào kích thước miệng của ấu trùng. Tuy nhiên, kích cỡ
miệng của các ấu trùng khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài thường bị hạn chế về mặt cơ học đối
với kích thước của các loại thức ăn mà chúng có thể tiêu hóa được [12]. Nhìn chung, kích
cỡ miệng có mối quan hệ tương tác với kích thước cơ thể, mà kích thước cơ thể lại bị ảnh
hưởng bởi đường kính trứng và thời kỳ dinh dưỡng nội sinh. Do đó, ở những loài cá có
kích thước trứng khác nhau thì kích thước miệng của ấu trùng cũng khác nhau. Sự chênh
lệch về kích thước miệng của ấu trùng ở các loài cá khác nhau dẫn tới khả năng sử dụng
các loại thức ăn có kích thước cũng khác nhau. Thí dụ: ấu trùng cá hồi Đại Tây Dương
khi kết thúc giai đoạn dinh dưỡng nội sinh và bắt đầu ăn thức ăn ngoài đã có khả năng sử
dụng các hạt thức ăn to tới 1 mm so với các hạt 0,1 mm mà các ấu trùng cá tráp đầu vàng
có thể ăn lần đầu tiên [12].
Như vậy, kích thước miệng là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn kích thước
thức ăn phù hợp cho ấu trùng cá. Theo dõi sự biến đổi kích thước miệng ở ấu trùng cá sẽ
tạo cơ sở cho việc quyết định thời điểm chuyển đổi các loại thức ăn có kích thước khác
nhau. Nghiên cứu sự biến đổi kích thước miệng của ấu trùng cá chẽm cho thấy: ấu trùng 2
ngày tuổi có kích thước miệng đạt 0.17 – 0.19 mm, 12 ngày tuổi đạt kích thước 0,45 –
0,47 mm. Tương ứng với đó thì các thức ăn cho ấu trùng cá là luân trùng (0,06 mm) cấp
vào bể ương ngày thứ 2, Nauplius Artemia (0,37 mm) cấp vào bể ngày thứ 12 [1].
Cá chim là đối tượng đã được sản xuất giống và nuôi thương phẩm khá lâu trong
khu vực, nhưng đây vẫn là đối tượng nuôi mới ở nước ta. Hiện nay, tuy đã thành công
trong việc sản xuất giống nhân tạo nhưng tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi vẫn còn
thấp [3]. Đây là kết quả của việc thiếu các thông tin về sự phát triển và các tập tính dinh