Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tư tưởng cách mạng của nguyễn ái quốc từ khi gặp CN lênin đến năm 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.62 KB, 26 trang )

Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930

L

Lời mở đầu
ịch sử Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược đã ghi nhận rằng: nguyện vọng
tha thiết của dân tộc là được độc lập. Mặt khác, ở nước ta nông dân chiếm hơn
90% dân số, mơ ước ngàn đời của nông dân là có ruộng cày. Giai cấp nào đáp ứng
được nguyện vọng trên sẽ tập hợp được dân tộc dưới ngọn cờ cứu nước và trở

thành giai cấp lãnh đạo. Cách Mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã khẳng định rằng: trong thời
đại ngày nay giai cấp công nhân là giai cấp nắm ngọn cờ dân tộc. Ở Việt Nam từ khi thực dân
Pháp xâm lược, còn có một thực tế là : giai cấp tư sản không đủ sức nắm vững ngọn cờ dân tộc
và cũng không một tổ chức nào của các giai cấp khác có khả năng giải quyết được thực chất của
cách mạng ở các nước thuộc địa là vấn đề nông dân. Mặt dù đã có nhiều nhân sĩ ra đi tìm đường
cứu nước, nhưng không ai đáp ứng được nhu cầu bức thiết của dân tộc. Mãi đến năm 1920,
Nguyễn Ái Quốc mới đáp ứng được nhu cầu đó, tìm ra con đường cứa nước đúng đắn, truyền bá
chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, rèn luyện những người yêu nước Việt Nam theo lập
trường vô sản, thành lập đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
với đường lối đúng đắn đã thu hút tất cả những người yêu nước chân chính đứng dưới ngọn cờ
cứu nước của giai cấp công nhân, tiến hành giải phóng dân tộc, đáp ứng nguyện vọng bức thiết
của toàn dân Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự chuẩn bị công phu của lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng thời cũng là kết quả của một quá trình vận động cách mạng trong hoàn
cảnh lịch sử của đất nước ta, là bước phát triển tất yếu của lịch sử Việt Nam, phù hợp với xu
hướng phát triển của thời đại mới sau Cách Mạng Tháng Mười.
Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm vững
những quan điểm, tư tưởng cơ bản về việc xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nội dung
bài tiểu luận gồm các phần như sau:

A. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


B. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
C. ẢNH HƯỞNG TO LỚN CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA ĐỐI VỚI
CÁCH MẠNG VIỆT NAM
D. TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG
CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 1


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
E. KẾT LUẬN

A. Hoàn cảnh lịch sử sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:
I. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
1) Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó:
Đến thế kỉ XIX,chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu và Bắc Mỹ phát triển rất nhanh,uy hiếp ngày càng
mạnh các nước chậm phát triển. Châu Phi và châu Á trở thành đối tượng xâm lược chủ yếu. Chủ
nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (đế quốc chủ nghĩa). Cuộc
chạy đua tìm kiếm thị trường mới, xâm chiếm thuộc địa, phân chia thế giới giữa các nước tư bản
lớn ngày càng gay gắt, quyết liệt. Các nước phát triển đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa
của các nước đế quốc. Hệ thống thuộc địa trở thành một trong những cơ sở quan trọng nhất cho
sự tồn tại của chủ nghĩa đế quốc. Sự thống trị tàn bạo của chúng làm cho đời sống nhân dân lao
động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc
dẫn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa, phụ
thuộc.
2) Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin:
Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của Đảng Cộng Sản,được truyền bá rộng rãi đã lay
chuyển, lôi cuốn quần chúng nhân dân và cả những phần tử ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa

vào phong trào cộng sản. Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc
đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình,giai cấp công nhân phải lập ra Đảng Cộng Sản. Sự
ra đời Đảng Cộng Sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của
giai cấp công nhân. Kể từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào
yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản,
dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo và
phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng sản
Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3) Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 2


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
Cuộc cách mạng Nga năm 1917 (hay còn gọi là Cách mạng Tháng Mười) giành thắng lợi
mở ra thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi, toàn
thế giới, mở đường cho thời đại mới “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân
tộc”. Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong việc
giải phóng các dân tộc bị áp bức. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Cách mạng Tháng Mười như
tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỉ nay. Thắng lợi cũng làm lung
lay chủ nghĩa cải lương trong Quốc tế II, dẫn tới việc ra đời Quốc tế Cộng sản.
Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời 3-1919, là đội tiên phong cách mạng của giai cấp công
nhân và dân tộc bị áp bức trên thế giới, đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế: Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của
Lê-nin được công bố tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản năm 1920 đã chỉ ra phương hướng đấu
tranh giải phóng nhân dân, dân tộc đang chịu chế độ thuộc địa; Với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản
có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam. Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng An Nam muốn thành công tất phải nhờ Quốc tế thứ

ba. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản là sự kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tư
tưởng, chính trị và con đường Cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.
II. Hoàn cảnh trong nước
1) Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
Từ năm 1858 thực dân Ph and áp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam. Sau khi
đánh chiếm được nước ta và tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta,
thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp
đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Chính sách
thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Về kinh tế, để thu được lợi nhuận tối đa ở Việt Nam, đế quốc Pháp thi hành chính sách kinh
tế thực dân rất bảo thủ và phản động:duy trì phương thức sản xuất phong kiến kết hợp với việc
thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đế quốc Pháp hầu như không
mở mang công nghiệp nặng, mà còn kiềm hãm không cho phát triển những ngành công nghiệp
nhẹ. Để khai thác nhiều tài nguyên, chúng buộc phải xây dựng một số cơ sở vật chất kĩ thuật mới
trong các ngành như giao thông vận tải, xây dựng, mỏ, đồn điền. Nhưng tất cả các ngành này
không được phép cạnh tranh mà phụ thuộc vào nền công nghiệp của “chính quốc”. Toàn quyền

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 3


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
Đông Dương là Pôn Dume có viết : “Công nghiệp chính quốc cần bổ sung chứ không phải để
phá sản bởi công nghiệp thuộc địa”. Thực hiện chính sách trên, thực dân Pháp thực hành thủ
đoạn độc quyền kinh tế : độc quyền kinh doanh một số ngành công nghiệp nặng, phương tiện
giao thông vận tải, độc quyền xuất nhập khẩu, độc quyền muối, rượu. Mặt khác, chúng coi trọng
thủ đoạn bóc lột phi kinh tế, đó là chế độ thuế khóa nặng nề và hết sức vô lí : thuế thân, thuế
ruộng, thuế chợ, thuế nộp cho ngân sách Đông Dương, cho ngân sách xứ… Chính sách kinh tế

trên của Pháp đã tước hết khả năng phát triển độc lập của nền kinh tế Việt Nam. Rốt cuộc, nền
kinh tế Việt Nam ở trong tình trạng lạc hậu, hoàn toàn phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
Về chính trị, để đảm bảo mục tiêu kinh tế, Pháp dùng chính sách chuyên chế về chính trị.
Chúng dùng lối cai trị trực tiếp bằng bộ máy công chức chuyên nghiệp người Pháp, thâu tóm mọi
quyền hành. Cùng với đó là chính sách chia để trị. Chúng chia nước ta thành ba kỳ với ba hình
thức cai trị khác nhau nhằm gây chia rẽ dân tộc. Chúng gây hằn thù giữa dân tộc Kinh và dân tộc
thiểu số, giữa nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, chia rẽ nhân dân các nước thuộc địa
với nhân dân Pháp. Nguyễn Ái Quốc viết “nước An Nam, một nước có chung một dân tộc,
chung môt dòng máu, chung một phong tục, chung một lịch sử, chung một truyền thống, chung
một tiếng nói đã bị chia năm xẻ bảy”. Chúng bóp nghẹt quyền tự chủ nhân dân, đàn áp dã man
mọi hoạt động yêu nước.
Về văn hóa xã hội, đế quốc Pháp thi hành chính sách ngu dân, truyền bá văn hóa nô dịch,
phản động, đồi trụy. Chúng phát triển tôn giáo, mê tín dị đoan để mê hoặc nhân dân ta. Chúng
tước hết quyền sống của con người, lập nhà tù nhiều hơn trường học. Nói tóm lại, chính sách của
chúng “làm ngu dân để dễ trị”.
Dưới chính sách của thực dân Pháp, cùng với những thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa
xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc: giai cấp địa chủ , giai cấp nông dân, giai cấp
công nhân, giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam.
Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất
nước, và ở mức độ khác nhau đều bị thực dân áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam,
ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, đã
nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là:
mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất của xã hội
Việt Nam là xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 4



Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
Thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra hai yêu cầu: thứ nhất là phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm
lược, giành lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; thứ hai là xóa bỏ chế độ phong kiến,
giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc,
giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
2) Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ
XX
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh
hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ và mang một số đặc điểm như sau: Các phong trào
đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi, và đạt được kết quả ở những mức độ khác nhau; Mục tiêu
của các cuộc đấu tranh ở thời kỳ này đều hướng tới giành độc lập cho dân tộc, nhưng trên các lập
trường giai cấp khác nhau; Phương thức và biện pháp tiến hành khác nhau nhưng cuối cùng các
cuộc đấu tranh đều thất bại; Một số tổ chức theo lập trường quốc gia tư sản ra đời đã thể hiện vai
trò của mình trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và dân chủ. Sự thất bại của các phong
trào yêu nước theo lập trường quốc gia tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đã phản ánh địa vị kinh
tế và chính trị yếu kém của giai cấp này trong tiến trình cách mạng dân tộc, phản ánh sự bất lực
của họ trước những nhiệm vụ do lịch sử dân tộc Việt Nam đặt ra.
Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX đã khiến cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai
cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, một giai cấp đủ
tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo
cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công.
Sự phát triển của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là cơ sở xã hội thuận
lợi cho sự tiếp biến con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam và là một trong những nhân tố đưa
tới sự ra đời của Đảng Cộng sản.
3) Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam bằng nhiều biện pháp, con đường. Những quan điểm cách mạng này
đã tác động thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân
dân phát triển theo con đường cách mạng vô sản.

Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản: phong trào công nhân có sức
lôi cuốn phong trào dân tộc theo con đường cách mạng vô sản; phong trào yêu nước của nông

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 5


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
dân phát triển mạnh mẽ, diễn ra ở nhiều nơi trong cả nước. Điều đặc biệt trong phong trào cách
mạng ở Đông Dương là sự đấu tranh của quần chúng công nhân, nông dân có tính chất độc lập rõ
rệt chứ không phải chịu ảnh hưởng quốc gia chủ nghĩa như lúc trước nữa.
Trong năm 1929, Việt Nam xuất hiện ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An
Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Ba tổ chức cộng sản đều giương cao
ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến, xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, nhưng lại hoạt
động phân tán, chia rẽ đã ảnh hướng xấu đến phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc này. Vì vậy,
việc khắc phục sự chia rẽ, phân tán giữa các tổ chức cộng sản là yêu cầu khẩn khiết của cách
mạng nước ta, là nhiệm vụ cấp bách trước mắt của tất cả những người cộng sản Việt Nam.
Kết luận:
Những thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đã dẫn đến những thay đổi về tính chất
và mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam, về đối tượng và lực lượng của cách mạng Việt Nam.
Bị đế quốc Pháp xâm lược, xã hôi Việt Nam từ một xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thuộc
địa, nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản là:mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc
xâm lược, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. And, a home, home, Hoàn Đối
tượng cần đánh đổ của cách mạng Việt Nam là đế quốc Pháp và giai cấp địa chủ phong kiến. Lực
lượng của cách mạng Việt Nam là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. Độc lập tự
do là yêu cầu căn bản, là nguyện vọng thiết tha của toàn nhân dân. Vì vậy, các cuộc đấu tranh
của quần chúng liên tiếp nổ ra. Ở mỗi thời kì lịch sử nhất định, các cuộc đấu tranh của quấn
chúng gắn với sự lãnh đạo của một lực lượng đại biểu cho một giai cấp nhất định. Nhưng các
cuộc vận động yêu nước đó chưa giành thắng lợi vì chưa vạch ra con đường cứu nước đúng đắn,

chưa đáp ứng được nhu cầu độc lập, tự do, dân chủ của nhân dân ta. Đây chính là tình trạng
khủng hoảng về đường lối cứu nước. Thực chất là cuộc khủng hoảng về vai trò lãnh đạo của một
giai câp tiên tiến.
B. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM:
I. Điều kiện lịch sử dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam:
1) Điều kiện:

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 6


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
Từ nửa đầu thế kỷ 19, các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây phần lớn đã hoàn thành cuộc
cách mạng công nghiệp, nền kinh tế có những bước phát triển lớn mạnh, yêu cầu đòi hỏi về thị
trường tiêu thụ và cung cấp nguồn nguyên liệu hàng hoá tăng cao, dẫn đến việc đi xâm chiếm các
nước kém phát triển. Tại đây, chúng thực hiện chế độ áp bức bóc lột hết sức hà khắc, gây nên
mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và các nước đế quốc ngày càng sâu sắc.
Vào giữa thế kỷ 19, nước Việt Nam đã bị thực dân Pháp xâm lược, mở đầu bằng cuộc tiến
công vào cảng Đà Nẵng. Sau khi thực hiện việc xâm lược và bình định vũ trang, thiết lập bộ máy
thống trị trên toàn bộ đất nước ta, thực dân Pháp tiến hành những cuộc khai thác thuộc địa nhằm
cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt, cho vay nặng lãi, mở rộng thị trường tiêu thụ
hàng hoá của chính quốc. Chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và cả Đông Dương là
chuyên chế về chính trị, kìm hãm và nô dịch về văn hoá, bóc lột nặng nề về kinh tế, nhằm đem
lại lợi ích tối đa cho bọn tư bản lũng đoạn Pháp. Dưới chế độ đó, nền kinh tế Việt Nam bị kìm
hãm nặng nề, đời sống của nhân dân bị cùng cực hoá, làm cho mâu thuẫn cơ bản vốn có trong
lòng người dân với bọn phong kiến cũ không mất đi mà còn xuất hiện thêm mâu thuẫn mới toàn
thể dân tộc Việt Nam với bọn thực dân Pháp. Lịch sử đòi hỏi cần phải giải quyết những mâu
thuẫn đó.
Vào đầu thế kỷ 20, phong trào dân tộc ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện, hoạt động theo

khuynh hướng dân chủ tư sản mang màu sắc và mức độ khác nhau như các phong trào Đông Du
do nhà yêu nước Phan Bội Châu lãnh đạo, hay như phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, phong
trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo. Đồng thời nhiều tổ chức
chính trị của giai cấp tiểu tư sản trí thức cũng được thành lập. Tất cả đều hoạt động theo một mục
đích thống nhất đem lại độc lập cho dân tộc tuy theo các đường lối chủ trương khác nhau. Tuy
các phong trào đều thất bại, nhưng sự xuất hiện của các tổ chức này là sự thể hiện tinh thần yêu
nước của dân tộc ta đã có từ ngàn đời nay.
Song song với sự phát triển của các phong trào yêu nước và dân chủ theo khuynh hướng tư
sản và tiểu tư sản, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự bóc lột của bọn chủ
thực dân lần lượt diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là những hình thức đấu tranh
đặc thù của giai cấp mình là biểu tình, bãi công.

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 7


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
Từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lực lượng giai cấp công nhân ngày càng lớn
mạnh, các phong trào đấu tranh chống lại sự bóc lột của bọn thống trị nổ ra ở khắp nơi từ Sài
Gòn - Chợ Lớn cho đến Hà Nội, Nam Định. Trong các cuộc đấu tranh của mình, giai cấp công
nhân đã nêu lên các yêu sách đòi tăng lương, giảm giờ làm. Các cuộc đấu tranh đã bắt đầu có tổ
chức hơn. Song nhìn chung, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân vẫn còn mang tính tự
phát, chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập trong phong trào dân tộc, trong khi đó phong
trào dân tộc Việt Nam vẫn còn đang bị bế tắc, chưa tìm được con đường đi đến thắng lợi.
Phong trào yêu nước Việt Nam đứng trước ngã ba đường. Ngọn cờ cứu nước của giai cấp
phong kiến bị gãy nát. Ngọn cờ của giai cấp tư sản vừa giương lên đã bị đánh đổ. Đất nước đang
đòi hỏi bức thiết phải có một ngọn cờ cứu nước phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và phù
hợp với xu thế của thời đại.
Giữa lúc đó, Hồ Chí Minh với tên gọi là Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc để ra đi tìm

đường cứu nước. Trên con đường bôn ba khắp năm châu bốn bể, người đã nghiên cứu lí luận và
kinh nghiệm của các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới như các cuộc cách mạng của Pháp
và của Mỹ. Theo người cuộc cách mạng của Pháp và Mỹ hay các cuộc cách mạng tư sản là các
cuộc cách mạng không đến nơi, không giải phóng nhân dân lao động. “Cá nhân tôi, từ lúc đầu
nhờ được học tập truyền thống cách mạng oanh liệt và được rèn luyện trong thực tế đấu tranh
anh dũng của công nhân và của Đảng cộng sản Pháp, mà tôi đã tìm thấy chân lý của chủ nghĩa
Mác Lênin, đã từ một người yêu nước tiến bộ thành một chiến sĩ xã hội chủ nghĩa”. (Hồ Chí
Minh Toàn tập, Sđd, tập 10, trang 241).
Có thể nói Nguyễn Ái Quốc tìm đến với chủ nghĩa Mác – Lênin được xem là một bước ngoặt
trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây chính là cơ sở, nền tảng cho những thắng lợi của cách
mạng Việt Nam sau này. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, con người vĩ đại của lịch sử cách
mạng Việt Nam, người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Người luôn luôn sống mãi
trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam và biết bao người yêu hoà bình trên thế giới.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung sau đó đổi tên thành
Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An, trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân. Người sinh ra và lớn lên trong cảnh nước

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 8


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
mất nhà tan, chính vì thế trong tâm trí người thanh niên xứ Nghệ luôn luôn trăn trở một điều đó
là con đường giải phóng dân tộc cho đất nước mình, giải phóng con người mình khỏi ách áp bức,
bóc lột. Người đã được chứng kiến những tiền bối của mình cứu nước giải phóng dân tộc như:
Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…vv, nhưng tất cả các cuộc đấu tranh của họ đều thất bại và bị
nhấn chìm trong biển máu. Từ những yêu cầu bức thiết đó đã thôi thúc chàng trai trẻ tuổi Nguyễn
Tất Thành cần tìm ra một hướng đi mới cho cách mạng Việt Nam và hướng đi đó sẽ không giống
con đường mà các bậc tiền bối của mình đã đi trong cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng

con người.
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành từ bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm con đường
cứu nước cho cách mạng Việt Nam, không giống như các bậc tiền bối của mình đó là đi cầu
ngoại viện, mục đích ra đi của Người là xác định xem bên ngoài người ta làm thế nào để về
giúp đồng bào mình giải phóng dân tộc. Sau nhiều năm bôn ba, Người đã tới các các quốc gia
như Pháp, Mỹ, Anh và các nước ở châu Phi, Mỹ La tinh để học tập và hoạt động chính trị.
Tháng 6 năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, Người lấy tên là
Nguyễn Ái Quốc và gửi bản yêu sách tám điểm tới hội nghị của các nước đế quốc thắng trận
trong chiến tranh thế giới thứ nhất họp ở Véc xây (Pháp). Đây chính là đòn tấn công đầu tiên của
Nguyễn Ái Quốc đánh thẳng vào đế quốc Pháp và cũng chính là sự kiện gây xáo động trong thế
giới thuộc địa.
Nguyễn Ái Quốc còn tự tay viết yêu sách bằng hai thứ tiếng, một bản bằng chữ quốc ngữ
theo thể thức văn vần nhan đề Việt Nam yêu cầu ca và một bản bằng chữ Hán với nhan đề An
Nam nhân dân thỉnh nguyện thư. Tuy bản yêu sách phản ánh nguyện vọng của nhân dân Việt
Nam không được hội nghị xem xét nhưng chính nó đã có tiếng vang lớn và tác động mạnh mẽ
đến người Việt Nam đang sống trong và ngoài nước. Một người Việt Nam với tên gọi Nguyễn Ái
Quốc đã dũng cảm đưa vấn đề quốc gia, chính trị của nước mình ra trường quốc tế, đòi cho Việt
Nam có những quyền cơ bản, chính đáng và thiết thực nhất. đây chính là niềm vui, dấu hiệu mới
cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trên đường đi tới độc lập dân tộc.
2) Tính tất yếu khách quan của việc thành lập Đảng:

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 9


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
*Về tư tưởng: truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào phong trào cách mạng Việt Nam
Đối với phong trào công nhân: cách mạng Tháng Mười Nga mở ra thời đại mới- thời đại CNXH,
chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành kim chỉ nam cho phong trào giải phóng dân tộc. Xã hội Việt Nam

đòi hỏi phải có bộ tham mưu của giai cấp mình lãnh đạo khi đứng trước tình hình sôi động của
chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam. Giai cấp công nhân Việt Nam dù sinh sau
đẻ muôn so với giai cấp công nhân thế giới nhưng vẫn mang trong mình những đặc trưng cơ bản
của giai cấp công nhân hiện đại: đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ, có ý thức tổ chức, kỉ
luật, có tính đấu tranh cách mạng triệt để và tinh thần quốc tế cao. Tóm lại, đây là yếu tố thuân
lợi để chủ nghĩa Mác-Lênin thâm nhập vào phong trào công nhân. Đối với phong trào yêu nước:
thực chất là cuộc đấu tranh của nông dân. Từ sau cách mạng Tháng Mười chỉ ra rằng cách mạng
giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường chủ nghĩa vô sản. Phong trào yêu
nước phát triển rầm rộ, chứa đựng tinh thần dân tộc dân chủ. Tóm lại, hai phong trào trên nhanh
chóng kết hợp với nhau trong đấu tranh và thống nhất trong hành động. Điều này trở thành mảnh
đất tốt cho chủ nghĩa Mác-Lênin chiến thắng kẻ thù.
*Về chính trị: Người không ngừng vận dụng những nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin để đề
ra đường lối phù hợp với cách mạng Việt Nam. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng dân
tộc dân chủ:chống đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc, tự chủ, tiến tới người cày có
ruộng. Bác Hồ đi tìm đường cứu nuóc từ thực tiễn.
*Về tổ chức: Người đã đào tạo một đội ngũ cán bộ trung kiên của Đảng, có hiệu suất công tác
cao, phương pháp đào tạo gồm: đạo đức, tri thức, năng lực hoạt động thực tiễn.
Tóm lại, sau một thời gian chuẩn bị các điều kiện cho việc thành lập Đảng, Người chuẩn bị trên
cả ba mặt: tư tưởng, chính trị, tổ chức. Quá trình chuẩn bị đó đã chín muồi cho sự ra đời của
Đảng đầu năm 1930.
II. Quá trình chuẩn bị thành lập Đảng
1) Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin
Giữa lúc đang hoạt động sôi nổi để tìm ra con đường cho cách mạng Việt Nam, thì cuộc
Cách mạng tháng 10 Nga (1917) bùng nổ và giành được thắng lợi gây chấn động địa cầu. Hồ Chí

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 10



Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
Minh đã hướng tới con đường của cách mạng tháng Mười. Sơ thảo luận cương lần thứ nhất về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin thu hút sự chú ý đặc biệt của Nguyễn Ái Quốc. Tất
cả những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc trăn trở trong bao nhiêu năm tìm đường cứu nước đến đây
đã đươc giải đáp.Tháng 7-1920, bản sơ thảo lần thứ nhất đề cương về vấn đề dân tộc, vấn đề
thuộc địa của V.I.Lê nin đến với Nguời. Người nói: “Luận cương của Lênin làm tôi rất cảm
động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao?Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Hỡi đồng bào bị
đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta,đây là con đường giải phóng chúng ta.” Bản
đề cương ấy đã chỉ ra down down down cho Người, cho cả đồng bào bị áp bức bóc lột của Người
con đường tự giải phóng, con đường giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Đó là con
đường tiến hành cuộc cách mạng vô sản. Để làm được cách mạng vô sản thì giai cấp vô sản hay
chính là giai cấp công nhân phải có một tổ chức Đảng lãnh đạo - đó chính là Đảng cộng sản.
2) Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
phát triển mạnh mẽ. Đầu năm 1919, Lênin và nhiều người theo chủ nghĩa Mác ủng hộ lập trường
của Lênin họp đại hội ở Matxcơva thành lập quốc tế III Quốc tế Cộng sản. Quốc tế Cộng sản đã
kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước Phương Đông. Trong sơ thảo lần
thứ nhất Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin được Đại hội lần thứ II Quốc tế Cộng sản họp năm 1920 thông qua, đã vạch ra đường lối cơ bản cho phong trào cách
mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Lần đầu tiên trên báo Nhân đạo ngày 16 và 17 tháng 7
năm 1920 đã đăng sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của
Lênin. Chính nội dung của sơ thảo này đã thu hút Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng, bởi bản sơ thảo
đã phê phán mọi luận điểm sai lầm của những người đứng đầu Quốc tế II về vấn đề dân tộc
thuộc địa, lên án mạnh mẽ tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ích kỷ, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ của
các Đảng cộng sản là phải giúp đỡ thật sự phong trào cách mạng của các nước thuộc địa và phụ
thuộc về sự đoàn kết giữa các giai cấp vô sản các nước tư bản với quần chúng cần lao của tất cả
các dân tộc để chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến.
Chính Luận cương của Lênin đã chỉ cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân
tộc và tự do cho đồng bào. Người nói: “ Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn
khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mựng đến phát khóc lên. Ngồi một mình phong phòng


Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 11


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ!
Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta. Từ đó tôi hoàn toàn tin
theo Lênin và tin theo Quốc tế thứ III ” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 10, trang 127).
Từ khi học thuyết Mác-Lênin ra đời đến nay đã có nhiều người tiếp cận, nhưng không phải ai
cũng thành công, thậm chí có người còn phản bội lại nó. Điều đó phụ thuộc vào phẩm chất cá
nhân của từng người. Hồ Chí Minh đã đến và tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê nin bằng con đường
riêng của mình.
Từ bản Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy được phương hướng, đường lối
cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có cách mạng Việt Nam, niềm tin
ấy là cơ sở tư tưởng để Nguyễn Ái Quốc vững bước đi theo con đường cách mạng triệt để của
chủ nghĩa Mác- Lênin. Quyết tâm đi theo con đường của chủ nghĩa Mác- Lênin vĩ đại, Nguyễn
Ái Quốc đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc chân chính nhất, triệt để nhất và đây chính là
cơ sở đầu tiên, quan trọng cho sự thành công của cách mạng Việt Nam. Đây chính là điểm khác
nhau lớn nhất giữa Nguyễn Ái Quốc và những người Việt Nam yêu nước khác. Sự lựa chọn và
hành động của Nguyễn Ái Quốc phù hợp xu thế tiến hoá của lịch sử, từ chủ nghĩa yêu nước sang
chủ nghĩa Cộng sản, đã kéo theo cả một lớp người Việt Nam yêu nước chân chính đi theo chủ
nghĩa Mác Lênin. Từ đó chủ nghĩa Mác- Lênin bắt đầu thâm nhập vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam, cách mạng Việt Nam từ đây đã đi theo một phương hướng mới.
Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX mang đậm
tinh thần yêu nước và dũng khí trước quân thù, nhưng đều dưới sự dẫn dắt của tư tưởng phong
kiến và tư sản là các trào lưu tư tưởng đã lỗi thời, lạc hậu trong sự phát triển của thế giới đương
đại và không đáp ứng được yêu cầu của xã hội Việt Nam, nên không tránh khỏi thất bại. Cách
mạng Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Đất nước như đêm
tối không có đường ra. Yêu cầu khách quan của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX là phải có một

lý luận cách mạng tiên tiến dẫn đường với một đảng cách mạng chân chính, có đường lối cách
mạng giải phóng dân tộc đúng đắn để lãnh đạo công cuộc cứu nước. Bao giờ cũng vậy, khi nào
lịch sử đặt ra yêu cầu, thì sớm muộn lịch sử cũng sẽ sản sinh ra những điều kiện và những con
người đáp ứng yêu cầu đó. Lãnh tụ là những người xuất hiện đúng thời điểm, nắm bắt yêu cầu
của lịch sử, đủ tài năng và uy tín giải quyết được nhiệm vụ lịch sử đặt ra.

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 12


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
Hồ Chí Minh xuất hiện đúng thời điểm lịch sử. Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh - sinh ra
trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, sống gần gũi với những người nông dân trong một
vùng đất được coi là “địa linh nhân kiệt”. Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Tất
Thành sớm có lòng yêu nước thương dân, trăn trở tìm con đường cứu nước. Rất kính phục tinh
thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng bằng sự mẫn cảm chính trị, Người không đi theo con
đường của các vị, vì nhận thấy mỗi con đường đó đều có những hạn chế, khó đi đến thành công.
Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống và sự mẫn cảm chính trị, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con
đường cứu nước mới. Trải qua gần mười năm bôn ba khắp bốn biển năm châu, nung nấu chí
hướng cứu nước, cứu dân, vừa lao động cùng những người anh em chung cảnh ngộ, vừa hoạt
động cách mạng và học hỏi những tư tưởng mới, Nguyễn Tất Thành, một anh thanh niên từ nước
thuộc địa xa xôi đã trở thành nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc nổi tiếng tại thủ đô Pari. Bằng trí
tuệ siêu việt và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú, nhận thức, tư tưởng của Nguyễn Ái
Quốc chuyển biến từng bước, đến mùa thu năm 1920, Người đã tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin,
tìm thấy chân lý của thời đại: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào
khác con đường cách mạng vô sản”. Đây là lời giải đáp duy nhất đúng đáp ứng yêu cầu của cách
mạng Việt Nam. Tháng 12 - 1920, trong Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái
Quốc là đại biểu người bản xứ thuộc địa duy nhất, đã cùng nhiều đảng viên người Pháp bỏ phiếu
tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và biểu quyết thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái

Quốc là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt
Nam đầu tiên. Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy
con đường cứu nước đúng đắn, trở thành người cộng sản, đó là kết quả hợp quy luật của quá
trình hoạt động trí tuệ và thực tiễn lâu dài, gian khổ của Nguyễn Ái Quốc. Tư tưởng cách mạng
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin
vào hoàn cảnh lịch sử đất nước, con người Việt Nam trong thời đại mới. Sau khi tìm thấy con
đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc hướng hoạt động của mình vào công việc đầu tiên là truyền
bá lý luận cách mạng về nước để làm chuyển biến phong trào đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân
tộc, từng bước chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong suốt những năm 20, Nguyễn
Ái Quốc cùng những cộng sự, những học trò của mình và một số nhà yêu nước, cách mạng được
ảnh hưởng tư tưởng của Người, đã đưa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 13


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
Đặc biệt tác phẩm Đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc xuất bản năm 1927 đã chỉ ra
những vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Đó là phương
hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, lực lượng và phương pháp cách mạng; những kinh
nghiệm cách mạng thế giới; vấn đề vai trò lãnh đạo của đảng cách mạng; nguyên lý xây dựng
đảng kiểu mới và yêu cầu khách quan phải thành lập đảng của giai cấp công nhân Việt Nam;
cuốn sách còn khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Đường
cách mệnh là tác phẩm lý luận cách mạng quan trọng nhất của Nguyễn Ái Quốc thời kỳ này.
Những nguyên lý cách mạng của chủ nghiã Mác – Lênin đã được cụ thể hoá một cách sáng tạo
và phát triển thành tư tưởng, đường lối của, cách mạng Việt Nam.
Cùng với việc tuyên truyền, giáo dục lý luận, tư tưởng và đường lối cách mạng tiên tiến, các
chiến sĩ cách mạng còn đấu tranh không khoan nhượng với các luồng tư tưởng tư sản và tiểu tư

sản đang cản trở quần chúng hấp thụ và đi theo tư tưởng cách mạng vô sản. Nhờ cuộc đấu tranh
này, các nhóm chính trị theo tư tưởng tư sản, tiểu tư sản mau chóng tan rã hoặc bị quần chúng
tẩy chay. Đây là bước chuẩn bị cơ bản về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập Đảng Cộng sản.
Đầu thế kỷ XX, sau khi các phong trào Đông du, Duy tân thất bại, phong trào đấu tranh yêu
nước của nhân dân ta có bị lắng đi một thời gian. Từ khi được lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng cách mạng Nguyễn Ái Quốc rọi về, phong trào yêu nước lại bùng lên mạnh mẽ.
III. Nguyễn Ái Quốc tổ chức và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng.
Đến năm 1929, phong trào cách mạng Việt Nam đã phát triển đến mức đòi hỏi cấp bách phải
có một đảng vô sản lãnh đạo. Yêu cầu khách quan đó tác động đến các tổ chức yêu nước, cách
mạng. Kết quả là từ giữa năm 1929 đến đầu năm 1930, những hội viên tiên tiến trong Hội Việt
Nam cách mạng Thanh niên và Đảng Tân Việt thành lập ra ba tổ chức cộng sản. Ngày 27 – 10 –
1929, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đã gửi thư cho những người cộng sản Đông Dương.
Trong thư, Quốc tế Cộng sản chỉ thị: dưới sự lãnh đạo của một đại biểu của Quốc tế Cộng sản,
phải tiến hành tổ chức thành lập ngay Đảng Cộng sản. Nhận được tình hình phong trào trong
nước và chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Hương Cảng, gấp rút xúc
tiến thành lập Đảng Cộng sản. Với tư cách là đại diện của Quốc tế Cộng sản, đầu năm 1930,
Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng ở Cửu Long (Hương Cảng, Trung

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 14


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
Quốc). Hội nghị hoàn toàn nhất trí với đề xuất của Nguyễn Ái Quốc thống nhất các tổ chức cộng
sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo, đó là Cương lĩnh và
Điều lệ đầu tiên của Đảng. Hội nghị cử ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Ngày 3 – 2 –
1930 được lấy làm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
với đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, tổ chức chặt chẽ và rộng khắp đã đáp ứng yêu

cầu khách quan của lịch sử Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng lãnh đạo kéo dài trong nhiều
năm, mở ra thời đại thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Việc
thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta” .
Thực tế lịch sử chứng tỏ vào thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc và những nhà yêu
nước, cách mạng Việt Nam đã truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào
Việt Nam. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam sau những thể nghiệm các
con đường khác nhau đều bị thất bại, đã thiết tha hấp thụ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và chuyển biến về chất. Đó là cuộc “hội ngộ lịch sử” dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước dẫn đến sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là quy luật đặc thù sự ra đời của
Đảng ta. Những năm gần đây, lợi dụng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cùng những khó khăn, vấp váp trên con đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, một số người gốc Việt, từ nước ngoài cố tình nguỵ biện và xuyên tạc
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Mỗi người Việt Nam chân chính đều nhận thức sâu sắc hậu quả sự thống trị, khai hoá của
chủ nghĩa đế quốc là thế nào. Đó là đất nước bị chia cắt và mất tên trên bản đồ thế giới, là đầu
rơi, máu chảy, là dốt nát và bị khinh rẻ, là chết đói hàng hai triệu người…Nhiều nhà yêu nước và
cách mạng đã từng thực hành nhiều con đường cứu nước khác nhau, nhưng đều thất bại và chính
các cụ đã tự nhận thấy con đường của mình là sai lầm. Lịch sử đã bác bỏ luận điệu của những
người không hiểu hoặc cố tình lảng tránh sự thật rõ ràng đó.

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 15


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
Lịch sử bao giờ cũng đi những bước quanh co. Một đất nước có lúc mạnh, lúc yếu, khi biến,
khi thường. Vào cuối thập kỷ 80 và năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, thế giới trải qua cuộc

biến động thụt lùi. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ. Chịu tác động của
tình hình thế giới cùng những sai lầm khuyết điểm chủ quan, những năm 80, đất nước ta lâm vào
khủng hoàng kinh tế - xã hội trầm trọng. Các thế lực thù địch nhận định những chỉ số của sự sụp
đổ ở Việt Nam cao hơn nhiều nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và chúng tin chắc sự sụp đổ của
Việt Nam chỉ là ngày một ngày hai.
Tuy nhiên, với bản lĩnh chính trị vững vàng và trí tuệ sáng suốt của một đảng có nền tảng tư
tưởng Mác – Lênin, Hồ Chí Minh, có bề dày kinh nghiệm cách mạng, được toàn dân tin theo và
ủng hộ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã vượt qua thử thách hiểm nghèo, ra khỏi khủng hoảng,
vững vàng bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đã có bao giờ
đất nước Việt Nam vẻ vang, có vị thế trên trường quốc tế như hôm nay.
Vào những thời điểm quyết định, những bước ngoặt của cách mạng Việt Nam, thậm chí có
lúc vận mệnh của cách mạng, của đất nước đứng trước tình thế mất còn thì chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh lại tiếp tục toả sáng, dẫn đường cho toàn Đảng, toàn dân ta vượt
qua thử thách, đưa cách mạng tiến lên.
Những gì diễn ra trên dải đất Việt Nam gần một thế kỷ qua đã chứng tỏ chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là lý luận, tư tưởng duy nhất đúng, đáp ứng yêu cầu của cách
mạng, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong thời đại mới. Như thế, rõ ràng chủ nghĩa Mác
– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng, khiến Đảng ta trước sau như
một, luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lãnh đạo toàn dân hoàn thành
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, và ngày nay đang tiếp tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
IV. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và ý nghĩa
việc thành lập Đảng
1) Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 16



Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
Cương lĩnh tóm tắt đầu tiên của Đảng đã vạch ra đường lối cứu nước đúng đắn. Trước hết,
Cương lĩnh phân tích đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội Việt Nam đã phát triển theo nền kinh tế
đế quốc Pháp, nhưng vẫn duy trì chế độ phong kiến. Thực chất đó là chế độ kinh tế, xã hội thực
dân phong kiến. Xuất phát từ đặc điểm đó, Cương lĩnh nêu lên chủ trương “làm tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”
Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ là :đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, tổ chức ra quân đội công nông, thủ tiêu hết các
thứ quốc trái, thu hết ruông đất của chủ nghĩa đế quốc làm của công và chia cho dân cày.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Các văn kiện được thông qua tại hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam hợp thành
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam.
Cương lĩnh xác định các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam:

- Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “tư sản dân quyền và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

- Nhiệm vụ cụ thể của cách mạng:
o

Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; lập

chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông.

o

Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ tài sản của tư

bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ quản lý; chia ruộng đất cho dân cày

nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành
luật ngày làm 8 giờ.

o

Về văn hóa - xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức hội họp, nam nữ bình

quyền, v.v; phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.

- Về giai cấp lãnh đạo : Là công nhân thông qua Đảng Cộng Sản.
- Lực lượng cách mạng: Tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân, lãnh đạo
nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, tri thức, trung nông… Chủ trương
tập hợp lưc lượng phản ánh sự đoàn kết dân tôc

- Về quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới
Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 17


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
- Về phương pháp cách mạng: Phương pháp cách mạng cơ bản của Việt Nam là dùng
sức mạng tổng hợp của quần chúng nhân dân.

- Xây dựng Đảng: Đảng không chỉ kết nạp công nhân tiên tiến mà còn phải kết nạp
những người tiên tiến trong các giai cấp khác.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng
tạo theo cong đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với su thế phá triển của thời đại mới,
đáp ứng nhu cầu khách quan của lịch sử là sự vươn tới độc lập tự do dân tộc
2)Ý nghĩa việc thành lập Đảng:

Ngay từ khi ra đời, Đảng đã có cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là
giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng cộng sản Việt
Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết tình
trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng; mở ra con đường và
phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận
của phong trào cách mạng thế giới đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới,
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng
thời, cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân
thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Nó chấm dứt thời kì cách mạng Việt Nam ở trong tình trạng đen tối không có đường ra, chấm
dứt thời kì bế tắc về đường lối trong hơn hai phần ba thế kỉ, kể từ khi nước ta bị thực dân Pháp
xâm lược. Đảng ra đời là sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phát triển của
Cách mạng từ đó về sau, là điều kiện cơ bản cho những thắng lợi oanh liệt và những bước nhảy
vọt trong lịch sử tiến hóa nhân loại.
C. ẢNH HƯỞNG TO LỚN CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA ĐỐI VỚI CÁCH
MẠNG VIỆT NAM

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 18


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
Bản “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin đã góp phần làm nên
thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga vĩ đại. Nó thức tỉnh các dân tộc bị áp bức trên toàn thế
giới. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng mười Nga đối với cách mạng Việt Nam là vô cùng to lớn.
Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên đã diễn tả rất xúc động khi
Bác Hồ bắt gặp “Luận cương Lê-nin”, Người đã khóc trong niềm vui sướng ấy. Giữa giây phút

thiêng liêng, xúc động ấy Bác thấy vận mệnh của Nước gắn với vận mệnh của Đảng:
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười.
Từ đây, con đường cứu nước của Bác đã có “kim chỉ nam” dẫn lối, bởi Mặt trời Nga bừng
chói ở phương Đông. Bác đến nước Nga, để mong được gặp người viết “Luận cương” trong cái
lạnh âm 42 độ dưới số không, nhưng Lê-nin vừa mất. Người đau buồn, rơi lệ. Một thời gian sau,
mùa xuân 1941, Bác trở về quê Việt, trong tay đã có “Luận cương Lê-nin” làm “kim chỉ nam”
cho hoạt động cách mạng. Vừa đặt chân qua biên giới, Bác đã cúi xuống hôn lên hòn đất quê
hương sau bao năm xa cách, và lắng nghe trong đó biết bao điều kỳ diệu:
Thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin, của những
ước mơ cao đẹp của loài người, có ảnh hưởng rất lớn và mang tính quyết định đến sự chuyển
biến tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Người đã có sự lựa chọn dứt khoát đi
theo Cách mạng tháng mười Nga, đi theo Lê-nin, tin theo Quốc tế III rồi trở thành một trong
những người sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp (1920). Người đã sớm khẳng định con đường giải
phóng cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta là phải đi
theo tiếng gọi của Cách mạng tháng Mười. Bác viết: "Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng
tháng Mười chiếu sáng năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên
trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa
như thế".
Bác là người Việt Nam yêu nước đầu tiên tiếp thu ánh sáng của Cách mạng tháng Mười,
Người viết: "Cách mạng tháng Mười, chủ nghĩa Mác-Lênin đối với chúng ta, những người cách
mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim
chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng". Tin theo

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 19



Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
Lê-nin, tin theo Cách mạng tháng Mười, Người khẳng định: "Muốn cứu nước giải phóng dân
tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản".
Con đường cứu nước, giải phóng dân tộc mà Bác chịu ảnh hưởng là con đường của Cách
mạng tháng Mười, Người đánh giá cao: "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã
thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình
đẳng thật sự… Cách mạng tháng mười Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại tiếp sức
cho công nông các nước và dân tộc bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đạp đổ tất cả đế
quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới".
Từ chủ nghĩa yêu nước Bác đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. và ánh sáng của Cách mạng
tháng mười Nga, Người viết: "Tiếng sấm cách mạng ấy thúc đẩy những người Việt Nam yêu
nước hướng về phía Liên Xô, hấp thụ lý luận vĩ đại của chủ nghĩa Mác-Lênin". Có thể nói,
không có Cách mạng tháng mười Nga thì cách mạng Việt Nam vẫn trong tình trạng khủng
hoảng, vẫn còn trong "tình hình đen tối không có đường ra".
Trong tác phẩm “Đường kách mệnh" xuất bản năm 1927, Bác giới thiệu các cuộc cách
mạng trên thế giới, đặc biệt nhấn mạnh: "Chỉ có đi theo con đường Cách mạng tháng Mười - con
đường duy nhất đúng đắn - Cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự". Có lần
Bác tâm sự với một đồng chí cộng sản người Ý: "Nhân dân Việt Nam chúng tôi đã đau khổ
nhiều và chúng tôi còn phải đau khổ nữa...Nhưng chúng tôi tiếp tục đi theo con đường Cách
mạng tháng Mười đã vạch ra. Chúng tôi sẽ vận dụng vào thực tiễn đất nước chúng tôi những
kinh nghiệm thu được ấy".
Với những thắng lợi vẻ vang, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Đúng như
Bác đã nói: "Đi theo con đường do Lê-nin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng tháng
Mười, nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và
lòng biết ơn của nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng tháng Mười, đối với Lê-nin vĩ đại là vô
cùng sâu sắc".

D. TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH
MẠNG VIỆT NAM:

Anh công nhân Nguyễn Aí Quốc vào tuổi 29, bằng cố gắng kiên trì của chính mình và sự
giúp đỡ tận tình của bè bạn, đồng chí, đã trang bị cho mình một vốn văn hóa quan trọng. Nhưng

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 20


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
trong những hoạt động muôn màu muôn vẻ ấy của anh giữa Pa-ri, anh luôn luôn là người chiến sĩ
yêu nước cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp của nhân dân. Tư tưởng của anh như chiếc kim
của cái địa bàn lúc nào cũng hướng về một phía là lợi ích của đồng bào anh.
Nhưng vào thời điểm này, cứu nước bằng con đường nào đúng nhất thì anh chưa tìm ra. Anh
cảm thấy cái thiếu nhất đối với anh là lý luận cách mạng. Anh cố dành thời giờ đi nghe các buổi
nói chuyện về chính trị. Anh gặp nhiều người để giới thiệu nguyện vọng của nhân dân anh và
cũng để thu thập lời khuyên và sự ủng hộ. Người thanh niên đầy nhiệt tình và thông minh ấy rất
nhanh chóng tranh thủ được thiện cảm của nhiều người.
Sự nghèo khổ và tình đồng chí bè bạn, sự quấy rầy của bọn mật thám và sự cọ xát nóng bỏng của
những buổi tranh luận chính trị, những tinh hoa của nền văn hóa thế giới và những mặt trái xấu
xa của xã hội tư bản chủ nghĩa, cuộc sống sôi động giữa phong trào công nhân và những ước ao
hướng về tổ quốc thân yêu, tất cả đã giúp anh Nguyễn tích lũy rất nhiều kinh nghiệm phong phú,
tạo ở anh một phong thái hồn hậu, bao dung, lạc quan và vững vàng.
Như con ong làm tổ, anh kiên nhẫn học hỏi và từng bước đấu tranh giữa một thế giới chìm
đắm trong đêm dày của chủ nghĩa tư bản. Nhưng một sự kiện trọng đại đã đến, một vòm trời
sáng cao lồng lộng đã xuất hiện: Cách mạng thành công ở nước Nga rộng mênh mông. Lúc đó,
anh chưa hiểu hết tầm quan trọng trong lịch sử của cách mạng vĩ đại đó. Anh mừng rỡ , vui
thích, hoan nghênh ủng hộ nó theo cảm tính tự nhiên và theo một tình cảm chân thành xuất phát
tự đáy lòng anh.
Bọn đế quốc thực dân cố ý bưng bít không cho người thuộc địa biết về cuộc cách mạng tháng
mười Nga. Chúng quen dựa vào sự ngu dốt của người dân để thống trị. Anh Nguyễn đón nghe tin

tức và anh được biết ở góc trời Nga xa xăm đó có một dân tộc vừa đánh đuổi bọn chủ bóc lột họ
và đang tự quản lý lấy đất nước mình, không cần đến bọn vua chúa, tư bản và bọn toàn quyền.
Anh chưa hiểu thế nào là chủ nghĩa bôn-sê-vích và con người bôn-sê-vích, cách người ta gọi chủ
nghĩa cộng sản và con người cộng sản thời đó ở Nga. Anh chỉ biết rằng nhân dân Nga vùng dậy
lật đổ chế độ cũ, làm chủ vận mệnh của mình là những con người dũng cảm, mà người dũng cảm
nhất là Lê-nin. Chỉ điều đó cũng làm cho anh khâm phục và đầy nhiệt tình với dân tộc đó và lãnh
tụ của dân tộc đó. Anh còn được biết sau khi giải phóng nhân dân nước mình, Lê-nin còn muốn
giải phóng các dân tộc khác nữa và Lê-nin kêu gọi các dân tộc da trắng giúp đỡ các dân tộc da
vàng, da đen thoát khỏi ách áp bức của bọn xâm lược, bọn toàn quyền, công sứ, mật thám và tây

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 21


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
đoan. Đối với anh là người dân mất nước, điều ấy ngay từ đầu là nguồn cổ vũ lớn, niềm hy vọng
chứa chan. Ở anh nhen lên tình cảm tôn kính đối với Lê-nin và sự khát khao tìm hiểu con đường
của Lê-nin.
Cùng với đoàn thể đảng xã hội Pháp, anh Nguyễn đứng về phía cách mạng Nga vì đấy là
cuộc cách mạng của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản. Anh đi phát tờ truyền đơn của đảng
xã hội nhan đề “ Lời kêu gọi lao động Pháp” chống lại sự can thiệp vũ trang của Pháp vào nước
Nga. Mác-sen Ca-sanh lên diễn đàn quốc hội Pháp đòi rút ngay về nước 10 vạn quân Pháp đang
gây tội ác đối với nhân dân Nga. Anh Nguyễn xúc động chứng kiến cảnh hơn 2000 công nhân cơ
khí bãi công nhiều ngày, ngồi trên vỉa hè đường Ba-ti-nhôn gần nơi anh ở, húp bát xúp loãng do
nhân dân ủng hộ và hô :” Đả đảo can thiệp vào cách mạng Nga!”
Người ta thảo luận rất sôi nổi và cũng rất kịch liệt. Anh Nguyễn nhìn vào cuộc xung đột quan
điểm bằng con mắt của người thanh niên Việt Nam yêu nước. Anh Nguyễn chỉ biết rằng quốc tế
thứ ba giải quyết vấn đề giải phỏng dân tộc, còn quốc tế cộng sản hay còn gọi là quốc tế thứ hai
thì không. Nguyễn Ái Quốc cho rằng đề ra các điều kiện để gia nhập quốc tế thứ ba là cần thiết

để ngăn chặn các phần tử cơ hội chủ nghĩa lọt vào và nhằm nhắc lại nghĩa vụ của các đảng cộng
sản. không có một tổ chức chặt chẽ thì những đảng và nhóm chính trị của quốc tế thứ hai sẽ ùa
vào cùng với nhiều quan điểm…Quốc tế thứ ba có nhiệm vụ tố cáo không thương tiếc thủ đoạn
của những tên đế quốc “ của họ” ở thuộc địa, ủng hộ không phải bằng lời nói mà bằng việc làm
mọi phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa, đòi trục xuất bọn đế quốc ra khỏi thuộc địa,
nuôi trong trái tim người lao động nước mình những tình cảm thật sự anh em đối với nhân dân
lao động các thuộc địa và các dân tộc bị áp bức và duy trì trong quân đội chính quốc mọi hoạt
động liên tục chống mọi sự áp bức các dân tộc thuộc địa.
Một số trong Đảng xã hội Pháp lập ra Uỷ ban quốc tế thứ ba nhằm tuyên truyền, vận động
các đại biểu họp đại hội Đảng ở các cấp bỏ phiếu tán thành gia nhập quốc tế thứ ba. Anh Nguyễn
viết thư cho Ro-nê Rây-nô, thư ký Uỷ ban quốc tế thứ ba, xin gia nhập Uỷ ban. Những cuốn sách
của Su-va-rin viết về quốc tế thứ ba, của Giác Sa-đun về chính quyền Xô Viết, cuốn cương lĩnh
Đảng cộng sản Bôn-sê-vích, Tuyên ngôn của quốc tế cộng sản bán rộng rãi trong đảng càng làm
cho anh Nguyễn tin tưởng ở sự ủng hộ của Quốc tế cộng sản đối với phong trào giải phóng dân
tộc.
Đội ngũ công nhân khắp nước Pháp sôi sục đấu tranh. Phong trào bãi công mùa xuân 1920 to
lớn và rầm rộ chưa từng thấy kể từ sau chiến tranh thế giới. Toàn thể công nhân xe lửa tổng bãi

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 22


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
công, rồi tiếp đến công nhân sở xe điện ngầm, sở bưu điện, giao thông vận tải, mỏ than, bến tàu,
kim khí, xây dựng. Lợi dụng lúc phong trào công nhân không có lãnh đạo đúng lại chia rẽ, giai
cấp tư sản phản kích điên cuồng.
Lực lượng cảnh sát vây ráp bắt nhiều cán bộ công đoàn và bắt cả hai thư kí của Ủy Ban Quốc Tế
thứ ba, 18.000 công nhân xe lửa bị sa thải. Bộ tư bản dùng quân đội đàn áp và giải tán các cuộc
bãi công. Đảng cộng sản khủng hoảng. Những người của ủy ban quốc tế thứ ba, trong đó có anh

Nguyễn càng ráo riết hoạt động để mở rộng ảnh hưởng của mình và thúc đẩy việc gia nhập Quốc
tế cộng sản. Lê-nin đánh giá cao vai trò của Ủy ban này, coi nó là bộ phận gần với tư tưởng bônsê-vich nhất lúc bấy giờ.
Ngày 16 và 17-7-1920, lần đầu tiên ở Pháp, báo Nhân Đạo , cơ quan của Đảng xã hội công bố
tác phẩm quan trọng của Lê-nin : “ Luận cương của các vấn đề dân tộc và thuộc địa”. Buổi sáng
mùa hè ấy, 9 năm sau ngày rời Tổ quốc, cầm tờ bao đăng ở trang ba văn kiện của Lê-nin, anh
Nguyễn thấy bừng lên một ánh sáng mới. Từng dòng, từng dòng từng chữ quý giá hiện ra trước
mắt anh. Đọc đi đọc lại nhiều lần, mỗi câu, mỗi đoạn của Lê-nin là một phát hiện kỳ diệu đối với
anh và là sự khái quát sâu sắc những điều mà anh Nguyễn đã từng thấy trong cuộc đời bôn ba
khắp năm châu :
“ Cần đặt lên hàng đầu đường lối của quốc tế cộng sản việc sáp lại với nhau những người vô sản
và quần chúng lao động tất cả các dân tộc nhằm tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung
chống bọn địa chủ và giai cấp tư sản”.`
“Cần có chính sách thực hiện sự đoàn kết chặt chẽ tất cả mọi phong trào giải phóng dân tộc và
thuộc địa với nước Nga Xô-viết… Đoàn kết và liên minh giữa giai cấp vô sản và quần chúng lao
động mọi nước và mọi dân tộc”.
“ Các đảng sản cần giúp dỡ trực tiếp các phong trào cách mạng ở các nước phụ thuộc hoặc bị
tước quyền bình đẳng và ở các thuộc địa. Không có điều sau cùng đặc biệt quan trọng này thì
cuộc đấu tranh của các dân tộc phụ thuộc và thuộc địa chống áp bức và sự công nhận quyền độc
lập của họ chỉ là một nhãn hiệu bịp bợm như người ta thấy trong các đảng của Quốc tế thứ hai “.
“ Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải theo con đường cách mạng vô sản…”
Văn kiện lịch sử ấy của Lê-nin mở ra trước mắt anh Nguyễn một chân trời mới rực rỡ và là
ngọn đèn soi đường giải phóng cho nhân dân anh : Văn kiện xuất sắc ấy của Lê-nin làm cho anh
xúc động, tin tưởng, vui mừng đến rơi lệ và anh reo lên trong buồng anh ở : “Hỡi đồng bào bị
đoạ đầy đau khổ ! Đây là cái cần thiết của chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta !”

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 23



Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
Theo hiểu biết của anh, Lê-nin là người đầu tiên kiên quyết lên án mọi thành kiến đối với
nhân dân các nước thuộc địa, những thành kiến ăn sâu trong xương tủy nhiều công nhân và nhiều
nhà hoạt động chính trị Âu, Mỹ ; Lê-nin là người đầu tiên nêu bật lên ý nghĩa quan trọng của
việc giải quyết đúng đắn vấn đề thuộc địa đối với cách mạng thế giới ; là người đầu tiên chỉ ra
rằng nếu không các nhân dân các nước thuộc địa tham gia thì không thể có cách mạng xã hội ; là
người đầu tiên đã vạch rõ sự cần thiết kết hợp cuộc đấu tranh nhân dân và vô sản thuộc địa với
cuộc đấu tranh của vô sản ở chính quốc; Lê-nin đã tạo ra bước ngoặt trong lịch sử đau khổ của
cuộc đời nô lệ của nhân dân thuộc địa.
Từ đó, anh Nguyễn xong vào các cuộc tranh luận, anh nói sôi nổi tất cả những ý chí của mình,
anh đập mạnh những ý kiến chống lại Lê-nin, chống lại quốc tế thứ ba. Anh thường đặt câu hỏi :
“Nếu đồng chí không lên án chủ nghĩa thực dân, nếu đồng chí không bênh vực các dân tộc thuộc
địa thì đồng chí làm cái cách mạng gì ?”
Nguyễn Ái Quốc là đại biểu duy nhất của nhân dân Đông Dương tham dự Đại hội lần thứ XVIII
của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours. Tại Đại hội này Anh đã cùng với những nhà hoạt
động chính trị và vǎn hoá nổi tiếng của Pháp như: Macxen Casanh (Marcel Cachin), Pôn Vayǎng
Cutưyariê (Paul Vaillant Couturier)... bảo vệ chủ nghĩa Mác, chống lại những người cơ hội. Trên
diễn đàn của Đại hội, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương, kêu
gọi giai cấp công nhân và nhân dân Pháp ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và nhân
dân các thuộc địa khác. Người đề nghị: "Đảng xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để
ủng hộ những người bản xứ bị áp bức ... Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các
nước thuộc địa. Chúng tôi thấy rằng việc Đảng xã hội gia nhập Quốc tế thứ ba có nghĩa là Đảng
hứa một cách cụ thể là từ nay Đảng sẽ đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa".
Cũng tại Đại hội này Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, trở thành một trong những
người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Lúc ấy là 2 giờ 30 phút sáng 30-12-1920. Giờ ấy xuất hiện người cộng sản Việt Nam đầu tiên
là Nguyễn Ái Quốc. Giờ ấy, anh thanh niên Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước chính
thức đến chủ nghĩa Lê-nin và bước theo con đường Lê-nin. Cuối cùng anh cũng đã tìm thấy
con đường giải phóng nhân dân, phá vỡ xiềng xích cho dân tộc Việt Nam và các Dân tộc
thuộc địa.


Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 24


Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp CN Lênin đến năm 1930
E. KẾT LUẬN:
Quá trình vận động thành lập Đảng và hình thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên gắn liền với
tên tuổi và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc đã đáp ứng yêu cầu bức thiết của
Cách mạng Việt Nam, là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, giải quyết thành công cuộc
khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX của Cách mạng Việt Nam. Đến với chủ nghĩa
Mác – Lênin, cách mạng tháng Mười, Quốc Tế Cộng sản, Người đã tìm thấy con đường giải
phóng cho dân tộc. Đó là sự phản ánh xu thế tất yếu của Cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bằng thực tiễn hoạt động cách mạng hết sức phong phú, thông qua
sự khảo nghiệm bằng chính con đường của mình đến với chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa MácLênin, Hồ Chí Minh đã dẫn dắt dân tộc ta đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ
nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh dân tộc với đấu
tranh giai cấp, giữa phong trào yêu nước với phong trào công nhân để từng bước đi tới thành lập
Đảng của giai cấp công nhân ở Việt Nam. Như vậy sự ra đời của Đảng ta không những chỉ là kết
quả của chủ nghĩa xã hội khoa học, mà còn là sự kết hợp với phong trào yêu nước của nhân dân
ta. Tổng kết bài học đó, Hồ Chí Minh chỉ rõ : “ Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương vào
đầu năm 1930”.

Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

trang 25



×