Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết “biển” của trương anh quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.6 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

LÊ NGUYÊN SONG ÁI

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
“BIỂN” CỦA TRƯƠNG ANH QUỐC

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. BÙI THANH THẢO

Cần Thơ, 2011

1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài

2.

Lịch sử vấn đề

3.



Mục đích nghiên cứu

4.

Phạm vi nghiên cứu

5.

Phương pháp nghiên cứu

NỘI DUNG

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
1.1 Một số vấn đề về tiểu thuyết
1.1.1 Hệ thống nhân vật
1.1.2 Cốt truyện và lời văn nghệ thuật
1.1.2.1 Cốt truyện
1.1.2.2 Lời văn nghệ thuật
1.1.3 Không gian và thời gian nghệ thuật
1.1.3.1 Không gian nghệ thuật
1.1.3.2 Thời gian nghệ thuật
1.2 Giới thiệu tác giả và tác phẩm
1.2.1 Tác giả
1.2.2 Tác phẩm

Chương 2 HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “BIỂN”
CỦA TRƯƠNG ANH QUỐC
2.1 Các tuyến nhân vật
2.1.1 Con người lao động chân chính, có năng lực

2.1.2 Con người tham quyền lực, tiền bạc và bất tài
2.2 Mối quan hệ giữa các nhân vật
2.2.1 Quan hệ tương phản, đối lập
2.2.2 Quan hệ đối chiếu, bổ sung

2


Chương 3 CỐT TRUYỆN VÀ LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT “BIỂN” CỦA TRƯƠNG ANH QUỐC
3.1 Cốt truyện
3.1.1 Chi tiết nghệ thuật
3.1.2 Đoạn kết
3.2 Lời văn nghệ thuật
3.2.1 Giọng điệu
3.2.2 Ngôn từ nghệ thuật

Chương 4 KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT “BIỂN” CỦA TRƯƠNG ANH QUỐC
4.1 Không gian nghệ thuật
4.1.1 Không gian bối cảnh
4.1.2 Không gian sự kiện
4.2 Thời gian nghệ thuật
4.2.1 Thời gian được miêu tả không theo trình tự
4.2.2 Thời gian sự kiện

KẾT LUẬN

3



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, cuộc sống ngày càng phát triển về mọi mặt và văn học cũng là một
phần trong sự phát triển ấy. Càng ngày thì càng có nhiều người tham gia vào việc viết
văn, viết để nói lên cảm nhận của riêng mình về cuộc sống và để được sáng tạo. Qua
những cuộc thi viết càng ngày càng phát hiện được nhiều tài năng trẻ. Cuộc thi Văn
học tuổi hai mươi là một cuộc thi uy tín, qua bốn lần thi là mỗi lần làm cho đời sống
văn học thêm tiến triển với nhiều tác giả, tác phẩm được đánh giá cao. Có thể kể đến
những tác giả như: Nguyên Hương, Nguyên Ngọc Tư, Trần Thị Hồng Hạnh, Phong
Điệp, Dương Thụy… Những cây bút đạt giải trong cuộc thi đó đã nhanh chóng vươn
mình mang đến cho độc giả các tác phẩm có giá trị.
Giải Văn học tuổi hai mươi lần thứ tư năm 2010 vừa qua, đã trao giải nhất cho
tiểu thuyết “Biển” của Trương Anh Quốc. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên đoạt giải
nhất của cuộc thi. Trương Anh Quốc là người đã từng đoạt giải nhì trong cuộc thi Văn
học tuổi hai mươi lần thứ ba. Nghề nghiệp của Trương Anh Quốc là thủy thủ trên tàu
biển, còn viết văn là niềm đam mê. Và chính cuộc sống trên biển đã đem đến cho tác
giả niềm cảm hứng dạt dào để viết. Lần thi đầu, anh viết tập truyện “Sóng biển rì rào”.
Lần thứ hai, anh dự thi với tiểu thuyết “Biển”, đó như là sự nối tiếp mạch cảm xúc.
Tác phẩm là tiếng nói, cách cảm nhận của một người trẻ về chính cuộc sống xung
quanh mình. Tác giả dùng một mảnh nhỏ của cuộc sống để nói về chính cuộc sống bộn
bề, ngổn ngang đó. Bằng cái nhìn tinh tế, từng trải, dày dặn kinh nghiệm, tác giả đã
khắc họa một bức tranh cuộc sống sinh động đầy màu sắc giống như cuộc sống thực
muôn màu muôn vẻ. Trương Anh Quốc có nhiều kinh nghiệm thực tế do đã đi qua
nhiều nước trên thế giới nên có cơ hội nhìn thấy được nhiều điều mới lạ cũng như cơ
hội nhìn lại và suy ngẫm về chính bản thân và đất nước mình. Những xúc cảm, những
điều mắt thấy tai nghe đã được tác giả truyền tải lại trong tiểu thuyết “Biển”. Do vậy
mà sau khi đọc tác phẩm, chưa gặp mặt tác giả, nhà văn Nguyên Ngọc đã đánh giá
Biển là “một cuốn sách khiêm nhường nhưng lại chứa đựng một chiều sâu suy tưởng
không ngờ nếu ta biết bình tĩnh lắng nghe”[18;tr.8]. Chính vì những lí do đó mà tôi

quyết định chọn tiểu thuyết “Biển” để nghiên cứu.

4


Một tác phẩm văn học gồm hai phần nội dung và hình thức nghệ thuật. Hình
thức nghệ thuật là phần quan trọng tạo nên tác phẩm và làm nên giá trị nội dung của
tác phẩm. Tác phẩm được đánh giá là hay hay không là nhờ vào bút pháp, nghệ thuật
viết của nhà văn. Các yếu tố trong tác phẩm như: nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ,
không gian, thời gian nghệ thuật là phương tiện hiệu quả để nhà văn vận dụng vào
sáng tác, thông qua đó mà phản ánh một nội dung hiện thực rộng lớn. Vì tầm quan
trọng của nghệ thuật trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nên khi chọn tác
phẩm “Biển” để tìm hiểu, tôi quyết định khảo sát về “đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết
“Biển” của Trương Anh Quốc”, từ đó hiểu được những điểm đặc sắc cũng như những
nội dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.

2. Lịch sử vấn đề
Tiểu thuyết “Biển” là tác phẩm mới vừa đoạt giải vào tháng 9 năm 2010 cho
nên vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu sâu, toàn diện tác phẩm. Sau khi công bố
giải thưởng thì có những nhận xét, đánh giá của một số nhà văn, nhà báo và nhà phê
bình chủ yếu đăng trên các báo mạng. Các ý kiến đó phần lớn là khen nhưng bên cạnh
đó cũng có ý kiến chê.
Khi tác phẩm “Biển” được công bố đoạt giải nhất trong cuộc thi Văn học tuổi
hai mươi thì trên báo Quảng Nam, Thùy Dung có so sánh “Biển” với tập truyện “Sóng
biển rì rào” (xuất bản năm 2005) của chính tác giả và cho rằng đó là sự nối dài của
mạch cảm xúc: “Từ “Sóng biển rì rào” đến “Biển” sự tinh giản ấy chính là những
trầm tích cho một sự thăng hoa”[3]. Chính tác giả cũng thừa nhận điều đó “Chỉ với
cái tên “Biển” thôi đã nói lên được điều ấy. Tôi muốn viết tiếp về biển vì biển bao la
kể hoài cũng không hết. Nhưng “Biển” lần này già dặn hơn, sinh động hơn và cũng
quyết liệt hơn…”[3]

Nhìn chung các nhận xét và bài viết đều xoay quanh các vấn đề về đề tài, kết
cấu, cách viết, cái tâm và cái tài của người viết, hiện thực cuộc sống trong tác phẩm.
Đề tài “Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết “Biển” của Trương Anh Quốc” thì hầu
như chưa có ai nghiên cứu. Có chăng trong một số nhận định, ý kiến trên báo có đề
cập đến nhân vật, kết cấu, lối viết, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Biển nhưng
đó chỉ là những ý kiến sơ bộ, khái quát chưa có quá trình tìm hiểu nghiên cứu. Chẳng
hạn như những nhận định sau:

5


Nguyên Ngọc là người viết lời giới thiệu cho tiểu thuyết “Biển”. Trong lời tựa,
ông đã nhận xét về nhiều khía cạnh trong tác phẩm như: nhân vật, kết cấu, không
gian… Ông còn cho rằng đây là “một cuốn tiểu thuyết hay và độc đáo”[18;tr.5]. Về
nhân vật, chỉ mấy chục người thôi nhưng“là cả một thế giới, một nhân quần, cũng
ngổn ngang tất cả các nỗi đời, các éo le và bi kịch lớn nhỏ (cả hài kịch nữa), hầu như
không hề thiếu một tính cách nào, một kiểu diện mạo người nào, rộng lượng và nhỏ
nhen, thương yêu và căm ghét, âm mưu và thù hận, ngây thơ và thâm hiểm, cao
thượng và bần tiện, thơ mộng và thô lỗ, trung thực và lừa bịp, mơ ước và khát khao,
dục vọng và tuyệt vọng…, tất cả đều đạt tới đỉnh điểm chính vì quá chật chội mà cô
đọng tới cực độ… Hơn thế nữa là cái nhân quần rất hôm nay, rất thời sự…”[18;tr.6].
Về không gian truyện Nguyên Ngọc cho là tác giả đã khéo léo “tự nhốt mình trong
không gian cực kỳ hẹp kín và khắc nghiệt này để cho các nhân vật của anh buộc phải
bộc lộ hết, từng người…”[18;tr.6]. Nguyên Ngọc nghĩ rằng cách viết của tác giả rất
cao tay “ một lối viết rất trầm tĩnh, không hề to tiếng, nhẹ nhàng, đến như rủ rỉ, có cả
nụ cười mỉa mai mà nhân hậu, cứ thong thả kể chuyện chơi, hết chuyện này tới chuyện
khác, không cần thắt không cần mở, không cần cái thường được gọi là cao trào, hầu
như cũng chẳng cần quan tâm mấy đến một đường dây xâu chuỗi kết nối toàn tác
phẩm”[18;tr.7]. Cuối cùng nhà văn Nguyên Ngọc nhận định rằng đây là một cuốn sách
“rất khiêm nhường nhưng lại chứa một chiều sâu tư tưởng không ngờ”[18;tr.8] và gửi

đến tác giả một lời cảm ơn.
Trên website thotre.vn trong bài viết “Cuộc thi văn học tuổi 20 năm nay, một
dấu hiệu đáng mừng”, Nguyên Ngọc cũng nhận xét về không gian nghệ thuật trong
“Biển”, từ không gian chật hẹp đó mà các nhân vật có thể tự bộc lộ hết bản thân mình
và người đọc nhìn rõ hơn cái xã hội thu hẹp đó thông qua hệ thống nhân vật đa dạng.
Bên cạnh đó, ông còn nhận xét lối viết của tác giả và giọng điệu trong tác phẩm
“Biển”: “Tiểu thuyết Biển là một kiểu độc đáo khác. Mới thoáng đọc cứ ngỡ là một bút
kí hơi hững hờ của một người lẫn thẩn kể hết chuyện này qua chuyện khác về những
cuộc hành trình hơi lạ của một nghề hơi lạ, nghề làm thủy thủ thuê trên các con tàu
viễn dương nước ngoài. Nhưng rồi dần dần ta nhận ra: hóa ra tác giả đã biết dùng cái
không gian hết sức chật chội, bức bối của một con tàu lang thang cô độc trên những
đại dương mênh mông hoang vắng đến như biệt lập khỏi thế giới, để nhốt vào cả xã
hội với bao nhiêu số phận, bao nhiêu tính cách, bao nhiêu mơ ước, ngây thơ hay hảo
6


huyền và tham vọng hay xảo trá, xấu và tốt, thiện và ác, thật và giả, hạnh phúc và đau
khổ, đáng cảm thương và đáng buồn cười hay cả căm phẫn của con người. Đây là một
người viết rất biết tự kiềm chế, không hề, không cần to tiếng, nghĩa là một người biết
rất nhiều, rất từng trải để có thể nói rất ít, rất vắn và nhiều khi với một nụ cười nhẹ
nhàng, nhân hậu pha chút mỉa mai…giọng điệu mỉa mai là một trong những đặc trưng
của tư duy tiểu thuyết hiện đại.”[14]
Dương Bình Nguyên trong bài viết “Văn học tuổi 20: Gặt một mùa văn chương
mới” nhận xét về cách kết cấu lạ của cuốn tiểu thuyết, cách xây dựng nhân vật của tác
giả và coi đó là một bước tiến mới trong nghệ thuật viết của Trương Anh Quốc “Biển
là cuốn tiểu thuyết lạ, gồm 19 chương, được tách rời và bạn đọc có thể đọc từng
chương với tên gọi độc lập, như một truyện ngắn độc lập. Nhưng Biển cuốn hút người
đọc bởi một thế giới mới lạ, không chỉ là lạ lẫm từ nhiều vùng biển khác nhau, mà bởi
sự phát hiện tâm lý của con người, tưởng như bị nhốt chặt trên những con tàu, nhưng
lại được bung tỏa dưới nhiều góc cạnh khác nhau. Biển có thể coi là bước tiến mới

trong bút pháp Trương Anh Quốc”[15]. Còn Nguyên Ngọc thì cho Biển là “một cuốn
tiểu thuyết được viết một cách rất độc đáo”[18;tr.5]. Ngoài ra, còn có nhận xét của
Hoài Phố trên báo antgct.cand.com.vn “"Biển" là một cuốn tiểu thuyết không giống
những cuốn tiểu thuyết bình thường khác. Nó được kết cấu như một cuốn truyện ngắn,
bạn đọc có thể đọc bất cứ chương nào trước mà không ảnh hưởng tới tiến trình theo
dõi mạch truyện. Và cái thế giới trong cuốn tiểu thuyết này tưởng như chật hẹp trong
một con tàu nhỏ, nhưng lại đủ rộng như biển, có một xã hội với đủ hỉ nộ ái ố, với đủ
cao sang lẫn thấp hèn”. “Quốc xa lạ với nhiều thứ của đời sống đô thị, nhưng anh là
một người không lạc hậu. Cái cách mà anh nói cho người khác cảm nhận, rõ ràng anh
thấu đáo nhiều vấn đề. Dường như độ lùi về thời gian, khoảng cách về không gian,
giúp Quốc có cái nhìn rõ rệt hơn về cuộc sống và cả những vấn đề của đời sống văn
hóa bây giờ. Và anh có khoảng thời gian đủ dài để đọc và nghiền ngẫm những cuốn
sách, điều mà rất nhiều người viết bây giờ không thể có”[17].
Nguyên Ngọc khi nói về đề tài của “Biển” thì cho rằng đề tài này hấp dẫn, kích
thích sự tò mò vì “đề tài lâu nay chưa hề được nói đến”[18;tr.5]. Cùng ý kiến với
Nguyên Ngọc, trên báo suckhoedoisong.vn, Nguyễn Văn học đã viết “Truyện của anh
đi sâu vào những thủy thủ lênh đênh trên biển theo con tàu viễn dương, đã dành cho
độc giả những "món ăn" lạ.”[12].
7


Nhận xét về văn phong của “Biển” có các ý kiến sau: của Linh Thoại trên báo
Vannghesongcuulong.com.vn “Văn phong của "Biển" giản dị, hài hước, hầu như
không có sắp đặt câu chữ, khiến không ít chỗ giống văn nói, nhiều thì – là”[23]. Nhận
xét của hai độc giả: độc giả Trần Thị Hai Lương nhận xét về cách viết của tác giả:
“…trong Biển cứ kể khơi khơi vậy đó, tưởng như là những chuyện vô thưởng vô phạt,
rồi cuối cùng thể nào anh cũng chốt lại bằng một câu nghe rất cay đắng, hoặc rất cảm
động, hoặc rất hóm hỉnh”[24]. Và độc giả Đoàn Văn Cường “Tôi thấy truyện của anh
nhiều từ chuyên môn quá, đọc đến những từ đó thường bị vấp lại, khựng lại để nhìn
chú thích bên dưới nên nhiều khi bị phân tâm, làm mạch truyện trong đầu bị rời

rạc”[24]. Hai ý kiến này được đăng trên tuoitre.com.vn.
Có một số nhận xét tổng thể về tác phẩm. Ý kiến nhận xét của Thái Anh trên
báo Laodong.com như sau: “Những rung cảm trong tiểu thuyết Biển mà tác giả
Trương Anh Quốc đã thể hiện là rất tinh tế và đầy cảm xúc. Trong tiểu thuyết có sự
trải nghiệm sinh động của một người đã gắn bó với biển, lại có những phút cảm nhận
rất chân thực, rất đời của một người trẻ. 19 câu chuyện liên hoàn trong tác phẩm hoàn
toàn là 19 câu chuyện giản dị nhưng đầy ắp vốn sống. Súc tích, sinh động và tràn
ngập hơi thở cuộc sống là những gì khiến cho “Biển” cùng tác giả của nó là cây bút
Trương Anh Quốc được vinh danh ở một cuộc thi văn học lớn như Văn học Tuổi
20”[1]. Nhận xét của ban giám khảo cuộc thi trên báo phapluattp.vn “Biển gồm 19
truyện ngắn liên hoàn chung một đề tài về ngành vận tải biển đường xa. Sinh động và
súc tích là nét chính của tập truyện. Tập truyện viết về một chủ đề chung là những
chuyến hải hành, với nhân vật là thủy thủ, máy trưởng, đầu bếp… Nội dung phong
phú, sống động, dồi dào chất liệu sống. Từng truyện một không quá đặc sắc nhưng khi
đứng chung trong một tập đã vẽ nên một cuộc sống đặc biệt với nhiều điều thú vị trên
sóng nước”[19]. Nhận xét của nhà văn Lê Văn Thảo, cũng là một trong những thành
viên ban giám khảo cuộc thi Văn học tuổi hai mươi nhận xét “Biên độ giữa văn
chương hư cấu và văn chương tư liệu rất gần nhau. Trong biển, chất tư liệu rất nhiều.
Nếu tinh ý người đọc sẽ thấy tác giả chính là một trong những công nhân trên tàu viễn
dương.”[8].
Tuy nhiên không chỉ có ý kiến khen ngợi tác phẩm mà cũng có người chê tiểu
thuyết của Trương Anh Quốc như là Nguyễn Trọng Bình. Trong bài viết “Buồn quá!,
hôm nay xem tiểu thuyết!”, ông có ý kiến ngược lại với Nguyên Ngọc và cho rằng
8


chính không gian hẹp kín làm cho ý đồ nghệ thuật của tác giả bị lộ ra “Thế nhưng,
cũng chính vì không gian quá “hẹp kín” cũng như vì quá kì công cho cuộc “khảo sát”
văn hóa và tôn giáo các nước trên thế giới nên “ý đồ” của tác giả vô tình đã bị lộ.
Hơn nữa cái “ý đồ” ấy ngẫm kĩ cũng không có gì là mới”[2]. Những xung đột và mâu

thuẫn trong tác phẩm “thực ra là điều quá xá là quen, quá xá là cũ”[2]. Ông còn nói
thêm rằng: “cái không gian hẹp kín giờ đây đã vô tình hại Trương Anh Quốc”[2]. Còn
về nhân vật thì không tạo được ấn tượng nào cả “suốt hàng mấy trăm trang sách
nhưng tác giả không hề để lại một ấn tượng gì về tính cách riêng độc đáo của bất cứ
nhân vật nào. Ngay cả cách đặt tên nhân vật sao cho thật ấn tượng cũng không thấy.
Máy Hai, Máy Ba, Máy Tư… là gì? Ừ thì là tên nhân vật nhưng đọc xong rồi người
đọc sẽ quên ngay thôi vì không biết Máy Hai, Máy Ba, Máy Tư… gì gì đó có số phận
và tính cách cụ thể như thế nào. Không khắc họa rõ nét ai cả mà cứ kể chuyện đều đều
nhưng toàn những chuyện “đấu đá” quen thuộc trên đất liền làm cho người đọc càng
thêm mệt nhoài”[2].
Có nhiều ý kiến cùng chiều và ngược chiều với nhau nhưng điều chưa toàn diện
nên người viết muốn tìm hiểu nghiên cứu để hiểu sâu hơn về đặc điểm nghệ thuật
trong tiểu thuyết “Biển” của Trương Anh Quốc. Những ý kiến trên sẽ là những gợi ý,
định hướng quý báu, cần thiết cho người viết trong quá trình nghiên cứu.
3 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết “Biển” của Trương Anh Quốc,
trước hết người viết muốn tìm hiểu và thấy được đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết
“Biển”. Ngoài ra việc tìm hiểu này cũng giúp nắm vững thêm kiến thức lí luận văn học
làm nền tảng để có thể tìm hiểu các tác phẩm khác.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về đề tài này người viết chủ yếu khảo sát trong tiểu thuyết “Biển” và dựa vào
phần lý thuyết về hình thức nghệ thuật tiểu thuyết trong các tư liệu Lí luận văn học để
tìm hiểu các vấn đề sau: nhân vật, cốt truyện, lời văn nghệ thuật, không gian và thời
gian nghệ thuật trong tác phẩm. Đồng thời kết hợp tìm hiểu thêm một số tiểu thuyết
hiện nay để có cái nhìn rõ hơn, khách quan hơn về sáng tác của Trương Anh Quốc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khi thực hiện đề tài đầu tiên người viết đọc kĩ tiểu thuyết “Biển”, tìm
hiểu các bài viết, các nhận định của các nhà văn, nhà nghiên cứu để làm tài liệu tham
9



khảo. Sau đó là đọc các sách lí luận văn học.
Ngoài ra, người viết sử dụng một số phương pháp như sau:
Phương pháp hệ thống để hệ thống nhân vật và các chi tiết, diễn biến, sự kiện
xảy ra với từng nhân vật trong cốt truyện để thấy rõ sự đa dạng của nhân vật, mối quan
hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật.
Phương pháp so sánh: so sánh, đối chiếu với một số tác giả khác để có cái nhìn
toàn diện hơn về hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết “Biển”, để có thể nhìn thấy sự
khác biệt, cái mới, lạ so với những tiểu thuyết khác.
Phương pháp liệt kê một số ý kiến trong các tư liệu để từ đó rút ra được kết
luận.
Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: tổng hợp, phân tích,
chứng minh

10


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
1.1 Một số vấn đề về tiểu thuyết
1.1.1. Hệ thống nhân vật
Hệ thống nhân vật là cách tổ chức các mối quan hệ qua lại giữa các nhân vật
nhằm đảm bảo cho các nhân vật trong hệ thống có thể soi sáng lẫn nhau cùng phản ánh
đời sống. Các mối quan hệ trong hệ thống nhân vật là: đối lập, tương phản, đối chiếu,
bổ sung. Ở quan hệ đối lập các nhân vật trái ngược nhau, đấu tranh với nhau một mất
một còn. Quan hệ tương phản các nhân vật cũng trái ngược nhau nhưng không đấu
tranh loại trừ nhau. Trái ngược nhưng vẫn cùng tồn tại để soi sáng và làm nỗi bật lẫn
nhau. Quan hệ đối chiếu ở một cấp độ khác hơn tương phản, các nhân vật có khác biệt
nhưng không trái ngược nhau, đối chiếu các nhân vật với nhau là để tìm điểm riêng
của nhân vật, tôn các nhân vật lên. Còn quan hệ bổ sung chỉ dành cho những nhân vật

phụ, quan hệ bổ sung được thể hiện qua nhân vật phụ, bổ sung cho chủ đề tư tưởng,
nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học, là phương tiện khái
quát hiện thực. Nhân vật văn học là “sự thể hiện con người qua những đặc điểm về
tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…”[6; tr.126]. Nhân vật văn học không chỉ là con người
mà còn có thể là những sự vật, loài vật, sinh thể hoang đường khác, nhưng phải ít
nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người và được dùng như những phương thức
khác nhau để thể hiện con người. Nhân vật có thể được miêu tả kĩ hoặc sơ lược, có tên
hoặc không tên. Có khi tác giả dùng nghề nghiệp, giới tính, tiểu sử hoặc đặc điểm nổi
bật để thay cho danh từ riêng. Ví dụ: con sen, mụ quản gia, viên quản ngục, lão phú
hộ, chàng ngốc, thằng bồi… Nhiều trường hợp tên riêng thể hiện dụng ý của tác giả,
tên nhân vật một phần đã diễn tả tính cách nhân vật, một phần nội dung mà tác giả
muốn gửi gắm. Như tên: Nguyệt, Lãm, Nguyệt lão trong truyện Mãnh trăng cuối rừng.
Hay những tên Mai, Loan, Tuyết, Lan, Dũng... trong tiểu thuyết của Tự Lực văn đoàn.
11


Hay những cái tên thị Mịch, thị Nở, Quýt, Cam, Dậu, Dần… trong văn học hiện thực
phê phán.
Nhưng nhân vật trong văn học chủ yếu vẫn là con người “Con người là đối
tượng miêu tả chủ yếu của văn học. Dù là tác phẩm trữ tình, tự sự, kịch, dù trực tiếp
hoặc gián tiếp thì văn học đều miêu tả con người một cách tập trung”[11; tr.26]. Do
vậy tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu về cuộc đời, về con người là tìm hiểu tư tưởng tình
cảm của tác giả đối với con người.
Nhân vật trong tác phẩm được thể hiện qua các chi tiết miêu tả chân dung,
ngoại hình, tâm trạng, hành động, quá trình tâm lí.“Ngoại hình nhân vật được thể hiện
sinh động sẽ góp phần bộc lộ tính cách nhân vật, đặc biệt nó có tác dụng khá rõ trong
viêc cá biệt hóa nhân vật. Còn hành động nhân vật không chỉ là yếu tố cần thiết để bộc
lộ tính cách nhân vật mà còn là yếu tố không thể thiếu thúc đẩy sự diễn biến của cốt
truyện trong tác phẩm”[6; tr.134]. Còn ngôn ngữ “là một căn cứ quan trọng để biểu

đạt phẩm chất và tính cách của mỗi con người” [6; tr.135]. Ngoài ra nhân vật còn
được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện chính những mâu thuẫn, xung đột này
làm cho nhân vật bộc lộ phần bản chất sâu kín nhất của mình.
Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật “vì đó chính là phương tiện cơ bản
để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng”[6; tr.126]. Nhà văn sáng tạo
nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về cá nhân nào đó, về một loại người nào đó,
một vấn đề nào đó của hiện thực, một quan niệm sâu sắc về đời sống xã hội. Cho nên
nhân vật là phương tiện khái quát tính cách, số phận con người.
“Ý nghĩa của nhân vật không chỉ là thể hiện tính cách. Vì mỗi tính cách là kết
tinh của một môi trường, cho nên nhân vật còn là người dẫn dắt ta vào một thế giới
đời sống”[13; tr.280]. Nhân vật không chỉ thể hiện tính cách xã hội lịch sử của nó mà
còn thể hiện quan niệm về tính cách, tư tưởng của tác giả.
Trong nghiên cứu văn học khái niệm nhân vật là hình ảnh về con người còn
khái niệm về tính cách mới là hình tượng về con người. Tính cách là nhân tố chủ đạo
tạo nên diễn biến của các sự kiện trong quá trình phát triển của cốt truyện. “Nhân vật
trong kịch tự khẳng định tính cách của mình bằng ngôn ngữ đối thoại, ở đây tác giả
không có điều kiện phát biểu, nói xen vào câu chuyện một cách trực tiếp, những bước
phát triển tính cách nhân vật trong kịch được quy định chặt chẽ theo dự định của nhà
văn, theo một bố cục có sẵn. Trong thơ ca những nét chủ yếu mà nhà văn, nhà thơ vẽ
12


ra là tâm trạng, suy nghĩ, tình cảm của nhân vật hay bản thân của tác giả. Với tiểu
thuyết, nhân vật được xây dựng bằng nhiều hình thức phong phú hơn, tính cách được
miêu tả qua hành động, ngôn ngữ của nhân vật, qua sự kể chuyện bàn luận của tác
giả; nhân vật tiểu thuyết tự biểu hiện một cách khách quan, nhiều khi không theo ý
muốn chủ quan của nhà văn mà phát triển theo lí trí nội tại của nhân vật” [7; tr.86].
Nhân vật trong tiểu thuyết là hạt nhân của sự sáng tạo nghệ thuật, là trọng điểm
để nhà văn lí giải tất cả mọi vấn đề của đời sống xã hội. Từ trong nguồn gốc xa xưa
của tiểu thuyết, ý thức về số phận cá nhân là nhân tố quyết định sự hình thành của thể

loại, vừa là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thể loại qua nhiều thời kì lịch sử. Nguồn
gốc xa xưa của tiểu thuyết góp phần làm nên đặc điểm cho nhân vật tiểu thuyết. Nhân
vật trong tiểu thuyết phải là con người nếm trải“Cái làm cho nhân vật tiểu thuyết khác
nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật trong truyện cổ tích là ở chỗ nhân vật trong
tiểu thuyết là “con người nếm trải” trong khi các nhân ,vật kia thường là các nhân vật
hành động”[13; tr.392]. Tức là con người cá nhân giống như những người thật trong
cuộc sống thật chịu tất cả sự tác động của cuộc đời và phải tự mình đối mặt và chống
trả nó. Khi bị tác động bởi hoàn cảnh bản chất của con người sẽ thay đổi và tính cách
con người thì phát triển thuận theo tự nhiên như nó vốn có chứ không theo ý định của
tác giả. Con người trong tác phẩm hiện lên một cách đầy đủ, gần gũi như người thật là
đều nhà văn muốn phản ánh trong tác phẩm.
Ngoài ra, nhân vật trong tiểu thuyết còn được miêu tả được nhìn ở góc độ đời
tư. Đời tư là tiêu điểm để miêu tả cuộc sống nhân vật, phán ánh cuộc sống xã hội một
cách tiểu thuyết. Qua đời tư của nhân vật, ta có thể thể hiện được các chủ đề thế sự
hoặc lịch sử dân tộc. Cái nhìn đời tư qua các nhân vật khác nhau thể hiện những cái
nhìn, những quan niệm khác nhau của tác giả phản ánh cuộc sống. Ưu thế thể loại tiểu
thuyết cho phép tác giả đi sâu khai thác cảnh ngộ riêng của số ít nhân vật như là tình
yêu, nỗi bất hạnh, niềm hạnh phúc của đời sống riêng tư.
Thể loại tiểu thuyết có tính chất văn xuôi, tính chất này chi phối đến đặc điểm
của nhân vật tiểu thuyết. Tính chất văn xuôi có nghĩa là miêu tả đúng sự thật không lí
tưởng hóa, thi vị hóa vì vậy mà khi miêu tả nhân vật suy nghĩ, hành động của nhân vật
đều chân thực như cái vốn có chứ không miêu tả như cái cần phải có.

1.1.2. Cốt truyện và lời văn nghệ thuật
1.1.2.1 Cốt truyện
13


“Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và
nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động

của tác phẩm… hoặc có thể là toàn bộ các biến cố, sự kiện được nhà văn kể ra và cái
mà người đọc có thể đem kể lại”[10;tr.130].
Cốt truyện thực hiện chức năng rất quan trọng trong tác phẩm: gắn kết các sự
kiện thành một chuỗi tạo thành lịch sử của một nhân vật, bộc lộ các xung đột, mâu
thuẫn của con người và tạo ra một ý nghĩa về nhân sinh. Ngoài ra cốt truyện còn một
chức năng khác rất quan trọng là tạo nên sự hấp dẫn. Nhiều tác phẩm thuộc loại phiêu
lưu, võ hiệp, ái tình, truyện cười … nhờ cốt truyện có nhiều biến cố ngẫu nhiên, bất
ngờ, li kì mà có sức hấp dẫn người đọc rất mạnh. Hiểu được cốt truyện là bước đầu để
hiểu nhân vật, hiểu bức tranh đời sống và hiểu ý nghĩa của tác phẩm.
Cốt truyện bao gồm các thành phần: thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Thắt
nút là sự kiện đánh dấu sự bắt đầu của một mối quan hệ tất yếu sẽ phát triển trong tác
phẩm. Trong một tác phẩm có nhiều thắt nút. Phát triển là những sự kiện, sự triển khai
và sự vận động của các mối quan hệ, các mối quan hệ được nảy sinh từ phần thắt nút.
Cao trào là sự kiện phát triển đến đỉnh điểm là bước ngoặt đối với sự phát triển của cốt
truyện. Mở nút là sự kiện hoặc chuỗi sự kiện sau cùng đánh dấu sự kết thúc của các
mối quan hệ, xóa bỏ các xung đột trong tác phẩm. Ở một số tác phẩm lớn còn có phần
trình bày ở đầu tác phẩm và vĩ thanh ở cuối tác phẩm. Ngoài các thành phần trên còn
có các yếu tố ngoài cốt truyện và các tình huống giữa các sự kiện. Nhưng cốt truyện
cũng không nhất thiết phải có đầy đủ, tách bạch các thành tố trên mà cấu trúc của cốt
truyện còn phụ thuộc vào quan hệ thẩm mĩ của tác giả đối với hiện thực.

1.1.2.1.1 Chi tiết nghệ thuật
Chi tiết là phương tiện cơ bản để thể hiện nhân vật và tính cách sao cho sinh
động, hấp dẫn.
Trong “Thi pháp học hiện đại”, Trần Đình Sử đã viết rằng “Hình tượng nghệ
thuật được dệt nên từ những chi tiết nhỏ” [21; tr.82]. Và Trần Đình Sử định nghĩa chi
tiết như sau: “Chi tiết là những yếu tố nhỏ tự nó không có ý nghĩa độc lập nhưng lại
biểu hiện được ý nghĩa của các chỉnh thể mà chúng thuộc vào”[21;tr.82]. Chi tiết có
giá trị rất lớn để biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật. Nhiều khi chỉ một chi tiết
đắt mà làm toát lên được cả thần thái của nhân vật.


14


Hệ thống chi tiết nghệ thuật trong tiểu thuyết phong phú đa dạng hơn so với hai
loại kịch và trữ tình. Chi tiết trong tác phẩm trữ tình thường gắn với chất thơ còn chi
tiết trong tác phẩm tự sự thì mang chất văn xuôi và nhiều loại. Chi tiết là những nét cụ
thể được nhà văn sử dụng để miêu tả về ngoại hình, tâm lí, sinh lí, phong cảnh, phong
tục, đồ vật, binh khí, lịch sử, xứ lạ, đời sống văn hóa, sản xuất… bao gồm cả những
chi tiết tưởng tượng, liên tưởng, hoang đường mà không nghệ thuật nào khác trình
diễn được. Tóm lại, đó là mọi chi tiết về sự tồn tại con người. Đan dệt hàng loạt chi
tiết với nhau mới có được một bức tranh bằng ngôn ngữ có thể tạo nên ấn tượng tương
đối xác định về nhân vật.

1.1.2.1.2 Đoạn kết
Do đặc điểm của tiểu thuyết là miêu tả cuộc sống không thi vị hóa, không lãng
mạn hóa, cũng không lí tưởng hóa mà miêu tả cuộc sống gần với đời thực. Tiểu thuyết
có khả năng phản ánh toàn vẹn hiện thực và phản ánh cuộc sống ở góc độ đời tư. Nhân
vật trong tiểu thuyết là con người “nếm trải”, trong tiểu thuyết tất cả mọi chuyện đều
có thể xảy ra như là trong hiện thực. Cho nên không giống như truyện cổ tích có kết
thúc có hậu, tiểu thuyết chấp nhận cả kết thúc không có hậu vì cuộc sống thực sự
không giống như mong đợi của con người mà có rất nhiều biến cố xảy ra, con người
phải tự giải quyết những vấn đề của mình và có khi con người thua cuộc. Và cũng có
thể là kết thúc mở còn bỏ ngỏ nhà văn chỉ miêu tả đến một lúc nào đó rồi dừng lại
nhưng cuộc sống của nhân vật thì không dừng lại ở đó mà còn tiếp tục diễn biến và
thay đổi không ngừng, để cho người đọc tự nghĩ ra kết thúc bằng những suy tư về cuộc
sống của chính bản thân. Mỗi kết thúc đều thể hiện một quan điểm của tác giả về cuộc
sống, một chân lí trong cuộc sống.

1.1.2.2


Lời văn nghệ thuật

Trong văn học nhà văn hoàn thiện tác phẩm bằng ngôn từ, lời văn nhưng ngôn
từ, lời văn trong tác phẩm văn học không phải là lời văn thông thường mà là những lời
văn nghệ thuật được nhà văn xây dựng để diễn đạt điều muốn nói. Lời văn chính là
chất liệu là phương tiện biểu đạt đặc trưng của văn học. Chính lời văn chứ không phải
cái gì khác đã cụ thể hóa, vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư tưởng, tính cách
và cốt truyện. Do đó, nếu không có lời văn thì sẽ không thể có tác phẩm văn học.

15


Theo Phương Lựu “Lời văn nghệ thuật thực chất cũng là một dạng của ngôn từ
nhưng đã được tổ chức theo quy luật nghệ thuật về mặt nội dung, phương pháp, phong
cách, thể loại” [13; tr.313]
Về nguồn gốc thì lời văn trong tác phẩm cũng là lời của đời sống nhưng đã
được nâng lên đến trình độ nghệ thuật. Lời văn là một phương tiện chuyển tải thông
tin, ngoài ra nó còn là đối tượng thẩm mĩ, đối tượng nghiên cứu của văn học. Lời văn
nghệ thuật không chỉ thực hiện chức năng giao tiếp thông thường mà còn hướng đến
trở thành lời nói của muôn đời. Lời văn trong tác phẩm phải có tính hình tượng, tính
biểu cảm, chính xác, hàm súc và các tính chất ấy phải được hiểu với nội dung sâu hơn,
gắn liền với đặc trưng phản ánh đời sống của văn học. Lời văn có tính hình tượng là
phải giàu hình ảnh, đường nét, màu sắc, âm thanh, nhạc điệu và phải gây được ấn
tượng mạnh vào trí tưởng tượng và cảm xúc của người đọc. Tính biểu cảm là không
thể thiếu bởi vì văn học luôn tác động đến con người bằng con đường tình cảm, qua đó
hướng người đọc vào một nhận thức hay hành động nào đó. Khi sáng tạo ra tác phẩm
nhà văn phải chọn lựa từ ngữ thích hợp nhất với đối tượng được miêu tả và ngữ cảnh
để bộc lộ đúng nhất, hay nhất dụng ý nghệ thuật của mình. Ngoài ra, lời văn còn phải
hàm súc, lời ít ý nhiều, ý ở ngoài lời. Trong phạm vi dung lượng nhỏ, tác phẩm văn

học phải miêu tả được mọi hiện tượng của cuộc sống. Tính hàm súc có nghĩa là dùng
sao cho đắt nhất, cô đọng nhất mà giá trị biểu đạt lại cao nhất.
Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết có đặc điểm là hướng đến xóa bỏ khoảng
cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật hay nói cách khác là xóa bỏ khoảng
cách giữa người kể chuyện và nội dung câu chuyện. Tác giả hay người kể chuyện thuật
lại thì nội dung câu chuyện sẽ mang đầy tính chủ quan, theo cách nhìn của tác giả. Khi
đó lời trần thuật có nhiệm vụ tái hiện lại và lí giải những lời nói, suy nghĩ, hành động
của nhân vật trong câu chuyện. Còn người đọc thì có cảm giác như mình được nghe kể
lại từ một người nào đó. Tiểu thuyết có xu hướng xóa bỏ khoảng cách đó, tiếng nói
của nhà văn hòa lẫn vào tiếng nói nhân vật, không phân biệt được đâu là tiếng nói của
tác giả đâu là tiếng nói của nhân vật. Nhà văn và nhân vật có quan hệ thân thiết, nhà
văn hiểu rõ hết những gì thuộc về nhân vật và nói lên tiếng nói của nhân vật. Khi đó
người đọc cảm thấy như mình đang theo dõi câu chuyện theo một diễn tiến của quy
luật chứ không phải nghe người khác kể lại.

16


Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết thì đa thanh, đa giọng điệu thể hiện đặc
trưng của ngôn ngữ văn xuôi. Đó là sự tác động qua lại rất phức tạp giữa tiếng nói tác
giả, người kể chuyện và nhân vật, giữa ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ được miêu tả.
Trong khi trần thuật, tác giả sử dụng nhiều giọng điệu, nhiều sắc thái trên cơ sở một
giọng điệu cơ bản chủ đạo, chứ không đơn điệu.

1.1.2.2.1 Phương tiện của lời văn nghệ thuật
Lời văn nghệ thuật gồm có các phương tiện sau: ngữ âm, từ vựng, cú pháp, các
biện pháp tu từ. Nhà văn không chỉ sử dụng các phương thức biểu đạt mà còn vận
dụng các hình thức ngôn từ có sẵn trong kho tàng tiếng nói dân tộc với sắc thái biểu
đạt phong phú như từ cổ, từ địa phương, tiếng lóng, từ nghề nghiệp và cả vốn từ văn
học nằm trong di sản văn học nghệ thuật dân tộc để tạo thành lời văn nghệ thuật của

mình.
Các phương tiện ngữ âm gồm: vần, các loại vần, thanh điệu, nhạc tính, giọng
điệu.
Các phương tiện từ vựng: từ đồng nghĩa, phản nghĩa, từ cổ, từ mới, từ lóng, từ
nghề nghiệp, từ địa phương, tiếng lóng, từ tôn giáo, tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc ít
người đều là phương tiện tạo hình, biểu cảm vô cùng quan trọng.
Các biện pháp tu từ: hoán dụ, ẩn dụ, nhân hóa, phúng dụ, so sánh, tượng trưng,
ví von, biểu trưng, mỉa mai, phóng đại, điệp, song hành, nhã ngữ, phản ngữ. Các
phương tiện này có chức năng chung làm cho các sự vật, hiện tượng hiện lên sinh động
trong các tương quan ý nghĩa khác nhau.
Các phương tiện cú pháp góp phần quan trọng trong việc tạo nên lời văn nghệ
thuật như: phép đảo trang, câu đồng nghĩa, câu cảm thán, câu nghi vấn, các loại câu
phức, câu tỉnh lược…

1.1.2.2.2 Các thành phần của lời văn nghệ thuật
Lời văn của tác phẩm văn học gồm hai thành phần là lời trực tiếp và lời gián
tiếp. Lời trực tiếp là lời do những con người nói lên trực tiếp trong tác phẩm, đó là lời
của nhân vật, lời của tác giả, lời của người kể chuyện. Lời gián tiếp là toàn bộ lời văn
của tác giả, người kể chuyện có chức năng trình bày toàn bộ thế giới hình tượng, kể cả
các yếu tố nội dung, hình thức của lời nhân vật cho người đọc.

17


Sự phân biệt lời trực tiếp và lời gián tiếp không phải là tuyệt đối, chúng có thể
hòa trộn vào nhau, trong lời trực tiếp có yếu tố gián tiếp, trong lời gián tiếp có yếu tố
trực tiếp. Lời trực tiếp của nhân vật có các chức năng sau: phản ánh hiện thực ở ngoài
nhân vật, tự bộc lộ như một hành động, một sự kiện đối với nhân vật khác, là thực tại
lời nói bên ngoài ý thức tác giả, đối tượng suy tư của tác giả, biểu hiện nội tâm, thế
giới bên trong của nhân vật. Ngoài lời trực tiếp của nhân vật còn lời trực tiếp của tác

giả. Đó là lời trữ tình ngoại đề, lời bình luận đạo đức, triết lí của tác giả. Lời gián tiếp
có hai nhiệm vụ. Một là tái hiện và phân tích, lí giải thế giới khách quan vật chất, sự
việc, con người, đồ vật. Hai là tái hiện và phân tích, lí giải lời nói, ý thức người khác.
Lời văn chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với toàn bộ tác phẩm. Đó là
phượng tiện bộc lộ chủ đề, tư tưởng tác phẩm, khắc họa đặc điểm của các tính cách,
dẫn dắt quá trình phát triển của cốt truyện, để thực hiện nhiệm vụ kết cấu tác phẩm và
tác động đến thái độ của người đọc đối với đối tượng được miêu tả trong tác phẩm.

1.1.3 Không gian và thời gian nghệ thuật
1.1.3.1 Không gian nghệ thuật
Theo “Từ điển tiếng Việt” “không gian là môi trường đồng tính, liên tục không
có giới hạn, trong đó mỗi vật chiếm một khoảng bằng thể tích của nó”[5;tr.430].
Trong “Thi pháp thơ Tố Hữu”, Trần Đình Sử cho rằng “trong văn học nghệ
thuật, không gian nghệ thuật chính là hình thức tồn tại chủ quan của hình
tượng”[22;tr209]. Không gian cần được nghiên cứu tìm hiểu kĩ vì nó chuyển tải một
nội dung quan trọng, cần hiểu không gian nghệ thuật để hiểu rõ tác phẩm.
Trong “Từ điển thuật ngữ văn học”, tác giả đã định nghĩa không gian nghệ
thuật “là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó.
Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn
ra trong một trường nhìn nhất định”[10; tr195]. Trần Đình Sử trong “Thi pháp học
hiện đại” cũng cho rằng “Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật,
là phương thức tồn tại triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới nghệ thuật là
thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra
từ một điểm nhìn”[21;tr42]. Các tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của không gian
trong tác phẩm, là yếu tố mở đầu cho mọi sự kiện hành động của nhân vật. Không gian
là điểm bắt đầu mọi vấn đề. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm cũng giống như
không gian trong hiện thực khách quan, cũng có giá trị tình cảm. Và sự khác nhau là
18



trong không gian nghệ thuật, tình cảm của con người như thế nào thì không gian như
thế ấy. Không gian trong tác phẩm gắn với sự cảm thụ không gian của con người nên
đó là không gian mang tính chủ quan theo tâm trạng, sự cảm nhận của nhân vật và tác
giả. Nói cách khác thì không gian trong tác phẩm là không gian của thế giới tinh thần,
thế giới tình cảm của tác giả. Do không gian gắn với cảm xúc nên trong văn chương
ngoài không gian nghệ thuật còn có không gian tâm tưởng. Không gian đó có tính độc
lập tương đối không qui được vào không gian địa lí.
Không gian trong hiện thực khách quan là cái mà có thể trông thấy được, sờ
thấy được, dùng tai nghe được và không gian ấy khó có thể thay đổi nếu có thay đổi
thì cũng trong một quá trình. Không gian trong tác phẩm văn học có một ranh giới
phân biệt với không gian vật chất bên ngoài, nhưng không dễ thấy như cái khung của
một bức tranh, cái sân khấu của vở diễn. Không gian trong văn chương được di chuyển
một cách dễ dàng, có thể thay đổi liên tục theo diễn biến tình cảm tâm lí của nhân vật
và có thể rất rộng hoặc rất hẹp do ý đồ xây dựng của tác giả, góp phần quan trọng bộc
lộ nội dung, tư tưởng tác phẩm. Do đó mà “Không gian nghệ thuật trở thành phương
tiện chiếm lĩnh đời sống, đồng thời do gắn với ý nghĩa, giá trị không gian trở thành
ngôn ngữ, biểu tượng nghệ thuật” [21; tr. 43].

1.1.3.2 Thời gian nghệ thuật
Nếu như không gian là cái tĩnh tại thì thời gian là cái không ngừng thay đổi.
Người ta có thể cảm nhận bước đi của thời gian nhưng không thể sờ, không thấy cũng
như không biết được mùi vị của nó. Không gian và thời gian thống nhất với nhau làm
nên thế giới. Từ bước đi của không gian ta nhận thấy bước đi của thời gian, ta nhận
biết được thời gian qua sự thay đổi, biến cố trong tự nhiên, trong đời người, trong
phong tục xã hội. Trong “Từ điển thuật ngữ văn học”, thời gian nghệ thuật là “hình
thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chính thể của nó. Cũng như không
gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất
phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian – được biết qua thời gian trần thuật.
Sự phối hợp hai yếu tố này thành thế giới nghệ thuật”[10; tr.64].
Trong “Thi pháp học hiện đại”, Trần Đình Sử cho rằng: “Thời gian nghệ thuật

là hình thức cảm nhận thế giới của con người gắn liền với một quan niệm nhất định về
thế giới. Hình thức biểu thị cụ thể của thời gian rất đa dạng, bao giờ cũng gắn liền với
sự đa dạng trong cách cảm thụ thời gian” [21; tr.84]. Thời gian là phương tiện nghệ
19


thuật để nhà văn nhận thức và phản ảnh đời sống. Do thời gian được tác giả cảm nhận
bằng tâm lí nên thời gian trong tác phẩm cũng mang tính chủ quan. Tính chủ quan
được thể hiện ở cách cảm nhận, miêu tả của tác giả. Tác giả sử dụng, tái hiện thời gian
theo nhu cầu và mục đích của mình. Cho nên thời gian nghệ thuật không đồng nhất với
thời gian hiện thực. Có khi thời gian được kéo căng ra, có khi thời gian bị dồn nén lại.
Vì vậy mà trong văn học có hiện tượng một ngày mà dài dằng dặc như hàng thế kỉ còn
vài năm mà như chốc lát. Có điều đó là bởi vì trong văn chương có thời gian tâm lí,
thời gian trong sự cảm nhận của nhân vật, của tác giả. Thời gian đó lệ thuộc vào tâm
trạng nhân vật, và ý đồ nghệ thuật của tác giả. Trong tác phẩm, thời gian được cảm
nhận theo nhiều chiều khác nhau. Tác giả miêu tả thời gian có khi không theo trật tự
nhất định quá khứ, hiện tại, tương lai mà thời gian được tác giả mô tả, liên tưởng linh
hoạt không theo trật tự tuyến tính nữa, thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai đan lồng
vào nhau, tồn tại song song nhau.

1.2 Giới thiệu tác giả và tác phẩm
1.2.1 Tác giả
Tác giả Trương Anh Quốc sinh năm 1976, quê ở xã Quế Phong, huyện Quế
Sơn, tỉnh Quảng Nam. Trương Anh Quốc học khoa điện đầu tiên ở trường Đại học
Hàng Hải phân hiệu thành phố Hồ Chí Minh (nay là trường Đại học Giao thông vận tải
thành phố Hồ Chí Minh). Thời sinh viên, anh cộng tác với báo Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ
Cười và một vài báo khác. Nghề nghiệp của tác giả là kỹ sư điện tàu viễn biển. Ngoài
ra Trương Anh Quốc còn là thành viên hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2009.
Trương Anh Quốc bắt đầu viết văn từ giữa năm 2003. Cuối năm 2003, tác giả

đã có truyện ngắn đăng và được giới thiệu trên mục “Cây bút trẻ” ở báo Tuổi Trẻ Chủ
Nhật (nay là Tuổi Trẻ Cuối Tuần).
Tác giả từng đạt các giải thưởng: Giải Khuyến khích cuộc thi viết ngắn ƠN
THẦY do báo Tuổi Trẻ tổ chức với tác phẩm Ơn thầy (2004); Giải Nhì cuộc thi Văn
học tuổi 20 lần 3 do Báo Tuổi Trẻ, Nhà xuất bản Trẻ và Hội Nhà văn Tp. Hồ Chí Minh
phối hợp tổ chức với tập truyện ngắn Sóng Biển Rì Rào (NXB Trẻ) (2005); Giải Ba
cuộc thi viết Ba lô du lịch do báo Áo Trắng và NXB trẻ tổ chức với bài Đến Ai Cập
làm tranh (2009); Giải Nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 lần 4 do Báo Tuổi Trẻ, Nhà xuất
bản Trẻ và Hội Nhà văn Tp. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức với tiểu thuyết Biển (2010)
20


Thể loại sở trường của tác giả là viết truyện ngắn.
Tác phẩm đã xuất bản: Sóng biển rì rào (Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2005- Giải
Nhì Văn học tuổi 20 lần 3). Lũ đầu mùa (Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2008). Biển
(Tiểu thuyết, NXB Trẻ, 2010 - Giải Nhất Văn học tuổi 20 lần 4). Có các sách in chung:
Văn Mới, Truyện ngắn hay, Buffet truyện ngắn miền Trung. Ngoài ra còn có nhiều
truyện ngắn được in trên báo: Đồng hương, Cô gái đến từ phương bắc,…Trên các báo
Văn nghệ, Tuổi trẻ Cuối Tuần, Người Đại Biểu nhân Dân, Người Lao Động, Đất
Quảng, Đà Nẵng, Bình Dương, Áo Trắng.
Biển là đề tài xưa nay hiếm được khai thác trong văn học. Trương Anh Quốc là
người viết nhiều về biển. Có thể thấy biển có một vị trí đặc biệt trong sáng tác của
Trương Anh Quốc. Anh làm nghề biển cho nên sẽ hiểu biết về biển nhiều hơn cuộc
sống đời thường trên đất liền. Đối với một thủy thủ viết văn thì sẽ gặp nhiều khó khăn
hơn bình thường vì ngoài những công việc thường nhật phải làm, anh còn phải chống
chọi lại với sóng gió của biển. Nhưng mặt khác biển cũng đem lại cho tác giả nhiều
điều mới lạ thú vị không tận. Tác giả cũng đã nói về sự hấp dẫn của biển đối với mình
“Biển mênh mông luôn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn” và in lời nói đó trên bìa tiểu thuyết
“Biển”. Đối với sự lựa chọn đề tài của mình tác giả đã nói như sau: “Do công việc suốt
ngày lênh đênh trên biển. Tôi không có thời gian để tìm hiểu về cuộc sống và tâm tư

của người trên bờ nên đành chọn biển và cuộc sống trên biển làm đề tài. Tôi chỉ dám
viết về những gì mình am hiểu chứ không dám viết về những gì mình còn lơ mơ”[9].
Tác giả cho rằng mình không phải là nhà văn chuyên nghiệp cho nên không có
sức ép khi viết, anh thường đặt mục tiêu cho mình và âm thầm thực hiện. Không cho
văn chương là nghề nghiệp, anh viết văn vì lòng yêu mến văn chương và con chữ. Anh
quan niệm rằng: “Dự thi tôi luôn luôn được: Được viết, được in sách, được nhuận bút
để rồi được ngồi cùng bạn bè văn chương”[16].

1.2.2 Tác phẩm “Biển”
Hoàn cảnh ra đời tiểu thuyết “Biển”, tác giả đã chia sẻ với bạn đọc như sau:
“Cuộc sống trên tàu viễn dương đã mang đến cho tôi một cuộc hành trình trải
dài trên mọi miền trái đất. Tôi đã đặt chân đến hơn 32 quốc gia ở khắp năm châu và
tích lũy được không nhỏ những kinh nghiệm sống. Trong lời văn của mình tôi cũng chú
ý viết càng kín càng tốt, những gì không cần nói thì ẩn đi”[14].
“Tôi viết "Biển" vì có quá nhiều điều chướng tai gai mắt, và vì tôi thích tìm
21


hiểu nền văn hóa Ấn Độ. Với việc viết Biển, tôi có dịp thể hiện những hiểu biết của
mình về Ấn Độ mà trước kia tôi đã lang thang, có được những kỷ niệm khó quên
với đất nước Ấn Độ, Singapore... Tôi không giỏi tưởng tượng lắm đâu, tôi dùng hiện
thực để viết, hiện thực vui ít buồn nhiều, nhiều trái ngang… nhưng đó chỉ là cái cớ,
cái cốt mà thôi. Nếu không hư cấu thì không thể là văn học được. Tôi viết "Biển" từ
23-11-2009 đến giữa tháng 4-2010. Tôi lấy ý tưởng trên con tàu tôi vừa đi, ở đó có
người Ấn Độ làm chung. Tôi thích văn hóa Ấn Độ, khi làm việc chung với họ, tôi ngộ
ra được nhiều điều, thế là viết” [24].

22



Chương 2

HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT “BIỂN” CỦA TRƯƠNG ANH QUỐC
Cuộc sống ngày thường với những điều phức tạp của riêng nó là một môi
trường để con người sống và làm việc tưởng như thầm lặng nhưng cũng không kém
phần dữ dội, gay gắt là điều được nói trong tiểu thuyết “Biển”. Cuộc sống và công việc
của các nhân vật ở trên tàu là một đấu trường thực sự chứ không phải thơ mộng hay
đẹp như tên gọi của con tàu “Athena”, tên một vị thần. Trong “Biển”, các nhân vật có
những mối quan hệ phức tạp. Tác giả đã xây dựng những nhân vật có tính cách và lối
sống tương phản, đối lập nhau để làm rõ vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Cái tầm thường,
nhỏ bé, cái xấu của nhân vật này sẽ làm tôn lên vẻ đẹp trong sáng của nhân vật kia.
Bên cạnh đó tính cách nhân vật này bổ sung, đối chiếu nhân vật kia, để khắc họa nên
những diện mạo nhân vật hoàn thiện hơn. Cuộc sống của những nhân vật trong “Biển”
mang tính hiện đại và gần gũi với cuộc sống hiện đại, những xung đột, mâu thuẫn
trong “Biển” mang tính xã hội, qua đó thể hiện những quan điểm, cách sống điển hình
của những loại người trong xã hội. Những va chạm, mâu thuẫn, sự kiện xảy ra trong
cuộc sống hàng ngày làm hiện dần lên tư tưởng, quan niệm về cuộc sống của tác giả.
Qua đó ta nhận biết điều mà tác giả muốn nói đến. Quá trình nhận thức của nhân vật
nhanh gọn, thẳng thắn đó là kết quả của tư tưởng, lối sống, tính cách, quan điểm của
mỗi nhân vật. Có thể thấy rõ trong “Biển” có hai tuyến nhân vật đối lập nhau: một bên
là những người lao động có năng lực, nghiêm túc với bản thân, có trách nhiệm với
công việc và một bên là những người không có năng lực làm việc, không chú tâm làm
việc chỉ lo dùng thủ đoạn sao cho được lên chức, được lương cao. Trong mỗi tuyến
nhân vật lại có những nhân vật với những nét tính cách khác nhau, góp phần bổ sung

23


hoàn thiện cho nhau. Giữa các nhân vật có mối quan hệ tương phản, đối lập, đối chiếu

và bổ sung cho nhau.

2.1 Các tuyến nhân vật
Xã hội nào cũng chia làm nhiều loại người nhưng chủ yếu là chia ra hai loại
người tốt và người xấu. Trong văn học hiện đại tính cách con người được thể hiện
phức tạp, không chia ra rạch ròi là nhân vật chính diện, phản diện mà trong một con
người có cả mặt tốt lẫn mặt xấu, không có người hoàn hảo, toàn diện. Người tốt là
người có mặt tốt trội hơn. Con người được phải được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác
nhau mới có thể nhận xét xem là tốt hay xấu. Tiểu thuyết miêu tả con người với những
nét chân thực như con người vốn có. Các nhân vật trong tác phẩm sẽ phác họa lên xã
hội, nói lên điều nhà văn muốn phản ánh. Trong tiểu thuyết “Biển”, tác giả lại không
miêu tả như vậy. Các nhân vật được chia làm hai tuyến tốt xấu rõ rệt. Nhân vật tốt thì
được miêu tả gồm tất cả những nét tốt, còn nhân vật xấu thì được miêu tả ngược lại.

2.1.1 Con người lao động chân chính, có năng lực
Những người lao động chân chính, có năng lực trong tác phẩm là: In, Máy hai
Jollia, Máy ba Kumar, Bosun Ip. Các nhân vật này được nhà văn miêu tả với những
nét tính cách cứng cỏi và mềm yếu khác nhau, mỗi người một vẻ. Họ giống nhau ở chỗ
có thái độ làm việc nghiêm túc, chăm lo cho công việc chứ không mải lo toan tính làm
sao để lên chức. Miêu tả những người lao động chân chính này tác giả ít miêu tả ngoại
hình của họ, nếu có thì cũng chỉ vài dòng. Miêu tả như vậy, nhà văn đã để một khoảng
trống để độc giả đồng sáng tạo với mình. Nhân vật In không được tác giả miêu tả
ngoại hình. Người đọc không hình dung được nhân vật này bề ngoài như thế nào. In để
lại ấn tượng trong lòng độc giả bằng tính cách của chính nhân vật đó. Nhân vật Jollia,
Bosun Ip cũng không được miêu tả ngoại hình. Chỉ có nhân vật Kumar là được miêu tả
ngoại hình “Anh trắng trẻo đẹp trai. Tóc không cắt mà để dài, quấn lại, râu quai nón
mịn nhuyễn cũng không cạo, cứ tết thành bím sát da mặt, lấy chiếc giắt như kẹp tóc
nhỏ xíu giắt lại cẩn thận và chắc chắn;”[18;tr.163] và “Trông Kumar như một đạo
sĩ”[18;tr.164]. Hình dáng trong như “đạo sĩ” của Kumar nói lên rằng anh là một người
có nhân cách nên sẽ đối xử tốt với mọi người. Chủ yếu, các nhân vật này được khắc

họa bằng hành động, ngôn ngữ. Tính cách các nhân vật In, Jollia, Kumar dần hiện ra
khi tác giả miêu tả cách họ sống, làm việc.

24


Qua cách tác giả miêu tả In làm việc, ngôn ngữ đối thoại giữa In với nhân vật
cùng tuyến, khác tuyến và suy nghĩ nội tâm, ta nhận ra In là người có tính cách thẳng
thắn, quyết liệt. In sống ngay thẳng, làm việc chăm chỉ. Ngoài ra In cũng rất hòa đồng,
thân thiện với mọi người trên tàu. In có thái độ rõ ràng với những chuyện xấu, bất
công trên tàu. Có thể nói đây là nhân vật có thái độ sống tích cực. In là người có tự chủ
trong công việc và nghiêm túc trong cuộc sống. In làm việc tốt vì có chuyên môn và
chịu khó đọc tài liệu để tìm hiểu. Khi có máy móc hư hỏng là In luôn suy nghĩ tìm ra
cách sửa chữa trong thời gian nhanh nhất có thể “Trong tổ máy chỉ có Jollia và In làm
việc hợp ý nhau nhất. Với hai người này dù sự cố máy móc hay điện tự động gì cũng
khắc phục được hết” [18;tr.52]. In không những tay nghề giỏi mà còn có trách nhiệm
và yêu công việc. In biết đấu tranh bảo vệ chính mình, chống lại những gì là bất công
vô lí. Trong công việc In không để bị bắt nạt, La là người hay đổ thừa cho người khác
và hay lên giọng cấp trên, La thường đổ thừa In nhưng đều bị In đáp trả lại “Cái gì?
Đừng có mà đổ thừa cho tao nhé! Nãy giờ mày đốt trên ấy chứ ai!”[18;tr.183]. In cũng
sẵn sàng đáp trả những gì vô lí bất công từ cấp trên như khi Máy trưởng nghe lời La
nói mà quát những người làm việc trong buồng máy “In nghe mặt nóng bừng bừng,
trợn mắt nhìn Máy trưởng: - Sao ông không hỏi thằng sĩ quan máy đi ca ấy! Ông có
giỏi thì làm đi!”[18;tr.185]. Nhân vật In còn được miêu tả cả mặt nội tâm. In buồn mỗi
khi có một người phải rời khỏi tàu, cho dù đó là người tốt (Jollia, Kumar) hay người
xấu (Đại phó Ramar). Suy nghĩ nội tâm của In cho thấy In là người có suy nghĩ sâu
sắc, hiểu thấu được nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong cuộc sống, người này lại là
nạn nhân của người khác. Chính vì thế mà Đa bị Đại phó Ramar đuổi việc thì sau đó
chính Ramar cũng bị Thuyền trưởng cho nghỉ việc.
Nhân vật In được miêu tả với cả một quá trình phát triển tính cách. Ban đầu,

mới lên tàu, In còn ngây thơ, thật thà không lường trước được những thủ đoạn cạnh
tranh nên đã bị lừa. Máy trưởng hỏi In về cách sửa những máy móc hư mà In và Máy
hai Jollia đã sửa, In thật thà nói hết. Và thế là Máy trưởng cướp công, Máy trưởng
nhận với Thuyền trưởng rằng ông đã sửa. Còn về sau thì do đã biết được những
chuyện đó, In dần dần nhận thức được những vấn đề bất công trên tàu và không còn để
mình bị áp bức nữa. Nhà văn miêu tả In với cả một quá trình phát triển như vậy nhằm
khẳng định phẩm chất của nhân vật. In không hề bị cám dỗ hoặc thay đổi bởi tiền và
quyền. Trong suốt quá trình ở trên tàu, In biết được không cần bằng năng lực thật sự
25


×