Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bài thảo luận môn QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.01 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
Công ty Giầy vải Thượng Đình là một doanh nghiệp Nhà nước, thuộc sự quản
lý của Sở Công nghiệp Hà nội và là thành viên của ngành da giầy Việt Nam. Trải
qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã có một bề dầy truyền thống
trong sản xuất và kinh doanh giầy dép, một trong những mặt hàng chủ lực của
công ty chính là giầy vải. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công ty đã
vượt qua biết bao thăng trầm của những khó khăn, vất vả cùng với công cuộc đấu
tranh thống nhất đất nước của dân tộc, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế
đất nước từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của nhà nước. Song trong tình hình hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt
của cơ chế thị trường đã làm cho công ty gặp không ít khó khăn trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Một trong những khó khăn đó là hoạt động bán hàng. Từ đó để
bán được hàng các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt để có thể chiếm lĩnh được thị
trường để tồn tại và phát triển. Sự chiếm lĩnh phần thị trường thể hiện ở mức bán
ra, mức chất lượng phục vụ khách hàng. Do vậy doanh nghiệp bằng mọi giá đưa
sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng.
Để giải quyết vấn đề này doanh nghiệp tập trung mọi nỗ lực vào hoạt động
bán hàng, từ việc nghiên cứu mặt hàng, xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng, tới
việc xác định các điều kiện ưu đãi của người cung ứng, các phương tiện hỗ trợ để
đảm bảo hàng của mình tới được tay người tiêu dùng với chất lượng tối ưu, giá cả
hợp lý. Có bán được hàng, doanh nghiệp mới có tiền để trang trải chi phí cho hoạt
động của mình và có lãi. Thông qua hoạt động bán hàng và đáp ứng mọi nhu cầu
của khách hàng từ đó nâng cao vị thiế và uy tín cuả doanh nghiệp trên thương
trường, tăng khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển lâu dài. Như vậy hoạt
động bán hàng có vai trò rất quan trọng, quyết định tới sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của bệnh nhân, cùng với sự tìm
hiểu về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như sự giúp đỡ của các cô
chú trong công ty, cùng thầy giáo hướng dẫn, đã cho tôi ý tưởng viết chuyên đề tốt
nghiệp: “Các biện pháp tạo động lực cho lực lượng bán hàng ở công ty giày
Thượng Đình".


Đề tài được nghiên cứu dựa trên các biện pháp tiếp cận logic, hệ thông,
phương pháp phân tích thống kê. Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về công ty giày Thượng Đình
Chương 2: Thực trạng về Công tác tạo động lực cho lực lựong bán hàng ở
công ty giày Thượng Đình
Chương 3: Các giải pháp để tạo động lực cho lực lượng bàn hàng ở Công ty
giày Thượng Đình
Giám
đốc
nghiên
cứu và
phát
triển
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY GIÀY
THƯỢNG ĐÌNH
1.Giới thiệu chung về công ty giày Thượng Đình
TÊN CÔNG TY: CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY
THƯỢNG ĐÌNH
Địa chỉ : 277 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại : (04) 8586628 – 8544312 Fax: (04) 8582063
Email :
Website :thuongdinhfootwear.com.vn
- Giấy CN đăng ký kinh doanh số: 0104000224, ngày cấp: 01/09/2005, nơi cấp: Sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
- Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH NN một thành viên
- Người đại diện pháp lý : Ông Phạm Tuấn Hưng
- Vốn đăng ký kinh doanh : 50 tỷ đồng.
- Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu giầy dép các
loại.
1.1. Qúa trình phát triển của công ty

1.1.1. Lịch sử phát triển của công ty:
+ Thành lập năm 1957, tiền thân là xưởng X30 thuộc Cục quân nhu – Tổng cục
hậu cần – Quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Năm 1961: Xí nghiệp X30 được điều chuyển về Sở công nghiệp Hà Nội –
UBND thành phố Hà Nội.
+ Năm 1967, xí nghiệp X30 tiếp nhận một số đơn vị khác và đổi tên thành Nhà
máy cao su Thuỵ Khuê.
Giám
đốc
nghiên
cứu và
phát
triển
+ Năm 1970, sát nhập với Xí nghiệp giầy vải Hà Nội và có chức năng nhiệm vụ
chủ yếu là: Sản xuất mũ, giầy và các sản phẩm từ cao su phục vụ cho quân đội,
xuất khẩu sang Liên Xô, các nước Đông Âu và thị trường trong nước.
+ Năm 1978, hợp nhất với Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình và lấy tên là Xí
nghiệp giầy vải Thượng Đình.
+ Năm 1993, chính thức mang tên Công ty giầy Thượng Đình.
+ Tháng 7/2004, Công ty giầy Thượng Đình thành lập thêm nhà máy Giầy da xuất
khẩu Hà Nam tại khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam.
+ Từ tháng 8/2005, Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH NN một thành viên
giầy Thượng Đình, trực thuộc UBND thành phố Hà Nội
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty giày Thượng Đình
1.2. tình hình thương hiệu
Tổng Giám đốc
Phó tổng Giám
đốc
Phó tổng giám
đốc

Giám
đốc
nhân
sự
hành
chính
Giám
đốc
vận
tải -
XNK
Giám
đốc
kinh
doanh
Giám
đốc
dự án
Kế
toán
trưởn
g
Giám
đốc
kỹ
thuật
Giám
đốc
nhà
máy

Giám
đốc
nghiên
cứu và
phát
triển
• Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua
bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo: 55 – 60
triệu người.
• Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành:
Toàn quốc Việt Nam và một số nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia.
• Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu: Từ năm 1998 đến nay.
• Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu:
- Năm 1998 - được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền thương hiệu “
biểu tượng – Lo go Công ty” tại Việt nam theo số 34720.
- Năm 2000 - đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu “ biểu tượng – Lo go Công
ty” tại thị trường Trung quốc theo số 3257242.
- Năm 2000 - đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu “ biểu tượng – Lo go Công
ty” tại thị trường Lào theo số 9017.
- Năm 2000 - đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu “ biểu tượng – Lo go Công
ty” tại thị trường Campuchia theo số 17215/02
- Năm 2004 - được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền câu khẩu ngữ
(Slogan) phần chữ và phần hình tại Việt nam theo số 55454.
“ Giúp Bạn sức mạnhtự tin giành chiến thắng!”
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
TẠI CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH
2.Các Công cụ tài chính và Phi tài chính :
Công ty Giầy Thượng Đình được đánh giá là một công ty thành công trong lĩnh
vực phân phối mặt hàng Giầy Dép. Được thành lập từ 1957, công ty liên tục phát
triển với doanh số và thị phần khá nhờ vào đội ngũ nhân viên giỏi và nhiệt tình với

công việc.
Thế nhưng, gần đây việc kinh doanh ở đây chững lại, nhân viên cốt cán không còn
làm việc hăng say như trước. Giám Đốc công ty đã quyết định tăng lương cho các
vị trí chủ chốt của công ty cao hơn hẳn mức chuẩn trên thị trường. Tình hình cải
thiện không được bao nhiêu.
Đến khi các nhà tư vấn vào tìm hiểu, thì mới biết được các nhân viên chán nản vì
cho rằng không còn được quan tâm như xưa. Nếu như trước đây họ được khen tặng
lương khi đạt thành tích xuất sắc, hay được thông báo về những chính sách mới
trước khi công ty áp dụng, thì nay điều đó không còn nữa.
Mỗi nhân viên khi đặt chân vào làm việc cho một doanh nghiệp đều có một hay
nhiều nhu cầu riêng của mình. Ngặt một nỗi, những nhu cầu này không dừng lại,
mà có khuynh hướng ngày càng thay đổi theo thời gian. Nếu bạn vì quá bận rộn
với công việc quản lý mục tiêu của bộ phận hay của doanh nghiệp, mà quên để mắt
hay không cập nhật liên tục những yếu tố hết sức "nhân bản" này, thì đến một lúc
nào đó nhân viên của bạn cũng đành nói lời chia tay với doanh nghiệp bạn. Nhằm
giúp bạn giải bài toán này, trong khuôn khổ có hạn, bài viết xin giới thiệu 4 nhu
cầu làm việc phổ biến của nhân viên và giải pháp tạo động lực làm việc đi kèm
như: Tiền lương, mối quan hệ với đồng nghiệp, cơ hội thăng tiến, sự công nhận của
cấp trên. Và Công ty Giầy Thượng Đình đã có những biện pháp tạo động lực dưới
đây
2.1.1:Tiền lương:
a. Trả lương theo giờ:
Phương thức trả lương đơn giản, trả theo tỉ lệ tiền công lao động trên một giờ.
Tiền công không đồng đều cho mọi công nhân, nó tương ứng với trình độ mỗi
công nhân qua nấc thang điểm.
Hình thức trả lương theo giờ khá phổ biến trên thế giới. Nó dễ tính và tạo thu nhập
ổn định nhưng chưa đo lường yếu tố cố gắng, hiệu quả sản xuất.
b. Trả lương kích thích lao động theo sản phầm:
Áp dụng đối với các công ty phải tiêu chuẩn hoá công việc. Phương pháp này dựa
trên công nhân trực tiếp sản xuất tạo mức xuất lượng. Trả lương cho người bán

hàng trên cơ sở doanh thu, trả lương cho đốc công trên cơ sở tiết kiệm vật tư, lao
động.
Trong phương thức này lại có nhiều hình thức trả lương riêng biệt:
*Trả lương theo từng sản phẩm: Dựa trên tỉ giá cố định hay từng công đoạn trên
mỗi đơn vị sản phẩm. Công nhân luôn muốn cố gắn làm việc để có khoản thu nhập
cao. Phương pháp này kích thích lao động mạnh.
* Trả lương thưởng 100%: Ấn định tiêu chuẩn công việc bằng cách tính theo thời
gian và đơn giá được tính theo thời gian hơn là tính bằng tiền. Hình thức này khác
với việc trả theo đơn vị sản phẩm là sử dụng thời gian làm đơn vị trả tiền thay giá
tiền trên mỗi sản phẩm
* Trả lương theo giờ tiêu chuẩn: Phương pháp này thưởng ở mức 100% nghĩa là
mức khởi điểm thưởng dưới 100%. Chủ yếu đánh vào tâm lý công nhân thúc đẩy
làm việc đạt mức tiêu chuẩn. Ai chưa đạt kế hoạch vẫn nhận lương đủ kế hoạch
100%.

×