Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Xây dựng tổ chức công đoàn đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước từ thực tiễn ở ninh bình luận văn ths khoa học chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.28 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

HÀ VĂN OANH

XÂY DỰNG TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA
ĐẤT NƯỚC TỪ THỰC TIỄN Ở TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

HÀ VĂN OANH

XÂY DỰNG TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA
ĐẤT NƯỚC TỪ THỰC TIỄN Ở TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Kim Đỉnh


Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Kim Đỉnh. Các số liệu và trích dẫn
trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng
với các công trình khác.
Tác giả luận văn

Hà Văn Oanh

i


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của để tài
Tình hình nghiên cứu đề tài
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đóng góp về mặt khoa học của đề tài
Kết cấu của luận văn

1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ
TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

1.1
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.1.4.
1.2.
1.2.1.
1.2.2

Khái niệm về giai cấp công nhân và sự ra đời của tổ chức
Công đoàn Việt Nam
Khái niệm về giai cấp công nhân
Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về giai cấp công nhân
Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về giai cấp công nhân
Sự ra đời của tổ chức Công đoàn Việt Nam
Đội ngũ công nhân và tổ chức Công doàn Hà Tĩnh trước năm
2008
Khái quát chung về Hà Tĩnh
Đội ngũ công nhân và tổ chức công đoàn Hà Tĩnh trong những
năm đổi mới.

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN HÀ TĨNH
TỪ NĂM 2008 - 2012


2.1.
2.1.1
2.1.2.
2.1.3.
2.2.
2.2.1
2.2.2.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.3.3

Cơ cấu xã hội của đội ngũ công nhân Hà Tĩnh
Sự chuyển dịch cơ cấu đội ngũ công nhân
Trình độ học vấn và chuyên môn của công nhân
Ý thức, tâm trạng chính trị của công nhân
Hệ thống tổ chức Công đoàn Hà Tĩnh
Tình hình chung
Tình hình đoàn viên
Thực hiện chức năng của tổ chức Công đoàn
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng, chăm lo đời sống
của cán bộ, công nhân, viên chức và lao động
Phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, công nhân, viên chức
lao động
Công đoàn là trường học Chủ nghĩa xã hội của người lao động
ii

Trang
1

1
2
4
5
5
6
6
7
7
7
9
12
16
20
20
24
36
36
36
38
40
42
42
44
46
46
50
55



2.4.
2.4.1.
2.4.2.
2.4.3.
2.4.4.

Những nhân tố tác động đến sự phát triển và biến động đối với
đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn Hà Tĩnh
Sự tác động của xu hướng toàn cầu hóa
Sự tác động của nền kinh tế thị trường
Sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước
Chương 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

3.1.
3.1.1
3.1.2.
3.1.3.
3.2.
3.2.1.

3.2.2.

3.2.3.

3.2.4.

3.2.5.

3.2.6.


Kiến nghị
Xây dựng đội ngũ công nhân Hà Tĩnh tăng nhanh về số lượng,
nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước
Xây dựng tổ chức Công đoàn Hà Tĩnh gắn với tăng cường
phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
Xây dựng tổ chức Công đoàn các cấp vững mạnh đáp ứng yêu cầu
tập hợp công nhân trong tình hình mới
Một số giải pháp
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp của
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng
tổ chức Công đoàn Hà Tĩnh.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
cho CBCNVCLĐ; nâng cao nhận thức lập trường chính trị, tác
phong lao động công nghiệp cho đội ngũ công nhân lao động.
Tăng cường quản lý nhà nước của các cấp chính quyền; xây dựng
quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp;
đẩy mạnh hoạt động xã hội của tổ chức công đoàn
Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH-HĐH, xây dựng đội ngũ công nhân lao động và
tổ chức công đoàn Hà Tĩnh ngày càng vững mạnh
Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho CNLĐ,đáp ứng nguồn
nhân lực kỹ thuật cao cho phát triển kinh tế
Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở trong
doanh nghiệp và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


59
59
64
67
68
71
71
71
73
75
76
76

77

78

79

80

81
83
87


DANH MỤC CHỬ VIẾT TẮT
CNH-HĐH:


Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

BCH:

Ban chấp hành

UBND:

Ủy ban nhân dân

HĐND:

Hội đồng nhân dân

TW:

Trung ương

CT:

Chỉ thị

NQ:

Nghị quyết

TU:

Tỉnh ủy


NXB:

Nhà xuất bản

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

HĐBT:

Hội đồng bộ trưởng

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHYT:

Bảo hiểm Y tế

ATVSLĐ:

An toàn vệ sinh lao động

CNVCLĐ:

Công nhân viên chức, lao động

CBCCVCLĐ:


Cán bộ, công chức, viên chức lao động

CNLĐ:

Công nhân, lao động

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Sự biến động về số lượng công nhân và lao động từ 2003 đến đầu
năm 2008 ..........................................................................................................38
Bảng 2.2. Tỷ lệ tham gia các tổ chức chính trị, chính trị xã hội ở trong các
loại hình kinh tế ...............................................................................................41
Bảng 2.3. Những vấn đề công nhân quan tâm hiện nay ..................................42

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của để tài
Xây dựng tổ chức công đoàn đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH
đất nước là nhiệm vụ chiến lược, hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước
ta quan tâm, xác định trong mổi thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước.
Đội ngũ công nhân Hà Tĩnh là một bộ phận quan trọng của giai cấp công
nhân Việt Nam. Ra đời trong những năm đầu của thế kỷ trước được tôi luyện

và trưởng thành trong các phong trào cách mạng của quần chúng, đặc biệt là
cao trào Xô viết (1930-1931), trong cuộc đấu tranh giành chính quyền (1945),
qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tuy còn nhỏ bé nhưng
nó đã mang đầy đủ bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam, đã có những
đóng góp to lớn và góp phần làm vẻ vang truyền thống của giai cấp công nhân
cả nước và truyền thống xây dựng, bảo vệ quê hương của Đảng bộ, quân và
dân tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày nay trong công cuộc đổi mới và thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước việc xây dựng và phát huy vai trò, tiềm năng tổ chức Công
đoàn là một yêu cầu khách quan, có ý nghĩa chiến lược nhằm xây dựng Hà
Tĩnh sớm trở thành một tỉnh công nghiệp, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh
phúc văn minh và tiến bộ. Đội ngũ công nhân và tổ chức công đoàn Hà Tĩnh
đã và đang trải qua những biến động lớn về cơ cấu, số lượng, tâm lý, tư tưởng
và phong cách lao động, đang bộc lộ sâu sắc những mặt mạnh và mặt yếu cơ
bản. Để đội ngũ công nhân và tổ chức công đoàn Hà Tĩnh đóng vai trò là lực
lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH, thực hiện có hiệu qủa và chất lượng
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương (khóa X) về “ tiếp tục xây
dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”.
Ngày 06/3/2009 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh (Khóa XVI) đã ban hành Chỉ
thị số 38-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển đoàn
1


viên, xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh” Chỉ thị số 24/CT-UBND
ngày 28/10/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về tăng cường chỉ đạo thực hiện
Nghị định 96/NĐ-CP ngày 14/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành
Điều 153-Bộ luật lao động về Ban chấp hành lâm thời tại doanh nghiệp và
gần đây nhất ngày 24/9/2013, Tỉnh ủy Hà Tĩnh có về “Tiếp tục xây dựng đội
ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn Hà Tĩnh đến năm 2020 và những năm
tiếp theo”.

Việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng, phát huy vai trò, tổ
chức Công đoàn Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước là thật sự quan trọng và cần thiết, có ý nghĩa cả
về lý luận cũng như thực tiễn đối với tỉnh Hà Tĩnh, góp phần làm sáng tỏ và
khẳng định quan điểm của Đảng ta về sứ mệnh lịch sử của nó trong giai
đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua các thời kỳ phát triển đất nước, Đảng và nhà nước ta đã có những
đường lối, chủ trương về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn.
Gần đây nhất ngày 28/1/2008, Hội nghị lần thứ sáu BCH TW (khóa X) ra
Nghị quyết về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã khẳng định: “Xây dựng giai
cấp công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng, nhà
nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội”.
Hiện nay tổ chức công đoàn và đội ngũ công nhân Hà Tĩnh đã trở
thành một lực lượng quan trọng quyết định sự phát triển của xã hội là yếu tố
cơ bản và quan trọng trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
sớm đưa Hà Tĩnh thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, trở thành tỉnh có công
nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp phát triển. Nhưng khi chuyển sang thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện phát triển
2


kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhiều thành phần và hội nhập
kinh tế quốc tế, trong hoạt động thực tiễn cũng như trong nhận thức có nhiều
vấn đề mới nảy sinh về vị trí, vai trò tổ chức công đoàn và đội ngũ công
nhân trong cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị chưa thật đúng mức,
chưa ngang tầm, chưa theo kịp yêu cầu của thời kỳ mới. Vấn đề hệ thống
Đảng, Công đoàn và người chủ sở dụng lao động, vị trí vai trò lãnh đạo của

giai cấp công nhân, thông qua đội tiên phong... chưa rõ. Bước sang thời kỳ
mới để có những luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc triển khai và tổ chức
thực hiện một cách thiết thực, có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu
BCH TW (khóa X) nhằm xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn
Hà Tĩnh không ngừng lớn mạnh, có khả năng sáng tạo trong sản xuất và đời
sống, có đủ phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn để thực hiện sứ
mệnh lịch sử trong thời kỳ hiện nay. Chỉ khi nào cấp ủy, chính quyền, toàn
bộ hệ thống chính trị, mỗi người công nhân và toàn xã hội hiểu được về tổ
chức công đoàn và đội ngũ công nhân, biết được điểm mạnh, nhìn được
những yếu điểm, nhược điểm, cảm nhận được nổi băn khoăn, lo lắng, niềm
vui và hạnh phúc của công nhân thì mới xây dựng được những chính sách
phù hợp. Xuất phát từ vai trò, vị trí, chức năng của tổ chức công đoàn, việc
nghiên cứu về giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn trong hệ thống chính
trị đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu trên nhiều bình diện khác
nhau, qua đó hình thành nhiều tác phẩm có giá trị ở cả tầm lý luận và thực
tiễn, điển hình như:
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Lê Khắc Á về “Đổi mới đào tạo, bồi
dưỡng công chức cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giai đoạn hiện
nay”
Luận văn của tác giả Phạm Thị Bình - XH3A2 - Trường Đại học Công
đoàn Việt Nam về “Sự biến đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động Công đoàn Tổng
Công ty Sông Đà trong quá trình đổi mới”.
3


“Hoạt động Công đoàn trong giai đoạn mới” của tác giả Hoàng Thị
Khánh - NXB Lao động.
“Nhiệm vụ của Công đoàn trong giai đoạn hiện nay” - NXB Lao động,
1996.
“Đổi mới nội dung tổ chức cán bộ và phương thức hoạt động Công

đoàn trong giai đoạn hiện nay” của tác gải Vũ Oanh - NXB Lao động 1997.
“ Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế
thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa” của PGS, TS Nguyễn Viết Vượng Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Hiệu trưởng
Trường Đại học Công đoàn chủ biên - NXB Lao động 2003.
“Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động Công đoàn trong tình hình
hiện nay” do PGS,TS Dương Văn Sao, Chử Văn Thịnh, Nguyễn Hương
Giang, Ngô Thùy Dung, Nguyễn Mạnh Kiên (chủ biên), NXB Lao động
“ Vị trí vai trò của tổ chức công đoàn trong cách mạng Việt Nam” do
PGS.TSKH Nguyễn Viết Vượng chủ biên, NXB Lao động 2009.
“ Vai trò, chức năng của Công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị
trường .NXB Lao động, 2003
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng tổ chức
công đoàn Hà Tĩnh từ năm 2008-2012 để có cơ sở lý luận xây dựng và phát
huy vai trò, tiềm năng Công đoàn Hà Tĩnh trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Làm rõ những nhân tố khách quan, chủ quan ảnh
hưởng tới việc phát huy tiềm năng, vị trí, vai trò của đội ngũ công nhân và tổ
chức công đoàn Hà Tĩnh trong thời thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước; giúp cho cấp ủy, chính quyền nhìn nhận đề có chiến lược
xây dựng đội ngũ công nhân, tổ chức công đoàn lớn mạnh trong thời kỳ hội
nhập và phát triển đồng thời là yếu tố quan trọng đối với thực hiện tháng lợi

4


Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI phấn đấu đến 2015 đưa Hà
Tĩnh trở tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển, thoát khỏi
tỉnh nghèo. Đề tài có nhiệm vụ:
Nghiên cứu về thực trạng đội ngũ công nhân và tổ chức công đoàn tỉnh
Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2012.

Xây dựng, nghiên cứu luận cứ khoa học để nâng cao hơn nữa vai trò
của tổ chức công đoàn trong sự nghiệp phát triển, đi lên của tỉnh.
- Làm rõ những nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới vai trì, vị
trí của đội ngũ công nhân, chức công đoàn Hà Tĩnh trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đưa ra một số nhận định, giải pháp, mục tiêu về xây dựng đội ngũ công
nhân và tổ chức công đoàn Hà Tĩnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Để xây dựng đội ngũ công nhân, tổ chức công đoàn Hà Tĩnh phát triển toàn
diện: tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng cao,
ngày càng có nhiều công nhân trí thức, tiếp tục phát huy vai trò giai cấp lãnh
đạo cách mạng, thực hiện tốt hơn sứ mệnh lịch sử của tổ chức công đoàn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu về tổ chức công đoàn tỉnh
Hà Tĩnh
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: đi sâu nghiên cứu về đội ngũ công
nhân và tổ chức công đoàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2008 đến năm 2012
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê Nin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn
Với phương pháp logic và phương pháp lịch sử kết hợp với lý luận và
tiếp cận thực tiễn sinh động, đa dạng, phong phú, trong đó coi trọng thực tiễn,
nắm bắt cái mới nảy sinh cùng với việc thu thập những số liệu, chính xác và

5


vận dụng lý luận, phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta để rút ra những kết luận cần
thiết, chính xác và khoa học. Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp cụ
thể khác như hệ thống tư liệu, phân tích và tổng hợp để bảo đảm tính độc lập

sáng tạo và khách quan trong nghiên cứu.
6. Đóng góp về mặt khoa học của đề tài
Một là: Từ tổng kết thực tiễn của Hà Tĩnh đề tài góp phần làm rõ thêm
vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn trong thời kỳ hội nhập và phát triển cũng
như sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại hiện nay.
Hai là: Đề tài đề xuất những dự báo, xác định một số giải pháp cơ bản
để xây dựng, phát huy vai trò, vị trí và tiềm năng đội ngũ công nhân và tổ
chức công đoàn Hà Tĩnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn đề tài góp phần làm rõ, cụ thể hóa thực
trạng đội ngũ công nhân và tổ chức công đoàn ở Hà Tĩnh,cung cấp những
luận cứ khoa học và là tài liệu nghiên cứu, tham khảo hữu ích.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
Luận văn gồm 3 chương 8 tiết.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ
TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
1.1. Khái niệm về giai cấp công nhân và sự ra đời của tổ chức Công
đoàn Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về giai cấp công nhân
Trong tiếng Việt thuật ngữ: “giai cấp công nhân” là một cụm từ ghép
giai cấp và công nhân. Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, xuất bản
năm 1994. Cụm từ giai cấp được giải thích là: tập đoàn người đông đảo, có
địa vị như nhau trong hệ thống sản xuất, trong quan hệ đối với tư liệu sản
xuất, trong tổ chức lao động xã hội, trong sự hưởng thụ và do đó có lợi ích

chung. Xã hội có giai cấp thì có mâu thuẫn giai cấp và dẫn đến đấu tranh giai
cấp. Cụm từ công nhân được giải thích là người lao động chân tay, làm việc
ăn lương.
Xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên có thể rút ra những thuộc
tính bản chất nhất của giai cấp công nhân là:
- Thứ nhất là: Giai cấp công nhân vừa là khách thể vừa là chủ thể; vừa
là sản phẩm vừa là chủ nhân của nền sản xuất đại công nghiệp hiện đại, đại
biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại, xuyên suốt tiến trình phát
triển của nhân loại từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa
cộng sản.
- Thứ hai là: Trong xã hội có giai cấp, giai cấp công nhân có lợi ích cơ
bản đối lập với giai cấp tư sản vì vậy giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là
đấu tranh xóa bỏ chế độ bóc lột (Tư bản chủ nghĩa) xây dựng chế độ xã hội
XHCN và chủ nghĩa cộng sản ở mỗi nước và trên phạm vi thế giới.
- Thứ ba là: Địa vị kinh tế - xã hội ở những nước mà giai cấp công
nhân nắm quyền thì giai cấp công nhân làm chủ xí nghiệp, làm chủ về chính
7


trị, kinh tế và văn hóa, làm chủ vận mệnh đất nước. Ở các nước tư bản thì giai
cấp công nhân là những người làm thuê, bị bóc lột về giá trị thặng dư.
- Thứ tư là: Giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận của giai cấp
công nhân thế giới, có đầy đủ các đặc trưng của giai cấp công nhân thế giới,
là giai cấp được hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của
công nghiệp. Họ là những người lao động sản xuất ra của cải vật chất cho xã
hội gắn với các quy trình công nghiệp hiện đại; là lực lượng sản xuất cơ bản
và tiên tiến nhất của xã hội, có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích cơ bản của
nhân dân lao động và của toàn dân tộc; là giai cấp có hệ tư tưởng tiên tiến,
khoa học, có bộ tham mưu là Đảng tiên phong lãnh đạo, có ý thức tổ chức kỷ
luật cao, có tinh thần triệt để cách mạng, có khả năng tổ chức và lãnh đạo toàn

thể nhân dân để thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”. Ngày nay thực hiện đường lối đổi mới của Đảng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp công nhân nước ta ngày càng phát
triển cả về số lượng và chất lượng.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
X, đã chỉ rõ:
“Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang
phát triển bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công, hưởng
lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc
sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp, là giai cấp lãnh đạo
cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng cộng sản Việt Nam, đại diện cho
phương thức sản xuất tiên tiến, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; là
lực lượng nòng cốt trong liên minh công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức dưới
sự lãnh đạo của Đảng”.

8


Như vậy có thể hiểu giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng là những
người lao động chân tay và lao động trí óc, làm công, hưởng lương trong các
loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh
doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp, là lực lượng xã hội to lớn, đang
phát triển, là lực lượng sản xuất cơ bản nhất; đại diện cho phương thức sản xuất
tiên tiến tạo ra nhiều của cải vật chất vì sự thống nhất về lợi ích giữa cá nhân và
xã hội; là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng cộng
sản Việt Nam làm nòng cốt trong liên minh công nhân, nông dân và đội ngũ trí
thức, thực hiện sứ mệnh lịch sử xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản ở Việt Nam; là giai cấp có thế giới quan khoa học và nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nền tảng tinh thần của xã hội.

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX công nhân được hiểu là giai cấp
những người lao động làm thuê gắn liền với nền sản xuất cơ khí. Ngày nay
với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, khi
mà khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp như Mác từng tiên
đoán, nền công nghiệp “Ống khói” đã được thay thế dần bằng nền công
nghiệp ngày càng mang hàm lượng trí tuệ cao, với kỹ thuật điều khiển từ xa,
vi tính, công nghệ sinh học, siêu dẫn...[50, tr.17-18] thì khái niệm về giai cấp
công nhân cần được mở rộng, bao gồm mọi người lao động thuộc đủ loại
ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả trong nghiên cứu, ứng dụng,
sản xuất và dịch vụ... có quan hệ trực tiếp với quá trình sản xuất vật chất hiện
đại. Người đại diện cho phương thức sản xuất hiện đại tiên tiến nhất trong giai
đoạn hiện nay chính là một giai cấp công nhân như thế.
1.1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về giai cấp công nhân
Trong các tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Angghen đã sử dụng nhiều
thuật ngữ để chỉ giai cấp công nhân, như: giai cấp công nhân, giai cấp vô sản,
giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao động của mình, lao
9


động làm thuê ở thế kỷ XIX, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện
đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp...
Trong tác phẩm: “Tư bản” C.Mác đã chỉ rõ: “Sự khác nhau căn bản là
sự khác nhau giữa những công nhân thực sự đứng máy công tác. Thuộc về
những người này có một số công nhân trông coi máy phát đông, nghĩa là cho
nó ăn than, dầu và những người giúp việc (hầu hết là trẻ em) cho những công
nhân cơ khí đó. Trên một mức độ nhiều hay ít, tất cả những “feeders” (những
người chỉ nạp nguyên liệu cho máy móc) đều là những người giúp việc. Bên
cạnh những loại thợ chính đó còn có những người, với số lượng không đáng
kể, làm công tác kiểm tra toàn bộ máy móc và thường xuyên sữa chữa máy
móc như: kỹ sư, thợ máy, thợ mộc... Đó là lớp công nhân cao cấp, một phần

có tri thức khoa học, một phần có tính chất thủ công, đứng ngoài giới công
nhân xưởng và chỉ được kết hợp với những công nhân này thôi. Sự phân công
lao động đó có tính chất thuần túy kỹ thuật” [1.T5.tr.97]
Dù C.Mác và Ph.Angghen có đề cấp đến nhiều tên gọi khác nhau để chỉ
giai cấp công nhân, nhưng về cơ bản cũng chỉ có hai thuộc tính:
Một là: Những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các
công cụ sản xuất có tính công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao.
C.Mác và Ph.Angnghe đã khẳng định: “Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu
vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản
phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” “Công nhân cũng là một phát minh
của thời đại mới, giống như máy móc vậy... Công nhân Anh là đứa con đầu
lòng của nền công nghiệp hiện đại” [1,T1.tr.113-116]
Hai là: Nhừng người lao động không có tư liệu sản xuất phải bán sức
lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thằng dư. Vì vậy
Mác và Ăngnghen đã gọi họ là giai cấp vô sản: “giai cấp tư sản-tức là tư bảnmà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại - tức là giai cấp chỉ

10


có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm và chỉ kiếm được việc làm nếu
lao động của họ làm tăng thêm tư bản – cũng phát triển theo. Những công nhân
ấy buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hóa, tức là một
món hàng đem bán như bất cứ món hàng nào khác; vì thế, họ phải chịu hết mọi
sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường”. [3,T2. tr.92]
Phát triển theo những quan điểm của C.Mác-Ph.Angghen trong thời
đại Đế quốc chủ nghĩa và trong Chủ nghĩa xã hội hiện thực, Lê nin đã có
những cống hiến mới cả về lý luận cũng như thực tiễn về giai cấp công nhân.
Trong nhiều tác phẩm của Người như: “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở
Nga”; “Nhà nước Cách mạng”; “Sáng kiến vĩ đại”... Lê nin đã chỉ ra rằng:
Khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai cấp thống

trị thì nó không còn ở vào địa vị bị áp bức bóc lột nữa. Địa vị kinh tế-xã hội
của giai cấp công nhân sau khi có chính quyền đã căn bản khác trước. Giai
cấp công nhân đã trở thành giai cấp thống trị về chính trị ( thông qua đội tiên
phong Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân), là giai cấp lãnh đạo toàn xã
hội trong cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Nay là giai
cấp công nhân nhưng họ không vô sản như trước vì nó đã cùng với toàn thể
nhân dân lao động trở thành người làm chủ tư liệu sản xuất. Trong tác phẩm
“Sáng kiến vĩ đại” Lê nin đã chỉ rõ: Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn
to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản
xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường
thường những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với
những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như
vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc
nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này
thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chổ các tập đoàn có địa
vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định [3,T1.tr.85-101].

11


Ngày nay trên thế giới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đang cùng
tồn tại. Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, bộ mặt của giai cấp công nhân
hiện đại đã có nhiều thay đổi, cơ cấu ngành, nghề của giai cấp công nhân đã
có nhiều thay đổi to lớn; Bên cạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí đã
xuất hiện công nhân của nền công nghiệp tự động hóa, với việc áp dụng phổ
biến công nghệ thông tin vào sản xuất. Song dù trình độ kỹ thuật có thay đổi
nhưng xét theo các tiêu chí về kinh tế-xã hội thì giai cấp công nhân vẫn tồn tại
như một giai cấp đặc thù. Ở trong các nước tư bản phát triển ngày càng nhiều
các loại hình dịch vụ, chiếm từ 50% đến 70% lao động nhưng cũng không thể
làm giảm vai trò của giai cấp công nhân trong nền kinh tế và tỷ trọng của giai

cấp công nhân trong cộng đồng dân cư [5, tr.54]. Bởi vì trên các lĩnh vực này
những người làm thuê đều gắn liền với công nghiệp và hoạt động theo lối
công nghiệp. Xét cho cùng họ đều là công nhân trên cả hai tiêu chí mà Mác và
Angghen đã nêu ra.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH giai cấp công nhân có đặc trưng chủ
yếu nhất bằng tiêu chí thứ nhất, còn về tiêu chí thứ 2 nếu xét về toàn bộ giai
cấp, thì giai cấp công nhân đã là người làm chủ. Trong điều kiện tồn tại nền
kinh tế nhiều thành phần thì còn có một bộ phận công nhân làm thuê trong các
doanh nghiệp tư nhân. Những người này, về danh nghĩa họ tham gia làm chủ
cùng với toàn bộ giai cấp công nhân và nhân dân lao động, xét về mặt cá nhân
thì họ vẫn là những người làm công ăn lương nhưng với mức độ nhất định, họ
vẫn bị những chủ sở hữu tư nhân bóc lột về giá trị thặng dư.
1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về giai cấp công nhân
Dưới ánh sáng Cách mạng Tháng Mười, Đề cương về vấn đề dân tộc và
thuộc địa của Lê nin và ảnh hưởng của cuộc đấu tranh thành lập Đảng cộng

12


sản Pháp... Chủ nghĩa Mác – Lê nin, chân lý cách mạng của thời đại đã sớm
được khẳng định trong nhận thức tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Từ đó các
cụm từ, các thuật ngữ về giai cấp công nhân, giai cấp vô sản, vô sản đồng
minh, thờ thuyền..., cùng với Chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá vào
Việt Nam. Trong báo “Người cùng khổ” do Người làm chủ bút, trong các bài
viết đăng ở báo “Nhân đạo” cơ quan Trung ương của Đảng cộng sản Pháp,
báo “Đời sống thợ thuyền”, báo “Tiếng nói” của giai cấp công nhân, Tạp chí
Cộng sản cơ quan lý luận của Đảng cộng sản Pháp, Người đều tập trung lên
án chế độ thực dân, tố cáo trước nhân dân Pháp và nhân dân thế giới những
tội ác của bọn thực dân, kêu gọi đấu tranh đòi quyền lợi và giải phóng giai

cấp công nhân và nhân dân lao động.
Đầu năm 1927, trong cuốn Đường Kách mệnh gồm những bài giảng
của Hồ Chí Minh trong các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu được Bộ tuyên
truyền Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản. Đường Kách
mệnh đã chỉ rõ: “Công nhân là gốc cách mệnh”.
Trong những năm 1928-1929, Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng
chí Hội do Bác tổ chức và sáng lập đã thực hiện chủ trương “Vô sản hóa”, các
đảng viên hóa thân vào giai cấp công nhân và hoạt động trong các phong trào
công nhân.
Trong bài “Nghệ Tĩnh đỏ” Bác viết ngày 19 tháng 2 năm 1931 về giai
cấp công nhân ở hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An như sau:
“Hà Tĩnh không có công nghiệp. Vinh là thành phố lớn của Nghệ An. Ở
Vinh có một nhà ga xe lửa lớn, một nhà máy điện nước, một nhà máy diêm, 5
nhà máy cưa, 2 xưởng sửa chữa ô tô và một vài xưởng nhỏ tất cả dùng 4.000
công nhân” [22, tr.71]
Ngày 3/2/1930, Bác đã chủ trì Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành
Đảng cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Điều lệ

13


vắn tắt của Đảng cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Hội nghị đã thông qua lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt quốc
tế cộng sản và Đảng cộng sản Việt Nam gửi quần chúng Công – Nông – Binh,
đồng bào và đồng chí trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng. Đảng cộng sản
Việt Nam ra đời tà sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lê nin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam
Tháng 10 năm 1930, trong Án nghị quyết của Trung ương toàn thể Đại
hội về công nhân vận động Đảng đã xác định rõ: “Số công nhân ở Đông dương
chiếm chừng 5 phần 100 (5%) dân số. Đông nhất là đồn điền và mỏ rồi đến công

nghệ và vận tải. Trong các công nghệ thì công nhân phụ nữ và trẻ em chiếm một
phần khá đông nhất là nhất là các nhà máy sợi, nhà máy diêm, nhà máy dệt [26,
tr.35]
Sau hơn tám thập kỷ, Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành thắng lợi trọn vẹn cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc và đang tiến hành công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Đây là một nhiệm vụ lịch sử vô cùng khó khăn, phức tạp nhưng rất
vẻ vang. Giai cấp công nhân nước ta từ địa vị của người dân nô lệ, làm thuê
trở thành dân của một nước độc lập, người làm chủ nước nhà, trở thành giai
cấp lãnh đạo cách mạng. Đảng ta luôn luôn đặt lợi ích của giai cấp công nhân,
của nhân dân lao động và của dân tộc lên trên hết, tạo mọi điều kiện để giai
cấp công nhân phát triển và trưởng thành. Nói chuyện với Học viện Trường
cán bộ Công đoàn ngày 19 tháng 1 năm 1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Công nhân phải hiểu mình là chủ xí nghiệp, chủ nước nhà, hiểu lao động là
vẻ vang, phải giữ gìn của công, chống tham ô lãng phí, phải bảo vệ kỷ luật lao
động, phải thi đua làm tốt, nhiều, mau, rẻ. Cải thiện sinh hoạt phải dựa trên cơ
sở tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm”.

14


Văn kiện Đảng trong thời kỳ đổi mới đã khẳng định : “Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện, các hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế-xã hội. Từ sử dụng sức lao
động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với
công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát
triển của công nghệ và tiến bộ của khoa học. Công nghệ tạo ra năng suất lao
động xã hội cao” [21, tr.124]
Như vậy Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ hoạt động sản xuất kinh

doanh, về dịch vụ và về quản lý xã hội được sử dụng bằng phương tiện và các
phương pháp tiên tiến, hiện đại cùng với khoa học và công nghệ cao. Như vậy
công nghiệp hóa theo quan điểm của Đảng không bó hẹp trong phạm vi trình
độ của các lực lượng sản xuất đơn thuần về kỹ thuật, đơn thuần để chuyển lao
động thủ công thành lao động cơ khí như quan điểm trước, đây cũng là một
luận cứ khoa học, một nhận thức mới dựa trên cơ sở thực tiễn và sự phát triển
đa dạng, phong phú của xã hội mà giai cấp công nhân phải đảm nhận.
“Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang
phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng
lương trong các loại hình sản xuất kinh dơanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc
sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp.
Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: Là giai cấp lãnh
đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp
đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”

15


“Qua hơn 20 năm đổi mới, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, giai cấp công nhân nước ta đã có những chuyển biến quan
trọng, tăng nhanh về số lượng, đa đạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên,
đã hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức; đang tiếp tục
phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là
Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; có nhiều cố gắng để phát huy vai trò là lực

lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, giai cấp công nhân đã đóng góp trực tiếp to lớn vào quá trình phát triển
của đất nước, cùng với các giai cấp, tầng lớp và thành phần xã hội khác, giai
cấp công nhân nước ta là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà
nước. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, việc làm và đời
sống của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện.”( Nghị quyết số 20NQ/TW ngày 28/1/2008 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương
khoá X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
[http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/?topic=191]
1.1.4. Sự ra đời của tổ chức Công đoàn Việt Nam
Công đoàn Việt Nam tiền thân là Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ được thành
lập ngày 28/7/1929. Quá trình hình thành và ra đời của tổ chức Công đoàn
cách mạng Việt Nam gắn liền với cuộc đời hoạt động của đồng chí Nguyễn
Ái Quốc- Lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam.
Trong tác phẩm “ Đường cách mệnh” xuất bản năm 1927, Người viết:
“Tổ chức Công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình,

16


hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công
nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là
để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”
Câu nói ấy của Hồ Chủ Tịch vừa giản dị, dễ hiểu vừa chứa đựng những
tư tưởng lớn lao và luôn luôn mới mẻ đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Ở nước ta, từ năm 1925 phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
bắt đầu phát triển. Nhiều Công hội bí mật lần lượt ra đời ở Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định, Đáp Cầu, Quảng Ninh, Vinh- Bến Thuỷ...trong đó điển
hình là Công hội Đỏ Ba Son do người công nhân ưu tú Tôn Đức Thắng

sáng lập.
Sự phát triển của phong trào công nhân và tổ chức công hội đòi hỏi
phải có một tổ chức Mác xít, một Đảng thực sự cách mạng của giai cấp công
nhân có khả năng tập hợp, lãnh đạo công nhân đấu tranh giành độc lập, tự do.
Tháng 3/1929, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hà Nội. Tiếp đến
tháng 6/1929, Đông Dương cộng sản Đảng ra đời. Để đáp ứng yêu cầu cấp
thiết của công tác vận động công nhân và tăng cường sức mạnh cho Công hội
đỏ, Đông Dương Cộng sản Đảng đã quyết định triệu tập Đại hội thành lập
Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ vào ngày 28/7/1929 tại nhà số 15, Phố Hàng Nón,
Hà Nội. Đại hội đã thông qua chương trình, Điều lệ, bầu ra Ban chấp hành
lâm thời, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, uỷ viên BCH lâm thời
Đông Dương Cộng sản Đảng và quyết định xuất bản tờ Báo Lao động, cơ
quan ngôn luận đầu tiên của Công đoàn Việt Nam.
Sự kiện thành lập Tổng Công hội Đỏ miền Bắc Việt Nam là một mốc
son chói lọi trong lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam. Đây
là kết quả tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, là
thắng lợi của đường lối công vận của Đảng
17


Tổng Công Hội Đỏ miền Bắc Việt Nam ra đời đáp ứng yêu cầu bức
thiết của phong trào công nhân đang phát triển mạnh mẽ, đánh dấu sự trưởng
thành của giai cấp công nhân Việt Nam. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt
nam có một tổ chức đoàn thể cách mạng rộng lớn của mình, hoạt động có tôn
chỉ, mục đích, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo công nhân,
lao động.
Trải qua 85 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Công
đoàn Việt Nam không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh, khẳng định
được vai trò và vị thế của mình trong hệ thống chính trị. Từ ngày ra đời đến
nay, Công đoàn Việt Nam đã trải qua mười một kỳ Đại hội, với nhiều tên gọi

khác nhau từ Tổng Công Hội Đỏ( 1929) đến Nghiệp Đoàn ái Hữu ( 19351939), Hội công nhân phản đế ( 1939-1941), Hội công nhân ái quốc ( 19411946), ( 1946-1961) Tổng Công đoàn Việt Nam (1961- 1988) và ngày nay là
Tổng LĐLĐ Việt Nam [5,tr.91-102]. Mặc dù dưới nhiều tên gọi khác nhau
nhưng tổ chức Công đoàn Việt Nam luôn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn
của giai cấp công nhân, những người lao động; tin tưởng và tuyệt đối trung
thành với Đảng, với giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, đã góp phần
tích cực vào việc xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, đi đầu
trong các thời kỳ cách mạng, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc, Tổng khởi nghĩa Cách mạnh Tháng Tám năm 1945
thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cùng nhân dân cả nước
tiến hành hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn, thu non sông về một mối, đưa đất nước đi lên
CNXH.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi nhân dân ta tiến hành
công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của

18


×