Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

nghiên cứu xây dựng kỹ thuật nhân dòng vô tính (mericlone) cho một số giống lan thương mại có giá trị cao thuộc chi hồ điệp phalaenopsis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------

------------------

HOÀNG THỊ ÁNH NGUYỆT

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KỸ THUẬT NHÂN DÒNG
VÔ TÍNH (Mericlone) CHO MỘT SỐ GIỐNG LAN
THƯƠNG MẠI CÓ GIÁ TRỊ CAO THUỘC CHI HỒ ĐIỆP PHALAENOPSIS

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------

------------------

HOÀNG THỊ ÁNH NGUYỆT


NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KỸ THUẬT NHÂN DÒNG
VÔ TÍNH (Mericlone) CHO MỘT SỐ GIỐNG LAN
THƯƠNG MẠI CÓ GIÁ TRỊ CAO THUỘC CHI HỒ ĐIỆP PHALAENOPSIS

CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ: 60.42.02.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN QUANG THẠCH

HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

HOÀNG THỊ ÁNH NGUYỆT

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt
của các cấp lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới GS.TS
Nguyễn Quang Thạch, ThS. Nguyễn Thị Sơn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp
đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các cán bộ Viện Sinh học Nông
nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi làm việc và thực hiện đề tài nghiên
cứu của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo Trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội, ban chủ nhiệm khoa Công nghệ sinh học, Ban quản lý đào tạo, các thầy cô giáo
trong bộ môn Công nghệ tế bào thực vật đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi về kiến
thức và chuyên môn trong suốt 2 năm học tập và làm luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới gia đình,
người thân và bạn bè đã cổ vũ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Ánh Nguyệt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn


ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

ix

MỞ ĐẦU

1

1

Đặt vấn đề

1

2


Mục đích, yêu cầu

2

3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1

Giới thiệu về cây lan Hồ Điệp

4

1.1.1

Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây hoa lan Hồ Điệp

4

1.1.2

Một số đặc điểm của chi lan Hồ điệp


5

1.1.3

Yêu cầu ngoại cảnh đối với lan Hồ Điệp

6

1.1.4

Giá trị kinh tế và sử dụng cây lan Hồ Điệp

8

1.1.5

Đặc điểm hình thái và giá trị sử dụng của giống Phalaenopsis Sogo
Yukidian.

8

1.2

Tình hình sản xuất hoa lan Hồ Điệp trên thế giới và ở Việt Nam

9

1.2.1


Tình hình sản xuất hoa lan Hồ Điệp trên thế giới

9

1.1.2

Tình hình sản xuất hoa lan Hồ Điệp tại Việt Nam

10

1.3

Tình hình nghiên cứu hoa lan Hồ Điệp trên thế giới và ở Việt Nam

11

1.3.1

Tình hình nghiên cứu hoa lan Hồ Điệp trên thế giới

11

1.3.2

Tình hình nghiên cứu hoa lan Hồ Điệp ở Việt Nam

16

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


19

2.1

Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

19

2.2

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

19

2.2.1

Nội dung nghiên cứu

19

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


2.2.2

Phương pháp nghiên cứu

21


2.4

Các chỉ tiêu theo dõi

27

2.5

Xử lý số liệu

27

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

3.1

Nghiên cứu tạo nguồn vật liệu ban đầu

28

3.1.1

Ảnh hưởng của phương pháp khử trùng đến tỷ lệ mẫu sạch và sống.

28

3.2


Nghiên cứu nuôi cấy khởi động và thăm dò khả năng phát sinh hình
thái của các bộ phận soma.

3.2.2

31

Thăm dò khả năng phát sinh hình thái của mô soma nuôi cấy từ vật
liệu khác nhau.

3.2.3

32

Ảnh hưởng của môi trường và trạng thái môi trường đến sự phát sinh
hình thái của ngồng hoa.

3.2.3

33

Ảnh hưởng của thời gian cấy chuyển mẫu đến sự phát sinh hình thái
của ngồng hoa trong nuôi cấy khởi động.

3.3

35

Nghiên cứu tạo vật liệu nhân nhanh từ nguồn mô soma của cây in

vitro tạo ra từ ngồng hoa.

3.3.1

35

Ảnh hưởng của Kinetine (KIN) đến sự phát sinh hình thái từ cơ quan
soma in vitro.

36

3.3.2

Ảnh hưởng của BA đến sự phát sinh hình thái từ cơ quan soma in vitro.

38

3.3.3

Ảnh hưởng của IBA đến sự phát sinh hình thái từ cơ quan soma in vitro.

40

3.3.4

Ảnh hưởng của 2,4-D đến sự phát sinh hình thái từ đầu rễ và mảnh lá
của cây in vitro.

42


3.4

Nghiên cứu tạo chồi từ protocorm

43

3.4.1

Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α NAA tới khả năng tạo chồi từ
protocorm.

43

3.4.2

Ảnh hưởng của nước dừa đến tốc độ nuôi lớn chồi lan Hồ Điệp.

44

3.4.3

Ảnh hưởng của BA đến khả năng ra lá của chồi lan Hồ Điệp

45

3.4.4

Ảnh hưởng của BA đến khả năng nhân nhanh chồi

46


3.5

Tạo cây hoàn chỉnh

47

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

49

1

Kết luận

49

2

Kiến nghị

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO


51

PHỤ LỤC

55

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CT

Công thức

CV(%)

Hệ số biến động (Correlation of Variants)

ĐC

Đối chứng

ĐK

Đường kính

HSN


Hệ số nhân

MS

Murashige & Shoog, 1962

LSD

Sai khác tối thiểu có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%
(Least Significant Difference)

ND

Nước dừa

KC

Knudson C, 1965

RE

Robert Ernst, 1979

THT

Than hoạt tính

VW

Vacin & Went, 1949


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1.1

Tình hình thị trường tiêu thụ lan Hồ Điệp ở miền Bắc Việt nam

10

1.2

Phương thức sản xuất hoa lan Hồ Điệp chủ yếu ở Miền bắc Việt nam

10

3.1

Ảnh hưởng của phương pháp khử trùng đến tỷ lệ mẫu sạch và
sống của mắt ngủ ngồng hoa (Sau 4 tuần nuôi cấy)


3.2

29

Ảnh hưởng của phương pháp khử trùng đến tỷ lệ mẫu sạch và
sống của lá in vivo (Sau 4 tuần nuôi cấy)

3.3

30

Ảnh hưởng của phương pháp khử trùng đến tỷ lệ mẫu sạch và
sống của đầu rễ in vivo (Sau 4 tuần nuôi cấy)

3.4

30

Sự phát sinh hình thái của các bộ phận soma khác nhau từ cây in
vivo (sau 8 tuần nuôi cấy)

3.5

32

Thăm dò khả năng phát sinh hình thái của mô soma nuôi cấy từ
vật liệu khác nhau (sau 8 tuần nuôi cấy)

3.6


33

Ảnh hưởng của môi trường và trạng thái môi trường đến sự phát
sinh hình thái của ngồng hoa (sau 4 tuần nuôi cấy)

3.7

34

Ảnh hưởng của thời gian cấy chuyển mẫu đến sự phát sinh hình thái
của ngồng hoa (sau 4 tuần nuôi cấy) trong nuôi cấy khởi động.

3.8

35

Ảnh hưởng của Kinetine (KIN) đến sự phát sinh hình thái từ
mảnh lá của cây in vitro (sau 12 tuần nuôi cấy)

3.9

36

Ảnh hưởng của Kinetine (KIN) đến sự phát sinh hình thái từ đầu
rễ của cây in vitro (sau 12 tuần nuôi cấy)

3.10

37


Ảnh hưởng của BA đến sự phát sinh hình thái từ mảnh lá của cây
in vitro (sau 12 tuần nuôi cấy)

3.11

38

Ảnh hưởng của BA đến sự phát sinh hình thái từ đầu rễ của cây
in vitro (sau 12 tuần nuôi cấy)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

39

Page vii


3.12

Ảnh hưởng của IBA đến sự phát sinh hình thái từ mảnh lá của
cây in vitro (sau 12 tuần nuôi cấy)

3.13

41

Ảnh hưởng của IBA đến sự phát sinh hình thái từ đầu rễ của cây
in vitro (sau 12 tuần nuôi cấy).

3.14


41

Ảnh hưởng của 2,4-D đến sự phát sinh hình thái từ đầu rễ và
mảnh lá của cây in vitro (sau 12 tuần nuôi cấy)

3.15

42

Ảnh hưởng của tổ hợp BA và α NAA tới khả năng tạo chồi từ
protocorm (sau 8 tuần)

3.16

43

Ảnh hưởng của nước dừa đến tốc độ nuôi lớn chồi lan Hồ Điệp
44

(sau 8 tuần)
3.17

Ảnh hưởng của BA đến khả năng ra lá của chồi lan Hồ Điệp (sau
6 tuần nuôi cấy)

3.18

45


Ảnh hưởng của BA đến khả năng nhân nhanh chồi (sau 6 tuần
nuôi cấy)

3.19

46

Ảnh hưởng của THT đến khả năng ra rễ của chồi lan Hồ Điệp
(sau 6 tuần nuôi cấy)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

48

Page viii


DANH MỤC HÌNH
STT
3.1

Tên hình

Trang

Ảnh hưởng của môi trường và trạng thái môi trường đến sự phát sinh
hình thái của mẫu cấy (sau 4 tuần nuôi cấy)

3.2


34

Ảnh hưởng của BA đến sự phát sinh hình thái từ mảnh lá của cây in
vitro (sau 12 tuần nuôi cấy)

3.3

38

Ảnh hưởng của BA đến sự phát sinh hình thái từ đầu rễ của cây in
vitro (sau 12 tuần nuôi cấy)

40

3.4

Ảnh hưởng của BA đến khả năng nhân nhanh chồi (sau 6 tuần nuôi cấy)

47

3.5

Ảnh hưởng của THT đến khả năng ra rễ của chồi lan Hồ Điệp (sau 6
tuần nuôi cấy)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

48

Page ix



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) đem lại hiệu quả kinh tế cao ở cả dạng hoa cắt
cành và hoa trồng chậu. Do tính phổ biến, màu sắc, tính bền và khả năng thích ứng
trong điều kiện phòng, lan Phalaenopsis trở thành giống lan phổ biến nhất trong
công nghiệp sản xuất hoa (R.J. Griesbach, 2002). Cùng với sự phát triển của ngành
trồng lan trong thời gian qua, loài hoa quý này không chỉ làm đẹp hơn hình ảnh của
Việt Nam trong con mắt của du khách đến với đất nước xứ sở nhiệt đới mà càng
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trồng và kinh doanh hoa lan trên thế giới đã phát
triển một cách mạnh mẽ và trở thành một ngành thương mại. Có nhiều nước thành
công với công nghệ trồng hoa lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) xuất khẩu như: Thái Lan,
Đài Loan, Trung Quốc.
Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Hoa, cây cảnh – Viện nghiên cứu
rau quả thì từ năm 2008 trở về đây quy mô sản xuất lan Hồ Điệp thương mại đã
tăng lên đáng kể và tăng dần đều qua các năm cả về diện tích và số lượng, cũng như
mức độ đầu tư như: diện tích toàn miền Bắc trước năm 2005 là 1.200 m2 và số lượng
cây là 23.000 thì đến năm 2012 diện tích toàn miền đã tăng lên 24.100m2 và số
lượng cây là 333.000. Điều này cho thấy sản xuất hoa lan Hồ điệp thương mại trong
những năm gần đây đã và đang phát triển mạnh ở miền Bắc Việt Nam nhưng cung
vẫn không đủ cầu và vẫn phải nhập 230.000 cây từ Trung Quốc và Đài Loan. Nhu
cầu cây giống và cây lan thương mại của Việt Nam là rất cao như vậy nhưng thực tế
về phương thức sản xuất hoa lan Hồ điệp ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu là hình
thức đi nhập cây con, cây nhỡ và cây đã có ngồng về chờ hoa nở để tiêu thụ. Từ
năm 2008 hình thức nhập cây giống về để sản xuất tăng dần từ 2008-2012. Số lượng
nhập cây nhỡ có giảm đi nhưng số lượng nhập cây ngồng vẫn cao.
Như vậy việc sản xuất giống còn rất hạn chế. Đây là khâu tồn tại có ảnh
hưởng rất lớn đến việc chủ động nguồn giống trong sản xuất cả về số lượng cũng
như chủng loại. Để sản xuất lan Hồ Điệp theo quy mô công nghiệp thì bắt buộc phải

nhân giống bằng con đường vô tính thông qua nuôi cấy mô đã và đang được các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


quốc gia trên thế giới áp dụng.
Thực tế hiện nay ở Việt Nam hầu như các phòng thí nghiệm, các Viện
nghiên cứu và các công ty sản xuất thương mại lan Hồ Điệp nhân giống bằng
phương pháp gieo hạt trong môi trường dinh dưỡng nên cây giống tạo ra có sự phân
ly dẫn đến không có cây giống chuẩn và sản phẩm không thương mại hóa được.
Mericlone hay somaclone là phương pháp nhân in vitro các dòng lan được tiến hành
bằng cách nuôi cấy mô từ các bộ phận sinh dưỡng của cây mẹ ưu tú, tạo ra các cây
con đồng nhất về di truyền. Ưu điểm của phương pháp này là cây con được tạo ra
giữ nguyên được các đặc tính của cây mẹ, sản phẩm hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của
thị trường.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu xây dựng kỹ thuật nhân dòng vô tính (Mericlone) cho một số
giống lan thương mại có giá trị kinh tế cao thuộc chi Hồ Điệp- Phalaenopsis”
góp phần tạo ra được giống lan có chất lượng tốt và đồng đều, đáp ứng nhu cầu của
thị trường.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
- Nhân được giống lan Phalaenopsis Sogo Yukidian từ cơ quan soma.
- Nghiên cứu được các khâu chính trong qui trình tạo dòng vô tính làm cơ sở
xây dựng quy trình nhân dòng vô tính.
2.2. Yêu cầu
- Xác định được nguồn vật liệu tối ưu cho việc đưa mẫu vào nuôi cấy mô.
- Xác định được chế độ khử trùng và môi trường tối ưu cho phát sinh hình
thái trong nuôi cấy mô.

- Xác định được ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến sự phát sinh
hình thái từ các bộ phận khác nhau của cây in vitro.
- Xác định được môi trường tối ưu cho tạo chồi từ protocorm và tạo cây hoàn
chỉnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp những cơ sở khoa học về quy trình nhân giống in vitro lan
Phalaenopsis Sogo Yukidian, giống lan lần đầu được nghiên cứu nhân giống vô
tính ở Việt Nam.
- Các kết quả thu được sẽ bổ sung thêm tài liệu khoa học phục vụ cho công
tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học về kỹ thuật nhân dòng somaclone của giống lan
Phalaenopsis Sogo Yukidian.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất được các khâu chính để xây dựng quy trình nhân giống in vitro lan
Phalaenopsis Sogo Yukidian từ cơ quan soma.
- Góp phần thúc đẩy sản xuất giống lan thương mại Phalaenopsis Sogo
Yukidian mang lại giá trị kinh tế tại Hà Nội và các vùng phụ cận.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu về cây lan Hồ Điệp
1.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây hoa lan Hồ Điệp
Lan Hồ Điệp có tên từ chữ Gree phalaina là bướm và Opis là sự giống nhau,
còn tên khoa học là Phalaenopsis Blullle, 1825. Là loại lan có hoa lớn, bền, đẹp.
Chi lan Phalaenopsis có màu sắc phong phú, không thua kém giống lan nào khác từ
trắng, hồng, đỏ, vàng, tím đến các loại lan Hồ Điệp có sọc ngang hay đứng, có đốm
hay không có đốm. Giống Phalaenopsis có khoảng 70 loài trong đó có 44 chủng
loại, mọc từ dãy Hymalaya đến châu Á. Có hơn 20 loài lan ưa nóng có ở các nước
Đông Nam Á như bán đảo Mã Lai, Indonexia, Philippine, đông Ấn Độ (Nguyễn
Công Nghiệp, 2004).
Lan Hồ Điệp được khám phá vào năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius
xác nhận dưới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linne đổi lại là
Epidenndrum amabilis. Vào năm 1825, Blume một nhà thực vật Hà Lan định danh
lại một lần nữa là Phalaenopsis amabilis Bl. và tên đó được đặt cho đến nay.
Lan Hồ Điệp sống ở độ cao 200 - 400m (William và kramer, 1983) nên vừa
chịu khí hậu nóng ẩm vừa chịu khí hậu mát, nhiệt độ trung bình từ 20 – 300C, trong
đó khí hậu lý tưởng cho việc nuôi trồng loại lan này là 22 – 270C độ. Hầu hết có hoa
nhỏ nhưng màu sắc sặc sỡ, hương thơm độc đáo.
Hiện nay, có nhiều giống lan khác được lai với Phalaenopsis và lai ngay
trong cùng giống đã tạo ra được hơn 40 nghìn loài lai (Đào Thị Khuyến, 1993). Dựa
vào đặc điểm màu sắc hoa có thể chia thành các nhóm sau (Nguyễn Thiện Tịch,
1996):
- Nhóm hoa có mầu Trắng: Hoa mầu trắng với môi có những dấu mờ hay
điểm nhỏ.
- Nhóm hoa có mầu nửa trắng: Cánh hoa trắng tuyền, như nhóm hoa mầu
trắng tuyền, như nhóm hoa mầu trắng, nhưng môi có mầu vàng, cam, đỏ hay tím.
- Nhóm hoa có mầu hồng: Hoa có mầu sắc thay đổi từ mầu hồng nhạt đến
tím với môi có mầu sẫm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 4


- Nhóm hoa có mầu vàng: Hoa có mầu xanh vàng đến mầu vàng kim loại
- Nhóm hoa có sọc: Hoa có mầu trắng, tím hay vàng và có sọc mờ hay đậm,
từ mầu hồng đến mầu tím hay nâu, có sọc ở toàn hoa hay rìa hoa.
- Nhóm hoa có chấm tím: Hoa có chấm tím thay đổi theo giống
- Nhóm hoa có mầu mới: Đây là nhóm mới đươck lai từ bố mẹ hơn là những
giống lai được tuyển chọn. Những bố mẹ nổi bật trong nhóm này là: P.
Amboinensis, P. Fuscata, P.gigantea...
Theo Trần Duy Quý, 2005 lan Hồ Điệp có thể chia thành 2 nhóm chính:


Nhóm Euphalaenopsis: Hoa to phẳng, cánh hoa dài thường có màu trắng, đỏ hồng.



Nhóm Stauroglottis: Hoa nhỏ hơn, có hình ngôi sao, số hoa trên một cành
hoa ít hơn, hoa có nhiều màu kết hợp nâu, vàng, hoa cà...
Theo Phạm Hoàng Hộ (2000), Việt Nam có 7 loài Phalaenopsis là P. Ambilis

(L.); P. Cornu-cervi; P. Lobbi; P. Gibbosa; P. Mannii Reichb.f; P. Petelottii
Mans.f; P. Fuseata Reichb. f
1.1.2. Một số đặc điểm của chi lan Hồ điệp
Theo Trần Duy Quý, 2005 về đặc điểm, hình thái.
- Thân: lan Hồ Điệp thuộc loại đơn thân, thân ngắn không có giả hành. Lan
sinh trưởng rất chậm, thân phát triển theo hướng thẳng đứng, cành hoa mọc ở rìa
thân hoặc nảy ra từ nách lá. Hồ điệp rất khó có chồi nhánh, nên không dùng phương
pháp tách cây để nhân giống. Thân của cây có tác dụng tích trữ chất dinh dưỡng và
nước cho cây.

- Lá: Lan Hồ Điệp có lá to dày. đầy đặn, lá mọc đối xứng xếp thành hai
hàng, xen kẽ với nhau, ôm lấy thân cây. Số lá trên cây thường rất ít, chỉ có 4-10 lá.
- Rễ: không phân chia rễ nhánh hay rễ phụ. Rễ cây thuộc nhóm phong lan
cũng có khả năng quang hợp. Trong quá trình sinh trưởng của cây, các loài nấm
thường cộng sinh tại rễ của cây để tương trợ cho nhau. Việc tưới và bón phân cho
hoa lan phải yêu cầu bón phân thật loãng, chính là vì trên rễ có nấm sống cộng sinh.
- Hoa: cành hoa của lan Hồ Điệp mọc ra từ nách lá, thông thường đếm theo
thứ tự từ trên xuống dưới thì cành bắt đầu mọc ra từ lá thứ 3 hoặc thứ 4. Các cành
hoa có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh. Cành hoa khi chưa phân hóa các đốt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


hoa, thường ở dạng tiềm chồi nách hoặc tiềm chồi hoa, ở nhiệt độ dưới 150C và bị
bấm ngọn có thể nảy chồi hoa, nhưng nếu nhiệt độ cao trên 280C thì chỉ có thể nảy
thành chồi nách. Hồ điệp có hai dạng hoa là "hoa đều dặn" hoặc "cực kỳ đều đặn".
"Hoa đều đặn" là hoa có cánh hoa đều to rộng, giữa các cánh hoa không có khe hở
hoặc khe rất nhỏ, cánh môi trải xuống tạo dáng hình elip, tất cả bông hoa tạo nên
dáng hình tròn. Loài "cực kỳ đều đặn" là hoa có dáng rất tròn, cánh bên và cánh hoa
đều chồng khít lên nhau, không có khe hở.
- Quả và hạt: Lan Hồ Điệp chỉ tạo quả nhờ thụ phấn nhân tạo hoặc nhờ côn
trùng. Vỏ quả có hình que, phát triển chậm, thường trải qua 4 tháng mới chín và
tách vỏ.Số lượng hạt trong một quả khác nhau do sự khác nhau về cây bố, mẹ đem
thụ phấn. Hạt của chúng thường rất nhỏ, có dạng bột, không có phôi nhũ, trong điều
kiện tự nhiên rất khó tự nảy mầm thành cây con, thường phải gieo hạt trong môi
trường vô trùng thích hợp mới có thể thu được cây con với số lượng lớn.
Về đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lan Hồ Điệp (Trần Duy Quý,
2005)
Lan Hồ Điệp là dạng cây hoa thân thảo lâu năm, cây sinh trưởng chậm, trong

điều kiện sinh trưởng thích hợp, cách 40 ngày mới mọc ra 1 lá hoàn chỉnh. Khi cây
có trên 4 lá, lúc đó chồi hoa mới có khả năng phân hóa. Thời gian ra hoa của đại đa
số các giống lan được trồng là 3-5 tháng mỗi năm.
1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh đối với lan Hồ Điệp
a. Giá thể: Yêu cầu phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có khả năng
giữ nước như mùn cây, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu... Dùng rêu để làm giá thể
trồng cây cần phải xử lý tiệt trùng và phải rửa 3- 4 lần. Giai đoạn cây non của lan
Hồ Điệp thường kéo dài, do vậy nếu dùng rêu để làm giá thể ươm cây non thì phải
chọn loại chất lượng đặc biệt tốt. Loại rêu nếu không qua khử trùng ở nhiệt độ cao
thì vẫn có màu xanh, dễ bị thối mốc dẫn đến thối rễ lan, cây non sinh trưởng kém,
các loại sâu bệnh hại có cơ hội để phát triển làm chết cây non.
b. Chậu trồng: yêu cầu chậu trồng lan không sâu, tốt nhất là các loại chậu
nhỏ màu
c. Nhiệt độ: Lan Hồ Điệp có nhiệt độ trồng thích hợp là 25 – 28oC ban ngày,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


còn ban đêm là 18- 20oC. Nếu nhiệt độ dưới 15 độ thì rễ cây ngừng hút chất dinh
dưỡng, sinh trưởng ngừng lại.
d. Ánh sáng: Lan Hồ Điệp rất kị ánh sáng chiếu trực tiếp, do đó cần phải có
biện pháp che sáng. Cây có độ tuổi khác nhau có nhu cầu ánh sáng khác nhau. Thời
kỳ ươm cây non nhu cầu ánh sáng có cường độ là 10.000 - 12.000 lux, giai đoạn cây
ra hoa là 20.000 - 30.000 lux. Trong điều kiện lan trồng nhà lưới, mùa hè và mùa
thu phải che bớt đi 75 - 85% ánh sáng, cần phải có hai lớp che chồng lên nhau. Vào
mùa đông hoặc xuân ánh sáng yếu hơn chỉ cần che bớt 40 - 50% ánh sáng.
e. Nước tưới: Các mùa khác nhau, các giá thể trồng khác nhau, cần lượng
nước tưới khác nhau. Lan Hồ Điệp thuộc loại cây trồng chịu hạn tốt, do lá khá dày,
lượng nước trong lá khá nhiều.

Mùa xuân do độ ẩm trong nước cao nên cách 3-7 ngày tưới nước một lần,
mùa hè độ ẩm không khí cao, lượng nước bốc hơi mạnh, thông thường cách 1- 2
ngày tưới một lần. Còn mùa đông thì do nhiệt độ thấp, độ ẩm cũng thấp nên tưới
vào lúc ấm nhất là buổi trưa.
f. Dinh dưỡng: rất quan trọng đối với cây lan, tuy không cần nhiều nhưng
phải đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và tùy từng thời kỳ mà chăm bón.
g. Bệnh hại lan Hồ Điệp
- Bệnh thán thư: do nấm colletotrichicm gloeosrioides gây ra. Vết bệnh thường
hình tròn, nhỏ, màu nâu vàng, xuất hiện từ mép lá, chóp lá hoặc giữa phiến lá.
- Bệnh đốm lá: do nấm Cercospora sp. gây ra. Vết bệnh thường có hình thoi
hoặc hình tròn, màu xám nâu, xuất hiện mặt dưới của lá.
- Bệnh đốm vòng cánh hoa: do nấm Alternaria Ap gây ra. Vết bệnh nhỏ màu
đen hơi lõm, hình tròn có vân đồng tâm. Bệnh hại nụ hoa, cuống hoa, đài hoa, cánh
hoa, làm mất vẻ đẹp của hoa và hoa bị rụng sớm.
- Bệnh thối đen ngọn: do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Vết bệnh ban
đầu là một điểm nhỏ dạng hình bất định, ủng nước, màu nâu đen. Bệnh hại chủ yếu
trên lá non, ngọn và chồi, làm đỉnh bị thối nhũn lan dần xuống dưới làm lá và cuống
bị thối, lá dễ rụng.
- Bệnh thối mềm vi khuẩn: do vi khuẩn Pseudomonas gladiola gây ra. Vết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


bệnh dạng hình bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng
của lá. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô
tóp, có màu trắng xám.
1.1.4. Giá trị kinh tế và sử dụng cây lan Hồ Điệp
Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) là một trong những loại cây cảnh phổ biến có
giá trị kinh tế cao và được ưa chuộng bậc nhất trên thế giới. Trong những năm gần

đây thị trường lan Hồ điệp có sức tiêu thụ lớn hơn bất kỳ một loài hoa nào khác bởi
vừa có sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng và vừa có vẻ đẹp quyến rũ hương thơn kín
đáo. Theo số liệu thống kê của United States Department of Agriculture (2006) chỉ
riêng tại thị trường Mỹ năm 2004 hơn 35,7 triệu cây lan Hồ điệp được tiêu thụ
tương đương 102 triệu USD. Trong các giống lan bán trên thị trường lan Hồ Điệp
chiếm 80% (Rod Santa Ana (2001). Đài Loan là nơi sản xuất và tiêu thụ lan Lan Hồ
Điệp chủ yếu trên toàn thế giới. Giá trị xuất khẩu lan Hồ Điệp của Đài Loan đạt
23,9 triệu USD năm 2004; 27,05 triệu USD năm 2006 và tăng lên 35,38 triệu USD
năm 2006 Pan-Chi Liou (2006). Vì có giá trị kinh tế cao nên nhiều nước đã tập
trung vào việc nghiên cứu hoa lan chất lượng cao để phục vụ thị trường trong nước
và xuất khẩu. Các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Inđônêxia, Hà Lan… đã đầu tư
mạnh cho các trang trại công ty để sản xuất hoa Hồ Điệp chậu và cắt cành. Họ tập
trung chủ yếu vào việc nhân nhanh in vitro lan sạch bệnh, hoa đẹp, đa dạng về mầu
sắc và hình dáng để cung cấp cho hơn 50 nước trên thế giới.
1.1.5 Đặc điểm hình thái và giá trị sử dụng của giống Phalaenopsis Sogo
Yukidian.
a. Đặc điểm hình thái:
Phalaenopsis Sogo Yukidian hoa to màu trắng nhị vàng có khả năng phát
triển và cho phát hoa tốt trong điều kiện nhiệt độ cao. Nhiệt độ ban ngày khoảng 31330C và ban đêm khoảng 25-260C sẽ tạo phát hoa.
b. Giá trị sử dụng của giống Phalaenopsis Sogo Yukidian
Giống Phalaenopsis Sogo Yukidian còn được gọi là Đại bạch hoa và là
giống hoa đẹp được ưa chuộng và có giá trị thương mại cao trên thế giới và thị
trường trong nước vì hoa trắng môi vàng, bông hoa hoa to (D =12cm). Ngồng hoa
cao trên 60cm. Hoa đầy đặn, thứ tự sắp xếp đều, đẹp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


1.2. Tình hình sản xuất hoa lan Hồ Điệp trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1. Tình hình sản xuất hoa lan Hồ Điệp trên thế giới
Trong những năm gần đây, nhờ các thành tựu khoa học và sự phát triển về
công nghệ sinh học được đáp ứng rộng rãi cùng với phương tiện giao thông phát
triển mạnh mẽ, việc xuất, nhập khẩu hoa lan ngày càng tăng với quy mô rộng lớn.
Năm 2000, tổng giá trị hoa lan bán được xấp xỉ là 100 triệu USD.
Trong số các giống lan được bán trên thị trường, lan Hồ Điệp chiếm 80%.
Thái Lan là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu lan với tổng số thu nhập 68,20 triệu
USD vào năm 1994 và tiến lên 110 triệu USD năm 2003, chỉ tính riêng đầu năm
2007, Thái Lan đã thu về hơn 70 triệu USD từ việc xuất khẩu, diện tích trồng loại
hoa này chiếm hơn 1/3 tổng diện tích các loại hoa khác. Và thị trường tiêu thụ lớn
nhất đối với mặt hàng này là Nhật Bản, tiếp theo là liên minh châu Âu và Mỹ.
Thái Lan là nước có điều kiện tự nhiên rất phù hợp cho việc phát triển của
cây hoa lan và chính phủ Thái Lan hiện đang đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ cho
người trồng, cải thiện chất lượng cũng như hiệu quả xuất khẩu, đưa vào sử dụng các
giống lan có chất lượng cao. Vì vậy, trong suốt thập kỉ qua, Thái Lan luôn giữ vị trí
quốc gia xuất khẩu hoa lan lớn nhất thế giới.
Ở Đài Loan, diện tích trồng hoa cây cảnh là 12.481 ha, trong đó diện tích
trồng hoa phong lan là 484 ha. Lan Hồ Điệp của Đài Loan được cả thế giới ngưỡng
mộ và được tiêu thụ khắp nơi trên thế giới. Nguyên nhân là do Đài Loan đã thành
lập được một hệ thống lai tạo giống lan hàng đầu thế giới và trở thành nơi sản xuất
hoa lan Hồ Điệp chủ yếu trên toàn cầu.
Ở Mỹ, nhu cầu sử dụng hoa lan rất lớn. Năm 2007 tổng giá trị hoa lan gần 144
triệu USD, tăng gần 12% so với năm 2006 và đứng thứ 2 so với những cây hoa khác.
Hà Lan đã đầu tư 20 triệu USD vào Ấn Độ để lắp các thiết bị máy móc... tạo
điều kiện cho việc xuất khẩu hoa. Nhật Bản đã đầu tư cho Thái Lan 6,6 triệu USD
để mở rộng quy mô sản xuất với công suất 10 triệu cây hoa phong lan mỗi năm.
Thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới ngày nay càng mở rộng. Vì có giá
trị kinh tế cao nên rất nhiều nước đã tập trung vào việc nghiên cứu hoa lan chất
lượng cao để phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Do đó, chúng ta có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 9


thể nói rằng sản xuất hoa lan đã đem lại lợi nhuận rất cao cho các nước đang phát
triển và phát triển.
1.1.2. Tình hình sản xuất hoa lan Hồ Điệp tại Việt nam
Nhu cầu tiêu dùng hoa lan Hồ Điệp ở Việt Nam tăng mạnh, từ khoảng 30
vạn năm 2005 lên trên 40 vạn năm 2008 và trên 50 vạn năm 2011. Lượng giống hoa
hàng năm nhập từ Trung Quốc và Đài loan vẫn duy trì ở mức ổn định. Năm 2012 do
ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, mức độ tiêu thụ tương đương với năm 2011.
Lượng lan Hồ Điệp sản xuất tromg nước chủ yếu dùng nguồn cây giống nhập nội.
Bảng 1.1. Tình hình thị trường tiêu thụ lan Hồ Điệp ở miền Bắc Việt nam
Nguồn sản phẩm

Trước năm 2005

Năm 2008

Năm 2011

Năm 2012

23.000

111.700

234.000

333.000


Nhập từ Trung Quốc

50.000

300.000

300.000

200.000

Nhập từ Đài Loan

30.000

20.000

30.000

30.000

Cộng

303.000

431.700

564.000

563.000


SX trong nước (tính đến
thời điểm nhập ngồng hoa)

(nguồn: Trung tâm nghiên cứu và phát triển hoa cây cảnh – Viện Nghiên cứu Rau quả)

Kết quả điều tra tình hình sản xuất lan Hồ Điệp qua 1 số năm của Trung tâm
nghiên cứu và phát triển hoa cây cảnh – Viện Nghiên cứu Rau quả, được trình bày ở
bảng 1.2.
Bảng 1.2. Phương thức sản xuất hoa lan Hồ Điệp chủ yếu ở Miền bắc Việt nam
Trước năm 2005

Năm 2008

Năm 2011

Năm 2012

Số
lượng
(cây)


cấu
(%)

Số
lượng
(cây)



cấu
(%)

Số
lượng
(cây)


cấu
(%)

Số
lượng
(cây)


cấu
(%)

Tự nhân giống

0

0

3.000

2,7


15.000

6,4

18.000

5,4

Nhập cây giống

0

0

38.000

34,0

134.000

57,3

185.000

55,6

Nhập cây nhỡ

0


0

30.000

26,9

35.000

15,0

50.000

15,0

23.000

100

40.700

36,4

50.000

21,4

80.000

24,0


Phương thức SX

Nhập cây có
ngồng hoa
Cộng

23.000

111.700

234.000

333.000

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và phát triển hoa cây cảnh – Viện Nghiên cứu Rau quả)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Trước những năm 2005 phương thức sản xuất hoa lan Hồ Điệp ở Miền Bắc
Việt Nam chủ yếu là nhập cây đã có ngồng về chờ hoa nở để tiêu thụ. Các năm sau
hình thức tự nhân giống đến sản xuất hoa thương phẩm chiếm tỷ lệ rất thấp <10%.
Từ năm 2008 hình thức nhập cây giống về để sản xuất tăng dần từ 2008-2012. Số
lượng nhập cây nhỡ có giảm đi nhưng số lượng nhập cây có ngồng vẫn cao.
Như vậy việc sản xuất cây giống lan Hồ Điệp ở Việt Nam là khâu quan trọng
nhất trong hệ thống sản xuất lan Hồ điệp của Việt nam. Đây là điều hạn chế, ảnh
hưởng quyết định đến việc chủ động nguồn giống trong sản xuất cả về số lượng
cũng như chủng loại.
1.3. Tình hình nghiên cứu hoa lan Hồ Điệp trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1. Tình hình nghiên cứu hoa lan Hồ Điệp trên thế giới
Vì có giá trị kinh tế cao nên nhiều nước đã tập trung vào việc nghiên cứu hoa
lan Hồ Điệp chất lượng cao để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Các
nước như Thái Lan, Nhật Bản, Inđônêxia, Hà Lan… đã đầu tư mạnh cho các trang
trại công ty để sản xuất hoa Hồ điệp chậu và cắt cành. Họ tập trung chủ yếu vào
việc nhân nhanh in vitro lan sạch bệnh, hoa đẹp, đa dạng về mầu sắc và hình dáng
để cung cấp cho hơn 50 nước trên thế giới, 100% các nước sản xuất lan Hồ Điệp
đều nhân giống bằng cơ quan sinh dưỡng để tạo ra sản phẩm đồng nhất gọi chung là
mericlone hoặc somaclone. Các nghiên cứu mới được thống kê các công bố về nhân
chồi từ PLB(thể tiền chồi) qua nuôi cấy các bộ phận và nuôi cấy tạo mô sẹo, dịch
huyền phù tế bào và phôi vô tính của lan Hồ Điệp nhưng quy trình công nghệ nhân
giống phổ biến cho sản xuất thì gần như bí quyết công nghệ không công bố.
Nhân chồi từ PLB qua nuôi cấy các bộ phận của Hồ Điệp:
Nhân giống Hồ Điệp qua nuôi cấy chồi đỉnh thực hiện thành công đầu tiên
ở ĐH Hawaii (Intuwong và Sagawa, 1974). Chồi đỉnh có kích thước 2-3mm3 được
nuôi cấy trên môi trường lỏng V&W có bổ sung 15% ND tạo PLB (thể tiền chồi) có
màu vàng nhạt sau 1 tháng nuôi cấy và PLB được cấy chuyển sang môi trường bán rắn
không đường chuyển sang màu xanh đậm và bật thành cây sau 3-5 tháng nuôi cấy.
Nhân giống Hồ Điệp qua nuôi cấy mắt ngủ ngồng hoa được Koch (1974a)
thực hiện bằng cách nuôi cấy mắt ngủ hoa trên môi trường KnudsonC và đặt trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


tối trong 2 tuần. Sau đó chuyển sang môi trường mới, đặt dưới ánh sáng, sau 2
tháng chồi non xuất hiện, chồi được tách lấy lá, thân, rễ làm mẫu nuôi cấy trên môi
trường KnudsonC có bổ sung BA (2mg/l) và NAA (0,3mg/l) và đặt trong tối 2 tuần.
Tiếp theo đưa mẫu (lá, thân, rễ) đặt ngoài sáng, mẫu tạo PLB sau 8 tuần nuôi cấy.
Nhân giống qua nuôi cấy mắt ngủ ngồng hoa cũng được phát triển bởi Hass-von

Schmude (1983, 1985). Mắt ngủ ngồng hoa (1-1,5 cm) được nuôi cấy trên môi
trường MS lỏng (lắc 100rpm) có bổ sung 58% ND và bán rắn. Trên môi trường bán
rắn hình thành chồi, trên môi trường lỏng hình thành PLB. Lá non được tách khỏi
chồi và được nuôi cấy trên môi trường bán rắn MS có bổ sung 20% ND tạo PLB,
PLB được nhân nhanh trên môi trường MS có 58% ND.
Nhân giống qua nuôi cấy mắt ngủ ngồng hoa non được Lin (1986) phát
triển, ngồng hoa non 35-40 ngày tuổi được cắt lát mỏng (dày 1-1,5mm) nuôi cấy
trên môi trường bán rắn V &W có bổ sung BA (5mg/l) tạo PLB sau 1 tháng nuôi
cấy, tạo chồi sau 2 tháng. Tỷ lệ tạo mô sẹo 26% khi mẫu nuôi cấy có bổ sung 1mg/l
BA và 53% có bổ sung 5mg/l BA. PLB xuất hiện trên vết cắt và lớp mỏng biểu bì,
PLB được nhân sinh khối trên môi trường bán rắn V&W có bổ sung 1mg/l BA.
Polonca KOŠIR1 và cs (2004) tái sinh trực tiếp chồi từ mắt ngủ ngồng hoa
lan Hồ điệp Phalaenopsis không kèm theo sự hình thành callus trên môi trường A
được bổ sung 2 mg/l BAP và 0,5 mg/l α NAA là môi trường thích hợp nhất để vi
nhân giống nhanh số lượng lớn chồi (hệ số nhân 8,35/mắt) không có rễ sau 160
ngày cấy.
Nhân giống qua nuôi cấy mô lá được phát triển bởi Tanaka và cs (1974),
mắt ngủ ngồng hoa được nuôi cấy trên môi trường V&W có bổ sung 2,5mg/l BA
và được đặt dưới ánh sáng, chồi xuất hiện sau 2 tháng nuôi cấy. Lấy lá từ chồi tạo
được cắt lát mỏng và nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung BA (10mg/l) và
NAA (1mg/l) tạo PLB (3,8 PLB/ mẫu). PLB được nuôi cấy tăng sinh trên môi
trường lỏng V&W có bổ sung 20% ND (lắc 160rpm). Tanaka (1990,1991) đã hệ
thống được phương pháp nhân nhanh Hồ điệp qua nuôi cấy mô lá. Chồi non tái sinh
qua nuôi cấy mắt ngủ ngồng hoa, lá chồi non được cắt thành mảnh mỏng 6-8 x 6-8
mm nuôi cấy trên môi trường Hyponex (N-P-K=6,5-6-19) đặt trong tối 2 tuần và kế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12



đó đưa ra ánh sáng tạo PLB. PLB được cắt ngang thành lát mỏng và nuôi cấy trên
môi trường bán rắn V&W có bổ sung 20% ND hay môi trường lỏng. Nuôi cấy PLB
được cắt ngang lát mỏng nhân sinh khối trong môi trường lỏng hay bán rắn.
Park và cs (1996) nhân giống thành công PLB trong môi trường lỏng, Zhang
và cs (2004) đã nuôi cấy lá tạo PLB ở lan Hồ điệp; Park và cs (2001) nhân nhanh
Phalaenopsis từ mô lá có nguồn gốc từ các cuống hoa được nuôi cấy trên môi
trường MS bổ sung (BA; 88.8mM) và (α NAA; 5.4 mM) tạo ra trung bình 10 – 13
cây không hình thành thể tiền chồi (PLB) sau 12 tuần. Sự tăng sinh PLB đạt được
trên môi trường Hyponex cải tiến (1g/l 6.5N-4.5P-19K + 20N-20P-20K + 2 g/l
peptone + 3% dịch khoai tây + 0,05% than hoạt tính) và lượng tối ưu 13 – 18 PLB
được phát triển từ phần PLB đơn. Cây con cũng phát triển trên môi trường Hyponex
cải tiến. Bằng việc cấy truyền lặp lại các PLB trên môi trường tăng sinh và nuôi cấy
chúng trên môi trường tái sinh cây, cây con được hình thành.
Một số loài Phalaenopsis có thể hình thành cây con từ chóp rễ Arditti
(1977), Sagawa và Kunasaki (1982), Arditti và Ernst (1993), Ichihashi (1997). Cụ
thể Tanaka và cs (1976) đã nhân giống Phalaenopsis amabilis từ hạt 194 và 349
ngày tuổi sau đó tách đỉnh rễ và nuôi cấy đỉnh rễ trên môi trường MS tạo PLB sau
120-272 ngày nuôi cấy. Mảnh rễ tạo mô sẹo xốp, mô sẹo xốp được tách rời và nuôi
cấy trên môi trường tạo 12 PLB. Có thể dùng rễ nuôi cấy tạo mô sẹo và tái sinh mô
sẹo tạo PLB.
Nuôi cấy tạo mô sẹo, dịch huyền phù tế bào và phôi vô tính:
Nuôi cấy tạo mô sẹo, phát sinh phôi vô tính và tái sinh chồi được phát triển
ở ĐH Kagawa (Ishii và cs, 1998). Giống Phalaenopsis Richard Shaffer ‘santa Cruz’
in vitro được sử dụng làm vật liệu nuôi cấy. Bẹ lá non được nuôi cấy tạo mô sẹo
trên môi trường V&W có bổ sung 40g sucose, 1mg/l 2,4-D và 0,1 mg/l BA sau 14
tuần nuôi cấy. PLB được cắt lát mỏng dọc thân hay ngang được nuôi cấy trên môi
trường V&W có bổ sung 40g sucose, 20% ND tạo mô sẹo sau 8 tuần nuôi cấy. Mô
sẹo được cấy truyền trên cùng môi trường. Mô sẹo được nuôi cấy tái sinh PLB trên
môi trường không đường và có bổ sung 20% ND. PLB được nuôi cấy tái sinh chồi
trên môi trường Hyponex.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Nuôi cấy phát sinh phôi vô tính được phát triển ở ĐH Chiba và Dogashima
Orchid Sanctuary. Tokuhara và Mii (2001) đã thành công khi nuôi cấy tạo mô sẹo
và dịch huyền phù. Mô sẹo có khả năng phát sinh phôi được nuôi cấy từ chồi đỉnh
phát hoa trên môi trường New Pogashima Medium (NDM) có bổ sung 0,5µM
NAA; 4,4 µM BA; 2,92mM sucrose. Sucrose được tăng lên 58,4 mM sau khi nuôi
cấy tạo mô sẹo. Nuôi cấy mô sẹo phát sinh dịch huyền phù trên môi trường NDM
có bổ sung 0,5µM NAA; 4,4 µM BA; 29,2mM sucrose. Sucorose được tăng lên
58,4 mM sucrose và đã tái sinh thành công chồi và ít PLB từ tế bào dịch huyền phù
với hiệu suất tái sinh cao trên môi trường NDM có bổ sung 29,2 mM sucrose. Đây
là một phương pháp quan trọng làm nền tảng phát triển phôi vô tính trong nhân
giống Hồ Điệp quy mô lớn.
Tokuhara và Mii (2003) nghiên cứu ảnh hưởng của các chất hữu cơ đến quá
trình sinh trưởng của mô sẹo, dịch huyền phù, PLB và khả năng tái sinh từ tế bào
dịch huyền phù hoa Lan Hồ điệp cho thấy glucose (58,4mM) có ảnh hưởng mạnh
đến sự hình thành PLB, maltose và sorbitol ảnh hưởng đến tạo PLB nhưng không
tăng sinh mô sẹo; sucrose ảnh hưởng đến sự hình thành mô sẹo nhưng không tạo
PLB; ngược lại fructose ảnh hưởng đến tăng sinh mô sẹo nhưng thấp hơn glucose;
lactose (10g/l) là nguồn nitrogen cần thiết cho quá trình tăng PLB và mô sẹo; BA
(0,4 µM) giúp tăng sinh mô sẹo nhưng ức chế sự hình thành PLB; sucrose
(29,2mM) có hiệu quả trên sự hình thành PLB. Ichihashi và Hiraiwa (1996) đã
thành công nuôi cấy duy trì sự tăng sinh mô sẹo có khả năng phát sinh phôi; Islam
và cs, (1997) đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường bán rắn, nước dừa và chất
hữu cơ đến sinh trưởng và tăng sinh phôi vô tính; Ishii và cs (1998) đã nuôi cấy tạo
mô sẹo từ lát cắt PLB và phát sinh phôi vô tính thành công trên môi trường V&W
có bổ sung 2,4D và BA, Islam và Ichihashi (1999) đã nghiên cứu ảnh hưởng của

sucrose, manitol và sorbitol đến sinh trưởng mô sẹo và tái sinh chồi Phalaenopsis,
Doritaenopsis.
Islam và cs (2001) ghi nhận mô sẹo sinh trưởng tốt ở cường độ ánh sáng 25
µmol/m2/s. Ánh sáng đỏ và vàng thích hợp cho sinh trưởng mô sẹo. PLB thích hợp
với ánh sang đỏ và vàng trên môi trường nuôi cấy có bổ sung malnitol hay sorbitol.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


×