Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa thơm rvt tại hiệp hòa bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.77 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------------------

NGHIÊM VĂN CHÍ

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA THƠM RVT
TẠI HIỆP HÒA - BẮC GIANG

CHUYÊN NGÀNH

: TRỒNG TRỌT

MÃ SỐ

: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN CƯƠNG

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này


đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2014

Tác giả luận văn

Nghiêm Văn Chí

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố gắng
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo
chân tình từ rất nhiều đơn vị và cá nhân. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết
ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Cương, bộ môn
Di truyền và chọn giống cây trồng, khoa Nông học, Học viện nông nghiệp
Việt Nam, thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo bộ môn Di truyền và chọn giống cây
trồng, Khoa Nông học luôn giúp đỡ và có những góp ý sâu sắc trong thời gian
tôi học tập và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân xã Bắc Lý - huyện
Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài này.
Luận văn này hoàn thành còn có sự giúp đỡ của nhiều đồng nghiệp, bạn

bè, cùng với sự động viên khuyến khích của gia đình trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2014

Tác giả luận văn

Nghiêm Văn Chí

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt


vi

Danh mục bảng

vii

1

MỞ ĐẦU

1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục đích, yêu cầu của đề tài.

3

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

4


2.1

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam

4

2.1.1

Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới

4

2.1.2

Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo ở Việt Nam

7

2.1.3

Tình hình sản xuất lúa của huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang

9

2.1

Đặc điểm dinh dưỡng của cây lúa

13


2.1.1

Dinh dưỡng đạm

13

2.1.2

Dinh dưỡng lân

14

2.1.3

Dinh dưỡng kali

15

2.2

Tình hình sử dụng phân bón cho lúa

17

2.2.1

Tình hình sử dụng phân đạm

17


2.2.2

Tình hình sử dụng phân lân

18

2.2.3

Tình hình sử dụng phân kali

18

2.2.4

Tỷ lệ sử dụng phân bón

19

2.2.5

Phương pháp bón

20

2.3

Các nghiên cứu về giảm lượng phân bón cho lúa.

24


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


2.3.1

Hiệu suất sử dụng phân đạm cho lúa

25

2.3.2

Hiệu suất sử dụng phân lân cho lúa

27

2.3.3

Hiệu suất sử dụng phân kali cho lúa

28

2.3.4

Bón phân phối hợp NPK cho lúa

29


2.4

Đặc điểm đẻ nhánh cây lúa và những nghiên cứu về mật độ cấy.

31

2.4.1

Đặc điểm đẻ nhánh của cây lúa

31

2.4.2

Những nghiên cứu về số dảnh cấy cho cây lúa

33

2.4.3

Những nghiên cứu về mật độ cấy cho cây lúa

35

3

VẬT

LIỆU,


NỘI

DUNG



PHƯƠNG

PHÁP

NGHIÊN CỨU

39

3.1

Vật liệu nghiên cứu

39

3.1.1

Địa điểm nghiên cứu

39

3.1.2

Thời gian nghiên cứu


39

3.2

Nội dung nghiên cứu

40

3.3

Phương pháp nghiên cứu

40

3.3.1

Thí nghiệm: Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến
sinh trưởng và năng suất của giống lúa thơm RVT trong vụ Mùa
2013 và vụ Xuân 2014.

3.3.2

40

Bố trí thí nghiệm (Giáo trình Phương pháp thí nghiệm của tác giả
Nguyễn Thị Lan và Phạm Tiến Dũng, trường Đại học nông
nghiệp I Hà Nội, 2005)

3.3.3


40

Phương pháp bón phân (Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung
ương, 2013)

3.3.4

43

Các biện pháp kỹ thuật (Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung
ương, 2013)

3.3.5
3.4

43

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định ( theo phương
pháp IRRI, 2002)

43

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

48

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv



4

KẾT QUẢ VÀ NGHIÊN CỨU

49

4.1

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của giống lúa tham gia thí nghiệm.

4.1.1

49

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến thời gian sinh trưởng của
giống lúa thơm RVT

4.1.2

49

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón khác nhau đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống lúa thơm RVT

4.1.3

52


Ảnh hưởng của mật độ và phân bón khác nhau đến động thái đẻ
nhánh của giống lúa thơm RVT

4.1.4

54

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón khác nhau đến hệ số đẻ
nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu của giống lúa thơm RVT

4.1.5

57

Ảnh hưởng của mật độ đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống
lúa thơm RVT

4.1.6

60

Ảnh hưởng của mật độ đến chất khô tích lũy của giống lúa
thơm RVT

4.1.7

62

Ảnh hưởng của mật độ đến hiệu suất quang hợp thuần của giống
lúa thơm RVT


4.1.8

64

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến mức độ gây hại của một
số loại sâu, bệnh hại trên giống lúa thơm RVT

4.1.9

65

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón tới năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của giống lúa thơm RVT

67

4.1.10 Hiệu quả kinh tế

71

5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

73

5.1

Kết luận


73

5.2

Đề nghị

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

75

PHỤ LỤC

78

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVT

: Đơn vị tính

TGST

: Thời gian sinh trưởng


LAI

: Chỉ số diện tích lá

SLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

M1000 hạt : Khối lượng 1000 hạt
VX

: Vụ xuân

VM

: Vụ mùa

ĐNHH

: Đẻ nhánh hữu hiệu

KTĐN

: Kết thúc đẻ nhánh


KTT

: Kết thúc trỗ

PSSH

: Phù sa sông hồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1

Sản xuất lúa gạo của thế giới từ năm 2008 – 2012

4

2.2

Tình hình sản xuất lúa gạo của các nước sản xuất chính trên thế
giới năm 2012


2.3

5

10 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2011 và dự báo
năm 2012

6

2.4

10 nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới

7

2.5

Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam từ năm 2008 - 2012

9

2.6

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa đông xuân của các huyện
thuộc tỉnh Bắc Giang

2.7

10


Diện tích, năng suất và sản lượng lúa mùa của các huyện thuộc
tỉnh Bắc Giang

11

2.8

Diện tích canh tác lúa chất lượng tại huyện Hiệp Hòa năm 2013

12

2.9

Lượng đạm cây hút được trên đất phù sa và đất bạc màu

27

2.10

Hiệu lực của phân lân và ảnh huởng của phân lân tới luợng đạm
tiêu tốn từ phân hoá học để tạo nên một tấn thóc

28

2.11

Hiệu lực của việc bón phân phối hợp với NPK

30


4.1

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến thời gian qua các giai
đoạn sinh trưởng của giống lúa thơm RVT

4.2

50

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống lúa thơm RVT

4.3

53

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái đẻ nhánh của
giống lúa thơm RVT ở vụ mùa 2013 và vụ xuân 2014

4.4

55

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến hệ số đẻ nhánh của
giống lúa lúa tham gia thí nghiệm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

58


Page vii


4.5

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến chỉ số diện tích lá (LAI)
của giống lúa thơm RVT

4.6

61

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng tích luỹ chất
khô của giống lúa thơm RVT

4.7

63

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến hiệu suất quang hợp
thuần của giống lúa thơm RVT

4.8

65

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến mức độ gây hại của
một số sâu, bệnh hại trên giống lúa thơm RVT


4.9
4.10

66

Ảnh hưởng của mật độ cấy và mức phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống lúa thơm RVT

69

Hiệu quả kinh tế của các mật độ và phân bón của giống RVT

71

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L) là một trong năm cây lương thực chủ yếu trên
thế giới: Lúa gạo, lúa mỳ, ngô, kê và lúa mạch. Trong đó sản phẩm lúa gạo là
nguồn lương thực nuôi sống phần đông dân số trên thế giới và có vai trò quan
trọng trong công nghiệp chế biến cũng như ngành chăn nuôi. Về sản xuất, châu
Á chiếm tới 91% sản lượng lúa gạo toàn thế giới, các châu lục khác chỉ chiếm
chưa đầy 10%, và cũng chiếm trên 90% tổng lượng gạo tiêu thụ toàn cầu
(Nguyễn Văn Luật, 2002).
Việt Nam hiện nay đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong nông
nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lương thực. Sản lượng lương thực

Việt Nam không những đủ cho nhu cầu trong nước mà còn có khối lượng lớn
cho xuất khẩu. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 445 kg năm 2000 lên
501 kg năm 2008. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai
trên thế giới sau một thời gian dài thiếu lương thực (V.D báo điện tử
petrotimes.vn ra ngày 03/11/2012)
Việt Nam hiện nay có khoảng 4,2 triệu ha đất trồng lúa, là nước xuất
khẩu gạo đứng thứ hai thế giới, nhưng so với thế giới vấn đề năng suất và
chất lượng vẫn còn thấp, chưa đồng đều ở các vùng miền (Báo nhân dân, số
ra ngày 26/4/ 2012).
Là một nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo, nhưng
trước những cơn lốc đô thị hóa, xu hướng đầu tư ồ ạt làm khu công nghiệp,
sân golf, thu hồi đất lúa tràn lan để làm dự án đã đẩy nhiều nông dân vào cảnh
mất ruộng, không việc làm, sự biến đổi khí hậu như lũ lụt thất thường, sự xâm
nhập mặn ăn sâu vào đất canh tác, ….dẫn đến việc giảm nhanh diện tích trồng
lúa, gây bất lợi cho sản xuất lúa gạo, nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý và các
nhà khoa học nông nghiệp lại không phải là phấn đấu giữ vững sản lượng xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


khẩu mà là làm sao giữ được diện tích trồng lúa nước. Theo Quyết định số
124/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là phải giữ vững 3,8 triệu ha đất trồng
lúa từ nay đến 2030 để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và mục tiêu giảm
nghèo (Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp
đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030)
Việt Nam hiện đã đạt được an ninh lương thực trên phạm vi quốc gia .
Tuy nhiên để đảm bảo được an ninh lương thực ở cấp hộ gia đình trên phạm
vi cả nước vẫn đang còn là một vấn đề lớn, đặc biệt ở miền núi phía Bắc và

Tây Nguyên
Để giải quyết vấn đề trên, việc nghiên cứu và phát triển cây lúa là vấn
đề có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng, tầm quan trọng đó đã được khẳng
định trong những thập niên gần đây với nhiều giống lúa có năng suất cao, chất
lượng tốt được sử dụng đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất,
người nông dân vẫn chưa phát huy hết được các thế mạnh đó
Các giống lúa thuần khi đưa vào sản xuất đại trà đều cho kết quả rất tốt,
nhưng chỉ một thời gian sau thì độ thuần dần dần bị giảm nên rất khó mở rộng
diện tích. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do khâu chăm sóc của nông
dân còn rất hạn chế. Các khâu kỹ thuật chăm sóc chưa được chú ý, bón không
đúng kỹ thuật, bón thừa và thiếu phân, bón không đúng cách, đúng lúc…Chính
các nguyên nhân đó khiến các giống lúa đưa vào sản xuất không phát huy được
hết tiềm năng của giống, nhiều khi bị đánh giá “oan” là giống lúa kém
Hiệp Hòa là một huyện trung du, do huyện có diện tích đất nông nghiệp
chủ yếu là đất bạc màu, trong những năm gần đây cây lúa chất lượng đã đưa
vào cơ cấu giống của huyện như các giống Hương thơm số 1, RVT, QR1,
BC15, Bắc thơm số 7. Với hơn 85% dân số huyện sống bằng nghề sản xuất
nông nghiệp, vì vậy đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn; Năng suất
bình quân của huyện còn thấp do trình độ thâm canh trồng trọt còn hạn chế,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


chưa nắm vững được những quy trình thâm canh trong sản xuất, chưa tiếp thu
được những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để tạo ra được những sản phẩm có
giá trị hàng hoá cao, (Báo cáo số 19/BC-NN&PTNT ngày 11/8/2013 của
Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Hiệp Hòa).
Mặt khác tại huyện Hiệp Hòa việc sử dụng phân bón và mật độ cấy cho
lúa còn chưa thống nhất, chưa khoa học. Người dân còn cấy dày, cấy nhiều

dảnh, bón quá nhiều phân đạm, bón ít Kali, do đó lúa bị lốp đổ, bị sâu bệnh,
đặc biệt là các giống lúa chất lượng, trong đó có giống lúa thơm RVT. Việc
gieo cấy và bón phân hợp lý sẽ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu
quả bón phân nhằm tăng năng suất, giảm sâu bệnh và ô nhiễm môi trường tại
địa phương. Chính vì muốn hướng đến mục đích ấy chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng
và năng suất của giống lúa thơm RVT tại Hiệp Hòa – Bắc Giang”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài.
* Mục đích
- Đánh giá được ảnh hưởng của mật độ và phân bón đối với sinh trưởng
và năng suất của giống lúa thơm RVT.
- Tìm ra mật độ cấy thích hợp và lượng phân bón hiệu quả nhất đối với
giống lúa thơm RVT.
* Yêu cầu
- Đánh giá sinh trưởng khả nămg chống chịu và năng suất của giống lúa
thơm RVT trong thời gian vụ mùa 2013 và vụ xuân 2014.
- Tìm được hiệu quả của lượng phân bón thích hợp cho giống lúa thơm
RVT.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới

Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng, và có khả năng thích nghi
rộng với các vùng khí hậu. Trên thế giới vùng trồng lúa có thể kéo dài từ 53o

vĩ Bắc đến 10o vĩ Nam, song phân bố chủ yếu ở châu Á từ 30o vĩ Bắc đến 10o
vĩ Nam. Hiện nay thế giới có 114 quốc gia trồng lúa nhưng tập trung chủ yếu
ở châu Á (chiếm 90%) với nhiều nước sản xuất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan...(Nguyễn Hữu Tề, 1997).
Theo số liệu thống kê của Fao hện nay Ai Cập, Úc, Mỹ, Hi Lạp,
Uruguay, Tây Ban Nha là những nước có năng suất cao đạt trên 7 tấn/ha đứng
đầu về năng suất lúa trên thế giới. Trong 10 quốc gia có diện tích lớn nhất thế
giới, Trung Quốc, Việt Nam, Indonexia là những nước có năng suất lúa cao
đạt 5,1 đến 6,7 tấn/ha (FAOSTAT.FAO - 2013).
Bảng 2.1: Sản xuất lúa gạo của thế giới từ năm 2008 – 2012
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2008

159,999

4,30


688,41

2009

158,294

4,33

684,81

2010

161,666

4,34

701,05

2011

163,147

4,43

722,56

2012

163,463


4,39

718,35

Năm

Nguồn: FAOSTAT.FAO - 2013
Qua bảng số liệu trên ta thấy, từ năm 2008 đến năm 2012 diện tích,
năng suất và sản lượng lúa thế giới tăng chậm, năng suất lúa hầu như ít biến
đổi chỉ dao động từ 4,3 tấn/ha năm đến 4,39 tấn/ha. Hiện nay diện tích gieo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


trồng lúa trên thế giới đạt khoảng hơn 163 triệu ha và sản lượng đạt hơn 718
triệu tấn.
Các nước sản xuất lúa gạo chính trên thế giới phải kể đến là Ấn Độ,
Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan, Banglades, Myanmar, Việt Nam… Trong
đó Ấn Độ và Trung Quốc là 2 nước có diện tích và sản lượng lớn nhất thế
giới, chiếm gần 50% sản lượng toàn cầu.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa gạo của các nước sản xuất chính trên
thế giới năm 2012
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)


(tấn/ha)

(triệu tấn)

Toàn cầu

163,463

4,39

718,456

Ấn Độ

42,500

3,590

152,600

Trung Quốc

30,297

6,743

204,285

Inđônêxia


13,443

5,136

69,045

Thái Lan

12,600

3,000

37,800

Banglades

11,700

2,923

34,200

Myanmar

8,150

4,049

33,000


Việt Nam

7,753

5,631

43,661

Philippin

4,689

3,845

18,032

Cambodia

3,100

3,000

9,300

Pakistan

2,700

3,482


9,400

Tên nước

Nguồn: FAOSTAT.FAO - 2013
Là một trong những quốc gia chính về sản xuất lúa gạo, Thái Lan, Việt
Nam, Ấn Độ cũng là những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Đặc
biệt, năm 2012 sản lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ đạt 9,5 triệu tấn, vượt
Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (Phúc Duy, 2013).
Tuy nhiên theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


(OECD), Thái Lan sẽ sớm giành lại và duy trì được danh hiệu nước xuất khẩu
gạo lớn nhất thế giới trong vòng ít nhất 10 năm tới.
Đối với Ấn Độ, lượng gạo xuất khẩu của nước này có thể sẽ giảm còn
khoảng 6,3 triệu tấn trong năm 2013 và tăng trở lại lên 7,2 triệu tấn trong năm
2015 và sau đó, giảm xuống khoảng 5,3 triệu tấn vào năm 2022 (Linh Đào,
2013).
Bảng 2.3: 10 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2011
và dự báo năm 2012
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10

Quốc gia
Thái Lan
Việt Nam
Ấn Độ
Pakistan
Brazil
Campuchia
Uruguay
Myanmar
Argentina
Trung Quốc

Xuất khẩu (2011)
10,64
7,00
4,63
3,41
1,29
0,86
0,84
0,77
0,73
0,48


(Đơn vị: Triệu tấn)
Xuất khẩu (2012)
7,50
7,70
8,00
3,75
0,90
0,80
0,85
0,60
0,65
0,50

Nguồn: USDA (trích dẫn bởi Bộ Công thương, 2012)

Với Trung Quốc, tuy là nước có sản lượng gạo lớn nhất thế giới, song
bên cạnh xuất khẩu gạo chất lượng cao, Trung Quốc đang phải nhập thêm từ
những nguồn cung có chi phí thấp, trong đó có Việt Nam và Myanmar, với
lượng nhập những năm gần đây tăng khá mạnh. Nhập khẩu gạo vào Trung
Quốc năm 2012 đã tăng gấp 4 lần so với năm trước đó, lên 2,4 triệu tấn.
Trong 9 tháng đầu 2013, họ đã nhập khẩu tới 3,2 triệu tấn, vượt cả Nigeria để
trở thành nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, và Bộ Nông nghiệp Mỹ
(USDA) dự báo năm 2014 nước này sẽ nhập khẩu kỷ lục mới 3,4 triệu tấn
(T.H – Kyodo, 2013).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6



Bảng 2.4: 10 nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới
Đơn vị: Triệu tấn

STT

Quốc gia

Nhập khẩu (2011)

Dự báo (2012)

1

Indonesia

3,09

1,25

2

Nigeria

2,55

2,45

3

Iran


1,87

1,90

4

Bangladesh

1,48

0,40

5

EU-27

1,47

1,40

6

Philippin

1,20

1,50

7


Malaysia

1,07

1,08

8

Ảrập Xêút

1,05

1,15

9

Irắc

1,03

1,20

10

Bờ biển Ngà

0,93

0,95


Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ, 2012 (Trích bởi Trần Huỳnh Thúy Phượng, 2013).
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng
ẩm và đặc biệt là lượng bức xạ mặt trời cao nên rất thích hợp với sự phát triển
của cây lúa.
Nông nghiệp trồng lúa không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, mà
còn là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước với hơn 70% lực lượng lao động .
Như vậy bên cạnh sự thu hút về nguồn lực con người thì sự thu hút
nguồn lực đất đai cũng lại khẳng định rõ vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế
quốc dân. Cây lúa, hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời
nay người dân Việt Nam coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc sang trọng, không thể thiếu sự
góp mặt của hạt gạo ở dạng này hay dạng khác.
Trước năm 1945, diện tích đất trồng lúa của Việt Nam là 4,5 triệu ha,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


năng suất trung bình đạt 1,3 tấn/ha, sản lượng đạt 5,4 triệu tấn. Trong thời
gian này chủ yếu là các giống lúa cũ, ở Miền Bắc sử dụng các giống lúa cao
cây, ít chịu thâm canh, dễ đổ ngã, năng suất thấp......
Từ năm 1963- 1965, ở những vùng chuyên canh lúa do diện tích nhiều,
thường có một số diện tích cấy chậm, bị muộn thời vụ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật
đã đưa vào một số giống lúa xuân thấp cây, ngắn ngày đã đảm bảo được thời
vụ. Vì vậy chúng ta đã chuyển thành công vụ lúa chiêm thành vụ lúa xuân,
chuyển từ xuân sớm thành xuân chính vụ với 80-90% diện tích và thời kỳ
1985-1990 sang xuân sớm (5-10%) và 70-80% là xuân muộn. Một số giống

lúa xuân đã có năng suất cao hơn hẳn lúa chiêm, có thể cấy được cả hai vụ
chiêm xuân và vụ mùa. Do thay đổi cơ cấu sản xuất lúa, kết hợp với áp dụng
hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới nên sản xuất lúa ở Việt Nam ngày càng
phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể.
Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã có những
tiến bộ vượt bậc trong sản xuất lúa. Hiện nay, với những tiến bộ kỹ thuật vượt
bậc trong nông nghiệp, người dân đã được tiếp cận với những phương thức
sản xuất tiên tiến, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dùng các
giống lúa mới, các giống lúa ưu thế lai, các giống lúa cao sản, các giống lúa
thích nghi với điều kiện đặc biệt của từng vùng, các giống lúa chất lượng đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu… kết hợp đầu tư thâm canh cao, hợp lý. Nhờ vậy,
ngành trồng lúa nước ta đã có những bước nhảy vọt về năng suất, sản lượng và
giá trị kinh tế. Tổng kết về các giai đoạn tăng năng suất thêm 1 tấn, theo
Nguyễn Văn Luật và cs (2013), ông cha ta đã phải trải qua trên 80 năm trong
giai đoạn từ năm 1868 đến năm 1955. Thời gian trên còn khoảng 30 năm trong
giai đoạn từ năm 1965- năm 1985. Và còn khoảng 15 năm trong giai đoạn năm
1985 đến năm 1999. Đến nay, năng suất lúa bình quân đạt 5-6 tấn/ha và sản
lượng đạt khoảng trên 40 triệu tấn. Nước ta đã vươn lên trở thành quốc gia
xuất khẩu gạo và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế với tư cách
quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 thế giới trong nhiều năm qua.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Bảng 2.5: Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam từ năm 2008 - 2012
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2008

7.400,2

5,23

38,73

2009

7.437,2

5,24

38,95

2010

7.489,4

5,34


40,01

2011

7.655,4

5,54

42,40

2012

7.753,2

5,63

43,66

Năm

Nguồn: FAOSTAT.FAO - 2013
Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2008 đến năm 2012, diện tích gieo
trồng của nước ta đạt khoảng 7,4 đến 7,7 triệu ha, năng suất cũng đạt từ 5,2
đến 5,6 tấn/ha, nâng sản lượng lúa nước ta lên trên 40 triệu tấn/năm.
2.1.3 Tình hình sản xuất lúa của huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang
Hiệp Hòa là 1 huyện trung du của tỉnh Bắc Giang, huyện có tới 90%
dân số sống dựa trên sản xuất nông nghiệp, nhưng giá trị sản xuất nông
nghiệp không cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, người dân
chưa có nhiều điều kiện để cải thiện chất lượng bữa ăn. Vì vậy, nhu cầu về lúa
trên địa bàn rất cao nhằm thỏa mãn một phần nhu cầu prôtêin trong bữa ăn

hằng ngày cho người dân.
Số liệu thống kê diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên địa bàn
huyện trong một số năm gần đây được trình bày trong bảng 4.1 và 4.2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Bảng 2.6. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa đông xuân của các huyện thuộc tỉnh Bắc Giang
2010
Tên huyện

DT
(ha)

Thành phố Bắc Giang

NS

2011
SL

DT

NS

2012
SL


DT

NS

2013
SL

(tạ/ha) (tạ/ha) (ha) (tạ/ha) (tạ/ha) (ha) (tạ/ha) (tấn)

DT
(ha)

NS

SL

(tạ/ha) (tấn)

700

52.23

3.656

708

52.00

3.682


698

53.20

3.713

682

54.50

3.716

Huyện Lục Ngạn

3.510

54.00

18.954

3.512

54.25

19.053

3.452

55.26


19.076

3.460

53.52

18.518

Huyện Lục Nam

8.160

57.00

46.512

8.126

57.80

46.968

8.210

57.25

47.002

8.267


57.10

47.205

Huyện Sơn Động

1.692

55.50

9.390

1.325

55.21

7.315

1.352

55.60

7.517

1.325

55.63

7.371


Huyện Yên Thế

2.437

53.94

13.145

2.452

53.62

13.148

2.517

53.15

13.378

2.654

52.17

13,846

Huyện Hiệp hòa

7.650


56.27

43.046

7.660

55.23

42.306

7.560

54.51

41.210

7.453

54.32

40,485

Huyện Lạng Giang

7.257

56.60

41.075


7.252

56.61

41.054

7.121

56.77

40.426

7.214

55,74

40,211

Huyện Tân yên

6.300

53.40

33.642

6.300

53.51


33.711

6.235

57.28

35.714

6.325

56,46

35,711

Huyện Việt Yên

6.559

57.27

37.563

6.520

56.80

37.034

6.510


56.03

36.476

6.152

56,30

34,636

Huyện Yên Dũng

8.674

57.32

49.719

8.642

53.21

45.984

8.645

57.12

49.380


8.465

58,25

49,309

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Bảng 2.7. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa mùa của các huyện thuộc tỉnh Bắc Giang
2010
Tên huyện

DT
(ha)

Thành phố Bắc Giang

560

NS

2011
SL

(tạ/ha) (tạ/ha)

46.50

2.604

DT
(ha)
572

NS

2012
SL

(tạ/ha) (tạ/ha)
46.00

2.631

DT
(ha)

NS

2013
SL

(tạ/ha) (tạ/ha)

DT


NS

SL

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

46.82

2.584

680

46.00

3.128

552

Huyện Lục Ngạn

5.060

48.00 24.288 5.163

48.7,0 25.144 5.263


46.50

24.73

5.232

48.91 25.590

Huyện Lục Nam

8.220

52.70 43.319 8.232

52.11 42.897 8.420

51.23

41.36

8.250

52.30 43.148

Huyện Sơn Động

2.825

41.60 11.751 2.753


42.13 11.598 2.860

41.32

11.82

2.641

43.54 11.499

Huyện Yên Thế

4.151

47.75 19.821 4.201

47.50 19.955 4.512

48.50

28.83

4.232

47.52 20.110

Huyện Hiệp hòa

8.662


51.00 44.176 8.025

51.22 41.104 8.219

52.31

49.94

8.126

51.22 41.621

Huyện Lạng Giang

7.967

52.40 41.747 8.025

52.44 42.083 8.124

55.23

48.69

8.124

52.57 42.708

Huyện Tân yên


7.498

50.10 37.565 7.395

50.12 37.064 7.499

52.37

32.72

7.467

51.56 38.500

Huyện Việt Yên

6.159

52.80 34.420 6.154

52.11 32.068 6.540

54.60

37.08

6.135

52.10 31.963


Huyện Yên Dũng

7.887

52.51 41.415 7.845

53.56 42.018 7.524

53.55

42.91

7.991

52.85 42.232

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Chúng ta thấy, cây lúa được trồng hầu hết ở các xã trong huyện thuộc
tỉnh Bắc Giang. Trong đó, các huyện có diện tích trồng lúa năm 2013 ở vụ
xuân, và vụ mùa lớn như Yên Dũng (16.456 ha), Hiệp Hoà (15.579 ha), Lục
Nam (16.517 ha) và Lạng Giang (15.338 ha).
Diện tích trồng lúa có thay đổi, ở một số huyện diện tích trồng lúa thậm
chí còn giảm qua các năm. Tuy diện tích trồng lúa có giảm nhưng nhu cầu
phục vụ cho đời sống và hiệu quả sản xuất lúa ngày càng tăng cao nên chủ

trương của huyện trong những năm tới là vẫn duy trì diện tích trồng lúa.
Theo số liệu thống kê của Chi cục thống kê huyện Hiệp Hòa năm 2013,
tình hình canh tác lúa chất lượng tại huyện Hiệp Hòa qua bảng 4.3 như sau :
Bảng 2.8. Diện tích canh tác lúa chất lượng tại huyện Hiệp Hòa năm 2013
TT

Tên giống

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Vụ xuân

Vụ mùa

Vụ xuân

Vụ mùa

1

BC15

750

800

9,7


9,2

2

Hương thơm số 1

175

200

2,3

2,6

3

Bắc thơm số 7

40

50

0,5

3,6

4

RVT


625

420

9,0

6,8

5

QR1

25

30

0,3

0,3

6

Giống khác

450

140

5,8


1,6

Nguồn : Chi cục thống kê huyện Hiệp Hòa (2013)
Qua bảng thống kê tình hình canh tác lúa chất lượng tại huyện Hiệp
Hòa cho thấy có 02 giống lúa chiếm tỷ lệ cao nhất trong các giống lúa chất
lượng trồng ở vụ xuân vụ mùa là BC15 (9,7% ; 9,2%) và RVT (9,0; 6,8%).
Điều đó chứng tỏ giống RVT và BC15 đang được người nông dân huyện
Hiệp Hòa quan tâm và chú ý canh tác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


2.1. Đặc điểm dinh dưỡng của cây lúa
2.1.1. Dinh dưỡng đạm
Đạm là một trong những nguyên tố cơ bản của cây trồng, là thành phần
cơ bản của axit amin, axit nucleotit và diệp lục. Trong thành phần chất khô của
cây có chứa từ 0,5 – 6,0% đạm tổng số (Phạm Văn Cường, 2003). Hàm lượng
đạm trong lá liên quan chặt chẽ với cường độ quang hợp. Đối với cây lúa thì
đạm lại càng quan trọng hơn, nó có tác dụng trong việc hình thành bộ rễ, thúc
đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh và sự phát triển thân lá của lúa dẫn đến làm tăng
năng suất lúa. Các bộ phận khác nhau, giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì có
hàm lượng đạm không giống nhau. Trong thực tế cây lúa cần nhiều đạm trong
những thời kỳ đầu.
Ở thời kỳ đẻ nhánh (nhất là khi đẻ nhánh rộ), cây lúa hút nhiều đạm
nhất. Thông thường lúa hút 70% lượng đạm cần thiết trong thời gian đẻ
nhánh, quyết định tới 74% năng suất (Bùi Huy Đáp, 1980; Đào Thế Tuấn,
1980; Yoshida, 1985). Phân tích các bộ phận non của cây trồng, người ta thấy
trong các bộ phận non hàm lượng đạm nhiều hơn ở các bộ phận già. Hàm

lượng đạm trong các mô non có từ 5,5 - 6,5% . Khi sử dụng đạm để nâng cao
diện tích lá cần phải căn cứ vào đặc tính của từng giống, độ màu mỡ đất và
mật độ gieo cấy. Đối với mỗi giống lúa có một giá trị diện tích lá tốt nhất, đạt
được hệ số đó sẽ đảm bảo sản lượng chất khô và sản lượng kinh tế cao.
Lúa cũng cần nhiều đạm trong thời kỳ phân hóa đòng và phát triển
đòng thành bông, tạo các bộ phận sinh sản. Giai đoạn này lúa hút 10 - 15%
lượng đạm. Phần đạm còn lại được cây lúa hút tiếp tới lúc chín. Việc cung cấp
đạm lúc cây trưởng thành là điều kiện cần thiết để làm chậm quá trình già hóa
của lá, duy trì cường độ quang hợp khi hình thành hạt chắc và tăng trưởng
protein tích lũy vào hạt.
Tiềm năng năng suất của các giống lúa chỉ được thể hiện khi được bón
đủ phân. Bón thiếu đạm thì cây lúa sẽ thấp, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, hàm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


lượng diệp lục giảm, lúc đầu lá có màu vàng nhạt ở ngọn lá rồi dần cả phiến
lá biến thành màu vàng do đó làm cho số bông và số hạt ít, lúa trỗ sớm, năng
suất bị giảm. Còn nếu bón thừa đạm cây lúa sẽ hút nhiều đạm làm tăng hô
hấp, tăng lượng gluxit tiêu hao, lá to và dài, phiến lá mỏng, nhánh đẻ vô hiệu
nhiều, lúa trỗ muộn, cây cao vóng sẽ dẫn đến hiện tượng đổ non, khả năng
chống chịu kém và sẽ làm giảm năng suất một cách rõ rệt.
2.1.2. Dinh dưỡng lân
Lân là thành phần chủ yếu của axit nucleic, là thành phần chủ yếu của
nhân tế bào.
Cây lúa hút lân mạnh hơn so với các loại cây trồng cạn. Cùng với đạm,
lân xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng số nhánh đẻ, đồng thời cũng làm
cho lúa trỗ bông và chín sớm. Thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng cây lúa hút lân
mạnh nhất. Lúa thiếu lân, lá có màu xanh đậm, bản lá nhỏ, hẹp, lá dài ra và

mềm yếu, ria mép lá có màu vàng tía, lúa đẻ ít, thời kỳ trỗ bông và chín đều
chậm lại và kéo dài. Do trỗ bông muộn nên hạt lép nhiều độ dinh dưỡng hạt
gạo thấp. Đặc biệt, lúa thiếu lân ở thời kỳ làm đòng thì giảm năng suất một
cách rõ rệt.
Sự thiếu lân xảy ra phổ biến ở đất có pH thấp hay cao: Đất acid latosol,
đất phèn, đất đá vôi, đất kiềm. Đất ando có khả năng cố định cao lân bón, cần
lượng lân nhiều hơn bình thường. Ví dụ, mức tối đa cho đất ando acid ở miền
Bắc Nhật Bản khoảng 200kg P2O5/ha, ở đất đá vôi Dokri – Pakistan khoảng
45kg P2O5/ha, ở đất đá vôi tại Ấn Độ khoảng 80 - 100 kg P2O5/ha (Yoshida,
1985).
Khi cây lúa được cung cấp lân thỏa đáng sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ
phát triển tốt, tăng khả năng chống hạn, tạo điều kiện cho sinh trưởng và
phát triển, thúc đẩy sự chín của hạt và cuối cùng là tăng năng suất lúa.
Khi nghiên cứu hiệu lực của photphorit bón cho lúa ở miền Bắc Việt
Nam, Lê Văn Căn (1964) cho rằng: cây lúa hút lân ở thời kỳ đầu chủ yếu đáp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


ứng cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, đặc biệt là quá trình đẻ nhánh.
Tương tự như kết luận của Lê Văn Căn (1964), Suichi Yosda (1985) cho rằng
hiệu suất của lân đối với hạt ở giai đoạn đầu cao hơn giai đoạn cuối, việc bón lân
đáp ứng được giai đoạn đầu của cây lúa.
Dinh dưỡng lân có liên quan mật thiết với dinh dưỡng đạm. Nếu bón đủ
lân sẽ làm tăng khả năng hút đạm và các chất dinh dưỡng khác. Cây được bón
cân đối N, P sẽ xanh tốt, phát triển mạnh, chín sớm, cho năng suất cao và
phẩm chất tốt.
Như vậy, muốn cho cây lúa sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao
thì không những cần cung cấp đầy đủ đạm mà còn cần cung cấp đầy đủ cả lân

cho cây lúa.
2.1.3. Dinh dưỡng kali
Kali là một trong ba yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây lúa, lúa
hút kali nhiều nhất sau đó mới đến đạm. Để thu được 1 tấn thóc cây lúa lấy đi 2226kg K2O, tương đương 36,74 - 43,42kg KCl (loại phân chứa 60% K2O).
Theo Phạm Văn Cường và cs (2008), kali giữ vai trò quan trọng trong việc
vận chuyển và tích lũy các sản phẩm quang hợp, đặc biệt là gluxit từ thân, lá về
bông, hạt. Ngoài ra kali còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ lá ở giai đoạn sau trỗ, từ
đó ảnh hưởng đến quang hợp.
Nhu cầu kali của cây lúa rõ nhất ở hai thời kỳ: Đẻ nhánh và làm đòng. Tuy
nhiên lúa hút kali mạnh nhất ở thời kỳ làm đòng, từ cuối đẻ nhánh tới trỗ. Ngoài
ra kali còn làm cho sự di động sắt trong cây được tốt hơn do đó ảnh hưởng
gián tiếp đến quá trình hô hấp. Kali cũng rất cần cho sự tổng hợp protit, quan
hệ mật thiết với sự phân chia tế bào.
Theo Đinh Dĩnh (1970), tỷ lệ kali cây lúa hút trong các thời kỳ sinh
trưởng tùy thuộc vào giống và giai đoạn sinh trưởng của cây lúa: Từ giai đoạn
cấy – đẻ nhánh: 20,0 – 21,9%, phân hóa đòng – trỗ: 51,8 – 61,9%, vào chắc –
chín: 16,2 – 27,7%. Đào Thế Tuấn (1970), Yoshida (1985) cho biết: Chỉ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


khoảng 20% số kali cây hút được vận chuyển về bông, số còn lại nằm trong
các bộ phận khác của cây.
Đinh Thế Lộc và Vũ Văn Liết (2004) thì cho rằng kali không phải là
chất tạo thành bất kỳ một chất hữu cơ nào của cây lúa, nhưng nó rất quan
trọng cho hơn 40 enzym hoạt động. Kali đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động sinh lý của cây như đóng mở khí khổng, tăng khả năng chống chịu
với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, tăng khả năng chống chịu bệnh, giúp
lúa đẻ nhánh thuận lợi, tăng kích thước hạt và khối lượng hạt. Thiếu kali

cây sẽ còi cọc, đẻ nhánh kém hơn một chút, lá ngắn và có màu xanh tối,
bông nhỏ và dài.
Sự thiếu kali xảy ra có giới hạn ở lúa đất thấp. Mặt khác cũng xảy ra
trên đất thoát nước kém, một phần do những chất độc được tạo ra trong đất
khử cao làm chậm sự hấp thụ kali và một phần vì kali trong đất ít được giải
phóng ở điều kiện thoát nước kém.
Đối với chất lượng hạt lúa, nếu thiếu kali hạt giống sẽ không bình
thường, dị dạng cao, phôi và rìa hạt bị đen, tỷ lệ nảy mầm của hạt kém, sức
sống của hạt giảm nhanh trong quá trình bảo quản.
Theo Suichi Yosda (1985), đất trũng ít kali, hàm lượng kali thấp hoặc
thiếu kali thường đi với ngộ độc sắt. Thường trong đất đỏ, chua phèn, trên đất
kém thoát nước cũng thiếu kali do trong các chất độc sinh ra có chất độc tính
khử cao đã ngăn cản việc hút kali và một phần kali bị giữ lại bởi keo đất Theo
Nguyễn Vi (1995), với các giống lúa hiện nay, tỷ lệ hạt chắc tăng từ 30 - 57%
do bón kali và trọng lượng hạt cũng tăng từ 12 - 30%. Sau khi lúa trỗ thì lúa
thuần hút kali rất ít.
Tóm lại, sản xuất nông nghiệp của châu Á hiện nay và trong tương lai
đang càng ngày phụ thuộc vào phân bón. Sử dụng phân bón có hiệu lực đầy
đủ sẽ rất cần thiết để đảm bảo cho một nền sản xuất nông nghiệp bền vững có
khả năng thực về kinh tế và bảo vệ môi trường (Ernst, 1995).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


×