Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợi quản lộ phụng hiệp khu vực đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------------***-------------

NGÔ THỊ THU HOA

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ KHAI THÁC
HỆ THỐNG THỦY LỢI QUẢN LỘ - PHỤNG HIỆP
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60.34.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐỖ VĂN VIỆN

HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2014

Học viên

Ngô Thị Thu Hoa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tập
thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Văn Viện, Khoa Kế toán
và Quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa Kế toán
và Quản trị kinh doanh đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các phòng ban
thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục Thủy lợi; các Công ty, Trung tâm quản lý
khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã động viên giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành
bản luận văn này./.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Học viên

Ngô Thị Thu Hoa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt


vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình, sơ đồ

ix

1

MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1


Mục tiêu chung

3

1.2.2

Mục tiêu cụ thể

3

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu

3

2


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC
HỆ THỐNG THỦY LỢI

5

2.1

Cơ sở lý luận

5

2.1.1

Các khái niệm cơ bản và Phân cấp công trình thủy lợi

5

2.1.2

Các loại hình quản lý khai thác hệ thống thủy lợi

7

2.1.3

Vai trò của quản lý khai thác hệ thống

13


2.1.4

Nội dung quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi

13

2.1.5

Nhiệm vụ chung của đơn vị thực hiện quản lý khai thác công trình
thủy lợi và tổ chức hợp tác dùng nước

14

2.1.6

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác hệ thống

15

2.1.7

Nguyên tắc quản lý khai thác công trình thủy lợi

23

2.2

Cơ sở thực tiễn

24


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


2.2.1

Kinh nghiệm quản lý khai thác hệ thống thủy lợi của các nước trên
Thế giới

24

2.2.2

Quản lý khai thác công trình thủy lợi ở Việt Nam

31

2.2.3

Bài học kinh nghiệm trong quản lý khai thác hệ thống thủy lợi

38

2.2.4

Các công trình nghiên cứu liên quan

42


3

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

43

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

43

3.1.1

Giới thiệu hệ thống thủy lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp

43

3.1.2

Chức năng, nhiệm vụ và phương thức vận hành của hệ thống thủy lợi
Quản Lộ - Phụng Hiệp

3.1.3

54

Tình hình hoạt động và kết quả hoạt động của hệ thống thủy lợi Quản
Lộ - Phụng Hiệp


55

3.2

Phương pháp nghiên cứu

60

3.2.1

Chọn điểm nghiên cứu

60

3.2.2

Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu

60

3.2.3

Phương pháp phân tích

61

3.2.4

Chỉ tiêu nghiên cứu


61

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

62

4.1

Thực trạng quản lý khai thác hệ thống thủy lợi Quản Lộ, Phụng Hiệp

62

4.1.1

Thực trạng quản lý khai thác cấp hệ thống

62

4.1.2

Thực trạng quản lý khai thác cấp tỉnh

67

4.2

Thực trạng quản lý, khai thác hệ thống qua số liệu điều tra


84

4.2.1

Tình hình chung về mẫu điều tra

84

4.2.2

Ý kiến đánh giá tình hình quản lý khai thác hệ thống thủy lợi ở tỉnh
Sóc Trăng

4.2.3

84

Ý kiến đánh giá tình hình quản lý khai thác hệ thống thủy lợi ở tỉnh
Bạc Liêu

4.2.4

85

Ý kiến đánh giá tình hình quản lý khai thác hệ thống thủy lợi ở tỉnh
Cà Mau

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


86

Page iv


4.3

Đánh giá chung tình hình quản lý khai thác hệ thống thủy lợi Quản Lộ
- Phụng Hiệp

87

4.3.1

Kết quả đạt được

87

4.3.2

Một số tồn tại

88

4.3.3

Nguyên nhân của những tồn tại

89


4.4

Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống Quản
Lộ - Phụng Hiệp trong những năm tới

91

4.4.1

Định hướng quản lý khai thác hệ thống Quản Lộ - Phụng Hiệp

91

4.4.2

Mục tiêu và yêu cầu đầu tư phát triển của hệ thống thủy lợi Quản Lộ Phụng Hiệp

92

4.4.3

Giải pháp hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợi

93

5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

100


5.1

Kết luận

100

5.2

Kiến nghị

101

5.2.1

Đối với Trung ương (Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển

5.2.2

nông thôn)

101

Đối với các địa phương

102

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


103

Page v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

CTTL:

Công trình thủy lợi

Công ty TNHH MTV:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

HTTL:

Hệ thống thủy lợi

HTX:

Hợp tác xã

KTCTTL:

Khai thác công trình thủy lợi


NN&PTNT:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QL-PH:

Quản Lộ - Phụng Hiệp

TCHTDN:

Tổ chức hợp tác dùng nước

UBND:

Ủy ban nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1


Phân cấp Công trình Thủy lợi

6

2.2

Số lượng tổ chức Khai thác công trình thủy lợi trên phạm vi cả nước

7

2.3

Loại hình tổ chức hợp tác dùng nước theo các vùng, miền

12

2.4

So sánh sông Murray-Darling và sông Mêkông

25

3.1

Độ mặn Max (g/l) tháng II/1990 tuyến Mỹ Thanh Xẻo Chít - Cái Lớn

47

3.2


Độ mặn Max (g/l) tháng II/1990 tuyến Gành Hào - Hộ Phòng - Cái Lớn

48

3.3

Độ mặn Max (g/l) tháng II/1990 dọc tuyến kênh QL-PH

48

3.4

Độ mặn Max (g/l) hàng tháng 1983 và 1996 ở một số nơi

49

3.5

Các Công trình Thủy lợi trong vùng

52

3.6

Cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống công trình thủy lợi Quản Lộ Phụng Hiệp

55

3.7


Số mẫu điều tra

60

4.1

Tình hình thực hiện kế hoạch duy tu, bảo dưỡng của Công ty Cổ phần
Thủy lợi Sóc Trăng

70

4.2

Kết quả kiểm tra công trình của Công ty Cổ phần Thủy lợi Sóc Trăng

71

4.3

Tình hình thực hiện kế hoạch duy tu, bảo dưỡng của Trung tâm quản
lý khai thác Công trình Thủy lợi Bạc Liêu

4.4

74

Kết quả kiểm tra công trình của Trung tâm quản lý khai thác công
trình Thủy lợi Bạc Liêu


4.5

76

Tình hình thực hiện kế hoạch duy tu, bảo dưỡng của Trung tâm quản
lý khai thác công trình Thủy lợi Cà Mau

4.6

78

Kết quả kiểm tra công trình của Trung tâm quản lý khai thác công
trình Thủy lợi Cà Mau

80

4.7

Kết quả kinh doanh dịch vụ của hệ thống thủy lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp

82

4.8

Ý kiến đánh giá của công nhân vận hành thuộc Công ty Sóc Trăng

84

4.9


Ý kiến đánh giá của người dân dùng nước tỉnh Sóc Trăng

85

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


4.10

Ý kiến đánh giá của công nhân vận hành thuộc Trung tâm Bạc Liêu

85

4.11

Ý kiến đánh giá của người dân dùng nước tỉnh Bạc Liêu

86

4.12

Ý kiến đánh giá của công nhân vận hành thuộc Trung tâm Cà Mau

86

4.13

Ý kiến đánh giá của người dân dùng nước tỉnh Cà Mau


87

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

STT

Tên hình, sơ đồ

Trang

Hình 2.1

Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty Khai thác công trình thủy lợi

Hình 2.2

Mô hình tổ chức chung của Chi cục

18

Hình 2.3

Số lượng cán bộ chi cục quản lý chuyên ngành thuỷ lợi


18

Hình 2.4

Trình độ cán bộ chuyên ngành thuỷ lợi ở Chi cục Thuỷ lợi

19

Hình 2.5

Số lượng cán bộ cấp huyện trực tiếp đảm nhiệm công tác thủy lợi

21

Sơ đồ 2.5

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi

36

Sơ đồ 2.6

Mô hình tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi

38

Hình 3.1

Bản đồ vị trí vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp ở ĐBSCL


43

Sơ đồ 3.2

Tổ chức quản lý vận hành cấp hệ thống QL - PH

53

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

9

Page ix


1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những mục tiêu ưu tiên cao của Chiến lược phát triển thủy lợi đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày
9/10/2009 là “nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các CTTL”. Để đảm bảo thực
hiện được mục tiêu này, việc nâng cao năng lực thể chế là hành động cấp thiết, bao
gồm các hoạt động: rà soát, tái cơ cấu hoặc xây dựng các cơ quan quản lý thủy lợi,
tăng cường đổi mới cơ chế, chính sách ...
Các mô hình quản lý thủy lợi của Việt Nam hiện nay là tương đối đa dạng,
bao gồm: mô hình doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập quản lý khai thác hệ
thống công trình liên tỉnh, cấp tỉnh, liên huyện, liên xã; mô hình tổ chức quản lý
KTCTTL do người dân, tổ chức ngoài nhà nước quản lý.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, tính hàng hóa của nước thô đang bị coi nhẹ
và trong giai đoạn này, khi kinh tế của đại bộ phận nông dân còn phát triển thấp thì
vấn đề xã hội hóa công tác quản lý vận hành hệ thống còn nhiều vướng mắc. Hoạt

động quản lý khai thác các CTTL đều đang là các hoạt động cung cấp dịch vụ công
ích. Nhà nước đang giữ vai trò chủ chốt trong việc đầu tư, tổ chức quản lý khai thác,
điều hòa lợi ích giữa các vùng và giảm thiểu xung đột do nước.
Các mô hình quản lý thủy lợi hiện nay ở vùng đồng bằng sông Hồng, miền
núi phía Bắc và Trung Bộ đáp ứng tương đối tốt mục tiêu đề ra, phù hợp với tình
hình thực tế phát triển kinh tế xã hội. Nhưng với vùng ĐBSCL, hiện cũng đã được
nhà nước tập trung đầu tư CTTL với đầy đủ các loại hình công trình như các hệ
thống có quy mô tưới, tiêu thoát lũ từ cấp liên tỉnh, liên huyện, liên khu liên xã
nhưng về mặt tổ chức để khai thác bền vững cho hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi
phục vụ phát triển kinh tế xã hội lại chưa hoàn chỉnh, vẫn xảy ra hiện tượng xung
đột lợi ích giữa các địa phương được hưởng lợi về nguồn nước trong đó điển hình là
xung đột về sử dụng nước ngọt, mặn tại hệ thống thủy lợi QL - PH.
Vùng QL - PH (liên quan chủ yếu đến 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà
Mau) nằm trong Bán đảo Cà Mau với các đặc điểm chung của khu vực ĐBSCL với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


hệ thống kênh rạch chằng chịt có lịch sử hình thành từ thời Pháp thuộc, trải qua các
thời kỳ xây dựng và phát triển hiện nay đã hình thành hệ thống thủy lợi bao gồm:
cống, kênh cấp I; hệ thống đê bao và thủy lợi nội đồng. Hệ thống thủy lợi QL - PH
vận hành phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 03 tỉnh với khoảng 110.000 ha lúa và
80.000 ha nuôi trồng thủy sản. Trước các yêu cầu đặt ra về đảm bảo an ninh lương
thực, vùng bán đảo Cà Mau đã được quy hoạch nghiên cứu đề xuất các giải pháp
ngọt hóa trong đó hệ thống thủy lợi QL - PH là trọng tâm đảm bảo công tác ngăn
mặn, dẫn ngọt. Thực tế cho thấy, chương trình ngọt hóa triển khai đã tăng diện tích
và năng suất lúa hàng năm. Tuy nhiên, những năm vừa qua do diễn biến nhu cầu
kinh tế thị trường, một số vùng người dân chuyển đổi nhiều diện tích sang nuôi
trồng thủy sản mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn dẫn đến nhu cầu sử dụng nước thay

đổi thậm chí một số người dân vùng ngọt hóa đã phá vỡ các công trình đập, cống
ngăn mặn để lấy nước mặn nuôi tôm, quy hoạch ngọt hóa đứng trước nguy cơ bị
phá vỡ. Việc sản xuất đan xen tôm – lúa gây nhiều bất nhất trong công tác quản lý
điều hành sản xuất ở các địa phương, cụ thể: thời gian khi Cà Mau đang cần lấy
mặn để nuôi tôm thì Bạc Liêu hay Sóc Trăng lại đang nóng lên vấn đề xâm nhập
mặn và lúa chết khát vì thiếu nước ngọt.
Một trong những lý do dẫn tới việc điều hành sản xuất gặp nhiều khó khăn là
bởi chưa có một cơ quan hay tổ chức thực sự được giao trách nhiệm điều hành tổng
thể hệ thống thuỷ lợi liên tỉnh QL - PH.
Hệ thống thủy lợi QL - PH được vận hành theo quy trình tạm thời do Bộ
NN&PTNT ban hành tại Quyết định số 3092/QĐ-BNN-TL ngày 16/10/2007. Đồng
thời, Bộ NN&PTNT đã thành lập Hội đồng quản lý hệ thống thủy lợi QL - PH theo
Quyết định số 3335/QĐ-BNN-TCCB ngày 29/11/2005 và Ban hành Quy chế tổ
chức, hoạt động của Hội đồng Quyết định số 57/2006/QĐ-BNN-TL ngày
08/01/2006; Hội đồng có Văn phòng thường trực giúp việc có trụ sở tại thành phố
Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Hội đồng này hoạt động dựa trên hình thức kiêm nhiệm,
thiếu thốn cán bộ chuyên trách, thiếu quyền quản lý hành chính đối với công tác
điều hành hệ thống và kinh phí hạn chế nên hiệu quả điều hành rất hạn chế.
Trong tương lai gần, cần thiết phải hoàn thiện tổ chức quản lý hệ thống với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


đầy đủ các thẩm quyền về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, nhân lực và tài chính
để chỉ đạo điều hành việc vận hành các CTTL trong hệ thống.
Để khắc phục những bất cập và quản lý khai thác tốt hệ thống tôi lựa chọn,
nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợi Quản Lộ Phụng Hiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý khai thác hệ thống thủy lợi QL - PH những năm
gần đây. Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý khai thác hệ thống thủy lợi QL
- PH trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý, khai thác
và quản lý khai thác hệ thống thủy lợi;
- Đánh giá thực trạng quản lý khai thác hệ thống thủy lợi QL - PH những
năm gần đây;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác hệ thống;
- Định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý hệ thống thủy lợi QL PH những năm tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nội dung liên quan đến quản lý khai thác hệ thống thủy lợi QL - PH.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu những nội dung về thực trạng quản lý khai thác tại hệ
thống CTTL QL - PH, đánh giá các tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý khai thác tại hệ thống.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi hệ thống CTTL QL - PH nằm trong
phạm vi 3 tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


1.3.2.3. Phạm vi thời gian
- Đề tài thực hiện với số liệu thu thập được từ các tài liệu đã công bố số liệu

điều tra được thu thập năm 2013 trong thời gian 4 năm (từ năm 2009 đến 2013), số
liệu điều tra năm 2014.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 8/2013 đến tháng 10/2014.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG THỦY LỢI
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm cơ bản và Phân cấp công trình thủy lợi
2.1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Công trình thủy lợi: là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt
lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng
sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn
nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại.
Hệ thống công trình thủy lợi: bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan
trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định.
Quản lý khai thác công trình thủy lợi: là công tác quản lý CTTL theo thẩm
quyền được giao theo quy định (phạm vi đất công trình, duy trì, bảo quản, duy tu và
bảo dưỡng khi cần thiết). Đặc biệt ngăn chặn các hành vi xâm chiếm, phá hoại công
trình, đồng thời khai thác, sử dụng tiềm năng, năng lực thiết kế của CTTL để phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Đây là định nghĩa mô tả các công việc đang quản lý theo các báo cáo của
Tổng cục Thủy lợi. Hiện nay, Tổng cục Thủy lợi đang xây dựng Luật Thủy lợi và
nghiên cứu định nghĩa lại khái niệm trên.
Hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh: là hệ thống công trình thuỷ lợi có liên
quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 tỉnh

hoặc đơn vị hành chính tương đương trở lên.
Tổ chức hợp tác dùng nước: là hình thức hợp tác của những người cùng
hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi, làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ công trình, phục
vụ sản xuất, dân sinh.
2.1.1.2. Phân cấp công trình thủy lợi
Cấp công trình là căn cứ để xác định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân
thủ theo các mức khác nhau phù hợp với quy mô và tầm quan trọng của công trình.
Cấp thiết kế công trình là cấp công trình.
CTTL được phân thành 5 cấp (cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV) tùy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


thuộc vào quy mô công trình hoặc tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của nó đến
phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng v.v.... Công trình ở các cấp khác
nhau sẽ có yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Công trình cấp đặc biệt có yêu cầu kỹ thuật
cao nhất và giảm dần ở các cấp thấp hơn.
Bảng 2.1. Phân cấp Công trình Thủy lợi
Loại công trình và năng lực

Loại

phục vụ

nền

1. Diện tích được tưới hoặc diện
tích tự nhiên khu tiêu, (103)
2. Hồ chứa nước có dung tích ứng


Cấp công trình
Đặc biệt

I

II

III

IV

-

>50

>10 ÷ 50

>2 ÷10

≤2

>200 ÷1 000 >20 ÷200

≥3 ÷20

<3

>1 000


với MNDBT (106m3)
3. Công trình cấp nguồn nước chưa
xử lý cho các ngành sử dụng nước

> 20 >2

>10 ÷20

>2 ÷10

≤2

-

3

khác có lưu lượng (m /s)
4. Đập vật liệu đất, đá – đá có

A

> 100

>70 ÷100

>25 ÷70

>10 ÷25

≤10


chiều cao lớn nhất (m)

B

-

> 35 ÷75

>15 ÷35

>8 ÷15

≤8

C

-

-

>15 ÷25

>5 ÷15

≤5

5. Đập bê tông, bê tông cốt thép

A


> 100

>60 ÷100

>25 ÷60

>10 ÷25

≤10

các loại và các CCTL chịu áp

B

-

>25 ÷50

>10 ÷25

>5 ÷10

≤5

khác có chiều cao (m)

C

-


-

>10 ÷20

>5 ÷10

≤5

6. Tường chắn có chiều cao (m)

A

-

>25 ÷40

>15 ÷25

>8 ÷15

≤8

B

-

-

>12 ÷20


>5 ÷12

≤5

C

-

>10 ÷15

>4 ÷10

≤4

Nguồn: Quy chuẩn QCVN04-05: 2012/BNNPTNT

Chú thích:
1, Đất nền chia thành 3 nhóm điển hình:
- Nhóm A: nền là đá;
- Nhóm B: nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng;
- Nhóm C: nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo;
2, Chiều cao công trình dược tính như sau:
- Với đập vật liệu đất, đất – đá: chiều cao tính từmặt nền thấp nhất sau khi
dọn móng (không kể phần chiều cao chân khay) đến đỉnh đập;
- Với đập bê tông các loại và các công trình xây đúc chịu áp khác: chiều cao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6



tính từ đáy chân khay thấp nhất đến đỉnh công trình.
2.1.2. Các loại hình quản lý khai thác hệ thống thủy lợi
Các loại hình tổ chức quản lý KTCTTL đang tồn tại ở nước ta hiện nay rất
phong phú từ tên gọi tới phạm vi ngành nghề. Tuy nhiên, có thể quy thành 4 loại
hình chính như sau:
- Doanh nghiệp;
- Tổ chức hợp tác dùng nước;
- Đơn vị sự nghiệp;
- Cá nhân.
2.1.2.1. Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi
Việc quản lý khai thác các hệ thống CTTL được xây dựng từ nguồn vốn
Ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước chủ yếu do các
Doanh nghiệp làm nhiệm vụ KTCTTL (Công ty TNHH MTV KTCTTL).
Đến nay, cả nước có khoảng trên 100 Công ty TNHH MTV KTCTTL, trong
đó có 3 công ty trực thuộc Bộ NN&PTNT nông thôn, còn lại là công ty trực thuộc
các tỉnh, thành phố. Hiện có 13 tỉnh chưa thành lập công ty KTCTTL gồm: Hà
Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long
An, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Cần Thơ, Cà Mau.
Bảng 2.2. Số lượng tổ chức Khai thác công trình thủy lợi trên phạm vi cả nước
Tỉnh chưa
TT

Tên vùng

thành lập
công ty

Số lượng công ty, đơn vị sự nghiệp
QLKTCTTL

Tỉnh/liên

Huyện, liên

Đơn vị sự

tỉnh

huyện

nghiệp

1

Miền núi phía Bắc

3

8

13

4

2

Đồng bằng sông Hồng

-


5

30

0

3

Bắc Trung bộ

-

3

18

0

4

Duyên hải miền Trung

-

5

2

0


5

Tây Nguyên

1

4

0

1

6

Đông Nam Bộ

2

8

0

0

7

ĐBSCL

7


5

0

2

Tổng:

13

38

63

7

Nguồn: Tổng cục Thuỷ lợi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


Bảng tổng hợp này không bao gồm các Chi cục thuỷ lợi vừa thực hiện chức
năng quản lý nhà nước, vừa tham gia quản lý khai thác như Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên
Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu.
Trong số các doanh nghiệp này, Bộ NN&PTNT thành lập 03 doanh nghiệp
trực thuộc để tham gia quản lý, KTCTTL liên tỉnh.
- Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Nam Hà chủ yếu quản lý các CTTL là
hệ thống các công trình trạm bơm điện đầu mối lớn, đập điều tiết, kênh trục chính

liên tỉnh, phục vụ tưới, tiêu hoặc cấp nước (hệ thống công trình động lực).
- Hệ thống CTTL mà Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Hưng Hải quản lý
chủ yếu là các cống đầu mối, âu thuyền phục vụ liên tỉnh, 01 trạm bơm tiêu, hệ
thống kênh trục chính phục vụ tưới, tiêu liên tỉnh (hệ thống chủ yếu là công trình
trọng lực).
- Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Dầu Tiếng - Phước Hoà quản lý hệ
thống công trình đầu mối hồ Dầu Tiếng, đập Phước Hoà và hệ thống kênh trục
chính phục vụ tưới, tiêu liên tỉnh (hệ thống công trình trọng lực).
Ngoài 3 doanh nghiệp trực thuộc Bộ NN&PTNT nêu trên, các doanh nghiệp
khác hiện nay chủ yếu quản lý hệ thống CTTL trong phạm vi tỉnh (tập trung chủ
yếu ở các tỉnh miền Trung và miền Nam), hoặc phạm vi huyện (tập trung chủ yếu ở
các tỉnh miền Bắc). Tuy nhiên, còn có một số ít doanh nghiệp trực thuộc tỉnh cũng
tham gia quản lý hệ thống CTTL liên tỉnh: Công ty TNHH MTV khai thác dịch vụ
thuỷ lợi Sông Nhuệ quản lý hệ thống CTTL phục vụ các tỉnh, thành phố Hà Nam,
Hà Nội; công ty An Hải quản lý hệ thống công trình phục vụ Hải Phòng, Hải
Dương; công ty Sông Chu phục vụ các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh; công ty
TNHH MTV KTCTTL Bắc Đuống quản lý hệ thống công trình phục vụ Bắc Ninh,
Bắc Giang…
Ở một số tỉnh, thành phố còn có các doanh nghiệp nhà nước khác cùng tham
gia hoạt động trong lĩnh vực quản lý KTCTTL: tỉnh Hải Dương có Xí nghiệp
KTCTTL Thành phố Hải Dương trực thuộc Công ty TNHH MTV quản lý công
trình đô thị Hải Dương, Cổ phần Vinaconex 27 ở Đồng Tháp …

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


SỞ NN&PTNT


Công ty KTCTTL

Ban Giám đốc

Phòng Tổ chức
- Hành chính

Phòng Quản lý
Khai thác

Phòng Kinh tế

Dịch vụ công ích

Kinh doanh TH

XN, Cụm, TN

Xí nghiệp
KSTK, xây lắp

Phòng Kế
hoạch kỹ thuật

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty Khai thác công trình thủy lợi
Ngoài nhiệm vụ công ích, các công ty, xí nghiệp KTCTTL được thành lập
các bộ phận tổ chức khác phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định
hiện hành gồm: Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng, bộ phận tư vấn, khảo sát
thiết kế, bộ phận xây lắp hoặc sửa chữa.
Hiện nay, tổ chức của các công ty KTCTTL ở một số địa phương đang dần

đi vào ổn định.
Bắt đầu bằng việc thực hiện quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002
của Thủ tướng Chính phủ (nay được thay thế bằng Quyết định số 155/2004/QĐTTg ngày 24/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ “Về ban hành tiêu chí, danh mục
phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công
ty nhà nước”), các tỉnh đã tiến hành đổi mới sắp xếp, củng cố lại doanh nghiệp bằng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


hình thức sáp nhập các công ty huyện thành công ty tỉnh hoặc ngược lại (Thanh
Hoá, Hải Dương, Quảng Trị, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh).
Tiếp theo, thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 2005, đến nay toàn bộ các tỉnh,
thành phố đã xây dựng đề án và thực hiện xong việc chuyển đổi các công ty
KTCTTL thành công ty TNHH MTV. Phương thức hoạt động của các doanh nghiệp
hiện nay được thực hiện theo quy định của Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày
11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và
theo quy định khác của pháp luật hướng dẫn phương thức này. Tuy nhiên ở một vài
nơi có hình thức công ty cổ phần tham gia/được giao nhiệm vụ quản lý KTCTTL
như: Công ty Cổ phần KTCTTL Sơn La; Công ty Cổ phần Khai thác thuỷ lợi Kon
Tum; Công ty Cổ phần dịch vụ Thuỷ lợi Vĩnh Long (hiện đã không còn tham gia
quản lý thuỷ nông); Công ty Cổ phần Thuỷ lợi Sóc Trăng. Tuy nhiên việc thực hiện
cổ phần ở các công ty này chưa đúng bản chất của vấn đề cổ phần hoá nên các công
ty này hoạt động còn nhiều khó khăn. Tỉnh Sơn La sẽ chuyển đổi công ty này sang
loại hình Công ty TNHH MTV, 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước và thực hiện từ
năm 2013.
Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp thường được bố trí như sau:
- Chủ tịch Hội đồng thành viên;
- Tổng Giám đốc (hoặc do Chủ tịch HĐTV kiêm nhiệm);
- Các Phó Tổng giám đốc;

- Kiểm soát viên;
- Các Phòng chức năng: Tổ chức – Hành chính, Quản lý khai thác công trình,
Kế hoạch – Kỹ thuật, Tài vụ;
- Các Xí nghiệp hoặc Chi nhánh trực tiếp quản lý khai thác công trình.
Như vậy, về mô hình tổ chức khai thác CTTL hiện nay tuỳ thuộc vào quan
điểm của từng địa phương dẫn đến việc thành lập đa dạng các tổ chức KTCTTL
khác nhau, nhưng đang dần ổn định.
2.1.2.2. Tổ chức hợp tác dùng nước
Tham gia quản lý các CTTL còn có các TCHTDN. TCHTDN là các tổ chức
thuỷ nông cơ sở gồm nhiều loại hình khác nhau bao gồm các hợp tác xã nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


nghiệp làm dịch vụ tổng hợp, hợp tác xã dùng nước, hội dùng nước, tổ đội thuỷ
nông, ban quản lý thuỷ nông, cá nhân... Các TCHTDN quản lý các CTTL có quy
mô vừa và nhỏ hoặc kênh mương nội đồng trong các hệ thống lớn. Theo báo cáo
tổng hợp, cả nước có khoảng 15.000 TCHTDN làm dịch vụ thuỷ nông.
Theo tài liệu điều tra thì hiện nay có 91% số công trình do Doanh nghiệp
Nhà nước quản lý, phục vụ tưới cho 80% tổng diện tích được tưới, 9% số công trình
do dân quản lý phục vụ tưới cho 20% diện tích được tưới. Riêng các hệ thống thuỷ
lợi lớn thì phần công trình kênh mương mặt ruộng phạm vi xã, thôn chủ yếu do dân
quản lý. Thực tế đã khẳng định hiệu quả phục vụ của công trình không chỉ công
trình đầu mối, kênh trục chính mà phải có công trình mặt ruộng và không thể thiếu
vai trò của dân trong quản lý vận hành.
Đã có nhiều báo cáo tổng kết, đánh giá hiệu quả của các loại hình tổ chức
hợp tác dùng nước với các quy mô khác nhau thuộc các dự án đầu tư, dự án trợ giúp
kỹ thuật do các tổ chức quản lý dự án, ngành ở cả địa phương và Trung ương thực

hiện gồm các loại hình tiêu biểu có qui mô và tên gọi khác nhau:
Mô hình liên xã (từ 2 xã trở lên): Quản lý tuyến kênh thuộc các hệ thống
thuỷ lợi loại vừa và lớn, phục vụ tưới cho 200 - 500 ha ở các tỉnh như Thanh hoá,
Nghệ An, Thái Bình dưới các hình thức: Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN), Hợp
tác xã dùng nước, Hội dùng nước. Loại hình này thực hiện việc quản lý công trình
(chủ yếu là kênh) không theo địa giới hành chính, công khai tài chính, hoạt động
khá hiệu quả.
Một số mô hình quản lý kênh, công trình phục vụ tưới cho dưới 200 ha thuộc
các tỉnh Tuyên quang, Thái Bình dưới hình thức Ban quản lý, Hợp tác xã. Tính chất
hoạt động của loại hình “Ban” không phù hợp với tên gọi làm dịch vụ tương tự tổ,
đội thuỷ nông trong HTXNN, nhưng độc lập hơn vì có tài khoản riêng ở kho bạc.
Mô hình 1 xã hoặc nhiều thôn trong 1 xã: Quản lý tuyến kênh, hoặc một
phần tuyến kênh, trạm bơm phục vụ trong phạm vi xã thuộc các hệ thống thuỷ lợi
vừa và lớn, hoặc hệ thống CTTL nhỏ. Loại hình này có ở hầu hết các vùng với các
tên gọi khác nhau, nhưng phổ biến vẫn là loại hình HTXNN, HTX Thuỷ nông
(Vùng đồng bằng sông Hồng có 96,7%, vùng Đông Nam bộ có 58,5 %, ĐBSCL

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


72,99 %, Tây nguyên 62,8 % HTXNN). Số còn lại hoạt động dưới hình thức Hội
dùng nước, Tổ hợp tác, Đội thuỷ nông, Ban quản lý.
Phần lớn các HTX làm dịch vụ tưới, hoặc HTX làm dịch vụ tổng hợp trong
đó dịch vụ tưới được hạch toán riêng, hoặc Tổ Hợp tác chuyên khâu thì thuỷ lợi phí
được chi đúng, đủ cho vận hành và bảo dưỡng, đảm bảo tài chính công khai và
trong điều kiện thời tiết bình thường hoạt động đều có lãi (HTX Phú An - An
Giang, HTX Thuận Hoà - Tân Phú, Đồng Tháp). Loại hình hạch toán riêng tập
trung và phát triển mạnh ở Vùng Duyên hải miền trung (67,7%), ĐBSCL (60,7%),

Tây nguyên (71,9 %), riêng Tiền Giang 82,6%.
Bảng 2.3. Loại hình tổ chức hợp tác dùng nước theo các vùng, miền
TT

Vùng

HTXNN (%)

Các tổ chức khác (%)

1

Miền núi phía Bắc

91,0

9,0

2

Đ. bằng Sông Hồng

96,7

3,3

3

Bắc Trung Bộ


86,5

13,5

4

D. hải miền Trung

67,0

33,0

5

Tây Nguyên

62,8

37,2

6

Đông Nam Bộ

58,5

41,5

7


Đ. bằng S. Cửu Long

72,99

27,01
Nguồn: Tổng cục Thuỷ lợi

2.1.2.3. Đơn vị sự nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi
- Đơn vị sự nghiệp quản lý KTCTTL được thành lập theo quy định của pháp
luật về đơn vị sự nghiệp để quản lý hệ thống công trình phục vụ từ hai huyện trở lên
không phức tạp trong quản lý vận hành.
- Bộ NN&PTNT quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp quản lý KTCTTL
phục vụ từ hai tỉnh trở lên.
- UBND cấp tỉnh quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp quản lý KTCTTL
trong phạm vi tỉnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


2.1.2.4. Cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi
- Người có đủ điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật, có thể được
giao quản lý khai thác và bảo vệ CTTL do nhà nước đầu tư xây dựng.
- CTTL do cá nhân đầu tư xây dựng, phải được tổ chức quản lý khai thác
theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.1.3. Vai trò của quản lý khai thác hệ thống
Đơn vị quản lý khai thác hệ thống thuỷ lợi là đơn vị đảm nhận vai trò “Quản
lý, vận hành hệ thống thủy lợi an toàn, hiệu quả để cung cấp nguồn nước tưới cho
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh kinh tế trong lực vực thiết kế”.

Đồng thời, đơn vị này có trách nhiệm và nghĩa vụ phát huy hiệu quả nguồn lực
hiện đang được nhà nước giao quản lý, sử dụng; Tăng cường công tác quản trị, điều
hành doanh nghiệp; sử dụng hiệu quả vốn, tài sản, và mọi nguồn lực Nhà nước giao.
2.1.4. Nội dung quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi
Theo Pháp lệnh Quản lý khai thác và bảo vệ CTTL, quản lý nhà nước về
khai thác và bảo vệ CTTL bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách về khai thác và bảo vệ CTTL;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình,
quy phạm, tiêu chuẩn về khai thác và bảo vệ CTTL;
3. Quyết định việc điều chỉnh quy hoạch hệ thống CTTL, dự án đầu tư sửa
chữa, nâng cấp CTTL và kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp nhà nước KTCTTL,
tổ chức hợp tác dùng nước; giám sát chất lượng thi công; tổ chức nghiệm thu, bàn
giao công trình;
4. Cấp, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động phải có phép trong phạm vi
bảo vệ CTTL;
5. Phê duyệt phương án bảo vệ CTTL; quyết định biện pháp xử lý trong
trường hợp CTTL có nguy cơ xảy ra sự cố; chỉ đạo việc điều hòa, phân phối nước
của CTTL trong trường hợp xảy ra hạn hán, ưu tiên nước cho sinh hoạt;
6. Tổ chức việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc
khai thác và bảo vệ CTTL; tổ chức bộ máy tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


thác và bảo vệ CTTL; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác quản lý
khai thác và bảo vệ CTTL;
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi

phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ CTTL;
8. Tổ chức thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ
CTTL.
2.1.5. Nhiệm vụ chung của đơn vị thực hiện quản lý khai thác công trình thủy lợi
và tổ chức hợp tác dùng nước
1. Điều hòa, phân phối nước công bằng, hợp lý phục vụ sản xuất và đời sống,
ưu tiên nước sinh hoạt; thực hiện hợp đồng với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước,
làm dịch vụ từ CTTL; bồi thường thiệt hại theo quy định;
2. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật,
dự án đầu tư của hệ thống CTTL đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt;
3. Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố; duy tu, bảo dưỡng, vận
hành bảo đảm an toàn công trình; kiểm tra, sửa chữa công trình trước và sau mùa
mưa lũ;
4. Làm chủ đầu tư trong việc duy tu, sửa chữa, nâng cấp CTTL; duy trì, phát
triển năng lực công trình, bảo đảm an toàn và sử dụng lâu dài;
5. Xây dựng hoặc tham gia xây dựng quy trình vận hành công trình, quy
trình điều tiết nước của hồ chứa, quy trình vận hành hệ thống, trình cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;
6. Quan trắc, theo dõi thu thập các số liệu theo quy định; nghiên cứu tổng
hợp và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ
CTTL; lưu trữ hồ sơ KTCTTL;
7. Bảo vệ chất lượng nước; phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
phòng, chống lũ, lụt, xâm nhập mặn và các tác hại khác do nước gây ra;
8. Tổ chức để nhân dân tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương án
bảo vệ công trình;
9. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 14


2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác hệ thống
2.1.6.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Qua nhiều năm, nhà nước và nhân dân ta đã đầu tư xây dựng, tạo nên cơ sở
vật chất về hạ tầng thuỷ lợi trị giá hàng trăm ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cân đối cho Bộ NN&PTNT giảm dần qua
các năm gần đây. Nguồn vốn trong nước cho thuỷ lợi bị thiếu hụt quá lớn, nợ đọng
nhiều. Các hệ thống được đầu tư dàn trải dẫn tới nhiều hệ thống chưa khép kín,
không đảm bảo để vận hành đúng thiết kế.
Mức đầu tư ban đầu cho 1 đơn vị diện tích được đảm bảo tưới tiêu so với các
khu vực còn thấp nên không có điều kiện để đưa những công nghệ hiện đại, vật liệu,
thiết bị và trang thiết bị quản lý tiên tiến vào xây dựng và quản lý các CTTL. Do
vậy hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác quản lý KTCTTL hiện nay rất lạc
hậu, đầu tư cho trang thiết bị quản lý của các CTTL chưa được quan tâm. Mặc dù
Bộ NN&PTNT đã ban hành tiêu chuẩn ngành về Trang thiết bị quản lý trong hệ
thống công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu (số 14TCN 131-2002 ngày 9/01/2003)
nhưng trong nhiều dự án, tư vấn thiết kế vẫn chưa quan tâm tới những quy định
trong tiêu chuẩn này. Sự lạc hậu, thiếu thốn về cơ sở vật chất trang thiết bị quản lý
cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng yếu kém về công tác quản
lý khai thác công trình thuỷ lợi hiện nay.
2.1.6.2. Về tổ chức quản lý
Trong khoảng thời gian 10 năm gần đây, từ năm 2000-2012, cơ quan quản lý
nhà nước về thủy lợi cấp trung ương thường xuyên có biến động. Giai đoạn từ
2000-2004, nhiệm vụ này được giao cho Cục Quản lý nước và CTTL. Từ năm
2004-2010, là Cục Thủy lợi. Trong thời gian này, nhiệm vụ quản lý nhà nước về
thuỷ lợi luôn được điều chỉnh, bổ sung. Cụ thể: nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước
được chuyển sang Bộ Tài nguyên và Môi trường, tiếp theo Cục Thuỷ lợi trực tiếp
làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Hiện nay, theo Quyết định số 03/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ
tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Tổng cục Thủy lợi trực thuộc Bộ NN&PTNT thì Tổng cục Thủy lợi là cơ quan trực
thuộc Bộ NN&PTNT, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 15


×