GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN
ThS. Phạm Phương Thảo
Đại học Y Dược TP.HCM
1
NỘI DUNG
Các yếu tố cơ bản của quá trình giao
tiếp
Các kiểu hành vi trong giao tiếp
Các đặc điểm của người giao tiếp tốt
và các điểm cần tránh khi giao tiếp.
Các dạng nhân cách có liên quan đến
các dạng bệnh nhân thường gặp
2
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Các khó khăn thường gặp trong giao tiếp
với bệnh nhân
Đã ứng dụng các kĩ năng giao tiếp trong
công việc như thế nào?
Các dạng bệnh nhân thường gặp?
Chọn một dạng bệnh nhân và vận dụng
các kĩ năng giao tiếp đã học để đóng vai
tình huống giao tiếp với bệnh nhân đó.
3
I- NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA QUÁ
TRÌNH GIAO TIẾP
AI? (WHO)
Chủ thể giao tiếp- người đó là ai?
Đặc điểm cá nhân
4
I- NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA QUÁ
TRÌNH GIAO TIẾP
AI? (who)
Hiệu quả giao tiếp còn phụ thuộc:
Việc nhìn nhận, đánh giá bản thân mình
Hình ảnh bản thân tốt
Cởi mở
Làm chủ cảm xúc và phản ứng
Tự tin
Tiếp nhận tích cực các tác động
5
I- NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA QUÁ
TRÌNH GIAO TIẾP
NÓI GÌ? (what)
Nội dung của cuộc giao tiếp
Được chủ thể ý thức
Dựa trên mục tiêu, nhằm thoả mãn nhu
cầu
6
I- NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA QUÁ
TRÌNH GIAO TIẾP
VỚI AI? (who)
Hiệu quả phụ thuộc cả người nói lẫn
người nghe
Thông tin được tiếp nhận khác với
thông tin gốc
Do đặc điểm cá nhân riêng: động cơ,
nhu cầu, tính cách, quan điểm,....
Cần tìm hiểu đối tượng
7
I- NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA QUÁ
TRÌNH GIAO TIẾP
BẰNG CÁCH NÀO?
Phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ, phi
ngôn ngữ, phương tiện vật chất,…
Hoàn cảnh giao tiếp: vật chất và tâm lí
Vật chất: địa điểm, không gian, thời gian
số người, thời tiết, ánh sáng, tiếng ồn,…
Tâm lí, xã hội: mục đích giao tiếp, quan
hệ giao tiếp, tâm trạng, cảm giác an
toàn.
8
II- Các kiểu hành vi trong giao tiếp
Hành vi thụ động:
Luôn tuân phục
Luôn làm theo ý người khác
Không dám nói ý kiến riêng vì sợ làm
phật lòng
Tự phủ định chính mình, chờ người
khác quyết định thay cho mình
Tự nguyện để người khác lấn lướt rồi
ấm ức.
9
II- Các kiểu hành vi trong giao tiếp
Hành vi lấn át gián tiếp:
Không dám phát biểu thẳng ý kiến
Giả vờ đồng tình
Không dám khẳng định sự tự tin
Bề ngoài không phản đối trực diện
Hy vọng đối tác hiểu ngầm mình
Nhưng không nhượng bộ nhu cầu của mình
Lâu dài sẽ gây mất lòng tin với ngươời khác
Bản thân sẽ mất tự tin
Gây hiểu lầm, khó xử.
10
II- Các kiểu hành vi trong giao tiếp
Hành vi lấn át
Luôn luôn áp đặt, ra mệnh lệnh
Thích tham gia và quyết định mọi
chuyện thay cho người khác
Luôn muốn thắng thế, giành mọi phần
lợi về mình
Có thể có lời nói, hành động xúc phạm
người khác: la lối chửi mắng
Làm người khác sợ, né tránh
Hay thất bại trong giao tiếp
11
II- Các kiểu hành vi trong giao tiếp
Hành vi tự khẳng định
Hành vi của người tự trong
Biết bảo vệ quyền lợi, ý kiến trong sự
tôn trọng, không xâm phạm người khác
Biết diễn đạt nhu cầu, giá trị, ước
muốn.
Có hành động tế nhị, phù hợp từng
hoàn cảnh
12
III- Các đặc điểm của người giao tiếp
tốt
Tạo hình ảnh bản thân tốt
tự tin, độc lập
Lắng nghe tích cực
Biểu lộ ý nghĩ và cảm tưởng rõ ràng
ứng phó bình tĩnh, ngay khi có cảm xúc
mạnh
13
III- Các đặc điểm của người giao tiếp
tốt
Khả năng đồng cảm, tỏ ra thân thiện
Tập trung vào vấn đề hiện tại, không đi
quá xa vấn đề
Hợp tác, tôn trọng đối tượng
Phân tích, đánh giá vấn đề khách quan
Cân nhắc trước khi nói
Phản hồi đúng
14
III- Các đặc điểm cần tránh khi giao
tiếp
Tự hào, nói về mình quá nhiều
Tranh cãi quá mức với đối tác
Có thành kiến, suy diễn không có cơ sở
Phán xét hời hợt, chuyển chủ đề vô cớ
Giả vờ hiểu ý
Từ ngữ không lịch sự
15
III- Các đặc điểm cần tránh khi giao
tiếp
Chỉ trích, giáo huấn, giảng đạo đức
Bỡn cợt
Kênh kiệu
Mỉa mai, châm biếm, khích bác
Đe doạ đối tác
Lí luận dài dòng
16
IV. CÁC DẠNG NHÂN CÁCH
1. Các kiểu khí chất:
Do kiểu thần kinh qui định
Hệ thần kinh gồm có :
Hưng phấn-Ức chế
Linh hoạt-Không linh hoạt
Mạnh-Yếu
17
IV. CÁC DẠNG NHÂN CÁCH
1. Các kiểu khí chất:
Khí chất hăng hái: mạnh, cân bằng, linh
hoạt
Khí chất bình thản: mạnh, cân bằng,
không linh hoạt
Khí chất nóng nảy: mạnh, không cân bằng
Khí chất ưu tư: yếu
18
IV. CÁC DẠNG NHÂN CÁCH
Khí chất hăng hái: Kiểu thần kinh mạnh, cân
bằng, linh hoạt
Nhận thức nhanh
Cởi mở, lạc quan, tự tin
Nhanh nhẹn, hoạt bát, dễ thích nghi
Không sâu sắc, không cẩn thận
Không kiên nhẫn, dễ chán, dễ quên, dễ bỏ dỡ
công việc giữa chừng
Giao tiếp tốt với thầy thuốc nhưng dễ quên,
không kiên trì điều trị, ít tuân thủ các hướng
dẫn của thầy thuốc.
19
IV. CÁC DẠNG NHÂN CÁCH
Khí chất bình thản: mạnh, cân bằng,
không linh hoạt
Nhận thức sâu sắc
Tính tình cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ, kiên
nhẫn, đến nơi đến chốn
Tình cảm sâu sắc, bền vững, chung thủy
Khó làm quen, kết bạn, ít cởi mở, có vẻ
lạnh lùng
20
IV. CÁC DẠNG NHÂN CÁCH
Khí chất bình thản:
Nhận thức và hành vi chậm chạp,
không linh hoạt, khó thích nghi với
hoàn cảnh mới
Bệnh nhân dạng này không cởi mở với
thầy thuốc nhưng khi được giải thích
cặn kẽ, tin tưởng thì bệnh nhân sẽ
tuân thủ những gì thầy thuốc hướng
dẫn.
21
IV. CÁC DẠNG NHÂN CÁCH
Khí chất nóng nảy: Mạnh, không cân bằng
Nhận thức nhanh, hành vi cử chỉ nhanh,
mạnh, quyết liệt
Cởi mở, thân thiện, chân thật
Can đảm, quyết đoán, liều lĩnh, thẳng tính,
Dễ nổi nóng, xung đột, dễ mất lòng
Phung phí sức lực vô ích
Là dạng bệnh nhân dễ gây hấn nên người
thầy thuốc cần kiềm chế, mềm mỏng với
bệnh nhân này để tránh xung đột xãy ra
22
IV. CÁC DẠNG NHÂN CÁCH
Khí chất ưu tư: kiểu thần kinh yếu
Sáng tạo, nhạy cảm cao
Hiền dịu, cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo
Tình cảm sâu sắc, bền bỉ
Hay tự ti, sợ sệt, ngại gặp người lạ, môi
trường mới
Là dạng bệnh nhân hay lo lắng, sợ hãi, rút
lui nên người thầy thuốc cần dịu dàng,
tạo sự an tâm nơi bệnh nhân khi đó bệnh
nhân sẽ mạnh dạn hợp tác và tuân thủ
tốt.
23
24
25