Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

đánh giá đa dạng di truyền một số quần thể ngao bến tre meretrix lyrata ( sowerby, 1851) tại việt nam bằng chỉ thị microsatellite

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.94 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
............

............

NGUYỄN THỊ HIẾN

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ
QUẦN THỂ NGAO BẾN TRE Meretrix lyrata ( Sowerby, 1851)
TẠI VIỆT NAM BẰNG CHỈ THỊ MICROSATELLITE

CHUYÊN NGÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ:60.62.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. THÁI THANH BÌNH

HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Kết
quả có được ở luận văn do sự cố gắng làm việc, nghiên cứu và học hỏi một cách
nghiêm túc của bản thân.
Tác giả

Nguyễn Thị Hiến



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Thái Thanh
Bình - Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế - Trường Cao đẳng Thủy sản,
người đã định hướng cũng như tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn ThS. Hoàng Thị Phương Hồng cùng các cán bộ làm việc tại
Phòng thí nghiệm - Trường Cao đẳng Thủy sản đã nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật
phân tích Microsatellite.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện nghiên
cứu nuôi trồng thủy sản I đã tạo điều kiện cho tôi có được khóa học này.
Xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ, những lời động viên của bạn bè, đồng nghiệp
dành cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng lời cảm ơn xin được dành cho bố, mẹ và những anh chị em trong
gia đình, đặc biệt là người chồng của tôi đã động viên, giúp đỡ tôi trong học tập và
cuộc sống.
Đề tài được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí của đề tài: “Đánh giá đa dạng
di truyền một số quần thể ngao Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) tại Việt
Nam bằng chỉ thị microsatellite”
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1

2.

Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 2

3.

Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 2

4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................... 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
1.1.

Đa dạng di truyền. ....................................................................................... 3


1.2.

Chỉ thị phân tử Microsatellite. ..................................................................... 3

1.3.

PCR (Polymerase Chain Reaction) .............................................................. 5

1.4.

Ứng dụng chỉ thị phân tử trong đánh giá đa dạng di truyền các loài
thủy sản ở Việt Nam. ................................................................................... 8

1.5.

Một số đặc điểm sinh học của ngao Bến Tre ...............................................11

1.5.1. Hệ thống phân loại ngao Bến Tre ...............................................................11
1.5.2. Nguồn gốc và sự phân bố của ngao Bến Tre. ..............................................12
1.5.3. Đặc điểm hình thái- sinh thái ......................................................................14
1.5.4. Đặc điểm dinh dưỡng .................................................................................14
1.5.5. Đặc điểm sinh trưởng .................................................................................15
1.5.6. Đặc điểm sinh sản và phát triển ..................................................................15
1.6.

Tình hình nuôi ngao Bến Tre ở thế giới và Việt Nam .................................15

1.6.1. Tình hình nuôi ngao trên thế giới ................................................................15
1.6.2. Tình hình phát triển nuôi ngao tại Việt Nam ...............................................16
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page iii


1.7.

Nghiên cứu đa dạng di truyền ngao Bến Tre ở Thế Giới và Việt Nam ........20

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................22
2.1

Vật liệu nghiên cứu. ...................................................................................22

2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. ..............................................................22
2.1.2. Phương pháp thu và bảo quản mẫu .............................................................24
2.1.3. Thiết bị .......................................................................................................24
2.1.4. Hóa chất .....................................................................................................25
2.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................25

2.2.1. Tách ADN tổng số ......................................................................................27
2.2.2. Nhân ADN đặc hiệu ...................................................................................31
2.2.3. Phân tích đa hình alen các locus Microsatellite ...........................................33
2.2.4. Phân tích thống kê. .....................................................................................37
2.2.5. Xác định cấu trúc quần thể. ........................................................................37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................39
3.1.

Kết quả tách chiết ADN tổng số. ................................................................39


3.2.

Kết quả nhân ADN đặc hiệu .......................................................................40

3.3.

Mức độ đa dạng di truyền của một số quần thể ngao Việt Nam ..................42

3.4.

Mức độ cận huyết của các quần thể ngao ....................................................45

3.5.

Mối quan hệ và khoảng cách di truyền giữa các quần thể............................45

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................48
Kết luận ......................................................................................................48
Đề xuất .......................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................50
PHỤ LỤC .............................................................................................................55

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Địa điểm thu mẫu và số lượng mẫu phân tích. ..................................... 24

Bảng 2.2: Thành phần hóa chất cho phản ứng PCR.............................................. 31
Bảng 2.3: Cặp mồi dùng để khuếch đại Microsatellite của ngao .......................... 32
Bảng 2.4. Chu trình nhiệt của phản ứng PCR....................................................... 32
Bảng 3.1. Số lượng alen, tần số dị hợp tử theo lý thuyết (He), tần số dị hợp tử
quan sát (Ho), giá trị thông tin đa hình (PIC), hệ số cận huyết và kết
quả kiểm định từng locus Microsatellite với giả thiết không cân bằng
di truyền Hardy-Weinberg ..................................................................... 42
Bảng 3.2. Tần số dị hợp tử quan sát (Ho), dị hợp tử mong đợi theo lý thuyết
(He) trung bình alen trên locut (K), Hệ số đồng huyết (Fis), kiểm
định với giả thuyết không tuân theo định luật di truyền Hardy –
Weinberg ở các quần thể ngao................................................................ 44
Bảng 3.3. Ma trận giá trị sai khác di truyền (Fst) giữa các quần thể phân bố
ở 6 quần thể ngao................................................................................. 45

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 .

Sơ đồ nguyên lý phản ứng PCR. .......................................................... 8

Hình 1.2.

Ngao Bến Tre (Meretrix lyrata) ......................................................... 12

Hình 1.3.


Phân bố của ngao Meretrix sp trên thế giới (theo Sealife) .................. 13

Hình 1.4.

Bãi nuôi ngao tại Giao Thủy – Nam Định .......................................... 18

Hình 2.1.

Bản đồ thu mẫu ngao Bến Tre ............................................................ 23

Hình 2.2.

Máy PCR MyGenic 96 Thermal Block .............................................. 25

Hình 2.3.

Cách tiến hành nhuộm ....................................................................... 36

Hình 3.1.

Kết quả kiểm tra ADN tổng số quần thể ngao Bến Tre tại Thanh
Hóa trên gel agarose 1% ................................................................... 40

Hình 3.2.

Kết quả điện di sản phẩm Microsatellte quần ngao Nam Định với
loci MME15 - CQ141846 kiểm tra trên gel Agarose1% .................... 41

Hình 3.3.


Kết quả sản phẩm Microsatellite với loci MME15-GQ141846
của quần thể ngao Nam Định được điện di trên gel
polyacrylamide 4,5%. ........................................................................ 42

Hình 3.4 .

Cây phân loài di truyền của một số quần thể ngao ở Việt Nam........... 46

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADN

Acid desoxyribonucleic

BP

Base pair

dNTP

Deoxy nucleoside triphosphat

ĐDDT

Đa dạng di truyền


Marker

Chỉ thị phân tử

NXB

Nhà xuất bản

NST

Nhiễm sắc thể

PCR

Polymerase Chain Reaction

Taq

Thermus a quaticus

TAE

Tris - glacial acetic acid - ethylene diamine tetra acetic acid)

TB

Trung bình

TE


Tris – EDTA (Ethylene diamine tetra acetic acid)

V

Đơn vị đo hiệu điện thế

UV

Ultra Violet

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Động vật thân mềm được xem là đối tượng thích hợp cho phát triển nuôi
biển. Đây là một trong những xu thế của nuôi trồng thủy sản thế kỷ 21. Trong
những năm qua, nghề nuôi biển phát triển nhanh chóng đã đem lại công ăn việc làm
và góp phần cải thiện đời sống cộng đồng dân cư ven biển. Trong đó, nuôi ngao
được xem là điển hình và hiệu quả nhất trong các đối tượng nuôi nhuyễn thể ở vùng
cửa sông ven biển Việt Nam (Nguyễn Thanh Tùng, 2007).
Ngao Bến Tre (Meretrix lyrata) là loài ngao được nuôi phổ biến nhất ở Việt
Nam bởi giá trị dinh dưỡng, khả năng khai thác và đặc tính thích nghi của chúng
với môi trường.
Phong trào nuôi ngao ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, một số trại sản
xuất giống ngao đã hình thành nhưng chưa đáp ứng đủ con giống cho người nuôi.
Do miền Bắc thiếu ngao giống nên các tư thương buôn bán giống đã chuyển ngao
từ các tỉnh miền Nam ra các tỉnh miền Bắc như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa,

Nghệ An để nuôi. Dẫn đến không tránh khỏi sự trộn lẫn giữa các dòng ngao của các
vùng miền làm giảm tính đa dạng và có nguy cơ giảm chất lượng giống ngao.
Mặc dù ngao Bến Tre là đối tượng nuôi phổ biến nhưng những nghiên cứu
về đối tượng này còn rất hạn chế. Nhìn chung các nghiên cứu về ngao ở trong nước
đa số tập trung vào sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương
phẩm. Vấn đề mới đặt ra cho nghiên cứu hiện nay là cần đánh giá được đa dạng
sinh học của các quần thể ngao Bến Tre, so sánh hệ số biến dị di truyền của các
quần thể để đưa ra được quần thể nào có thể dùng để chọn giống. Ngoài ra cần xem
xét có hiện tượng cận huyết hay không giữa các cá thể trong quần thể và các quần
thể với nhau.
Nhiều năm qua nghề nuôi ngao thương phẩm đã đem lại nguồn thu nhập
đáng kể cho người nuôi nhưng từ năm 2005 lại đây, nghề nuôi ngao ở Việt Nam đã
gặp không ít khó khăn do hiện tượng ngao chết xuất hiện theo mùa hàng năm. Theo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản Thái Bình đến ngày 19/8/2014 tổng diện
tích ngao bị chết là 1.096,33ha/2.569 ha diện tích ngao nuôi của tỉnh.
Được sự đồng ý của Hội đồng khoa học Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I và sự cho phép phối hợp của Trường Cao
đẳng Thủy sản, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá đa dạng di truyền một số
quần thể ngao Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) tại Việt Nam bằng chỉ thị
microsatellite”
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được đa dạng di truyền của quần thể ngao Bến Tre (Meretrix
lyrata) ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh (Cần Giờ),
Bến Tre, Cà Mau bằng chỉ thị microsatellite làm cơ sở cho việc lựa chọn vật liệu ban
đầu phục vụ chọn giống và bảo tồn.

3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu mức độ đa dạng di truyền của một số các quần thể ngao Bến Tre.
- Nghiên cứu mức độ cận huyết của các quần thể ngao Bến Tre.
- Nghiên cứu mối liên hệ, khoảng cách di truyền giữa các quần thể ngao
Bến Tre.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Cung cấp thêm tư liệu thông tin khoa học hữu ích cho công tác nghiên cứu
đa dạng di truyền.
- Những thông tin về đa dạng di truyền các nguồn gene là cơ sở để bảo tồn,
khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn gene ngao Bến Tre tại Việt Nam.
- Góp phần cung cấp thông tin, quy hoạch vùng nuôi ngao Bến Tre ở một số
địa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đa dạng di truyền.
Đa dạng di truyền (ĐDDT) là phân mức cơ bản nhất trong đa dạng sinh học, thể
hiện qua sự khác nhau của tất cả gen di truyền của tất cả các cá thể thực vật, động vật,
nấm và vi sinh vật. ĐDDT là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể tồn tại trong
cùng một loài và giữa các loài khác nhau ( />ĐDDT tạo nên sự khác biệt giữa các cá thể trong quần thể. ĐDDT chính là
sự biến dị của sự tổ hợp trình tự của bốn cặp bazơ cơ bản, thành phần các acid
nucleic, tạo thành mã di truyền. Nghiên cứu về ĐDDT là các nghiên cứu cơ bản và
chính xác nhất sự khác biệt về loài. Sự đa dạng về mặt di truyền trong loài chịu ảnh
hưởng bởi tập tính sinh sản của các cá thể trong quần thể. Các cá thể trong một
quần thể thường có một bộ gene khác nhau. Sự đa dang về bộ gene này là do các cá
thể có gene khác nhau, dù chỉ là rất ít ( />Những hình thái khác nhau của gene được thể hiện bằng những allen và

những khác biệt do sự đột biến. Nhưng allen khác nhau của một gene có thể ảnh
hưởng tới sự phát triển và đặc điểm sinh lý của mỗi cá thể theo cách khác nhau
(Wickneswari R & ctv, 1999).
Tổng các gene và allen trong một quần thể là vốn gene của quần thể và
những tổ hợp của các allen mà mỗi cá thể được biểu hiện bởi các đặc điểm về hình
thái, sinh lý, hóa sinh và được đặc trưng bởi các kiểu di truyền trong từng môi
trường nhất định (Wickneswari R & ctv, 1999).
1.2. Chỉ thị phân tử Microsatellite.
Microsatellite: Một dạng của VNTR (variable number of tandem repeats) là
chuỗi mã di truyền lặp lại rất đơn giản thường xảy ra ngẫu nhiên trên hầu hết
genome, là một đoạn DNA được mô tả đặc điểm bởi sự xảy ra của số lượng bản
copy biến thiên (từ một vài bản lên đến 30 hay nhiều hơn) của dãy trong vòng 5
hoặc số bases ít hơn (được gọi là đơn vị lặp lại). Một Microsatellite điển hình có
đơn vị lặp lại AC, xảy ra ở khoảng 100000 vị trí khác nhau trong bộ genome động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


vật điển hình. Ở bất kì một vị trí nào (locus), thường xuyên có khoảng 5 – 7 “allen”
khác nhau, mà mỗi allen có thể nhận biết tuỳ thuộc vào số đơn vị lặp lại (Bùi Chí
Bửu và Nguyễn Thị Lang, 1999).
Những allen này có thể phát hiện bởi PCR, sử dụng primers đuợc thiết kế từ
một dãy đơn và cũng có trên cả mặt kia của Microsatellite. Khi sản phẩm PCR được
chạy trên gel điện di, allen được ghi nhận khác biệt về độ dài trong giá trị đến kích
cỡ của đơn vị lặp lại, nếu primers tương ứng với dãy duy nhất trực tiếp trên cả 2
mặt của Microsatellite và là đoạn dài 20 base, và một cá thể là dị hợp tử cho một
Microsatellite AC với một allen bao gồm sự lặp lại 5 lần và một allen khác lặp lại 6
lần, sự dị hợp sẽ tạo ra 2 bands trên gel, một band dài 20 + (2x5) +20 =50 bases, và
alen khác dài 20 + (2x6) + 20 = 60 bases. Microsatellites là một marker DNA

chuẩn: chúng được phát hiện dễ dàng bằng PCR, và chúng có khuynh hướng xác
định vị trí bằng nhau từ đầu đến cuối của genome (Butcher PA và ctv, 2000).
Microsatellite bao gồm các đoạn lặp lại ngắn từ 2 - 6 bp và kích thước tại mỗi locus
là 20 - 100 bp. Microsatellite được tìm thấy trong tất cả cơ thể sống, đặc biệt là ở những cơ
thể sống có bộ gen lớn và phân bố đều trên genome. (Butcher PA và ctv, 2000).
Chỉ thị Microsatellite là chỉ thị ADN nghiên cứu trực tiếp trên gen thông qua
việc kiểm tra đánh giá tính biến dị trên ADN bắt đầu bằng tách chiết ADN và tìm
biến dị trình tự nucleotide. Chỉ thị Microsatellite là một trong những chỉ thị ADN
đang được ứng dụng rộng rãi từ nghiên cứu ĐDDT quần thể đến nghiên cứu dòng
thuần, phả hệ và chỉ thị liên quan đến tính trạng chọn lọc. Microsatellite gồm nhiều
phiên bản lặp lại đơn giản của 2-4 nucleotide, phổ biến nhất là lặp lại của 2
nucleotide.
Mỗi vị trí Microsatellite được cho là tập hợp của những đoạn mã đồng nhất,
trong trường hợp trình tự của vị trí Microsatellite được biết thì có thể thiết kế trình
tự đoạn mồi để khuếch đại vị trí Microsatellite đó bằng phản ứng khuếch đại PCR
(Kashi và ctv, 1997). .
Căn cứ vào cấu tạo của đơn vị lặp lại (2-6 lần) chúng ta có :
Mononucleotide SSR (A)

AAAAAAAAAAA

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Dinucleotide SSR (GT)6

GTGTGTGTGTGT


Trinucleotide SSR (CTG)4
Tetranucleotide SSR (ACTC)4

CTGCTGCTGCTG
ACTCACTCACTCACTC

Trinucleotide SSR xuất hiện ít hơn Dinucleotide SSR khoảng 10 lần, và
Tetranucleotide SSR còn hiếm hơn nữa
Chỉ thị Microsatellite là chỉ thị phân tử rất lý tưởng, vì nó có tính đa hình cao
và phân bố rải rác trên hệ gen. Ngoài vị trí Microsatellite là những đoạn trình tự
ngắn từ vài đến vài trăm lần lặp nên có thể nhanh tìm ra và nghiên cứu bằng kỹ
thuật PCR. Mẫu vật để nghiên cứu chỉ thị Microsatellite không cần thiết phải là
mẫu tươi và có thể dùng mẫu giữ trong cồn để khô và đông lạnh nên dễ vận chuyển.
Nghiên cứu đa hình Microsatellite dựa trên sự sai khác về chiều dài do có sự sai
khác về đơn vị lặp gồm các alen ở vị trí nhất định. Chiều dài của alen có thể được
xác định chính xác bằng phương pháp điện di. Với tần số đột biến cao ở nhiều vị trí
xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN nên biến dị tạo ra các alen là rất lớn và mức
độ dị hợp tử cao, do đó rất hữu ích cho phân tích di truyền quần thể, dòng, loài, xác
định cá thể và gen liên kết với tính trạng (Butcher PA và ctv, 2000).
Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng có sự ảnh hưởng của chiều dài
khác nhau của Microsatellite đến hình thái và sự phát triển ở mức cơ quan được
tổng kết lại như một yếu tố chức năng của hệ gen. Những tính chất đặc biệt của
Microsatellite như sự đột biến điểm dẫn đến những giả thiết cho rằng Microsatellite
có thể là một nguồn chủ yếu tạo nên sự đa dạng về di truyền số lượng và quá trình
tiến hóa thích nghi (Kashi và ctv, 1997). Do vậy Microsatellite là một nguồn rất
quan trọng trong việc nghiên cứu đa dạng di truyền và làm cơ sở cho sự thay đổi
của tiến hóa.
1.3. PCR (Polymerase Chain Reaction)
Việc triển khai các ứng dụng của sinh học phân tử thường gặp phải trở ngại
về số lượng vật chất di truyền cần có. Các phương pháp tạo dòng invitro như:

phương pháp lai phân tử, phương pháp véc tơ tách dòng… tuy giải quyết được vấn
đề về số lượng nhưng đòi hỏi thao tác phức tạp và thời gian dài. Sự ra đời của nhiều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


phương pháp khuếch đại invitro có chọn lọc, trong số đó nổi tiếng nhất phải kể đến
phương pháp PCR, đã đảo lộn phương pháp của việc tạo dòng cổ điển, mở ra những
triển vọng ứng dụng to lớn.
Kỹ thuật PCR là kỹ thuật phản ứng chuỗi trùng hợp (Polymerase Chain
Reaction- PCR) do Kary Mullis xây dựng năm 1985. Đây là phương pháp invitro để
nhân bản nhanh một đoạn ADN nào đó, có độ nhạy rất cao, mà chỉ cần một khối
lượng mẫu ban đầu hạn chế. Bản thân kỹ thuật này chỉ là sự mở rộng trực tiếp các
tính chất của quá trình tái bản ADN. Nhưng nó đã sử dụng theo nhiều cách khác
nhau để làm cho việc tách dòng và thao tác với ADN dễ dàng và hiệu quả hơn.
Việc sử dụng kĩ thuật PCR trong lĩnh vực ADN tái tổ hợp đã tạo ra một bước
tiến mang tính cách mạng đối với di truyền học phân tử nói riêng cũng như với sinh
học phân tử nói chung, nhờ việc cho phép phân lập, xác định các gen và đi sâu
nghiên cứu chức năng cũng như biểu hiện của gen trong quá trình phát triển, hoặc
phản ứng của gen đối với các điều kiện môi trường. Nó cho phép ta tiến hành
những nghiên cứu mà trước đây không có khả năng thực hiện. Kỹ thuật này đã
được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của sinh học phân tử, chẩn đoán các bệnh di
truyền ở người, di truyền quần thể, phân tích pháp y…(Khuất Hữu Thanh, 2003).
Để tiến hành PCR cần có hai mồi (primers) oligonucleotit dài khoảng 17 đến
30 nucleotit có trình tự bổ sung với trình tự đích (trình tự nucleotit kề với đoạn
ADN cần nhân). Một mồi có trình tự giống với một mạch của ADN, giả sử giống
với một mạch có nghĩa, thì mồi kia giống với một mạch đối nghĩa. Theo nguyên tắc
bổ sung, mồi có trình tự mạch đối nghĩa sẽ gắn với mạch có nghĩa còn mồi kia sẽ
gắn với mạch đối nghĩa để khởi động quá trình tổng hợp mạch mới (Khuất Hữu

Thanh, 2006).
Phản ứng PCR được chia thành ba giai đoạn như hình 1. Chu kì gồm các giai
đoạn: biến tính- gắn mồi- kéo dài chuỗi được lặp lại khoảng 20 – 30 lần, đảm bảo
nhân bội một cách hiệu quả một đoạn trình tự ADN đặc hiệu.
Có thể tóm tắt ba giai đoạn đó như sau:
Giai đoạn 1: gây biến tính ADN:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Dùng nhiệt để tách hai mạch của ADN đích. Nhiệt độ thường dùng khoảng 940C.
Giai đoạn 2: gắn mồi:
Hai mạch của ADN đích được làm lạnh trong sự có mặt của các mồi. Các mồi
nhận biết và gắn vào các mạch của ADN theo nguyên tắc bổ sung. Các mồi được thiết
kế sao cho đầu 3’ định hướng đoạn trình tự cần nhân nên quá trình tổng hợp ADN diễn
ra trên cả hai mạch, qua suốt trình tự đó. Nhiệt độ để gắn mồi phụ thuộc vào độ dài,
trình tự của mồi và mức độ đặc hiệu cần thiết ở mỗi phản ứng PCR cụ thể. Nhiệt độ
gắn mồi thường dao động từ 45- 600C.
Giai đoạn 3: kéo dài chuỗi:
ADN polymerase gắn vào đầu 3’ tự do của mồi và sử dụng dNTP để tổng
hợp các mạch mới theo chiều 5’- 3’. Những thí nghiệm PCR đầu tiên thường dùng
đoạn Klenow cả ADN polymerase I làm enzym tái bản nhưng do nó bị phân hủy
bởi nhiệt độ ở giai đoạn biến tính nên thường phải bổ sung enzym mới. Việc phát
hiện và sử dụng Taq ADN polymerase từ vi khuẩn chịu nhiệt Thermus aquaticus là
một bước đột phá. Taq ADN polymerase có thể giữ nguyên hoạt tính ở nhiệt độ đến
940C. Điều đó có nghĩa là sẽ không phải bổ sung enzym trong quá trình phản ứng
xảy ra. Taq ADN polymerase có hoạt tính tối ưu ở 320C (Khuất Hữu Thanh, 2003).
Sau chu kì đầu, hai phân tử ADN được tạo ra. Vị trí gắn kết của mồi chính là
nơi khởi đầu của quá trình tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với trình tự

nucleotit trên mạch khuôn (Khuất Hữu Thanh, 2003).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Hình 1.1 . Sơ đồ nguyên lý phản ứng PCR.
1.4. Ứng dụng chỉ thị phân tử trong đánh giá đa dạng di truyền các loài thủy
sản ở Việt Nam.
Trong vòng một thập niên gần đây công nghệ di truyền học phân tử đã và
đang được ứng dụng rộng rãi trong chọn giống động thực vật nói chung và trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng. Những nghiên cứu của một số nhà khoa học
thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, II và Viện Công nghệ Sinh học đã
sử dụng các chỉ thị phân tử cho việc nghiên cứu vật liệu khởi đầu chọn giống ở một
số loài tôm sú, cá tra cho thấy một tiềm năng to lớn ứng dụng công nghệ sinh học
trong nuôi trồng thủy sản.
Quyền Đình Thi và ctv (2003), sử dụng chỉ thị Microsatellite, mtRFLP và
RAPD để phân tích đa hình tôm Sú (Peneaus monodo) kết quả phân tích trên 20
mẫu tôm sú cho 20 kiểu gen khác nhau và giá trị thông tin đa hình (PIC) luôn luôn
> 0,5, cho thấy tính đa hình Microsatellite cao. Phân tích RFLP của hai phân đoạn
16S rRNA và 12S rRNA của mtDNA cho thấy tính đa hình thấp. Phân tích tính đa
hình 20 mẫu tôm sú bằng 4 mồi ngẫu nhiên, ở mỗi mồi ngẫu nhiên đều cho các chỉ
thị đặc trưng, cây di truyền được chia thành 5 nhóm.
Cũng trên đối tượng tôm sú (Peneaus monodo) Nguyễn Thị Thảo & ctv

(2004), sử dụng chỉ thị Microsatellite đánh giá tính đa hình 3 quần đàn tôm sú nuôi
ở Việt Nam, kết quả phân tích trên 3 quần đàn, quần đàn I có nguồn gốc ở Miền
Nam, quần đàn II có nguồn gốc ở Miền trung và quần đàn III có nguồn gốc nhập
ngoại từ Singapore tác giả đã chỉ ra với 6 locus CSCUPmo1, CSCUPmo2
CSCUPmo3 CSCUPmo4 CSCUPmo6 CSCUPmo7; tính đa hình bên trong mỗi
quần đàn rất cao với giá trị thông tin đa hình (PIC) > 0,829, tính đa hình giữa các
quần đàn tôm sú cũng cao (PIC) > 0,913 và khoảng cách di truyền giữa các quần
đàn lớn 0,4693 – 0,7268, quần đàn I và II có đồ thị phân bố tần số allen tương tự
nhau hơn so với quần đàn III.
Đào Thị Tuyết & ctv (2003), Sử dụng phương pháp RAPD đánh giá đa hình
di truyền quần đàn cá tra nuôi (Pangasius hypophthamus) ở Việt Nam có 4 quần
đàn được ký hiệu R (trại bà Rô); D (trại ông Dương), T (trại ông Tường) và TN
(quần đàn tự nhiên). Kết quả phân tích RAPD mồi A7 phân biệt quần đàn R với D,
T, TN ở dấu chỉ thị phân tử 2400 base; R và T với D và TN ở dấu chỉ thị phân tử
2200 base, mỗi A8 phân biệt được quần đàn D với các quần đàn còn lại ở dấu chỉ
thị phân tử > 500 base; D và R với T và TN ở dấu chỉ thị phân tử 1800 – 1900
base, mồi 101 phân biệt quần đàn TN với các quần đàn còn lại ở dấu chỉ thị phân tử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


1800 – 2200 base , mồi 456 phân biệt quần đàn D với T, TN, R ở dấu chỉ thị 1800 –
2000 base; T, TN với D, R ở dấu chỉ thị 3000 – 3500 base, mồi 459 phân biệt quần
đàn R với các quần đàn còn lại ở chỉ thị phân tử 1800 – 2000 base; R , T với D,TN
ở dấu chỉ thị phân tử 3500 base.
Quyền Đình Thi & Phạm Anh Tuấn (2004), dùng chỉ thị RAPD và mtDNA
phân tích tính đa hình quần đàn cá tra (Pangasius hypophthamus) nuôi ở Việt Nam.
Kết quả phân tích RAPD của 4 quần đàn với 9 mồi ngẫu nhiên A7, A8, 101, 456,
459, A10, A13, CRL32 và Y13 tìm thấy một số chỉ thị đặc trưng cho từng quần

đàn, phân tích mtDNA cho thấy các quần đàn có tần suất cắt của enzyme cắt hạn
chế khác nhau tức kiểu gen đơn bội thể ở ty thể là khác nhau. Qua kết quả nghiên
cứu cho thấy có thể kết hợp nghiên cứu các tính trạng của từng quần đàn cá tra để
tìm ra mối quan hệ giữa chỉ thị phân tử đặc trưng và tính trạng nhằm mục đích chọn
giống, ở nghiên cứu này tác giả cũng cho thấy một số chỉ thị phân tử đặc trưng cho
cá tra mỡ vàng và cá tra mỡ trắng.
Nguyễn Thu Thúy & ctv (2004), dùng chỉ thị AFLP để so sánh đa hình giữa
hai nhóm cá tra có trọng lượng phân biệt (Pangasius hypophthalmus). Phân tích đa
hình AFLP cá tra bằng 54 tổ hợp mồi chọn lọc cho thấy tỷ lệ đa hình trọng lượng
loài tương đối thấp, trung bình 1,35%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đủ tin cậy trong việc
xác định các chỉ thị liên quan tính trạng có ý nghĩa kinh tế. So sánh đa hình AFLP
giữa 2 nhóm cá tra có trọng lượng 2 cực cho thấy 8 băng AKLP có tần số khác biệt
trên 50%. Tuy nhiên chỉ có 2 băng: AF 7-4 của tổ hợp mồi E-ACC/M-CAA và AF
6-1 của tổ hợp mồi E-AGG/M-CTT có tính ổn định và vẫn giữ nguyên tỷ lệ này khi
kiểm tra trên số lượng mẫu lớn hơn.
Thai Thanh Binh TT và Austin (2009), đã tiến hành đánh giá đa dạng di truyền
của các quần đàn cá chép ở 12 tỉnh Việt Nam bằng chỉ thị Microsatellite, SSCP và
giải mã trình tự ADN. Kết quả phân tích số liệu Microsatellite và SSCP cho thấy
hệ số đa dạng di truyền giữa các quần đàn rất lớn đạt 90,6% nhưng giữa các cá thể
trong cùng một quần đàn chỉ đạt 5%.
Phạm Anh Tuấn và Nguyễn Hữu Ninh (2003), dùng chỉ thị Microsatellite
nghiên cứu biến dị về màu sắc thị trắng và thịt vàng của cá tra. Kết quả nghiên cứu
cho thấy sự sai khác về tần số allele, sự xuất hiện allele đặc trưng (allele F) ở locus
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Phy03 giữa cá tra thịt trắng và cá tra thịt vàng. Ngoài ra khoảng cách di truyền của
hai đàn cá có màu sắc thịt khác nhau này cũng rất lớn (0,145). Phân tích cho thấy

không có sự liên kết về di truyền giữa các màu sắc thịt cá tra thí nghiệm dựa trên
hai locus Phy01 và Phy03.
Nguyễn Thành Tâm & Phạm Thanh Liêm (2012), Sử dụng phương pháp
Microsatellite và RAPD để kiểm tra sự khác biệt di truyền của 2 quần đàn tôm càng
xanh Việt Nam và Trung Quốc cùng với 6 cặp mồi Microsatellite và 5 mồi ngẫu
nhiên RAPD. Kết quả cho thấy chỉ có một vệt băng cho tất cả 6 mồi Microsatellite
giữa tôm càng xanh Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên khi phân tích RAPD cho
thấy sự khác biệt di truyền giữa 2 quần đàn tôm. Trung bình là 14,9 alen (TCXTQ)
và 12,9 alen (TCXVN). Trung bình dị hợp tử, giá trị đa dạng di truyền PIC lần lượt
là 0,156; 0,84 – 0,88 (TCXTQ) và 0,179; 0.86 – 0,88 (TCXVN). Chỉ số Shanmon là
0,2242 (TCXTQ), 0,279 (TCXVN).
Trần Thị Thúy Hà và ctv (2012), dùng 5 chỉ thị Microsatellite với hai phản
ứng PCR đa mồi được sử dụng trên 5 quần đàn tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus
vannamei) nuôi ở Việt Nam nhằm đánh giá đa dạng di truyền của chúng. Số alen
trên mỗi vị trí Microsatellite dao động từ 6 – 8 alen và có alen xuất hiện với tần số
thấp (<0,1). Giá trị dị hợp tử quan sát (Ho, dao động từ 0,21 - 0,50) thấp hơn so với
dị hợp tử mong đợi (He, dao động 0,41 – 0,72). Giá trị tương đồng (Fis) trung bình
dao động khoảng 0,18 – 0,40 và cao ở 2 vị trí TUMXL v6.23 và Lvan 01 trên các
quần đàn, lần lượt đạt 0,446 – 0,496. Giá trị Fst ở mức trung bình (0,054 -0,185) và
không thể hiện sự sai khác lớn về di truyền giữa các quần đàn
1.5. Một số đặc điểm sinh học của ngao Bến Tre
1.5.1. Hệ thống phân loại ngao Bến Tre
Theo Habe, Sadao (1966) và Nguyễn Chính (1996), hệ thống phân loại của
ngao như sau:
Ngành thân mềm:

Mollusca

Lớp hai mảnh vỏ:
Họ ngao:


Bivalvia
Veneridae

Giống ngao:
Loài ngao:

Meretrix
Meretrix lyrata (Sowerby, 1851)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Hình 1.2. Ngao Bến Tre (Meretrix lyrata)
Tên Tiếng Anh: Lyrate Asiatic Hard Clam
Ở Việt Nam, hiện đang sử dụng hai từ “ngao” và “nghêu” để chỉ các loài
nhuyễn thể hai mảnh vỏ thuộc họ Veneridae, cùng có tên tiếng Anh là “hard clam”,
đó là ngao dầu (Meretrix meretrix), ngao mật (M. lusoria), ngao lụa (Paphia
undulata), ngao Bến Tre (Meretrix lyrata). Từ “ngao” được dùng phổ biến ở miền
Bắc, trong khi miền Nam sử dụng từ “nghêu”. Để thống nhất trong luận văn này tôi
sẽ dùng cách gọi của người Miền Bắc là “ngao” để gọi tên cho tất cả các loài thuộc
họ Veneridae ở Việt Nam, trong trường hợp cần phân biệt đến loài sẽ dùng tên
Latin kèm theo.
1.5.2. Nguồn gốc và sự phân bố của ngao Bến Tre.
Ngao là loài sống ở vùng nhiệt đới. Trên thế giới ngao phân bố tự nhiên từ
tây Inđônêxia đến bắc Philipin, từ miền bắc đến miền đông Đài Loan, miền Nam
Inđônêxia, miền Bắc Úc (Hình 1.1)


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Hình 1.3. Phân bố của ngao Meretrix sp trên thế giới (theo Sealife)
Ngao phân bố trên các bãi biển, trong các eo vịnh có đáy là cát pha bùn (cát
chiểm 60-80%), sóng gió nhẹ, có lượng nước ngọt nhất định chảy vào. Ở nơi đáy
nhiều bùn ngao dễ bị chết ngạt, nơi đáy cát chiếm 100% ngao bị khô nóng. Ngao
sống ở trung, hạ triều cho đến độ sâu tới 10m ở đáy biển. Ngao là động vật nhuyễn
thể rộng nhiệt. (www.godaco-seafood.com.vn)
Nghiên cứu của Nguyễn Chính (1996), cho thấy ngao Bến Tre phân bố chủ
yếu ở vùng biển ấm Tây Thái Bình Dương từ biển Đài Loan đến Việt Nam . Ở Việt
Nam chúng phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Bộ như: Cần Giờ (Tp.HCM), Gò
Công (Tiền Giang), Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú (Bến Tre), Vĩnh Châu (Sóc
Trăng), Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), Ngọc Hiển (Cà Mau) và Cầu Ngang, Duyên Hải của
Trà Vinh. Ngao (Meretrix meretrix ) phân bố ở các tỉnh ven biển miền Bắc.
Theo Nguyễn Hữu Phụng (1996), ngao phân bố ở những vùng có nền đáy cát
hay cát bùn trong đó cát phải chiếm từ 60 - 90% với kích cỡ hạt từ 0,006-0,25mm.
Trương Quốc Phú (1999), cho rằng ngao phân bố chủ yếu ở vùng trung triều
và dưới triều, nơi có độ dốc tương đó bằng phẳng. Độ sâu cực đại tìm thấy ngao lúc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


nước ròng là 2,5 m. Ngao phân bố ở vùng có nền đáy cát mịn đến cát trung có pha
lẫn hàm lượng bùn lỏng và xác hữu cơ (10 – 18%), vào mùa mưa bùn lỏng bao phủ
nền đáy bãi Ngao (1,5 - 2,5cm). Độ mặn đặc trưng cho bãi ngao dao động từ 7 –
25‰, pH nước 6,5 – 8,5 và nhiệt độ là 26 – 32oC.

1.5.3. Đặc điểm hình thái- sinh thái
Vỏ ngao Bến Tre có hình tam giác, hai vỏ đều bằng nhau, bản lề nằm ở mặt
lưng, vỏ mở ở mặt bụng. Gờ tăng trưởng phía trước thô và sâu, ở phía sau vỏ mịn
hơn. Vết cơ khép vỏ trước nhỏ, hình bán nguyệt, vết cơ khép vỏ phía sau lớn hơn,
hình mặt nguyệt. Màu sắc của vỏ phía ngoài màu vàng nhạt, màu trắng sữa hoặc
màu nâu, phía trong có màu trắng. ().
1.5.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Các nghiên cứu của Nguyễn Hữu Phụng và ctv (2001) và Trương Quốc Phú
(1999), đều cho thấy ngao là loài ăn lọc thành phần thức ăn tự nhiên của ngao là
mùn bã và các mảnh vụn hữu cơ lơ lửng trong nước khoảng 75-90%, thực vật phù
du chiếm tỷ lệ thấp khoảng 10-25% về số lượng cũng như tần số bắt gặp, chủ yếu là
tảo silic (tảo khuê).

Còn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đinh Hùng (2000) mùa sinh sản
chính của ngao từ tháng 5 đến tháng 7 và mùa phụ từ tháng 11 đến tháng 1
năm sau (có năm không thấy xuất hiện mùa phụ) với mật độ ngao giống xuất
hiện thấp hơn, tỷ lệ đực/cái trong tự nhiên là 1/1.
Theo Trương Quốc Phú (1999), tốc độ sinh trưởng ngao thay đổi theo mùa:
sinh trưởng nhanh vào tháng 5 - 9, sinh trưởng chậm vào tháng 10 - 4 năm sau.
Nhân tố chính ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng là độ mặn, sóng gió, hàm lượng
chất lơ lửng trong nước.
Nghiên cứu của Trương Quốc Phú (1999), cho rằng sau một năm tuổi ngao
thành thục sinh dục và tham gia sinh sản, kích cỡ thành thục lần đầu khoảng 3,5 cm.
Ngao phân tính đực, cái riêng biệt, một số cá thể ngao lưỡng tính, tỷ lệ cá thể lưỡng
tính thấp, chiếm 6,82% trong quần thể. Các yếu tố môi trường như nồng độ muối,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14



sóng gió và hàm lượng vật chất lơ lửng là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh
trưởng của ngao.
1.5.5. Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng của ngao phụ thuộc vào lượng thức ăn phân bố nhiều hay
ít. Ngao phân bố ở vùng cửa sông nơi phong phú về thành phần thực vật phù du và
mùn bã hữu cơ, ngao sống vùng triều thấp lớn nhanh hơn vùng triều cao (Sổ tay
hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngao giống, 2009).
1.5.6. Đặc điểm sinh sản và phát triển
Theo nghiên cứu Chu Chí Thiết và Martin S Kumar (2008), cho thấy ngao
đực đã thành thục tốt khi làm vỡ phần mềm ở dưới bụng tinh dịch sẽ chảy ra nhưng
ở con cái dù thành thục ở mức độ tốt cũng không có hiện tượng chảy ra. Sự thành
thục sinh dục của ngao tùy thuộc vào độ tuổi, kích thước và địa lý phân bố. Sản
lượng trứng, tinh trùng và sự hình thành giao tử liên quan đến kích thước của ngao,
nhiệt độ nước, số lượng và chất lượng thức ăn, đặc biệt quan trọng trong thời kỳ
ban đầu của quá trình này.
Ngao đạt kích thước 500mg sẽ bắt đầu thành thục sinh dục vào sau 12 tháng
nuôi có thể tham gia sinh sản lần đầu. Mùa vụ sinh sản cảu ngao diễn ra vào thời
gian cuối mùa Xuân tới hết mùa hè (từ tháng Tư đến tháng Chín)
1.6.Tình hình nuôi ngao Bến Tre ở thế giới và Việt Nam
1.6.1. Tình hình nuôi ngao trên thế giới
Theo thống kê của FAO (2012), Sản lượng nhuyễn thể (bao gồm cả loài
meretrix lyrata) của thế giới năm 2010 đạt hơn 800.000 triệu tấn giá trị trên 9 triệu
USD. Trong đó, sản lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ thu được từ nuôi trồng tăng
nhanh hàng năm. Năm 1999, sản lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ ước đạt 8,1 triệu
tấn, tăng lên 12,2 triệu tấn vào năm 2008 (Tăng trưởng bình quân hơn 5%/năm).
Sản lượng ngao nuôi chiếm khoảng 32 đến 38% sản lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ
và cũng tăng nhanh hàng năm. Năm 1999, sản lượng ngao ước đạt 2,5 triệu tấn,
tăng lên 4,5 triệu tấn vào năm 2009 (tăng trưởng bình quân 4,5%/năm). Giá trị
thương mại thu được từ nghề nuôi ngao tăng trưởng đều trong vòng 10 năm qua, từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


86,3 triệu USD năm 1999, tăng lên 210,5 triệu USD vào năm 2008, với tốc độ tăng
trưởng bình quân gần 6%/năm.
Ngao (Meretrix sp) có giá trị kinh tế cao và là loài nuôi thủy sản ở nhiều
nước trên thề giới. Trung Quốc là nước cho sinh sản ngao và sản xuất ngao thương
phẩm lớn nhất trên thế giới ở Mỹ ngao (Mercenaria mercenaria) được xem là đối
tượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ nuôi từ năm 1920 (Jack và ctv, 2005). Theo Jones và
ctv (1993), ngao được nuôi tại Nhật Bản hơn một nghìn năm trước. Ngao Meretrix
meretrix là loài có giá trị kinh tế, được nuôi dọc theo các vùng ven biển Nam và
Đông Nam Á, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Theo Chen
(1982), Ngao Meretrix lusoria bắt đầu được nuôi tại Đài Loan vào năm 1925 nuôi
ngao dầu trong ao đáy cát cho hiệu quả kinh tế cao nhất. (Wang và ctv (2006)
1.6.2. Tình hình phát triển nuôi ngao tại Việt Nam
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng nhuyễn thể năm 2013
đạt 170.598 tấn với diện tích nuôi là 29.088 ha, 6 tháng đầu năm 2014 đạt 132.109
tấn với diện tích nuôi là 27.193 ha. Những tỉnh có diện tích và sản lượng nuôi
nhuyễn thể lớn như: Quảng Ninh,Tiền Giang, Bến Tre, Bạc liêu, TP Hồ Chí Minh
(Báo cáo tại hội nghị 21/8/2014 tại Quảng Ninh, Hiện trạng phát triển nuôi nhuyễn
thể, thách thức và định hướng phát triển,Tổng Cục Thủy sản)
Nhiều loại nhuyễn thể đang được nuôi tại Việt Nam, trong đó ngao được coi
là đối tượng nuôi quan trọng (Bộ Thủy sản và Ngân hàng Thế giới, 2006). Sản
phẩm ngao Việt Nam được xuất sang hơn 10 nước và vùng lãnh thổ, thị trường lớn
nhất là Nhật vì ngao là thức ăn truyền thống của người Nhật. Bên cạnh đó các nước
nhập khẩu được kể đến như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái
Lan và nước có tiềm năng phát triển như Mỹ (Bộ Thủy Sản, 2006). Hiện nay, ngao
Bến Tre được xem là đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực ở Việt Nam, bởi nó là

đối tượng có giá trị kinh tế, sản lượng cao, thị trường xuất khẩu rộng lớn, do đáp
ứng được tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) và chứng chỉ
MSC của Hội đồng bảo tồn biển Quốc tế (Marine Stewardship Council).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


Quyết định số 1628/QĐ - BNN – TCTS ngày 20/7/2011 về “Quy hoạch
nuôi nhuyễn thể tập chung đến năm 2020”. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích nuôi
nhuyễn thể sẽ đạt 43.360 ha và sản lượng đạt 427.940 tấn.
Ngao được thả nuôi chủ yếu là ngao Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby,
1851) số còn lại là ngao địa phương như ngao dầu Meretrix meretrix (Linnd, 1758).
Nuôi nhuyễn thễ ven biển được bắt đầu sớm ở Việt Nam vì loài Meretrix
lyrata có sẵn trong các bãi triều tự nhiên, hoạt động nuôi ngao từ rất sớm khoảng
năm 1970 ở Bến Tre sau đó chuyển sang Tiền Giang (1987) và ở Trà Vinh ngao
được nuôi vào năm 1995 (Bộ Thủy Sản, 2004). Ngao Bến Tre còn được nuôi khá
thành công ở Thái Bình và Nam Định (John Kleinen, 2003).
Ở phía Nam, vùng phân bố và khai thác tự nhiên của ngao khoảng 12.000
ha, kéo dài dọc theo vùng biển từ huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) tới Cà Mau,
tập trung nhất là vùng ven biển thuộc tỉnh Tiền Giang (Gò Công Đông), Bến Tre
(Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú) và Trà Vinh (Cầu Ngang, Duyên Hải)
(www.laodong.com.vn)
Từ năm 1998, các tỉnh miền Bắc đã chuyển sang nuôi ngao Bến Tre, tại Nam
Định loài ngao này chiếm trên 90% sản lượng thu hoạch (Bộ Thủy sản và Ngân
hàng Thế giới, 2006; Trung tâm bảo tồn biển và Phát triển cộng đồng, 2009). Hiện
nay, ngao Bến Tre trở thành đối tượng nuôi chính của các tỉnh phía Bắc như Thanh
Hóa, Nam Định và Thái Bình, chỉ có một số ít ngao dầu được thả xen tại các vây
nuôi với sản lượng thu hoạch không cao (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Thanh Hóa, 2011; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Định, 2011 và Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Bình, 2011).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17


×