Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

nghiên cứu xây dựng ngân hàng giống virus porcine circovirus type2 (pcv2) phân lập được sản xuất vacxin phòng bệnh còi cọc ở lợn con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.15 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-------

-------

NGUYỄN THỊ CƯƠNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NGÂN HÀNG GIỐNG VIRUS
PORCINE CIRCOVIRUS TYPE2 (PCV2) PHÂN LẬP ĐƯỢC
SẢN XUẤT VACXIN PHÒNG BỆNH CÒI CỌC Ở LỢN CON

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-------

-------


NGUYỄN THỊ CƯƠNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NGÂN HÀNG GIỐNG VIRUS
PORCINE CIRCOVIRUS TYP2 (PCV2) PHÂN LẬP ĐƯỢC
SẢN XUẤT VACXIN PHÒNG BỆNH CÒI CỌC Ở LỢN CON

CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ

: 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. LÊ VĂN PHAN
2. TS. HUỲNH THỊ MỸ LỆ

HÀ NỘI, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, là một phần kết
quả của đề tài KC04.22/11-15 do TS Huỳnh Thị Mỹ Lệ chủ trì. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của
bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tập thể và
cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông
Nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam), Ban quản lý đào
tạo, Ban chủ nhiệm khoa Thú y đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học
tập và làm luận văn tốt nghiệp;
Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Lê Văn
Phan và TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ - giảng viên Bộ môn Vi sinh vật - Truyền
nhiễm, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dành nhiều thời gian
chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp;
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong Bộ
môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành công việc trong quá trình thực tập của mình;
Tôi xin chân thành cám ơn Công ty cổ phần phát triển Công nghệ Nông
thôn đã tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành được các thí nghiệm liên quan
đến nội dung của đề tài;
Tôi luôn biết ơn tới gia đình, bạn bè, những người luôn động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong quá trình
thực hiện đề tài này.

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CẢM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii

DANH MỤC BẢNG

v

DANH MỤC HÌNH

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

vi

MỞ ĐẦU


1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1.

4

Giới thiệu về PCV2 và bệnh do PCV2 gây ra

1.1.1. Một vài nét về PCV2

6

1.1.2. Bệnh do PCV2 gây ra

10

1.1.3. Triệu chứng và bệnh tích

16

1.1.4. Chẩn đoán

20

1.1.5. Phòng bệnh


22

1.1.6. Điều trị

24

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG – NGUYÊN LIỆU – PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

25

2.1.

Đối tượng nghiên cứu

25

2.2.

Địa điểm nghiên cứu

25

2.3.

Nội dung nghiên cứu

25


2.3.1. Giám định độ thuần khiết của virus PCV2 phân lập được

25

2.3.2. Xác định nồng độ chất bổ sung tối ưu tới sự nhân lên của virus
PCV2 khi nuôi cấy trên môi trường tế bào PK15

25

2.3.3. Chuẩn độ virus PCV2 phân lập được

25

2.4.

25

Nguyên liệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


2.5.

Phương pháp nghiên cứu

29


2.5.1. Phương pháp tách, tinh sạch ADN tổng số

29

2.5.2. Phương pháp nested PCR chẩn đoán PCV2

29

2.5.3. Phương pháp nested PCR xác định genotype PCV2

31

2.5.4. Phương pháp xác định virus tạp nhiễm

33

2.5.5. Phương pháp miễn dịch huỳnh quang phát hiện PCV2 trên thảm
tế bào sau gây nhiễm:

36

2.5.6. Phương pháp tối ưu nồng độ chất bổ sung vào môi trường PK15
nuôi cấy virus PCV2

38

2.5.7. Phương pháp real-time PCR

39


2.5.8. Phương pháp cấy chuyển virus

40

2.5.9.

Phương pháp thu hoạch và lưu giữ PCV2 phân lập được

41

2.4.10. Xác định TCID50 của PCV2

41

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

43

3.1.

Kết quả lựa chọn mẫu virus PCV2 phân lập được

43

3.2.

Kết quả giám định độ thuần khiết của virus PCV2 phân lập được

44


3.2.1. Kết quả chẩn đoán virus PCV2 phân lập được

44

3.2.2. Kết quả kiểm tra độ thuần khiết của PCV2 phân lập được với
một số virú và Mycoplasma
3.3.

53

Kết quả xác định nồng độ chất bổ sung tối ưu tới sự nhân lên
của virus PCV2 khi nuôi cấy trên môi trường tế bào PK15

64

3.3.1.

Kết quả xác định nồng độ tối ưu của D-glucosamine

64

3.3.2.

Kết quả xác định nồng độ tối ưu của Chloroquine diphosphate

66

3.4.

Kết quả chuẩn độ virus PCV2 phân lập được


69

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

72

1.

Kết luận

72

2.

Đề nghị

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

74
Page iv


DANH MỤC BẢNG
Thứ tự

Tên bảng


Trang

Bảng 1.1.

Tỷ lệ lưu hành PCVAD tại Mỹ (đơn vị tính %) .......................... 5

Bảng 1.2.

Số liệu về ca bệnh liên quan đến PCV2 ...................................... 6

Bảng 2.1.

Trình tự cặp mồi dùng trong chẩn đoán PCV2......................... 26

Bảng 2.2.

Trình tự cặp mồi dùng định lượng PCV2.................................. 27

Bảng 2.3.

Trình tự cặp mồi dùng để xác định virus và Mycoplasma ......... 28

Bảng 2.4.

Chu trình nhiệt của phản ứng PCR chẩn đoán PCV2 ................ 31

Bảng 2.5.

Chu trình nhiệt của phản ứng PCR định genotype PCV2.......... 32


Bảng 2.6.

Thành phần và chu trình nhiệt phản ứng sinh tổng hợp
cDNA ....................................................................................... 34

Bảng 2.7.

Sơ đồ thí nghiệm tối ưu hóa nồng độ của phản ứng PCR .......... 34

Bảng 2.8.

Chu trình nhiệt của phản ứng PCR ........................................... 35

Bảng 2.9.

Chu trình nhiệt ba giai đoạn của phản ứng real-time PCR ........ 39

Bảng 2.10. Chu trình nhiệt hai giai đoạn của phản ứng real-time PCR* ..... 40
Bảng 3.1.

Nguồn mẫu để làm giống sản xuất vacxin PCV2 ...................... 43

Bảng 3.2.

Kết quả nested PCR chẩn đoán khẳng định PCV2 phân lập
được ......................................................................................... 46

Bảng 3.3.


Kết quả kiểm tra độ thuần khiết của PCV2 phân lập được
với CSFV, PRRSV và PPV ...................................................... 56

Bảng 3.4.

Kết quả kiểm tra độ thuần khiết của PCV2 phân lập được
với PEDV, TGEV và MHP ...................................................... 59

Bảng 3.5.

Kết quả kiểm tra độ thuần khiết các chủng PCV2 phân lập ...... 64

Bảng 3.6.

Mức độ tổn thương tế bào PK15 ở các nồng độ Dglucosamine ............................................................................. 66

Bảng 3.7.

Mức độ tổn thương tế bào PK15 ở các nồng độ CQ ................. 66

Bảng 3.8.

Hiệu giá TCID50 của các chủng virus phân lập được ............... 70

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC HÌNH

Thứ tự

Tên hình

Trang

Hình 2.1.

Sơ đồ vị trí mồi và sản phẩm nested PCR .................................... 30

Hình 2.2.

Sơ đồ pha loãng kháng thể đa dòng kháng PCV2 ......................... 37

Hình 3.1.

Hình ảnh tế bào PK15 sau gây nhiễm 96 giờ (100X) ................... 44

Hình 3.2.

Kết quả tối ưu hóa phản ứng nested PCR ..................................... 45

Hình 3.3.

Kết quả nested PCR vòng ngoài chẩn đoán PCV2 phân
lập được ......................................................................... 46

Hình 3.4.

Kết quả nested PCR vòng trong chẩn đoán PCV2 phân lập

được.................................................................................... 47

Hình 3.5.

Kết quả IFA phát hiện PCV2 trong mẫu phân lập được, sử
dụng kháng thể đơn dòng ............................................................. 48

Hình 3.6.

Kết quả tối ưu độ pha loãng kháng thể đa dòng kháng PCV2....... 49

Hình 3.7.

Kết quả IFA phát hiện PCV2 trong mẫu phân lập được, sử
dụng kháng thể đa dòng đặc hiệu ................................................. 50

Hình 3.8.

Trình tự mồi đặc hiệu genotype PCV2a và PCV2b ...................... 51

Hình 3.9.

So sánh tương đồng trình tự giữa các mồi giám định genotype
PCV2b với các chủng PCV2 lưu hành ở Việt Nam.............................. 52

Hình 3.10. Kết quả nested PCR giám định genotype chủng PCV2
phân lập ......................................................................... 53
Hình 3.11.

Kết quả PCR phát hiện CSFV trong các mẫu PCV2 phân lập ...... 54


Hình 3.12.

Kết quả PCR phát hiện PRRSV trong các mẫu PCV2 phân lập ....... 55

Hình 3.13.

Kết quả PCR phát hiện PPV trong các mẫu PCV2 phân lập ......... 55

Hình 3.14.

Kết quả PCR phát hiện PEDV trong các mẫu PCV2 phân lập ...... 57

Hình 3.15.

Kết quả PCR phát hiện TGEV trong các mẫu PCV2 phân lập...... 58

Hình 3.16.

Kết quả PCR phát hiện MHP trong các mẫu PCV2 phân lập........ 59

Hình 3.17.

Kết quả PCR phát hiện PRV trong các mẫu PCV2 phân lập ........ 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi



Hình 3.18.

Kết quả PCR phát hiện PAdV trong các mẫu PCV2 phân lập ...... 61

Hình 3.19.

Kết quả PCR phát hiện PCV1 trong các mẫu PCV2 phân lập ...... 62

Hình 3.20.

Kết quả PCR phát hiện sự nhân lên của PCV1 trong mẫu
phân lập ....................................................................................... 63

Hình 3.21.

Tổn thương tế bào ở các nồng độ D-glucosamine khác nhau........ 65

Hình 3.22.

Tổn thương tế bào ở các nồng độ CQ khác nhau .......................... 67

Hình 3.23.

Kết quả so sánh ảnh hưởng của chất bổ sung tới lượng PCV2 ..... 68

Hình 3.24.

Kết quả xác định TCID50 của chủng phân lập 03, đời 25 (100X) ..... 71

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADN

: Axit Deoxyribose Nucleic

ELISA

: Enzym Linked Immunosorbent Assay

ORF

: Open Reading Frame

PBS

: Phosphate – Buffered - Saline

PCR

: Polymerase Chain Reaction

PCV

: Porcine CircoVirus


PCV1

: Porcine CircoVirus type 1

PCV2

: Porcine CircoVirus type 2

PCVAD

: Porcine CircoVirus Associated Disease

PDNS

: Porcine Dermatitis and Nephropathy Syndrome

PK15

: Pig Kidney 15

PMWS

: Postweaning Multisystemic Wasting Syndrome

PNP

: Proliferating Necrotizing Pneumonia

PRDC


: Porcine Respiratory Disease Complex

PRRS

: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome

TAE buffer

: Tris-Acetate Etilendiamin Tetraaxetic Axit buffer

cDNA

: complementary Deoxyribose Nucleic Acid

PAdV

: Porcine Adenovirus

PBS

: Phosphate – Buffered - Saline

PRV

: porcine Pseudorabies Virus

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii



MỞ ĐẦU
Trong những năm trở lại đây, Porcine circovirus type 2 (PCV2) được coi là
nguyên nhân khởi phát gây các hội chứng liên quan tới PCV2 (Porcine
circovirus type 2-associated disease, PCVAD) làm thiệt hại lớn về kinh tế, đặc
biệt là chăn nuôi theo quy mô công nghiệp với mật độ chăn nuôi dày, môi
trường không được kiểm soát tốt cũng như các biện pháp quản lý phòng bệnh
chưa hợp lý.
PCV2 có liên quan đến Hội chứng còi cọc ở lợn sau cai sữa
(postweaning multisystemic wasting syndrome – PMWS); Hội chứng viêm da
và viêm thận (porcine dermatitis and nephropathy syndrome – PDNS); Hội
chứng viêm đường hô hấp (porcine respiratory diseases complex) và Hội
chứng rối loạn sinh sản ở lợn (porcine reproductive disorders); gây tác động
lớn tới sức sản xuất của đàn lợn. Trong số các bệnh do circovirus gây ra,
PMWS được coi là nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho ngành
chăn nuôi lợn; danh từ Hội chứng 30kg (The 30kg syndrome) cũng đôi khi
được dùng để chỉ bệnh này do lợn bệnh chỉ đạt khối lượng khoảng 30kg trong
khi lợn bình thường cùng lứa tuổi có thể đạt 100kg. Nhiều nghiên cứu gần
đây cho thấy mức độ gây thiệt hại kinh tế do PCV2 gây ra đối với ngành chăn
nuôi lợn tại Anh và các nước thuộc liên minh Châu Âu là rất lớn, cụ thể hàng
năm thiệt hại kinh tế đối với ngành chăn nuôi lợn ở Anh là khoảng 35 triệu
bảng anh và đối với các nước thuộc liên minh Châu Âu vào khoảng 562 - 900
triệu euro (Armstrong and Bishop, 2004).
Hiện tại, PCV2 và các hội chứng bệnh liên quan được phát hiện ở đàn lợn
tại nhiều nước trên thế giới. Một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan … đều công bố về sự xuất hiện của
PCVAD. Cho đến nay, việc nghiên cứu porcine circovirus trên thế giới đã có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 1


nhiều thành tựu về hệ gen, các điểm quyết định kháng nguyên, phương pháp
chẩn đoán và thậm chí đã có vacxin thương mại để phòng chống bệnh.
Ở Việt Nam, chăn nuôi lợn chủ yếu vẫn theo hình thức hộ gia đình với
số lượng nhỏ, chính vì vậy mà khi có dịch bệnh xảy ra sẽ rất khó kiểm soát.
Hội chứng còi cọc ở lợn con sau cai sữa PMWS đã và đang gây thiệt hại kinh
tế rất lớn cho ngành chăn nuôi lợn trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong
một số nghiên cứu gần đây nhất của Huỳnh Thị Mỹ Lệ và cs (2012) thực hiện
tại một số trại lợn nuôi tại 4 tỉnh ở Miền Bắc như Hà Nội, Hòa Bình, Bắc
Giang, và Hải Dương cho thấy 43/48 (89,58%) trại lợn được điều tra cho kết
quả huyết thanh học dương tính với PCV2. Kết quả giải mã hệ genome đối
với 30 chủng PCV2 thu nhận được từ các mẫu huyết thanh, mẫu mô là gan,
phổi, lách, và hạch của lợn nghi mắc PMWS cho thấy các chủng PCV2 đang
lưu hành và gây bệnh trên đàn lợn nuôi tại Việt Nam thuộc genotype PCV2b
với 4 nhóm (cluster) khác nhau là 1A, 1B, 1C và dạng tái tổ hợp (recombinant
forms). Kết quả phân tích về trình tự gene cho thấy genome của chúng có
chiều dài 1.767 nucleotide và giống nhau 96 – 100% (Huynh và cs, 2013).
Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu sản xuất vacxin phòng
bệnh PMWS do PCV2 gây ra sử dụng chủng virus vacxin từ chính những chủng
virus phân lập được ngoài thực địa tại Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu xây dựng ngân hàng giống Virus Porcine circovirus typ2
(PCV2) phân lập được sản xuất vacxin phòng bệnh còi cọc ở lợn con” để tạo
ra ngân hàng giống virus PCV2 đang lưu hành gây bệnh ở đàn lợn nuôi tại Việt
Nam là thực sự cần thiết. Đây là những nghiên cứu bước đầu, phục vụ cho
những nghiên cứu kế tiếp về vacxin phòng bệnh còi cọc ở lợn sau cai sữa.
* Mục đích của đề tài
Tạo ra ngân hàng giống virus PCV2 đang lưu hành gây bệnh ở đàn lợn
nuôi tại Việt Nam phục vụ cho những nghiên cứu kế tiếp về vacxin phòng bệnh.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


* Yêu cầu
Lựa chọn được chủng PCV2 phân lập thuần khiết để làm giống sản xuất
vacxin phòng bệnh còi cọc ở lợn con sau cai sữa.
* Ý nghĩa khoa học của đề tài:
- Đây là nghiên cứu đầu tiên nhằm tạo ra chủng PCV2 đủ tiêu chuẩn
làm giống gốc để sản xuất vacxin phòng bệnh ở Việt Nam
- Nguồn dữ liệu của đề tài rất có ý nghĩa, là tiền đề khoa học trong việc
triển khai các nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt để sản xuất vacxin phòng
PCVAD.
* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Kết quả nghiên cứu giúp sản xuất được vacxin phòng PCVAD có hiệu
quả, hạn chế dịch bệnh gây ra cho đàn lợn nuôi tại Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về PCV2 và bệnh do PCV2 gây ra
Porcine circovirus (PCV) thuộc họ Circoviridae, bao gồm Porcine
circovirus type 1 (PCV1) và Porcine circovirus type 2 (PCV2). PCV1 được

phát hiện từ năm 1974 như một loại virus tạp nhiễm trong môi trường tế bào
thận lợn PK15 chủng ATCC CCL-33 (Tischer và cs, 1982). Virus này lưu
hành rộng rãi nhưng không gây triệu chứng và gây bệnh cho đàn lợn. PCV2
được phát hiện năm 1991 tại Canada từ một đàn lợn bị mắc chứng còi cọc sau
cai sữa. Đây là một virus nhỏ nhất có khả năng tự nhân lên phát hiện được ở
động vật có vú. PCV2 được coi là nguyên nhân tiên phát gây hội chứng còi
cọc sau cai sữa. Đến tháng 3/2006, hội thú y Hoa kỳ (American Association
of Swine Veterinarian - AASV) xác định PCV2 là nguyên nhân gây nên hội
chứng liên quan đến PCV2 (PCVAD).
Kết quả nghiên cứu huyết thanh học đã chứng tỏ PCV2 lưu hành ở đàn
lợn của nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Mĩ. Mặc dù được phát hiện
năm 1991 nhưng các kết quả nghiên cứu hồi cứu mẫu bệnh phẩm cho biết đã
phát hiện được kháng thể kháng PCV2 trong huyết thanh của lợn từ năm 1969
tại Bỉ, năm 1970 tại Anh, năm 1973 tại Ireland và năm 1983 tại Canada (trích
theo Gillespie và cộng sự, 2009) và Tây Ban Nha (Rodríguez - Arrioja và
cộng sự, 2003). Năm 1985 tỷ lệ lưu hành kháng thể kháng PCV2 ở đàn lợn
nuôi tại Canada là 13,6%; đến năm 1989 tỷ lệ mẫu dương tính với PCV2 đã
tăng lên 72,4%; đến năm 1997 tỷ lệ này là 66,7%. Tại Bắc Ailen, năm 1973
số mẫu huyết thanh phát hiện được kháng thể kháng PCV2 là 69,1%; tỷ lệ này
có sự thay đổi năm 1984 là 55%; năm 1988 là 100% và năm 1999 là 92,1%.
Kết quả nghiên cứu hồi cứu tại Anh đã chẩn đoán được 68 ca mắc PCVAD

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


trong giai đoạn 1970-1997. Kết quả giải trình tự cho thấy virus này có mức độ
tương đồng cao với các chủng phân lập được năm 2000 từ lợn mắc chứng
bệnh viêm da thận do PCV2. Điều này chứng tỏ khả năng biến đổi của virus

rất ít trong vòng 30 năm qua.
PCVAD được coi là bệnh mới nổi xảy ra ở đàn lợn và lây lan rất nhanh
trong thời gian vừa qua. Trong phần II của cuốn sách tham khảo bệnh lợn
(Reference of swine health and healthy management) do phòng Nông nghiệp
Hoa kỳ (USDA) phát hành năm 2000 cho thấy có đến 94% trong số 100 đàn
lợn thương phẩm dương tính với PCVAD (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Tỷ lệ lưu hành PCVAD tại Mỹ (đơn vị tính %)
Quy mô đàn
Năm
2000

Lứa tuổi

<2.000

2.00010.000

>10.000

Tính
chung

Lợn theo mẹ

4,4

10,4

20,9


5,7

Cai sữa và vỗ béo

2,3

8,8

12,4

3,6

Quy mô đàn
<2.000
2006

2.0005.000

>5.000

Tính
chung

Lợn theo mẹ

21,5

12,5

39,6


22,3

Cai sữa và vỗ béo

25,0

35,4

59,9

31,1

3,3

0

3,4

2,9

1,6

10,4

23,9

6,0

PDNS Lợn theo mẹ

Cai sữa và vỗ béo

Năm 2000: lứa tuổi lợn con theo mẹ có khoảng 30% số mẫu được chẩn
đoán khẳng định trong phòng thí nghiệm; trong khi đó lưa tuổi lợn cai sữa và
vỗ béo có đến 54% mẫu được chẩn đoán khẳng định.
Năm 2006 tỷ lệ này lần lượt là 60% và 70%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Theo kết quả công bố của phòng chẩn đoán thú y của đại học Iowa
(Iowa State University – ISU), PCVAD là một bệnh mang tính hệ thống, gây
nên các hội chứng liên quan đến PCV2 bao gồm viêm phổi, viêm ruột, rối
loạn sinh sản, hội chứng viêm da thận (bảng 1.2).
Bảng 1.2. Số liệu về ca bệnh liên quan đến PCV2
2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006


Viêm phổi

404

379

557

407

343

383

932

Bệnh toàn thân

258

349

529

462

337

522


1.028

Viêm ruột

2

11

25

23

21

26

65

Sảy thai

1

10

9

3

2


2

13

PDNS

7

8

12

7

16

31

57

Tổng số ca kiểm tra

5.455 6.397 6.913 5.866 5.713 6.715 9.645
(nguồn: phòng chẩn đoán thú y của đại học Iowa)

1.1.1. Một vài nét về PCV2
1.1.1.1. Phân loại
PCV2 thuộc giống Circovirus, họ Circoviridae. Họ circoviridae gồm 3
giống, được xác định là nguyên nhân gây một số bệnh ở gia súc và gia cầm:

- Giống Anellovirus: gồm một số circovirus của người như Transfusion
Transmitted Virus hay Torque teno virus (TTV). Virus này được phát hiện lần
đầu tiên vào năm 1997 tại Nhật Bản và thường phân lập được từ bệnh nhân
mắc bệnh gan; tuy nhiên chúng không được coi là nguyên nhân gây bệnh.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy TTV cũng có thể gây bệnh cho một số
loài vật nuôi khác như lợn, và có thể phân lập được từ huyết thanh của lợn
mắc PMWS tại Tây Ban Nha (Francisco de Grau).
- Giống Gyrovirus: thành viên duy nhất của giống này là chicken
anemia virus (CAV) gây bệnh thiếu máu truyền nhiễm gà (Chicken Infectiuos
Anemia – CIA).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


- Giống Circovirus: gồm các virus đã phát hiện được từ động vật như
porcine circovirus type 1 và 2 (circovirus ở lợn), canary circovirus (circovirus
ở chim hoàng yến), bovine circovirus (circovirus ở bò), goose circovirus
(circovirus ở ngỗng), ostrich circovirus (circovirus ở đà điểu), raven
circovirus (circovirus ở quạ) và human circovirus (circovirus gây hội chứng
mệt mỏi mạn tính ở người).
Các chủng PCV2 phân lập được trên thế giới có cùng nguồn gốc với
mức độ tương đồng về kiểu gen khoảng 93% (Larochelle và cộng sự, 2002).
*Đặc tính di truyền và sự thay đổi tính kháng nguyên của virus
Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới, tính tương đồng
kháng nguyên của các chủng PCV2 là tương đối cao, tuy nhiên vẫn tồn tại
những sai khác. Phân tích phả hệ sớm nhất chỉ ra rằng các chủng PCV2 phân lập
được từ các vùng địa lý khác nhau thì khác nhau về trình tự bộ gen. Sau này, dựa
vào kết quả trình tự gen/aa của PCV2 hoặc bằng kỹ thuật cắt men giới hạn đã
xác định được 2 genogroup (Olvera và cs, 2007; Gagnon và cs, 2007; GrauRoma và cs, 2008). Tùy theo tác giả cũng như tùy theo kỹ thuật sử dụng trong

phòng thí nghiệm, có các danh pháp (thuật ngữ) khác nhau được sử dụng để chỉ
hai genogroup của PCV2 như sau (trích theo Maria Fort de Puig, 2009):
Tác giả

De

Timmusk

Carman

Boissesson

và cs,

và cs,

và cs, 2004

2005

2006

I

SG3

Phân loại
(grouping)
II


SG1/SG2

Pattern
321-like
Pattern
422-like

Olvera và
cs, 2007
Clade
hoặc
group 1
Clade
hoặc
group 2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Grau-

Gagnon

Roma và

và cs,

cs, 2008

2007


Genotype
1
Genotype
2

PCV2b

PCV2a

Page 7


Hai nhóm cây tiến hóa thường được sử dụng ở Châu Âu là genotype 1
và 2; ở Bắc Mỹ là PCV2a và PCV2b. Hiện nay ở Bắc Mỹ thuật ngữ đã được
thông qua nên genotype 1 và 2 theo kiểu gọi của Châu Âu hiện được gọi là
PCV2a và PCV2b. Năm 2008 một genotype mới được phát hiện ở mẫu lợn
lấy từ Đan Mạch (Dupont và cs, 2008), được xếp vào PCV2c. Tại Đan Mạch,
người ta cho rằng PCV2c được tìm thấy lưu hành phổ biến những năm 80
của thế kỷ trước, PCV2a lưu hành những năm 90 còn PCV2b lưu hành những
năm 2001-02; điều đó cũng chứng tỏ có sự thay đổi về genotype phổ biến qua
thời gian. Trong cùng nghiên cứu này, việc phân tích trình tự gen trên
National Center for Biotechnology Information (NCBI) đăng tải tháng 3/2007
cho thấy PCV2b trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trở thành
genotype toàn cầu thay cho PCV2a và PCV2c. Sự phân bố theo thời gian của
các genotype PCV2 và sự chiếm ưu thế hiện tại của PCV2b đang là hướng
nghiên cứu về dịch tễ học của virus này trên khắp thế giới.
1.1.1.2. Hình thái, cấu trúc
PCV là một virus trần không có vỏ bọc bên ngoài, mang bộ gen là
ADN virus sợi đơn vòng chứa khoảng 1759 nucleotide (PCV2) và khoảng
1767 - 1768 nucleotide (PCV2) (Guo và cộng sự, 2010; Olvera và cộng sự,

2007). Bộ gen của PCV2 gồm 11 khung đọc mở ORFs (open reading frame)
mã hóa cho các phân tử protein của virus, trong đó hai khung đọc mở chính
(ORF1 và ORF2) theo hướng ngược nhau. Hiện nay trên thế giới các nghiên
cứu về PCV thường tập trung vào ba ORF là ORF1, ORF2 và ORF3 (Hamel
và cộng sự, 1998).
ORF1 mã hóa cho các protein liên quan đến sự nhân lên của virus (viral
replication protein – Rep), có khối lượng phân tử 35,8 kDa. Sự tương đồng
amino acid của phân tử protein quy định bởi ORF1 giữa PCV1 và PCV2
khoảng là 85%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


ORF2 mã hóa cho các protein liên quan đến sự hình thành vỏ capsid của
virus (capsid protein – Cap), có khối lượng phân tử 27,8 kDa. Sản phẩm
ORF2 chứa các điểm quyết định kháng nguyên, kích thích sinh kháng thể
chống lại virus, vì vậy người ta sử dụng kháng thể nguồn gốc ORF2 như một
công cụ để chẩn đoán phân biệt PCV. Sự tương đồng amino acid của phân tử
protein do ORF2 mã hóa giữa PCV1 và PCV2 là 66%.
ORF3 mã hóa protein có khối lượng phân tử 11,9 kDa, được cho là có
liên quan đến hiện tượng apoptosis ở tế bào nhiễm virus; sự tương đồng
amino acid của protein này giữa PCV1 và PCV2 là 62%.
1.1.1.3. Tính chất nuôi cấy
Hiện nay, những hiểu biết về đặc tính sinh học của PCV2 như khả năng
nhận biết, gắn và xâm nhập vào tế bào chưa nhiều. Vì PCV2 chỉ mã hóa cho
hai loại protein nên chúng được cho rằng phải dựa vào protein của tế bào vật
chủ để nhân lên, nghĩa là chúng nhân lên tốt trong tế bào đang phân chia.
Quan nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy môi trường tế bào thận lợn

PK15 rất thích hợp để nuôi cấy PCV2, virus nhân lên trong nhân tế bào, nhưng
không gây bệnh tích tế bào. Tischer và cộng sự (1987) cho biết sự nhân lên của
PCV2 sẽ tốt hơn nếu tế bào PK15 được xử lý với glucosamine. Để khẳng định
sự nhân lên của virus trong môi trường PK15 cần phải làm phản ứng miễn dịch
huỳnh quang hoặc PCR do PCV2 thường không gây bệnh tích tế bào.
Để phân lập PCV2 trên môi trường tế bào PK15 thường mất rất nhiều
công sức và thời gian do phải cấy chuyển nhiều lần, thường chỉ áp dụng trong
nghiên cứu để sản xuất vacxin phòng bệnh.
Virus không có khả năng gây ngưng kết hồng cầu.
1.1.1.4. Sức đề kháng
PCV2 rất bền ở nhiệt độ cao và chịu được trong điều kiện pH dao động
lớn. Với nhiệt độ, PCV2 có khả năng sống được 72 giờ ở 800C, 30 phút ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


nhiệt độ 70 - 750C và 1 giờ ở 560C; bị bất hoạt ở pH 3 và bởi chloroform. Ở
nhiệt độ phòng, khi bị tác động trong 10 phút bởi một số chất sát trùng như
chlorhexidine, formol, iodine và cồn thì hiệu giá của virus sẽ giảm. Ví dụ: khi
xử lý ở nhiệt độ 600C trong 10 phút, hiệu giá của virus giảm 1,6log; nhiệt độ
800C trong 72 giờ hiệu giá giảm 1,25log. Hiệu giá của virus cũng giảm khi
được xử lý với một số hóa chất thông thường như kiềm (ví dụ NaOH), các
chất oxy hóa (sodium hypochloride NaOCl hoặc muối NH4+) (trích theo
Maria Fort de Puig, 2009). Có thể phân lập được PCV2 trong bệnh phẩm của
lợn bảo quản ở -700C.
1.1.2. Bệnh do PCV2 gây ra
1.1.2.1. Loài vật mắc bệnh
Tất cả các giống lợn đều mẫn cảm với bệnh, kể cả lợn nuôi và lợn

hoang dã, nhưng các loài vật khác không mẫn cảm với PCV2. Khả năng mẫn
cảm với bệnh thay đổi tùy theo tính biệt, giống lợn, có liên quan đến sự nhân
lên của PCV2 trong đại thực bào phế nang. Gần đây, nghiên cứu Potter và
cộng sự (2012) đã khẳng định bản chất di truyền của từng giống lợn có ảnh
hưởng đến mức độ mẫn cảm với PCVAD. Ví dụ, thường lợn đực mẫn cảm
với bệnh hơn so với lợn cái; lợn giống Landrace mẫn cảm hơn giống Duroc
và Đại Bạch.
1.1.2.2. Phương thức truyền lây
Bằng thực nghiệm đã chứng minh được PCV2 có thể lây lan từ lợn
sang lợn (Dupont và cs, 2009). Trong trường hợp nhiễm trùng toàn thân,
PCV2 có thể thải ra ngoài qua dịch tiết của cơ thể, phân và nước tiểu. Thời
gian thải virus của lợn nhiễm PCV2 tự nhiên ≤ 13 ngày tuổi và kéo dài 209
ngày sau khi sinh hoặc sau 69 ngày gây bệnh thực nghiệm. PCV2 có thể làm
lây lan bệnh còn được phát hiện trong sữa đầu của nái nhiễm virus và sẽ làm
lây bệnh cho lợn con (Gerber và cs, 2011; Shen và cs, 2010).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Tinh dịch của lợn đực nhiễm PCV2 sẽ làm lây bệnh cho đàn nái sinh
sản qua phối giống. Qua thực nghiệm đã chứng tỏ được rằng lợn đực giống
mắc bệnh có thể bài thải PCV2 trong vòng 90 ngày. Khi phối giống bằng tinh
dịch của những con đực nhiễm một lượng lớn PCV2 là nguyên nhân gây rối
loạn sinh sản ở lợn nái. Một điều rõ ràng rằng sự lây lan của PCV2 qua đường
thụ tinh phụ thuộc vào liều thụ tinh, vì nếu tinh dịch chứa một lượng thấp
PCV2 sẽ không làm cho lợn nái lây bệnh (Madson và cs, 2009).
Khi lợn nái mang thai nhiễm PCV2 có thể truyền cho con con qua nhau
thai. Trong một nghiên cứu ở đàn lợn sinh sản biểu hiện triệu chứng bình

thường, 40% lợn con sinh ra mang PCV2 (Shen và cs, 2010); tuy nhiên cũng
trong nghiên cứu này có 46% lợn con sinh ra âm tính virus huyết; có thể cho
thấy sự truyền qua nhau thai không xảy ra.
Gây bệnh thực nghiệm cho lợn con thấy thời gian nung bệnh dao động
từ 2-4 tuần. Trong cơ thể vật chủ, PCV2 đầu tiên sẽ tấn công rồi nhân lên ở
hạch amidan và các hạch lympho. PCV2 cũng tấn công tế bào lympho B rồi
thông qua hệ thống lympho đi khắp nơi đến các cơ quan của cơ thể (như lách,
mảng Payer và hạch lympho). Sau đó PCV2 bắt đầu tấn công tế bào lympho T
và các tế bào đơn nhân máu ngoại vi. Thời gian nhiễm trùng huyết cũng được
xác định trong khoảng từ 7-14 sau khi gây nhiễm. Virus có thể tồn tại rất lâu
trong cơ thể, thời gian xác định được qua thực nghiệm lên đến 125 ngày sau
gây nhiễm.
Trong các đường truyền lây của PCV2, môi trường đóng vai trò quan
trọng. Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng sự đồng nhiễm PCV2 với
PRRS khiến cho thời gian và lượng virus bài thải tăng lên, điều đó cũng có
nghĩa lượng virus tồn tại ngoài môi trường tăng lên. Đường truyền lây qua
không khí giữa các trại có mật độ chăn nuôi nhiều khiến cho người chăn nuôi
cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn sinh học. Cũng đã có nghiên
cứu xác định được lượng AND của PCV2 với số lượng rất lớn 107 hạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


virus/m3 không khí. Ngoài ra dụng cụ chăn nuôi, côn trùng cũng đóng vai trò
truyền lây PCV2. Việc sử dụng vacxin PCV2 phòng bệnh cũng đã góp phần
làm giảm đáng kể PCV2 ngoài môi trường.
Sự lưu hành của bệnh trên thế giới và Việt Nam
PCV2 được ghi nhận ở rất nhiều nước trên thế giới và bệnh PMWS đã
đươc chẩn đoán ở cả 5 châu lục. Hiện nay, các kết quả nghiên cứu đã xác định

được tỷ lệ lưu hành huyết thanh kháng PCV2, phân lập và xác định genotype
cũng như đánh giá được đặc tính di truyền và dịch tễ học phân tử của PCV2.
Căn cứ vào kết quả giải trình tự gen, người ta chia PCV2 thành 5
genotype, ký hiệu từ PCV2a-2e. Tuy nhiên, theo Segales và cộng sự (2008),
chỉ có 3 genotype PCV2a, PCV2b và PCV2c được chính thức công nhận.
PCV2a và PCV2b là hai genotype lưu hành phổ biến nhất, đã được ghi nhận ở
nhiều nơi trên thế giới; PCV2c được phát hiện ở Đan Mạch (Dupont và cộng
sự, 2008), và gần đây PCV2d và PCV2e mới được thông báo có ở Trung
Quốc (Wang và cộng sự, 2009; Guo và cộng sự, 2010).
Sự phân bố của PCV2 có sự khác nhau giữ các vùng địa lý:
- Châu Á: lần đầu tiên một vụ dịch gần giống PMWS được mô tả tại
Đài Loan năm 1995; từ đó đến nay nhiều vụ dịch PMWS đã được ghi nhận ở
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippine, Đài Loan và Thái Lan (trích
theo Hinton, 2003). PCV2 và PCVAD đã được xác định lưu hành trong đàn: ở
Nhật Bản năm 1997 (Takahagi và cộng sự, 2008), ở Hàn Quốc năm 1999 (An
và cộng sự, 2007), ở Thái Lan năm 1998 (Jantafong và cộng sự, 2011),
Malaysia năm 2004 (Jaganathan và cộng sự, 2011)...
Wang và cộng sự (2009) tiến hành giải trình tự 49 chủng phân lập từ
một số tỉnh của Trung Quốc, và đã xác định thuộc genotype PCV2a, PCV2b,
PCV2d và PCV2e; trong khi đó tại Hàn Quốc và Nhật Bản chỉ phát hiện được
PCV2a và PCV2b (Chae và Choi, 2010; Takahagi và cộng sự, 2008), tại Thái
Lan phát hiện được PCV2b và PCV2e (Jantafong và cộng sự, 2011).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


- Châu Âu: hầu hết các nước xác định sự có mặt của PCV2b, là nguyên
nhân gây thiệt hại kinh tế do PCVAD; ngoài ra, Allan và cộng sự (2007) còn
phát hiện được PCV2a ở đàn lợn nuôi tại Ireland.

- Bắc Mỹ: lần đầu tiên PCV2b được xác nhận ở Canada vào năm 2005.
Các nghiên cứu sau này đã cho thấy sự lưu hành của PCV2a và PCV2b trong
khu vực (Olvera và cộng sự, 2007; Gagnon và cộng sự, 2007).
- Châu Đại Dương: hiện tại có một số công bố của Muhling và cộng sự
(2006) về sự lưu hành PCV2 tại Úc; nghiên cứu của O'Dea và cộng sự (2011)
về PCVAD tại Úc; nghiên cứu của Neumann và cộng sự (2007) về PCV2
phân lập được tại New Zealand. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều chưa chỉ ra
genotype lưu hành trong khu vực.
- Nam Mỹ: không có nhiều nghiên cứu về PCV2, đã

xác định

genotype phổ biến là PCV2b (Chiarelli Neto và cộng sự, 2009); cần có các
nghiên cứu tiếp theo để khẳng định sự có mặt của genotype PCV1/2a
(Gagnon và cộng sự, 2010).
Ở Việt Nam, PCV2 được phát hiện ở một số tỉnh thành phía Nam từ
năm 2000 với tỷ lệ nhiễm 38,97% nhưng đến 2006 tỷ lệ nhiễm đã tăng đến
96,47%, chứng tỏ PCV2 đang lưu hành phổ biến trong chăn nuôi lợn (Nguyễn
Thị Thu Hồng và cộng sự, 2006) và là một trong những nguyên nhân gây còi
cọc lợn con cai sữa ở một số trại lợn tại thành phố Hồ Chí Minh (trích theo
Nguyễn Thị Thu Hồng và cộng sự, 2010). Một số nghiên cứu của các tác giả
như Lam Thu Huong và Duong Chi Mai (2006); Lê Tiến Dũng (2006) đều
cho thấy có sự lưu hành của PCV2 ở đàn lợn nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh
(trích theo Nguyễn Thị Thu Hồng và cộng sự, 2008).
Tại Viện Thú y, Nguyễn Viết Không và cộng sự tiến hành nghiên cứu
ảnh hưởng nhiễm Porcine circovirus 2 (PCV2) ở lợn đến đáp ứng miễn dịch
tiêm phòng vacxin dịch tả lợn và biện pháp khắc phục. Kết quả bước đầu cho
thấy đã xác định và phân lập được PCV2 ở đàn lợn nuôi tại một số tỉnh như
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 13


Hà Nội, Bắc Giang, Hà Nam, Phú Thọ (tài liệu chưa công bố, 2012).
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Mỹ Lệ và cs (2013) chỉ ra được sự lưu hành
genotype PCV2b ở đàn lợn nuôi tại một số tỉnh tại miền Bắc Việt Nam.
1.1.2.3. Cơ chế sinh bệnh
Hiện nay cơ chế sinh bệnh của PCV2 và vai trò của tế bào giúp cho sự
nhân lên của virus vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Điểm đặc trưng quan
trọng nhất quan sát được khi lợn bị hội chứng PCVAD là số lượng bạch cầu
giảm rất nhanh (leucopenia). PCV2 tác động đến tế bào lympho và các tế bào
có thẩm quyền miễn dịch như tế bào đơn nhân, đại thực bào và tế bào tua
(dendritic cell) gây suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại
mầm bệnh khác xâm nhập và gây bệnh. Bằng phương pháp hóa mô miễn dịch
(IHC) hoặc ISH đã xác định được một lượng lớn kháng nguyên hoặc nucleic
acid của PCV2 trong nguyên sinh chất của đại thực bào và của tế bào tua
trong nhiều nang lympho rỗng của các mô lympho. Tuy nhiên, kháng nguyên
PCV2 chỉ được phát hiện rải rác trong tế bào lympho, và hiện vẫn chưa giải
thích được có phải sự giảm số lượng tế bào lympho ở lợn bị bệnh liên quan đến
PCVAD là do sự giảm sản của tủy xương, giảm sự phân chia trong mô lympho
thứ cấp hay do tăng sự mất đi của tế bào lympho ở tủy xương, mạch máu ngoại
vi hoặc tế bào lympho thứ cấp do cơ chế hoại tử hoặc apoptosis của virus.
Mặc dù PCV2 xuất hiện trong đại thực bào và tế bào tua, nhưng một số
nghiên cứu in vitro cho biết các tế bào đơn nhân có thể không phải là đích tấn
công đầu tiên của PCV2. Bằng thực nghiệm đã chứng tỏ tế bào đơn nhân và đại
thực bào có khả năng chống chịu được sự nhân lên của PCV2. Quá trình nhân
lên của PCV2 trong các tế bào này không quan sát được tuy nhiên PCV2 không
bị suy yếu trong nguyên sinh chất của tế bào (Gilpin và cs, 2003). Tương tự
như vậy, không có bằng chứng cho thấy sự nhân lên in vitro của PCV2 trong tế
bào tua (Vincent và cs, 2003); tuy nhiên PCV2 tồn tại trong tế bào tua mà

không mất khả năng gây nhiễm cũng như không khiến cho tế bào bị chết.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Để là rõ vai trò của PCV2 trong hội chứng PCVAD, việc gây nhiễm
chuỗi ADN của PCV2 đã được Fenaux và cs (2002) thực hiện, sử dụng lợn
sạch bệnh SPF. Kết quả cho thấy sau 35 ngày theo dõi không thấy hiện tượng
còi cọc; tuy nhiên đã xác định rõ ràng rằng PCV2 là nguyên nhân gây tổn
thương tế bào lympho như của PCVAD. Năm 2005, một nhóm nghiên cứu
người Pháp đã chứng minh được giả thuyết PCV2 là điều kiện cần để xảy ra
PCVAD, các chủng đều đòi hỏi sự hiệp đồng gây bệnh của một số yếu tố
khác (Grasland và cs, 2005).
Bằng thực nghiệm người ta thấy rằng lợn bị nhiễm PCV2 không có khả
năng sản sinh interferon ở giai đoạn đầu của quá trình nhiễm trùng có thể là
nguyên nhân làm giảm đáp ứng miễn dịch với PCV2 và bị bệnh. Ngoài ra,
hiện tượng giảm sản sinh interferon nhưng tăng lượng IL-10 ở những lợn thực
nghiệm bị nhiễm PCV2 cũng đã được chứng minh. Cho đến nay, ảnh hưởng
của PCV2 đến hệ miễn dịch của lợn vẫn còn nhiều tranh cãi và cần phải có
các nghiên cứu để làm sáng tỏ. Nghiên cứu cần tập trung làm rõ tác động qua
lại giữa giai đoạn sau nhiễm trùng và trước khi biểu hiện triệu chứng lâm sàng
để giải thích hiện tượng nhiễm trùng cấp tính hoặc/và mạn tính.
Opriessnig và cộng sự (2006) cho biết mặc dù hầu hết lợn trong đàn có
thể bị nhiễm PCV2 nhưng chỉ có khoảng 5 – 30% lợn mẫn cảm biểu hiện
triệu chứng. Có bốn yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh PCVAD do nhiễm
PCV2 là cấu trúc và độc lực virus, giống lợn, sự đồng nhiễm, trạng thái miễn
dịch của cơ thể. Việc sử dụng một số loại vacxin, trong đó chất bổ trợ sẽ
khiến cho tỷ lệ lợn có triệu chứng PCVAD tăng lên. Ở lợn cùng tiêm một loại
vacxin nhưng có chất bổ trợ khác nhau (đặc biệt bổ trợ dầu) sẽ làm cho thời

gian nhiễm virus cũng như số lượng PCV2 trong huyết thanh và mô bào tăng
lên, tế bào lympho bị tổn thương nặng hơn so với những lợn được tiêm vacxin
bổ trợ là keo phèn. Một thí nghiệm khác cũng cho thấy khi lợn được tiêm
vacxin phòng bệnh do M. hyopneumoniae hoặc A. pleuropneumoniae, sau đó
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


×