Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc nhôm mẫn xá, xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.55 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

NGUYỄN THỊ QUỲNH CHI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ ĐÚC NHÔM MẪN XÁ,
XÃ VĂN MÔN, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

NGUYỄN THỊ QUỲNH CHI



ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ ĐÚC NHÔM MẪN XÁ,
XÃ VĂN MÔN, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ

: 60.44.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN TRUNG QUÝ

HÀ NỘI, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Bắc Ninh, ngày tháng năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Quỳnh Chi


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều đơn vị và cá nhân. Tôi xin ghi
nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp
đỡ quý báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phan Trung Quý đã dành nhiều
thời gian chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình trong quá trình tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy,
cô trong Khoa Môi trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị của các phòng ban sở TN &MT
tỉnh Bắc Ninh, UBND xã Văn Môn đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp
số liệu giúp tôi thực hiện đề tài này.
Cám ơn sự cổ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, các anh, chị đồng
nghiệp, bạn bè trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Bắc Ninh, ngày tháng năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Quỳnh Chi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết........................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu ............................................................. 2
1.2.1. Mục đích .............................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................ 2
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................ 3
2.1. Làng nghề tái chế kim loại và vai trò của làng nghề tái chế kim loại trong
phát triển kinh tế - xã hội................................................................................ 3
2.1.1. Giới thiệu chung về làng nghề tái chế kim loại ..................................... 3
2.1.2. Vai trò của làng nghề tái chế kim loại trong phát triển kinh tế - xã hội ........ 4
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất của các làng nghề tái chế kim loại trên thế
giới và ở Việt Nam ......................................................................................... 7
2.2.1. Trên thế giới ......................................................................................... 7
2.2.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 7
2.3. Ảnh hưởng của hoạt động làng nghề tái chế kim loại tới môi trường và
sức khỏe con người ........................................................................................ 9
2.3.1. Ảnh hưởng của làng nghề tái chế kim loại tới môi trường .................. 10
2.3.2. Ảnh hưởng của làng nghề tái chế kim loại đến sức khoẻ con người............ 14
2.4. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề tái chế
kim loại ........................................................................................................ 15
2.4.2. Các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
tái chế kim loại ............................................................................................. 15
2.4.3. Các giải pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
tái chế kim loại ............................................................................................. 25
CHƯƠNG III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.29
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 29
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii



3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 29
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 29
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................. 29
3.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn......................................................... 30
3.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................... 31
3.3.4. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia .................................................... 31
3.3.5. Phương pháp lấy mẫu hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm ............ 31
3.3.6. Phương pháp so sánh .......................................................................... 36
3.3.7. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 37
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 38
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Văn Môn ............................. 38
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 38
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 41
4.2. Hiện trạng sản xuất của làng nghề Mẫn Xá............................................ 43
4.2.1. Quy mô sản xuất ................................................................................. 44
4.2.2. Nguyên liệu sản xuất .......................................................................... 46
4.2.3. Nguồn lao động .................................................................................. 46
4.2.4. Sản phẩm và thị trường....................................................................... 47
4.2.5. Quy trình sản xuất .............................................................................. 48
4.3. Hiện trạng môi trường đất, nước của làng nghề Mẫn Xá........................ 53
4.3.1. Hiện trạng môi trường nước của làng nghề Mẫn Xá ........................... 53
4.3.2. Môi trường đất.................................................................................... 70
4.4. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề tới cộng đồng dân cư và
người lao động ............................................................................................. 73
4.5. Thực trạng công tác quản lý môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của
cộng đồng làng nghề .................................................................................... 77
4.5.1. Công tác quản lý môi trường tại làng nghề đúc nhôm Mẫn Xá................. 77
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page iv


4.5.2. Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng ........................................... 82
4.6. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc
nhôm Mẫn Xá .............................................................................................. 83
4.6.1. Giải pháp quản lý ............................................................................... 83
4.6.2. Giải pháp kỹ thuật .............................................................................. 86
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 96
5.1. Kết luận ................................................................................................. 96
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các loại sản phẩm của làng nghề tái chế kim loại........................... 5
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng lao động tại một số làng nghề tái chế kim loại .. 6
Bảng 2.3: Lượng sản phẩm tại một số làng nghề tái chế kim loại ................... 8
Bảng 2.4: Thải lượng ô nhiễm do đốt than tại làng nghề tái chế ................... 13
Bảng 2.5: Các giải pháp SXSH cho các làng nghề tái chế kim loại............... 17
Bảng 4.1. Nhiệt độ không khí trung bình, số giờ nắng, lượng mưa, độ ẩm
tương đối trung bình tháng năm 2013 đo tại trạm khí tượng Bắc Ninh ......... 39
Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất tại xã Văn Môn ......................................... 41
Bảng 4.3: Sự phân bố sản xuất tại làng nghề Mẫn Xá ................................... 44
Bảng 4.4: Thống kê số lượng lò tái chế nhôm của làng nghề Mẫn Xá ......... 46
Bảng 4.5: Số lượng lao động làng nghề Mẫn Xá phân theo trình độ học vấn 47

Bảng 4.6: Kiểm toán vật chất cho các công đoạn chính trong quy trình sản
xuất của một hộ cô đúc nhôm điển hình ....................................................... 51
Bảng 4.7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải làng nghề đúc nhôm Mẫn Xá ... 54
Bảng 4.8: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại làng nghề Mẫn Xá ..... 63
Bảng 4.9: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại làng nghề Mẫn Xá ...... 68
Bảng 4.10: Kết quả phân tích chất lượng đất nông nghiệp tại làng nghề Mẫn Xá... 71
Bảng 4.11: Kết quả phân tích chất lượng đất dân sinh tại làng nghề Mẫn Xá ....... 72
Bảng 4.12: Tỷ lệ các bệnh người dân thường mắc ........................................ 75
Bảng 4.13: Tỷ lệ các bệnh người lao động thường mắc ................................ 76

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Hàm lượng một số kim loại nặng trong nước thải làng nghề tái chế .. 11
Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bể mạ ........................................... 22
Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải quá trình cán ............................. 24
Hình 4.1: Hàm lượng BOD trong nước thải của làng nghề Mẫn Xá ............. 55
Hình 4.2: Hàm lượng COD trong nước thải của làng nghề Mẫn Xá ............. 56
Hình 4.3: Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải của làng nghề Mẫn Xá.... 56
Hình 4.4: Hàm lượng Fe trong nước thải của làng nghề Mẫn Xá .................. 57
Hình 4.5: Hàm lượng Cu trong nước thải của làng nghề Mẫn Xá ................. 58
Hình 4.6: Hàm lượng Zn trong nước thải của làng nghề Mẫn Xá ................. 59
Hình 4.7: Hàm lượng Cr, Ni, Pb trong nước thải làng nghề Mẫn Xá ............ 59
Hình 4.8: Hàm lượng BOD5, COD, SS trong nước ao làng Mẫn Xá ............. 64
Hình 4.9: Hàm lượng Fe, Cu, Zn, Pb trong ao làng Mẫn Xá ......................... 65
Hình 4.10: Hàm lượng BOD5, COD, SS trong nước kênh Văn Môn............. 66
Hình 4.11: Hàm lượng Fe, Cu, Zn, Pb trong nước kênh Văn Môn ................ 67

Hình 4.12 : Phương án bãi thu gom và trung chuyển chất thải rắn của làng
nghề Mẫn Xá ................................................................................................ 93

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Vị trí lấy mẫu nước thải, nước mặt khu vực nghiên cứu .............. 34
Sơ đồ 3.2: Phương pháp lấy mẫu đất theo quy tắc đường chéo ..................... 35
Sơ đồ 3.3: Vị trí lấy mẫu đất khu vực nghiên cứu ......................................... 36
Sơ đồ 4.1: Quy trình cô đúc nhôm tại làng nghề Mẫn Xá ............................. 49
Sơ đồ 4.2: Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề đến sức khỏe con người .. 74
Sơ đồ 4.3: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải làng nghề tái chế ...................... 88

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN& PTNT

:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TN&MT


:

Tài nguyên và môi trường

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

CNH - HDH

:

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

ctv

:

Cộng tác viên

QCVN


:

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

QCCP

:

Quy chuẩn cho phép

CTR

:

Chất thải rắn

NT

:

Nước thải

NM

:

Nước mặt

NN


:

Nước ngầm

ĐNN

:

Đất nông nghiệp

ĐDS

:

Đất dân sinh

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

:

Ủy ban nhân dân

SXSH


:

Sản xuất sạch hơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Tính cấp thiết

Làng nghề có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
Hoạt động làng nghề thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, giải quyết
việc làm cho hơn 30% lực lượng lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm
nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Hiện sản phẩm
của làng nghề không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị
trường nước ngoài, thu về nguồn ngoại tệ lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội các địa phương.
Toàn tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền
thống, 32 làng nghề mới với những sản phẩm nổi tiếng như: giấy Phong Khê,
gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, đúc nhôm Văn Môn, sắt thép Đa Hội,… (Sở Tài
nguyên và môi trường Bắc Ninh, 2013).
Mẫn Xá là một trong những làng nghề xuất hiện rất sớm ở Bắc Ninh,
đã từ lâu nổi tiếng với nghề cô đúc nhôm từ phế thải và trở thành vùng đất
giàu có. Theo thống kê của UBND xã Văn Môn năm 2011, sản lượng nhôm
các loại ở làng nghề đạt hơn 600 tấn/ngày; giải quyết việc làm thường xuyên
cho hơn 1.000 lao động trong và ngoài địa phương. Phát triển tiểu thủ công

nghiệp góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống
người dân nơi đây.
Cùng với sự phát triển kinh tế, môi trường làng nghề Mẫn Xá đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người dân, mà nguyên
nhân chính gây ra tình trạng này là do sự phát triển làng nghề thiếu bền vững;
công nghệ sản xuất lạc hậu, chưa có sự đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải.
Mặc dù các cơ quan Nhà nước nói chung và chính quyền địa phương tỉnh Bắc
Ninh nói riêng đã có những giải pháp tích cực trong công tác bảo vệ môi
trường tại làng nghề nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa thực sự cao,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


tình trạng ô nhiễm môi trường cải thiện còn chậm chạp. Kết quả quan trắc
môi trường tại làng nghề Mẫn Xá của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Bắc Ninh 2011 cho thấy hàm lượng SO2 vượt QCVN
05:2009 3,9 lần, nồng độ NO2 cao hơn QCCP tới 3,8 lần do bị ô nhiễm bởi
khí thải từ các lò sản xuất; nước thải có hàm lượng COD cao gấp QCVN
24:2009 2,3 lần, TSS vượt quy chuẩn 4,5 lần, đất và nước có dấu hiệu ô
nhiễm kim loại nặng (Chi cục Bảo vệ môi trường Bắc Ninh, 2011).
Trước thực trạng trên, tôi lựa chọn đề tài “ Đánh giá hiện trạng môi
trường đất, nước và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường tại làng nghề đúc nhôm Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh” để tìm hiểu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề tới
chất lượng môi trường, từ đó đưa ra một số giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm
môi trường làng nghề.
1.2.

Mục đích và yêu cầu nghiên cứu


1.2.1. Mục đích
- Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại làng nghề đúc nhôm Mẫn
Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng
nghề Mẫn Xá.
1.2.2. Yêu cầu
- Đưa ra quy trình sản xuất, các công đoạn phát sinh chất thải
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đúc nhôm tới chất lượng môi
trường đất, nước tại làng nghề Mẫn Xá
- Đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng
nghề Mẫn Xá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Làng nghề tái chế kim loại và vai trò của làng nghề tái chế kim
loại trong phát triển kinh tế - xã hội
2.1.1. Giới thiệu chung về làng nghề tái chế kim loại
Trong số 1450 làng nghề đang hoạt động ở Việt Nam có một loại hình
làng nghề được phát triển nhanh trong thời gian vài chục năm gần đây cùng
với sự phát triển kinh tế nông thôn, đó là các làng nghề tái chế kim loại (Bộ
Tài nguyên và Môi trường, 2008).
Trong quá trình hình thành và phát triển, các làng nghề tái chế kim loại
bắt nguồn từ sự chuyển đổi linh động tại các làng nghề truyền thống có từ lâu
đời. Điển hình cho loại hình này là làng nghề sắt thép Đa Hội (Bắc Ninh) là
làng nghề có truyền thống sản xuất sắt thép từ hơn 400 năm và gắn liền với

người dân Đa Hội qua nhiều thế hệ và ngày càng phát triển. Trước đây, chỉ có
20% số hộ làng nghề sản xuất sắt thép theo phương pháp nguội với các sản
phẩm đơn giản như dao, cuốc, bản lề, then cửa,… đến nay có tới gần 95% số
hộ làng nghề này. Đa Hội đã trở thành một trung tâm tiểu thủ công nghiệp
chuyên sản xuất các loại sản phẩm cơ khí, xây dựng và dân dụng từ các loại
sắt thép phế liệu. Làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên) xưa có nghề
đúc đồng truyền thống, nhưng sau đó nghề nay mai một dần do mất thị trường
tiêu thụ. Từ năm 1985 – 1986, hàng trăm hộ chuyển sang nấu tái chế chì vì
nghề này đem lại lợi nhuận lớn, nguyên liệu lại rẻ và kỹ thuật đơn giản. Trong
thời gian đầu, nghề được phát triển mạnh, nhưng hiện nay do nhu cầu thị
trường giảm, nguồn cung cấp nguyên liệu và vốn đầu tư hạn chế nên tốc độ
xuất có giảm (Đặng Kim Chi và cs., 2005).
Làng nghề tái chế kim loại chiếm khoảng 6,2% làng nghề cả nước nhưng
tập trung chủ yếu ở các miền Bắc (miền Bắc chiếm 67,8% tổng số làng nghề tái

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


chế kim loại trong nước) và các tỉnh xung quanh Hà Nội (như Hà Tây cũ: 8, Bắc
Ninh: 10, Nam Định: 9, Hà Nội: 4, Thái Bình:5) (Lê Văn Khoa, 2011).
Qua tìm hiểu công nghệ sản xuất tại các làng nghề tái chế kim loại, có
thể phân thành các nhóm công nghệ sau:
- Nhóm công nghệ tái chế và gia công các mặt hàng sắt thép.
- Nhóm công nghệ tái chế các kim loại màu.
2.1.2. Vai trò của làng nghề tái chế kim loại trong phát triển kinh tế - xã hội
Hoạt động của các làng nghề tái chế kim loại đã góp phần tích cực
trong việc tận dụng chất thải để tạo ra những sản phẩm có ích cho xã hội. Vì vậy
có vai trò quan trọng không chỉ đối với phát triển kinh tế nông thôn mà còn góp

phần cải thiện môi trường. Có thể thấy nổi bật trong các hoạt động sau đây:
- Thu gom các loại chất thải
Nguyên liệu sử dụng cho công nghệ tái chế kim loại đều từ phế liệu
như sắt thép, đồng, chì, nhôm phế liệu; vỏ lon bia, nước giải khát; các đồ gia
dụng bằng sắt thép cũ hỏng; các chi tiết máy móc thiết bị cũ hỏng; acquy phế
thải; vỏ tàu biển, vỏ ô tô,… Việc thu gom các loại chất thải đã góp phần tích
cực, đem lại hiệu quả kinh tế trong quản lý chất thải vì thu gom phế liệu để tái
chế lại thành sản phẩm. Kết quả điều tra một số làng nghề tái chế kim loại
điển hình ở các tỉnh phía Bắc cho thấy nhu cầu nguyên nhiên liệu của các làng
nghề này tương đối lớn. Làng nghề Vân Chàng (Nam Định) nhu cầu nguyên
liệu lên tới 68.000 tấn/năm, làng nghề Đa Hội (Bắc Ninh) cần tới 300.000
tấn/năm, làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên) tiêu thụ 14 tấn acqui
hỏng mỗi ngày để sản xuất 7 – 8 tấn chì thành phẩm (Vũ Hoàng Nam, 2010).
- Tạo ra nhiều loại sản phẩm
Sản phẩm của làng nghề tái chế kim loại rất đa dạng về mẫu mã và
phong phú về chủng loại. Các sản phẩm chính của làng nghề tái chế kim loại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


như thép dẹt, thép cuốn, thép dây buộc; đồ gia dụng (cuốc, xẻng, dao, kéo,
đinh, kim, búa các loại,…); thép kỹ thuật cao; chì, nhôm, đồng,...
Bảng 2.1: Các loại sản phẩm của làng nghề tái chế kim loại
TT

Sản phẩm

Lượng (tấn/năm)

Đa Hội

Vân Chàng

1

Phôi đúc

12.000 – 15.000

-

2

Thép cán

450.000 – 500.000

210.000

3

Đinh các loại

500

100

4


Bào, đục, cưa, bản lề

-

5.000.000 cái

5

Dụng cụ gia dụng (Xoong, ấm

-

11.500.000 cái

500

100.000

nước, chảo,…)
6

Lưới, dây thép, các loại khác,…

(Nguồn: Võ Văn Minh và Võ Châu Tuấn, 2012 ; Chi cục Bảo vệ môi trường
tỉnh Bắc Ninh, 2013)
Do sản xuất nhỏ hộ gia đình, tính tự lập cao và tập trung trong quy mô
làng xã nên rất năng động, linh hoạt từ khâu thu mua nguyên liệu đến tiêu thụ
sản phẩm. Việc tiếp cận thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm hoặc tìm hiểu thị
hiếu của người sử dụng được các làng nghề nắm bắt và tận dụng rất nhanh.
Điều này được thể hiện rất rõ nếu một hộ làm ra sản phẩm mới mà có thị

trường tiêu thụ thì ngay lập tức sản phẩm đó cũng được một số hộ khác tham
gia sản xuất.
-

Thu hút nguồn lao động và góp phần xóa đói giảm nghèo thông qua

thu nhập ngày càng tăng
Làng nghề tái chế kim loại là một trong những nghề thu hút khá nhiều lao
động, ngoài những lao động tham gia sản xuất trực tiếp tại làng nghề, còn một
lượng không nhỏ lao động gián tiếp là những người thu gom phế liệu từ khắp
các tỉnh thành trong cả nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Bảng 2.2: Tình hình sử dụng lao động tại một số làng nghề tái chế kim loại
Làng nghề

Lĩnh vực hoạt động Số hộ % hộ sản Số lao % lao
làm xuất/tổng động động
nghề
số hộ
(người) nữ

Đa Hội – Bắc Ninh

Tái chế kim loại

1500


95

3090

20

Vân Chàng – Nam Định

Tái chế kim loại

615

90

2.992

55

Xuân Tiến – Nam Định

Tái chế kim loại, đồng 2015

85,3

4954

5

Phước Kiều – Quảng Nam Tái chế đồng


39

44,8

104

50

Bao Vinh – Huế

Tái chế kim loại

15

90

45

33

Cầu Vực – Huế

Tái chế kim loại

58

90

135


15

Lý Nhân – Vĩnh Phúc

Tái chế kim loại

670

61

1610

20

(Nguồn: Nguyễn Hoàng Long, 2011)
Loại hình làng nghề tái chế không chỉ mang lại những lợi ích về xã hội
và môi trường là tạo công ăn việc làm, tận dụng được các phế thải để tái sản
xuất, giảm lượng chất thải phát sinh ra môi trường,… mà nó đã và đang góp
phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là khu
vực nông thôn.
Theo chuẩn nghèo của nước ta, các hộ nghèo được xác nhận với mức
bình quân thu nhập khoảng 0,2 triệu đồng/người/tháng trong khi thu nhập của
công nhân làm việc tại cơ sở tái chế khoảng từ 1– 1,5 triệu đồng/người/tháng
và như vậy, song hành với sự phát triển của hoạt động tái chế, thu nhập của
người lao động cũng được tăng lên (Bộ TN&MT, 2008).
- Góp phần giảm từ 15 – 20% khối lượng chất thải rắn đưa đi xử
lý/chôn lấp
Các hoạt động tái chế phế liệu tại các làng nghề đã góp phần giảm được
chi phí cho xử lý chất thải rắn tại các đô thị. Ước tính tại thành phố Hà Nội đã

tiết kiệm được 44 tỷ đồng từ hoạt động tái chế, Hồ Chí Minh tiết kiệm được
khoảng 135 tỷ đồng và Hải Phòng khoảng 33 tỷ đồng (Nguyễn Thị Kim Thái
và Lương Thị Mai Hương, 2011).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Thời gian vận hành của bãi chôn lấp được kéo dài hơn bởi khối lượng
chất thải rắn đưa đến chôn lấp ít hơn.
Giảm thiểu chất thải, tăng cường tái sử dụng và tái chế kim loại hiện là
quốc sách của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.
2.2.

Thực trạng hoạt động sản xuất của các làng nghề tái chế kim

loại trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Trên thế giới
Tỷ lệ tái chế 60 kim loại được nghiên cứu theo nguồn của UNEP
(2011): tỷ lệ tái chế được hơn 50% có 18 kim loại; tỷ lệ tái chế từ 25% đến
50% có 3 kim loại; tỷ lệ tái chế từ 10 đến 25% có 3 kim loại; tỷ lệ tái chế ít
hơn 1% có 34 nguyên tố; tỷ lệ tái chế từ 1 đến 10% có 2 nguyên tố. Ngành
công nghiệp tái chế kim loại thu về khoảng 5,6 tỷ bảng Anh, hơn 400 triệu tấn
kim loại được tái chế mỗi năm.
Hoa kỳ tái chế 150 triệu tấn phế liệu mỗi năm, ở Đức tỷ lệ tái chế từ 80
-90%. Châu Âu thành lập cơ quan EMR, ở Úc có hiệp hội AMRIA, những tổ
chức này hỗ trợ cho các công ty về kỹ thuật tái chế, tham gia xuất nhập khẩu
trong ngành tái chế kim loại và cùng các cơ quan có thẩm quyền đưa ra những
chính sách hỗ trợ việc tái chế kim loại.
2.2.2. Ở Việt Nam

Làng nghề tái chế kim loại đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ lệ cao
trong số các làng nghề, góp phần không nhỏ trong GDP của vùng và quốc gia.
Trong những năm gần đây, do được sự hỗ trợ của Nhà nước mà cơ sở hạ tầng
ở các làng nghề có nhiều cải thiện vì vậy các làng nghề tái chế kim loại đang
ngày càng phát triển mạnh mẽ, số hộ gia đình tham gia sản xuất ngày càng
tăng, các sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài
nước. Làng nghề đúc nhôm Bình Yên trung bình tái chế 1.400 tấn nhôm phế
liệu mỗi tháng, với hiệu suất thu hồi khoảng 60%, tổng doanh thu đạt khoảng
53 tỷ đồng/năm. Với sản lượng trên 75.000 tấn sản phẩm một năm, làng nghề

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


sắt thép Đa Hội tạo giá trị sản xuất trên 400 tỷ đồng một năm, nộp ngân sách
Nhà nước từ 700 – 800 triệu đồng/năm (Sở Công thương Bắc Ninh, 2012).
Bảng 2.3: Lượng sản phẩm tại một số làng nghề tái chế kim loại
TT Tên làng nghề

Loại sản phẩm

Lượng sản phẩm (tấn/năm)
Phôi(đúc):12.000-15.000tấn/năm
Sắt cán (tấm): 450.000 –
500.000 tấn/năm

Đa Hội – Bắc

Luyện và tái chế


Ninh

sắt thép

2

Văn Môn –
Bắc Ninh

Sản phẩm đúc nhôm

3

Đại Bái – Bắc
Ninh

Sản phẩm đúc
Tổng sản phẩm: 300 – 400
đồng: Đồ thờ cúng,
tấn/năm
Xoong, chậu

4

Vân Chàng –
Nam Định

Luyện và tái chế
sắt thép, nhôm, mạ


Tổng sản phẩm: 17.000
tấn/năm

5

Chỉ Đạo Hưng Yên

Sản phẩm đúc chì

Tổng sản phẩm: 300 tấn/năm

Đồng Côi –

Cơ khí nhỏ, phụ

Nam Định

tùng xe đạp

1

6

Lưới, dây thép các loại: 500
tấn/năm
Tổng sản phẩm: 200 – 250
tấn/năm

Tổng sản phẩm: 1.400 tấn/năm

(Nguồn: Nguyễn Thị Thắm, 2011)

Phần lớn làng nghề Việt Nam đều áp dụng các công nghệ truyền thống
và chủ yếu là lao động thủ công được truyền từ đời này qua đời khác thông
qua các thế hệ con cháu. Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề chủ yếu là thủ
công, bán cơ khí. Hoàn toàn chưa có nghề nào áp dụng tự động hóa. Theo
điều tra của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, hầu hết các thiết bị để
sản xuất của các làng nghề đều được chế tạo từ những năm 1950 – 1960 và
chủ yếu được mua lại từ các doanh nghiệp nhà nước đã thanh lý, thải loại
hoặc máy móc thiết bị cũ chắp vá từ nhiều nguồn khác nhau (Vũ Hoàng Nam,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


2010). Tại các làng nghề sắt thép, hầu hết các lò nấu thép thiết bị nhập khẩu
từ Trung Quốc được sản xuất từ năm 1990 trở về trước nên công suất nhỏ,
tiêu tốn điện năng, khó điều chỉnh về cơ, lý tính trong thành phần cấu tạo thép
dẫn đến chất lượng phôi đúc không cao. Đối với làng nghề đúc đồng Đại Bái
hiện có hơn 200 lò đúc đồng, nhôm, đa số thiết kế ống khói của các cơ sở này
đều không đạt tiêu chuẩn, thậm chí có những lò không có ống khói đã làm ảnh
hưởng lớn đến không khí và sức khỏe của người dân (Bộ TN&MT, 2013).
Quy mô sản xuất tại nhiều làng nghề là quy mô nhỏ, khó phát triển vì
mặt bằng sản xuất chật hẹp xen kẽ với khu vực sinh hoạt. Phần lớn các hoạt
động kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề nói riêng
được tổ chức bởi các hộ gia đình; do các hộ, lao động và thành viên trong hộ
thực hiện. Mặc dù ở nhiều làng nghề đã xuất hiện cơ sở, doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh làng nghề dưới nhiều hình thức khác nhau (tổ hợp tác, hợp
tác xã, doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn,…), song hộ gia đình vẫn
là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu, chiếm 70% tổng số cơ sở

sản xuất (Vũ Hoàng Nam, 2010).
Hơn nữa, các làng nghề hiện nay nhìn chung đều gặp khó khăn về mặt
bằng cho sản xuất. Tại các làng nghề đồng bằng Bắc Bộ, diện tích đất ở bình
quân mỗi hộ chỉ khoảng 150 – 200 m2, nhà ở và nhà xưởng liền kề nhau với
mật độ dày đặc. Đa số các hộ sản xuất kinh doanh ngay trên diện tích đất nhà
ở, mặt bằng sản xuất chật hẹp. Ở những làng nghề phát triển như Mẫn Xá, Đa
Hội (Bắc Ninh); Vân Chàng (Nam Định); Vũ Hội, Nguyên Xá (Thái Bình)
gần 100% số hộ ngành nghề sử dụng nhà ở, sân, vườn làm nơi sản xuất hoặc
chứa vật tư, nguyên nhiên liệu, sản phẩm, thậm chí cả chất thải (Đặng Kim
Chi và cs., 2010). Quy mô sản xuất của các hộ càng mở rộng, mật độ lò
xưởng càng cao thì sự cộng hưởng phát thải ô nhiễm càng gia tăng.
2.3.

Ảnh hưởng của hoạt động làng nghề tái chế kim loại tới môi

trường và sức khỏe con người
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


2.3.1. Ảnh hưởng của làng nghề tái chế kim loại tới môi trường
Tái chế kim loại là loại hình làng nghề gây ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng đến sức khoẻ cộng đồng nhiều nhất do công nghệ lạc hậu và không có
các giải pháp kiểm soát ô nhiễm. Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề
do khí thải của các lò nấu tái chế kim loại. Ngoài các hơi khí độc hại cơ bản
do đốt cháy nhiên liệu như CO, SO2, NOx còn có các loại hơi oxit kim loại
như: PbO, Al2O3… là những tác nhân chính ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con
người, đặc biệt đối với trẻ em.
Nước mặt và đất tại các làng nghề này cũng bị ô nhiễm nặng, hàm

lượng kim loại nặng (Pb, Cu, Zn, …) vượt QCCP nhiều lần thậm chí còn xuất
hiện hàm lượng xianua đáng kể, làm cho các loài thuỷ sinh vật không thể tồn
tại được trong nước ao hồ tại các làng nghề tái chế kim loại.
2.3.1.1. Tác động đến môi trường nước
Ở các cơ sở sản xuất làng nghề, lượng nước thải không được xử lý triệt
để, mà chỉ xử lý sơ bộ qua một hệ thống lắng lọc hoặc thải thẳng vào hệ thống
thủy nông, gây ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
người dân.
Nước sử dụng trong tái chế kim loại gồm: nước làm mát, nước vệ sinh
thiết bị, nhà xưởng.
Các ngành gia công cơ khí, đúc, mạ, tái chế và chế tác kim loại có
lượng nước thải không lớn nhưng lại chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng
(Zn, Fe, Cr, Ni,…), dầu mỡ công nghiệp. Quá trình mạ bạc còn tạo ra muối Hg,
xyanua, oxit kim loại và các tạp chất khác. Đặc biệt, quá trình rửa bình ắc quy và
nấu chì còn gây phát sinh nước thải chứa một lượng lớn chì. Nước thải của một
số làng nghề có hàm lượng các kim loại nặng như Cr6+, Zn2+, Pb2+ lớn hơn từ 1,5
đến 10 lần so với QCVN 24:2009. (Lê Thị Cẩm Hồng, 2010).
Theo kết quả phân tích chất lượng nước tại một số làng nghề tái chế
kim loại như Thanh Thùy – Hà Nội, Đồng Xâm – Thái Bình, Vân Chàng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Nam Định đều cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng. Hàm lượng Zn2+
cả ba làng nghề đều vượt TCCP , hàm lượng Cr6+ tại làng nghề Vân Chàng rất
lớn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Hình 2.1: Hàm lượng một số kim loại nặng trong nước thải làng nghề tái chế

Chú thích: N1: Cơ sở mạ thôn Rùa Hạ, Thanh Thùy – Thanh Oai, Hà Nội (2)
N2: Nước thải sản xuất thôn Rùa Thượng, Thanh Thùy Thanh Oai, Hà Nội (2)

N3: Nước thải cơ sở mạ Đồng Xâm, Thái Bình (1)
N4: Làng nghề đúc nhôm Vân Chàng, Nam Định (1)
Nguồn: (1) Đề tài KC 08-09, 2005
(2) CEETIA, Đại học Xây dựng Hà Nội, 2007
2.3.1.2. Tác động đến môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề tái chế kim loại có
nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất
trong dây chuyền công nghệ sản xuất. Than là nhiên liệu chính được sử dụng
phổ biến ở các làng nghề và thường là than chất lượng thấp. Đây là loại nhiên
liệu gây phát sinh lượng lớn bụi và các khí ô nhiễm. Tái chế kim loại đòi hỏi
nhu cầu nhiên liệu cao cho các lò nấu nhôm, chì và là ngành sản xuất có thải
lượng ô nhiễm lớn nhất do sử dụng than. Do đó, khí thải ở các làng nghề
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


thường chứa nhiều thành phần các chất ô nhiễm không khí như bụi, CO, CO2,
NOx, SO2, chất hữu cơ bay hơi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Bảng 2.4: Thải lượng ô nhiễm do đốt than tại làng nghề tái chế
(Đơn vị: tấn/năm)
Lượng
Làng nghề
1. Đa Hội - Bắc Ninh


than

Bụi

CO

SO2

NO2

THC

270.000 2.457,00 81,00 2.894,4 2.359,80 14,88

2. Vân Chàng - Nam Định

42.280

384,75 12,68

453,2

3. Xuân Tiến - Nam Định

250.000

2,28 0,075

2,68


4. Dương Ổ - Bắc Ninh

7.606

69,21

2,28

81,54

369,50

2,33

2,19 0,014
66,48

0,42

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2008: Môi trường làng nghề Việt Nam)
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng trên cho thấy, ở các làng nghề tái chế
kim loại (Đa Hội, Vân Chàng, Xuân Tiến) tiêu thụ lượng than cao hơn so với
các làng nghề tái chế giấy (Dương Ổ), đồng thời phát sinh một lượng lớn bụi
và các khí thải độc hại. Lượng than tiêu thụ ở làng nghề sắt thép Đa Hội là
270.000 tấn/năm cao gấp 35,5 lần so với lượng than tiêu thụ ở làng nghề tái
chế giấy Dương Ổ; hàm lượng bụi, CO, SO2, NO2, THC ở làng nghề Đa Hội
cũng cao và gấp trên 30 lần so với làng nghề Dương Ổ.
Ngoài ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu thể hiện ở các thông số ô
nhiễm như bụi, SO2, CO, NOx,…, quá trình tái chế kim loại còn gây phát sinh

các khí độc như hơi axit, kiềm, oxit kim loại (PbO, ZnO, Al2O3) từ khâu tẩy
rửa, làm sạch bề mặt kim loại và mạ.
2.3.1.3. Chất thải rắn và môi trường đất
Hoạt động của các cơ sở tái chế kim loại thải ra một lượng khá lớn chất
thải rắn. Chất thải này chủ yếu là tro, xỉ từ than cháy và từ kim loại nóng
chảy. Bên cạnh đó, quá trình phân loại nguyên liệu cũng thải ra một lượng
đáng kể gỉ sắt và mẩu vụn kim loại. Lượng chất thải rắn thải bỏ bừa bãi,
không được quản lý đã ảnh hưởng lớn đến môi trường, làm ô nhiễm môi
trường đất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Tại làng nghề Đa Hội, lượng chất thải rắn bao gồm xỉ than, kim loại
vụn và phế loại từ công đoạn phân loại chiếm khoảng 11 tấn/ngày, một số
làng nghề khác do quy mô nhỏ nên lượng chất thải rắn ít hơn đáng kể như:
Đình Bảng - Bắc Ninh: 1,4 tấn/ngày; Vân Chàng khoảng 7 tấn/ngày; Văn
Môn - Bắc Ninh 0,6 tấn/ngày,…( Nguyễn Thị Kim Thái và Lương Thị Mai
Hương, 2011).
Chất lượng môi trường đất khảo sát tại một số làng nghề cho thấy, đất
đang có nguy cơ nhiễm kim loại nặng, hàm lượng kim loại phát hiện được Ni
= 0,005 – 0,001 mg/l, Zn = 0,02 – 0,025 mg/l, là tương đối cao so với các khu
vực khác (Đặng Kim Chi và cs., 2005).
Nhìn chung, chất thải rắn của quá trình sản xuất tái chế có hàm lượng
kim loại rất cao (từ 3 – 5 g/kg nguyên liệu). Bên cạnh đó, còn chất thải rắn
chứa dầu mỡ, các chất khoáng với hàm lượng dao động từ 1 – 6 mg/kg nguyên
liệu, hiện nay hầu như chưa có giải pháp xử lý thích đáng. Việc thải bỏ chất thải
rắn không theo quy hoạch và không được quản lý nên đã ảnh hưởng tới chất
lượng đất của làng nghề. Lượng chất độc này dễ ngấm vào đất, tích tụ lại lâu dần

sẽ làm suy thoái môi trường đất (Đặng Kim Chi và cs., 2010).
2.3.2. Ảnh hưởng của làng nghề tái chế kim loại đến sức khoẻ con người
Làng nghề tái chế kim loại là một trong những nhóm làng nghề có hoạt
động sản xuất có tác hại nhiều nhất tới sức khỏe của con người. Bệnh phổ
biến của nhóm làng nghề này chủ yếu là các bệnh về hô hấp, bụi phổi và bệnh
về thần kinh. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do sự phát thải khí độc, nguồn
nhiệt cao và bụi kim loại từ các lò đúc, nấu kim loại,… trong quá trình sản
xuất. Làng nghề sản xuất sắt Đa Hội (Bắc Ninh) có tỷ lệ người lao động mắc
bệnh mãn tính tương đối cao (khoảng 29%). Tỷ lệ người mắc bệnh đau, khô
họng ở nghề đúc là 31,7% và nghề cán là 31%.
Ô nhiễm đất, nguồn nước và không khí tại làng nghề cơ khí Vân Chàng
(Nam Định) đã làm cho phần lớn dân cư trong làng mắc các bệnh về đường hô
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


×