Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Báo cáo kết quả thực hiện mô hình đinh lăng năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.11 KB, 9 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NÔNG CốNG
TRẠM KHUYẾN NÔNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT
MÔ HÌNH TRỒNG THÂM CANH CÂY ĐINH LĂNG

Đơn vị thực hiện: Trạm khuyến nông Nông Cống
Địa điểm thực hiện: Xã Yên Mỹ – huyện Nông Cống

Nông Cống, tháng 11 năm 2015
1


UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN NÔNG CỐNG
TRẠM KHUYẾN NÔNG
Số: /BC-KN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nông Cống, ngày 3 tháng 11 năm 2015

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN MÔ HÌNH
“ Trồng thâm canh cây Đinh Lăng năm 2015 ”
I. Khái quát tình hình chung.
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật,
việc bào chế và chiết xuất các loại dược liệu quý hiếm từ thiên nhiên đã và đang
được Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư. Đời sống của nhân dân ngày càng được
nâng lên cao, nhu cầu khám chữa bệnh và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ
thảo dược ngày càng nhiều. Một trong số đó là Đinh Lăng.


Trên thực tế tại một số địa phương, Đinh lăng được nhân dân trồng để làm
cây cảnh, tuy nhiên cây Đinh lăng còn là một loài cây dược liệu quý có thể sử dụng
được toàn bộ cây từ rễ, củ, cành và lá để làm thuốc trị bệnh, bồi bổ sức khỏe và làm
gia vị cho một số món ăn. Theo Y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng,
tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có
tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ, chữa tắc tia sữa,
làm mát huyết, lợi tiểu. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để
bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy…Do đó được sử dụng ngày
càng nhiều trong các sản phẩm nam dược hay thực phẩm chức năng. Trong vài năm
trở lại đây, nông dân một số tỉnh như: Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang,... đang
mở rộng diện tích loại cây trồng này, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Qua điều tra, khảo sát về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác
của địa phương, nhận thấy, huyện Nông Cống hoàn toàn phù hợp để trồng cây
Đinh Lăng dược liệu có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất và chất
lượng. Mặt khác Nông Cống là huyện luôn đi đầu của tỉnh về việc đưa tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới vào sản suất. Bà con nông dân trong huyện được tiếp thu và
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn,
năm 2015 được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Thanh Hoá cho huyện
2


Nông Cống thực hiện mô hình “ Trồng thâm canh cây Đinh Lăng” nhằm tạo bước
chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện thành công đề án tái
cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà nói chung, huyện Nông Cống nói riêng.
2. Thông tin chung về mô hình:
Tên mô hình: Trồng thâm canh cây Đinh Lăng
+ Quy mô: 1.2 ha.
+ Địa điểm: xã Yên Mỹ - huyện Nông Cống.
+ Số hộ tham gia mô hình: 10 hộ.
+ Thời gian triển khai: 8 tháng. Bắt đầu tháng 4/2015.

3. Mục đích, yêu cầu mô hình.
- Nâng cao năng suất, giá trị thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, từng
bước đa dạng hoá đối tượng cây, con theo hướng hiệu quả, bền vững, tạo sản phẩm
hàng hoá đa dạng cho tiêu dùng và xuất khẩu.
- Tạo hướng đi mới trong phát triển trồng cây dược liệu trên địa bàn.
Yêu cầu của mô hình:
- Trồng mới được 1.2 ha, đảm bảo chất lượng trồng (mật độ 40.000 cây/ha),
cây phát triển tốt, không sâu bệnh.
- Người dân nắm được các quy trình trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản cây
Đinh Lăng.
- Phát huy được cả hiệu quả kinh tế và xã hội, là nơi để bà con nông dân
trong vùng đến tham quan và học tập.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI
1. Nội dung dự án
Xây dựng mô hình Trồng thâm canh cây Đinh Lăng tại xã Yên Mỹ – huyện
Nông Cống bao gồm các nội dung sau:
- Tập huấn cho các hộ tham gia thực hiện mô hình
- Hỗ trợ giống, vật tư cho các hộ tham gia thực hiện mô hình.
- Theo dõi, chăm sóc, báo cáo định kỳ.
- Tổ chức nghiệm thu tổng kết mô hình.
3


2. Phương pháp triển khai.
Mô hình được tổ chức theo hình thức phối hợp thực hiện:
- Nhà nước hỗ trợ 100% giống và 30% phân bón. Cử cán bộ chỉ đạo kỹ thuật
hướng dẫn các hộ tham gia mô hình thực hiện từng khâu trong quá trình triển khai
mô hình. Tổ chức tập huấn cho các hộ tham gia mô hình.
- Chủ hộ thực hiện mô hình chịu trách nhiệm đầu tư vốn đối ứng: 70% chi phí
phân bón ; 100% thuốc bảo vệ thực vật. Tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu mà Trung

tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm khuyến nông Nông Cống và cán bộ chỉ đạo kỹ thuật
yêu cầu. Ghi chép số liệu trong suốt quá trình thực hiện.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Xây dựng mô hình
Nhận thức đúng đắn về mô hình cho nông dân. Sau khi Trạm khuyến nông
Nông Cống ký hợp đồng với Trung tâm Khuyến nông Thanh Hoá về việc thực hiện
mô hình khuyến nông. Ngày 8 tháng 4 năm 2015 Trạm khuyến nông Nông Cống
phối hợp với UBND xã Yên Mỹ tổ chức chọn hộ tham gia mô hình. Việc chọn hộ,
chọn điểm được tổ chức công khai minh bạch. Kết quả chọn được 10 hộ đảm bảo
tiêu chí thực hiện mô hình, bao gồm:
Bảng 1: Danh sách các hộ tham gia thực hiện mô hình
Đây là 10 hộ có quyết tâm cao, có tiềm lực kinh tế, đồng thời thiết tha mong
muốn tham gia thực hiện mô hình để tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà
mô hình mang lại. Đồng thời, các hộ tham gia mô hình cam kết chấp hành nghiêm
túc những yêu cầu mà Trạm Khuyến nông và cán bộ chỉ đạo mô hình đề ra trong
suốt quá trình thực hiện.
Số TT

Họ và tên chủ hộ

Địa chỉ

Quy mô (m2)

1

Nguyễn Xuân Tần

Đội 10


2,502

2

Vũ Tiến Bê

Đội 10

1,000

3

Mai Văn Hán

Đội 10

944

4

Vũ Tiến Ảnh

Đội 10

676

5

Lê Đăng Hoà


Đội 10

1,138

6

Lê Thị Diện

Đội 10

950

7

Lưu Thị Đào

Đội 10

1,395

8

Lê Thị Hà

Đội 10

1,000
4



9

Nguyễn Duy Phiên

Đội 10

1,357

10

Nguyễn Duy Chung

Đội 10

1,038

Tổng

12,000

2. Cán bộ chỉ đạo mô hình
Trạm Khuyến nông Nông Cống thuê cán bộ kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo các hộ
tham gia thực hiện mô hình. Ngày 8 tháng 04 năm 2015, Trạm khuyến nông Nông
Cống ký Hợp đồng với cán bộ chỉ đạo kỹ thuật.
Tên cán bộ chỉ đạo kỹ thuật: Nguyễn Thị Thu
Địa chỉ: Đội 1 – xã Đông Hoàng – huyện Nông Cống.
Trình độ chuyên môn: Trung cấp chuyên nghiệp – chuyên ngành trồng trọt
Cán bộ chỉ đạo kỹ thuật đã đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi các hộ tham gia mô
hình thực hiện từng khâu trong quá trình triển khai.
3. Đào tạo tập huấn

- Ngày 18 tháng 5 năm 2015 Trạm Khuyến nông Nông Cống phối hợp với
Trung tâm khuyến nông tỉnh tiến hành tổ chức tập huấn cho các hộ tham gia thực
hiện mô hình.
+ Thành phần: Đại diện Trung tâm Khuyến nông Thanh Hoá; Trạm Khuyến
nông huyện Nông Cống; UBND xã Yên Mỹ; Các hộ tham gia mô hình trên địa bàn
xã Yên Mỹ và một số hộ có nhu cầu trồng cây Dược liệu trên địa bàn xã Yên Mỹ
+ Nội dung tập huấn: Kỹ thuật trồng thâm canh cây Đinh Lăng
+ Phương pháp tập huấn: Giảng viên hướng dẫn kỹ thuật cho học viên. Sau
đó, thảo luận và giải đáp vướng mắc của học viên .
+ Đánh giá tác động của lớp tập huấn: Thông qua lớp tập huấn các hộ nắm
được kỹ thuật trồng, chăm sóc cây đinh lăng. Đồng thời chỉ đạo các hộ cầy toàn
diện, bón lót đầy đủ trước khi trồng, trồng đúng mật độ (0,5 x 0,5 m).
4. Hỗ trợ giống, vật tư
- Trạm Khuyến nông Nông Cống phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thanh
Hóa, cán bộ kỹ thuật và UBND xã Yên Mỹ tiến hành cấp phát 2.880 kg phân NPK
cho 10 hộ tham gia, ngày 2/7/2015 tiến hành cấp 48.000 cây giống đinh lăng trồng
mới. Số lượng cây giống, phân bón được cấp đầy đủ, chất lượng đảm bảo.
- Sau khi trồng khi trồng, Trạm Khuyến nông Nông Cống phối hợp với Trung
tâm Khuyến nông Thanh Hóa, cán bộ kỹ thuật và UBND xã Yên Mỹ tiến hành
5


kiểm tra mô hình và chỉ đạo trồng tra dặm. Ngày 22/7/2015 tiếp tục cấp 4.800 cây
giống đinh lăng để các hộ tra dặm.
* Tiêu chuẩn chất lượng về phân bón, giống cây Đinh Lăng:
- Về phân bón: Là loại phân bón NPK 10.6.4 Tiến Nông đảm bảo tiêu chuẩn
nhà nước.
- Về giống cây Đinh Lăng: Hom đã có rễ, ươm từ 02 tháng trở lên, hom được
lấy từ cành bánh tẻ chiều cao > 15 cm.
* Bảng 2: Danh sách cấp vật tư và đối ứng các hộ tham gia mô hình

- Về phân bón NPK:
TT

Họ tên

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Nguyễn Xuân Tần
Mai Văn Hán
Lê Thị Thủy
Vũ Tiến Ảnh
Nguyễn Tiến Bê
Lê Đăng Dũng
Nguyễn Duy Bân
Lê Đăng Hòa
Phan Văn Sáu
Nguyễn Duy Đoàn
Tổng

Nhà nước hỗ trợ (kg)


Đối ứng của chủ hộ (kg)

600.5
240.0
226.6
162.2
273.1
228.0
334.8
240.0
325.7
249.1
2880

1,401.1
560.0
528.6
378.6
637.3
532.0
781.2
560.0
759.9
581.3
6720

- Về giống Đinh Lăng:
Số
TT
1

2
3
4
5
6
7
8
9

Họ và tên chủ hộ
Nguyễn Xuân Tần
Vũ Tiến Bê
Mai Văn Hán
Vũ Tiến Ảnh
Lê Đăng Hoà
Lê Thị Diện
Lưu Thị Đào
Lê Thị Hà
Nguyễn Duy Phiên

Giống
trồng mới
10,008
4,000
3,776
2,704
4,552
3,800
5,580
4,000

5,428

Giống
trồng dặm
1,001
400
378
270
455
380
558
400
543

Tổng cộng
số giống
Đinh Lăng cấp
11,009
4,400
4,154
2,974
5,007
4,180
6,138
4,400
5,971
6


10


Nguyễn Duy Chung
Tổng

4,152
48,000

415

4,567

4,800

52,800

5. Kết quả triển khai mô hình
Bảng 3: Đánh giá những chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế theo Hợp đồng
ĐV
tính

Theo yêu cầu


Thực tế đạt
được

Giống trồng mới (Đinh Lăng nếp)

Cây


48.000

48.000

Giống trồng dặm (Đinh Lăng nếp)

Cây

4.800

4.800

Phân NPK Tiến nông 10.6.4

Kg

9.600

9.600

1
10

1
10

1
30

1

30

cái

1
1

1
1

Quy mô

ha

1.2

1.2

Tỉ lệ sống

%

85

90.5

Chỉ tiêu

Ghi chú


I. GIỐNG, VẬT TƯ

II. HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI

Tập huấn kỹ thuật
- Số ngày
- Số người
Tổng kết
- Số ngày
- Số người
Cán bộ chỉ đạo
Số người
Thông tin tuyên truyền( pano)
III. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MH

- Trong suốt quá trình triển khai mô hình, cán bộ chỉ đạo kỹ thuật từ Trung
tâm khuyến nông tỉnh, Trạm khuyến nông huyện, khuyến nông viên luôn sát xao
hướng dẫn bà con nông dân từ khâu cày đất, lên luống, bón phân, tưới nước, làm
cỏ…
- Định kỳ hàng tháng làm báo cáo, kiểm tra khả năng tăng trưởng và tỷ lệ
sống Đinh Lăng để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
- Sau 8 tháng triển khai, hiện tại cây Đinh Lăng sinh trưởng và phát triển tốt,
đạt 50-60 cm, cây không bị sâu bệnh.
7


- Ngày 6 tháng 11 năm 2015 được sự đồng ý của Trung tâm khuyến nông
tỉnh, Trạm đã tiến hành tổ chức hội nghị tổng kết mô hình và tiến hành nghiệm
thu. Thành phần gồm có: Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa, Trung
tâm Khuyến nông Thanh Hoá; Trạm Khuyến nông huyện Nông Cống; UBND xã

Yên Mỹ; Khuyến nông viên các xã, các hộ tham gia mô hình trên địa bàn xã Yên
Mỹ và một số hộ có nhu cầu trồng cây Dược liệu trên địa bàn xã Yên Mỹ.
IV. HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG MÔ HÌNH
Thực hiện Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 thì địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An cần Phát triển trồng 10
loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Ba kích, Diệp hạ châu đắng, Đinh lăng, Củ
mài, Hòe, Hương nhu trắng, Ích mẫu, Nghệ vàng, Quế, Sả với diện tích trồng
khoảng 3.300 ha. Ưu tiên trồng các loài: Hòe, Đinh lăng. Từ đó mà các hộ tham gia
mô hình yên tâm đầu tư sản xuất tập trung.
Trên thực tế, Sau từ 3 năm sinh trưởng trong điều kiện chăm sóc đúng quy
trình, cây đinh lăng sẽ tích lũy đủ các hoạt chất và cho thu hoạch. Trong khi đó, kỹ
thuật trồng Đinh lăng khá đơn giản. Trong khi thị trường về cây dược liệu vẫn khan
hiếm. Đại diện chủ hộ tham gia “ Ông Nguyễn Xuân Tần “ cho biết: Mô hình đang
trong quá trình triển khai, chưa tổng kết đánh giá nhưng trong quá trình học tập thu
thập thông tin một số tỉnh bạn như Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Bắc Giang
…. : như hộ anh, anh Nguyễn Cao Khải ở xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên mạnh
dạn thuê đất đầu tư trồng đinh lăng với quy mô1.5 ha. Mỗi hecta trồng 40 nghìn
gốc đinh lăng, sau 3 năm thu được 2,5 kg rễ, thân, lá/gốc; tổng sản lượng đạt 100
tấn. Với giá Công ty Traphaco thu mua khoảng 20.000 đ/kg cho tổng thu 2tỷ đồng,
trừ chi phí lãi ròng 1,5 tỷ đồng. Chưa kể nguồn thu từ những cây phụ trợ ngắn
ngày. Hay là Công ty cổ phần nông nghiệp Đông Nam Hà Nội, đại diện chủ đầu tư
cho biết: “Sau từ 3 năm sinh trưởng trong điều kiện chăm sóc đúng quy trình, cây
đinh lăng sẽ tích lũy đủ các hoạt chất và cho thu hoạch. Với mật độ trồng khoảng
50 nghìn gốc/ha, sau 3 năm trọng lượng mỗi gốc khoảng từ 4-5kg. Như vậy, nếu
đảm bảo chăm sóc đúng kỹ thuật, năng suất sản lượng sẽ đạt khoảng trên 200
tấn/ha. Hiện tại, giá thu mua của thương lái trên thị trường dao động từ khoảng 25
– 30 nghìn đồng/1kg thân cây, rễ đinh lăng có giá cao hơn (khoảng từ 60 - 100
nghìn đồng/kg tùy loại). Trong khi đó, kỹ thuật trồng đinh lăng khá đơn giản, chi
phí đầu vào cũng không cao. Sau 3 năm mỗi héc-ta trồng đinh lăng sẽ cho thu nhập

khoảng 6 tỷ đồng, chưa trừ các chi phí”.
8


Do vậy nếu được nhà nước quan tâm hỗ trợ về chính sách giao đất, cho thuê
đất, trong thời gian tới chúng tôi sẽ đầu tư, mở rộng diện tích trồng Đinh Lăng.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
- Trạm Khuyến nông Nông Cống đã thực hiện đầy đủ đúng theo tiêu chí mô
hình đề ra, lựa chọn phân bón, giống Đinh Lăng nếp đảm bảo chất lượng và đủ số
lượng. Cấp vật tư, giống được thực hiện nghiêm túc như các hạng mục trong Hợp
đồng đã ký. Triển khai kịp thời vụ.
- Các chủ hộ tham gia thực hiện mô hình có quyết tâm cao, đầu tư vốn đối
ứng và thực hiện nghiêm túc các yêu cầu mà cán bộ chỉ đạo kỹ thuật đề ra.
2. Đề xuất:
- Đề nghị tỉnh tiếp tục cho triển khai nhân rộng mô hình và đưa vào danh
mục mô hình được ưu tiên khuyến khích phát triển và có cơ chế chính sách ưu tiên
phát triển trong những năm tiếp theo. Đấu mối với các công ty thu mua nguồn
nguyên liệu để người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất.
- Đề nghị Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa cấp tiếp phần kinh phí còn lại
và tiếp tục cho đầu tư chăm sóc mô hình trong những năm tiếp theo để mô hình đạt
kết quả cao.

Nơi nhận:

TRƯỞNG TRẠM

- TTKN Thanh Hóa (b/c);
- Lưu Trạm KN.


9



×