Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 9 tháng năm 2012 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.61 KB, 15 trang )


1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRUNG TÂM
TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ
Số: 217 /TH-BC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2012

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 9 THÁNG NĂM 2012
NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. TÌNH HÌNH CHUNG
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng đầu năm gặp một số khó khăn do
ảnh hưởng của rét đậm rét hạ
i kéo dài ở các tỉnh miền Bắc, giá cả các nguyên vật liệu
dùng cho sản xuất tăng, giá bán sản phẩm chăn nuôi, thủy sản giảm mạnh vào quý III,...
Bên cạnh đó, sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cũng có những thuận lợi cơ bản: dịch
bệnh phát sinh nhưng không lan rộng như các năm trước, thị trường xuất khẩu sản phẩm
nông, lâm, thuỷ sản khá ổn định; thời ti
ết thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy
sản...Vì vậy, kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng đầu năm tăng so với
cùng kỳ năm trước.
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản 9 tháng đầu năm (theo giá cố định 1994) ước đạt 173.722,14 tỷ đồng, tăng 3,69% so
cùng kỳ năm trước; trong đó nông nghiệp
đạt 120.337,14 tỷ đồng tăng 2,94%, lâm nghiệp


đạt 5.910 tỷ đồng tăng 6,24% và thuỷ sản đạt 47.475 tỷ đồng tăng 5,31%.
Trồng trọt, tính đến 15/9, các tỉnh miền Bắc đã kết thúc gieo cấy lúa mùa; các tỉnh
miền Nam đã cơ bản thu hoạch xong lúa hè thu, tiếp tục gieo cấy lúa thu đông/mùa. Theo
đánh giá sơ bộ của các địa phương năng suất lùa hè thu trên diện tích thu hoạch tăng nhẹ
so với vụ trướ
c. Tính chung cả 3 vụ lúa trong năm 2012: Đông xuân, hè thu/thu đông và
mùa, tổng diện tích lúa cả năm đạt khoảng 7.746 nghìn ha, tăng 1,2% so với năm 2011;
năng suất ước đạt 56 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 43,4 triệu tấn, tăng hơn 1
triệu tấn (+2,6%) so với năm trước.
Chăn nuôi, so với cùng kỳ năm trước, chăn nuôi phát triển khá trong hai quý đầu
năm nhưng có xu h
ướng giảm trong quý III do gặp khó khăn về giá, dịch bệnh. Trong đàn
gia súc, ngoại trừ đàn bò sữa tăng, số đầu con và sản lượng thịt trâu, bò đều giảm so với
cùng kỳ năm trước. Đàn lợn và gia cầm đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên,
sản lượng thịt lợn và gia cầm hơi đều tăng lần lượt là 2,6% và 7% so với cùng kỳ năm
trước.

Lâm nghiệp, trong 9 tháng đầu năm, hoạt động trồng rừng mới trên cả nước tiến
hành chậm và giảm so với cùng kỳ năm trước do thời tiết không thuận lợi và hạn chế về
tài chính. Tính đến ngày 20/9, diện tích rừng trồng mới đạt 121,7 ngàn ha, giảm 6,1% so
với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên các chỉ tiêu lâm sinh khác đều tăng hoặc tương đương

2
so với cùng kỳ năm trước: Diện tích rừng trồng được chăm sóc tăng 27,3%; Diện tích
rừng được giao khoán bảo vệ tăng 9,1%; Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh xấp xỉ
so với cùng kỳ năm trước; Sản lượng gỗ khai thác tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.
Thủy sản, tổng sản lượng thuỷ sản 9 tháng đầu năm ước đạt
4.313
ngàn tấn, tăng
6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng khai thác ước đạt 1.995 ngàn tấn, tăng

4% so với cùng kỳ năm trước; Sản lượng nuôi trồng ước đạt 2.318 ngàn tấn, tăng 7% so
với cùng kỳ năm trước.
Kết quả một số chỉ tiêu chính đạt được như sau:
Một số chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Thực hiện % so với
C.kỳ
2011
15/09/11 15/09/12
1. Thu hoạch lúa hè thu miền Nam
1000 ha
1860,8 1931,7 103,8
Trong đó: ĐBSCL " 1595,9 1,621,7
101,6
2. Gieo trồng lúa thu đông ở vùng ĐBSCL
"
568,0 573,3 100,9
3. Gieo cấy lúa mùa cả nước
1000 ha
1662,3 1517,2 91,3
Chia ra: - Miền Bắc " 1137,2 1135,3
99,8
Trong đó: + Đồng bằng sông Hồng " 573,1 573,6
100,1
- Miền Nam " 525,2 450,3
85,7
Trong đó: + Đồng bằng sông Cửu Long " 203,5 166,5
81,8
4. Gieo trồng rau, màu, CCN ngắn ngày (*)


4.1 Gieo trồng cây lương thực, có củ
1000 ha
1724,1 1659,3 96,2
Trong đó: - Ngô " 1045,3 998,8
95,6
- Khoai lang " 139,1 133,1
95,7
- Sắn " 500,6 499,6
99,8
4.2 Gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày
1000 ha
687,2 581,2 84,6
Trong đó: - Lạc " 228,8 206,3
90,2
- Đậu tương " 175,3 122,3
69,8
- Mía " 191,3 169,6
88,7
- Thuốc lá " 20,3 21,4
105,8
4.3 Gieo trồng rau, đậu các loại
1000 ha
794,2 823,7 103,7
5. Diện tích trồng rừng tập trung “
129,7 121,7
93,9
Trong đó: - Rừng phòng hộ, đặc dụng “ 14,2 11,2
78,8
- Rừng sản xuất “ 115,2 110,5

96,0
6. Tổng sản lượng thủy sản
Ngàn tấn 4082
4313
106
Trong đó: - Sản lượng khai thác “ 1919
1995
104
- Sản lượng nuôi trồng “ 2163
2318
107
7. Tổng kim ngạch xuất khẩu
Tr.USD
18582 20483 110,2
Trong đó: - Nông sản chính “ 10502 11153 106,2
- Thủy sản “ 4367 4519 103,5
- Lâm sản chính “ 3007 3585 119,2
Ghi chú: DTGC = Diện tích gieo cấy. (*)
Miền Bắc bao gồm cả cây vụ đông 2011/12



3
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 9 ước đạt 2,3 tỷ USD, đưa giá trị
xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 9 tháng đầu năm ước đạt 20,4 tỷ USD, tăng 10,2% so với
cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,1 tỷ USD,
so với cùng kỳ năm trước, tăng 6,2%; thuỷ sản ước đạt 4,5 tỷ USD, tăng 3,5% so cùng kỳ
năm trước; lâm sản chính ước
đạt 3,58 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản chính 9 tháng đầu năm có xu hướng tăng so

với cùng kỳ năm trước, ngoại trừ mặt hàng gạo, cao su và hạt tiêu.
2. KẾT QUẢ SẢN XUẤT NGÀNH
2.1. Trồng trọt, bảo vệ thực vật
2.1.1. Tình hình trồng trọt
Trong tháng các địa phương miền Bắc tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bảo
vệ lúa và các cây rau, màu v
ụ mùa/hè thu; các địa phương miền Nam tập trung thu hoạch
nhanh gọn lúa hè thu, tiếp tục gieo cấy lúa thu đông/mùa và gieo trồng rau, màu cây công
nghiệp ngắn ngày vụ hè thu/mùa.
- Lúa mùa: Đến 15/9, cả nước đã gieo cấy đạt 1.517,2 ngàn ha, bằng 91,3% so với
cùng kì năm trước, trong đó các tỉnh miền Bắc đã kết thúc gieo cấy, đạt diện tích 1.135,3
ngàn ha, xấp xỉ bằng cùng kỳ năm trước; riêng các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng
gieo cấ
y đạt 573,6 ngàn ha, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Lúa mùa miền Bắc năm
nay gieo cấy trong điều kiện thời vụ kéo dài nhờ năm âm lịch nhuận 2 tháng Tư, thời tiết
thuận lợi, có mưa đều, được chăm bón hợp lý nên sinh trưởng và phát triển tương đối đều.
Hiện nay, phần lớn lúa mùa đã trỗ thoát và ngậm sữa, một số nơi trà lúa sớm đã bắt đầu
cho thu ho
ạch, trà trung cho thu hoạch vào cuối tháng 9 sẽ tạo điều kiện giải phóng đất
sớm để mở rộng diện tích trồng cây vụ đông 2012/13. Các tỉnh miền Nam mới xuống
giống 450,3 ngàn ha lúa mùa, bằng khoảng 86% cùng kỳ năm trước, trong đó các tỉnh
ĐBSCL đạt 166,5 ngàn ha, bằng 82% so cùng kỳ với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân
chủ yếu do thời tiết tại một số tỉnh vùng sâu thuộc
địa bàn ĐBSCL không thuận lợi và
phần lớn lao động tập trung thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu và xuống giống lúa thu đông.
-
Lúa hè thu/thu đông: Tính đến trung tuần tháng 9, trên địa bàn các tỉnh miền
Nam đã thu hoạch được 1.931,6 ngàn ha lúa hè thu, chiếm 96,3% diện tích xuống giống,
trong đó các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL thu hoạch 1.621,7 ngàn ha, nhanh hơn 1,6% so với
cùng kỳ năm trước. Tốc độ thu hoạch lúa hè thu ở vùng ĐBSCL khá nhanh một phần do

cảnh báo lũ năm nay về sớm và nhiều địa phương bố trí tăng đáng kể diện tích lúa thu
đông. Cũng tính đến thời
điểm trên, tổng diện tích xuống giống lúa thu đông tại một số
tỉnh thuộc vùng ĐBSCL đạt 573,3 ngàn ha, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm trước. Một
số tỉnh có diện tích thu đông tăng nhiều so với năm trước, như: Kiên Giang tăng trên 20
ngàn ha, An Giang tăng 15 ngàn ha, Long An tăng gần 10 ngàn ha, trong khi Đồng Tháp
giảm hơn 22 ngàn ha, chủ yếu thuộc diện tích ngoài đê bao, sản xuất bấp bênh và bị mất
mùa n
ặng trong vụ trước.
Theo đánh giá sơ bộ của các địa phương năng suất lùa hè thu trên diện tích thu

4
hoạch tăng nhẹ so với vụ trước do điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, tình hình sâu
bệnh diễn biến ít phức tạp. Tuy nhiên, do chi phí sản xuất lúa hè thu năm nay tăng khá
nhiều, trong khi giá lúa không bằng vụ trước, nên lợi nhuận giảm đáng kể. Theo báo cáo
của Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh Đồng Tháp và Bạc Liêu, lợi nhuận giảm 3,26 triệu
đồng trên 1 ha so với lúa hè thu năm 2011 tại tỉnh Đồ
ng Tháp; giảm 9,11 triệu đồng tại
tỉnh Bạc Liêu hay chỉ bằng 44,9% lợi nhuận thu được so với vụ trước.
Như vậy, tính chung cả 3 vụ lúa trong năm 2012: Đông xuân, hè thu/thu đông và
mùa, tổng diện tích lúa cả năm đạt khoảng 7.746 nghìn ha, tăng 1,2% so với năm 2011;
năng suất ước đạt 56 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 43,4 triệu tấn, tăng hơn 1
tri
ệu tấn (+2,6%) so với năm trước.
- Cây hàng năm khác: Trong tháng các địa phương tiếp tục gieo trồng và thu
hoạch rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày vụ hè thu/mùa, tính đến ngày 15/9, tổng diện
tích gieo trồng các cây màu lương thực trong cả nước đạt 1.659,3 ngàn ha, bằng 96,2%
so với cùng kì năm trước; trong đó diện tích ngô đạt gần 100 ngàn ha, bằng 95,6%;khoai
lang đạt 133,1 ngàn ha, bằng 95,7%; sắn đạt gần 500 ngàn ha, xấp xỉ so với cùng kì năm
trước.

Tổng diện tích cây công nghiệp ng
ắn ngày tính đến trung tuần tháng 9 đạt 581,2
ngàn ha, bằng 84,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó lạc đạt 206,3 ngàn ha, bằng
90,2%; đậu tương đạt gần 122,3 ngàn ha, bằng 69,8%; mía đạt gần 170 ngàn ha, bằng
88,7%; thuốc lá đạt 21,4 ngàn ha, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích rau đậu
các loại tăng khá, đạt tổng diện tích gần 824 ngàn ha, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm
trước.
- Cây lâu năm: Đánh giá sơ bộ sả
n lượng một số cây lâu năm năm 2012 vẫn tiếp
tục tăng do diện tích bắt đầu cho sản phẩm của một số cây trồng chính tăng. Ước tính sản
lượng chè cả năm đạt 897,5 nghìn tấn, tăng 2,1% so với năm ngoái; sản lượng cà phê ước
đạt 1.291 nghìn tấn, tăng 1,1%; sản lượng cao su ước đạt 858 nghìn tấn, tăng 8,7%; sản
lượng hồ tiêu ước đạt 112,7 nghìn tấn, tăng 0,6%; sả
n lượng điều ước đạt 317,5 nghìn tấn,
tăng 2,7%; sản lượng dừa ước đạt 1.237 nghìn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng một số cây ăn quả đạt xấp xỉ năm trước hoặc thấp hơn, do một số diện tích
xoài, nhãn, vải đang được cải tạo, chuyển đổi và điều kiện thời tiết không thuận lợi. Ướ
c
tính sản lượng cam, quýt tăng 2% so với năm ngoái; sản lượng xoài chỉ bằng 91,3%; sản
lượng dứa tăng 6,3%; sản lượng chuối bằng 98%; sản lượng nhãn bằng 91%; sản lượng
vải bằng 80% so với năm ngoái.
2.1.2. Tình hình sâu bệnh trên lúa trong tháng 9
- Sâu cuốn lá nhỏ: Tổng diện tích nhiễm 257,1 ngàn ha, trong đó nhiễm nặng
134,5 ngàn ha, chủ yếu trên lúa hè thu, mùa tại vùng Bắc bộ với diện tích nhiễm trên
247,6 ngàn ha, nặng trên 134 ngàn ha, cao hơn cùng kỳ n
ăm trước. Các vùng khác như:
Bắc Trung bộ diện tích nhiễm chỉ hơn 1.703 ha, trong đó nặng 422 ha, mất trắng 1,5 ha;
Duyên Hải Nam Trung bộ diện tích nhiễm 388 ha, nặng 1 ha; Nam bộ diện tích nhiễm
7.490 ha; diện tích nhiễm thuộc các vùng này đều thấp hơn cùng kỳ năm trước.


5
- Rầy các loại: Tổng diện tích nhiễm trên 41,3 ngàn ha, trong đó nhiễm nặng chỉ
gần 100 ha, tập trung chủ yếu trên lúa hè thu, mùa thuộc vùng Bắc bộ với gần 25 ngàn ha
ha, trong đó nhiễm nặng 647 ha. Các vùng khác gồm: Bắc Trung Bộ diện tích nhiễm
5.615 ha, nhiễm nặng 108 ha; Duyên Hải Nam Trung bộ diện tích nhiễm 1.820 ha, nhiễm
nặng 191 ha; Nam bộ diện tích nhiễm 9.403 ha, nhiễm nặng 10 ha; nhìn chung diện tích
nhiễm đều thấp hơn so với cùng kỳ năm tr
ước.
- Bệnh lùn sọc đen: Đã xuất hiện tại các vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ với diện
tích nhiễm 447 ha, trong đó nhiễm nặng trên 12 ha, mất trắng 3,5 ha, tập trung chủ yếu tại
vùng Bắc bộ 376 ha nặng 3 ha, mất trắng 2 ha thấp hơn cùng kỳ năm trước. Các địa
phương xuất hiện bệnh gồm: Sơn La, Ninh Bình, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu. Tại
vùng Bắc Trung bộ diện tích nhiễ
m 71 ha, nhiễm nặng 9,1 ha, mất trắng 1,5 ha, thấp hơn
cùng kỳ năm trước; bệnh xuất hiện tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và Quảng Trị.
- Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm 26,7 ha, tập trung chủ yếu tại các
tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Bệnh khô vằn: Hại chủ yếu tại các vùng trên cả nước với tổng diện tích nhiễm
hơn 180 ngàn ha, trong đó nhiễm nặng 18,4 ngàn ha, tập trung nhi
ều trên lúa hè thu, mùa
thuộc địa bàn Bắc bộ với hơn 152,5 ngàn ha, trong đó nhiễm nặng hơn 17 ngàn ha. Diện
tích nhiễm cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Diện tích nhiễm tại các địa bàn khác gồm:
Bắc Trung bộ 21,3 ngàn ha, trong đó nhiễm nặng 1.248 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm
trước; Duyên Hải Nam Trung bộ 2.546 ha, nhiễm nặng 87 ha, cao hơn so với cùng kỳ
năm trước; Nam Bộ diện tích nhiễm 3.645 ha, nhiễm nặng 20 ha, th
ấp hơn so với cùng kỳ
năm trước.
- Bệnh đạo ôn: Gồm đạo ôn lá và cổ bông. Tổng diện tích nhiễm trên 21 ngàn ha,
trong đó nhiễm nặng hơn 230 ha, tập trung chủ yếu tại địa bàn Nam bộ với diện tích
nhiễm gần 20 ngàn ha, nhiễm nặng hơn 200 ha, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài các đối tượng gây hại chính nêu trên còn có chuột, ốc bươu vàng, bệnh bạc
lá, bệnh lem lép hạt xu
ất hiện khắp các vùng trong cả nước. Thống kê sơ bộ, diện tích do
chuột hại trên 13 ngàn ha, ốc bươu vàng 15,7 ngàn ha; bệnh bạc lá nhiễm gần 33 ngàn ha;
bệnh lem lép hạt nhiễm trên 13,8 ngàn ha. Trong tổng diện tích bị nhiễm nói trên, diện
tích nhiễm nặng đều ít hoặc không đáng kể. Một số đối tượng dịch hại khác cũng xuất
hiện như: Nhện gié, bọ trĩ, sâu phao; sâu keo; tuyến trùng hại rễ ... xuất hiệ
n cục bộ, gây
hại ở mức độ nhẹ.
2.2. Chăn nuôi
2.2.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi
Trên phạm vi cả nước, 9 tháng đầu năm tình hình chăn nuôi diễn biến phức tạp. So
với cùng kỳ năm trước, chăn nuôi phát triển khá trong hai quý đầu năm nhưng có xu
hướng giảm trong quý III do gặp nhiều khó khăn. Giá thức ăn và các chi phí khác cho
chăn nuôi vẫn ở mức cao trong khi giá các sản phẩm chăn nuôi ở mức thấ
p. Dịch bệnh
trên đàn vật nuôi tuy không bùng phát thành dịch lớn nhưng vẫn thường xuyên xảy ra tại

6
một số địa phương, nhất là dịch cúm gia cầm và dịch lợn tai xanh. Thêm vào đó, trong
những tháng đầu năm, thông tin có hiện tượng sử dụng chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi
lợn đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất của ngành chăn nuôi, đặc biệt là
việc tăng đàn.
Đàn trâu, bò có xu hướng giảm nhưng không lớn, ngoại trừ đàn bò sữa phát triể
n
tốt do một số doanh nghiệp mở rộng quy mô và áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi,
chế biến sản phẩm. Ước tính số lượng trâu của cả nước đến 15/9 giảm khoảng 5% so với
cùng kỳ năm 2011. Số lượng bò giảm khoảng 6,5% so với cùng kỳ năm 2011. Sản lượng
thịt trâu hơi xuất chuồng đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2011. Sản lượng thịt bò hơi xu
ất

chuồng chỉ tăng khoảng 1,5% so với cùng kỳ năm 2011.
Ước tính đàn lợn của cả nước đến 15/9 chỉ đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2011.
Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng khoảng 2,6% so với cùng kỳ năm 2011. Đáng
chú ý là sản lượng thịt lợn 9 tháng đầu năm tăng chủ yếu do số lượng lợn xuất chuồng
tăng cao trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2012, những tháng gần đây sản lượng
thịt lợn giảm do giá bán sản phẩm giảm nhiều, người chăn nuôi thua lỗ, không đầu tư tái
đàn. Điều này dễ dẫn đến việc khan hiếm thực phẩm trong những tháng cuối năm.
Tổng số gia cầm của cả nước đến 15/9 ước đạt tương đương so với cùng kỳ năm
2011. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng tăng khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2011.
Tương tự như chăn nuôi lợn, sản lượng thịt gia cầm tăng chủ yếu do số lượng gia cầm
xuất chuồng tăng trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2012 và giảm nhẹ trong những
tháng gần đây do giá bán thấp.
2.2.3. Tình hình dịch bệnh
+ Cúm gia cầm: Trong tháng 9, dịch cúm gia cầm do nhóm vi rút H5N1 nhánh
2.3.2.1 (nhóm C) ti
ếp tục phát hiện tại các tỉnh Hòa Bình, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Quảng
Ngãi, Thanh Hóa, và Nam Định. Tại một số tỉnh có dịch cũ như Ninh Bình và Hà Tĩnh
vẫn phát hiện rải rác một vài hộ chăn nuôi có gia cầm bệnh. Về cơ bản, dịch phát ra lẻ tẻ,
rải rác, phần lớn mỗi xã có vài hộ chăn nuôi có dịch. Các ổ dịch chủ yếu trên đàn thủy
cầm nuôi trong các hộ gia đình và đã đượ
c địa phương phát hiện sớm, xử lý gọn, nhiều ổ
dịch đã qua 21 ngày. Hiện nay, cả nước có 08 tỉnh, gồm: Hà Tĩnh (còn 3 ổ dịch), Ninh
Bình (4 ổ), Nam Định (3 ổ), Bắc Kạn (1 ổ), Quảng Ngãi (17 ổ), Tuyên Quang (8 ổ),
Thanh Hóa (1 ổ) và Hòa Bình (2 ổ) có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày
+ Lở mồm long móng: Trong tháng 9, dịch LMLM vẫn được các địa phương kiểm
soát, khống chế, không để phát sinh ổ dị
ch. Các tỉnh có ổ dịch cũ thuộc khu vực Đồng
bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nguy
cơ phát sinh dịch cao.
+ Dịch lợn tai xanh: Trong tháng 9, toàn quốc có thêm tỉnh Bắc Kạn, Cần Thơ có

dịch. Các ổ dịch đang được địa phương giám sát chặt. Tại Đắk Lắk, dịch tiếp tục lây lan
rộng. Tại Cao Bằng, dịch đã tạm thời đượ
c khống chế. Tỉnh Nghệ An đã công bố hết dịch.
Nhìn chung, dịch đang có chiều hướng giảm và dần được khống chế. Tuy nhiên, nguy cơ

×