Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giáo án mĩ thuật tiểu học TUAN 12 chuẩn năm học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.08 KB, 8 trang )

KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 12 – MÔN MĨ THUẬT
NĂM HỌC: 2015 - 2016
(Từ ngày 09 tháng 11 năm 2015 đến ngày 13 tháng 11 năm 2015)
Thứ
ngày Lớp Tiết

Tiết
PPCT

Tên bài

Đồ dùng

Hai
09/11

3B

1

12

Tập vẽ tranh: Đề tài ngày nhà giáo VN

Tranh minh hoạ

2B

2

12



Vtm:Tập Vẽ cờ tổ Quốc hoặc cờ lễ hội

Vật mẫu

1A

3

12

Tập vẽ bức tranh theo đề tài tự chọn

Tranh minh hoạ

3A

4

12

Tập vẽ tranh: Đề tài ngày nhà giáo VN

Tranh minh hoạ

2A

5

12


Vtm:Tập Vẽ cờ tổ Quốc hoặc cờ lễ hội

Vật mẫu

1B

1

12

Tập vẽ bức tranh theo đề tài tự chọn

Năm 5A
12/11 5B

2

12

Vtm: Mẫu vẽ có hai vật mẫu

Vật mẫu

4

12

Vtm: Mẫu vẽ có hai vật mẫu


Vật mẫu

4A

5

12

Tập vẽ tranh: Đề tài sinh hoạt

Tranh minh hoạ

Ba
10/11


11/11

Tranh minh hoạ

Sáu
13/11

KHỐI 1:

BÀI 12:
1


TẬP VẼ BỨC TRANH THEO ĐỀ TÀI TỰ CHỌN.

I . MỤC TIÊU

- Biết tìm chọn nội dung đề tài.
- Tâp vẽ bức tranh đơn giản có nội dung gắn với đề tài và vẽ màu theo ý thích.
- HSNK: vẽ được bức tranh có nội dung phù hợp với đề tài đã chọn, hình vẽ sắp
xếp cân đối, màu sắc phù hợp.
II. CHUẨN BỊ

Giáo viên:- Một số một số tranh của các hoạ sĩ
- Tranh của HS về thể loại phong cảnh, chân dung.
Học sinh: - Vở tập vẽ.
- Đồ dùng học tập: bút chì, tẩy, màu.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
HĐ1 Giới thiệu bài
Vẽ tranh tự do là mỗi con có thể chọn cho mình một đề tài theo ý thích như:
tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh chân dung...để vẽ một bức tranh theo ý tưởng
của mình
HĐ2 Cách vẽ tranh
- Giáo viên cho học sinh xem một số tranh để các con nhận biết về nội dung,
cách vẽ hình, cách vẽ màu, đồng thời gây hứng thú cho học sinh trước khi vẽ.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh nhận xét
+ Tranh này vẽ những gì?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
+ Đâu là hình ảnh chính, hình ảnh phụ của bức tranh?
HĐ3 Thực hành
- Giáo viên gợi ý để học sinh chọn đề tài.
- Giúp học sinh nhớ lại các hình ảnh gần với nội dung của tranh như: người,
con vật, cây cối, núi, sông, đường sá..

- Giáo viên nhắc học sinh: Vẽ các hình chính trước, hình phụ sau. Không vẽ to
hay vẽ nhỏ quá so với khổ giấy. Vẽ song hình, vẽ màu theo ý thích.
- Giáo viên gợi ý giúp những học sinh yếu kém về cách vẽ hình và vẽ màu.
HĐ4 Nhận xét - Đánh giá
- Lớp trưng bày bài lên bảng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài có hình vẽ và màu sắc thể
hiện được nội dung đề tài.
+ Hình vẽ: Có hình chính hình phụ, Tỉ lệ hình cân đối.
+ Màu sắc : Tươi vui, trong sáng, màu thay đổi, phong phú.
+ Nội dung : Phù hợp với đề tài.
Dặn dò
- Quan sát hình dáng, màu sắc của mọi vật xung quanh: cây cỏ, hoa trái, các
con vật, bầu trời...
- Chuẩn bị bài 13
Vẽ cá
KHỐI 2 :

BÀI 12: VẼ THEO MẪU
2


TẬP VẼ CỜ TỔ QUỐC HOẶC CỜ LỄ HỘI
I . MỤC TIÊU

- Nhận biết được hình dáng, màu sắc của một số loại cờ.
- Tập vẽ lá cờ Tổ quốc hoặc cờ Lễ hội.
- HSNK: sắp xếp hình vẽ cân đối,gần với mẫu.
II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: - Hai loại cờ tổ quốc và cờ lễ hội.

- Tranh ảnh ngày lễ hội có nhiều cờ
Học sinh: - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ.
- Đồ dùng học tập: bút vẽ, màu vẽ.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
* Giới thiệu bài
Cứ thứ 2 hàng tuần các con thường xếp hàng nghiêm túc để chào cờ Tổ quốc,
ngày lễ hội thường có nhiều màu sắc rực rỡ được mọi người cầm cờ đi cùng hoặc
cầm đi trước đó là cờ lễ hội. Cách vẽ cờ Tổ quốc và cờ lễ hội như thế nào? Bài học
hôm nay cô cùng các con tìm hiểu cách vẽ.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng,
- Học sinh nhắc đầu bài
HĐ1 Quan sát và nhận xét
- Giáo viên giới thiệu một số loại cờ để học sinh nhận biết:
+ Cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa.
+ Cờ lễ hội có nhiều dạng và màu sắc khác nhau.
- Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về ngày lễ hội để học sinh thấy
được hình ảnh, màu sắc lá cờ trong ngày hội đó.
HĐ2 Cách vẽ
* Vẽ cờ Tổ quốc
- Giáo viên phác hình dáng lá cờ lên bảng để học sinh nhận ra tỉ lệ nào là vừa
- Vẽ hình lá cờ vừa với phần giấy
- Vẽ ngôi sao ở giữa nền cờ
- Vẽ màu.
* Vẽ cờ lễ hội
+ Vẽ hình dáng bên ngoài trước, chi tiết sau.
+ Vẽ màu theo ý thích
- Vẽ cờ lễ hội có 2 cách
+ Vẽ hình bao quát, vẽ tua trước, vẽ hình vuông trong lá cờ sau.

+ Vẽ hình bao quanh trước, vẽ hình vuông ,vẽ tua sau.
HĐ3 Thực hành
- Giáo viên gợi ý để học sinh:
+ Vẽ những lá cờ khác nhau vừa phải phần giấy đã chuẩn bị
+ Phác hình gần với tỉ lệ lá cờ định vẽ.
+ Vẽ màu đều, tươi sáng.
- Giáo viên quan sát và động viên học sinh hoàn thành bài vẽ.
HĐ4 Nhận xét - Đánh giá
3


- Lớp trưng bày bài lên bảng
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài vẽ và tự xép loại.
- Giáo viên nhận xét tiết học
Dặn dò
chuẩn bị bài 13 Vườn hoa hoặc công viên

KHỐI 3:

BÀI 12: TẬP VẼ TRANH
ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

I . MỤC TIÊU

- Hiểu nội dung đề tài "Ngày nhà giáo Việt Nam"
- Biết cách vẽ tranh về đề tài "Ngày nhà giáo Việt Nam"
- Tập vẽ tranh về đề tài "Ngày nhà giáo Việt Nam"
- HSNK: sắp xếp hình vẽ cân đối biết chọn màu và vẽ màu phù hợp.
II. CHUẨN BỊ


Giáo viên: - Sưu tầm một số tranh ảnh trong và ngoài đề tài
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Bài vẽ của học sinh năm trước,
Học sinh: - Sưu tầm một số tranh ảnh về đề tài "Ngày nhà giáo Việt Nam"
- Giấy vẽ, hoặc vở tập vẽ
- Đồ dùng học tập: bút chì màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
* Giới thiệu bài
- Học sinh hát bài: Mẹ và cô
Thầy cô giáo như người mẹ hiền, dạy cho các con cách học, cách viết theo suốt
thời học sinh. Để nhớ lại tình cảm sâu nặng đó. Hôm nay các con tập vẽ lại các hoạt
động thường diễn ra trong Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 ở trường chúng ta .
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh nhắc lại đầu bài.
HĐ1 Tìm chọn nội dung đề tài
?- Các con hãy kể lại những hoạt động kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam ở trường
con?
+ Tổ chức kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
+ Phụ huynh tổ chức chúc mừng thầy cô
+ Học sinh tặng hoa thầy cô giáo .
+ Vui văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
?- Các hình ảnh được thể hiện trong ngày 20-11 như thế nào?
+ Quang cảnh đông vui, nhộn nhịp, các hoạt động diễn ra nhộn nhịp, màu sắc
vui tươi...
- Giáo viên treo tranh lên bảng, học sinh quan sát và trả lời
? - Tranh vẽ những hoạt động gì? Các con thích tranh nào nhất ?
+ Học sinh nêu lên ý tưởng của mình qua các bức tranh trên.
HĐ2 Hướng dẫn cách vẽ tranh

4


- Giáo viên treo hình gợi ý cách vẽ lên bảng
- Học sinh nêu các bước vẽ trên bảng.
?- Để vẽ được một bức tranh đẹp như thế này cần vẽ gì?
+ Vẽ hình ảnh chính trước ( vẽ rõ nội dung)
+ Vẽ hình ảnh phụ sau ( tạo thêm không khí vui tươi, hấp dẫn của bức tranh)
+ Vẽ màu sắc( Màu có đậm nhạt, tươi sáng)
HĐ3 Thực hành
- Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ của năm học trước.
- Học sinh thực hành vẽ tranh vào vở tập vẽ.
- Giáo viên quan sát và gợi ý những học còn lúng túng, để các con hoàn thành
bài vẽ ngay tại lớp.
HĐ4 Nhận xét - Đánh giá
- Học sinh trưng bày bài lên bảng,lớp quan sát và nhận xét.
?- Các con có nhận xét gì về các bài vẽ trên?
- Giáo viên bổ sung tuyên dương những bài vẽ đẹp, gợi ý những bài vẽ chưa
hoàn thành về nhà vẽ tiếp.
Dặn dò Chuẩn bị bài 13 Vẽ trang trí Trang trí cái bát
KHỐI 4:

BÀI 12: TẬP VẼ TRANH
ĐỀ TÀI SINH HOẠT.

I. MỤC TIÊU

- Hiểu đề tài sinh hoạt qua những hoạt động diễn ra hàng ngày.
- Hs biết cách vẽ tranh đề tài sinh hoạt
- Tập vẽ tranh đề tài sinh hoạt.

- HSNK: biết sắp xếp hình ảnh cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- BVMT: Hs có ý thức tham gia vào các hoạt động làm xanh, sạch, đẹp cảnh quan
môi trường, giúp đỡ gia đình.
II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên,
- Một số tranh có đề tài sinh hoạt.
- Bài vẽ của học sinh năm trước
- Học sinh: - Sách giáo khoa, giấy vẽ, màu, bút chì, tẩy
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Giới thiệu bài
Hàng ngày các con đi học, giúp đỡ bố mẹ, tham gia các hoạt động ở trường, ở
phố....Đấy là các con đã hoạt động giúp đỡ mọi người. để vẽ lại các công việc mà các
em đang làm như thế nào. Qua bài 12 cô cùng các con vẽ tranh sinh hoạt nhé.
HĐ1 Tìm chọn nội dung đề tài
- Sau khi giới thiệu bài, giáo viên có thể chia nhóm để học sinh trao đổi về nội
dung đề tài sinh hoạt.
- Giáo viên treo tranh yêu cầu học sinh quan sát về đề tài sinh hoạt : học tập,
lao động...sau đó đặt một số câu hỏi gợi ý.
+ Các bức tranh này vẽ về đề tài gì ? Vì sao con biết ?
5


+ Các con thích bức tranh nào nhất ? Vì sao ?
+ Hãy kể một số hoạt động thường ngày của em ở nhà, ở trường?
- Sau khi học sinh nêu câu hỏi, giáo viên tóm tắt và bổ sung, nêu các hoạt động
diễn ra hàng ngày của các em như
+ Đi học, giờ học ở lớp, vui chơi ở sân trường...
+ Giúp đỡ gia đình: cho gà ăn, quét nhà, trồng cây, tưới cây...

+ Đá bóng, nhảy dây, múa hát, cắm trại...
+ Đi tham quan, du lịch...
- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn nội dung đề tài vẽ tranh sinh hoạt.
HĐ2 Cách vẽ tranh
- Giáo viên gợi ý cách vẽ
- Vẽ hình ảnh chính trước
+ Hoạt động của con người
- Vẽ hình ảnh phụ sau (cảnh vật) để nội dung rõ và phong phú
- Vẽ các dáng hoạt động sao cho sinh động
- Vẽ màu tươi sáng, có đậm có nhạt
HĐ3 Thực hành
- Giáo viên quan sát lớp đồng thời gợi ý, động viên học sinh làm bài theo cách
đã hướng dẫn ở hoạt động 2
- Gợi ý cụ thể đối với những học sinh còn lúng túng về cách vẽ hình và vẽ màu
HĐ4 Nhận xét - Đánh giá
- Giáo viên cùng học sinh lựa chọn tranh đã hoàn thành, treo lên bảng theo
từng nhóm đề tài
- Gợi ý học sinh nhận xét và xếp loại theo các tiêu chí :
+ Sắp xếp bốcục cân đối trong tờ giấy.
+ Hình vẽ
+ Màu sắc
+ Học sinh xếp loại tranh theo ý thích
Dặn dò
- BVMT: NHắc Hs có ý thức tham gia vào các hoạt động làm xanh, sạch,
đẹp cảnh quan môi trường, giúp đỡ gia đình.
Sưu tầm bài trang trí đường diềm của các bạn lớp trước
- Chuẩn bị bài 13 trang trí đường diềm
KHỐI 5

BÀI 12: VẼ THEO MẪU

MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU

I. MỤC TIÊU

- Hiểu hình dáng, tỉ lệ và đậm nhạt đơn giản ở hai vật mẫu
- Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu
- Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu.
- HSNK: biết sắp xếp hình ảnh cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II. CHUẨN BỊ

6


GV: - SGK, mẫu vẽ có hai vật mẫu( Một cái cốc và quả táo )
- Bài vẽ của HS lớp trước
- Hình hướng dẫn cách vẽ...
HS: - SGK, giấy vẽ, bút chì, tẩy,màu sáp
III . CÁC HĐ DẠY- HỌC CHỦ YẾU

* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
* Giới thiệu bài
Các con đã được vẽ đồ vật có một vật mẫu. Hôm nay các con làm quen với
mẫu vẽ có hai vật mẫu. Cách vẽ các đồ vật đó như thế nào? Bài học hôm nay cô cùng
các con tìm hiểu cách vẽ.
HĐ1 Quan sát nhận xét
- Giáo viên yêu cầu các nhóm tự bày mẫu vật cho cả lớp theo dõi, học sinh tìm
ra cách bày mẫu đẹp
- Giáo viên nêu một số câu hỏi để học sinh quan sát và nhận xét về :
+ Tỉ lệ chung của mẫu vật và tỉ lệ giữa hai vật mẫu
+ Vị trí của các vật mẫu ( ở trước, ở sau...)

+ Hình dáng của từng vật mẫu
+ Độ đậm nhạt chung của mẫu và độ đậm nhạt của từng vật mẫu
HĐ2 Cách vẽ
- Giáo viên gợi ý bằng các câu hỏi về cách vẽ để học sinh trả lời. Giáo viên sữa
chữa bổ sung cho đầy đủ, kết hợp với vẽ trên bảng theo trình tự các bước :
+ Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu ( chiều cao, chiều
ngang)
+ Ước lượng tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu, sau đó vẽ nét chính bằng các
nét thẳng
+ Vẽ nét chi tiết, chỉnh hình cho giống mẫu
+ Phác các mảng đậm, mảng nhạt
+ Vẽ đậm nhạt và hoàn chỉnh bài vẽ
- Giáo viên có thể hướng dẫn các bước tiến hành một bài vẽ qua hình gợi ý ở
bộ ĐDDH chuẩn bị
HĐ3 Thực hành
- Giáo viên có thể giới thiệu một số bài vẽ của các bạn lớp trước cho học sinh
tham khảo
- Giáo viên đến từng bàn nhắc nhở học sinh thường xuyên quan sát mẫu và gợi
ý cho những em còn lung túng
- Yêu cầu học sinh nhìn mẫu để vẽ và chú ý đến đặc điểm riêng của mẫu ở
những vị trí quan sát khác nhau
- Học sinh vẽ theo cảm nhận riêng
HĐ4 Nhận xét - Đánh giá
- Giáo viên cùng học sinh chọn một bài đẫ hoàn thành và gợi ý học sinh nhận
xét, xếp loại về :
+ Bố cục
+ Hình, nét vẽ
+ Đậm nhạt
7



- Nhận xét chung tiết học, khen ngợi một số học sinh có bài vẽ tốt, nhắc nhở
động viên những học sinh chưa hoàn thành để các em cố gắng ở những bài sau
Dặn dò
- Sưu tầm ảnh chụp dáng người và tượng người
- Chuẩn bị đất nặn cho Bài 13 Nặn dáng người

8



×