Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giáo án mĩ thuật tiểu học TUAN 14 chuẩn năm học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.85 KB, 8 trang )

KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 14 – MÔN MĨ THUẬT
NĂM HỌC: 2015 - 2016
(Từ ngày 23 tháng 11 năm 2015 đến ngày 27 tháng 11 năm 2015)
Thứ
ngày Lớp Tiết

Tiết
PPCT

Tên bài

Đồ dùng

Hai
23/11

3B

1

14

Vẽ theo mẫu. Vẽ con vật quen thuộc

2B

2

14

Vtt: Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông và....



Tranh minh hoạ

1A

3

14

Vẽ màu vào các hoạ tiết ở hình vuông

Tranh minh hoạ

3A

4

14

Vẽ theo mẫu. Vẽ con vật quen thuộc

Vật mẫu

2A

5

14

Vtt: Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông và....


Tranh minh hoạ

1B

1

14

Vẽ màu vào các hoạ tiết ở hình vuông

Tranh minh hoạ

Năm 5A
26/11 5B

2

14

VTT. Trang trí đường diềm ở đồ vật

Tranh minh hoạ

4

14

VTT. Trang trí đường diềm ở đồ vật


Tranh minh hoạ

4A

5

14

Vẽ theo mẫu. Mẫu có hai đồ vật

Ba
24/11

Vật mẫu


25/11

Vật mẫu

Sáu
27/11

KHỐI 1:
1


BÀI 14: VẼ MÀU VÀO CÁC HOẠ TIẾT Ở HÌNH VUÔNG
I/MỤC TIÊU
- Học sinh nhận biết vẻ đẹp của trang trí hình vuông.

- Biết cách vẽ màu vào các họa tiết hình vuông.
- HSNK: Biết cách vẽ vào các hoạ tiết hình vuông tô màu đều, gọn trong hình
II/CHUẨN BỊ
1/Giáo viên: Khăn vuông có trang trí. Viên gạch hoa, hoặc ảnh.
2/Học sinh: Vở tập vẽ, màu vẽ, bút chì.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
- Giáo viên bày các vật mẫu lên bàn.
* Giới thiệu bài
- Học sinh quan sát nhận xét 2 hình vẽ:
+ H1: Trang trí đã vẽ màu
+ H2: Chưa vẽ màu
?Hình vẽ nào đẹp hơn? Vì sao? (HS trả lời H1 đẹp hơn vì đã vẽ màu vào các hoạ tiết)
* GV: Để hoạ tiết trong hình vuông đẹp hơn. Chúng ta cần phải vẽ màu cách sử dụng
màu sắc trang trí như thế nào bài 14 cô sẽ hướng dẫn các con.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng .
- Học sinh nhắc lại đầu bải
* HĐ1: Quan sát và nhận xét
- Học sinh quan sát một số đồ vật đẫ được trang trí.
?Đây là hình gì? (Viên gạch)
? Các đồ bật được trang trí bằng những hoạ tiết như thế nào? (Các đồ vật được trang trí
băng các hoạ tiết là hoa, lá, hình...)
? Hoạ tiết chính ở đâu? Hoạ tiết phụ ở đâu? (Hoạ tiết chính ở giữa, hoạ tiết phụ ở 4 góc)
? Màu sắc như thế nào? (Hoạ tiết khác màu với nền)
- Học sinh quan sát hình vẽ trong vở
? Hình 14 vẽ gì, thiếu gì? (Vẽ hình vuông, có hình tròn ở giữa, có 4 chiếc lá ở 4 góc,
Thiếu màu sắc)
? Ta cần phải làm gì? (Vẽ màu)
*HĐ2: Cách vẽ màu
?Nên sử dụng màu như thế nào? (HS trả lời)

- GV KL:
+ Hai đến ba màu.
+ Những hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu.
+ Nền khác màu với hoạ tiết.
- Giáo viên hướng dẫn cách vẽ
*HĐ3: Thực hành
2


- Học sinh quan sát bài vẽ năm trước
?Bài vẽ nào đẹp, em thích nhất bài nào ?
- Học sinh vẽ màu vào hình14
- Giáo viên quan sát và nhận xét cách vẽ.
*HĐ4: Nhận xét - Đánh giá
- Học sinh trưng bày bài lên bảng.
- Lớp nhận xét, giáo viên bổ sung.
Trò chơi:Dán hoạ tiết cắt sẵn vào hình vuông
- Giáo viên phổ biến luật chơi
- Đánh giá tuyên dương các nhóm dán nhanh, đẹp, đúng.
* Dặn dò: Chuẩn bị bài 15: Vẽ cây
KHỐI 2

BÀI 14: VẼ TRANG TRÍ
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀO HÌNH VUÔNG VÀ VẼ MÀU

I/ MỤC TIÊU
- Hiểu cách vẽ hoạ tiết đơn giản vào trong hình vuông và vẽ màu..
- Biết cách vẽ hoạ tiết vào hình vuông.
- Vẽ tiếp được hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu.
- HSNK: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều phù hợp.

II/CHUẨN BỊ
1/Giáo viên: Chuẩn bị một số đồ vật hình vuông có trang trí. Một số bài vẽ của học sinh
năm trước; Hình hướng dẫn cách vẽ.
2/Học sinh: Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. Bút chì tẩy. Màu vẽ các loại.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
* Giới thiệu bài
- Học sinh quan sát nhận xét 2 hình vẽ:
+ H1: Trang trí đã vẽ màu
+ H2: Chưa vẽ màu
? Hình vẽ nào đẹp hơn? vì sao? (H1 đẹp hơn vì đã vẽ màu vào các hoạ tiết)
GV: Để hoạ tiết trong hình vuông đẹp hơn. Chúng ta cần phải vẽ màu cách sử dụng
màu sắc trang trí như thế nào bài 14 cô sẽ hướng dẫn các con.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng .
- Học sinh nhắc lại đầu bải
*HĐ1: Quan sát và nhận xét.
- Học sinh quan sát một số đồ vật đẫ được trang trí.
?Đây là hình gì?
?Các đồ vật được trang trí như thế nào? (Các đồ vật được trang trí băng các hoạ tiết là
hoa, lá, hình…Trang trí có hoạ tiết chính, phụ)
3


?Hoạ tiết chính ỏ đâu? hoạ tiết phụ ở đâu? (Hoạ tiết chính ở giữa, hoạ tiết phụ ở 4 góc)
?Màu sắc như thế nào? (Hoạ tiết khác màu với nền)
- Học sinh quan sát hình vẽ trong vở.
?Hình 14 vẽ gì, thiếu gì? (Vẽ hình vuông, có hình tròn ở giữa, có 4 chiếc lá ở 4 góc.
Thiếu hoạ tiết và màu sắc)
?Ta cần phải làm gì? (Vva thêm hoạ tiết và tô màu)
*HĐ2: Cách vẽ màu

- GV hướng dẫn HS vẽ hoạt tiết và hình vuông.
- GV hưỡng dẫn HS cách tô màu: Hai đến ba màu; Những hoạ tiết giống nhau vẽ cùng
màu; Nền khác màu với hoạ tiết.)
*HĐ3:Thực hành
- Học sinh quan sát bài vẽ năm trước
? Bài vẽ nào đẹp,em thích nhất bài nào ?
- Học sinh vẽ màu vào hình 14
- Giáo viên quan sát và nhận xét cách vẽ.
*HĐ4: Nhận xét - Đánh giá
- Học sinh trưng bày bài lên bảng
- Lớp nhận xét , giáo viên bổ sung
Trò chơi: Dán hoạ tiết cắt sẵn vào hình vuông
- Giáo viên phổ biến luật chơi
- Đánh giá tuyên dương các nhóm dán nhanh, đẹp, đúng.
Dặn dò Chuẩn bị bài 15 Vẽ cái cốc
KHỐI 3

BÀI 14: VẼ THEO MẪU
VẼ CON VẬT QUEN THUỘC

I/ MUC TIÊU
- Biết quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng một số con vật quen thuộc
- Biết cách vẽ con vật.
- Vẽ được hình con vật theo trí nhớ.
- HSNK: Sắp xếp hình vẽ cân đối, gần với mẫu.
- BVMT: Yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
II/ CHUẨN BỊ
1/Giáo viên: Một số tranh ảnh về các con vật. Tranh vẽ một số con vật của thiếu nhi
2/Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, tẩy.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
* Giới thiệu bài
? Gia đình các con thường nuôi những con vật gì? Tả lại đặc điểm con vật đó ?
Các con vật đó có đặc điểm và nét đáng yêu riêng. Hôm này cô cùng các con sẽ
tập quan sát kĩ một số con vật qua tranh, ảnh để vẽ lại hình dáng, đặc điểm của chúng.
4


- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng .
- Học sinh nhắc lại đầu bài, mở vở tập vẽ.
* HĐ1: Quan sát và nhận xét
- Giáo viên treo tranh ảnh lên bảng .
- Học sinh quan sát và nhận xét.
? Các con có biết tên các con vật này không? Là con gì? (Con trâu, bò, chó, mèo, con
vịt, gà ...)
? Các con vật này giống, khác nhau chỗ nào?
+ Giống : Có đầu, mình, chân, đuôi....
+ Khác : Về hình dáng, đặc điểm và màu sắc
?Nêu các bộ phận của con vật mà các con thích nhất?
Ví dụ : Vẽ con thỏ
+ Có đầu hơi tròn, tai dài, mắt, mũi...
+ Mình hơi tròn, đuôi ngắn, chân nhỏ.
+ Màu xám, vàng màu đen, khoang, mau trắng...
Tóm lại
Các con vật đều có đặc điểm, hình dáng, màu sắc hoạt động khác nhau, nhưng
đều có đầu, thân, chân, đuôi...
*HĐ2: Cách vẽ
- Học sinh quan sát nhận xét bài vẽ mẫu: con mèo
? Các con thích bài vẽ này không? Vì sao?
- Giáo viên hướng dẫn cách vẽ con vật đó

- Học sinh quan sát nêu cách vẽ
+ Vẽ đầu, mình, chân trước, vẽ các chi tiết phụ sau.
- Học sinh nhắc lại cách vẽ con vật.
*HĐ3:Thực hành
- Học sinh quan sát tham khảo bài vẽ của năm học trước, quan sát và nhận xét bài vẽ
trong vở tập vẽ.
- Các con hãy một bức tranh về con vật mà con thích, tạo dáng đi, đứng, chảy, nhảy, vẽ
thêm hình ảnh phụ ...cho sinh động.
- Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh còn lúng túng.
*HĐ4: Nhận xét - Đánh giá
- Lớp trưng bày bài. Tự giới thiệu về nội dung của bài vẽ của mình.
- Lớp nhận xét bài vẽ, giáo viên nhận xét, bổ xung.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét
*Dặn dò:
5


- BVMT: Nhắc nhở HS luôn yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc và bảo vệ vật
nuôi.
Chuẩn bị bài 15 Tập nặn tạo dáng tự do Nặn con vật

KHỐI 4:
BÀI 14: VẼ THEO MẪU:
MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT
I/MỤC TIÊU
- Hiểu đặc điểm, hình dáng, tỷ lệ của hai mẫu vật,
- Biết cách vẽ hai vật mẫu.
- Vẽ được hai đồ vật gần với mẫu.
- HSNK: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/CHUẨN BỊ

1/Giáo viên: Một vài vật mẫu có hai đồ vật. Bài vẽ của học sinh lớp trước.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa, giấy vẽ, bút chì tẩy, màu vẽ.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
* Giới thiệu bài
Các con đã được vẽ đồ vật có một vật mẫu. Hôm nay các con làm quen với mẫu
vẽ có hai vật mẫu. Cách vẽ các đồ vật đó như thế nào? Cô cùng các con tìm hiểu cách
vẽ qua bài 14.
*HĐ1: Quan sát nhận xét
- Giáo viên yêu cầu các nhóm tự bày mẫu vật cho cả lớp theo dõi, học sinh tìm ra cách
bày mẫu đẹp.
- Giáo viên nêu một số câu hỏi để học sinh quan sát và nhận xét về
+ Tỉ lệ chung của mẫu vật và tỉ lệ giữa hai vật mẫu
+ Vị trí của các vật mẫu ( ở trước, ở sau...)
+ Hình dáng của từng vật mẫu
+ Độ đậm nhạt chung của mẫu và độ đậm nhạt của từng vật mẫu
* HĐ2: Cách vẽ
- Giáo viên gợi ý bằng các câu hỏi về cách vẽ để học sinh trả lời. Giáo viên sữa chữa bổ
sung cho đầy đủ, kết hợp với vẽ trên bảng theo trình tự các bước:
+ Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu ( chiều cao, chiều ngang)
+ Ước lượng tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu, sau đó vẽ nét chính bằng các nét
thẳng
+ Vẽ nét chi tiết, chỉnh hình cho giống mẫu
+ Phác các mảng đậm, mảng nhạt. Vẽ đậm nhạt và hoàn chỉnh bài vẽ
- Giáo viên có thể hướng dẫn các bước tiến hành một bài vẽ qua hình gợi ý ở bộ ĐDDH
chuẩn bị
6


* HĐ3: Thực hành

- Giáo viên có thể giới thiệu một số bài vẽ của các bạn lớp trước cho học sinh tham
khảo
- Giáo viên đến từng bàn nhắc nhở học sinh thường xuyên quan sát mẫu và gợi ý cho
những học sinh đang còn lúng túng
- Yêu cầu học sinh nhìn mẫu để vẽ và chú ý đến đặc điểm riêng của mẫu ở những vị trí
quan sát khác nhau
- Học sinh vẽ theo cảm nhận riêng
*HĐ4:Nhận xét - Đánh giá
- Giáo viên cùng học sinh chọn một bài đẫ hoàn thành và gợi ý học sinh nhận xét, xếp
loại về
+ Bố cục
+ Hình, nét vẽ
+ Đậm nhạt
- Nhận xét chung tiết học, khen ngợi một số học sinh có bài vẽ tốt, nhắc nhở động viên
những học sinh chưa hoàn thành để HS cố gắng ở những bài sau
Dặn dò: Chuẩn bị Bài 15 vẽ chân dung
KHỐI 5:

BÀI 14: VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT

I/MỤC TIÊU
- Hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật.
- Biết cách vẽ đường diềm vào đồ vật
- Tập trang trí đường diềm đơn giản vào đồ vật.
- HSNK: Chọn và sắp xếp hoạ tiết ĐD cân đối phù hợp vời đồ vật, tô màu đều, rõ hình
TT.
II/CHUẨN BỊ
1/GV: - SGK, tranh ảnh một số hình phóng to bài TT đường diềm
2/HS: - SGK, giấy vẽ, bút chì, tẩy

III/ CÁC HĐ DẠY- HỌC CHỦ YẾU
* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
* Giới thiệu bài
Trang trí đường diềm vào đồ vật làm cho đồ vật đẹp hơn. Các đồ vật thường được
trang trí bằng các đường diềm khác nhau như bát, đĩa, váy, áo, túi sách...
Vậy trang trí đường diềm như thế nào cho đẹp? Bài học hôm nay cô cùng các con tìm
hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật qua bài 14.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng
- Học sinh mở sách gíao khoa
*HĐ1: Quan sát và nhận xét
7


? Kể tên các đồ vật có trên bàn? (Lọ hoa, cái đĩa, cái chén, cái váy...)
? Các đồ vật này được trang trí như thế nào?
+ Trang trí đường diềm xung quanh đồ vật
+ Trang trí đường ở trên, dưới hay ở giữa đồ vật
+ Trang trí đường diềm phủ kín bề mặt của đồ vật
Tóm lại
Hoạ tiết và màu sắc của đường diềm phải phù hợp với chất liệu hình dáng và
tính năng sử dụng của đồ vật, các hoạ tiết có thể là hoa lá, chim thú, hình kỳ hài...
- Học sinh quan sát và nêu nhật xét về các đồ vật ở trong sách giáo khoa
* HĐ2: Cách trang trí
- Giáo viên treo hình gợi ý trang trí đường diềm ở đồ vật lên bảng
- Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời
? Hình vẽ trên được trang trí như thế nào? (Trang trí xen kẽ, nhắc lại; Bằng hình hoa,
con, hình vẽ)
- Giáo viên hướng dẫn cách vẽ trang trí lên bảng.
+ Tìm vị trí phù hợp để trang trí đường diềm ở đồ vật và kích thước của đường diềm, kẽ
hai đường thẳng hoặc hai đường cong cách đều nhau.

+ Chia khoảng cách để vẽ các hoạ tiết.
+ tìm hình mảng và vẽ hoạ tiết.
+ Vẽ 3 đến 4 màu
*HĐ3: Thực hành
- Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ của năm học trước
- Học sinh thực hành trong vở tập vẽ.
- Vẽ tạo dáng đồ vật trước rồi mới vẽ đường diềm
- Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh đang còn lúng túng.
*HĐ4: Nhận xét - Đánh giá
- Lớp trưng bày bài lên bảng
- Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung, tuyên dương những bài vẽ đẹp
*Dặn dò: Chuẩn bị bài 15 Đề tài Quân đội

8



×