Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giáo án mĩ thuật tiểu học TUAN 15 chuẩn năm học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.12 KB, 10 trang )

KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 15 – MÔN MĨ THUẬT
NĂM HỌC: 2015 - 2016
(Từ ngày 30 tháng 11 năm 2015 đến ngày 04 tháng 12 năm 2015)
Thứ
ngày Lớp Tiết

Tiết
PPCT

Tên bài

Đồ dùng

Hai
30/11

3B

1

15

Tập nặn tạo dáng

2B

2

15

Vẽ theo mẫu. Vẽ cái cốc (cái ly)



1A

3

15

Vẽ cây

Tranh minh hoạ

3A

4

15

Tập nặn tạo dáng

Tranh minh hoạ

2A

5

15

Vẽ theo mẫu. Vẽ cái cốc (cái ly)

1B


1

15

Vẽ cây

Tranh minh hoạ

Năm 5A
03/12 5B

2

15

Vẽ tranh. Đề tài quân đội

Tranh minh hoạ

4

15

Vẽ tranh. Đề tài quân đội

Tranh minh hoạ

4A


5

15

Vẽ tranh. Vẽ chân dung

Tranh minh hoạ

Ba
01/12

Tranh minh hoạ
Vật mẫu

Vật mẫu


02/12

Sáu
04/12

KHỐI 1
Bài 15 : VẼ CÂY
1


I/MỤC TIÊU
- HS nhận biết hình dáng màu sắc vẽ đẹp của cây và nhà.
- Tập vẽ bức tranh đơn giản có cây, có nhà và vẽ màu theo ý thích.

- HSNK: Vẽ được bức tranh có cây, có nhà, hình vẽ sắp xếp cân đối, vẽ màu phù hợp.
* BVMT: Yêu mến vẽ đẹp của cỏ cây, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II/CHUẨN BỊ
1/Giáo viên: Một số tranh ảnh về các loại cây; Hình vẽ các loại cây; Hình hướng dẫn
cách vẽ.
2/Học sinh: Vở tập vẽ. Bút chì đen, chì màu, sáp màu.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
III/HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
* Giới thiệu bài
Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây cối, cây ăn quả, cây làm cảnh, cây lấy gỗ,
cây che bóng mát. Hình dáng các loại cây đó như thế nào? Bài 15 vẽ cây cô sẽ hướng
dẫn các con cách vẽ cây.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng, học sinh nhắc lại đầu bài.
* HĐ1: Giới thiệu các loại cây
- Giáo viên treo tranh ảnh lên bảng
- Học sinh quan sát và trả lời
? Các con biết tên các loại cây này không? (Cây hoa hồng, cây na, cây xoài, cây chuối,
cây mít, cây lát, cây bách tán, câyphượng..... )
?- Các loại cây này có những bộ phận nào? ( Có gốc, rễ, thân, cành, tán lá, hoa, quả)
Tóm lại
Trong thiên nhiên cây cối da dạng và phong phú, cây có vòm lá xum xuê, cây
thì có hoa, cây thân mềm, cây thân to, cây nhỏ...
? Hãy kể tên cây mà con thích? Tả lại hình dáng của cây đó?
* HĐ2: Cách vẽ
- Giáo viên minh hoạ cách vẽ lên bảng.
? Theo các con vẽ gì trước? (Vẽ thân, cành, vẽ vòm, hoa, quả, vẽ màu )
- Học sinh nhắc lại cách vẽ

2



*HĐ3: Thực hành
- Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ của năm học trước.
- Học sinh thực hành trong vở tập vẽ: Vẽ vườn cây mà em thích.
3


- Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh còn lúng túng.
+ Vẽ vườn cây cùng loại hoặc vẽ vườn cây nhiều loại cây khác nhau.
+ Vẽ màu theo ý thích
* HĐ4: Nhận xét - Đánh giá
- Lớp trưng bày bài lên bảng
- Các bạn nêu ý kiến nhận xét của mình
? Những bài vẽ nào đẹp? Các con thích bài vẽ nào nhất?
Dặn dò
* BVMT: Nhắc nhở HS luôn yêu mến vẽ đẹp của cỏ cây, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Những học sinh chưa vẽ xong về nhà hoàn thành bài vẽ
Chuẩn bị bài 16 Xé dán lọ hoa
KHỐI 2

BÀI 15 VẼ THEO MẪU
VẼ CÁI CỐC (CÁI LY)

I/ MỤC TIÊU
- Hiểu đặc điểm hình dáng một số loại cốc.
- Biết cách vẽ cái cốc.
- Tập vẽ cái cốc (cái lý) theo mẫu.
- HSNK: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/CHUẨN BỊ

1/Giáo viên: Ba cái cốc khác nhau; Một số bài vẽ của học sinh.
2/Học sinh: Giấy vẽ, màu, bút chì.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
* Giới thiệu bài
Cốc dùng để đựng nước. Cốc có nhiều loại, có hình dáng, màu sắc và chất liệu
khác nhau. Để vẽ được chiếc cốc qua bài 15 cô sẽ hướng dẫn các con cách vẽ cái cốc.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng,
- Học sinh nhắc lại đầu bài.
*HĐ1: Quan sát và nhận xét
- Giáo viên cốc lên bàn, học sinh quan sát và nhận xét hình dáng và đặc điểm của cái
cốc.
?Các con có nhận xét gì về các chiếc cốc trên bàn?
+ Loại cốc có miệng bằng đáy.
+ Miệng rộng hơn đáy
+ Cốc có tay cầm
+ Cốc được trang trí khác nhau
+ Cốc có nhiều chất liệu như cốc nhựa, thuỷ tinh, cốc sứ, cốc pha lê...
Tóm lại
4


Cốc được tạo bởi các nét thẳng và các nét cong, nằm trong hình chữ nhật
đứng. được trang trí rất đẹp
* HĐ2: Cách vẽ
? Các con thích cốc nào nhất?
- Giáo viên hướng dẫn cách vẽ chiếc cốc đó.
? Cốc có những bộ phận nào? ( Miệng, thân, đáy, quai...)
? Vẽ như thế nào để được cái cốc đẹp?
+ Sắp xếp hình vẽ cân đối trong trang giấy

+ Phác nét thẳng và phác nét cong của cái cốc
+ Hoàn chỉnh hình vẽ
- Vẽ màu theo ý thích
- Học sinh quan sát hình gợi ý cách vẽ cái cốc trên bảng.
* HĐ3 Thực hành
- Học sinh mở vở tập vẽ quan sát hình vẽ trong vở.
- Quan sát và nhận xét bài vẽ của năm học trước
- Học sinh quan sát chiếc cốc trên bàn để vẽ cho gần giống mẫu.
- Học sinh thực hành vẽ cái cốc vào vở tập vẽ.
- Giáo viên quan sát và gợi ý cách vẽ với những học sinh còn lúng túng.
* HĐ4:Nhận xét - Đánh giá
- Học sinh trưng bày bài lên bảng
- Lớp nhận xét, giáo viên bổ sung
? Những bài nào đẹp ? Những bài nào chưa đẹp ? Tại sao?
Dặn dò Chuẩn bị bài 16 Tập nặn tạo dáng tự do Nặn con vật
KHỐI 3

BÀI 15 TẬP NẶN TẠO DÁNG
NẶN CON VẬT

I/MỤC TIÊU
- Hiểu hình đáng đặc điểm của con vật.
- Biết nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích.
- HSNK: Hình nặn cân đối, gần giống con vật mẫu.
* BVMT: Có ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
II/ CHUẨN BỊ
1/Giáo viên: Sưu tầm một số tranh ảnh về con vật. Hình gợi ý cách vẽ. Một số bài vẽ của
học sinh
2/ Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
* Giới thiệu bài

5


? Gia đình các con thường nuôi những con vật gì? Tả lại đặc điểm hình dáng của con
vật đó? (Các con vật đó có đặc điểm và nét đáng yêu riêng. Hôm này các con tập quan
sát kĩ một số con vật qua tranh, ảnh để nặn lại hình dáng của chúng)
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh nhắc lại đầu bài.
* HĐ1: Quan sát và nhận xét
- Giáo viên treo tranh ảnh lên bảng.
- Học sinh quan sát và nhận xét.
?Các con có biết tên các con vật này không? Là con gì?( Con trâu, bò, chó, mèo ...)
?Các con vật này giống, khác nhau chỗ nào?
+ Giống : Có đầu, mình, chân, đuôi....
+ Khác : Về hình dáng, đặc điểm và màu sắc
?Nêu các bộ phận của con chó ?
+ Có đầu hơi tròn, tai dài, mắt, mũi...
+ Mình hơi tròn, đuôi dài, chân cao.
+ Màu xám, vàng màu đen, khoang...
Tóm lại
Các con vật có đặc điểm, hình dáng, màu sắc khác nhau nhưng đều có đầu,
thân, chân, đuôi...
* HĐ2: Cách nặn
- Học sinh quan sát nhận xét một số con vật đã nặn sẵn: Mèo, trâu, bò, gà, lợn, thỏ…
? Các con thích nặn con vật nào nhất?
- Giáo viên hướng dẫn cách nặn con vật đó.
- Học sinh quan sát cách nặn con vật

* Nặn gồm có hai cách
+ Cách 1: Nặn từng bộ phận rồi ghép lại.
+ Cách 2: Nặn thành thỏi đất, rồi vuốt dần để tạo thành hình dáng con vật. Như
đi, đứng, chạy, nhảy, leo, trèo...
- Nặn con vật một màu hoặc nhiều màu .
Ví dụ :
Nặn và tạo dáng con vật con mèo

- Học sinh nhắc lại cách nặn con vật.
6


*HĐ3: Thực hành
- Các con hãy nặn con vật mà con thích, tạo dáng đi, đứng, chạy, nhảy, leo, trèo...cho
sinh động.
- Học sinh nặn theo nhóm 4.
- Giáo viên quan sát và gợi ý những nhóm đang còn lúng túng. Để các nhóm hoàn thành
sản phẩm của mình ngay trong giờ học.
*HĐ4: Nhận xét - Đánh giá
- Các nhóm trưng bày sản phẩm . Tự giới thiệu sản phẩm.
- Lớp nhận xét sản phẩm của các nhóm
- Giáo viên cùng học sinh chấm và phân loại sản phẩm theo ba mức độ : xuất sắc, hoàn
thành, chưa hoàn thành.
*Dặn dò:
* BVMT: Nhắc nhở HS luôn có ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
- Chuẩn bị bài 16: Vẽ trang trí Vẽ màu vào hình có sẵn

KHỐI 4:

BÀI 15: VẼ TRANH

VẼ TRANH CHÂN DUNG

I/ MỤC TIÊU
- Hiểu đặc điểm, hình dáng của một số khuôn mặt người.
- Biết cách vẽ tranh chân dung.
- Tập vẽ tranh đề tài Chân dung.
- HSNK: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ
1/Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên. Một số ảnh chân dung
2/Học sinh: Sách giáo khoa, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
* Giới thiệu bài
- Học sinh chơi trò chơi đoán khuôn mặt.
* HĐ1: Quan sát và nhận xét
- Giáo viên treo tranh, ảnh chân dung lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát tìm hiểu sự
khác nhau của tranh chân dung và ảnh chân dung:
+ Ảnh được chụp bằng máy nên giống thật và rõ từng chi tiết.
+ Tranh được vẽ bằng tay, thường diễn tả tập trung vào những đặc điểm chính
của nhân vật và thường bỏ bớt những chi tiết không cần thiết.
+ Ảnh chụp chỉ là một khoảng khắc, còn tranh vẽ cần thời gian đầu t ư suy nghĩ
và thể hiện
7


- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh chân dung
? Đầu người có dạng hình gì? (Dạng hình quả trứng)
? Khuôn mặt người gồm có những bộ phận nào? Khuôn mặt mọi người có giống nhau
không?
+ Có mắt, mũi, miệng, tai, tóc....

+ Khuôn mặt không giống nhau
? Chúng ta nhận ra người quen nhờ những gì? (Hình dáng và đặc điểm của khuôn mặt)
? Khuôn mặt người như thế nào là đẹp? ( Các bộ phận cân đối hài hoà)
Tóm lại
Mỗi người đều có khuôn mặt riêng, các bộ phận trên khuôn mặt thường thể
hiện lứa tuổi, giới tính và tình cảm của người đó, như nam, nữ, già, trẻ, gầy béo,
vui, buồn.
Muốn vẽ được tranh chân dung đẹp, các con cần quan sát kỹ người định vẽ, nhớ lại
hình dáng, đặc điểm của người định vẽ.
*HĐ2:Cách vẽ tranh chân dung
- Học sinh quan sát kỹ tranh ảnh chân dung trong sách giáo khoa, để nhận biết cách vẽ
tranh và cách thể hiện màu sắc.
- Học sinh quan sát hình gợi ý cách vẽ, học sinh nhắc lại các bước vẽ .
+ Cách sắp xếp bố cục, màu sắc

8


* HĐ3:Thực hành
- Học sinh quan sát và nhận xét bài vẽ năm học trước.( bài vẽ đẹp, bài vẽ ch ưa hoàn
thành, bài vẽ hoàn thành)
- Học sinh thực hành vào vở tập vẽ. Vẽ chân dung người mà các con yêu quý nhất.
- Giáo viên gợi ý cho những học sinh khá vẽ thể hiện được trạng thái vui, buồn, của
nhân vật.
*HĐ4: Nhận xét - Đánh giá
- Giáo viên chọn một số bài vẽ treo lên bảng, yêu cầu học sinh tham gia nhận xét về: bố
cục ( cân đối, chưa cân đối), cách vẽ hình cách vẽ màu biết cách vẽ hay chưa biết cách
vẽ đặc điểm nhân vật ( rõ, chưa rõ)
- Yêu cầu học sinh chọn bài mình thích nhất, giáo viên bổ sung, xếp loại bài vẽ. Tuyên
dương những bài vẽ đẹp.

* Dặn dò Chuẩn bị bài 16 tập nặn tạo dáng Tạo dáng ô tô bằng vỏ hộp
KHỐI 5:

BÀI 15: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI

I/MỤC TIÊU
- Hiểu một vài HĐ của bộ đội trong sản xuất, chiến đấu và trong SH hằng ngày.
- Biết cách vẽ tranh đề tài Quân đội.
- Tập vẽ tranh đề tài quân đội .
- HSNK: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ:
1/GV: SGK, tranh ảnh về đề tài Quân đội. Bài vẽ của HS lớp trước
2/HS: SGK, giấy vẽ, bút chì, tẩy
III/HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
* Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
* Giới thiệu bài
Đề tài về quân đội rất phong phú. Có thể vẽ về các hoạt động như : chân
dung, bộ đội tham gia sản xuất, bộ đội vui cùng thiếu nhi, bộ đội tập luyện, bộ đội
đứng gác...
- Giáo viên ghi bảng. Học sinh mở sách giáo khoa
* HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài
- Giáo viên treo tranh lên bảng. Học sinh quan sát tranh.
? Tranh vẽ về đề tài gì? Vì sao con biết ? (Đề tài quân đội vì thường có các cô, chú bộ
đội mặc quần áo màu xanh lá cây, vai đeo quân hàm, ve áo đeo quân hiệu)
? Các bức tranh vẽ về nội dung gì? (Vẽ chân dung, luyện tập trên thao trường, chống bão
lũ...)
?Các con thích tranh nào nhất ? Vì sao?

9



* HĐ2 Cách vẽ
- Giáo viên hướng dẫn cách vẽ lên bảng:
+ Tìm và sắp xếp các hình ảnh chính, phụ
+ Vẽ hình ảnh chính sao cho rõ nội dung
+ Vẽ thêm các hình ảnh phụ cho tranh sinh động
+ Vẽ màu phù hợp với nội dung
- Giáo viên treo hình vẽ minh hoạ lên bảng
- Học sinh nêu cách vẽ tranh đề tài quân đội
* HĐ3: Thực hành
- Học sinh quan sát bài vẽ năm trước
? Các con thích bài vẽ nào nhất? Vì sao?
- Học sinh thực hành : vẽ tranh về quân đội
- Giáo viên quan sát và gợi ý những học sinh đang còn lúng túng
* HĐ4: Nhận xét - Đánh giá
- Học sinh trưng bày bài lên bảng. Lớp nhận xét. Giáo viên bổ sung.
- Nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc
* Dặn dò: Chuẩn bị bài 16 Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai vật mẫu

10



×