Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

“Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) trên ao cát” tại Công ty cổ phần Trường Sơn JSC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.3 MB, 50 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám
Hiệu Trường Đại học Nha Trang, các Thầy Cô giáo trong Khoa Nuôi trồng Thủy
sản, đặc biệt là sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô Lê Thị Hồng Mơ, Ban
Giám đốc Xí nghiệp Nuôi trồng Thủy sản trực thuộc công ty cổ phần Trường Sơn
JSC đóng tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng các anh cán bộ kỹ thuật
và công nhân trong xí nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
Xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè cùng các anh chị khóa trước đã
giúp đỡ tôi trong học tập cũng như trong đời sống.
Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học bản thân nguyện
không ngừng học tập, nghiên cứu và tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn
đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực tập:
Hoàng Hữu Đông


ii

MỤC LỤC
Trang
1.1.1. Thế giới.........................................................................................................3
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................44


iii

DANH MỤC BẢNG


Trang
1.1.1. Thế giới.........................................................................................................3
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................44


iv

DANH MỤC HÌNH
Trang
1.1.1. Thế giới.........................................................................................................3
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................44


v

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
FCR

:

hệ số chuyển đổi thức ăn

BOD

:

nhu cầu oxy sinh học

COD


:

nhu cầu oxy hóa học

PCR

:

Polymerase Chain Reaction ( phản ứng khuếch đại gen)

µm:

:

micromet

mm

:

milimet

cm

:

centimet

m


:

mét

m2

:

mét vuông

cm2

:

centimet vuông

mg/L

:

miligam/lít

ha

:

hecta

Ø


:

đường kính

WSSV

:

bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome Virus)

Tb/ml

:

tế bào/ mililit

KLTB

:

khối lượng trung bình

TNHH

:

trách nhiệm hữu hạn

ppm


:

past percent million (phần ngàn)

TP HCM :

Thành phố Hồ Chí Minh

NXB

Nhà xuất bản

:


1

MỞ ĐẦU
Lợi nhuận từ việc nuôi tôm đem lại rất cao, gấp nhiều lần so với các ngành sản
xuất khác trong nông nghiệp trên cùng một địa bàn đã hấp dẫn và kích thích ham
muốn làm giàu của nhân dân ta. Từ lâu con tôm sú đã được xem là đối tượng nuôi
truyền thống nhưng hiện nay bệnh trên tôm sú đã gây nên tổn thất lớn cho người
nuôi. Trong khi đó loài tôm thẻ chân trắng ( Penaeus vannamei ) vừa di nhập và
thuần hóa vào nước ta đã cho thấy sự thích nghi và phát triển tốt cho năng suất cao,
thời gian nuôi ngắn nên giảm được rủi ro, đặc biệt thích hợp khi nuôi trên ao cát dọc
các tỉnh duyên hải miền trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, tốc độ
tăng trưởng của tôm cao, là loài tôm có giá trị dinh dưỡng lớn và được ưa chuộng
trên thế giới. Xu hướng của người dân chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng là rất
cao. Nhà nước đã quy hoạch các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng (P. vannamei ) để
tránh việc phát triển tràn lan, dễ gây mất cân bằng sinh thái rừng chống bão vùng

ven biển, nguy cơ mang mầm bệnh mới ảnh hưởng đến các loài tôm he bản địa.
Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn còn đang mới mẻ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế, vì thế còn nhiều điều cần phải nghiên cứu với các điều kiện khác nhau của
từng vùng nuôi.
Xuất phát từ thực tế đó tôi được khoa Nuôi trồng Thủy sản phân công thực
hiện đề tài: “Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (Penaeus
vannamei Boone, 1931) trên ao cát” tại Công ty cổ phần Trường Sơn JSC. Với các
nội dung sau:
-

Tìm hiểu hệ thống công trình ao nuôi tôm thẻ trên cát

-

Tìm hiểu các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị, cải tạo ao nuôi

-

Tìm hiểu phương pháp tuyển chọn tôm giống, thả giống

-

Tìm hiểu về các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi

-

Thu hoạch

-


Sơ bộ hoạch toán


2

Với sự cố gắng nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ tận tình của Thầy cô và bạn
bè đã giúp tôi hoàn thành được đề tài này. Tuy vậy báo cáo này không tránh khỏi
những sai sót trong quá trình thực hiện, do đó tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của Thầy cô và bạn bè để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực tập
Hoàng Hữu Đông


3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Sơ lược về tình hình nuôi tôm he chân trắng

1.1.1. Thế giới
Tôm là mặt hàng thủy sản có giá trị rất cao, được ưa chuộng trên thị trường
quốc tế như Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ, các nước Trung Đông và một số nước
Châu Á… Trong đó, Mỹ là nước nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới. Chỉ riêng nước
này mỗi năm nhập khoảng 550.000 tấn. [11]
Hiện nay, trên 80% sản lượng tôm trên thế giới là từ nguồn tôm nuôi công nghiệp
với các giống tôm chính như tôm sú, tôm thẻ, tôm thẻ đỏ đuôi. Các loài tôm này
phần lớn được nuôi ở các nước Đông Nam Á, Nam Á, Trung và Nam Mỹ. Số liệu
thống kê cho biết, tổng số trại nuôi tôm trên thế giới là khoảng 380.000 trại nuôi,
chiếm khoảng 1,25 triệu ha với sản lượng từ 50kg – 10 tấn/ha. Hoạt động nuôi tôm

bao gồm nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Việc tăng trưởng nhanh
chóng của hoạt động nuôi tôm trong hai thập niên gần đây đã mang lại một sự mở
rộng diện tích nuôi tôm trên toàn cầu, nhưng cũng làm thay đổi nhanh chóng công
nghệ nuôi trồng thủy sản. Những công nghệ kỹ thuật tiên tiến xuất hiện khá rõ nét
trong hoạt động ương nuôi con giống, xây dựng công thức cho thức ăn và kỹ thuật
cho ăn. [11]
Bảng 1.1. Sản lượng và giá trị tôm he chân trắng trên thế giới (2001- 2005)
[6]
Năm

Sản lượng (tấn/năm)

Giá trị (USD/năm)

2001
2002
2003
2004
2005

280.114
481.044
1.039.576
1.361.200
1.599.423

1.644.005
2.459.092
3.772.484
4.806.150

5.860.434

1.1.2. Việt Nam
Với 3260 km bờ biển và hệ thống sông ngòi, kênh rạch, nước ta có tiềm năng lớn về
mặt nước nuôi thủy sản với khoảng 1.700.000 ha, trong đó diện tích vùng triều có
khả năng nuôi nước lợ trên 600.000 ha. Năm 2008 nuôi nước lợ trên cả nước đạt


4

380 nghìn tấn, chủ yếu là tôm sú theo các phương thức thâm canh, bán thâm canh
và quảng canh cải tiến, trong đó phần lớn là nuôi quảng canh cải tiến. Ngoài đối
tượng tôm sú, ở các tỉnh ven biển từ miền Trung trở ra phía Bắc đã nuôi tôm thẻ
chân trắng khá thành công trên những diện tích nuôi tôm sú trước đây luôn bị dịch
bệnh. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là hơn 14.000 ha đạt sản lượng 41 nghìn
tấn. Số lượng tôm giống là 15 tỷ tôm thẻ chân trắng . [1]
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), Năm 2009, Việt
Nam xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt hơn 50.000 tấn, kim ngạch hơn 300 triệu
USD. Năm 2010, tuy tôm sú vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt
Nam, nhưng tôm thẻ chân trắng có khả năng tăng mạnh. Dự báo sản lượng tôm thẻ
chân trắng năm nay sẽ tăng gấp ba lần năm 2009, có khả năng lên 150.000 tấn, do
vậy kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng gấp hai lần, ước đạt 500-600 triệu USD, chiếm
một phần ba kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. Theo Cục Nuôi trồng Thủy sản,
Việt Nam có thể có lợi thế ở thị trường tôm thẻ chân trắng cỡ nhỏ do có tiềm năng
phát triển. Giá thấp, năng suất cao, kích cỡ tôm phù hợp nhu cầu tiêu dùng thế giới
là điều kiện để tôm thẻ chân trắng lên ngôi. [16]
Bảng 1.2. Diện tích và sản lượng nuôi tôm he chân trắng ở nước ta năm 2006
[10]
Tỉnh
Hà Tĩnh

Quảng Trị
Thừa Thiên Huế
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Khánh Hòa
Ninh Thuận
Bình Thuận

Diện tích (ha)
150
35
30
20
450
123
100
500
250
120

Sản lượng (tấn/ha)
900
83
100
100
3700
530
400

2000
1500
700


5

1.1.3. Tình hình nuôi tôm tại Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải Miền Trung nên có lợi thế về diện tích
đất ven biển phục vụ cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển. Diện tích mặt nước
chưa sử dụng là 26.183 ha có thể khai thác để nuôi trồng thủy sản. Các xã ven biển
huyện Phong Điền-Thừa Thiên Huế được mệnh danh là vùng “ vua tôm chân trắng
“, bởi đây là khu nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất tỉnh. Theo quy hoạch thì vùng
nuôi tôm này sẽ mở rộng gần 2000ha, trong đó 6 dự án của doanh nghiệp chiếm tới
1000ha, còn lại thuộc về người dân. Hiện nay đang thả nuôi với diện tích trên
144ha, năng suất bình quân hàng năm là 1.440tấn, năng suất bình quân 10tấn/ha.
Hiện nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ngày càng được mở rộng trên suốt vùng
cát ven biển, chủ yếu là ao hồ tự phát của người dân nên rất dễ ảnh hưởng đến diện
tích rừng phòng hộ ven biển và quan trọng hơn là ô nhiễm nguồn nước. Chất thải
chảy ra biển gây ô nhiễm nghiêm trọng vùng bờ biển và dịch bệnh dễ bùng phát nếu
không có biện pháp can thiệp kịp thời của chính quyền địa phương. [15]
1.2. Những nét về tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931)
1.2.1. Hệ thống phân loại
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus vannamei Boone,1931


[4]

Tôm he chân trắng (Tên tiếng Anh: White Leg shrimp ), tên địa phương thường gọi
tôm thẻ chân trắng.
1.2.2. Đặc điểm sinh học sinh thái
Tôm thẻ chân trắng (P.vannamei) có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Ðông
Thái Bình Dương (biển phía Tây Mỹ La tinh), Hawaii. Hiện nay được nuôi ở rất
nhiều nước trên thế giới như: Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam,... đây là loài tôm


6

quý có nhu cầu cao trên thị trường
Hình thái: Nhìn cấu tạo ngoài tôm chân trắng giống với tôm he Trung Quốc
(Penaeus chinensis) và tôm bạc (Penaeus merguiensis). Trên thân không có đốm
vằn, chân bò có màu trắng ngà nên có tên gọi là tôm chân trắng, chân bơi có màu
trắng vàng, các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh, râu màu đỏ và dài gấp 1,5
lần chiều dài thân. Vỏ tôm mỏng, có thể nhìn thấy đường ruột rất rõ. Tôm cái có
thelycum hở. Chủy đầu có 2 gai ở mặt bụng và 8 – 9 gai ở mặt lưng. Cá thể lớn
nhất có chiều dài có thể đạt tới 23 cm. [2]
1.2.3. Tập tính sống và khả năng thích ứng môi trường
a. Tập tính sống
Trong vùng biển tự nhiên tôm chân trắng sống ở nơi đáy cát, độ sâu từ 0 –
72 m, tôm trưởng thành phần lớn sống ở ven biển gần bờ, tôm nhỏ ưa sống ở khu
vực cửa sông giàu dinh dưỡng. Ngoài tự nhiên tôm nhỏ thường sống ở vùng cửa
sông có độ mặn thấp, nhiệt độ cao ổn định 25 – 32 0C, tôm trưởng thành bơi ra biển
giao vĩ và tiến hành sinh sản. Trong tự nhiên tôm mẹ đẻ trứng ở độ sâu 70 m nước,
độ mặn 35‰, nhiệt độ nước 26 – 28 0C. Ban ngày tôm vùi mình trong bùn, ban
đêm mới đi kiếm ăn. [4]
b. Khả năng thích ứng với môi trường

Trong quá trình nuôi tôm cũng có xu hướng thích nghi dần với điều kiện tự
nhiên, vì thế ta cần điều chỉnh các yếu tố môi trường trong giới hạn cho phép giúp
tôm sinh trưởng và thích nghi với điều kiện chăm sóc mà ta đặt ra.
Bảng 1.3. Khả năng thích ứng của tôm thẻ chân trắng với môi trường [2]
TT

Chỉ tiêu

Khả năng thích ứng

1
2
3
4
5
6

Nhiệt độ (ºC)
Độ mặn (‰)
pH
Ôxy hòa tan
Độ trong
Độ kiềm

18 – 37ºC
0,5 – 45‰
7,0 – 9,0
≥ 4 mg/L
30 – 50 cm
100 – 250 mg/L


Khoảng thích hợp
nhất
25-32 ºC
18 – 22‰
7,5 – 8,5
4 – 8 mg/L
30 – 50 cm
100 – 180 mg/L


7

7

NH4-N

≤ 0, 4 mg/L

8

NH3

< 0, 1 mg/L

9

H2 S

< 0, 002 mg/L


10

BOD

5 – 30 mg/L

11

COD

< 6 mg/L

12

Màu nước

Xanh lục, xanh nõn
chuối

Vỏ đậu, màu mận chín

1.2.4. Đặc điểm dinh dưỡng
- Ở giai đoạn ấu trùng chúng ăn thức ăn tự nhiên, chủ yếu là tảo đơn bào và luân
trùng (Thực vật phù du và động vật phù du). Trong sản xuất giống ta thường bổ
sung thức ăn công nghiệp, tảo khô, và các dinh dưỡng khác.
- Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp, có thể ăn nhiều loại thức ăn có nguồn gốc thực
vật và động vật. Trong nuôi tôm công nghiệp ta cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn
công nghiệp nên khi nhìn vào ruột tôm ta thấy chúng có màu sắc khác xanh của
rong tảo thì biết tôm đói.

- Tôm nhỏ lúc thay vỏ cần vài giờ để vỏ cứng nhưng khi tôm đã lớn thì cần khoảng
1 – 2 ngày.
- Tôm thẻ chân trắng nhu cầu dinh dưỡng có hàm lượng protein (30 -35%) thấp hơn
tôm sú (38 – 40%), FCR cũng thấp hơn (0.9 – 1.2) tôm sú (1.5).
- Tôm nuôi sẽ lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu sau khi đạt 20 g/con thì lớn chậm
lại. Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực.[2]


8

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Điền Lộc thuộc công
ty cổ phần Trường Sơn JSC đóng tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề
tài được thực hiện từ ngày 20/5/2010 đến ngày 21/8/2010
Đối tượng nghiên cứu là tôm thẻ chân trắng ( P. vannamei Boone,1931 ).
2.2. Phương pháp nghiên cứu


9

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng (Penaeus vannamei Boone,
1931) trên ao cát

Tìm hiểu công trình

Điều
kiện tự
nhiên ở
cơ sở


Công
trình
nuôi
tôm
thẻ

Tìm hiểu các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm

Công
tác
chuẩn
bị ao

Chọn
giống
và thả
giống

Quản lý
các yếu
tố môi
trường

Thức ăn

phương
pháp
cho ăn


Kiểm
tra tốc
độ tăng
trưởng

Kết luận đề xuất ý kiến

Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài

Phòng
và trị
bệnh

Thu
hoạch

đánh
giá


10

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp thông qua các tài liệu, sách báo, tạp chí, kết quả
nghiên cứu và báo cáo của các cơ quan chức năng. Qua trao đổi với mọi người
trong và ngoài cơ sở thực tập. Tiếp nhận qua sự hướng dẫn, chỉ đạo của chủ cơ sở
thực tập và mọi người trong xí nghiệp.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Trực tiếp tham gia sản xuất tại trại nuôi
2.2.3. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường

Sử dụng các dụng cụ để kiểm tra các yếu tố môi trường, thông qua các thông số
cụ thể ta có những điều chỉnh về môi trường.
Bảng 2.1. Cách đo đạc các yếu tố môi trường
Yếu tố
Độ kiềm (mgCaCO3/l)

Dụng cụ đo
Test AQUA

Số lần đo
2lần/tuần

Thời điểm đo
8giờ, 14giờ

pH
Độ mặn (S ‰)
Độ trong (cm)
D.O (mg/l)
NH3 (mg/l)
NO2 (mg/l)
Độ sâu (m)

BASE
Test pH
Khúc xạ kế
Đĩa secchi
Test AQUA.DO
Test amoniac
Test nitrite

Thước gỗ

2lần/ngày
2lần/tuần
1lần/ngày
2lần/ngày
1lần/ngày
1lần/ngày
1lần/ngày

8giờ, 14giờ
8giờ, thay nước
8giờ
6giờ, 14giờ
14giờ
14giờ
8giờ

2.2.4. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh học
- Xác định khối lượng tôm ta sử dụng chài có diện tích 2m 2, chài 5 điểm như hình
vẽ dưới, định kỳ 10 ngày kiểm tra 1 lần


11

*

*
*


*

*

Hình 2.2. vị trí các điểm chài trong ao
- Xác định tỷ lệ sống:
(i) lúc tôm dưới một tháng
tuổi ta dựa vào lưới ước lượng
tỷ lệ sống, lưới ước lượng tỷ
lệ sống là lưới nhỏ khoảng
2m², sâu 1m đặt trong ao. Ta
bỏ

1.000



2.000

tôm

pots_larvae vào, cho ăn bình
thường sau 3 – 5 ngày đếm tỷ
lệ sống
(ii) Khi tôm sau một tháng nuôi chúng tôi đã chài 5 điểm như hình 2.2, đếm số tôm
của các lần chài và chia cho diện tích của các chài là tính được số con/m 2 rồi nhân
với diện tích toàn ao ra tỷ lệ sống cho toàn ao.
- Xác định chiều dài tôm: tiến hành đo 30 cá thể rồi dùng thước chia vạch đo
để lấy chiều dài trung bình.
2.2.5. Phương pháp xác định các thông số kỹ thuật

a. Tính lượng thức ăn cho vào sàng ăn
L=

K.a.1000
n

Trong đó: - K: lượng thức ăn một lần cho ăn trong ngày (kg)
- a: tỷ lệ thức ăn cho vào các sàng tiêu chuẩn (%)

(2.1)


12

- n: số lượng sàng tiêu chuẩn
b. Xác định tổng khối lượng tôm có trong ao
Dùng chài quăng 5 chỗ trong ao như hình 2.2., mỗi lần kiểm tra 30 cá thể rồi lấy
giá trị trung bình
W=

A.S
n.s

(2.2)

Trong đó:
- W: tổng khối lượng tôm có trong ao
- A : tổng khối lượng tôm thu được qua n lần chài hoặc trong n sàng ăn
- S : diện tích ao nuôi
- s : diện tích 1 lần chài hoặc sàng ăn

- n : Số lần chài hoặc số lượng sàng
c. Xác định độ no
Quan sát độ no là quan sát lượng thức ăn trong đường tiêu hóa của tôm. Độ no chia
theo 5 bậc, từ bậc 0 đến bậc 4 theo thứ tự như sau:
- Bậc 0. rất đói: dạ dày và ruột tôm hoàn toàn không có thức ăn
- Bậc 1. đói: dạ dày có thức ăn nhưng không đầy, ruột không có thức ăn
- Bậc 2. trung bình: dạ dày đầy thức ăn, ruột không có thức ăn
- Bậc 3. no: dạ dày đầy thức ăn, ruột có thức ăn nhưng không đầy
- Bậc 4. rất no: dạ dày và ruột đầy thức ăn
Tiến hành quan sát tối thiểu 30 cá thể và tính tỷ lệ phần trăm các bậc độ no để đánh
giá tình trạng sử dụng thức ăn của tôm để biết được lượng thức ăn thiếu hay đủ.
d. Xác định tốc độ sinh trưởng trung bình ngày
ADG =

W2 −W1
t 2 − t1

Trong đó:
- ADG: tốc độ tăng trưởng trung bình ngày (g/con/ngày)
- W1: khối lượng tôm trung bình lần kiểm tra trước (g/con)
- W2: khối lượng tôm trung bình lần kiểm tra sau (g/con)

(2.3)


13

- t = t2 – t1: khoảng thời gian giữa hai lần kiểm tra (ngày)
e. Hệ số chuyển đổi thức ăn
Tổng khối lượng thức ăn đã sử dụng thức

FCR =Tổng khối lượng tôm khi thu hoạch thức

ăn đã sử dụng
ăn đã sử dụng

(2.4)

f. Ước lượng tỷ lệ sống và tổng số tôm có trong ao
Dùng chài quăng 5 điểm như hình 2.2 trong ao rồi lấy giá trị trung bình
- Xác định tỷ lệ sống (%):
T =

m.S
*100
s.M

(2.5)

Trong đó:
m: số tôm thu được bằng chài (con)
S: diện tích ao nuôi (m2)
s: diện tích chài (m2)
M: số tôm thả ban đầu (con)
- Xác định tổng số tôm có trong ao (con):
M1 = T.M

(2.6)

M1: tổng số tôm có trong ao tại thời điểm kiểm tra (con)
M: số tôm thả ban đầu (con)

T: tỷ lệ sống (%)
g. Xác định giá trị trung bình ( Χ )
1
Χ=
n

n

∑ Χi
i =1

(2.7)

- Độ lệch chuẩn :
S=

1 n
(Χ i − Χ ) 2

n i =1

(2.8)


14

Trong đó:

Χ : Giá trị trung bình


n : Số mẫu nghiên cứu
Xi: Giá trị của lần kiểm tra i
S : Độ lệch chuẩn
Ngoài ra để xử lý số liệu ta sử dụng các phần mềm Word, excel.


15

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên và những đặc điểm của xí nghiệp nuôi
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý:
Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Điền Lộc thuộc công ty cổ phần Trường Sơn đóng tại
thôn Mỹ Hòa, xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Phía bắc giáp
với xí nghiệp nuôi tôm Trường Phú, phía nam giáp thôn Phường Ngon, phía đông
giáp biển, phía tây giáp Phá Tam Giang, xa khu dân cư và khu công nghiệp. Gần
biển nên chủ động về nguồn nước mặn dựa vào các Satano bơm nước mặn đặt gần
biển với hệ thống ống chìm lắng với 8 máy bơm công suất lớn.
 Khí hậu:
• Tỉnh Thừa Thiên Huế có khí hậu cận xích đạo phân hóa thành 4 mùa đặc thù
của miền trung trở ra bắc là xuân, hạ, thu, đông. Thời tiết biến động tương
đối lớn trong năm nên chỉ nuôi được năm 2 vụ, vụ 1 từ tháng 3 - 7, vụ 2 từ
tháng 8 - 11 trong năm, nguồn nước dồi dào, độ mặn 28 – 30‰, 1 ao nước
ngọt diện tích 8000m2 đảm bảo nguồn nước ngọt khi cần thay nước và hạ độ
mặn trong ao
• Độ ẩm tương đối 83-87%
• Nhiệt độ trung bình 24-25 0C, biến động nhiều giữa các mùa trong năm
• Lượng mưa trung bình năm trên đất liền 2.700-2.900mm, những năm mưa
nhiều có thể cao hơn 3.500mm. [13]
• Do điều kiện tự nhiên của Thừa Thiên Huế phân hóa thành vùng đồng bằng

duyên hải và vùng núi riêng biệt nên các yếu tố khí hậu chênh lệch và biến
đổi lớn giữa các tháng trong năm, các hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão,
áp thấp nhiệt đới, gió mùa hè tây nam khô nóng, gió mùa đông bắc, dông,
lốc, mưa đá, sương mù, mưa phùn…thường xuyên xảy ra gây tổn thất lớn
cho người dân nói chung và nghề nuôi trồng thủy sản nói riêng. Vì vậy, việc
theo dõi diễn biến thời tiết thường xuyên để có biện pháp đối phó kịp thời


16

luôn là nhiệm vụ được mọi người đặt lên hàng đầu, giảm thiểu tối đa tác hại
do thời tiết gây ra, đặc biệt là nghề nuôi tôm của tỉnh.
3.1.2. Những đặc điểm của xí nghiệp nuôi
a. Ao nuôi: Tổng diện tích khoảng 50 ha với 47 ao nuôi, chia thành bốn
khu sản xuất là khu A, khu B, khu C và khu D, trong đó khu A gồm 12 ao có diện
tích 3.300m2, khu B gồm 10 ao có diện tích 5.000m 2, khu C gồm 12 ao có diện tích
5.000m2, khu D gồm 16 ao có diện tích 3.300m 2, trong đó để lại 4 ao lắng có diện
tích 5.000m2, một ao lắng trung tâm có diện tích 15.000m 2 , 3 hồ nước ngọt mỗi hồ
có diện tích 8.000m2, 2 ao lắng chất thải có diện tích 6.000m 2. độ sâu giao động từ
1,4 đến 1,8 m.
- Hình dạng ao: hình chữ nhật, đáy và bờ ao phủ bạt nylon, đáy phủ lớp cát dày
20cm lên bạt và kè bờ bằng bê tông
- Diện tích: 0,33 hoặc 0,5 ha
- Đất : là đất cát trắng có pH từ 7.5-8.5
- Độ dốc về phía cống thoát và đáy ao: 1%
KHU A

KHU D3.1. Sơ đồ xí nghiệp
KHU C nuôi trồng thủy sản
Hình

Điền
Lộc
KHU
B
AO NƯỚC NGỌT

AO NƯỚC NGỌT

N2

Ao xữ lý

b. Hệ thống cấp thoát nước:

N1

N4

N6

N8

N3

N5

N7

Ao xữ



B4

B3

A11

A12

AO NƯỚC NGỌT

B2
B8
Hệ thống cấp nước của xí nghiệp dùng mô tơ điện
ba B5pha để
bơm nước. Nước từ
A9

D8

Ao
nước
mặn

D9

D5

D11


D10

Ao xữ lý

A10

Ao xữ lý

satano được bơm vào ao lắng qua hệ thống đườngB7ống B6và mương
dẫn bằng 8 môtơ
B1
D6

A7

D12

C9

A8

C10

bơm nước (công suất 7HP/máy). Nước sau khi lấy vào ao lắng xử lý xong sẽ cấp
D4

D3

D13


D14

C7

D2

D1

D15

D16

C5

C6

C3

C4

C1

C2

A6

A3

A4


AO THẢI

C8

vào ao nuôi bằng máy bơm nước công suất 5HP

A5

AO
NƯỚC

MẶN

AO NƯỚC
MẶN

A1

A
2

Ao được thiết kế 2 ống thoát nước, 2 ống dùng xả đáy và 8 ống phụ dùng xả tầng
mặt

c. Trang thiết bị phục vụ sản xuất:
 Hệ thống máy quạt nước:
Ao 3.300m2 sử dụng 4 dàn quạt nước gồm 2 dàn quạt lá và 2 dàn quạt nhím, ao
ĐƯỜNG

ĐI


XÍ NGHIỆP

5.000 m2 sử dụng 6 dàn quạt gồm 2 dàn quạt lá và 4 dàn quạt nhím. Dàn quạt đặt


17

cách bờ 2 – 3 m, riêng dàn 5,6 ao 5.000m2 được neo dây cách bờ 5m, nằm trước dàn
lá 3m, dàn quạt lá gồm 12 vòng lá, quạt nhím dùng cả nhím đơn và nhím đôi

 Hệ thống máy bơm nước:
Xí nghiệp có hệ thống 2
satano với 8 máy bơm
công suất 7HP dùng để
cấp nước từ biển vào
ao lắng, 4 máy bơm công
suất 5HP dùng bơm nước
ngọt.
 Lưới giăng chim
Mỗi ao có 1 lưới giăng chim riêng biệt với kích cỡ mắt lưới 2a=40cm, được giăng
lên trên ao nhờ hệ thống cộc tre chống giữa và quanh bờ ao.
 Hệ thống máy phát điện :
Xí nghiệp có 3 nhà máy phát điện và 1 máy phát điện di động 3 pha động cơ
Diezen để cung cấp điện phục vụ sản xuất khi có sự cố mất điện.
 Hệ thống đèn chiếu sáng:
Được bố trí bóng đèn 250W ở giữa và góc ao để đảm bảo chiếu sáng cho trại
nuôi vào ban đêm, tránh trộm cắp xảy ra và an toàn cho người trực đêm
Ngoài ra, trại còn có các trang thiết bị khác như: ghe, cân điện tử, cân đồng hồ,
xe rùa, lưới kéo tôm, nhà thu tôm di dộng, chài, máy bơm chìm, máy cắt cỏ,

động cơ Diezen, mô tơ điện 3-5HP, … nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất


18

Tóm lại, hệ thống công trình ao nuôi và trang thiết bị phục vụ cho sản xuất
của xí nghiệp là đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu của hình thức nuôi tôm thẻ thâm
canh
3.2. Kỹ thuật cải tạo, chuẩn bị ao nuôi

Cải tạo ao nuôi gồm các bước sau:

Lấy nước vào ao
(1,5m)

Xử lý Chlorine
(30ppm)

Vệ sinh đáy ao

Cày xới (25cm) và
phơi đáy ao

Gia cố bờ ao

Bón vôi CaCO3
(15-20ppm)

Gây màu nước
(Bột cá, cám gạo, bột đậu nành)


 Làm vệ sinh đáy ao
Sau khi phơi khô đáy ao 7 – 10 ngày (phơi càng lâu càng tốt), tiến hành lấy
bùn đáy ao ra ngoài, lấy hết lớp bùn đen, quét sạch lớp phong hóa dọc bờ ao rồi
đem toàn bộ lượng bùn này đổ ở khu vực cách xa ao nuôi, tránh bùn chảy lại ao khi
trời mưa.
 Gia cố bờ ao
Tu sửa toàn bộ bờ ao, cống, cánh phay, lưới ngăn chim và cua còng, dùng ximăng
vá những chỗ rò rỉ xung quanh ao. Lót bạt hoặc vá lại bạt, những chỗ có khả năng
cho nước chảy trên bờ xuống ao khi mưa để tránh sói lở trong quá trình nuôi
 Bón vôi
Sau đó ta tiến hành bón
vôi bột CaCO3 liều
lượng 15-20ppm. Rải
đều khắp ao, khu vực


19

giữa rốn và những nơi gom bùn ở vụ trước ta tiến hành bón vôi nhiều hơn vùng
khác.

 Cày xới đáy ao
Tiến hành cày đáy ao
bằng máy cày tay với
độ sâu khoảng 20cm,
phơi đáy ao tối thiểu
7 ngày.

 Lấy nước vào ao

Ta lấy đủ mức nước nuôi ngay từ đầu (1,5m) bằng hệ thống cao trình Satano nước
biển bơm từ bờ biển qua hệ thống ống và mương dẫn vào ao. Sau khi đầy nước ta
tiến hành đánh Chlorine liều 30ppm để diệt nguyên sinh động vật và động thực vật
trong nguồn nước, sau 10 ngày tiến hành gây màu nước
 Gây màu nước
Trước khi gây màu nước ta tiến hành đánh vôi dolomit liều lượng 15-20ppm trong 3
ngày, sau khi độ kiềm đạt trên 100mg/l thì ta tiền hành ngâm hổn hợp 4lít EM gốc,
4lít rỉ đường trong 2 ngày, sau đó đem ngâm hổn hợp này với 100kg cám gạo, 50kg
bột cá, 50kg bột đậu nành với 100lít nước ngọt trong bể xử lý hóa chất 3 ngày cho
mỗi ao. Sau khi hổn hợp lên men thì ta tiến hành gây màu trong 3 ngày. Mỗi ngày
đánh 1/3 và phải đảo điều liên tục trong quá trình ngâm và xử lý.
 Tạo môi trường ổn định phù hợp cho tôm nuôi
Dùng 7kg khoáng stomi, 0,4 kg vi sinh pond_plus và 1 kg C _plus thì tiến hành thả
tôm
Tóm lại, quy trình chuẩn bị trước khi thả tôm được tiến hành cẩn thận nhằm đảm
bảo an toàn khi nuôi.


20

3.3. Các biện pháp kỹ thuật nuôi
3.3.1. Chọn giống
Nguồn giống mà xí nghiệp sử dụng có nguồn gốc từ công ty CP Việt Nam và
VIỆN NTTS III Nha Trang sản xuất. Được trại giống công ty mua ở giai đoạn
post_larvae 2 chuyển về gieo lại ương nuôi tiếp cho đến post_larvae 12 thì thả. Việc
làm này có tác dụng tăng tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi vì không phải vận
chuyển giống từ xa về, chủ động điều chỉnh các yếu tố thủy lý, thủy hóa trong trại
giống gần bằng với môi trường ao nuôi, chủ động trong việc quan sát mẫu, kiểm tra
chất lượng và số lượng giống hằng ngày và kiểm tra mầm bệnh dễ dàng và gần hơn.
* Tiêu chuẩn để chọn đàn giống khỏe bệnh

- Nguồn gốc của tôm bố mẹ
- Uy tín của cơ sở sản xuất cũng như thương hiệu tốt trên thị trường
- Hoạt động của tôm: bơi thẳng phản ứng nhanh, khi xoay vòng nước tôm bơi
ngược dòng, khi nước trở lại yên tĩnh thì có xu hướng bám vào thành thau chứ
không bị cuốn vào giữa thau
- Dạ dày và ruột phải chứa đầy thức ăn
- Tôm đồng điều về kích cỡ, phụ bộ và chủy không có dấu hiệu mòn, các chân và
râu còn nguyên vẹn
- Không mang mầm bệnh như: MBV, WSSV,…bằng cách kiểm tra tôm giống bằng
máy PCR, ELISA…
3.3.2. Vận chuyển và thả giống
* Vận chuyển
Vận chuyển giống là một khâu quan trọng nếu vận chuyển không đúng cách
sẽ làm hao hụt đàn giống cho dù là giống tốt
Phương pháp vận chuyển: dùng xe ôtô chuyển giống lúc sáng sớm.
- Với ao gần trại giống (<1km) ta dùng bể nhựa thể tích 0,5m 3 chứa khoảng 125.000
post_larvae và sục khí trong quá trình vận chuyển.


×