Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

phân tích diễn biến giá vàng việt nam,ứng dụng mô hình arima arch và garch dự báo giá vàng ngắn hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 96 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

---------------

TÔN NỮ TRIỀU THANH

PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN GIÁ VÀNG VIỆT NAM,
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA - ARCH/GARCH
DỰ BÁO GIÁ VÀNG NGẮN HẠN

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

Mã số:60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn

TS. BÙI HỮU PHƯỚC

TP. HCM, tháng 09/2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các số liệu và nội dug trích dẫn có
nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về lời cam đoan của mình
Thành phố HCM, ngày 25 tháng 9 năm 2015


Tôn Nữ Triều Thanh


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu luận văn, với sự giảng dạy tận
tình của Quý thầy cô, tôi đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức quý báu.
Thời gian học tập, nghiên cứu luận văn là cơ hội để tôi ôn tập và mở
rộng kiến thức, vận dụng những gì đã học vào thực tế. Tôi xin chân thành
cảm ơn Quý thầy cô Trường Đại học Tài chính Marketing đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và nhất là TS Bùi Hữu Phước, là
người đã trực tiếp hướng dẫn người viết thực hiện đề tài này. Tôi kính chúc
Quý thầy côngày càng dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong cuộc sống,
sự nghiệp.
Thành phố HCM, ngày 25 tháng 9 năm 2015

Tôn Nữ Triều Thanh


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1. Lý do nghiên cứu ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 2
6. Kết cấu đề tài ............................................................................................ 2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................. 4
1.1. Tổng quan về vàng và thị trường vàng .................................................. 4
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của vàng........................................................ 4

1.1.1.1. Khái niệm................................................................................. 4
1.1.1.2. Các đơn vị đo lường của vàng và cách quy đổi giá vàng thế
giới và vàng trong nước ........................................................................ 4
1.1.1.3. Đặc điểm của vàng .................................................................. 4
1.1.2. Tính chất tiền tệ của vàng ............................................................... 5
1.1.3. Vai trò của vàng trong các chế độ tiền tệ và trog nền kinh tế thị
trường ........................................................................................................ 7
1.1.3.1. Lịch sử tiền tệ của vàng ........................................................... 7
1.1.3.2. Chế độ Bretton Woods ............................................................ 8
1.1.3.3. Dự trữ vàng của NHTM và các tổ chức tài chính quốc tế..... 11
1.1.4. Cung cầu vàng các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng ..................... 12
1.1.4.1. Mức cung vàng ...................................................................... 12
1.1.4.2. Mức cầu về vàng: .................................................................. 16
1.1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng: ................................... 18
1.2. Tổng quan về phương pháp dự báo ..................................................... 24
1.2.1. Vấn đề cơ bản về chuỗi thời gian và ước lượng mô hình............. 24
1.2.1.1. Chuỗi thời gian là gì .............................................................. 24


1.2.1.2. Thành phần của chuỗi thời gian ............................................ 24
1.2.1.3. Chuỗi thời gian dừng và không dừng .................................... 25
1.2.1.4. Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian .............................. 26
1.2.2. Mô hình Arima ............................................................................. 26
1.2.2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................... 26
1.2.2.2. Quá trình tự hồi quy (AR - Autoregressive Process) ............ 27
1.2.2.3. Quá trình trung bình trượt (MA - Moving Average)............. 27
1.2.2.4. Quá trình trung bình trượt và tự hồi quy ARMA .................. 28
1.2.2.5. Quá trình trung bình trượt, đồng liên kết, tự hồi quy ARIMA . 28
1.2.3. Phương pháp Box-Jenkins ............................................................ 29
1.2.3.1. Định dạng .............................................................................. 30

1.2.3.2. Ước lượng mô hình................................................................ 32
1.2.3.3. Kiểm định tính thích hợp của mô hình .................................. 32
1.2.3.4. Dự báo ................................................................................... 33
1.2.4. Lý thuyết mô hình ARCH/GARCH ............................................. 34
1.2.4.1. Mô hình ARCH ..................................................................... 34
1.2.4.2. L ý thuyết mô hình GARCH ................................................. 36
Chương 2: PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN VỚI CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN GIÁ VÀNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (TỪ 01/2005 ĐẾN
9/2015) VÀ DỰ BÁO NGẮN HẠN .............................................................. 39
2.1. Tổng quan về thị trường vàng Việt Nam ............................................. 39
2.1.1. Tình hình khai thác vàng .............................................................. 39
2.1.2. Tình hình tiêu thụ vàng ................................................................. 40
2.1.3. Tình hình nhập khẩu vàng ............................................................ 41
2.2. Phân tích diễn biến và các yếu tố tác động đến giá vàng từ năm 2005 –
tháng 9/2015................................................................................................ 42
2.3. Đánh giá chung về thị trường vàng Việt Nam ..................................... 69
2.3.1. Thành công ................................................................................... 69
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân ................................... 70


2.4. Dự báo giá vàng Việt Nam từ tháng 10/2015 – 12/2015..................... 71
2.4.1. Dữ liệu .......................................................................................... 72
2.4.2. Mô hình ARIMA và ARCH/GARCH để dự báo giá vàng: ......... 75
2.4.3. Kết quả dự báo .............................................................................. 76
2.4.4. Nhận xét ........................................................................................ 78
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ GIÁ VÀNG LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC DỰ BÁO GIÁ CÓ
HIỆU QUẢ .................................................................................................... 80
3.1. Kết luận ................................................................................................ 80
3.2. Các kiến nghị về quản lý giá vàng tại Việt Nam: ................................ 80

3.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................ 81
3.4. Hướng phát triển của đề tài.................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các dạng lý thuyết của ACF và PACF........................................... 31
Bảng 2.1. Thống kê mô tả chuỗi số liệu giá vàng .......................................... 72
Bảng 2.2. Thống kê mô tả chuỗi lợi suất của vàng......................................... 73
Bảng 2.3. Lựa chọn mô hình ARMA (p,q) ..................................................... 75
Bảng 2.4. Lựa chọn mô hình ARCH (p) ......................................................... 76
Bảng 2.5. Kết quả dự báo giá vàng ................................................................. 77

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Biểu đồ giá vàng Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015 ........................ 42
Hình 2.2. Biểu đồ giá vàng Việt Nam giai đoạn 2005 - 2008 ........................ 42
Hình 2.3. Biểu đồ giá vàng Việt Nam giai đoạn 2009 - 2015 ........................ 53
Hình 2.4. Đồ thị chuỗi dữ liệu giá vàng ......................................................... 72
Hình 2.5. Đồ thị chuỗi lợi suất của vàng ........................................................ 74
Hình 2.6. Kiểm định ADF chuỗi lợi suất của vàng ........................................ 74
Hình 2.7. Kết quả dự báo giá vàng theo mô hình ARMA(1,1) ...................... 77
Hình 2.8. Biểu đồ phần dư, giá trị thực và giá trị ước lượng của mô hình
ARCH (1) ....................................................................................... 77
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quy trình của phương pháp Box-Jenkins ...................................... 29


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Giải thích

NHTW

Ngân hàng Trung Ương

WGC

Hội đồng vàng Thế giới

IMF

Quỹ tiền tệ Quốc tế

FED

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ

NHNN

Ngân hàng Nhà nước


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu
Vàng là một loại tiền tệ có lịch sử phát triển khá lâu và hiện tại vẫn là một
loại tiền tệ có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội.Vàng luôn chiếm

một vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng
trung ương các quốc gia. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, khi tình hình nền kinh tế
có nhiều bất ổn: khủng hoảng kinh tế Mỹ lan rộng ra toàn cầu, sự sụp đổ của các
ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn trên thế giới, sự mất giá của đồng USD và
lạm phát luôn đe dọa khắp mọi nơi thì các nhà đầu tư đã tìm đến vàng như một
kênh đầu tư thay thế hiệu quả và là phương tiện cất trữ giá trị an toàn nhất.
Bắt đầu từ năm 2001 trở lại đây, giá vàng diễn biến liên tục theo chiều
hướng gia tăng. Đặc biệt từ tháng 4/2006, giá vàng trong nước diễn biến theo
chiều hướng đột biến, liên tục gia tăng từ mức 9,8 triệu đồng/lượng vào thời
điểm đầu năm 2006 lên đỉnh điểm 15 triệu đồng/lượng vào tháng 5 năm 2006.
Sau đó duy trì ổn định ở mức 13 triệu đồng/lượng. Nhưng từ tháng 9/2007 đến
nay, giá vàng thế giới và Việt Nam đột ngột tăng mạnh phá kỷ lục năm 1980, có
lúc đạt trên 19 triệu đồng/lượng vào giữa tháng 3/2008, đến tháng 10/2012 có số
đó đã lên đến 47 triệu đồng/lượng, là mức giá cao nhất trong thời kỳ này.
Tuy nhiên, do vàng cũng là một thị trường khá nhạy cảm với những biến
động mạnh, có thể đảo chiều trong thời gian rất ngắn khiến cho đây cũng trở
thành kênh đầu tư có mức độ rủi ro tương đối cao.Giá vàng vẫn hàng ngày biến
động và biến động hết sức phức tạp khó dự đoán trước được, do đó rất khó khăn
cho các nhà đầu tư trong việc định giá.
Với những lý do đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “Phân tích diễn biến giá
vàng Việt Nam. Ứng dụng mô hình ARIMA-ARCH/GARCH dự báo giá vàng
ngắn hạn” làm đề tài luận văn của mình.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích tình hình biến động giá vàng Việt Nam và các nhân tố ảnh
hưởng trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến tháng 9/2015.
- Dự báo được giá vàng tại thị trường Việt Nam trong 3 tháng tiếp theo

thông qua việc sử dụng mô hình ARIMA - ARCH/GARCH, từ đó làm cơ sở cho
việc dự báo giá vàng trong ngắn hạn
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vàng SJC, là thương hiệu chiếm 90% thị phần
vàng miếng tại Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam giai đoạn
10 năm trở lại đây, từ năm 2005 đến giữa năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp định tính: thu thập tài liệu về giá vàng SJC trong vòng 10
năm, thu thập tài liệu tham khảo một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn tốt
nghiệp, báo chí và các bài viết về thị trường vàng Việt Nam; thống kê, phân tích,
tổng hợp và so sánh các đối tượng nghiên cứu theo những giai đoạn nhỏ để làm
rõ sự biến động và nguyên nhân từ đó rút ra kết luận về xu hướng biến động
trong toàn bộ thời gian nghiên cứu đồng thời đưa ra phán đoán về xu hướng
trong tương lai.
- Phương pháp định lượng: phương pháp phân tích chuỗi thời gian Mô
hình ARIMA-ARCH/GARCH.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hóa các lý luận về giá vàng
- Ứng dụng mô hình ARIMA vào dự báo giá vàng ngắn hạn
- Góp phần cho một số đối tượng kinh doanh và những người có quan tâm đến
giá vàng để tham khảo và ứng dụng
6. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, Đề tài gồm 3
chương:
2


Chương 1: Cơ sở lý thuyết:
Giới thiệu tổng quan về vàng và thị trường vàng, bao gồm vai trò của

vàng đối với đời sống kinh tế - xã hội, cơ sở hình thành giá vàng và các nhân tố
tác động tới giá vàng đồng thời giới thiệu tổng quan về phương pháp dự báo.
Chương 2: Phân tích diễn biến với các yếu tố tác động đến giá vàng Việt
Nam thời gian qua (từ 01/2005 đến 09/2015) và dự báo ngắn hạn
Chương 3: Kết luận và kiến nghị trong công tác quản lý giá vàng làm cơ
sở cho việc dự báo giá có hiệu quả.

3


Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về vàng và thị trường vàng
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm của vàng
1.1.1.1. Khái niệm
Vàng là kim loại mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng,
vàng không phản ứng với hầu hết các hóa chất, có dạng quặng hoặc hạt trong đá
và trong các mỏ bồi tích. Là mộtkim loại quý, dùng để đúc tiền. Vàng được
dùng làm một tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước, được sử dụng trong các ngành
nha khoa, điện tử, và trang sức.
1.1.1.2. Các đơn vị đo lường của vàng và cách quy đổi giá vàng thế giới và vàng
trong nước
Trên thị trường thế giới vàng được tính theo đơn vị ounce hoặc troy
ounce. 1 ounce tương đương 31.103476 gram. Đơn vị yết giá thông thường là
USD/ounce.
Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo
lượng (cây) hoặc chỉ. Một lượng vàng nặng 37,5 gram, một chỉ vàng bằng 1/10
lượng. Đơn vị yết giá là VND/lượng.
Công thức quy đổi giá vàng trong nước:
Giá vàng trong nước = (Giá vàng thế giới + Phí vận chuyển+ Phí bảo hiểm)x
(1+ Thuế nhập khẩu)

1.1.1.3. Đặc điểm của vàng
a. Vàng là một kim loại quý
Vàng là kim loại quý trong ngành trang sức, điêu khắc và trang trí kể từ
khi được xuất hiện trong lịch sử. Vàng có tính bền vững hóa học cao với vẻ đẹp
bề ngoài sáng bóng. Vàng nguyên chất có độ dẻo cao, dễ dát thành lá mỏng và
kéo sợi nên vàng rất phù hợp với việc chế tác đồ kim hoàn, các linh kiện và vi
mạch điện tử… Ngoài ra, vàng là vật chất có độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao, phản
ánh tia hồng ngoại rất mạnh.
4


b. Vàng là một hàng hóa đặc biệt
Với tính chất ưu việt và được công nhận rộng rãi, vàng đã trở thành một
vật chất đặc biệt mang hình thái hàng hóa - tiền tệ.Lịch sử tiền vàng kéo dài
hàng mấy nghìn năm và phổ biến trên khắp các nước với những biến cố, những
giai đoạn thăng trầm khác nhau.Khi đóng vai trò là tiền thì tiền vàng đã có đầy
đủ các chức năng của tiền tệ nói chung và cho đến ngày nay chưa có loại tiền
nào có chức năng đầy đủ như thế, bao gồm: chức năng phương tiện thanh toán,
thước đo giá trị và phương tiện tích trữ.
c. Vàng là dự trữ Quốc gia
Mức dự trữ vàng của toàn thế giới tính đến tháng 06/2015 là 704,22
tấn(Hội đồng vàng thế giới (WGC), 2015). Các quốc gia, ngân hàng và quỹ đầu
tư trên toàn thế giới tăng cường giữ vàng trong danh mục đầu tư của mình để
tránh nguy cơ giảm giá trị tài sản do lạm phát và phá giá tiền tệ trong điều kiện
suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay.
1.1.2. Tính chất tiền tệ của vàng
Vàng hàm chứa trong nó tất cả những điều kiện cần thiết của một phương
tiện lưu thông tiền tệ: vàng được công nhận rộng rãi, được chấp nhận trên toàn
cầu, vàng dễ dàng chuyển đổi và tồn tại dưới nhiều hình thức tiền tệ. Thêm vào
đó, vàng còn có những lợi thế mà những loại tiền tệ khác không hề có.Một chính

phủ không thể in thêm tiền vàng và gây ra tình trạng lam phát, cũng không thể
phá giá vàng bằng những biện pháp quyết liệt.Vàng đảm bảo sức mua thực tế,
chống lại những ảnh hưởng của lạm phát.Thêm vào đó, trong những thời kỳ bất
ổn về chính trị xã hội, vàng trở thành biểu tượng của sự đảm bảo. Tóm lại, để
thực hiện được các chức năng của một phương tiện lưu thông tiền tệ, vàng đảm
bảo những tính chất cơ bản như:
• Tính được chấp nhận rộng rãi: Đây là tính chất quan trọng nhất của
một loại tiền tệ, loại tiền tệ chắc chắn phải được sẵn sàng chấp nhận trong lưu
thông, nếu mất đi tính chất này nó sẽ không được coi là một loại tiền tệ nữa.
Ngay trong trường hợp một tờ giấy bạc do Ngân hàng Trung ương (NHTW)phát
5


hành cũng có thể mất đi bản chất là một phương tiện lưu thông tiền tệ nếu không
được chấp nhận như là một phương tiện trao đổi, ví dụ như trong thời kỳ siêu
lạm phát. Vàng hiện tại vẫn là một phương tiện thanh toán được chấp nhận trong
hầu hết các giao dịch, từ giao dịch thương mại đến những giao dịch thường ngày
trong dân chúng.
• Tính dễ nhận biết: Muốn dễ được chấp nhận thì tiền tệ phải dễ nhận
biết, người ta có thể nhận ra nó trong lưu thông một cách dễ dàng. Nhờ những
đặc tính lý hóa riêng biệt, màu sắc đặc trưng, vàng hoàn toàn đáp ứng được yêu
cầu này. Giá trị của vàng hoặc một món đồ có chứa vàng được xác định dựa trên
hàm lượng vàng và độ tinh khiết của vàng có trong đó, hiện tại, có nhiều phương
pháp để thử và xác định tuổi vàng, ví dụ như có những công ty chuyên giám
định, phân kim và xác định hàm lượng, chất lượng vàng. Trong những giao dịch
thường ngày, những người có kinh nghiệm có thể căn cứ vào màu sắc, trọng
lượng tương đối để đưa ra nhận xét về vàng.
• Tính có thể chia nhỏ được: Tiền tệ phải có các loại mệnh giá khác nhau
sao cho người bán được nhận đúng số tiền bán hàng còn người mua khi thanh
toán bằng một loại tiền có mệnh giá lớn thì phải nhận được tiền trả lại. Tính chất

này giúp cho tiền tệ khắc phục được sự bất tiện của phương thức hàng đổi hàng.
Vàng là kim loại mềm và rất dễ chia nhỏ.
• Tính lâu bền: Tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất
trữ giá trị cũng như mới có ích trong trao đổi. Một vật mau hỏng không thể dùng
làm tiền, chính vì vậy những tờ giấy bạc được in trên chất liệu có chất lượng cao
còn tiền xu thì được làm bằng kim loại bền chắc.
• Tính dễ vận chuyển: Để thuận tiện cho con người trong việc cất trữ,
mang theo, tiền tệ phải dễ vận chuyển. Đó là lý do vì sao những tờ giấy bạc và
những đồng xu có kích thước, trọng lượng rất vừa phải chứ tiền giấy không
được in khổ rộng ví dụ như khổ A4.
• Tính khan hiếm: Để dễ được chấp nhận, tiền tệ phải có tính chất khan
hiếm vì nếu có thể kiếm được nó một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý nghĩa
6


trong việc cất trữ giá trị và không được chấp nhận trong lưu thông nữa. Vì thế
trong lịch sử những kim loại hiếm như vàng, bạc được dùng làm tiền tệ và ngày
nay NHTW chỉ phát hành một lượng giới hạn tiền giấy và tiền xu. Giá trị của
vàng ổn định trong thời gian tương đối dài, ít chịu ảnh hưởng của năng suất lao
động tăng lên như các hàng hóa khác. Sự ổn định của giá trị vàng là do năng
suất lao động sản xuất ra vàng tương đối ổn định. Ngay cả việc áp dụng tiến bộ
kỹ thuật vào khai thác cũng không làm tăng năng suất lao động lên nhiều. Điều
này làm cho tiền vàng luôn có được giá trị ổn định, một điều kiện rất cần thiết để
nó có thể chấp hành tốt các chức năng tiền tệ.
• Tính đồng nhất: Tiền tệ phải thực hiện được chức năng là đơn vị thanh
toán và phương tiện thanh toán, muốn vậy, tiền tệ phải có giá trị như nhau trong
những khoảng thời gian khác nhau, không phân biệt thời điểm được tạo ra. Một
đồng tiền vàng trị giá 5 USD chẳng hạn, sẽ không có gì khác biệt giữa hai đồng
tiền như thế, thậm chí chúng được làm ra cách nhau một khoảng thời gian rất lâu.
1.1.3. Vai trò của vàng trong các chế độ tiền tệ và trog nền kinh tế thị trường

1.1.3.1. Lịch sử tiền tệ của vàng
Vàng là một loại tiền tệ có lịch sử phát triển khá lâu và hiện tại vẫn là một
loại tiền tệ có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội.Trong các thế
giới cổ đại, vàng chủ yếu được sử dụng làm đồ trang sức, vàng còn là biểu tượng
của thánh thần, quyền lực, sự thịnh vượng của cả một đế chế.Cuối thời kỳ cổ
đại, vàng bắt đầu xuất hiện trong lưu thông với tư cách là một tiền tệ khi những
đồng tiền vàng đầu tiên được sử dụng. Do đặc tính dễ dát mỏng, chia nhỏ được,
tính hiếm, vẻ đẹp, khó bị ăn mòn, trọng lượng riêng lớn, vàng đã dần thực hiện
các chức năng tiền tệ và trở thành phương tiện trung gian trong lưu thông khi
hình thức thương mại hàng đổi hàng qua đi.
Năm 1816, nước Anh quy định giá trị của một ounce vàng dựa trên đồng
sterling và hợp pháp hóa việc đấu giá vàng.Nước Anh khiến vàng hoàn toàn có
thể chuyển đổi với đồng bạc giấy, cả trong mua bán quốc tế và giao dịch khác
trên thế giới. Những nước khác ở Châu Âu nhanh chóng đi theo phương thức
7


của nước Anh lập ra và chế độ Bản vị vàng đầy đủ được ra đời. Tỷ giá hối đoái
giữa các đơn bị tiền tệ cơ bản của các quốc gia được ấn định dựa trên hàm lượng
vàng đơn vị tiêu chuẩn. Chế độ Bản vị vàng được coi là hệ thống tài chính - tiền
tệ quốc tế đầu tiên.
Để hỗ trợ cho các giao dịch thương mại, hầu hết các quốc gia sử dụng một
hệ thống tiền xu bằng kim loại quý như vàng hoặc bạc. Khi những thương nhân
chuyển từ một loại tiền tệ sang một loại khác, một tỷ giá sẽ được xác lập. Tỷ giá
dùng trong giao dịch được xác định dựa trên hàm lượng kim loại quý trong một
loại tiền tệ so với loại kia. Bất cứ hệ thống tiền tệ của một quốc gia nào - bạc,
đồng bạc giấy hay những khoản tiền gửi - cũng có thể được chuyển đổi ra vàng.
Tới năm 1875, hầu hết các quốc gia châu Âu đều thực hiện chế độ Bản vị
vàng. Hoa Kỳ thực hiện chế độ chuyển đổi sang vàng vào năm 1879. Trong thời
gian đó, chế độ bản bị vàng đã thực hiện các chế độ tiền tệ tương đối tốt, một

phần do tình hình kinh tế chính trị thế giới cho tới chiến tranh thế giới thứ
nhất.Việc các tài khoản nước ngoài bị khóa, đặc biệt là tài khoản của các nước
thuộc phe Đồng minh đã dẫn đến việc chế độ bản bị vàng bị rơi vào quên lãng
vào năm 1914.Trong suốt cuộc chiến tranh, hầu hết các quốc gia lại trở về với
chế độ Bản bị vàng. Tuy nhiên, do tỷ lệ lạm phát tăng trên toàn thế giới và việc
dự trữ và giá trị của vàng tiền tệ tăng lên khiến cho cán cân thương mại khác đi
so với trước chiến tranh. Thêm vào đó, sự khác biệt quá lớn trong tỷ lệ lạm phát
giữa các quốc gia do các hệ quả của chiến tranh đã khiến cho tình trạng cán cân
thương mại của những cực thế giới khác nhau trở nên vô cùng phức tạp.
Nước Anh đã bỏ chế độ Bản bị vàng vào năm 1931 sau những cuộc tấn công
mang tính chất đầu cơ liên tiếp vào đồng Bảng kể từ năm 1925. Vào năm 1933, vì
những lý do khác nhau, Mỹ cũng bỏ mối quan hệ giữa đồng đôla và vàng.
1.1.3.2. Chế độ Bretton Woods
Với nỗ lực tạo ra một chế độ tiền tệ mới cho thương mại quốc tế, trong đó
vàng sẽ trở thành công cụ tiền tệ duy nhất. Hội nghị Bretton Woods diễn ra ở
Bretton Woods - New Hamshire, Mỹ vào năm 1944, thống nhất mức tỷ giá cố
8


định cho các đồng tiền chính và cho phép NHTW được can thiệp vào thị trường
tiền tệ. Chế độ tiền tệ Bretton Woods có ba điểm khác biệt lớn so với chế độ bản
vị vàng cũ.
- Thứ nhất, cơ chế này dựa trên hệ thống tỷ giá cố định có thể điều chỉnh
tùy theo hoàn cảnh. Theo thỏa ước của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), mỗi đồng tiền
quốc gia được ấn định một tỷ giá trung tâm với USD và được phép dao động
trong biên độ +/-1%. Tỷ giá đồng USD tự nó được cố định với giá vàng là
$35/ounce.
- Thứ hai, các nước thành viên của hiện định buộc phải cam kết chuyển
đổi hoàn thành chặt chẽ để ngăn hiện tượng đầu cơ vốn.
- Thứ ba, hình thành hai tổ chức quốc tế mới là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) và thường được gọi tắt là
Ngân hàng Thế giới (WB).
Một đặc điểm cơ bản và nổi bật của chế độ này là chỉ đồng USD được
chuyển đổi trực tiếp ra vàng với một tỷ giá cố định - 0,888671g vàng nguyên
chất, quy định một ounce vàng có giá 35USD, thực hiện cơ chế tỷ giá cố định
được xác định trên cơ sở “ngang giá vàng với USD”. Tất cả đồng bản tệ của các
nước khác sẽ quy đổi trực tiếp qua đồng USD, và như vậy là chuyển đổi gián
tiếp sang vàng. Trong thời kỳ này, các nước phụ thuộc nhiều và rất chặt chẽ vào
lượng ngoại hối nắm giữ như là một phương tiện cất trữ quốc tế bên cạnh vàng.
Việc giá vàng chính thức tăng lên sẽ khiến cho đồng đôla giảm giá và ngược lại.
Vào năm 1945, chính phủ Mỹ nắm giữ gần 70% lượng vàng dự trữ của thế giới.
Do đó, có lý do để các NHTW nước ngoài tin tưởng và sẵn sàng nắm giữ USD
làm dự trữ của mình, bởi vì chính phủ Mỹ cam kết duy trì chuyển đổi USD ra
vàng không hạn chế tại mức giá cố định là $35/ounce; do đó các NHTW biết
rằng mỗi USD trong dự trữ đều được đảm bảo đổi ra vàng tại mức giá đã cho.
Năm 1960, nhu cầu đầu cơ vàng tăng mạnh do những tin đồn về việc phá
giá đồng USD (tương đương với việc giá chính thức của vàng tăng lên).Nhu cầu
sau đó đối với vàng trên thị trường vàng Luân Đôn và gánh nặng tạo ra với đồng
9


USD tạo tiền đề thành lập hội vàng Gold Pool - đại diện của một số quốc gia cố
gắng bình ổn giá vàng tại mức 35 USD/ounce. Nếu mức cầu vàng tại những thị
trường này vượt quá cung, giá vàng sẽ được kìm lại bằng cách bổ sung thêm cho
nguồn cung của thị trường lượng vàng của các nước thỏa thuận từ dự trữ quốc
gia của các nước này.
Vào năm 1967, người ta phát hiện ra rằng tài sản nợ của Mỹ bằng USD đã
vượt qua số vàng dự trữ hiện có, do đó nếu các NHTW nước ngoài tiếp tục đổi
USD dự trữ của mình ra vàng thì đồng nghĩa với sự sụp đổ của Bretton Woods.
Để tránh cho Bretton Woods khỏi sụp đổ, các NHTM đã thỏa thuận với nhau

rằng sẽ không tiếp tục chuyển đổi USD dự trữ ra vàng nữa. Ngoài ra, các NHTM
quyết định từ bỏ can thiệp lên giá vàng trên thị trường tư nhân. Như vậy, từ đây
đã hình thành hai loại giá vàng: giá vàng chính thức vẫn duy trì $35/ounce và
giá vàng tự do được thả nổi theo cung cầu trên thị trường.
Năm 1968, việc đồng USD bị mất niềm tin nghiêm trọng đã khiến cho
nhu cầu về vàng tăng quá mạnh, khiến hội vàng Gold Pool tan rã, thị trường
vàng Luân Đôn phải đóng cửa. Một thị trường vàng với hai cơ chế được hình
thành, một cơ chế giữ giá vàng ổn định ở mức 35 USD/ounce để thực hiện các
thanh toán quốc tế và một cơ chế khác cho thị trường mở, mức giá được xác
định dựa trên tình hình của thị trường.
Năm 1971, Mỹ ngừng việc chuyển đổi đồng đôla sang vàng, và trong
cùng năm đó, phá giá đồng đôla bằng cách tăng giá vàng chính thức từ
$35/ounce lên $38/ounce, vào năm 1973, tiếp tục tăng lên $42,22/ounce.
Nguyên nhân của việc này là do trong những năm đầu 1960, cán cân thanh toán
của Mỹ tương đối ổn định, nhưng giữa những năm 1960 cán cân thanh toán trở
nên ngày một xấu đi. Người ta bắt đầu có cảm nhận rằng USD và một số đồng
tiền khác đã được định giá quá cao; trong khi đó một số đồng tiền còn lại đang
được định giá quá thấp.Những toan tính đầu cơ được nhen nhóm và trở thành
hiện thực khi vào năm 1967, một loạt các đồng tiền của các nước phải điều
chỉnh tỷ giá.Cho dù một số đồng tiền đã lên giá, song những nhà đầu cơ vẫn cho
10


là chưa đủ liều lượng. Hơn nữa giá vàng trên thị trường tự do cao hơn giá vàng
chính thức là do các nhà đầu cơ tin tưởng rằng một cộc phá giá USD là không
tránh khỏi. Một làn sóng đầu cơ khốc liệt tấn công vào USD bằng cách bán ồ ạt
USD để mua đồng Mác Đức và Yên Nhật. Trước áp lực của đầu cơ ngày càng
tăng, buộc tổng thống Nixon vào ngày 15/8/1971 phải chính thức tuyên bố
“đồng USD không tiếp tục được chuyển ra vàng nữa”.
Việc áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi được coi là chế độ tỷ giá ngược với

Bretton Woods. Như vậy, đã không có bất cứ một thỏa thuận chung nào được áp
dụng cho chế độ tỷ giá thả nổi và cũng không có thỏa thuận nào về những quy
tắc áp dụng đối với chính sách tỷ giá trong tương lai dẫn đến sự sụp đổ hoàn
toàn của hệ thống Bretton Woods.
Hiện nay, vàng trở thành một loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường
vàng vật chất, tuy nhiên vẫn được coi là một loại tiền tệ trong chi trả trong giao
dịch thương mại và là công cụ thanh toán nợ giữa các quốc gia trong trường hợp
không có phương thức khác. Bên cạnh đó, giao dịch vàng với các hình thức đa
dạng như giao dịch vàng trên tài khoản, vàng tương lai, vàng kỳ hạn, tài khoản
tiết kiệm vàng... được phát triển khá mạnh hiện nay.
1.1.3.3. Dự trữ vàng của NHTM và các tổ chức tài chính quốc tế
Các NHTM và các tổ chức tài chính quốc tế luôn coi vàng là một phần
không thể thiếu trong danh mục dữ trữ đầu tư của mình. Hiện nay, các tổ chức
này đang nắm giữ khoảng 30 nghìn tấn vàng và theo Hội đồng vàng thế giới thì
có rất nhiều nguyên nhân khiến các tổ chức này dự trữ vàng.
• Thứ nhất, các NHTW và các tổ chức tài chính quốc tế dùng vàng để đa
dạng hóa danh mục dự trữ tiền tệ bởi xuất phát từ thực tế giá trị của vàng được
xác định bởi cung và cầu trên thị trường vàng thế giới trong khi các loại tiền tệ
và chứng khoán chính phủ lại phụ thuộc vào lời hứa và các biến thể trong chính
sách tài chính, tiền tệ của NHTW.
• Thứ hai, không giống như các loại tiền tệ khác thường bị mất giá
trong một thời gian dài thì vàng luôn giữ giá trị và tăng giá trị, do đó vàng rất
11


thích hợp cho việc dự trữ của NHTW để đảm bảo an toàn về kinh tế cho các
tổ chức này.
• Thứ ba, một số quốc gia trước đây luôn kiểm soát tỷ giá và các tài sản
có giá khác, điều này dẫn đến việc NHTW và các tổ chức tài chính nắm giữ
chứng khoán nước ngoài dễ bị tổn thương khi các quốc gia có động thái thay

đổi chính sách tiền tệ. Khi đó vàng với tính thanh khoản cao là yếu tố cần
thiết để các tổ chức này nắm giữ nhằm dễ dàng bán ra khi cần.
• Thứ tư, vàng là một hình thức bảo hiểm đối với các biến động xấu của

nền kinh tế. Trong trường hợp khẩn cấp như chiến tranh, lạm phát, cô lập
kinh tế,... thì vàng là nguồn tài nguyên có tính thanh khoản cao, được chấp
nhận như là một phương tiện thanh toán hay là vật thế chấp cho vay. Vì
những lý do trên, nền kinh tế và dân chúng sẽ tự tin khi biết NHTW của quốc
gia họ có dự trữ vàng.
1.1.3.4. Vai trò của vàng trong nền kinh tế thị trường
- Vàng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư: hầu hết các danh mục đầu tư ban đầu
chỉ tập trung vào những tài sản truyền thống như cố phiếu và trái phiếu. Lý do
để nắm nhiều tài sản khác nhau là để bảo vệ danh mục đầu tư tránh được những
rủi ro từ biến động giá của một loại chứng khoán nhất định. Danh mục đầu tư
bao gồm vàng sẽ ổn định hơn so với các danh mục đầu tư khác.
- Vàng là công cụ đầu tư thay thế đồng USD: nếu đồng USD tăng giá thì vàng
sẽ giảm và ngược lại. Do đó vàng là cách đầu tư hiệu quả nhất trong việc
phòng chống rủi ro giảm giá của đồng USD
- Vàng có thể tạo lực ổn định cho hệ thống tài chính bằng cách làm giảm các
khoản thua lỗ khi thị trường chứng khoán đối diện với những cú sốc.
1.1.4. Cung cầu vàng các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng
1.1.4.1. Mức cung vàng
Mức cung về vàng của thế giới bao gồm 3 nguồn chính: dự trữ ở ngân
hàng và chính phủ (1,5%), vàng tái chế (37%), khai thác mỏ (61,5%) (số liệu
trung bình từ năm 2007 đến năm 2011) (National Geographic, 2011).
12


a. Mức khai thác vàng của các nước có sản lượng lớn
Trong toàn bộ lịch sử, chỉ 161.000 tấn vàng đã được khai thác, chỉ đủ để

lấp đầy hai bể bơi dùng trong Olympic. Nó có thể được thể hiện bằng một khối
với chiều dài cạnh khoảng 20,28 mét. Giá trị của nó rất hạn chế với giá
$1000/ounce, 161.000 tấn vàng sẽ chỉ có giá trị 5,2 nghìn tỷ dollar (National
Geographic, 2011). Nhằm đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của thế giới đối với vàng,
các quốc gia sản xuất kim loại này đã đẩy mạnh khai thác trong năm 2011, nâng
tổng sản lượng vàng toàn cầu lên 2.700 tấn, tăng 5,5% so với năm 2010 (Cơ
quan Điều tra địa chất Mỹ USGS).
Từ những năm 1880, Nam Phi đã là một nguồn chiếm tỷ lệ lớn nguồn
cung vàng thế giới, với khoảng 50% tất cả lượng vàng từng được sản xuất có
nguồn gốc từ Nam Phi. Sản lượng năm 1970 chiếm 79% nguồn cung thế giới,
T
7

1
T4
7

T
1
4

sản xuất khoảng 1.480 tấn. Sản lượng năm 2008 là 2.260 tấn. Năm 2007 Trung
T
7

1
T4
7

T

1
4

T
7

1
T4
7

Quốc (với 276 tấn) đã vượt qua Nam Phi trở thành nước sản xuất vàng lớn nhất,
1
T4
7

T
7

lần đầu tiên từ năm 1905 mất ngôi vị số một. Hiện nay, 40 mỏ ở Nam Phi đang
được sáu nhóm tài chính Anh - Mỹ (dưới hình thức tập đoàn) tham gia khai thác
chéo bằng cách hoạt động hỗ trợ nhau. Nam Phi có mỏ Witwatersrand là mỏ
vàng lớn nhất thế giới, với trữ lượng hàng trăm nghìn tấn, được phát hiện từ năm
1884 và được khai thác liên tục từ đó đến nay. Sản lượng khai thác trung bình
mỗi năm lên đến 350 tấn.
Canada: Là nước khai thác vàng đứng thứ hai sau Nam Phi. Năm 1987
đã cung ứng cho thị trường 120 tấn. Suốt thập niên 70, mức thuế không ổn
định đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài và làm
cho sản lượng khai thác hàng năm giảm liên tục, chỉ khoảng 50 tấn/năm.Từ
năm 1980, nhờ giá vàng thế giới biến động mạnh, Canada đã có hơn 150 dự án
phục hồi và khai thác mới, đưa sản lượng khai thác hàng năm của nước này đạt

khoảng 130 tấn/năm.
Mỹ: nước đứng thứ ba trong công nghiệp khai thác vàng từ năm 1985 trở
về trước. Gần đây, sản lượng vàng của Mỹ cung ứng cho thị trường đã vượt qua
13


Canada. Sự phát triển trong ngành khai thác vàng ở Mỹ cũng tương tự như ở
Canada. Cuộc biến động tăng giá vàng năm 1980 đã kích thích sản xuất, nâng
sản lượng khai thác của Mỹ lên năm lần. Cũng trong thời kỳ tăng trưởng này,
một số mỏ mới được phát hiện - nhất là ở vùng California - và là những mỏ lộ
thiên nên giá thành khai thác đạt thấp (từ 140 - 200 USD/ounce năm 1996).
Úc: sau hai cơn sốt vàng vào năm 1850 và 1890, Úc đã là một nước sản
xuất vàng quan trọng trên thế giới, cung cấp khoảng 70 tấn/năm. Trữ lượng ở
các mỏ cũ này cũng cạn dần đã làm giá thành khai thác ngày càng cao, nên sản
lượng khai thác của Úc đã giảm mạnh qua các năm. Chỉ từ năm 1980, hoạt động
khai thác vàng ở vùng này mới nhộn nhịp trở lại. Việc thăm dò khai thác và mua
bán quyền khai thác diễn ra mất trật tự, nhưng nhờ vậy mà trong vòng 8 năm
(1980 - 1987), sản lượng khai thác đã tăng gấp sáu lần, đạt mức 108 tấn/năm.
Brazil: Là nước khai thác vàng mới đây đã đứng vào danh sách năm nước
sản xuất vàng lớn trên thế giới, nhưng lại có nhiều khả năng vươn lên hàng đầu
trong những thập niên tới. Vào những năm 1970, Brazil chỉ đạt sản lượng khiêm
tốn 9 tấn/năm, từ 1976 nâng sản lượng lên 35 tấn/năm. Sức sản xuất của Brazil
tăng đều đến năm 1996 đạt 80 tấn/năm.Brazil được đặc biệt chú ý là do tiềm
năng trữ lượng vàng của nước này được đánh giá vào khoảng 30.000 tấn, lớn
hơn trữ lượng đã biết của Nam Phi. Đây là yếu tố quyết định cho tương lai thị
trường vàng thế giới.
Đối với những nước khai thác vàng khác, đều có những nét chung nhất:
chưa đánh giá đầy đủ tiềm năng trữ lượng, phương pháp khai thác rất thô sơ
hoặc bằng thủ công, sản lượng và năng suất chưa cao. Một số nước có sản lượng
cao nhưng việc khai thác lại do các nhà sản xuất nhỏ đảm nhận, họ thường thiếu

vốn để mua kỹ thuật nước ngoài cần thiết cho việc khai thác mỏ với quy mô
công nghiệp. Trong khi đó, các công ty lớn, chuyên ngành khai thác mỏ vàng ở
nước ngoài lại tỏ ra thận trọng khi quyết định đầu tư vào các nước thuộc thế giới
thứ ba, vì tình hình chính trị không ổn định và các chính sách thuế khóa, tài
chính luôn thay đổi.
14


b. Dự trữ ở Ngân hàng và Chính phủ:
Ngân hàng trung ương và những tổ chức xuyên quốc gia nắm giữ 1/5 trữ
lượng vàng trên mặt đất như tài sản dự trữ, nhưng đang giảm đều qua thời
gian.28.500 tấn trong trữ lượng trên mặt đất gồm vàng sở hữu bởi ngân hàng
trung ương và một phần bên ngoài là cho vay với con số cao hơn là không đáng
kể.Người bán buôn đóng góp trung bình 527 tấn vào dòng chảy cung ứng hằng
năm từ năm 2002 đến năm 2006.Kể từ tháng 9 năm 1999, phần lớn việc buôn
bán này được kiểm soát bởi Central Bank Agreement on Gold (CBGA).CBGA
mới đã kiểm soát giai đoạn từ tháng 9/2004 đến tháng 9/2009 đã được tuyên bố
thành lập vào tháng 3/2004.
Thông qua việc mua bán, NHTW cũng ảnh hưởng đến thị trường vàng
thông qua việc cho vay của họ, trao đổi và những hoạt động khác.Họ giữ vai trò
người cho vay vàng chính (mặc dù không phải là duy nhất) trên thị trường.Gần
đây các NHTW phải báo cáo việc nắm giữ vàng của họ hàng tháng cho IMF và
được phát hành hàng tháng trong ấn bản Thống kê tài chính quốc tế của IMF.
Do đó những thay đổi trong việc nắm giữ vàng được giám sát. Tuy nhiên một số
ít NHTW có nắm giữ vàng không cho rằng vàng là phần tích trữ của cơ quan
nên không báo cáo.Thêm vào đó cũng có một phần hoặc hầu hết cơ quan không
được báo cáo. Do đó giám sát việc nắm giữ này vẫn rất khó khăn.
c. Vàng tái chế:
Vàng thực sự không thể tiêu hủy được, tất cả vàng đã khai thác vẫn tồn
tại.Nó cũng dễ phục hồi được từ hầu hết vàng đã qua sử dụng và có khả năng

nấu chảy ra, lọc và sử dụng lại.Điều đó cho phép cung vàng tái chế, là một bộ
phận quan trọng trên thị trường vàng vốn rất năng động.Hầu hết vàng tái chế
thông thường có nguồn gốc từ trang sức. Một lượng nhỏ là từ những thiết bị điện
tử được thu lại và cả từ vàng thỏi và tiền đồng. Việc cung ứng kim loại tái chế
phụ thuộc rất lớn vào tình hình nền kinh tế và biến động giá vàng. Vàng cũng có
thể bán đổi lấy tiền mặt cả khi người sở hữu vàng cần tiền hay nếu như người đó
muốn hưởng lợi nhuận qua chênh lệch giá vàng. Điều này cho phép nguồn cung
vàng tái chế gia tăng trong thời gian nền kinh tế ảm đạm.
15


1.1.4.2. Mức cầu về vàng:
a. Nhu cầu cho trang sức:
Trang sức luôn chiếm nhu cầu lớn nhất, hàng năm tiêu thụ hơn 70% sản
lượng vàng khai thác từ các hầm mỏ. Mức cầu hàng năm của khu vực này đã
tăng dần trong những năm gần đây. Mức cầu thuần túy của khu vực kim hoàn
cũng rất biến động tùy thuộc sự biến động của giá vàng tính bằng bản tệ của
nước tiêu thụ. Năm 2013, nhu cầu về vàng trang sức đạt 2.209,5 tấn, tăng 17%
so với năm 2012 (WGC, 2013) và là mức tăng cao nhất trong 16 năm qua.
Nguyên nhân là do giá vàng tiếp tục giảm sâu sau khi đạt đỉnh cao vào tháng
9/2011 đã khuyến khích nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn cầu, nhất là tại
Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước châu Á khác.Ngược lại, việc sản xuất nữ
trang tại các nước phát triển được ổn định hơn.Từ đó cho thấy việc mua sắm nữ
trang ở mỗi nước có một ý nghĩa khác nhau.Tại châu Âu, vật trang sức nói lên vị
trí xã hội. Tại Trung và Viễn Đông, nhu cầu vật trang sức bao hàm cả ba yếu tố:
thẩm mỹ, tái sản tích lũy được bảo tồn giá trị, và yêu cầu của phong tục tập quán
mang tính văn hóa xã hội. Cũng chính từ sự khác biệt này mà nữ trang được chế
biến rất khác nhau giữa các nước.
b. Nhu cầu trong công nghiệp:
Nhờ vào tính chất vật lý và nhu cầu thẩm mỹ của vàng, một số ngành

công nghiệp đã sử dụng nguyên liệu vàng ngày càng nhiều hơn, với tổng mức
tiêu thụ khoảng 200 - 300 tấn/năm trong hai ngành chủ yếu:
− Ngành công nghiệp điện tử: Nhu cầu vàng trong lĩnh vực điện tử tăng
trong những thập niên vừa qua nhưng nó cũng dao động tùy vào GDP toàn cầu
và sự phát triển của ngành công nghiệp. Hầu hết vàng sản xuất cho những linh
kiện điện tử là từ Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. Nhu cầu tương lai về vàng trong
công nghiệp ngày càng lớn hơn khi những thiết bị điện tử tổng quát và hàng hóa
tiêu dùng tiếp tục sử dụng vàng trong những bộ phận cấu thành. Ngành công
nghiệp này tập trung ở vài nước hàng đầu như Mỹ, Nhật. Hai nước này tiêu thụ
70% số vàng nguyên liệu sử dụng cho ngành điện tử trên thế giới, từ 70-90
16


tấn/năm. Nhịp độ tiêu thụ vàng cho ngành công nghiệp này vẫn không ngừng
tăng lên, mức cầu dao động ở khoảng 100 - 300 tấn/năm.
− Ngành nha khoa: Tác dụng của vàng đã được biết đến từ lâu trong lịch
sử, có thể dùng trong sinh học, kháng lại vi khuẩn xâm nhập và ăn mòn, do đó
được sử dụng thành công trong cơ thể con người. Trong nha khoa nhu cầu sử
dụng vàng chiếm ổn định khoảng 2%. Nhật, Mỹ, Đức là ba nước dẫn đầu trong
việc chế tạo hợp kim nha khoa.
Ngoài hai ngành nêu trên, một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp
khác cũng sử dụng vàng làm nguyên liệu. Những nghiên cứu trong những thập
niên qua không phản ánh tiềm năng thực sự sử dụng vàng đang nhiều hơn trong
công nghiệp luyện kim. Vàng còn được sử dụng như chất xúc tác ví dụ như chất
xúc tác trong phòng đốt nhiên liệu. Một số công ty đã biết phát triển công
nghiệp chất xúc tác dựa trên vàng và điều này có thể làm dẫn đến nhu cầu mới
về vàng trong ngành công nghiệp luyện kim. Trong lĩnh vực công nghệ nano
phát triển mau lẹ thì vàng được sử dụng cũng khá nhiều như trong việc chế tạo
laptop và điện thoại di động.Sử dụng vàng trong việc phủ lên chất siêu dẫn cũng
có thể tạo ý nghĩa quan trọng trong nhu cầu về vàng trong công nghiệp.

c. Mức cầu dự trữ của các ngân hàng quốc gia:
Vàng là tài sản dự trữ không thể thiếu của các quốc gia.30% lượng vàng
của thế giới dùng để dự trữ, ứng với 8.133,5 tấn, tương ứng với 420 tỷ USD
(Visual.ly, 2013).Các nước đang phát triển dự trữ nhiều tiền hơn vàng, trong khi
các nền kinh tế lâu đời thường dự trữ nhiều vàng hơn - ảnh hưởng của chế độ bản
vị vàng. Bồ Đào Nha đang là nước có tỷ lệ dự trữ vàng lớn nhất thế giới: 90,5%.
d. Mức cầu về đầu tư và đầu cơ:
Vàng sử dụng cho đầu tư đã có lâu trong lịch sử và được bắt nguồn từ vai
trò của nó như vật nắm giữ an toàn, dự trữ giá trị và tài sản tiền tệ. Thời gian gần
đây, vai trò của vàng được biết như là loại hình đầu tư hoàn hảo, đầu tư vàng
như tiền tệ và bảo đảm trước lạm phát, cũng được nhận ra. Nhiều trang sức được
mua ở Châu Á và Trung Đông cũng được coi như một kênh đầu tư hay mang
17


×